Bón phân giai đoạn tiêu làm bông

, Trồng và Chăm sóc Tiêu, 118

Giatieu.com giới thiệu bài viết chia sẻ kinh nghiệm làm bông cho cây hồ tiêu vụ mới của anh Phan Viết Phát ở Tân Phú, Đồng Nai. Mong cộng đồng tham khảo và vận dụng phù hợp với vụ mùa ở địa phương mình. Theo anh Phan Viết Phát, quy trình này được anh ứng dụng thành công 8 năm nay, đem lại năng suất bình quân hàng năm khá ổn định với 5 tấn/ha.

Bà con cùng tham khảo bài viết của anh Minh Vịnh để kết hợp, cộng thêm hiểu biết của bản thân để chăm sóc vườn tiêu của mình cho hoàn thiện hơn. Điều gì anh ấy đã nói thì tôi không nhắc lại. Còn phần mình nhớ đến đâu xin nói đến đấy. Mời cộng đồng cùng nhau chia sẻ.

Thời gian thu hoạch tiêu có thể kéo dài cả tháng nên khi thu được 1 tuần, lợi dụng đất còn ẩm, có thể xịt đồng đỏ cho số đã thu hoạch. Tuần sau lại xịt tiếp số vừa thu hoạch xong, cứ tiếp tục cho đến hết.

Mục đích của việc xịt đồng đỏ nhằm tiêu diệt các loài nấm cộng sinh, địa y,… cung cấp cho cây một lượng đồng và tăng thêm khả năng chịu hạn, chịu nhiệt trong mùa nắng. Xịt đồng đỏ tốt hơn Sunphat đồng – booc đo vì khi xịt Sunphat đồng sẽ phủ trên bề mặt lá một lớp khá dày khiến cho quá trình quang hợp kém, các khí khổng sẽ bị hạn chế (giống như người bị bóp lổ mũi vậy).

Kết hợp với bón vôi 5 tạ/ha rải đều khắp vườn nhằm cung cấp cho đất một lượng canxi và cải tạo đất. Tạo điều kiện cho vi sinh vật hoạt động tốt, phân giải các chất hữu cơ trong đất, diệt một số loại sâu bệnh hại, khử độc cho cây. Thời gian này cây đang cần ngủ nghỉ ta không cần bón hay xịt thêm loại thuốc nào nữa dù dưới đất hay trên lá.

Khi có trận mưa đầu mùa ta làm như sau:  (tham khảo bài sử dụng phân bón lá cho cây hồ tiêu)

-Xịt lần 1 : KNO3 (kích thích ra bông) + Mg (Ma-nhê giúp ra hoa nhiều, kích thích rễ, bổ sung trung lượng)

-Xịt lần 2 (cách nhau 1 tuần) : KNO3 (kích thích ra bông) + Zn (Kẽm làm tăng tốc sự trao đổi chất, giúp ra hoa mạnh hơn)

Kết hợp bón phân hóa học đợt 1 :  250 kg lân nung chảy + 100 kg đạm Urê + 100 đạm kg SA +150 kg kali đỏ KCl. Trong lân nung chảy có hàm lượng Mg, Ca, Bo, Zn,… rất cao ; đạm SA vừa bổ sung lưu huỳnh (S).

Số phân này nên chia làm 2 lần bón cách nhau 10 ngày. Bón vào lúc chiều mát, bón đến đâu tưới nước cho tan đến đó (nếu để phân hóa học phơi dưới trời nắng nóng với nhiệt độ trên 30 độ C thì chỉ sau 3 giờ lượng phân sẽ bốc hơi hao hụt 1/3). Bón phân đơn giá thành rẻ và hạn chế hàng kém chất lượng.

-Xịt lần 3 (cách nhau 1 tuần) :  10 – 60 – 10 + kích thích bông + Bo.

Lúc này cây cần ra rễ, đẻ nhánh, hình thành mầm hoa nên cần phân có tỷ lệ lân cao. (Bo cần thiết cho quá trình trao đổi chất, đóng vai trò trong việc hình thành phấn hoa, thiếu Bo dễ bị rụng chuỗi hoặc lép hạt, dễ bị sâu hại tấn công, khả năng chống chịu điều kiện bất lợi kém).

Khi tiêu đang nhú bông, nếu 3 ngày trời không mưa thì phải tưới. Kết hợp bón phân hữu cơ vi sinh + Trichoderma.

Thông qua việc bón phân hữu cơ vi sinh để tăng cường cho đất các vi sinh vật phân giải đạm, lân. Có tác dụng như những nhà máy sản xuất phân đạm, phân lân ngay trong đất để trực tiếp cung cấp dinh dưỡng cho cây. Việc kết hợp như vậy  nhằm nâng cao hiệu suất sử dụng và hiệu lực của phân bón vô cơ, đồng thời sẽ chuyển hóa thành mùn góp phần rất lớn đến độ phì nhiêu của đất, nâng cao tính chất sinh – lý – hóa của đất, góp phần bảo vệ đất bảo vệ cây trồng.

– Xịt lần 4 (cách nhau 1 tuần) :  Xịt phân sinh học trên lá và dưới gốc để tăng dinh dưỡng (sản phẩm tùy bà con lựa chọn).

Các sản phẩm sinh học có nguồn gốc từ thiên nhiên, một số chất từ các hợp chất hữu cơ amino axit, các loại vitamin được tách chiết từ đậu nành, trái cây, rong biển,… thủy phân từ thịt, cá, trùn, nhộng tằm… và còn nuôi cấy các vi sinh vật có lợi để sản xuất nên. Vì vậy khi bón qua lá hoặc tưới gốc giai đoạn này vừa kích thích rễ vừa kích thích bông.

Nếu không xịt phân sinh học thì xịt  6 – 30 – 30 + Bo (giúp ra hoa mạnh)

Khi tiêu đang ra bông thì không nên xịt trên lá hay bón gốc một loại phân hay thuốc nào.

Khi chuỗi tiêu dài có màu xanh đậm cần xịt phân bón lá loại dưỡng trái nuôi trái

Ví dụ : 6 – 30 – 30 + Bo

Các loại phân bón vi lượng ít được sử dụng để bón vào đất, chỉ nên để phun qua lá. Bởi vi lượng chỉ là một lượng rất nhỏ nên bón vào đất dễ bị phản ứng dung dịch đất.

Các loại chế phẩm trung vi lượng hoàn toàn không độc đối với người và cây trồng vì những chất đưa vào cây là những chất đã có sẵn trong cây ở nồng độ thấp. Chúng ta vì thế không nên lạm dụng quá nhiều và phải có thời gian cách ly. Giống như con người ăn nhiều thì bội thực rồi sinh ra đủ thứ bệnh…

Trên cơ sở sinh lý, sinh thái, điều kiện thổ nhưỡng từng nơi, ta có thể linh động trong chế độ phân bón, kết hợp kinh nghiệm từng vùng miền, kinh nghiệm thực tiễn áp dụng cho phù hợp để tăng năng suất vườn tiêu một cách bền vững.

Đặt biệt tôi không sử dụng thuốc trừ sâu, chỉ sử dụng thuốc trừ nấm 1 lần lúc rửa cây.

Nhân tiện tôi khuyên các bạn nên lắp hệ thống tưới tiết kiệm, năng suất có thể tăng thêm 2 tạ/ha. Nếu có máy bơm và dây ống sẵn có thì đầu tư thêm 20 triệu/ha.

Lợi nhiều mặt : tiết kiệm công lao động, bón phân qua đường ống , cho Tricho vào đường ống, đất không bị xói mòn, không bị chai cứng…

Mong nhận được chia sẻ của cộng đồng

Chúc cộng đồng giatieu.com một mùa bội thu!

Lưu ý: Bài chia sẻ được tác giả viết từ năm 2012 nên có một số vấn đề không còn phù hợp. Quá trình vận dụng, nếu có gì còn chưa rõ xin bà con vui lòng trao đổi qua diễn đàn hoặc email về địa chỉ nguyenvinh@gmail.com . Xin cám ơn !                                                         

Giatieu.com

118 Phản hồiGửi phản hồi mới
  1. Chào anh!
    Những người mở lòng như anh Phan Viết Phát thì bà con học được rất nhiều từ anh. Một số bà con ở vùng tôi đọc được bài viết của anh có nói rằng bài viết của anh hữu ích nhỉ. Tôi rất tâm đắc với bài cách nhân sinh khối bào tử nấm. Bà con có thể tận dụng cặn bã hữu cơ như xác đậu tương, đậu phộng, bã mía… làm phân bón.

    Một điều lưu ý với bà con là muốn cây trồng hấp thu phân hay thuốc một cách tối ưu. Bà con nên phân chia xử lý luân phiên một lần trên lá thì một lần dưới gốc. Cây trồng sẽ ít khi bị bội thực, hiệu quả cao hơn hẳn.
    Từ thực tiễn và viết ra lý thuyết thì khá đơn giản. Nhưng từ lý thuyết áp dụng ngược lại thì đó cả là một vấn đề. Bà con nên năng động nghiên cứu mô hình và qui trình của đồng nghiệp mà áp dụng cho mô hình mình một cách linh động và hiệu quả nhé. Kinh nghiệm mà chia sẻ ở đây đúc kết được có khi là tâm huyết của cả đời người. Tôi lúc nào cũng trân trọng kiến thức. Chỗ tôi có nhiều người kỹ thuật rất cao. Nhưng thường họ giấu nghề.
    Cảm ơn những chia sẻ của anh nhé! Chúc anh và gia đình luôn mạnh khỏe, vui sống mỗi ngày để có nhiều đóng góp cho cộng đồng, cho sự phát triển bền vững của hồ Việt Nam.
    Nguyễn Minh Vịnh

  2. Bài viết ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu. Cám ơn các anh Phan Phát, Minh Vịnh… và anh em trên diễn đàn đã chia sẻ những thành, bại trong nghề trồng tiêu. Các anh đã đem đến nhưng luồng gió mát đầy sinh khí cho bà con nông dân chúng tôi. Cám ơn các anh những người lấy niềm vui hạnh phúc của bà con trồng tiêu làm niềm vui và hạnh phúc của mình.

  3. Tôi ít khi tham gia ý kiến nhưng bài nào, ý kiến nào tôi cũng đọc kỹ. Vì tôi theo quan niện “tam nhân đồng hành tất hữu ngã sư”. Những ý kiến của bà con thật đang trân trọng vì nó chính là bài học bà con đúc kết từ thực tiển.
    Nhưng tôi thấy hình như ở đây đã có sự sa đà. Tôi chỉ mong ai đó thận trọng vì đôi lúc sự bất nhất sẽ gây ra điều không mong muốn.

    Trong bài: Tại sao không bón phân vô cơ cho cây tiêu? Anh Phan Phát có phản hồi :
    “Phan Phat 07/09/2012 lúc 10:56
    Mỗi lần dùng hóa học là mỗi lần vi sinh vật có lợi bị hũy diệt, càng hạn chế càng tốt. Tăng hữu cơ tức tăng vi sinh vật có lợi. Đây là phương pháp canh tác tối ưu bền vững nhất. Đừng chạy theo năng suất. Đừng lập lại giống như Ấn Độ cách đây 10 năm.”

    Thế nhưng ở bài này anh lại đưa ra ý kiến: “Kết hợp bón phân hóa học đợt 1 : 250 kg lân nung chảy + 100 kg đạm Urê + 100 đạm kg SA + 150kg kali đỏ KCl. Trong lân nung chảy có hàm lượng Mg, Ca, Bo, Zn,… rất cao ; đạm SA vừa bổ sung lưu huỳnh (S).”
    Nên tôi hiểu là 1 năm theo anh ít nhất bón 2 đợt, cộng lại hơn cả tấn phân vô cơ. Chỉ xin anh đối chiếu và đưa ra lời khuyên cho tôi được học tập. Cám ơn anh rất nhiều.
    Các bài viết rất xứng đáng để trân trọng nhưng cũng rất cần phản biện, mong giatieu.com và Admin cho phép tôi được tranh luận và hiển thị ý kiến này lên công khai. Xin cám ơn.

    • @Châu Huế thân!
      Cám ơn bạn. Qua bài viết bạn cũng hiểu phần nào ý đồ tôi đưa ra giữa công chúng. Vườn tiêu cho năng suất hay không, quan trọng trong thời điểm làm bông. Vì vậy lượng vô cơ chủ yếu bỏ vào thời điểm này. Nếu số phân này quy ra NPK : 20-20-15 thì chẳng bao nhiêu, chắc bạn rõ. So với bài :”Quy trình kĩ thuật trồng hồ tiêu ở Chư Sê P-2″ đăng ngày 23/2/2012 và bài của TS Nguyễn Hoàng “Bón phân cho cây hồ tiêu” đăng ngày 24/3/1012 thì đáng là bao.

      Bạn cũng nên nhớ rằng thay đổi phương pháp canh tác của nông dân mình đâu phải ngày một ngày hai mà là một cuộc cách mạng phải tác động của nhiều ngành liên quan, nên tôi hay nói đùa 10 năm nữa may ra nông dân mình mới nhận thức được.

      Phần cuối bài tôi muốn nêu ích lợi của phân sinh học chắc bạn cũng hiểu vì sao. Chính những công ty sản xuất phân sinh học người ta cũng khuyên người nông dân mình giảm hóa học dần dần chứ có quay lưng lại với sản phẩm của nền văn minh. Chính các nhà khoa học còn có lúc thế này thế khác.

      Thân chào!

    • Chào anh!
      Một vài phản hồi từ nông dân vùng tôi cho là anh lạm dụng phân bón lá nhiều quá. 1 tháng mà xịt tới 4 lần + với phân vô cơ NPK + TE là quá nhiều. Trong khi các bao bì sản phẩm thường có ghi là xịt 2 lần cách nhau 1-2 tuần và xịt khi cảm thấy cần thiết. Phân bón lá giúp cây trồng dễ hấp thu nhưng lạm dụng phân bón lá nhiều quá sẽ làm bộ rễ kém phát triển. Trong khi các loại phân bón hữu cơ như (Humik, Comic, Phú Nông…) hầu như là đầy đủ dinh dưỡng rồi, chỉ cần bổ sung 1 ít vô cơ thôi. Không thấy anh nhắc tới phân hữu cơ chuyên dùng cho tiêu. Đó là ý kiến của hàng xóm nhà tôi tâm sự. Anh ấy chỉ đọc chứ không tham gia diễn đàn. Nên nhờ tôi viết hộ.

      Và tôi cũng có một đóng góp một ý kiến nhỏ là lần 2 thì ta có thể thay thế phân bón lá bằng phân bón gốc dạng Amino (phân nước đổ gốc). Như vậy sẽ cân đối hơn giữa phân bón trên tán lá và dưới gốc. Do anh Phan Phát có nói là kết hợp với bài viết kỹ thuật làm bông. Cho nên nhiều phần anh ấy không nhắc tới nên bà con thông cảm. Còn tôi thì sử dụng phân bón hữu cơ chuyên dùng cho tiêu. Nhưng thường thì có bổ sung một vài bao NPK vô cơ có hàm lượng Kali cao để cho cây khỏi rụng bông. Nhu cầu dinh dưỡng của cây hồ tiêu ở giai đoạn này là rất lớn.
      Một vài phản hồi chân tình. Bà con nông dân phản hồi là điều tích cực. Giúp cộng đồng càng ngày càng phát triển nên có điều chi phiền lòng mong anh thông cảm.
      Thân!

    • Xin chào bà con trên diễn đàn!
      Tưởng là sau phản hồi của tôi thì sẽ có sự tranh luận, phản biện tiếp theo để vấn đề được sáng tỏ. Nhưng rất tiếc tôi không thấy có thiện chí tranh luận mà chỉ thấy “vụng chèo còn vụng chống” chứ không phải vụng chèo khéo chống. Vì thế, tôi xin không có ý kiến nữa.
      Chỉ xin nhắc bà con tỉnh táo để tiếp thu bài học cho mình. Lạm dụng phân vô cơ thì chính mình sẽ gánh hậu quả chứ không ai khác. Mà khi đã lạm dụng là lạm dụng chứ không có cái gọi là lạm dụng nhiều hay lạm dụng ít.
      Tiếc thật!

    • Em thấy 1 năm bón hơn 1 tấn vô cơ là nhiều thật đấy!
      Nên giảm bớt để tăng phân hữu cơ, canh tác theo lối bền vững.
      Hậu quả nhãn tiền rồi, đừng thụt lùi 10 năm nữa thì không còn trụ tiêu nào sống đâu.

  4. Cám ơn bác phát đã viết bài viết nhiều tâm huyết như vậy, bài này kết hợp với kĩ thuật làm bông của anh Vịnh nữa là hết chỗ chê.
    Nhưng nói như anh Vịnh, nói dễ chứ thực hành mới khó, có thể đọc một vài lần vẫn chưa hiểu hết được mà phải đọc nhiều lần, vừa đọc vừa nghiên cứu thì mới hiểu được từng li từng tí, khi hiểu hết được rồi thì áp dụng cũng không còn khó nữa!

    Hồi này em nói hơi nhiều, có gì không đúng các bác lượng thứ nhé…

  5. Cảm ơn anh MinhVịnh và chú PhanPhát đã có những bài viết rất quý cho bà con, đặc biệt là thời điềm này! Đây là chìa khóa, là cơ hội thành công cho mỗi người. Và chúng ta lấy làm hạnh phúc khi được biết đến diễn đàn giateu.com này, hân hạnh hơn nữa là có những người anh người chú, những người thầy… như anh MinhVịnh, chú PhatPhat, anh TieuPhong… đã chia sẻ giúp đỡ tận tình!
    Chúc các anh, các chú luôn mạh khỏe và vui vẻ!
    trihai

  6. @Minh Vịnh thân!
    Cám ơn bạn. Chắc bạn cũng biết P-K là hai chất kích thích ra bông nên tôi xịt 2 lần đầu, lượng KNO3 (K = 46%) cách nhau 7 ngày đang ngưỡng cho phép. Lần 3 : P = 60 cũng chưa lạm dụng nhiều. Còn tôi ít sử dụng phân vi sinh chuyên dùng cho hồ tiêu vì cách nay mấy năm tôi có mua 3 loại :chuyên dùng cho hồ tiêu, chuyên dùng cho cafe, chuyên dùng cho rau màu. Nhưng khi đọc kĩ thì các thành phần trong ấy đều giống nhau. Vì vậy bà con mua cần lưu ý tên thương hiệu và thành phần. Nơi tôi đang ở là nơi sản xuất phân vi sinh rất nhiều nhưng ngược lại người dân không bao giờ mua sản phẩm nơi này (lý do chắc các bạn hiểu). Còn riêng tôi mỗi lần mua chục tấn phân rác về tự xử lý giá thành rẻ mà chất lượng. Bạn muốn rõ hơn hãy đọc phần trả lời của tôi với bạn Châu Huế.
    Chân thành cám ơn. Chúc sức khỏe. Thân chào!

  7. Anh Vịnh cho tôi xin SĐT và địa chỉ để tôi xắp xếp đến tham quan vườn tiêu nhà anh được không ?
    Cảm ơn anh !

  8. Chào anh!
    Vườn tiêu nhà tôi chỉ mới được 1/3 diện tích. Còn trồng mới trong năm nay 1 năm nữa sẽ kín vườn. Với vườn cà phê già tôi chưa muốn mọi người tham quan. Nhưng những cây tiêu nằm 1/3 diện tích rải rác đó năng suất rất khủng khiếp. Khi tôi hoàn thiện mô hình tôi sẽ giới thiệu địa chỉ cho bà con tham quan.
    Cây hồ tiêu vùng tôi rất cao. Nhà tôi không biết chính xác có bao nhiêu cây. Nhưng những kỹ thuật mà tôi chia sẻ ở cộng động là kỹ thuật của một nông dân cực kỳ xuất sắc. Chỉ với 125 trụ thu về 1 tấn rưỡi. Những tấm ảnh trên bài viết đó là một vài cây trong mô hình của nhà tôi đấy. Hoặc có thể email tôi gởi hình qua cho xem. Thật sự là tiêu nhà tôi, còn tiêu nhà hàng xóm đẹp hơn gấp mấy lần cơ. Vùng tôi nghe chữ hóa học là cho đi số de, rất hạn chế. Tôi ít xài điện thoại, bạn vui lòng email cho tôi. Tối nào tôi cũng kiểm tra mail và hồi âm kịp thời.
    Thân!

  9. Thân chào anh Minh Vịnh, tôi ở Sài Gòn mới ra Sơn Thành Phú Yên mua được 6 sào tiêu đã vào kinh doanh 2 rồi, mà nói thật với anh là tôi chưa hiểu rõ lắm về cây tiêu. Tiêu ở đây bữa nay bắt đầu ra bông, cho nên những bài viết của anh và anh Phan Phát tôi cũng theo dõi rất tích cực và học được rất nhiều điều. Thực ra những người như tôi, tận đáy lòng rất cảm ơn các anh đã mở lòng giúp bà con trong đó có tôi, tôi cảm ơn các anh! Và qua đây anh cho tôi hỏi, trong khi tiêu ra bông thì có một số con bọ cánh cứng nó cứ cạp bông tiêu và lá. Tôi định xịt thuốc nhưng không biết có ảnh hưởng gì đến cây và bông hay không? Hay anh có cách gì giúp tôi với. Xin cảm ơn anh nhiều! Thân chào các anh.

  10. Chào bạn!
    Tôi đã có một đêm thức trắng trằn trọc mất ngủ vì những phản hồi. Tôi đoán anh Phát cũng thế. Mỗi lần trằn trọc mất ngủ là trong đầu tôi lại có một bài viết rất hay sắp ra mắt bà con. Con đường mà người khác dọn ra cho các bạn thường bằng phẳng hơn so với con đường mà người mở đường đi. Về kỹ thuật trồng tiêu nó cần phải tranh luận như thế. Và tôi luôn trân trọng những gì người khác chia sẻ. Nhưng cái chính không phải là áp dụng rập khuôn một công thức nào đó. Mà ta học được cái gì trong công thức đó. Kỹ thuật của tôi có nhiều người hướng dẫn. Học xong là tôi vọc liền nhưng thường thì thất bại 20-30% so với kỹ thuật người khác hướng dẫn. Vì chính bản thân mình thiếu kinh nghiệm trong kỹ thuật đó. Một khi các bạn hiểu được hiểu rõ kỹ thuật người khác hướng dẫn. Cộng với kỹ thuật mình khám phá ra được thì đó mới là điều tuyệt diệu.
    Giờ tôi mới hiểu tại sao người ta không dám chia sẻ kỹ thuật làm bông cho bà con. Tôi và anh Phát gan cùng mình nên mới là người mở đường. Các bạn nếu yêu thích cây tiêu thì thử làm 1 bài viết sẽ thấy cái khó của việc truyền đạt lại cho bà con. Nói chung thuờng là thế. Tránh voi chẳng xấu mặt nào. Chín người mười ý.

    @ dinh tuan-son thanh
    Chỉ không xịt lúc cây làm nhụy thụ phấn thôi bạn à. Ngoài ra đang nhú mắt cua hay đậu bông rồi xịt vẫn được. Xịt vào lúc trời mát đất có đủ ẩm độ. Hoặc bạn có thể dùng một loại thuốc chỉ sục mùi xua đuổi côn trùng chứ không giết chết. Hoặc bạn có thể dùng thuốc sinh học nấm đối kháng tiêu diệt côn trùng Metharizum thì không ảnh hưởng gì tới hồ tiêu. Xịt vào lúc chiều tối.
    Thân!

  11. @giang!
    Bạn nhầm rồi bạn ơi, anh phát có nói là 250 kg lân nung chảy + 100 kg đạm Urê + 100 đạm kg SA +150 kg kali đỏ KCl. Cộng lại chỉ có 600kg mà chia ra làm 2 đợt mà bón, (tức là mỗi đợt 300kg đó) chứ không phải là bón mỗi đợt 600kg đâu, bạn đọc kỹ lại đi.

    • Một bài báo anh Phan Phát viết rất rõ ràng mạch lạc, sao bạn @nguyễn tiến toàn đọc ra vậy được nhỉ? Bạn khuyên người khác nhưng chính bạn mới cần phải đọc kỹ lại. Tiếp thu như vậy là hết sức nguy hiểm.

      Chân thành có lời khuyên: đây là diễn đàn mở nên có rất nhiều người đọc. Cần thận trọng, đừng tự biến mình thành trò cười cho mọi người với lời lẽ nông nổi các anh bạn trẻ ạ.

    • Ơ. Bạn này đọc sao hay vậy nhỉ. Mình chịu thua bạn rồi đó.
      Cám ơn bác @Cường nhắc giùm cháu, nhưng chịu thôi bác ơi.

  12. @Cường,
    Mình đã đọc đi đọc lại rất nhiều lần nhưng vẫn không hiểu bạn Cường muốn nói với mình điều gì, có lẽ bạn đã hiểu sai ý của mình chăng,

  13. Bài báo của anh Phát tôi không có ý kiến gì nhưng có một phần anh nói chưa đúng là bón phân qua lá cây chỉ hấp thụ cao nhất là 35 -40% thôi. Đâu ra mà anh Phát nói là bón phân qua lá cây hấp thụ 95%.

  14. @Hồ Minh Vinh thân!
    Đây là con số của Cục Trồng trọt. Tôi có xem một bài báo khá lâu nhưng bây giờ bạn hỏi bất chợt nên tôi không nhớ. Hẹn bạn ngày gần nhất tôi báo lại. Thân chào!

  15. Chào anh Phan Phát, Minh Vịnh, cùng bà con.
    Thời diểm bây giờ cây tiêu bắt đầu vào hạt và chuẩn bị cho thu hoạch. Để đảm bảo cho chất lượng hạt tiêu cũng như năng suất cho vụ tới được tốt, vậy xin các anh cùng diễn đàn cho biết quy trình và kinh nghiệm chăm sóc cây trong giai đoạn trước khi thu hoạch để bà con hiểu và chăm sóc vườn cây của mình được tốt hơn. Thân ái chào các anh.

  16. @tây nguyen tieu thân!
    Cám ơn bạn! Ở Tây Nguyên thời tiết lúc này như thế nào tôi không rõ còn riêng khu vực miền ĐNB có lẽ chuẩn bị bước vào giai đoạn mùa nắng (vì có một số cây cỏ đã báo hiệu mùa nắng và gió chướng đã thổi). Vì vậy cây cần dinh dưỡng phát triển bộ rễ và nuôi hạt. Dưới gốc tưới phân sinh học hàm lượng lân cao dạng amino acit hữu cơ nhiều vitamin nhằm kích thích rễ. 1 tuần sau trên thân lá xịt phân bón lá có trung vi lượng cao như Mg, B, Zn, …+ kali tan hoăc KNO3. Giai đoạn này tạm thời là như thế. Hẹn sẽ có bài viết chia sẻ sau.

    @Minh Vịnh thân!
    Thời điểm này anh cố gắng ra mắt bà con một bài, chăm sóc vườn tiêu từ thời điểm này cho đến thu hoạch. Sức trẻ cố lên. Tất cả vì bà con nông dân lao động nghèo. Bà con đang đợi anh đấy! Còn tôi sức khỏe lúc này tệ quá.
    Không vì một lý do nào mà nản lòng chiến sĩ. Mặc dù tôi, anh, bà con không được học chuyên ngành nhưng với tấm lòng đam mê nhiệt tình chắc chắn chúng ta sẽ tìm được chìa khóa vạn năng. Lúc ấy mọi người sẽ biết cộng đồng Giatieu.com nhiều hơn.

    • Chào anh!
      Tại bà con không lục đọc các bài viết trước đây đó chứ. Đã có bài viết tưới và chăm sóc hồ tiêu trong mùa khô rồi đấy. Nếu nhà nào có hệ thống tưới tiết kiệm chỉ cần kéo cầu dao là xong. Còn nhà nào không có thì chịu khó tưới theo cho cây khỏi suy và rụng trái. Về cơ bản phân đợt này chỉ cần dùng phân như phần trên anh nói và bổ sung phân bón lá khi đất đủ ẩm độ là tốt. Bộ rễ cây hồ tiêu mùa này đã hoạt động chậm. Bài viết thì những lúc thăng hoa thì ý tưởng mới tràn về. Lúc đó văn vẻ viết ra mạch lạc mới dễ đọc. Thà bài nào ra bài đó có ý nghĩa còn hơn viết vô số bài mà chẳng có giá trị gì. Trước giờ tôi chỉ làm có 2 bài viết. Còn lại là comment được Admin tách ra làm bài viết. Chắc cũng sắp có 1 bài viết sai lầm như thế nào mới thành công được. Cho bà con hiểu được kỹ thuật tôi chia sẻ không phải từ sách báo mà là từ kinh nghiệm thực tế đúc kết được.
      Thân!

  17. Cộng đồng giatieu.com chúng ta mỗi người phải chung tay xây dựng, góp phần bảo vệ phát huy giá trị tốt đẹp. Có như vậy thì mới có những người tham gia chia sẻ, tâm huyết với cộng đồng vậy!

  18. Đi khắp miền Trung cho đến vùng Tây nguyên và Đông Nam bộ, đâu đâu cũng nghe bà con kêu than tiêu bị bệnh chết quá nhiều. Những nhà vườn còn lại vẫn chưa chịu tỉnh ngộ, không tìm cách tăng sức đề kháng cho cây mà cứ mua hóa chất phân bón, thuốc trừ sâu về đổ đầy gốc tiêu. Chẳng chóng thì chầy… “nọc ở lại”.
    Nhà khoa học cũng còn sai lầm huống hồ nông dân mình vốn hay bảo thủ, lại còn tưởng nhầm là thứ gì cũng “biết tuốt”. Để cho cây tiêu còn đường sống với…

  19. Anh Phát ơi ! Một năm anh xử lý mấy lần tuyến trùng? Anh dùng loại nào? Chế phẩm sinh học hay là thuốc hóa học?

  20. @năm thắng thân!
    Chưa bao giờ tôi xử lý trị tuyến trùng bạn ạ. Còn phân sinh học tôi bón gốc, bón lá 4-6 lần/năm (nhìn theo nhu cầu sinh trưởng của cây mà bón, phải linh động bạn ạ). Có những loại phân sinh học kháng bệnh rất cao. Bạn cố gắng tìm hiểu sẽ rõ.
    Thân chào!

  21. Chào các bạn!
    Không có gì để thắc mắc đâu các bạn! Các bạn chỉ cần cân đối phân bón thì hiệu quả sẽ rất cao.
    2 đợt nó khác với 2 lần. Một đợt có nghĩa là trong một giai đoạn phát triển nào đó của cây. Trong một đợt chia ra làm 2 lần để cân đối dinh dưỡng. Và anh Phát cũng không hề nói đợt 2 bón khi nào và dùng loại phân gì.
    Các bạn cứ nghĩ là bón phân hóa học hoàn toàn là rất nguy hiểm. Nếu mà 6 bao 50kg mà dùng cho 1 ha/1 lần bón thì mỗi cây chắc được 1 nhúm nhỏ gọn trong lòng bàn tay. Như vậy là nhiều hay ít.
    Về kỹ thuật bón phân tôi chắc chắn rằng nếu ai làm theo tôi sẽ nhiều người làm theo không nổi. Vì tôi chỉ dựa hoàn toàn vào màu lá của cây hồ tiêu mà bón. Và bón theo từng giai đoạn phát triển của cây tiêu cũng chỉ dựa vào lá tiêu. Chứ chưa bao giờ phải nghĩ rằng bón đợt này đợt khác đợt kia. Hãy tập quan sát cây hồ tiêu các bạn sẽ rất dễ dàng nhận ra lúc nào cây cần gì. Và đó là đang ở trong giai đoạn nào của cây hồ tiêu. Việc nắm bắt được sự chuyển hóa từ sinh trưởng sang sinh thực đó là mấu chốt của việc làm bông của hồ tiêu. Về kỹ thuật hồ tiêu trong đó kỹ thuật làm bông đòi hỏi phải có một kinh nghiệm nhất định nào đó mà không phải chỉ đọc xong là thực hiện được. Tôi mong là bà con hãy nghiên cứu thật kỹ để tránh sai lầm đáng tiếc.
    Một vài chia sẻ. Có bạn nào bức xúc về comment tôi thì hãy email trực tiếp cho tôi. Không nên gây mất đoàn kết cộng đồng nhé!
    Thân!

  22. @năm thắng !
    Chào bạn, sau 6-7 ngày thì nhân sinh khối mới cho kết quả tốt. Đây là khoảng thời gian để bào tử phát triển, sinh sôi và trở lại trạng thái ban đầu là bào tử nhưng với số lượng được nhân lên gấp nhiều lần. Trong 2 ngày đầu, nấm chưa cần nhiều oxy nên vẫn phát triển tốt trong môi trường nước (có dinh dưỡng) nên bạn cứ yên tâm, và nếu bạn ủ nước 2 ngày trước, sau đó làm theo cách mà anh Phát đã hướng dẫn, hiệu quả sẽ cao hơn. Thân!

  23. Chào anh Minh Vịnh !
    Tôi ở Châu Đức, BRVT, lên mạng thấy những bài viết của anh về kĩ thuật trồng tiêu rất hay. Tôi và những người làm tiêu ở đây đang gặp vấn đề hơi khó xử đó là tiêu hiện đang ra hoa trái vụ khá nhiều. Anh có cách gì để làm rụng bông mà không ảnh hưởng tới tiêu trái sắp thu hoạch không. Xin chỉ giúp nhé.

    • Chào bạn!
      Hoặc là bạn chịu khó đứng lặt bỏ. Như tôi vẫn thường làm khi đi thăm vườn tiêu. Hoặc là bạn hái luôn trái non khi thu hoạch vụ chính để tập trung làm bông cho vụ sau tốt hơn. Bạn nên lưu ý một chút vấn đề chuyển hóa từ sinh trưởng sang sinh thực. Nếu chuyển hóa hoàn toàn thì cây sẽ rất trúng mùa. Còn nếu chuyển hóa không thành công thì cây khi nào ra tược thì lúc đó cây ra hoa. Hiện tượng này thường bị ở những vùng như tây nguyên mưa nhiều và mưa sớm khi đang thu hoạch đã mưa. Khó hãm nước làm bông.
      Năm nay do bão số 1 tới sớm nên hiện tượng đó là bình thường. Nếu muốn rụng thì xịt thuốc thuốc gốc đồng nó sẽ rụng. Nhưng thời điểm này xịt thì nó sẽ ra trái sớm cây cũng không năng suất.
      Bài viết kỹ thuật làm bông của tôi rất khó chứ không đơn giản như các bạn nghĩ đâu. Nếu người nào chiết tiêu ác thân quan sát cây tiêu chiết đó. Thì sẽ nắm bắt được giai đoạn này của cây hồ tiêu. Đó chỉ là 1 quá trình nhỏ. Với tôi là đơn giản vì tôi nhìn thấy quá trình đó như cơm bữa, còn các bạn chưa biết thì hơi khó. Thật sự đam mê và phải áp dụng kiến thức nữa thì sẽ khá đơn giản. Cái gì cũng từ từ sẽ hiểu. Chắc không ai tin là tôi mới trồng tiêu 1 năm đâu nhỉ, nhưng kinh nghiệm của tôi tới 27 năm đấy.
      Thân!

  24. Chào các bạn. Theo dõi diễn đàn mấy hôm nay, mình xin có ý kiến như sau:
    Trước nhất về bài viết của anh Phan Phát. Đây chỉ là bài viết chia sẻ kinh nghiệm của bản thân trong quá trình chăm sóc và tâm huyết với cây tiêu. Cuối bài viết anh đã nhắc rõ “trên cơ sở sinh lý, sinh thái, điều kiện thổ nhưỡng từng nơi, ta có thể linh động trong chế độ phân bón, kết hợp kinh nghiệm từng vùng miền”.
    Tôi cũng đồng tình với ý của bạn Minh Vịnh là cần phải tập quan sát màu lá của cây tiêu mà có chế độ phân bón cho hợp lý, có thể với bạn lượng phân đó là thừa, nhưng với người khác lại đủ, với tôi nó lại thiếu thì sao? Một ha hồ tiêu có đặc thù riêng của nó, không như những cây trồng khác, có vườn trồng dầy, có vườn trồng thưa, rồi trụ sống, trụ chết, chế độ phân bón cũng khác nhau, đơn giản hai vườn cùng trồng trụ sống như nhau, nhưng anh chỉ đễ trụ cao 5 m, vườn tôi lại cao 7-8 m, lượng phân phải cao hơn anh rất nhiều. Những chia sẻ thành bại của các anh em trên diễn đàn cũng chỉ với mong muốn bà con nông dân chúng ta ngày một di lên và làm giàu trên mảnh đất của mình, bản thân tôi rất trân trọng. Quan trọng là bà con nông dân chúng ta biết áp dụng hợp lý những kinh nghiệm trên cho vườn tiêu của mình, và cố gắng tăng lượng phân hữu cơ, sử dụng các chế phẩm sinh học thân thiện với môi trường nhằm dể mảnh đất của ta được bền vững.
    Bản thân các nhà khoa học có những công trình nghiên cứu ở tầm vĩ mô còn bị phản biện, trên diễn đàn chúng ta cũng cần có tranh luận, có thế mới hiểu rõ được vấn đề, nhưng trên diễn đàn chúng ta cần sử dụng ngôn từ nhẹ nhàng dù là nông dân.
    Chào đoàn kết và thân ái.

  25. Chào cộng đồng!
    Bạn nào có tài liệu hoặc quy trình ủ phân vi sinh từ than bùn giúp mình. Chân thành cám ơn.

    • Chào anh!
      Anh có thể vào Wikimedia tìm. Đây là trang kiến thức phổ thông rất hay, tôi đã đọc nhiều lần. Những gì của người khác đã chia sẻ, không phải kinh nghiệm tôi trải nghiệm thì tôi không dám dài tay. Nó bao gồm qui trình ủ phân chuồng, phân xanh, phân rác, trận dụng xác bã hữu cơ, hay rễ lục bình, than mùn… Và có cả kiến thức về các chất như Đạm, Lân, Kali, Vi lượng,…
      Thân!

  26. Than bùn, mùn cưa, trấu lúa, vỏ cafe, bã mía, rơm rác… nói chung nguyên liệu là xác bã hữu cơ nên qui trình sản xuất đều giống nhau. Cần thiết nhất là kiểm tra để điều chỉnh độ pH và độ ẩm hợp lí cho vi sinh vật có thể tồn tại và phân giải.

    Sử dụng các phụ liệu như lân, vôi, đường, mật mía, phân chuồng ( và cả phân hóa học, nếu cần)… để điều chỉnh và tạo điều kiện cho vi sinh vật hoạt hóa ở mức cao nhất

  27. Chào anh Nguyễn Vịnh !
    Theo như tôi đọc trong tài liệu thì thành phần vỏ trấu chất xơ cao phân tử rất khó cho vi sinh vật sử dụng nên không thể dùng để ủ phân vi sinh được. Mong anh thông cảm xem lại tài liệu để phần phản hồi chính xác hơn.

  28. Cháu cũng nghĩ như BMT. Vỏ cà phê rải ra vườn thì còn phân hủy được chứ trấu lúa thì nó vẫn cứ trơ ra. Vì thế cháu nghĩ trấu lúa không thể ủ làm phân vi sinh được.

  29. Chào anh Vịnh !
    Thưa anh, từ rất lâu rồi khi nghĩ rằng xác bã thực vật kể cả vỏ trấu lúa có thể dùng ủ phân vi sinh được tôi rất mừng bởi nguyên liệu này nhiều, dễ kiếm lại dễ vận chuyển nhưng sau đó tìm hiểu lại trên mạng phần : Ứng dụng của vỏ trấu lúa và các bài liên quan đến vỏ trấu lúa tôi mới hiểu vì sao người dân đồng bằng sông Cửu Long họ lại phải đổ vỏ trấu lúa xuống sông. Tìm hiểu được việc này nên tôi chia sẻ với Giatieu.com để bà con không phải mất thời gian tìm hiểu lại. Tôi rất trân trọng các ý kiến chia sẻ tâm huyết của cộng đồng mong anh thông cảm. Cảm ơn anh rất nhiều.

  30. @BMT !
    Tôi hỏi bạn với hy vọng là sẽ có thêm nguồn tài liệu nào đó mà mình chưa biết. Còn tài liệu trên mạng hiện nay về vỏ trấu còn phiến diện. Điều này là tất yếu vì nó nằm ngoài phạm vi nghiên cứu của các đề tài đã có.

    Sở dĩ vỏ trấu chưa chú ý để làm phân vi sinh là vì chứa nhiều Silic rất chắc, đặc biệt là các cellulose cao phân tử sợi dài thì không phải vi sinh vật nào cũng gặm được, cần có loại vi sinh vật tương thích và sản xuất theo qui trình ủ nhiệt. Nên tôi khẳng định là sản xuất phân được. Bạn nói là hiểu vì sao dân ĐBSCL đổ vỏ trấu xuống sông thì theo chủ quan của tôi là bạn cũng hiểu chưa hết đâu mà còn do nhiều nguyên nhân khác nữa. Nhu cầu sử dụng của tôi là tương đối nhiều nên tôi tìm hiểu kỹ để sản xuất.
    Rất tiếc không có điều kiện để trao đổi với bạn về đề tài thú vị này nhỉ!

    @Trung-tin
    Tuyệt đối không đổ vỏ cà phê chưa ủ ra vườn nhé. Vì chứa nhiều dinh dưỡng nên nó dễ biến thành ổ chứa vi sinh vật độc hại, gây bệnh không chỉ cho cây mà thôi đâu. Nó trơ thì trị cho nó hết trơ chứ !

    • Chào chú Nguyễn Vịnh!
      Hồi trước chưa biết ủ vỏ cà phê nên nhà cháu đỏ thẳng ra vườn luôn chứ bây giờ thì khôn ra rồi. Năm nay nhà cháu đang mua thêm vỏ cà phê của mấy đại lý về ủ thêm chứ của nhà chẳng được bao nhiêu.
      Nếu vỏ trấu ủ làm phân được thì qui trình như thế nào vậy chú ? Nếu ủ theo qui trình của vỏ cà phê thì chắc không được rồi. Trấu lúa thì rẻ và dễ kiếm hơn vỏ cà phê nhiều, nên cháu hi vọng chú sẽ sớm viết 1 bài về qui trình ủ vỏ trấu lúa làm phân vi sinh.

    • Chú cũng muốn trả lời cho cháu biết nhưng nhiều lúc cách hỏi của cháu khiến chú hết cả nhiệt tình. Hơn nữa, chú cũng khá bận rộn nếu phải thêm chuyện viết lách nữa thì có lẽ sức khỏe không cho phép. Vậy nhé.

      Người ta không chú ý hướng này vì bản thân vỏ trấu lúa quá nghèo chất dinh dưỡng. Vì vậy để sản xuất phân vi sinh cần bổ sung thêm vi sinh vật cố định đạm và vi sinh vật phân giải lân sau khi vi sinh vật phân hũy chất hữu cơ hoàn thành nhiệm vụ. Hướng như vậy mới rõ vấn đề.

    • To Trung Tín 727:
      Đất Tây Nguyên này thiếu gì vỏ cà mà chú Tín phải tự làm khó mình. Trấu lúa tôi nghĩ là nghèo dinh dưỡng. Hình như chú ở Chư Sê. Nếu đúng vậy cần vỏ cà cứ a lô cho tôi, tôi chỉ chỗ mua, 1 xe 20m3 giá tầm 3tr cộng thêm cước vận chuyển.

  31. Chào anh Vịnh !
    Quả thật hiểu biết và tìm hiểu của tôi còn nhiều phiến diện bởi do tôi cũng đọc được một số thông tin như anh nêu trên. Nếu anh đã tìm hiểu kỹ và khẳng định vỏ trấu lúa có thể sản xuất phân vi sinh được thì tôi xin anh giúp cho tôi một số kinh nghiệm vì tôi rất quan tâm đến đề tài này.
    Hết lòng cảm ơn anh.

  32. Chào anh Phan Phát!
    Năm mới chúc gia đình anh sức khỏe bình an và hạnh phúc.
    Cám ơn anh đã chia sẻ giúp cho bà con nông dân chăm sóc tiêu đúng lúc.

  33. Chào anh Phan Phát, tiêu nhà em đã từng rải vôi nhưng không có kinh nghiệm nhiều, mong anh cho em xin số điện thoại, em có thể nhờ anh tư vấn trực tiếp không? Em ở Phương Lâm, Định Quán. Thân chào anh

  34. @Thành Công thân!
    Số ĐT của tôi đều có trên những bài chia sẻ. Bạn vui lòng liên hệ vào lúc chiều tối (trước 21 giờ).
    Thân!

  35. Chào anh Phan Phat!
    Tôi đọc các bài viết của anh cũng như anh Minh Vịnh, là luôn đề cập tới việc tăng cường bón phân hửu cơ giảm thiểu bón phân hóa học. Nhưng bón bao nhiêu phân hữu cơ để giảm tối đa liều lượng phân hóa học. Cái khó ở chổ nếu bón quá ít phân vô cơ thì cây tiêu hay có hiện tượng năm trúng, năm thất.
    Tôi ví dụ: nếu một nọc tiêu trưởng thành cho năng xuất 10kg trên nọc, thì một năm lấy đi từ đất bao nhiêu lượng NPK? nếu không bổ sung lượng NPK cần thiết thì sẻ ảnh hưởng đến năng xuất vụ sau. Thường thì ngoài phân chuồng, 1 năm tôi bón 3 đợt phân hóa học. Mỗi nọc tiêu tôi bón 1 đợt từ 300gr đến 500gr NPK tổng hợp tùy theo giai đoạn của cây tiêu mà thay đổi hàm lượng. Vậy liều lượng bón như trên có quá nhiều hay không? Mong anh chia sẻ! Cám ơn anh nhiều!

  36. @Huỳnh Anh Tuấn thân!
    Các bài tôi chia sẻ không hề nói liều lượng phân hữu cơ bao nhiêu cho vừa và đủ vì còn tùy vùng đất giàu hay nghèo dinh dưỡng. Còn riêng vườn tiêu nhà tôi có 6.000 m2, mỗi năm tôi bón như thế này. Thực tế tôi có thêm 5.000 m2 đất ao (trồng bắp 2 vụ 6 tấn bắp, 1 vụ trồng đậu phụng 2 tấn, tất cả bả thực vật được ủ cho vào vườn tiêu và mua thêm từ 5-7 tấn phân rác về xử lý bón thêm vào). Còn vô cơ 2 đợt/năm. Thân!
    (tất cả các bài chia sẻ mang tính tham khảo, cơ bản rút bài học thực tế cho vườn nhà mình).

  37. Chào anh Phan Phát, anh Minh Vịnh!
    Em ở Gia lai, tieu đã thu hoach xong, đúng 1 tháng rồi em chưa tưới nưóc. Trên em cũng chưa có mưa, tiêu có bụi vẩn xanh buị thì vàng lá nhưng không héo. Do moịnăm em không biết ép nước, năm nay đọc những bài viết của các anh nên em làm theo giờ vẫn chưa tưới. Nay em lo lắng qúa không biết nếu sau 40 ngày ép nước tiếp tục nắng thì phaỉ làm sao? nếu tưới vào sợ cây ra bông vào mùa nắng thì chết! anh Phan Phát có nói đang rải vôi, nhưng đang là mùa khô rễ tiêu đang yếu có hấp thụ được canxi như anh nói không? vì em hay bỏ vôi vào đầu mùa mưa.
    Em có 1ha tiêu, nay mới biết vào mạng nhờ thằng cháu nó chỉ, còn nhiều điều muốn hỏi nhưng cả tối mới gõ được nhiêu đây.

    • Chào bạn!
      Nếu như sau khi hãm nước mà trời chưa mưa thì ta có thể chủ động cho ra hoa bằng cách tưới ướt đẫm như mưa. Và tưới theo dưỡng bông. Còn nếu muốn đợi mưa ta có thể tưới nhấp nhấp cho cây không kiệt sức. Ta chưa bón phân thì cây cũng không đủ sức ra hoa hàng loạt.
      Thân!

    • Chào Anh Vịnh, anh Phát em ở Chư Sê mới trồng tiêu thấy cô chú quanh xóm nói khi thu tiêu không cần tưới nước để ép cho ra bông nay tiêu nhà em không tưới nước được 30 ngày rồi mà tiêu vẫn chưa thu xong chắc phải 2 tuần nữa thì mới thu xong không biết là có nên tưới để giữ tiêu hay là vẫn ép để thu xong rồi mới tưới ạ? Em xin chân thành cám ơn!

  38. @chuprong thân!
    Tôi xin cop lại mục đích của việc bón vôi : ” Kết hợp với bón vôi 5 tạ/ha rải đều khắp vườn nhằm cung cấp cho đất một lượng canxi và cải tạo đất. Tạo điều kiện cho vi sinh vật hoạt động tốt, phân giải các chất hữu cơ trong đất, diệt một số loại sâu bệnh hại, khử độc cho cây. Thời gian này cây đang cần ngủ nghĩ ta không cần bón hay xịt thêm loại thuốc nào nữa dù dưới đất hay trên lá”.
    Bạn an tâm nếu tiêu không hấp thu Ca vào giai đoạn này thì hấp thu vào thời điểm khác.
    Bón vôi vào thời điểm sau thu hoạch là thích hợp nhất, nếu bón vào mùa mưa các vi sinh vật có lợi dễ bị hủy diệt và mùa mưa ta hay chăm sóc bón phân này thuốc nọ gây nên phản ứng hóa học, phản ứng đất làm cho mất tác dụng của nhiều chất.
    Chúc bạn thành công!

    • C hào anh Phát !cho em hoi tiêu tơ bây giờ muốn cắt làm giống mà cắt ngắn luôn để cho lên ác thì cắt bây giờ được chưa anh nhỉ vì bây giờ thì trời còn rất nắng nhưng mà em sợ để mưa xuống mà cắt thì sợ muộn quá. Mong anh cho ý kiến xin chân thành cảm ơn!

    • Bạn Tuệ thân. Bạn phải đợi dây tiêu đủ độ già thì khi cắt mới ra cành ác được. Sớm cũng phải tháng 6 dl. Chúc bạn thành công.

    • Tiêu tôi ươm tháng 6 năm ngoái, trồng tháng 7, nay tôi cũng đang cắt ươm giống. Mọi năm thì theo thói quen trên tôi bà con thường chờ tiêu ra đợt rễ thứ 2 (tầm 15/06 âm lịch) mới cắt lấy giống. Nay tôi có hỏi qua bác Vịnh, bác Sơn … và được góp ý là bây giờ cắt thân ươm là đẹp. Và các bác còn dặn kỹ : lưu ý bảo vệ gốc mẹ.
      Theo logich thì tôi nghĩ cắt bây giờ tốt hơn cắt vào mưa nhiều, dây tiêu còn háo nước sẽ nhanh phát rễ. Nếu cột kỹ, các mắt phát rễ thì ươm sẽ đạt kết quả. Tăng cường tưới giữ ẩm cho gốc mẹ đủ nước nuôi mầm mới, lưu ý che kín, tưới ẩm để giữ giàn lá của tiêu ươm là ok. Tôi cũng mới cắt ươm sớm lần đầu nên bác hỏi thêm ý kiến các bác khác nữa nhé. Tôi thì đã hỏi là tin nên cấp tập ươm. Cuối tháng 5 dương trồng luôn.

  39. Chào cộng đồng Giatieu.com. Chào chú Phan Phát.
    Qua bài viết cháu muốn hỏi chú là ở chỗ cháu không có Mg dùng cho tiêu mà chỉ có Mg dùng cho lúa hàm lượng là N 11%, Mg 14% như vậy mình có xịt được cho tiêu không ạ? Cháu xin cảm ơn.

  40. Chào bà con nông dân trồng tiêu. Qua kỹ thuật làm bông của anh Minh Vịnh và bón phân làm bông như chú Phan Phát em đã áp dụng đúng, nhưng sao mà tiêu nhà em chỉ ra bông được 3/5 mắt. xin hỏi anh Minh Vịnh và chú Phan Phát vì sao tiêu không ra được hết chuỗi vậy. Rất mong nhận được sự phản hồi. Xin cảm ơn Giatiêu.com đã cho nông dân chúng tôi có một diễn đàn để trao đổi kinh nghiệm.

    • Chào van phuc!
      Thời gian trổ bông của cây hồ tiêu rất dài, cả tháng lận. Nếu đầy đủ dinh dưỡng thì những mắt còn ngủ đó cũng bung luôn, ngoài ra cái phần đọt đã ra bông sẽ dài thêm khoảng 2 -3 mắt nữa, đèo thêm vài bông.
      Trong cách làm bông của mỗi người có nhiều thứ khác nhau nhiều đấy bạn.
      Thân!

    • Dạ. Tại vì em thấy những mắt đầu cành nhú mắt thôi, chứ những mắt sát trong tay thì không thấy nhú.

  41. Xin chào mọi người !
    Tiêu nhà tôi đang ra bông, nhưng bông vẫn chưa bung hết, vẫn còn nhiều mắt cua lắm, vậy để cho bung hêt bông thì ngoài thúc phân ra tôi phun tiếp thuốc kích thích ra bông nữa được không, phun như vậy có ảnh hưởng gì tơi số bông đã ra không. Rất mong nhận đựơc mọi người tư vấn.
    Xin chân thành cảm ơn.

  42. Chào bạn Hồ Văn Phúc. Tiêu bạn chưa bung hết còn nhiều mắt cua, muốn để bung hết, bạn chỉ phải bón phân gốc, tăng hàm lượng Kaly, chứ giờ bạn phun sẽ rất ảnh hưởng đến số bông đã ra là chắc chắn, coi chừng tham đĩa bỏ mâm.
    Chào bạn chúc bạn thành công.

    • Cảm ơn anh Nông Văn Dân nha! Vậy là em tự tin áp dụng kỹ thuật trồng tiêu của các Anh trên diễn đàn giatieu.com rồi. Ở trên em (Chư Prông – Gia Lai) mọi người vẫn còn tư duy trồng tiêu theo phương pháp truyền thống, không hiểu rõ đặc tính của cây tiêu.

    • Bạn lầm rồi bạn ơi, thời buổi bây giờ toàn là nông dân @ cả nhưng họ giấu tên không ra mặt thôi. Bạn xem lại cho kỹ nhé. Chúc ban thành công. Chào hẹn găp lại

  43. Chào bác Vịnh!
    Hiện nay hồ tiêu của tôi đã trổ bông đồng thời cũng có một số lá tiêu bị cháy đầu lá và mép lá, rụng lá (thán thư). Xin hỏi bác Vịnh, ở thời điểm này nên phun loại thuốc gì là hợp lý nhất?

  44. Tiêu tôi năm thứ 4, địa phương Sơn Thành Phú Yên, qua đợt mưa vừa qua hiện nay hơn 30% ra bông, nhưng thời tiết khu vực này đang có gió nam mạnh, cuối tháng 9 mới vào mùa mưa. Tôi đang làm cỏ chuẩn bị bón phân chuồng ủ và thực hiện theo hướng dẫn làm bông. Không biết làm sao cho rụng bông non. Những người làm tiêu có kinh nghiệm trao đổi giùm. cảm ơn

  45. Cháu chào các bác các chú cùng moi người. Vườn tiêu của bố cháu thường hay bị rầy trắng, rầy nâu, và những trứng trắng nhỏ li ti. Mùa nắng bị nhiều hiện nay (mùa mưa cháu ở Gia lai) vườn tiêu bố cháu bị lát đát vài trụ. Chú cho cháu hỏi nhà cháu có thể sử dụng sản phẩm sinh học nào để phòng trị. Cho cháu hỏi thêm một câu mữa là nhà cháu năm nay làm bông theo phương pháp của chú Minh Vịnh chia sẻ nên trái rất nhiều, tiêu nhà cháu hiện khá xanh nhưng cháu không thấy những trụ tiêu này ra đọt non và lá non mà chủ yếu là lá già và trái. Vậy tiêu nhà cháu đã chăm đủ lực chưa, nhà cháu cần phải bổ sung gì thêm không ạ. Cháu cảm ơn các chú đã bỏ công sức để có những bài viết thật bổ ích, cảm ơn bác Vịnh người sáng lập giatieu.com để bà con có thể tham gia học hỏi và chia sẻ nhiều điều bổ ích. Cháu chúc cả nhà sức khỏe. Chúc bà con môt mùa tiêu bội thu.

  46. Bón vôi chỉ để giảm độ chua trong đất, diệt khuẩn (lợi và hại). Chứ chưa nghe giúp vi sinh vật hoạt động tốt bao giờ. Nhớ không nhầm thì đã có bài viết nói về vấn đề này. Mong rằng các kĩ thuật trong các bài viết có sự thống nhất liền lạc để tránh nhầm lẫn cho bạn đọc – những người chưa có kinh nghiệm. Thân.

    • Chưa có kinh nghiệm thì tăng cường bằng cách học, tự đọc… để nâng cao hiểu biết chứ ai làm thay cho mình…
      -Một câu hỏi nhỏ dành cho bạn : bạn hiểu thế nào là vi sinh vật không ?

    • Vôi là phân bón trung lượng, cây cần tương đối nhiều chỉ sau đa lượng đạm, lân, kali.
      Vôi có tính sát khuẩn (diệt vi khuẩn nói chung) nhưng lại là thức ăn của vi nấm tricho, vi khuẩn bacillus…, cho nên lượng bón cần phù hợp.
      @ Thanh Hà nói đúng. Bạn bị hổng kiến thức rất cơ bản !

  47. Đồng ý là phải học, phải đọc. Nhưng gặp hai bài viết một nói giúp vi sinh vật (vsv) phát triển, một nói là tiêu diệt vsv thì phải làm sao? Có phải gây lúng túng cho người đọc không? Còn câu hỏi kiểu đánh đố của bạn mình xin phép không trả lời. Thân !

    • Rất tiếc ! Thiện ý của mình là muốn chỉ cho bạn thấy lổ hổng kiến thức của bạn.
      Đánh đố bạn thì mình được ích gì ?

  48. Sao kì vậy Ngok giải thích giùm mình vì sao vôi lại là thức ăn của tricho? Trên diễn đàn vẫn nói là ủ phân chỉ cho ít vôi thôi nếu cho nhiều thì tricho sẽ chết! Không cho vôi cũng được không sao. Mình cũng thấy mâu thuẫn!

    • Muối có phải thức ăn không? Bạn thử ăn nhiều muối xem có ngộ độc không ?
      Chắc là không mâu thuẩn chứ ! Hy vọng bạn hiểu sử dụng vôi cũng như vậy !

    • Chào cháu @ Nguyễn hoàng
      Vôi là “bộ khung” của mọi sinh vật. Thiếu vôi sẽ làm sinh vật phát triển còi cọc, trên cây hồ tiêu thường rụng đọt tháo khớp. Tricho là sinh vật nên cũng cần vôi…
      Nhu cầu vôi khi ủ phân khá thấp nhưng không thể thiếu. Đặc biệt, với các chất ủ có hàm lượng canxi cao thì không cần bỏ thêm vôi như phân gà, phân heo công nghiệp do dư lượng TĂCN có nhiều chất khoáng. Ủ phân gia súc, gia cầm nuôi theo truyền thống cần thêm vôi vì chứa nhiều nước tiểu làm pH thấp khiến vsv hữu ích (EM) hoạt động kém.
      Mọi việc đều có mặt đối lập, ví dụ như cháu bón phân hóa học sẽ giúp cây mau lớn, năng suất cao nhưng khả năng chống chịu sâu bệnh sẽ rất kém vì cây không sinh kháng thể như bón phân hữu cơ. Tất cả nông sản chăm bón hữu cơ sẽ rất thơm ngon, tốt cho sức khỏe. Trái lại, chăm bón hóa học sẽ dở như hạch, thậm chí có hại…
      Cháu thử chăm vài trụ tiêu hoàn toàn bằng hữu cơ để nhà ăn và so sánh, có gì khó đâu.
      Thân

  49. Bác Vịnh ơi tiêu muốn chăm hoàn toàn bằng hữu cơ nên thay thế hóa học bằng phân gì thì vừa đảm bảo chất lượng và tiêu luôn khỏe mạnh như chăm hóa học ạ.

    • Hình như ý kiến của bạn cho là “đảm bảo chất lượng và tiêu luôn khỏe mạnh như chăm hóa học”. Trong khi bác Nguyễn Vịnh lại nói “bón phân hóa học sẽ giúp cây mau lớn, năng suất cao nhưng khả năng chống chịu sâu bệnh sẽ rất kém vì cây không sinh kháng thể như bón phân hữu cơ.”
      Mình nghĩ bác Nguyễn Vịnh khó trả lời ý bạn hỏi !

  50. Theo em, cứ phân chuồng ủ hoai, phân hữu cơ vi sinh tự ủ từ xác bả nông sản, kết hợp phân sinh học, thêm amino từ phân cá, bánh dầu… thỉnh thoảng tăng cường chút chút npk để trợ sức cho tiêu nuôi hạt là tốt rồi.

  51. Ở em một số vườn trước mưa khoảng 15 ngày người ta bón 1-1,5kg/trụ lân Văn Điển kết hợp phun siêu lân 7 ngày/lần (phun 2 lần) sẽ đẩy cựa ra đồng loạt, đánh thức mầm ngủ. Em thấy cũng hiệu quả, xin mọi người cho ý kiến.

    • Lân Văn Điển là loại khó tiêu, đất cần có nhiều vi khuẩn phân giải lân để chuyển hóa sang lân dễ tiêu cây mới hấp thụ được. Phần lớn đất canh tác lâu năm bị các chất hóa học làm suy kiệt vi khuẩn này nên cần phải bổ sung EM thường xuyên.
      Siêu lân, siêu kali đều giúp làm bông tốt. Nhưng quá trình làm bông cây cần đủ dinh dưỡng, nên các loại siêu sẽ rất tốt với cây sung, cây khỏe và được bón đủ chất. Nếu cây suy, thiếu chất, mà còn dùng siêu để làm bông dễ bị vắt kiệt sức. Cần lưu ý !

    • Cho em hỏi, bà con ở chỗ em thường dùng thuốc kích phát tố để làm bông, em thấy cũng rất hiệu quả nhưng ba em nnói dùng rất hại cây. Anh có thể giải thích giùm cho em hiểu rõ hơn. Cám ơn anh nhiều !

    • Nói chung, bạn cần biết loại kích phát tố đó gồm những chất gì, gốc vô cơ hay hữu cơ, tác dụng cụ thể ntn đối với tiêu suy, tiêu sung ?
      Mình đang vận động bà con giảm bớt hóa học, chuyển sang dùng hữu cơ, sinh học vì nhiều lý do. Mà lý do quan trọng là giúp cây bền vững và góp phần ngăn chặn đà lao dốc của giá tiêu hiện nay. Nếu bà con chậm thay đổi thì vô phương !

  52. Bạn Hoàng cho minh hỏi vậy đất ko bổ sung EM mà bón lân Văn Điển là cây ko dùng được lân trong phân ah ?
    Vậy với cây suy ko cần dùng siêu (lân hoặc kali) để làm bông hả bạn.
    Cho em hỏi phân Văn Điển trong điều kiện đủ ẩm bao lâu câu lấy được dinh dưỡng lân.

    • Chào bạn. Mình rất vui khi chia sẻ chuyên môn, nhưng mong bạn đọc kỹ và thận trọng vì vấn đề kỹ thuật sai 1 ly là đi cả dặm.
      -Lân Văn Điển cho dù có đủ ẩm 5-10 năm cây cũng không ăn được vì gốc nó là bột đá (quặng apatit), nên dân gian còn gọi vui là phân ximăng !
      Muốn cây ăn được cần phải có vi khuẩn phân giải sang dạng lân dễ hấp thụ. Nguyên nhân là do đất bạc màu, vi khuẩn có lợi EM trong tự nhiên còn quá ít.
      -Với cây suy không phải không cần mà không nên dùng siêu…

  53. Tiêu trung cắt dây đến năm thứ hai cuối mùa nắng bị vàng lá từ gốc lên ngọn zậy phải làm gì?

    • Nguyên nhân vàng lá hồ tiêu thì có rất nhiều, bạn cần xem xét lần lượt từng khía cạnh một mới có biện pháp phù hợp. Trước mắt, tạm thời dùng sinh học tổng hợp biosol phun liên tiếp 2 lần cách 5-6 ngày để chống suy và lấy lại màu xanh.
      Bạn nên chụp vài tấm hình gửi về diễn đàn giatieu.com để cộng đồng xem xét cụ thể hơn.

  54. Khi mới đọc, tôi cũng thấy tác giả lạm dụng hóa học quá mức. Đọc hết bài mới biết tác giả viết từ năm 2012, chắc là từ đó tới nay tác giả cũng thay đổi nhiều rồi.
    Tôi nghe nói dân thị trấn Tân Phú Đồng Nai phá tiêu chuyển sang trồng chuối cấy mô nhiều lắm !

  55. Chào bác Vịnh, bác cho cháu hỏi là tiêu nhà cháu đang ra bông, chuỗi dài được 2cm rồi mà có xuất hiện con chích hút, vậy trong thời gian này cháu có phun thuốc sâu diệt chích hút được không ạ. Nhờ bác tư vấn giúp cháu, cháu xin cảm ơn ạ.

    • Vẫn phun được, nhưng:
      -Không pha thuốc quá liều hướng dẫn.
      -Chỉ phun vào buổi chiều khi nhạt nắng, càng muộn càng tốt.

  56. Diễn đàn cho tôi hỏi tiêu Ấn độ nhà tôi ra bông dài hết cỡ rồi bây giờ tôi muốn xử lí tuyến trùng rệp sáp gốc có ảnh hưởng gì không? Nếu được thì sau khi xử lí tôi bón phân chuồng cùng tricoderma vào lúc nào thì tốt nhất? Với lại nhiều mắt vẫn chỉ nhú cựa thì chăm sóc như thế nào để những mắt đó bung hoa? Do gia đình có công việc nên tôi xử lí hơi muộn, mong cộng đồng cùng giúp sức.

    • -Phân chuồng+tricho bón lúc nào cũng được miễn là đã ủ hoai, tốt nhất là bón lấp quanh tán cây.
      -Tuyến trùng+rệp sáp nên xử lý khi đất tương đối khô ráo, không pha thuốc quá liều hướng dẫn. Tăng cường nhiều tricho sẽ giảm bớt việc dùng thuốc hóa học.
      -Phun sinh học biosol liên tiếp vài lần sẽ giúp cây bung hoa mạnh hơn…
      Cần tư vấn cụ thể, chụp vài tấm hình thật rõ gửi qua email về diễn đàn theo địa chỉ bác Vịnh: nguyenvinh@giatieu.com

  57. Tiêu nhà em đã nhú cựa non rất nhiều, đầu mùa mưa em đã bón phân chuồng ủ hoai, lân Văn Điển và npk 20-20-15 rồi.
    Nay em tính dùng thêm phân sinh học biogel+biosol để chuỗi bông đạt hơn, nhưng cây tiêu có vẻ hơi vàng, em nghĩ chắc là thiếu trung vi lượng. Dùng biogel+biosol có giúp lá tiêu xanh hơn? Em mong được tư vấn giúp, em xin cám ơn.

    • Bạn cần thận trong xem xét kỹ, nếu vàng lá do bệnh nấm gây ra thì tuyệt đối không bón phân, nhất là các loại giàu dinh dưỡng và dễ hấp thu như phân sinh học sẽ làm bệnh nặng thêm. Ý này đã được nói nhiều trên diễn đàn giatieu.com rồi, bạn xem lại: http://www.giatieu.com/chia-se-kinh-nghiem-cham-soc-ho-tieu-ngan-chan-benh-chet-nhanh-chet-cham/6482/
      Nói chung, cần xử lý cho tiêu sạch bệnh rồi mới tính đến chuyện bón phân bạn nhé !

    • Đồng ý với @Ngok
      Bà con phải thận trọng, không nóng vội.
      Không có gì khó khăn cả những nhiều vườn tiêu đã bị xóa sổ là do nóng vội, đổ phân thuốc tùm lum nên bệnh bùng phát không cứu vãn được.

    • Biosol còn hỗ trợ thụ phấn tốt và chống rụng bông.
      Chỉ phun buổi chiều muộn để không làm những bông đang thụ phấn bị bồ cào.

  58. Xin chào diễn dàn.
    Em xin có câu hỏi thắc mắc mong được diễn đàn giúp đỡ.
    Tiêu nhà em đã ra bông, hôm nay em đi cắt cành muồng và phát hiện phía sau lá tiêu non có xuất hiện rất nhiều hạt nhỏ trong suốt và một ít hạt màu đen kích thước bằng một chấm bút bi, khi bóp thì nổ tạch tạch. Em muốn hỏi đó có phải trứng của sâu hại không ạ, xuất hiện gần như cây nào cũng có và lá tiêu thì không được xanh mướt hơi vàng và lá cây giống như bạch tạng. Xin diễn dàn giải thích giúp em ạ.
    Chúc diễn đàn nhiều sức khoẻ.

    • Có nhiều bạn phun thuốc để diệt nhện đỏ nhưng vẫn tái nhiễm rất nhanh là do:
      -Nhện đỏ có chu kỳ sinh trưởng ngắn ngày, sau khi nở ra nhện con khoảng 7-8 ngày trưởng thành và sinh sôi thế hệ sau…
      -Phun thuốc không kỹ vào những ngóc ngách nhện đỏ ẩn núp ban ngày, hay ở các cây che bóng, cây ăn trái trồng chung quanh vườn hồ tiêu, chỗ ít ánh sáng.
      -Phun thuốc buổi sáng, trong khi nhện đỏ là côn trùng chích hút ban đêm, hoạt động trong bóng tối. Khi nhện đỏ đi ăn thì thuốc đã nhạt, giảm hiệu quả…

  59. Hiện nay là mùa tiêu ra lá non, bông non… nên thu hút khá nhiều loại côn trùng chích hút tấn công.
    Theo tôi, đang ngại nhất là loại nhện đỏ vì chúng sinh sôi nảy nở rất nhanh nhưng cũng nhanh chóng kháng các loại thuốc bvtv mà bà con thường phun. Tôi quan sát nhiều vườn thấy nhện đỏ ăn hết diệp lục, lá bị cong queo, không quang hợp được sẽ làm cây suy yếu, rụng bông non… dẫn tới mất năng suất nghiêm trọng.
    Nhện đỏ đi kiếm ăn sẽ mang theo nhiều mầm bệnh lây lan, nhất là các bệnh nấm và virus tiêu điên.
    Cách tốt nhất là bà con tự chế thuốc sinh học M5 để xử lý, rất hiệu quả !
    >> http://www.giatieu.com/pha-che-thuoc-sau-benh-sinh-hoc-m5/8304/

  60. Sáng nay ra vườn em thấy lác đác mỗi gốc có khoảng 5-7 bông tiêu. Em không rõ vì sao như vậy, mong cộng đồng xem xét tư vấn giúp em. Em cám ơn nhiều !

    • Có nhiều lý do làm bông tiêu rụng, nhưng có 2 nguyên nhân chính:
      1. Do thiếu chất dinh dưỡng, chủ yếu thiếu trung vi lượng. Phun phân tổng hợp sinh học biosol sẽ hết ngay…
      2. Do côn trùng chích hút cắn phá, nhất là bọ thánh giá. Phun thuốc trừ sâu.
      Bạn nhặt những bông mới rụng để cạnh nhau và quan sát kỹ. Nếu chỗ tầng rời không đều nhau, sẽ có dấu vết côn trùng cắn. Nếu tầng rời sạch sẽ, chắc chắn do thiếu chất. Nếu bị thâm đen là do nấm bệnh, phun thuốc diệt nấm.

  61. Chú Vịnh ơi, tiêu ấn độ của cháu sao mà bị rụng lá và chuỗi nhiều lắm chú? Cách đây 1 tuần thì chỉ ít trụ, nay bị hầu như cả vườn, lá trên cây cháu thấy vẫn bình thường, trụ vẫn xanh, lá rụng thì có cả lá non và lá già, cuống lá không bị đen. Cách đây 20 ngày cháu đổ phân heo ủ với vỏ cà (đã ủ được 6 tháng), cháu vừa bỏ NPK được 6 ngày, trời thì mưa nhiều quá chú ạ. Cháu đang rất lo, không biết có bị sao không? Cháu mong chú hồi âm ạ.

    • Mưa nhiều, hạn chế bón phân gốc, nhất là phân hóa học.
      Có thể hỗ trợ chống suy cây bằng phân bón lá sinh học tổng hợp.

  62. Trời mưa nhiều nên ngừng bón phân, khi cây đang no nước bón phân vào khác nào giết tiêu.
    Năm nay Gialai mưa kinh khủng !

  63. Trường sơn / đông nắng tây mưa !
    Ở vùng tôi lâu nay đang phải tưới ! Mùa mưa chính sẽ là từ tháng 8 đến hết tháng 10 âm lịch. Nhưng nếu hưởng cả 2 mùa mưa như 2 năm vừa qua thì đó là tai họa.
    Thời điểm mưa nhiều mà bón phân thì họa càng lớn ! Ở những vùng đang là mùa mưa viêc chính cần làm ngay là thoát nước tốt, chú ý theo dõi để trị phòng ngừa các loại sâu bệnh. Ngưng tất cả các loại phân / tiêu sẽ lành !

    • Đồng ý với anh Trịnh Văn Ba. Ngưng tất cả loại phân bón gốc khi trời mưa dầm.
      Do mưa nhiều, đất quá ướt, cây trồng thường bị úng rễ tơ nên không hút phân bón gốc được.
      Nếu có hiện tượng thiếu đói nên sử dụng phân bón lá. Không để cây suy, sẽ rụng bông giảm năng suất. Phân bón lá ra đời chính là để sử dụng vào những lúc này !

  64. Trời mưa nhiều quá, nhà cháu không vào bỏ phân cho tiêu được. Chiều nay cháu vào rẫy xem thì thấy trên cây lá vàng rải rác cũng khá nhiều. Theo cháu đoán có lẽ do tiêu nhà cháu thiếu phân, chuỗi bông cũng hơi vàng nữa. Bây giờ cháu bón NPK được không? có vấn đề gì không. Bán cháu nói lúc này không nên bỏ phân hóa học cho tiêu. Cháu xin ý kiến cộng đồng nên bỏ phân gì để giúp cho tiêu được xanh và chuỗi được dài hơn. Cháu xin được tư vấn hỗ trợ ạ. Cháu cám ơn !

  65. Chú trao đổi với @ Ngoc Nga và các bạn trẻ mấy ý :
    – Tham khảo kỹ ý kiến thảo luận ở trên của chú @ Trịnh Văn Ba và chú @ Thắng Lợi để rút ra bài học cho chính mình. Những chỗ nào chưa rõ phải trao đổi ngay.
    -Sau mưa dầm kéo dài, tiêu bị vàng lá có nhiều nguyên nhân, có thể:
    +Do rễ tơ bị hỏng, không hấp thụ được dinh dưỡng từ đất nên cây bị suy. Biểu hiện toàn cây lá vàng nhạt do thiếu diệp lục, rải rác có một số cây rụng chuỗi rụng lá…
    +Do các nấm bệnh cơ hội tấn công. Biểu hiện lá vàng rải rác, trên một số lá vàng có vết cháy rải rác hay từng mảng to tùy theo loại nấm. Nặng hơn nữa có thể rụng lá hàng loạt, rụng lóng tháo khớp và có cả chết dây.
    -Không nên bón phân hóa học ngay sau mưa dầm vì cây không còn rễ tơ để hấp thụ, có thể làm cháy luôn bộ rễ, hay cũng lãng phí. Tuyệt đối không bón phân hóa học hay phân bất kỳ khi đã có biểu hiện bị nấm bệnh, có thể làm bệnh bùng phát nặng thêm. Rất nhiều bạn không biết điểm này nên thường có ý kiến mâu thuẩn, trái ngược nhau. Đây là trường hợp vừa đúng vừa sai, nghĩa là đúng với bạn này, trường hợp này nhưng sai với bạn khác, trong trường hợp khác.
    Trong các ý kiến gửi về diễn đàn xin tham vấn, có trường hợp yêu cầu phải gửi thêm vài tấm hình về để xem xét kỹ hơn thường nằm trong trường hợp cần phải xem kỹ, cẩn thận hơn là vì vậy.
    Chú có lên một số facebook thấy nhiều ý trái ngược nhau cũng vì điều này mà ra.
    -Về thuốc chữa bệnh cho hồ tiêu, thị trường có rất nhiều loại phù hợp nhưng chất lượng thuốc mới là điều lo ngại vì hàng giả, hàng nhái quá nhiều. Chú chỉ biết khuyên các cháu xem xét kỹ trước khi mua chứ cũng không khuyên các cháu nên mua của thương hiệu nào, vì họ đã được cấp phép sản xuất lưu hành. Hy vọng các cháu hiểu điều này…
    Thân.

  66. Kết hợp bón phân hóa học đợt 1 : 250 kg lân nung chảy + 100 kg đạm Urê + 100 đạm kg SA +150 kg kali đỏ KCl
    xin hỏi anh trộn phân kiểu này được ah? lân + urê thì urê bay hơi mất chứ ?

    • Đợt 1 bón kết hợp mà hơn nửa tấn, vậy là chủ lực rồi chứ kết hợp gì nữa…
      Theo mình trộn lân + ure là sai, bị phản ứng bay hơi, mất đạm.
      Mình bón đợt 1 cho mỗi gốc 1 lạng DAP + 1 lạng KCl, bón sau khi bông đã thụ phấn xong, thế thôi.

  67. @Phạm Duy bạn nên đọc kỹ hơn, phần trên tác giả bài viết đã hướng dẩn kỹ là bón đến đâu tưới đến đó thì ok còn mà gì bốc nữa bạn.

  68. Cảm ơn bài viết tâm đắc của anh, tôi làm tiêu đã 8 năm nhưng còn phải học hỏi anh nhiều !

Gửi phản hồi mới

(?)