Cây tiêu bám rễ trên vùng đất đá ong cằn cỗi

, Trồng và Chăm sóc Tiêu, 9

Vườn tiêu xanh tốt trên nền đá ong của ông Nguyễn Hạnh.

Ở TX. Long Khánh hiện nay, ngoài vùng đất đỏ bazan màu mỡ chiếm diện tích lớn thì  còn có vùng đất sỏi và đá ong cằn cỗi. Việc trồng trọt trên loại đất đá ong gặp rất nhiều khó khăn, hầu hết cây trồng đều kém năng suất. Tuy vậy, nông dân ở vùng đất này đã tìm được cho mình một loại cây phù hợp để ổn định cuộc sống.

Vườn tiêu của ông Nguyễn Hạnh ở tổ 15, KP2, phường Phú Bình rộng khoảng 1 hécta trồng  khoảng 800 nọc tiêu đã gần 10 năm. Từ khi trồng tiêu, gia đình ông Hạnh khấm khá hơn hẳn bởi nó phù hợp với loại đất đá ong và cho thu nhập cao gấp 2 – 3 lần so với các loại cây khác. Tuy năng suất cây tiêu ở đây không cao hơn các vùng đất khác, nhưng nó lại có ưu điểm lớn là giữ nước rất tốt trong mùa khô, mùa mưa thì ít cỏ, đặc biệt là rất ít bị dịch bệnh.

Tương tự, vườn nhà ông Vòng A Phúc cũng ở phường Phú Bình có khoảng 500 nọc tiêu phát triển rất tốt, dự kiến năm nay cho thu hoạch khoảng 20 – 30 kg/nọc. Ngoài ra, một số nông dân ở ấp Tân Thủy (xã Bàu Sen) và ấp Bàu Sầm (xã Bàu Trâm) cũng đang thành công nhờ trồng tiêu trên vùng đất đá ong.

Nhận thấy ưu thế của cây tiêu trên vùng đất này nên phường Phú Bình đã thành lập tổ hợp tác về cây tiêu, qua đó đã kịp thời hỗ trợ vốn vay cho mỗi hộ trong tổ gần 15 triệu đồng để đầu tư mua vật tư, phân bón. Đồng thời, tổ thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo chuyển giao kỹ thuật trồng tiêu, giúp nhà vườn nâng cao năng suất. Chính vì thế, vụ tiêu này mặc dù thời tiết không thuận lợi nhưng hơn 10 hộ nông dân trồng tiêu trong tổ dự kiến sẽ có một vụ mùa bội thu.

Anh Huỳnh Nhật Trung, Phó chủ tịch Hội Nông dân Phú Bình, nói: “Cây tiêu ở phường Phú Bình đã được trồng hơn 10 năm. Hội Nông dân đã kết hợp với UBND phường hướng dẫn cho bà con phát triển rộng mô hình trồng tiêu trên đất đá. Dự kiến, phường sẽ vận động thành lập thêm một tổ hợp tác để giúp bà con có điều kiện gắn bó với cây tiêu”.

Báo Giá cà phê qua điện thoại
9 Phản hồiGửi phản hồi mới
  1. Ai viết bài báo này mà nói quá không có cơ sở zậy? Nhìn bụi tiêu zậy mà kêu 20-30 kg một nọc.
    Chắc là muốn nói tiêu tươi đây mà.

  2. Năng suất tiêu ở đây không cao, 20-30kg/nọc chắc là tiêu tươi. Chứ tiêu khô mà vùng đất màu mỡ trụ cao trên 8m bề rộng tán lá tầm 2 người ôm thì mới được hơn 15kg tiêu khô/nọc.

  3. Anh Vịnh ơi,cho em hỏi là nếu trồng tiêu bằng muồng đen chiết, liệu sau này cây có bị chết không vậy?

    • Chào bạn!
      Cây muồng rất mạnh. Bạn yên tâm. Có điều làm chồi muồng rất cực.
      Thân.

  4. Mình trồng muồng đen làm cây che bóng cho vườn cà phê và làm trụ tiêu luôn. Cà phê và tiêu khá tốt, có một số cây muồng đen bị bệnh xì mủ, chưa biết cách chữa nên những cây bị bệnh này thì chết. Nhìn trụ tiêu cao 6-7 mét gãy đỗ mà xót. Anh Minh Vịnh hay bạn nào biết cách chữa bệnh xì mũ trên cây muồng đen thì hướng dẫn cho mình với. Xin cảm ơn nhiều!

    • Chào bạn!
      Chữa bệnh xì mủ trên cây muồng giống y hệt trị xì mủ trên cây sầu riêng. Cũng giống với bệnh xì mủ thúi cổ rể trên cây tiêu nên nó sẽ lây qua cây hồ tiêu đấy. Bạn cạo bỏ cái phần vỏ cây bị xì mủ đó đi. Rắc thuốc trị nấm như Aliete, ridomin,… là khỏi. Trồng gòn lâu lâu cũng bị, chỉ thấy cây lồng mứt hay một vài cây rừng là không bị gì.
      Thân!

  5. Nhà em ở Trảng Bom, Đồng Nai cũng trồng tiêu ở đồi đá nè nhưng đâu được 20,30kg/trụ đâu. Em muốn trồng mới laị vài chục trụ tiêu thì phải xử lý đất thế nào hả anh Minh Vịnh? làm phiền anh giúp dùm em.
    Chúc anh nhiều sk.

  6. Tôi thấy trồng một số loại cây rừng là khá hợp lý, vì nó có khả năng kháng bệnh cao… mới lại sau này khi muốn thay tiêu thì ta cũng có thể tận dụng gỗ của trụ sống.
    Ở quê tôi nhiều nhà đã trồng các loại gỗ như cẩm, hương, sên, có cả sưa nữa… Giá cây giống cũng không đắt tầm từ 5 đến 10 ngàn 1 cây.

Gửi phản hồi mới

(?)