Bà Rịa – Vũng Tàu : Tận dụng cây cao su làm trụ tiêu

, Trồng và Chăm sóc Tiêu, 24

Những năm gần đây, mủ cao su rớt giá thê thảm khiến nhiều hộ trồng loại cây này tại các tiểu điền trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đứng ngồi không yên.

Một vườn cao su ở ấp Bàu Sồi (xã Tân Lâm, huyện Xuyên Mộc) đã được rong cành, chặt ngọn để chuẩn bị trồng tiêu.

Một vườn cao su ở ấp Bàu Sồi (xã Tân Lâm, huyện Xuyên Mộc) đã được rong cành, chặt ngọn để chuẩn bị trồng tiêu.

Trong khi đó, giá cây hồ tiêu lại tăng vùn vụt nên nhiều người đã tỉa cành cây cao su để làm trụ sống cho cây hồ tiêu. Đây là giải pháp mang lại hiệu quả trong thời điểm mủ cao su rớt giá.

Để có một vườn cao su đến kỳ thu hoạch mủ, người nông dân phải mất 5 năm đầu tư và bỏ chăm sóc cùng nhiều vốn liếng. Thế nên, khi giá mủ cao su xuống thấp, nhiều hộ trồng cao su tiểu điền không nỡ chặt cây mà chọn biện pháp trồng cây tiêu dưới gốc cao su; lấy cây cao su làm trụ để cây tiêu bám leo lên và phát triển. Cách làm này đang được nhiều hộ trồng cao su tiểu điền hy vọng cây tiêu sẽ giúp họ vượt qua thời kỳ khó khăn khi mủ cao su rớt giá. Còn nếu giá mủ cao su tăng trở lại, họ vẫn có thể tiếp tục chăm sóc và khai thác.

Ông Huỳnh Dương, ngụ thôn Hoa Long, xã Kim Long, huyện Châu Đức, có 4 ha cao su 6 năm tuổi và đã tỉa cành để làm trụ sống cho các gốc tiêu. Đáng lẽ năm 2015, gia đình thu hoạch mủ nhưng vì giá rớt thê thảm nên đành bỏ. Tiếc công, tiếc của 6 năm ròng rã chăm sóc (riêng tiền giống, vật tư đã tốn cả trăm triệu đồng/ha), nay ông Dương đành chọn giải pháp tỉa hết các cành của cây cao su để làm trụ sống cho cây tiêu.

Còn tại huyện Xuyên Mộc, theo thống kê chưa đầy đủ, chỉ riêng tại 2 xã Phước Thuận và Hòa Hội đã có hơn 100 ha cao su tiểu điền bị tỉa cành làm trụ sống cho cây tiêu, chờ khi giá cao su tăng trở lại mới dưỡng cây để khai thác. Gia đình ông Mai Gia Phước, ấp 5, xã Hòa Hội, huyện Xuyên Mộc, có gần 1 ha cao su. Khi giá mủ cao su sụt giảm mạnh, ông đã mạnh dạn trồng tiêu dưới gốc cao su, khi thấy tiêu phát triển tốt, ông đã tiến hành tỉa cành, lấy thân cây cao su làm trụ sống cho cây tiêu thay vì chặt bỏ để trồng trụ khác. Ông Phước cho rằng, nếu muốn phục hồi lại thì chỉ sau 2 năm, cây cao su sẽ lại cho mủ bình thường.

Tại xã Bàu Lâm, huyện Xuyên Mộc, ông Lê Ngọc Sơn, ấp 2 Tây, xã Bàu Lâm, cho biết, năm 2015 gia đình ông đã tỉa cành, cưa ngọn 1 ha cao su để chuyển sang trồng tiêu. Theo ông Sơn, để làm trụ tiêu phải tốn thêm chi phí, trong khi đó tận dụng cây cao su làm trụ thì giảm hơn một nửa chi phí trồng tiêu. Hiện nay, vườn tiêu của gia đình ông phát triển rất tốt.

Theo thống kê của Sở NN&PTNT Bà Rịa – Vũng Tàu, đến thời điểm này trên địa bàn tỉnh có khoảng hơn 1.000 ha cao su bị đốn chặt để chuyển qua trồng các loại cây trồng khác như tiêu, cà phê… Riêng diện tích trồng cao su được nông dân tỉa cành chuyển qua làm trụ sống cho cây hồ tiêu là 300 ha. Hiện giá cao su xuống quá thấp, thay vì ồ ạt chặt cây cao su như nhiều hộ nông dân khác trên địa bàn tỉnh, một số hộ dân đã chọn giải pháp lấy cây cao su làm trụ sống cho cây tiêu.

Tuy nhiên, theo khuyến cáo của ngành nông nghiệp Bà Rịa – Vũng Tàu, người dân nên thận trọng khi dùng cây cao su làm trụ sống cho cây tiêu bởi cây cao su thường có nấm phytophthora, lại thêm nấm trắng, nấm hồng. Các loại nấm này ký sinh và phát triển trên cây cao su sẽ rất dễ lây lan sang cây tiêu – loại cây trồng nhạy cảm với các loại nấm bệnh này. Người dân cũng nên thường xuyên kiểm tra cây cao su khi làm trụ sống cho cây tiêu để nếu phát hiện nấm bệnh còn có cách xử lý kịp thời, tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của cây tiêu.

Báo Giá cà phê qua điện thoại
24 Phản hồiGửi phản hồi mới
  1. Con chào bác Vịnh.
    Vườn tiêu nhà con dạo này xuất hiện rất nhiều trứng màu trắng nằm rải rác phía dưới mặt lá. Trứng lớn có nhỏ có. Trên ngọn tiêu cũng có, trong bẹ lá non cũng li ti rất nhiều. Bóp vào nghe nổ rôm rốp. Lá và ngọn non không phát được. Con đã phun divasusa và chlorusa 3 lần rồi nhưng trứng vẫn trơ trơ. Con có tìm trong diễn đàn nhưng không thấy có nhắc đến vụ này. Mong bác và cộng đồng giúp con phải làm như thế nào ạ. Con xin cám ơn !

    • Trứng nhện đỏ. Phun thuốc vào lúc chiều muộn, trời khô ráo, vì là côn trùng ăn đêm. 7 ngày sau lặp lại. Có thể thay đổi thuốc theo từng đợt. Dùng thuốc hoạt chất Carbosulfan hiệu quả cao.
      Diễn đàn không bàn luận về chất lượng thuốc BVTV mà do các bạn tự chọn thương hiệu.

  2. Cám ơn @ Ngok. Nhện đỏ thì cháu đã từng thấy rồi, nó rất nhỏ. Nhưng có những trứng to hơn cả con nhện. Trứng nằm trong bẹ lá ngọn non khi mà bẹ lá chưa bung ra (không thấy có khe hở nào để nào đẻ) đến khi bẹ lá bung ra thì trứng đó cũng to ra thêm. Cháu không biết còn nguyên nhân nào nữa không mà phun hoài với nồng độ cao mà không hết trứng. Xin giúp cháu với ạ !

  3. Chào @ nhật gl. Chào anh Vịnh. Chào bà con. Tôi xin chân thành cảm ơn anh Vịnh và bà con đã có những bài viết rất bổ ích cho những người nông dân ít kinh nghiệm như chúng tôi học hỏi.
    Tôi có vài lời chưa hiểu lắm xin anh Vịnh và bà con chia sẻ kinh nghiệm. Tôi đọc trên diễn đàn có nhiều lần nói đến trứng nhện đỏ dưới lá non và ở bẹ lá. Tôi thấy vườn tiêu nhà tôi cây nào cũng có như vậy, mà tiêu vẫn phát triển bình thường. Tôi có xịt thuốc nó cũng không hết, theo tôi nghĩ là có khi nào đó là phấn của cây tiêu không. Xin anh Vịnh giải thích rõ, để bà con khỏi tốn công xịt thuốc. Tôi cũng xin hỏi một câu nữa tôi thấy trên diễn đàn có nói đến sau khi cắt nước xong thì hạn chế bón đạm, để tránh tiêu ra nhiều lá. Nhưng anh Vịnh nói anh dùng phân cá để bón sau khi cắt nước xong, như vậy có ổn không, xin anh và bà con chia sẻ kinh nghiệm. Tôi xin chân thành cảm ơn.

    • Chào @ Trần Văn Cảng
      -Xịt thuốc không hết là do chưa theo “4 đúng”, đặc biệt là đúng thời điểm, đúng quy trình.
      -Sau khi cắt nước xong, hạn chế bón đạm chứ không phải không bón. Bất kỳ giai đoạn nào cây trồng cũng cần đạm. Sở dĩ trong một số tư vấn, tôi yêu cầu không dùng NPK, thậm chí cắt đạm luôn (N = 0) vì quy trình làm bông sử dụng hữu cơ sinh học biosol+biogel là loại phân tổng hợp nên đã có đủ chất cần thiết. Trong khi nhu cầu giai đoạn làm bông cây cần đạm ít, trái lại cần nhiều lân, kali, trung vi lượng… nên bà con phải biết để cân đối hợp lý.
      Thân

  4. Chào bà con. Tôi thấy trồng tiêu mà dùng trụ sống cao su tận dụng, thì phần thất bại nhiều hơn thành công. Như bài trên cây cao su tồn tại nhiều nấm bệnh, cạnh vườn tôi có nhà mua trụ cao su về làm trụ tiêu, ôi khỏi phải bàn tiêu nhỏ tiêu to ra đi dù có thuốc cũng vô phương cứu chữa .

  5. Em đang trồng nọc tiêu bằng cây giái ngựa được 2 năm rồi sao cây nó lâu lớn. Không biết tru này có an toàn cho cây tiêu phát triển lâu dài được không? Sao em cứ lo lo, các bác có kinh nghiệm cho em lời khuyên. Cảm ơn các bác nhiều.

  6. Đúng như bạn nói thì trong vườn cao su có nhiều nấm gây chết nhanh cây tiêu. Tuy nhiên do vườn cao su rất rập bóng, hầu như không có ánh nắng nên loại nấm hại tiêu tồn tại, còn nếu rong cành thì sẽ hạn chế được loại nấm đó. Ở chổ tôi có vườn tiêu trồng bằng trụ cao su đã hơn 20 năm rồi mà vẫn xanh tốt. Còn vấn đề mua trụ cao su làm trụ tiêu thì nghe lạ quá. Nếu đào nguyên cây về làm trụ sống thì quá tốn kém, còn nếu cưa cây làm trụ chết thì sau 1 năm thân cây cao su đã mục nát rồi.

    • Cây cao su không sinh ra bệnh mà chỉ dễ nhiễm bệnh, mang bệnh do nấm phytoptthora… Biện pháp phòng chống tốt, sử dụng giống tiêu sạch có nguồn gốc rõ ràng, chăm sóc hợp lý thì chẳng có gì phải lo sợ.
      Vấn đề là bà con nông dân thiếu kiến thức khoa học, mua tiêu giống không chọn lọc (biết đâu mà chọn !), cây không có sức đề kháng, trồng đi trồng lại 2-3 lần mà vẫn cứ chết, chưa phòng ngừa hợp lý, không ngăn chặn mầm bệnh lây lan… tại mình hay tại ai ?

  7. Chào anh Nguyễn Vịnh.
    Anh Vịnh cho tôi hỏi thăm một tý. Vườn tôi có khoảng 250 gỗ tếch trồng được 4 năm, Ông già tôi đã hãm đọt – Hiện đường kính cây đạt 10-15cm. Ông già định năm tới xuống tiêu.
    Anh cho tôi hỏi dùng gỗ tếch làm trụ tiêu có được không.
    Anh vui lòng chỉ cho vài kỹ thuật để thực hiện việc này.
    Cám ơn anh và chúc anh khỏe !

    • Cây tếch làm trụ sống cho tiêu rất tốt nhưng khi đã hãm ngọn thì cây sẽ phát triển chậm lại.
      Thả tiêu và chăm bón bình thường như các loại cây trụ sống khác là được.

  8. Cây cao su không sinh ra nấm bệnh nhưng cây khi khô và chết không vệ sinh vườn kỉ càng những thân cành khô dễ sinh nấm mới phát triển mạnh.

    • Nấm ở đâu để sinh ra trên các cành khô ? mà đó là nấm gì ?
      Bạn có thể cho biết rõ hơn ko ? xin cám ơn.

    • Không có chuyện cây khô sinh ra nấm cũng như không có chuyện tự nhiên sinh ra .. to bụng. Nấm bạn nói là nấm mốc tự nhiên có khả năng phân hũy hữu cơ nhưng rất chậm, không như nấm tricho phân hũy hữu cơ nhanh hơn khi ủ phân vi sinh bằng vỏ cà phê chẳng hạn…
      Nếu cây có kháng thể tốt thì nấm tự nhiên này chẳng làm được gì.

  9. Cám ơn @Thắng Lợi nhiều.
    Mình nghe nói khi trồng tiêu với cây gỗ Tếch này hay bị Ve Sầu bám và đái làm cháy tiêu – có phải vậy không ạ, cách phòng trừ.
    Cám ơn anh nhiều.

  10. Chào bạn Tuấn Anh. Ve sầu thì không ngại lắm, chỉ sợ nhất là ve con. Quan sát thấy ve thì bạn dùng vôi đá phi ra để nguội rồi bón, nếu ve nhiều thì dùng thuốc Vifu 5G rải gốc theo hướng dẫn trên bao bì.
    Nói chung để cây tiêu bám và phát triển nhiều cây có thể làm trụ cho tiêu, mỗi cây trụ đều có nhược điểm ưu điểm của nó. Bạn mạnh dạn làm mới biết điểm yếu điểm mạnh… Thân chào

  11. Tiêu năm nay chỗ cháu mất mùa giờ mất giá nữa.
    Cho cháu hỏi tiêu nhà cháu có một trụ có một dây bị vàng lá rụng quả và đang chết. Tiêu trong vườn đã kinh doanh đc 2 năm. Có một trụ thôi. Giờ cháu phải xử lí thế nào ạ. Cháu chúc cộng đồng sức khỏe.

    • Kéo dây đã héo xuống đem đi tiêu hũy để ngăn chặn nấm bệnh lây lan. Dùng Đồng đỏ pha đậm quét lên phần thân gốc của những trụ gần kề nếu là bệnh thối dây.

  12. Xin cám ơn Thanh Điền. Dây bấu ra thấy bị đen thân là bị thối phải k ạ. Nhà cháu đã rải vôi cho trụ đó và mấy trụ xung quanh rồi giờ xử lí bằng đồng đỏ tiếp liệu có ảnh hưởng gì k ạ. Mong được mọi người giúp đỡ và phản hồi sớm ạ

    • Rải vôi mà hết được bệnh thì mấy công ty sản xuất thuốc BVTV đóng cửa hết từ lâu rồi.

  13. Chào anh Vịnh cùng bà con nông dân, tôi ở Lâm Đồng đang cần mua hạt giống cây muồng đen về làm trụ tiêu, bác nào có xin để lại cho 1 kg ở Tân Phú thì càng tốt ạ. sdt 0985.673327

Gửi phản hồi mới

(?)