Đài Loan từ chối nhập lô tiêu Việt Nam do dư lượng thuốc trừ sâu

, Thị trường hạt tiêu, 35

Theo tin từ Cơ quan Thông tấn Trung Ương Đài Loan (CNA), Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) cho biết một lô hàng 25 tấn tiêu đen từ Việt Nam đã không được cấp phép nhập vào Đài Loan do phát hiện dư lượng thuốc trừ sâu quá mức.

Lô hàng này do công ty Tomax Enterprise, một nhà kinh doanh gia vị nổi tiếng ở Đài Loan nhập khẩu trong tháng 5.

Trong cuộc kiểm tra an toàn mới nhất của FDA, hạt tiêu là một trong 12 mặt hàng bị từ chối cấp phép thông quan vào thị trường Đài Loan vì dư lượng thuốc trừ sâu, kim loại nặng hoặc các chất tẩy trắng quá mức.

Theo FDA, ngoài lô tiêu đen từ Việt Nam, các mặt hàng bị từ chối khác bao gồm củ cải trắng Trung Quốc, cải bắp Hàn Quốc, măng tây Thái Lan, gạo lứt Việt Nam, tôm hùm đông lạnh Brasil, mực ống Nhật Bản…

Báo Giá cà phê qua điện thoại
35 Phản hồiGửi phản hồi mới
    • Cà phê cũng có nhưng do ít phun thuốc BVTV nên không dư.
      Dư lượng là lượng quá mức cho phép !

  1. Rồi đây mặt hàng tiêu của Việt Nam sẽ đi về đâu ?
    Người dân Việt Nam mình tham chạy theo số lượng, không quan tâm đến chất lượng sau này hậu quả sẽ còn nặng nề hơn. Mất thị trường, mất khách hàng, khách hàng sẽ tìm lý do chất lượng để ép giá VN, giống như mặt hàng gạo.
    Hãy nhìn sang cách phát triển của Campuchia, họ phát triển rất bền vững và có tương lai…

  2. Do thuốc BVTV chủ yếu là bám bên ngoài, với hạt cà phê chủ yếu lấy nhân bên trong nên nhiễm không nặng lắm.

  3. Đài Loan kết luận tiêu VN dư lượng thuốc trừ sâu là không hợp lý, vì đến thời kì hạt tiêu đã vào sọ cho tới lúc thu hoạch là khoảng 04 tháng, không nhà vườn sử dụng thuốc trừ sâu cả.

  4. Nhập tiêu đen mà dư chất tẩy trắng.
    Nhà tôi trồng tiêu đã mấy chục năm, truớc khi thu hoạch ít nhất 3 tháng không phun thuốc trừ sâu, mà cũng chẳng ai phun làm gì vì sâu ít hại vào thời điểm đó.
    Vậy dư thuốc trừ sâu ở đâu ra ?
    Tôi nghĩ nhà xuất khẩu sẽ trả lời được câu hỏi này,
    Nếu không phải do người nông dân gây ra vậy thì ai sẽ là người bảo vệ họ ?
    Sau không thấy ai quan tâm vấn đề đó vậy? Tội cho người nông dân.

  5. Ai làm cho hạt tiêu Việt Nam nhiễm dư lượng?
    Xin thưa:
    1) Ông nhà nước
    – Cục BVTV cấp phép thuốc và quản lý thuốc chưa tốt
    – Cục trồng trọt không có 1 quy trình chuẩn về canh tác hồ tiêu
    2) Ông nông dân: Sợ cây bệnh, cây chết, muốn năng suất cao, tiêu đẹp… nên phun xịt rất nhiều thuốc kể cả thuốc cấm)
    3) Ông doanh nghiệp: Không kiểm tra kỹ trước khi xuất hàng.
    Do vậy kết luận là:
    Tất cả các ông đều góp công làm ra hạt tiêu có dư lượng thuốc BVTV cao.

  6. “Ông” XNK đang là “ông” tích cực nhất trong việc sửa sai, lô nào không đạt “ổng” sẽ hổng có mua.

  7. Giá tiêu lao dốc !
    Ai “làm giá tiêu lao dốc”, thưa : Các đại gia và các nhà xuất khẩu. Các bạn nghĩ sao ?

  8. Tiêu Việt Nam có dư lượng thuốc trừ sâu, kim loại nặng hoặc các chất tẩy trắng quá mức… Đừng đổ lỗi cho nông dân trồng tiêu, chỉ một phần nhỏ nào mà thôi. Cái chính là do thương lái mua về dùng thuốc bảo quản, rồi nào trộn tạp chất để cho nặng ký, các chất tẩy trắng như quý vị nói đó chính là người mua làm ra mà thôi chứ không phải người dân trồng tiêu nào làm vậy cả. Chính vì vậy bộ phận nào quản lý được giai đoạn mua từ người dân về tới khi bán xuất đi cho nước bạn thật nghiêm thì giá tiêu Việt Nam mới có thể có tiếgn nói được với tiêu các nước trên thế giới như trước đây.
    Mọi người thử xem mặt hàng gì có giá đắt đỏ thì có hàng giả, hàng nhái chạy theo hàng thật ngay thôi.

    • Chào bạn !
      Trên bài viết nói hạt tiêu là 1 trong 12 mặt hàng từ chối thông quan vì bị dư lượng thuốc trừ sâu, kim loại nặng và các chất tẩy trắng nói chung chứ không khẳng định hạt tiêu bị dư lượng các chất tẩy trắng hay kim loại nặng.
      Nhưng trên tiêu đề khẳng định rõ là dư lượng thuốc sâu nói chung theo tiếng Anh, trong khi tiếng Việt dùng khái niệm BVTV, nên không chỉ là thuốc râu rầy thôi đâu !
      Thân

  9. Không bàn là “ai” mà cần bàn là “tại sao” giá tiêu lao dốc và “cơ chế lao dốc như thế nào?”

    Bất kỳ món hàng nào cũng vậy, khi mà số lượng muốn bán nhiều hơn lượng hàng cần được mua thì giá sẽ giảm và ngược lại. Đó là lý do tại sao giá tiêu giảm.
    “Số lượng hàng muốn bán” là tổng lượng hàng cần bán trên thị trường toàn cầu, bao gồm: VN, Cam, Indo, Brazil,…

    “Cơ chế lao dốc như thế nào”: do nợ nần tạo ra áp lực bán. Bất kỳ món hàng nào cũng vậy, khi giá tăng, người ta vay mượn để đầu tư: mua trữ và đầu tư sản xuất (trồng) mặt hàng đó.
    Khi số lượng muốn bán nhiều hơn số muốn mua, một số hàng sẽ bị ế. Nếu như không vay mượn thì ế cũng không sao, khổ nỗi là vay thì phải trả lãi vay, khi bị ế thì chính áp lực trả lãi vay buộc con nợ phải bán hàng để trả nợ, giảm thiểu lãi suất phải trả.
    Hiện giờ thì những bạn hàng trung gian đã ôm hàng lúc 90-95k, dân Cam, Indo đang gánh chịu áp lực nợ nần rất lớn, chính họ đang phải bán cắt lỗ làm cho giá rớt.

    Các đại gia, chỉ đơn giản là giảm tốc độ mua thôi chứ họ không thể làm gì hơn cho giá lao dốc.

  10. Nhà mình lâu nay toàn canh tác hữu cơ, sử dụng phân vi sinh, phân hữu cơ, rất hạn chế dùng thuốc hóa học. Cái “dư lượng thuốc trừ sâu” như tiêu đề bài viết chủ yếu phát sinh từ các trung gian mua thuốc hóa học về bảo quản tẩy trắng thôi. Ở nhà vườn hái xong là phơi khô cho vào bao nilon kín ngay ko cần phải dùng thuốc gì hết.

  11. Có rất nhiều nguyên nhân làm hạt tiêu nhiễm thuốc BVTV, dưới góc độ quan sát (cách nông dân làm nhiễm) mình thấy là họ sai lầm chỗ là xen canh giữa cây tiêu với cà phê, điều, bơ. Vì mùa thu cà phê thì xịt kiến, nở xong hoa lại xịt rầy mà cà phê ko xịt rầy, rệp thì thất mùa. Điều, bơ ra bông, lá non, bị sâu rớm đỏ ăn cũng buộc xịt. Ba loại này đều trùng vào lúc thu hạt tiêu.

  12. Chào bác Nguyễn Vịnh. Bác có thể cho em xin email của bác được không. Em có một số vấn đề cần bác tư vấn…

  13. Mọi người lên đây bình loạn ghê quá. Ai cũng trách móc đổ lỗi cho người khác không ah. Trong khi có mấy ai biết quy trình trồng tiêu sạch đâu. Với lại xin hỏi giá cafe, giá điều, giá cao su và các loại nông sản khác như hiện nay thì bạn nghĩ giá tiêu bao nhiêu là vừa ?

  14. Xin hỏi anh Nguyễn Vịnh, sau thu hoạch người ta rửa vườn tiêu bằng cách tưới sunfat đồng vào gốc tiêu hoặc hòa boocdo tưới có được không?

    • Trước đây tôi cũng thường rửa vườn sau thu hoạch bằng các thuốc gốc đồng. Nhưng quá trình nhiều năm quan sát thấy thuốc gốc đồng có mặt trái là làm cây mau già cỗi, thay vì cây có tuổi kinh doanh hơn 20 năm thì chỉ còn 10-12 năm là năng suất giảm mạnh. Nên tôi thay thuốc khác bất kỳ miễn sao có hiệu quả rửa sạch nấm bệnh và hạn chế dùng thuốc gốc đồng.

    • Chào các bạn.
      Rửa vườn sau thu hoạch có 2 mục đích chính :
      – Rửa cây bằng thuốc diệt nấm hay các thuốc gốc đồng để tiêu diệt mầm bệnh, diệt nấm có hại trên lá như thán thư địa y và cho các lá già lá bệnh tật rụng đi, cây sạch sẽ để bước vào vụ mới.
      – Vi lượng đồng sẽ thúc đẩy cây ngủ sâu hơn và kết hợp với khô hạn do việc hãm nước để sản sinh Acid Absisic kích thích phân hóa mầm hoa mới phát triển thành hoa.
      Tuy nhiên, do sử dụng thuốc gốc đồng quá mức để xử lý nấm bệnh quanh năm sẽ làm cây mau già cỗi, rút ngắn tuổi kinh doanh. Cần có sự lựa chọn và điều chỉnh hợp lý.
      Thân

  15. Tầm sư học đạo ! Không biết thì hỏi – chưa giỏi phaỉ học – muốn học phải chịu khó đọc . Rất thông cảm !
    Mỗi mùa thu hoạch xong dân trồng tiêu dùng thuốc gốc đồng phun xịt cho tiêu – gọi là rửa vườn (giống như ta ăn xong phải rửa mâm bát vậy)
    Rất nhẹ nhàng và đơn giản !

  16. Rất cám ơn các anh cho lời khuyên bổ ích, vì rửa vườn sau thu hoạch là việc làm rất mới. Chỗ tôi Quảng Trị chưa ai làm, tôi vào trang giatieu.com mới biết và để học hỏi những người có kiến thức và có tâm huyết với cộng đồng.

  17. Chào bác Duy Quang và cộng đồng… Quảng Trị năm nay rất khó làm bông vì đã có rất nhiều cơn mưa trái mùa… Tiêu tơ hầu như đã ra hoa, một số tiêu kinh doanh ra lá non rồi trong khi nhiều vườn chưa thu hoạch xong. Em dự tính phun Eddy mà không biết có ảnh hưởng nhiều tới tiêu kinh doanh không nữa.

    • Cảnh báo ! Phải cẩn thận với tác hại của thuốc gốc đồng khi tiêu đang ra bông, nuôi trái…

  18. Tôi nghĩ hạt tiêu có bị dư lượng thuốc trừ sâu. Vì thực tế là hàng xóm nhà tôi trước khi hái tiêu đều xịt thuốc sâu để diệt kiến. Tôi ý thức được sự độc hại nên xịt trước 1 tháng. Có lô không kịp xịt đành để vậy người hái kêu quá trời, họ thì cực mà lại không đạt công. Rất nhiều nhà toàn xịt được mấy ngày là hái ngay.

  19. Dân mình hay đổ thừa lắm, nông dân bảo tại thương lái, thương lái bảo mình không làm, cty XNK dựng chuyện ép giá, cty XNK bó tay không biết giải quyết từ khâu nào, chỉ biết là hàng đến tay mình là đã nhiễm rồi.

    Hic, dân không tự cứu mình thì ai sẽ cứu đây?

  20. Lại đỗ thừa cho nông dân. Nếu tiêu bị nhiễm thuốc BVTV thì Cty XNK không mua, thì các đại lý sẽ không mua tiêu bị nhiễm thuốc BVTV của nông dân, thì nông dân sẽ làm tiêu không nhiễm thuốc BVTV. Chỗ tôi mọi người chỉ xịt trước và sau ra bông 1 tháng, còn sau đó là chỉ bón phân chăm sóc ở phần gốc không xịt bất cứ loại thuốc nào lên cây, thì làm sao mà nhiễm thuốc BVTV.

  21. Nếu tiêu có kiến bà con nông dân mình không cần xịt thuốc trừ kiến mà mua cá xay để vài ngày cho có mùi hay mắm ruốc cũng được, trộn với Regent quẹt vào giữa thân nọc tiêu bảo đảm không có con kiến nào còn sót.

  22. Bây giờ người ta đâu còn phun thuốc diệt kiến trước khi thu hoạch tiêu hoặc cafe nữa mà dùng thuốc regent trộn với cá hoặc các loài mồi khác để bả kiến, cách làm này có hơn chục năm nay rồi. Về việc phun thuốc diệt kiến trước khi thu hoạch của bạn vô tình làm ảnh hưởng không hay đến hình ảnh hồ tiêu của Việt nam. Mong rằng các bạn thay đổi cách làm của mình một cách hay hơn.

  23. Những bạn lên đây đều cho rằng mình không sử dụng thuốc BVTV nhưng các bạn không ai nói mình đã dùng biện pháp gì để phòng chống sâu bệnh cả, vậy có đáng tin không ?
    Chỉ cần nình vào các con số thống kê như số lượng + ngoại tệ bỏ ra để nhập khẩu, số Công ty SX, KD thuốc trong nước, số nhập khẩu, số cửa hàng bán thuốc tại địa phương thì sẽ ước lượng số thuốc BVTV bà con xài… Tôi đơn cử như ở xã tôi thuộc loại ít nhưng đã có 7 cửa hàng bán thuốc BVTV, vậy trong 1 huyện, 1 tỉnh… là bao nhiêu ?

  24. Trên thế giới này có biết bao cây cần thuốc BVTV. Riêng cây tiêu theo mình nếu sử dụng hóa học nhiều thì năng suất cao , nhiễm hóa chất tuổi thọ cây trồng thấp, nói chung là ảnh hưởng đến môi trường và ATVSTP. Còn canh tác sinh học thì năng suất có thể giảm nhưng môi trường trong sạch, giá cả có thể cao hơn, giảm chi phí thuốc BVTV, tuổi thọ cây cao hơn. Tiêu mình 5 tuổi, khi bắt đẩu kinh doanh mình sử dụng phân dê là chủ yếu, năm nay mình cũng chẳng bón hột phân hóa học nào tiêu vẫn bình thường

  25. Theo cá nhân tôi nghĩ. Muốn biết có dư lượng bvtv hay không. Và nếu có thì có ở khâu nào? Ta hãy kiểm tra từ thời điểm thu mua của người nông dân. Nếu tiêu nhà, cá nhân nào có dư lượng bvtv thì không thu mua nữa. Làm được như thế thì thương hiệu hồ tiêu Việt Nam sẽ không có chuyện bị trả lại vì dư lượng bvtv nữa và những người nông dân sản xuất tiêu theo quy chuẩn sẽ không bị thiệt thòi lây cái gọi là dư lượng bvtv nữa. Sao xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam không làm việc này nhỉ.

  26. Dư thuốc gì tôi chịu chứ thuốc sâu tôi bão đảm ko bao giờ dư… Tôi chẳng bao giờ thấy sâu phá tiêu và tôi trồng 15 năm có trên chả bao giờ xịt sâu

    • Tiếng Anh dùng từ pesticides để chỉ thuốc BVTV, nhiều bài báo thường dùng từ “thuốc trừ sâu” để dịch…

    • Bạn làm cách gì hay bạn ở vùng nào mà không có côn trùng cắn phá vậy ?
      Xin chia sẻ kinh nghiệm với cộng đồng, cám ơn bạn nhiều !

Gửi phản hồi mới

(?)