Châu Âu siết chặt chất lượng hồ tiêu nhập khẩu

, Thị trường hạt tiêu, 20

Nhiều nhà nhập khẩu gia vị lớn tại Đức, Hà Lan vừa gửi cảnh báo đến các doanh nghiệp Việt Nam về quy định siết chặt chất lượng hồ tiêu nhập khẩu từ Việt Nam.

Hồ tiêu thường xảy ra dịch bệnh nên nông dân sử dụng khá nhiều thuốc BVTV.

Hồ tiêu thường xảy ra dịch bệnh nên nông dân sử dụng khá nhiều thuốc BVTV.

Theo đó, thị trường châu Âu phát hiện trong hồ tiêu Việt Nam có dư lượng carbendazim khá phổ biến. Do đó, bắt đầu từ năm 2015, châu Âu sẽ đưa hoạt chất carbendazim vào danh mục cấm nhập. Carbendazim là một chuyển hóa chất của benomyl, được sử dụng rộng rãi như một loại thuốc diệt nấm, rỉ sắt… Các loại thuốc có chứa carbendazim: Acovil 50 SC, Vicarben 50WP, 50SC, Benzimidine 50 SC, Baberim 500 FL, Arin 25SC, 50SC, 50WP, Appencarb super 50FL, 75WG, Agrodazim 50 SL, 500SC…

Các doanh nghiệp xuất khẩu hồ tiêu khuyến cáo nông dân hạn chế tối đa, hoặc không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có chứa hoạt chất carbendazim vì nếu tình trạng hồ tiêu nhiễm hoạt chất carbendazim còn kéo dài, thì hồ tiêu nước ta sẽ bị ép giá mạnh so với tiêu Ấn Độ, Indonesia và Brazil từ năm 2015.

Hiện tại giá hồ tiêu Việt Nam đang ở mức cao, nhiều người đang đổ xô trồng tiêu mà không chú ý đến việc bảo đảm an toàn sinh học sản phẩm. Do đó giá tiêu Việt Nam vẫn thấp hơn Ấn Độ đến 65.000 đồng/kg.

Theo Quang Thuần (Báo Thanh Niên)

*Theo nguồn tin của Business Line, Châu Âu đã từ chối cấp phép cho một lô hàng hạt tiêu nhập khẩu từ Ấn Độ do có dư lượng thuốc carbendazim trừ nấm phổ biến. Các thương nhân xuất khẩu Ấn Độ cho biết lô hàng đó được họ mua từ Việt Nam về tái chế và xuất khẩu.

*Để đảm bảo ATVSTP, không để lại dư lượng hóa chất độc hại, bà con ngừng sử dụng tất cả các loại thuốc BVTV phun trên cây hồ tiêu khoảng 30 ngày trước khi bắt đầu thu hoạch, góp phần nâng cao trách nhiệm bảo vệ thương hiệu hồ tiêu Việt Nam trên thị trường quốc tế. 

Giatieu.com

Báo Giá cà phê qua điện thoại
20 Phản hồiGửi phản hồi mới
  1. Đây là lời cảnh báo chung cho chúng ta. Để giữ cho hạt tiêu có giá trị xuất khẩu, giữ cho giá cao như chúng ta mong đợi, để tiêu VN có giá trị trên thị trường thế giới, và nhất là làm cho vườn tiêu được bền vững chỉ có một cách: hãy dùng phân hữu cơ, mà là phân do chính chúng ta ủ lấy với nấm tricho, vừa rẻ, vừa chính xác, bản thân tôi cũng không tin vào phân vi sinh, phân hữu cơ… trên thị trường. Vì gần nơi tôi ở, một khu đất cỡ 2 sào, đổ tràn đất đen sản xuất phân hữu cơ vi sinh. Tôi vào thăm, họ cương quyết không cho vào. Đứng thật xa, dùng ống nhòm, thấy họ đổ đất vào máy xay, phun nước (?) rồi đóng bao. Vậy mà sau gần 2 năm, mấy chục ngàn khối đất đó đã hết!…
    Việc trị các loại bệnh nấm bằng tricho tôi thường xuyên dùng. Thương hiệu tôi dùng đã được 5 năm, an toàn tuyệt đối, không sảy ra như tình trạng như một số bài trên giatieu.com đã đưa và nhất là không bị chết nhanh, trong khi quanh tôi đã chết rất nhiều. Thuốc hóa học tôi không còn biết.
    Vài dòng chia sẻ.

    • Chào anh Lập.
      Than bùn là nguồn nguyên liệu chính để ủ phân vi sinh hữu cơ mà không phải ở đâu cũng có. Anh không tin vào loại phân này có lẽ là do anh đã gặp phân ủ không đúng cách hay làm ẩu, kém chất lượng, để mà phủ nhận hết thì cũng không đúng anh ạ. Có thể nhà sản xuất không cho anh vào thăm vì “bí mật qui trình sản xuất” họ muốn giữ kín là quyền của họ, chưa đủ để mình kết luận gì.
      Bản thân tôi nhiều năm tìm kiếm qui trình ủ vỏ cà phê nói riêng và ủ các loại phân hữu cơ vi sinh nói chung để phổ biến cho cộng đồng. Vì thấy bà con mình tốn tiền mua phân trong khi nguồn nguyên liệu dồi dào để ủ phân được bà con sử dụng cực kỳ lãng phí, không đúng cách, có khi làm lây bệnh tràn lan phải trả giá rất đắt !
      Anh nói đúng, không gì phòng ngừa bệnh cho cây trồng hơn được nấm Tricho. Tiếc là trên thị trường có quá nhiều hàng giả, hàng kém chất lượng, kèm theo nhận thức phòng bệnh của bà con bị lệch lạc do sự quảng cáo. Ai đời phun thuốc, đổ thuốc hóa học mà nói để phòng ngừa ! Thế mà sự ngộ nhận cứ tràn lan hơn dịch. Tôi từng nói đùa, chắc là mình phải đi viện chích vài mũi kháng sinh để phòng… phòng gì nhỉ !
      Chuyện dư lượng hóa chất, thuốc nấm… trong hạt tiêu tôi cũng nói khi bắt gặp cơ quan chức năng kiểm tra đã cảnh báo công khai trên trang web, 2 lô hàng của một DN FDI nhập vào nước họ năm ngoái, nhưng như nước đổ đầu vịt, như kiểu “cháy nhà hàng xóm bình chân như vại”, kệ họ, không liên quan gì đến mình. Tôi cũng không rõ khi nước ta gia nhập TPP thì nhiều lô hạt tiêu của mình sẽ đi về đâu trước những rào cản kỹ thuật khắc khe hơn nữa, nếu bà con không chuyển biến nhận thức và thay đổi cách chăm sóc, tôi không dám tưởng tượng…
      Thân

    • Con xin chào chú Nguyễn Vịnh!
      Con đoc bài dăng của chú con rất muốn biết cách ủ phân vi sinh hữu cơ bằng vỏ cà phê…, nếu có thể được xin chú chia sẻ thêm cách ủ phân chuồng. Hiện nhà con có chăn nuôi GÀ và CÚT nên có số lượng phân chuồng rất nhiều mà chưa biết cách ủ cho đúng khoa học, vì sợ ủ không đúng cách bỏ vào tiêu, cà phê sẽ gây nấm và có thể làm chết cây. Rất mong nhận đươc phản hồi từ chú.
      Con chân thành cảm ơn!
      mail: quocdennt@gmail.com

    • Đề tài bạn hỏi đã có nhiều bài báo trên trang giatieu.com và giacaphe.com, bà con cũng thảo luận nhiều rồi. Bạn chịu khó tự tìm đọc để nâng cao hiểu biết.
      Ngay sau lời than vản của bác Hoàng Văn Lập là câu hỏi này, đúng là “chán nản” thực sự…

    • Em chào bác Vịnh.
      Nhà em ở Lộc Ninh – Bình Phước hiện tại em có khoảng 2000 trụ tiêu mới trồng, em trồng dây tiêu trung hết. cách đây 3 tháng, tiêu đã lên được khoảng 1m, đất nhà em là loại đất sỏi vàng, rất tốt với trồng tiêu, độ đốc khoảng 40 độ. Em trồng bằng nọc gỗ tạp.
      Hiện tại em có nguồn vỏ cafe rất nhiều, em tính dùng làm phân bón cho tiêu, nhưng lại không biết cách sử dụng chúng.
      Bác có thể tư vấn cho em xem, liệu với đất nhà em có dùng vỏ cafe làm phân bón được không, và cách thức ủ phân cũng như sử dụng nó như thế nào.
      Em cám ơn bác rất nhiều !

  2. Trong SX nông nghiệp thuốc hóa học để phòng trừ sâu bệnh thì không thể không dùng, nhưng phải sử dụng hợp lí để tiết kiệm chi phí đỡ độc hại cho người sử dụng, đất đai và môi trường. Cách phòng sâu bệnh cho vườn tiêu của tôi từ 2005 đến giờ phát huy hiệu quả rất tốt. Một số loại bệnh trên lá khi phát sinh ít thì không cần phải phun thuốc mà để cho cây trồng tự đề kháng hay thiên địch. Bởi vậy vườn tiêu nhà tôi hiện có vài tổ ong mật (năm nào cũng có).
    Ai biết cách lấy mật ong rừng vào thời điểm nào là nhiều mật nhất, xin chỉ giúp.

  3. Kính thưa cộng đồng, tôi muốn canh tác tiêu chỉ bằng phân chuồng. Diệt côn trùng bằng vật lý. Phòng nấm bệnh bằng trico. Không dùng hóa chất, không dùng phân hóa học. Ai có ý kiến gì xin chia sẻ.

    • Tôi đang trồng tiêu hữu cơ 100%, không biết anh ở đâu? chúng ta có thể học hỏi ý tưởng của nhau.
      Thân

    • Chào chú Doanspice
      Cháu còn nhỏ tuổi lắm. Canh tác tiêu theo hướng hữu cơ sinh học, chủ yếu là phân chuồng, phân thuốc vi sinh… Cháu đã thấy vườn tiêu canh tác theo hướng này. Không dùng phân thuốc hóa học.

    • Chào mọi người,

      Mình ở Bù Đăng, Bình Phước. Bạn duongtam ở đâu?
      Mình đang canh tác 6ha tiêu theo phương pháp hữu cơ 100%. Mặc dù đang gặp những khó khăn nhất định về sâu bệnh và dinh dưỡng, nhưng đang rất cố gắng xoay xở để tìm ra quy trình chuẩn.
      Ai có những ý tưởng hay về phòng trừ sâu bệnh, cũng như cung cấp dinh dưỡng xin được chia sẻ.
      Cảm ơn cộng đồng.

  4. Tôi xem bài viết thật bức xúc. Thường như chỗ tôi làm tiêu khi trái tiêu to, chắc phải nửa năm không dùng bất cứ loại thuốc bảo vệ thực vật nào vậy sao lại còn ai phun thuốc lúc thu hoạch. Nhất là cac-ben thật là không hiểu nổi.

  5. Chào các cô, chú, bác, anh chị em.
    Theo cháu nghĩ nên có cơ quan kiểm tra, đơn vị kiểm tra chất lượng hồ tiêu khi hồ tiêu Việt Nam xuất sang Ấn Độ hay một đất nước khác đặc biệt là việc thông qua một nước này để đến một nước khác để đảm bảo chất lượng nguyên thủy và đảm bảo được danh tiếng cho hồ tiêu cho VN. Cũng như nếu có chất kém chất lượng kia thông báo cho bà con, hướng dẫn họ chăm sóc, bón… cho cây một cách khoa học hơn. Đặc biệt là ở nông thôn, vùng sâu vùng xa nơi mà khuyến nông, kỹ sư “lâu lâu đến một lần”, dựa vào kinh nghiệm…

  6. Có vẻ như ta khó thoát cú này vì ở Indo, Malaysia hay Ấn Độ, chính quyền khá cương quyết nên họ kiểm soát được tình hình.
    Dan Viet được biết có một số doanh nghiệp FDI đã biết trước tình hình nên họ chuẩn bị phương tiện xét nghiệm, xây dựng các vùng nguyên liệu canh tác sạch có sự giám sát chặt chẽ của nhân viên cty..vv từ năm 2013 để đáp ứng yêu cầu này. Các doanh nghiệp XNK trong nước trước giờ chỉ mua đi bán lại, gặp cú này là căng. Nếu mong đợi sự tự giác của 100% người trồng tiêu là không thể, mong đợi chính quyền lại càng không. Có vẻ như chúng ta đang bất lực nhìn tai ươn đang đến gần mà không làm gì được.

  7. Mình ở Phú Quốc, nhà có khoảng 3000 nọc tiêu. Hàng năm sau khi thu hoạch xong, vào khoảng tháng 5 khi Phú Quốc bắt đầu có mưa thì người dân bắt đầu bón phân. Ở Phú Quốc ít dùng phân hoá học, chủ yếu dùng phân bò ủ với đất mặt và các loại cá biển (trươc đây dùng cá trích, cá cơm, ruốc, nhưng giờ thường dùng xác mắm vì các loại cá kia giờ giá cao) trung bình mỗi nọc tiêu sẽ được 1kg cá/năm + 1 chén NPK. Cách bón phân ở PQ cũng khác, người ta đào 1 hố to trên dòng tiêu, sau đó gánh 2 ky phân đã được ủ đổ vào hố rồi lắp lại rất kỹ, thường thì sau khi bón phân người ta sẽ tiến hành xới đất và làm lại dòng tiêu luôn để đón trời mưa. Ơr Phú Quốc rất ít dùng thuốc kích thích để phun, vào khoảng tháng 6 khi tiêu ra hoa thì phun thuốc rầy. Hầu hết chỉ dùng 1 loại thuốc BASA, phun khoảng 2 -3 đợt là hết rầy nâu. Vậy là sau đó chỉ làm sạch cỏ trong vườn, đến tết thì bắt đầu thu hoạch. Như vậy thời gian từ khi phun thuốc BASA đến lúc thu hoạch khoảng 5 tháng. Giống tiêu Phú Quốc tuy không đạt sản lượng cao như các vùng khác nhưng ăn bền. Ba mẹ mình trồng vườn tiêu đầu tiên từ năm 1988 đến nay vẫn còn cho trái. Do thu hoạch thành nhiều đợt nên chất lượng hạt tiêu tốt (chỉ thu hoạch những chùm tiêu có trái chín, những chùm chưa chín sẽ thu hoạch vào lượt tiếp theo. Đặt biệt những hạt chín được lựa riêng ra từng hạt để riêng (loại này rất thơm, chất lượng tuyệt hảo)
    Do làm tiêu thủ công nên người trồng tiêu ở Phú Quốc làm thủ công nên người dân còn làm rất cực, ngày nay việc tưới nhỏ giọt đã được áp dụng khá phổ biến. Tuy nhiên việc bón phân và phun thuốc vẫn làm thủ công bằng tay.
    Mình thấy diễn đàn rất hữu ích nên chia sẽ cho mọi người tham khảo cách trồng tiêu cơ bản ở PQ. Rất vui khi được tham gia diễn đàn.
    Trân trọng!

    • Chào bạn Anly!.
      Cho mình hỏi nhà bạn trồng 3000 tiêu/bao nhiêu hecta vậy, trồng trụ xi măng hay hay trên cây khác. Nhà bạn trồng trên đồi rẫy hay đất vườn vậy.
      Cảm ơn bạn nhiều

  8. Chào cộng đồng giatieu.com !
    Tôi đang có 1 lô đất đỏ diện tích 5 sào, tiêu năm thứ 7. Nay tôi định bán. Ai có nhu cầu thì liên hệ sdt: 01679.817181.
    Địa chỉ: Hòa Hiệp, Xuyên Mộc, BRVT.

  9. Lý do: giá tiêu hấp dẫn khiến các dịch vụ ăn theo nở rộ. Các công ty BVTV hội thảo liên tục. Theo khuyến cáo của họ thì mỗi năm đổ thuốc phòng bệnh 4 lần. Với tần suất này tiêu không bệnh rồi cũng sinh bệnh, môi trường bị hủy hoại nghiêm trọng. Nếu một người đổ thì không sao, cả làng đổ thì con người chỉ có nuớc chết, chưa nói đến chất lượng hạt tiêu đầu ra.

  10. Đọc bài báo nầy tôi thấy tôi có chỗ chưa hợp lý. Khi tiêu đã gần thu hoạch thì ai dại gì mà đi phun thuốc vào thời điểm đó, mà là thuốc trừ bệnh nữa chứ. Nên xem lại tiêu VN nếu có bị nhiễm hóa chất ở giai đoạn nào và nguyên nhân khác chứ nguyên nhân bài báo đã khuyến cáo thì chắc là không. Còn về vấn đề dùng thuốc thì tôi mong bà con mình hãy cố gắng sử dụng thuốc có nguồn gốc sinh học và hạn chế tối đa các loại thuốc hóa học để vườn tiêu mình được bềnh vững và tránh được sự nhiễm hóa chất của tiêu VN. Đây là vấn đề sinh tồn của người trồng tiêu đấy bà con ạ. Có đôi lời góp ý cùng bà con, kính chúc bà con khỏe vụ mùa thắng lợi. Thân chào!

Gửi phản hồi mới

(?)