Chư Sê: Tiêu làm cay mắt của người trồng

, Trồng và Chăm sóc Tiêu, 23

(SGTT) – Ít nhất từ mười năm nay, dân xuất khẩu tiêu Việt Nam đã biết đến “hạt tiêu Chư Sê” của tỉnh Gia Lai. Tuy nhiên, hiện nay, người dân trồng tiêu ở huyện Chư Sê đang khóc do nhiều vườn tiêu đột ngột chết. Theo thống kê chưa đầy đủ của Hiệp hội tiêu Chư Sê, hiện vùng đất này có khoảng 5.000ha tiêu kinh doanh. Niên vụ 2012 – 2013, vùng tiêu Chư Sê có sản lượng 20.000 tấn, chiếm 20% sản lượng tiêu toàn quốc.

Đòi ly dị vợ… vì tiêu chết

Tiêu chết hàng loạt trên vùng tiêu Chư Sê - Gia Lai

Tiêu chết hàng loạt trên vùng tiêu Chư Sê – Gia Lai

Người dân thôn 1 (xã IaBlang, Chư Sê) đang xôn xao chuyện ông Tính đòi ly dị vợ vì lý do “vợ không hạp với tiêu nên tiêu chết” dù đã có hai mặt con. Theo cư dân địa phương, do tiêu bị chết nhiều, nên ông Tính hoá điên như vậy. Trong một lần tỉnh táo, ông Tính cho biết tính đến nay đã chết 2.000 trụ tiêu đang vào giai đoạn sung sức (năm kinh doanh thứ 7).

Niên vụ 2011 – 2012, bà Nguyễn Thị Tiếp (thôn 2, xã IaBlang, Chư Sê) thu được 12 tấn tiêu khô trên 3.000 trụ kinh doanh năm thứ 11, bình quân một trụ là 4kg tiêu khô. Nhưng sau khi thu hoạch xong, tháng 6.2012, vườn tiêu của bà Tiếp bắt đầu xuống sức, nhiễm bệnh và chết nhanh. Bà Tiếp không tiếc tiền mua thuốc về xử lý, nhưng bà không ngăn chặn được hiện tượng trên. “Năm ngoái, chết khoảng 500 trụ, tôi đã trồng mới. Chỉ riêng trong năm nay, tôi mất 2.000 trụ tiêu”, bà Tiếp nói trong nước mắt. Cứ tính theo năng suất của năm trước, bà Tiếp đã mất 1,2 tỉ đồng. Đó là chưa kể tiền mua phân, thuốc chữa bệnh và xăng dầu tưới trong mùa khô vừa qua.

Ông Đỗ Văn Bảo (thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê) vay mượn vốn của ngân hàng để trồng tiêu. Ông Bảo nhẩm tính, với 1.500 trụ tiêu kinh doanh năm thứ 5, năm nay sẽ thu 4,5 tấn với số tiền khoảng 600 triệu đồng, sau khi trừ hết chi phí, sẽ lãi khoảng 400 triệu đồng, đủ sức trả vốn gốc và lãi cho ngân hàng, còn dư chút đỉnh chuẩn bị cho mùa khô tới. Tuy nhiên, cơn bão số 11 vừa dứt, ông Bảo đi thăm vườn tiêu ở xã Ia Vê (huyện Chư Prông, Gia Lai), cách nhà 20km, thì hỡi ôi, 500 trụ tiêu của ông trồng đã chết khô cành từ lúc nào!

Sẽ còn “chết” tiếp!

Giới “chuyên gia” về tiêu của vùng tiêu Chư Sê đã nhận định như vậy. “Có những vườn tiêu, nhìn thấy “đã con mắt”, nhưng chỉ vài tuần là tiêu thiệt. Có những vườn chết đến 75%. Đau quá! Xót lắm! nhưng đành bó tay”, một lão nông nhận định. Giới trồng tiêu ở Chư Sê và Chư Puh (huyện mới tách từ Chư Sê) không thể tin rằng năm nay tiêu lại chết nhiều và nhanh như vậy. Đầu mùa mưa (tháng 5), khi nhìn thấy tiêu trổ cành dài, những người trồng tiêu đã nghĩ tới một niên vụ được mùa. Nhưng từ tháng 9, lượng mưa ngày càng tăng, làm cho mực nước ngầm tăng khủng khiếp, mực nước ở nhiều giếng đã ngang với mặt đất. Nhiều vùng đất ngập nước, nước mạch xì ra trên mặt đất. Lúc đó, nhiều hộ trồng tiêu đã nhanh tay đào rãnh thoát nước, nhưng đã muộn!

Ông Hoàng Phước Bính, phó chủ tịch Hiệp hội tiêu Chư Sê cho biết: “Năm nay, Chư Sê mưa nhiều thiệt, nên mới có hiện tượng úng ngập. Nhiều gò đất cao, mà cũng có mạch. Với cây tiêu, úng là chết. Rễ tiêu mẫn cảm với nước lắm, chỉ cần ngậm nước vài ngày là thối”. Theo ông Bính, những vườn tiêu bị úng ngập, nấm Phytophthora sẽ phát triển nhanh, là tác nhân chính gây ra hiện tượng chết nhanh của tiêu.

Lỗi do dân?

Ông Bính nói rằng, hơn 1.600 hội viên của Hiệp hội tiêu Chư Sê thường xuyên được cảnh báo về kỹ thuật canh tác, thổ nhưỡng cho cây tiêu… nhưng không ít hội viên, vì chạy theo lợi nhuận của cây tiêu, mà họ bất chấp những cảnh báo trên, nên việc tiêu chết nhanh, úng thối rễ là do người dân. “Hiện tượng tiêu chết nhiều có yếu tố khách quan lẫn chủ quan. Khách quan là do mưa nhiều. Nhưng quan trọng là người trồng tiêu đã không tuân thủ theo những biện pháp canh tác, sử dụng thuốc đã được khuyến cáo. Nhiều hộ dân cứ thấy đất trống là trồng, không cần biết đất đó có phù hợp với tiêu hay không. Người dân trồng tiêu quá lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân hoá học, mà ít đầu tư phân hữu cơ, hữu cơ vi sinh, sinh học”, một cán bộ kỹ thuật của công ty kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật tại Chư Sê nói.

Tuy nhiên, nhiều hộ trồng tiêu cho rằng, do không có thu thuế từ cây tiêu, nên lãnh đạo huyện đã không mặn mà việc hỗ trợ người dân trồng tiêu. Còn theo một lãnh đạo huyện Chư Sê, phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện đang yêu cầu các xã báo cáo diện tích và số lượng tiêu chết để có giải pháp hỗ trợ nông dân như cử cán bộ kỹ thuật, cho vay vốn…

Theo SGTT

Báo Giá cà phê qua điện thoại
23 Phản hồiGửi phản hồi mới
  1. Hiện tượng Tiêu chết dịch hàng loạt không riêng ở Gia lai đâu, hiện nay ở Buôn Ma Thuột, Daklak rất nhiều hộ gia đình đã tay trắng vì nguồn thu nhập chính đã bị …Cup. Còn rất nhiều hộ nông dân cũng đang phải đứng nhìn vười tiêu mỗi ngày chết đi hàng chục trụ mặc dù đã thuê Kỹ sư, mua thuốc về để trị bệnh nhưng cuối cùng là … vô phương, tiền vẫn mất tật vẫn mang. Bệnh của tiêu giống như giai đoạn cuối của căn bệnh Ung thư chưa có thuốc đặc trị. Việc này đang đòi hỏi trách nhiệm của các nhà khoa học phải vào cuộc.
    Còn việc ở Chư Sê lãnh đạo huyện không mặn mà giúp họ do SP tiêu không chịu thuế… thì cũng không đúng vì chính những người lãnh đạo này có lẽ nào không hiểu rằng khi SP tiêu của người dân bán đi để mua hàng tiêu dùng… đều phải chịu thuế mà thuế cao là đằng khác. VD như họ mua Xăng, dầu, điện để tưới cho tiêu thôi, họ đã phải chịu mức thuế suất 10% rồi còn gì mà họ đâu được khấu trừ hay hoàn thuế như DN. Còn cả hàng ngàn SP hàng hóa khác mà người dân phải mua sắm, tiệu dùng trong đời sống thì thử hỏi tiêu có phải chịu thuế hay không thì ai cũng biết chứ, cho dù trực tiếp hay gián tiếp! Có ai đó trong LĐ huyện Chư Sê mà có suy nghĩ lệch lạc hay nhận thức… có vấn đề hay tầm nhìn …thấp thì cần cập nhật thêm kiến thức.

  2. Chào tất cả bà con ! Tiêu đang có giá mà thấy những hình ảnh tiêu chết như thế này ai mà chằng đau lòng .
    Nhưng bà con có chú ý xem ảnh tiêu chết ở trên, dân mình trồng tiêu trong hố sâu thế nếu mưa nhiều sao tiêu không bị ngập úng mà chết hàng loạt…
    Tiêu trồng trên gò cao hay vun gốc cũng bị chết nhanh nhưng ít khi xảy ra đồng loạt.

  3. Chư Sê nói riêng và Gia Lai nói chung là vùng trồng tiêu lâu năm có tiếng sao bây giờ tiêu chết quá nhiều vậy? Có lẽ bà con nên làm ngược lại một số khâu chăm sóc với cách làm cũ thì sẽ hạn chế được tiêu chết! Ví như vét bồn nông hơn, vùng quanh gốc vun đất lấp hết, lấp gốc làm sao mà khi trời mưa không có gió đất vùng gốc vẫn khô. Gốc cây không cho tiếp xúc với nắng, nước và phân bón đễ tránh nấm xâm nhập. Không xới xáo quanh vùng rễ tránh tổn thương khiến nấm, tuyến trùng dễ tấn công. Bón phân hóa học vừa phải mỗi lần bón một ít, hạn chế tối đa thuốc hóa học. Tăng sử dụng hữu cơ và sinh học. Đất vườn ướt hạn chế vào ra. Tuyệt đối không chạy đua năng suất vì sức cây có hạn! Nên trồng tiêu bằng cây trụ sống bởi vì cây trụ sống che bóng làm tiêu bớt nóng, lá cây trụ sống làm đất tăng chất hữu cơ, rễ cây trụ sống hút chất nuôi trụ nuôi luôn cả tiêu do rễ phụ của tiêu hút nhựa ở cây làm trụ. Những vườn đã trồng bằng trụ chết thì nên cách quảng trồng xen cây trụ sống vào sẽ tốt hơn v.v… Còn nhiều khâu chăm sóc khác nữa và cũng tùy theo vùng đất canh tác mà bà con cần tìm hiểu thêm để áp dụng.

  4. Ngừa bệnh chữa bệnh cho tiêu thất bại, bệnh lây lan theo cấp số C!, đã thách thức: hiệu quả vật tư nông nghiệp, kinh nghiệm, kỹ thuật, khoa hoc, hiểu biết hiện nay, làm cách nào để tránh tình trạng ly dị vợ vì tiêu ? hay phải đành bo1tay.com… Đề nghị cuả mình là :
    1/dùng hỏa công (stapingout) trên diện rộng có sự giám sát chặt chẽ các cơ quan chức năng, để dập dịch.
    2/về lâu dài, nghiên cứu thuốc chủng ngừa (như trên động vật) chích thẳng vào dây tiêu, để tạo ra kháng thế chống bệnh. Với trình độ tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện nay là diều có thể… mình sẽ trình bày đề tài này với các bạn mình trong lần gặp mặt tới.

  5. Chào anh @hienchau. Tôi ở Cẩm Mỹ Đồng Nai, đọc rất nhiều bài của anh trên diễn dàn tôi đồng tình với quan điểm của anh. Nông dân mình hiện tại trong canh tác còn quá tham lam nhưng lại không nắm được đặc điểm sinh trưởng của từng loại cây trồng và nóng nhứt là cây tiêu hiện nay. Hậu quả nhãn tiền, thật đau đớn lòng, ít dòng tâm sự cùng anh, thân ái chào.

  6. Bác @hienchau.
    Mong bác tìm ra giải pháp bơm chích thẳng vào gốc tiêu. Đây cũng là 1 vấn đề nan giải. Nếu giải quyết được thì tuyệt vời. Khi cây tiêu bệnh, rễ yếu, khả năng hấp thu qua lá cũng yếu. Nếu được tiêm vào “tĩnh mạch” thì còn gì bằng. Bác thử vận dụng nguyên lý hoạt động của rễ xem có thể đưa thuốc trực tiếp vào rễ cái (vì lông hút đã bị hỏng chẳng hạn), nếu đưa vào gốc thì những bó mạch của gốc quá già, hút, lưu chuyển thuốc sẽ yếu đi chăng ? Cháu tin rằng với những hiểu biết và suy nghĩ đột phá của bác sẽ giúp ích được nhiều cho cộng đồng với những cái mới, kế thừa truyền thống, vận dụng khoa học . Chúc bác thành công ( Nếu ngày nào đó cháu nắm bắt được 30% kỹ thuật để điều khiển cây hồ tiêu, cho phép cháu được gặp gỡ, học hỏi thêm ở bác).
    Chúc bà con Chư Sê và bà con cộng đồng vượt qua đại dịch, vượt qua khó khăn. Thành công trong niềm đam mê và cũng là miếng cơm manh áo của mình.

    • Mình vừa tiếp xúc với 1 bác sĩ, làm ở 1 công ty sản xuất thuốc chủng hàng đầu thế giới đặc vấn đề vacin miễn dịch cho cây trồng thì được trả lời: sinh lý động vật khác với sinh lý thực vật, ở thực vật không có tế bào B (tế bào bộ nhớ) nên việc nghiên cứu vacin để tạo ra kháng thể cho cây trồng chống bệnh là không làm được, còn việc cắt gene mẫn cảm hoặc cấy gene chống bệnh cho cây trồng cũng không làm được, vì chưa biết gene nào mang đặc tính ấy. Vậy về lâu dài vẫn còn bế tắc.

    • Không cần vắc xin đâu, pseudomonas vẫn có thể đi vào thân rễ cây tiêu và kháng lại rất nhiều sâu bệnh, ngoài ra chọn vùng đất trồng tiêu hợp lý canh tác theo hướng HCSH vẩn rất thành công… Thân.

  7. Làm nông dân, ai mà không thấm nhưng nỗi đau về được mất rủi may, gian nan, vất vả với nắng mưa sương gió, ở thời diểm tiêu chết hàng loạt, gây thiệt hại lớn. Bức xúc, mình có gọi dt đến mấy ông có chút quen biết, để trình bày và than thở, thì nhận đươc các trả lời này:
    -ông cung ứng vật tư NN: ở dây nhiều sản phẩm vtnn cho cây tiêu sao anh không lấy về dùng… (giá cả trên trời)
    -ông khoa hoc: đáng tiếc, không phải việc của mình…
    -Đặc biệt ông làm nhà nước: người nông dân phải biết tự cứu mình… vậy đấy!

    Thôi thì ở đây mình trình bày chút kinh nghiêm và hiểu biết của mình về cách thoát nước cho vườn tiêu:
    Những việc phải làm như trên diễn đàn, và các bạn hướng dẫn, nhưng chưa đủ, rất cần bổ túc thêm giải pháp sinh học như dùng vi sinh lam xốp đất, nuôi côn trùng để đào hang trong dất nhất là cây muồng vàng và cỏ (kể cả cỏ dại). Trong quá trình sinh trưởng rễ cây cỏ chết đi rồi tái tạo sẽ hình thành một hệ thống như hệ thống mạch máu trong cơ thể. Chính hệ thống này dẫn không khí xuống rễ tiêu và làm rút nước khi mưa nhiều, theo hướng trực di. Thân và lá cây cỏ còn hấp thụ nước để bốc hơi, và khi trời nắng thì còn nhiều chuyện lợi khác… Mình đã làm đối chứng cho tiêu trên 5 tháng tuổi chỉ được làm sạch cỏ 1,5 m2 cho tiêu, kết quả trên mức tưởng tượng. Rất mong các bạn ứng dụng thông tin này… để khỏi phụ lòng người gõ phím.

    • Bác hiền châu thân ! Xem mình lại là chính, ngoài tác động được đâu, trách mấy nhà cầm quyền thì xuống lổ cũng trách chưa hết. Hơn nữa tôi thấy kiến thức có thể làm thay đổi số phận, nếu người trồng tiêu mà học hỏi nghiên cứu kỹ thì thất bại sẽ hạn chế… thân chào!

  8. Chào mọi người. Tôi ở Chư Sê Gia Lai. Năm nay tiêu chết gọi là khủng khiêp không chỉ do người làm mà còn nhiều lý do khác. Chẳng hạn như mưa nhiều, kỹ thuật vẫn ở xa người dân. Người dân ít tiếp xúc trực tiếp với các nhà khoa học. Trên sách báo, ti vi thì nói chung chung quá, xem đọc rất là khó hiểu mà không phải ai cũng lên mạng để tìm tài liệu. Như tiêu nhà tôi, đất không úng nước, trồng bằng trụ sống, thưa 7 m môt trụ vì trồng xen cà phê. Còn chăm sóc chủ yếu bằng phân hữu cơ mà vẫn bị chêt khoảng 10%. Vây người trồng tiêu mong các cấp chính quyền và các nhà khoa học sớm có những biện pháp để dập tắt bệnh dịch này.

  9. Bạn này nói mà ko nghĩ. Ở đâu ko biết còn ở Chư Sê có hiệp hội hồ tiêu của huyên chăm lo hỗ trợ kỹ thuật cho bà con nông dân. Chắc những hộ trồng tiêu đó ko phải là hội viên hay do họ ko yêu cầu nên hiệp hội cũng ko quan tâm tới.

  10. Chào BaSum. Tôi và những người xóm tôi không ở trong hiêp hội. Đúng là tôi nói có sơ xuất mong anh thông cảm. Nhưng tôi nghe ông Tiến cũng là hội viên tiêu biểu và những hội viên của hiệp hội cũng chết rất nhiều không kém gì những người ở ngoài Hiệp Hội. Năm tới hiệp hội có nhũng giải pháp khả quan nào hay không?

  11. Bác Minh Vịnh, cho em hỏi vườn tiêu nhà em trồng năm thứ 2, vừa qua đôn gốc em bỏ phân sát gốc và lấp phân lại, sau 1 thời gian khoảng 20 ngày 1 số trụ bị chuyển màu hơi vàng, em kiểm tra bộ rễ thấy bi đen, số rễ còn lại bị u cục, hiện nay một số bụi bị rụng lá gốc và thối gốc và rễ, cho em hỏi cần dùng thuốc gì và cách điều trị như thế nào?

  12. Bác Minh Vịnh cho em hỏi thêm sau khi em dung Sunfat đồng với vôi pha chế thành dung dịch boocdo với hàm lượng 1:1:100 rồi có phun được trên cây hồ tiêu kg? 1 số người em hỏi tỷ lệ như vậy phun lên lá sẽ bị rụng lá và đốt, mong bác tư vấn giùm, em cảm ơn nhiều.

  13. Chào anh Dinh Xuan Bay!
    Cách bón phân của anh là sai hoàn toàn. Kể cả bao bì nhà sản xuất vẫn có ghi cách bón là theo tán lá.
    Cũng may nó là tiêu con nên thế chứ tiêu kinh doanh thì đau lòng lắm.
    Anh đôn tiêu để dập dây cũng bị hiện tượng vàng lá, ngoài ra thối rễ và rễ bị u cục nó là do tuyến trùng sau đó bón phân phạm rễ nên cháy rễ đen đầu hoặc nấm fusarium,… tấn công làm thối rễ gây vàng lá chết chậm.
    Anh nên dùng phân sinh học hồi phục rễ giải độc cho đất kết hợp thuốc ngừa tuyến trùng trị cho cây. Sau vài ngày nếu thấy bung rễ mới cây sẽ khỏi, còn không thì xin chia buồn.
    Dung dịch boocdo 1% xịt tốt trên cây nó chỉ làm rụng lá già lá bệnh tật. Rụng lá và đốt là do người ta dùng quá liều. xịt ướt ròng ròng sai qui cách. Cũng có thể là boocdo đó họ pha chưa đạt.
    Thân!

  14. Chào anh Dinh Xuan Bay!
    Tôi góp ý thêm cho anh trong cách pha chế dung dịch Boocdo. Để pha tỷ lệ 1% anh có thể lấy dư vôi như 1kg đồng sunphát, 1,3đến 1,5kg vôi bột, 100 lít nước. Mình pha như vậy thành công 100%.
    Thân!

    • Chào các bạn.
      Các bạn thử hòa loãng một ít nước vôi rồi phun lên vài loại lá cây trong vườn mình.
      Vài ngày sau, các bạn lên diễn đàn chia sẻ: Điều gì đã xảy ra?

  15. Chào cộng đồng. Chào bà con trồng tiêu ở Chư Sê !
    Thành thật chia buồn.
    Năm ngoái tôi có vào trang web của Hiệp hội hồ tiêu Chư Sê, trong đó có thông báo cho hội viên có trồng giống tiêu Phú Quốc và Vĩnh Linh là rạch rãnh xung quanh tán lá của trụ tiêu để bón phân, nếu ai làm theo cách này gặp mưa nhiều Tiêu tắc tử 100%.
    Tiêu bị đứt rễ cũng như ta bị thương nếu không sát trùng xẽ bị nhiễm trùng cơ hội . Bạn thử nghĩ xem, ở bệnh viện khi phẫu thuật quan trọng nhất là vấn đề gì tự bạn trả lời. Khi tiêu bị đứt rễ, sự nhiễm trùng cơ hội sẽ xảy ra, nhất là tuyến trùng và các loại nấm hại. Nếu không có biện pháp phòng ngay lập tức thì tương lai tiêu chết là điều hiển nhiên.
    Người trồng tiêu ở vùng tôi và kể cả các bạn có hỏi tôi hiểu bao nhiêu về cây tiêu. Tôi thật thà trả lời rằng mới hiểu được khoảng 50 – 60% chứ không nhiều. Có chút ít kinh nghiệm trải lòng cùng các bạn.
    Cảm ơn các bạn đã quan tâm. Chào thân ái !

  16. Chào bác Vịnh. Cho hỏi tại sao tiêu nhà tôi 2 năm tuổi bỗng dưng mấy ngày nay bị vàng lá từ trên xuống như sắp chết, xin cho biết tiêu bị gì và làm sao khắc phục tình trạng này.

  17. Bác Vịnh và cộng đồng Giatieu.com cho em hỏi: để trồng tiêu khâu chuẩn bị đất phải xử lí như thế nào? Em đang chuẩn bị trồng 1000 m2 trụ bê tông vì mới trồng lần đầu nên em không biết. Em cám ơn và chúc bác luôn khoẻ!

Gửi phản hồi mới

(?)