Chanh dây Đăk R’lấp vẫn “bám trụ”

, Nông sản, 6

Vườn chanh dây của chị Huệ ở TT Kiến Đức (Đăk R’lấp)

Trong khi nhiều gia đình trên địa bàn tỉnh Đăk Nông tiến hành chặt bỏ cây chanh dây để trồng các loại cây khác thì ở thị trấn Kiến Ðức và xã Kiến Thành (Ðắk R’lấp) vẫn có một số hộ dân quyết “bám trụ” với loại cây này. Qua thời gian, đến nay, những hộ gia đình này không chỉ phát huy hiệu quả của các mô hình chanh dây mà còn thành công với việc tạo ra thương hiệu cho sản phẩm và thành lập hợp tác xã để cùng nhau làm ăn lâu dài.

Đăk R’lấp, chanh dây vẫn còn

Hợp tác xã Nông nghiệp Chanh dây ở thị trấn Kiến Ðức hiện có 7 xã viên với diện tích sản xuất hơn 20 ha. Tháng 6/2012, sản phẩm chanh dây của hợp tác xã đã được Tổ chức Nhãn hiệu thương mại công bằng quốc tế (The Fair Trade Labelling Organization International-FLO) chứng nhận đạt tiêu chuẩn.

Theo đó, đến mùa thu hoạch, sản phẩm của bà con được xuất bán cho đơn vị có trách nhiệm thu mua của tổ chức này là  Công ty TNHH Thương mại-Dịch vụ Việt Mỹ Úc (TP.  Hồ Chí Minh) với mức giá từ 20.000 đồng/kg-26.000 đồng/kg, đem lại thu nhập cao cho nhiều hộ dân. Sau khi chế biến sản phẩm nước chanh dây của hợp tác xã được dán nhãn thương mại công bằng, có thể xuất khẩu đến nhiều nước trên thế giới.

Gia đình chị Hà Thị Huệ ở khối 6, thị trấn Kiến Ðức hiện có 1 ha chanh dây. Vào thời điểm này, vườn chanh dây của gia đình chị quả khá to, đều, vỏ trơn bóng, cành, lá đều khỏe mạnh không hề có biểu hiện của sâu bệnh.

Theo chị Huệ thì trước đây gia đình cũng đã từng trồng chanh dây nhưng do không có kinh nghiệm nên chanh chỉ thu hoạch được chừng vài năm thì sâu bệnh xuất hiện gây rụng lá, hỏng thân, rồi chết hàng loạt. Nhưng hiện nay, gia đình đang thu lãi cao từ việc bán chanh phục vụ nhu cầu xuất khẩu.

Ðể sản xuất được chanh dây chất lượng cao, chị đã nắm vững và ứng dụng một cách hiệu quả các kỹ thuật về trồng, chăm sóc, phòng bệnh cho cây theo từng mùa vụ, giai đoạn phát triển, biết được lúc nào thì cần bón phân, tưới nước, liều lượng bao nhiêu, lúc nào thì nên cắt tỉa bớt lá, loại bỏ cây già cỗi.

Chị Huệ cho biết: “Nếu như trước đây, tôi hay lạm dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật thì nay do được chăm sóc tốt nên sâu bệnh rất ít xuất hiện, hạn chế đến mức thấp nhất việc sử dụng thuốc trừ sâu. Hơn thế, phân bón thường dùng là các loại phân sinh học, hữu cơ nên ít ảnh hưởng đến môi trường xung quanh, đất đai luôn màu mỡ, tơi xốp, ít bị thoái hóa nên sản phẩm chanh cũng ngọt hơn, thơm hơn, đặc biệt là an toàn với người sử dụng. Ðiều mà tôi học được khi sản xuất chanh dây chất lượng cao, đó là việc ghi chép sổ sách, từ ngày làm đất, xuống giống, bón phân loại gì, thu hái ra sao, chi phí như thế nào. Nhờ nó, tôi có thể hoạch toán được lỗ lãi một cách rõ ràng, có những điều chỉnh trong kỹ thuật phù hợp. Ðặc biệt, những số liệu này là cơ sở để nhà nhập khẩu có thể biết được nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm, tạo được sự tin cậy vào thương hiệu của mình”.

Sản xuất theo hướng chất lượng cao, lợi cả trăm đường.

Theo ông Phạm Quang Bình, Chủ nhiệm Hợp tác xã Nông nghiệp Chanh dây thì việc lựa chọn nguồn giống tốt, sạch bệnh có ý nghĩa quyết định đến năng suất, chất lượng sản phẩm chanh dây. Giống chanh dây của hợp tác xã đều được nhập khẩu từ Ðài Loan. Hợp tác xã không sử dụng cây giống được ươm, chiết từ các vườn chanh dây trên địa bàn bởi dễ bị thoái hóa, lây lan nguồn bệnh.

Ðể đảm bảo sản phẩm chanh dây an toàn, đạt tiêu chuẩn của tổ chức Nhãn hiệu thương mại công bằng quốc tế, hợp tác xã phải xây dựng các kho lưu trữ phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, kho đựng dụng cụ lao động riêng biệt với vườn cây. Nguồn nước được sử dụng để tưới tiêu cho vườn cây cũng phải là nguồn nước sạch. Người lao động được các gia đình trong hợp tác xã thuê hàng tháng phải được trang bị các loại bảo hộ lao động cơ bản như ủng, găng tay, mũ nhằm bảo vệ sức khỏe, đảm bảo sự thân thiện giữa môi trường và con người.

 Ông Bình cho biết thêm: “Sản xuất chanh dây theo hướng chất lượng cao quả là lợi trăm đường, không chỉ có thu nhập cao mà còn an toàn với môi trường, sức khỏe người sản xuất nên có thể đảm bảo được tính bền vững. Dù chi phí đầu tư ban đầu cho 1 ha chanh dây như giống, trụ, dây kẽm khá cao, khoảng 100 triệu đồng nhưng nếu chanh phát triển tốt thì chỉ sau một năm là đã hòa vốn và sang năm thứ hai là có lãi. Hiện nay, gia đình tôi thu hoạch được  từ 40-60 tấn/ha/năm. Nếu tính mức giá trung bình khoảng 20 triệu đồng/tấn thì gia đình có mức thu nhập 1,2 tỷ đồng, trừ các khoản chi phí cũng có lãi 600 triệu đồng/ha/năm”.

Rõ ràng, việc các hộ dân ở thị trấn Kiến Ðức hợp tác, học tập, ứng dụng các tiến bộ của khoa học, kỹ thuật vào sản xuất chanh dây đạt chất lượng cao được Tổ chức Nhãn hiệu thương mại công bằng quốc tế chứng nhận đạt tiêu chuẩn, có thể xuất bán với giá cao, phục vụ nhu cầu xuất khẩu là một tín hiệu tích cực cho nền nông nghiệp địa phương, cũng như là điển hình cho nhà nông các địa phương khác học tập.

Theo ông Phạm Quang Vượng, Phó Trưởng Phòng Nông nghiệp-PTNT thì để nhân rộng các mô hình trồng chanh dây đạt chất lượng cao, ngành Nông nghiệp địa phương đã có kế hoạch mở rộng diện tích sản xuất chanh dây ra một số xã khác trong huyện. Huyện cũng sẽ đặc biệt chú ý tới việc chọn lựa các vùng đất phù hợp, kết hợp với tổ chức các lớp tập huấn, phổ biến về kỹ thuật canh tác, phòng, chống sâu bệnh cho bà con, đảm bảo năng suất, chất lượng sản phẩm.

Báo Giá cà phê qua điện thoại
6 Phản hồiGửi phản hồi mới
  1. Chính vì những bài báo như thế này mà đã giết chết người nông dân. Tôi cũng là 1 trong những doanh nghiệp trồng Chanh dây mà khi đọc bài viết này tôi thấy tôi như đang đi du hành Vũ trụ.

  2. Rất tán thành quan điểm của chị Hồng, và đó cũng là quan điểm chung của đa số cư dân mạng, không hiểu sao các nhà báo cứ thổi phồng cho bong bóng nhanh bể, và thiệt hại là bà con nông dân. Các nhà báo phải đưa ra khó khăn, cũng như thuận lợi, một góc nhìn đa chiều, để cho bà con nhận định và lựa chọn.

    Bất cứ loại cây nào cũng có người khá, giàu, vì kỹ thuật, trồng đúng thời điểm và kiên trì gắn bó với nó.
    Bà con đừng nên vay vốn mạo hiểm với loại cây mới với mong muốn đổi đời, đổi đời thì ít mà đổi tiền thì nhiều.

  3. Xin chào cô chú! Cháu thấy không thật đã là thế, tính đến tháng 4/2013 diện tích chanh dây toàn huyện không quá nhiều mà vẫn còn ít, vì theo cháu biết ít có hộ hay doanh nghiệp nào trồng mới vườn chanh mà chỉ phát triển trên diện tích cũ (không nhiều) và bà con cân nhắc khi trồng nên không có vụ ồ ạt đại trà như năm trước nên nguồn cung vẫn khan đẩy giá chanh lên cao, vì thế chanh dây vẫn có chỗ đứng.

  4. Hiện tại tôi đang tìm đầu ra cho chanh dây! Tôi muốn hỏi trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên có địa điểm thu mua chanh dây nào không và thu mua với giá cả như thế nào? Mong mọi người, ai có thông tin gì thông báo cho tôi đc biết, tôi xin chân thành cảm ơn !

    • Xin chào các bạn, chào chị Loan.
      Công ty chúng tôi hiện đang cần bà con hỗ trợ để thu mua số lượng lớn chanh dây đạt chuẩn để xuất khẩu. Chúng tôi hiện tại đang tìm kiếm các nguồn cung trong nước. Mọi người có thông tin chia sẻ hay hợp tác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua: Ms. Phuong Vi
      Email: phuongvi.vo102@gmail.com.
      Chân thành cám ơn!

  5. Xin thông báo !
    Hiện nay bên mình đang có nhu cầu cần mua chanh dây thường xuyên để xuất khẩu.
    Bà con, ai có nhu cầu cung cấp vui lòng liên hệ với mình qua số điện thoại: 097 504 3745 (gặp Liên)

Gửi phản hồi mới

(?)