Bắt quả tang cơ sở trộn phẩm màu để thành tiêu “ngon”

, Thị trường hạt tiêu, 21

Sau khi nấu tạp chất, cơ sở này đem trộn với tiêu lép để cho ra tiêu “đạt chuẩn”. Mỗi ngày “hô biến” như thế cơ sở lời 2,5 triệu đồng.

Cơ sở thu mua pha trộn tạp chất bẩn với tiêu lép

Ngày 27-3, theo tin từ cơ quan công an huyện Phú Riềng (Bình Phước) cho biết, vào khoảng 6 giờ sáng 25-3, lực lượng Công an huyện Phú Riềng kiểm tra điểm thu mua hạt tiêu tại thôn Bình Điền, xã Bình Sơn huyện Phú Riềng do bà Dư Thị Mãi (28 tuổi) và ông Lê Văn Long (31 tuổi) cùng làm chủ.

Qua khám xét, lực lượng chức năng phát hiện phía sau cơ sở này có ông Dư Công Hoàng (49 tuổi, trú tỉnh Thanh Hóa) và ông Lê Ích Tư (37 tuổi, trú xã Đa Kia, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước) đang pha trộn các loại tạp chất để nấu rồi tạo thành một loại tạp chất dẻo, màu nâu sẫm và có mùi hôi. Sau khi nấu khoảng 2 giờ thì đem tạp chất này ra trộn với hạt tiêu lép, đảo đều rồi đem phơi để biến tiêu lép thành tiêu có chất lượng hơn.

Tạp chất được trộn với tiêu lép rồi đem phơi nắng

Qua làm việc, ông Lê Văn Long khai nhận thu mua hạt tiêu lép rồi thuê người pha trộn tạp chất nhằm tăng trọng lượng và màu sắc của hạt tiêu để bán. Mỗi ngày, cơ sở pha trộn trên 200 kg hạt tiêu lép để có được 250 kg hạt tiêu có chất lượng cao hơn, bán ra và thu lãi trên 2,5 tiệu đồng. Thành phẩm được xuất bán cho các thương lái, rồi đem tiêu thụ ở các chợ trên địa bàn trong và ngoài tỉnh.

Mở rộng khám xét, lực lượng chức năng phát hiện một căn phòng chứa nguyên liệu gồm nhiều bao có chứa chất tinh bột màu vàng. Lê Văn Long thừa nhận số tinh bột này thường dùng cho việc nấu chín rồi trộn với hạt tiêu lép làm tăng cân và màu đen.

Tinh bột dùng để nấu rồi trộn với tiêu lép

Công an đã tạm giữ 16 bao tinh bột màu vàng trọng lượng 315 kg, 1 bịch tinh bột màu đỏ sẫm 1,9 kg để trưng cầu phân tích giám định thành phần cấu tạo; hơn 10 tạ hạt tiêu đã trộn tạp chất và gần 6 tạ hạt tiêu khô.

Cơ sở thu mua hạt tiêu này không có giấy phép kinh doanh và chủ cơ sở này có quan hệ họ hàng với chủ cơ sở pha trộn tạp chất vào hạt tiêu tại xã Đa Kia, huyện Bù Gia Mập đã bị công an phát hiện, bắt quả tang vào đầu tháng 3 vừa qua.

21 Phản hồiGửi phản hồi mới
  1. Nguyên nhân tiêu không sạch chính là đây. Nông dân bán tiêu không sạch qua mặt được thương lái chắc

  2. Khi nông dân còn rất khó khăn sản xuất tiêu sạch thì lại xuất hiện những cơ sở làm ăn kiểu thất đức này… Cần phạt thật nặng và cấm kinh doanh ngay !

  3. Kẻ phá, người xây !
    Xây dựng hàng chục năm mới được, nhưng phá trong tích tắc.
    Người làm ăn chân chính coi bộ chịu nhiều thiệt thòi quá…!

  4. Tôi không mua, anh không mua, hàng quán không mua…
    Họ sản xuất tiêu bẩn này bán cho ai ?!
    Chẳng nhẽ chỉ mình họ có tội ?!

  5. Người nông dân làm ăn lương thiện bị mấy người hám lợi này làm hại. Cơ quan chức năng hãy xử lí mạnh tay để người dân còn có niềm tin để trồng tiêu.

  6. Như thế này mà cứ nói là tiêu không sạch, đổ oan cho người trồng tiêu mất rồi.
    Hèn chi, tiêu hạ giá thương lái lại ko hỏi mua tiêu chắc mà vào nhà dân cứ hỏi mua tiêu lép, mình cứ thắt mắt hoài… thì ra là thế.

  7. Đừng nói chuyện ảnh hưởng thương hiệu hồ tiêu Việt Nam mà nghe mắc cười…
    Chỉ có mấy hàng ăn ở chợ mua để nêm vào thức ăn bán cho bà con chứ chẳng nhà xuất khẩu nào lại đi mua thứ này đâu mà lo mất uy với chả tín.

  8. Tiêu lép nông dân bán ra, họ mua vào làm chuyện ác. Khi pha trộn rồi làm mất uy tín tiêu Việt Nam.
    Cộng đồng chung tay KHÔNG bán tiêu lép, hy vọng sẽ cải thiện chất lượng hơn.

    • Nếu họ không làm chuyện ác thì họ mua để làm gì ? Còn người bán theo bạn họ có ác không, có tiếp tay đồng phạm không ? Phức tạp lắm bạn ơi…

  9. Theo tôi tiêu lép nếu bà con quạt từ tiêu chắc mà sạch ra thì có bán đâu cũng không ảnh hưởng đến người dùng. Khi tôi chưa trồng tiêu mẹ tôi được người cho tiêu lép về dùng quý lắm, vẩn thơm ngon chỉ có điều không thể bằng tiêu chắc mà thôi.

  10. Tiêu lép chất lượng kém nên giá rẻ, sử dụng vẫn an toàn, nhưng không chấp nhận được cách làm ăn trên. Trộn lẫn các phẩm màu hại đến sức khỏe người tiêu dùng.

  11. Cứ thấy phẩm màu thì cho là hại ngay, chưa chắc…!
    Có bao nhiêu loại thực phẩm đang bán trên thị trường hiện nay có cho chất tạo màu ? vô số…

  12. Theo tôi, nên xử lí thật nghiêm những âi coi thường đến sức khỏe người tiêu dùng, chỉ vì lợi nhuận mà sử dụng phẩm màu, hóa chất để trục lợi cho bản thân.

  13. Trong nổ lục sản xuất tiêu sạch của nông dân thì đây đúng là một nỗi kinh hoàng. Vì lợi ích cá nhân mà bán rẽ lương tâm phải xử thật nặng những trường hợp như vầy. Đang nổ lực sản xuất tiêu sạch đọc bài này thấy nản quá.

  14. Theo thông tin vỉa hè thì vấn đề này đã phổ biến nhiều nơi, những người buôn bán tiêu nhỏ lẻ pha trộn những hóa chất độc hại để kiếm lợi nhuận. Đây quả là tự mình bóp… cổ mình. Biết đâu một ngày nào đó chính họ hoặc gia đình, người thân họ lại ăn chính sản phẩm độc hại đó. Lương thực, thực phẩm ở thị trường Việt Nam ta hiện giờ rất xáo trộn, điều đó rất ảnh hưởng đến các thế hệ con em ta sau này.
    “Không có biện pháp nào khắc chế được tệ nạn này?” Điều này xuất phát từ giáo dục, đói nghèo hay sự quản lý của các bên liên quan…? Và có lẽ cần phải có thiết bị kiểm tra ngay từ các đại lý thu mua cơ sở để hạn chế (nếu có thể)

  15. 2 chị em người này chuyên làm hàng bẩn.
    Ngày 3 tháng 3 người chị bị bắt trước nhưng người em vẫn đi mua tiêu lép về để làm hàng bẩn.
    Còn người trên hình là người em, và người này cũng vẫn nhởn nhơ đi mua tiêu lép về làm.
    Không biết phía pháp luật đã làm gì mà họ vẫn nhởn nhơ và thậm chí còn tiếp tục làm hại ngành tiêu.

Gửi phản hồi mới

(?)