Ðăk Song trồng hồ tiêu theo hướng an toàn, hiệu quả

, Trồng và Chăm sóc Tiêu, 19

Sở dĩ đạt được kết quả cao như vậy vì những năm gần đây, được sự hướng dẫn trực tiếp của các cán bộ Trạm bảo vệ thực vật huyện, nông dân ở Đăk Song, Đăk Nông đã biết phát triển hồ tiêu theo hướng bền vững nên năng suất tăng gần gấp đôi so với trước.

Vườn tiêu của gia đình ông Phạm Ngọc Tiếp, xã Đắk N’Drung xanh tốt, với diện tích 2 sào nhưng sản lượng hàng năm luôn đạt trên 1,2 tấn.

Vườn tiêu của gia đình ông Phạm Ngọc Tiếp, xã Đắk N’Drung xanh tốt, với diện tích 2 sào nhưng sản lượng hàng năm luôn đạt trên 1,2 tấn.

Theo UBND xã Đắk N’drung, hiện toàn xã có khoảng 800 ha tiêu, trong đó, có gần 1/3 diện tích đạt mức 5 tấn/ ha nhờ được chăm sóc, phòng bệnh tốt. Tương tự, xã Nâm N’Jang cũng xác định hồ tiêu là cây trồng chủ lực trong cơ cấu nông nghiệp của địa phương, nên cũng thường chú trọng hướng dẫn cho nhân dân phát triển cây tiêu theo hướng bền vững.

Theo đó, hàng năm, xã luôn phối hợp với các ngành chức năng triển khai các lớp tập huấn, xây dựng các mô hình về thâm canh hiệu quả cây tiêu cho nông dân. Vì thế, hiện nay, hầu hết nông dân đã biết cách chủ động phòng, chống các loại sâu hại như rệp sáp, bọ xít lưới, mối, sâu đục thân.

Ông Nguyễn Hữu Tần, Phó Chủ tịch UBND xã Nâm N’Jang cho biết: “Hiện nay, diện tích hồ tiêu trên địa bàn xã đã đạt hơn 1.500 ha, nên xã không khuyến khích mở rộng mà tập trung vào việc tuyên truyền nông dân đẩy mạnh công tác chăm sóc, phòng bệnh nhằm đảm bảo cho cây tiêu đạt năng suất ổn định, không bị chết hàng loạt”.

Theo ông Lê Hoàng Vinh, Phó Trưởng Phòng Nông nghiệp- PTNT huyện Đắk Song thì cái khác của phát triển cây hồ tiêu bền vững so với cách thức trồng tiêu truyền thống của nông dân, đó là thay vì sử dụng trụ chết thì cần phải dùng trụ sống bằng các loại cây như muồng đen, hông, gòn. Việc trồng hồ tiêu trên trụ sống không những không làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của cây tiêu mà còn góp phần làm giảm tình trạng chặt phá cây rừng làm trụ tiêu.

Việc sử dụng hợp lý, đúng cách phân bón, trong đó ưu tiên sử dụng các loại phân bón hữu cơ, sinh học, chế phẩm vi sinh để hạn chế sự phát sinh của các loại dịch bệnh gây hại mạnh nhất trên hồ tiêu là héo chết nhanh do nấm Phytophthora gây ra và bệnh vàng lá chết chậm do tuyến trùng tấn công cũng là yếu tố có ý nghĩa quyết định đến năng suất, chất lượng sản phẩm. Do đó, đây đang là phương thức phát triển cây hồ tiêu bền vững mà huyện định hướng, khuyến khích nông dân nhân rộng nhằm đảm bảo sản xuất an toàn, hiệu quả.

Theo: Hồng Thoan (Báo Đăk Nông điện tử)

19 Phản hồiGửi phản hồi mới
  1. Chà đáng hoan nghênh các cán bộ Trạm bảo vệ thực vật huyện, ở Đăk Song đã hướng dẫn trực tiếp cho nông dân biết phát triển hồ tiêu theo hướng bền vững nên năng suất tăng gần gấp đôi so với trước.
    Theo ông Lê Hoàng Vinh, Phó Trưởng Phòng Nông nghiệp- PTNT huyện Đắk Song thì cái khác của phát triển cây hồ tiêu bền vững so với cách thức trồng tiêu truyền thống của nông dân, đó là thay vì sử dụng trụ chết thì cần phải dùng trụ sống bằng các loại cây như muồng đen, hông, gòn, nhưng Văn Dân thấy ở hình ảnh mà PV nhà báo chụp là trụ chết, hay Văn Dân tuổi cao mắt kém nhìn nhầm.

    • Làm báo phải nói ngược mới bán được báo mà bác, lăn tăn gì với… nhà báo!

  2. Ở chỗ tôi bây giờ tìm vườn tiêu trồng trụ chết, trụ gach, bê tông thì khó chứ còn trụ tiêu trồng bằng cây sống thì lâu rồi. Như anh Dân nói thì nhìn trên hình thì đúng chỉ thấy nọc chết, độ cao cũng vừa nhưng năng suất cao. Phát triển cây tiêu theo hướng bền vững cũng là vấn đề mọi người trồng tiêu hướng tới. Chúc mọi người trồng tiêu thắng lợi.

  3. Ở Gia Lai cũng đang chuyển dần sang hướng trồng trụ cây sống, tiêu lươn, sử dụng phân bón hữu cơ, chế phẩm sinh học, hướng an toàn bền vững. Rất mong được trao đổi nhiều hơn với mọi người về những kĩ thuật nêu trên. Chúc Thành Công!

  4. Vừa rồi tôi có xuống Thuận Hạnh-Đăk Song tham quan. Thực tế tôi thấy chủ yếu là trụ gòn, chiếm khoảng 70%. Còn lại là hông và muồng, còn trụ chết thỉ rải rác rất ít. Vùng này tiêu rất đẹp chứ không có hiện tượng chết rải rác như trên Chư Sê chỗ tôi đâu. Như bên Cư Kuin trồng trên trụ sống cũng rất tốt nhưng vẫn chết rải rác. Điểm đặc biệt ở Thuận Hạnh là người ta không làm bồn và dùng thuốc BVTV cũng ít

  5. Nâm n’jang tiêu bền vững là có thật nhưng vườn tiêu trên năng suất đó là không có, mình cũng là dân trồng tiêu ở Nâm n’jang mà.

    • Chào bạn. Trên ảnh có chú thích là vườn tiêu ở Đăk N’Drung của ông Phạm Ngọc Tiếp chứ không phải ở Nâm N’Jang chỗ bạn. Bạn xem lại cẩn thận nhé. Thân.

  6. Chào bác Nguyễn Vịnh. Nâm n’jang và đak n’ D rung trước dây là một, sau dó mới tach ra. Còn Hiệp hội Hồ tiêu Đak Song thì mới thành lâp nhưng cũng đã được tập huấn về kanh tác bền vững

    • @trongquyetle.
      Cám ơn phản ánh của bạn về sự nhầm lẫn giữa hai xã Đăk N’Drung và Nâm N’Jang ở huyện Đăk Song và việc thành lập Hiệp hội Hồ tiêu Đăk Song.
      Rất tiếc là giatieu.com cũng không tìm thấy thông tin nào cho biết về việc thành lập Hiệp hội để gửi lời chào mừng !
      Mong các bạn, bà con trồng tiêu ở Đăk Song và Hiệp hội Hồ tiêu Đăk Song chia sẻ thông tin, hoạt động của Hiệp hội cùng với cộng đồng nông dân trồng tiêu. Trân trọng.

  7. Điều bác trung_tin_727 nói về Thuận Hạnh là hoàn toàn đúng. Cháu ở BP qua Thuận Hạnh, ĐăkSong, ĐăkNông lập nghiệp được gần 2 năm rồi, chỉ trồng tiêu thôi ạ. Đặc điểm là tiêu ở đây năm đầu rất kém, nhưng từ năm thứ 2 sau đốn dây là khác hẳn, tiêu xanh nhạt như màu rau xà lách, tiêu ở đây rất ít bệnh, có lẽ do khí hậu mát mẻ, và đất thoát nước phải nói là cực tốt, và năng xuất bình quân trên 5tấn/1ha, điều đặc biệt là tiêu ở đây mùa khô mà tưới là mất mùa, chỉ toàn lá thôi, dân ở đây chỉ cào bồn gờ nhẹ để bỏ phân.
    Còn về cán bộ KN và nhà báo, không ai mặn mà. Phần lớn nhà nào cũng hơn 3ha, cà tiêu đủ cả, nhiều nhà 5-7 ngàn tiêu, có nhà hơn 17ngàn nữa kìa, tiêu ở đây rất nhiều nhà đạt mức>10tấn/1ha, trụ nào cũng như trụ nào, xanh nhạt đúng như màu rau, có lẽ do trời phú cho khí hậu và đất đai, nếu có dịp tới Thuận Hạnh, phải tới sình Muống, hoặc sình Voi mới đã mắt và đam mê thật sự.

  8. Chào Duy ĐăkNông!
    Vừa rồi mình vào ngay chỗ ngã tư Sình Muống đó. Khu đó có ông Nga với diện tích cả gần 20 héc phải không? Khí hậu ở đây nói chung là mát mẻ quanh năm, mưa nhiều. Cà phê vào mùa khô cũng chỉ cần tưới 1,2 lần chứ không như Chư Sê tôi đến 4,5 lần. Đất có pha chút sỏi thì thoát nước quá ngon rồi. Địa hình chủ yếu là dốc thoải chứ không bằng. Tôi nghĩ vùng này ít gió cho nên người ta mới chọn trụ cây gòn nhiều như vậy.

  9. Chào cả nhà giá tiêu, chào bác Nguyễn Vịnh. Quyết ở Đak Song, cũng trồng tiêu đươc mười năm rồi, vừa làm vừa mò mẩm học hỏi nên kinh nghiệm cũng chẵng là bao mới rồi gặp được gia đình giatieu nên mình củng mở mang được rất nhiều. Về canh tác tiêu bền vững, Quyết cũng không hơn gì các bác, chủ yếu là giảm hóa chất bảo vệ thiên địch tăng hữu cơ tạo tơi xốp và bền vững bộ rể. Nơi xã Nâm n’jang này tiêu 7-8kg/trụ không thiếu nhưng một năm được l-2 năm mất cũng rất thường, có khi được 3 năm mất dài dài vì vậy bền vững 4-5kg/trụ lại hay hơn.
    @Duy ơi, cán bộ khuyến nông chỉ làm theo chức trách, họ có làm đã là tốt rồi. Mình tâm huyết với vườn thì hỏi họ thêm là đủ. Nhà mình ở thôn 4 Nâm n’jang, có gì qua chơi. Thân.

  10. Đúng rồi bác trung_tin_727, đất ở đây ko có sỏi đâu bác, nếu có thì đất đó là đất có boxit đó, nó nằm phần lớn bên sình voi cơ, còn xét về độ bằng, cháu thấy đây là nhất Đăk Song rồi bác, đắp tí sình thì có thể thiếu nước, còn có hồ thì vô biên. Lúc đầu sang đây cháu cũng ngại dốc lắm, dân BP mà, mỗi lần quên đồ là hết muốn về nhưng giờ thì te te rồi. Đất ở đây là đất rừng mới khai phá mươi năm đổ lại nên rất tốt, giun đùn đất đống đống trong gốc tiêu, gốc chồi rừng ấy bác, còn mấy vườn xung quanh thì ít thấy, tại họ làm sạch quá, phân này thuốc kia, mà cỏ mọc làm không xuể luôn nếu xạc tay. Đất ở đây ko dính, nhưng trơn, màu đất rửa khó đi, có gió chứ bác, “ruồi vàng, bọ chó, gió ĐăkSong” mà bác, nhưng với cây tiêu nếu trồng khoảng cách hợp lý thì ko ảnh hưởng gì, đôi khi lại lắm bông hơn.

  11. @trongquyetle : chào Quyết, mình cũng hay xuống gần NâmN’Jang, mình có bạn thân ở đó, chỗ ngã 4 cầu 20 ấy, một đường đi khu bảo tồn NamNung (nghe thế chứ ko biết viết đúng tên ko) một đường vào xã bạn. Dân NâmN’Jang kinh tế và làm tiêu khá có tiếng, mình đi đường cũng hay ngó nghiêng. Được tham quan có gì bằng, nhưng mình còn trẻ (24t), lôi thôi, nhếch nhác với ngại va vấp lắm, do không tự tin và ít giao tiếp nên sợ làm mất tg của bạn.
    Thân!

    • @Duy thân. Anh Quyết đã 40 tuổi. Ngã tư cầu 20 vào nhà anh 2 cây số, cạnh trường tiểu học Trần Quốc Toản. Lúc nào Duy ghé qua thăm vườn có gì phê bình giúp anh với, nếu không thì anh em gặp nhau đàm đạo cho vui. Chào Duy, chúc vui vẻ, thành công. Số điện thoại của anh là : 0987751592

  12. @anh Quyết. Vâng, phê bình chắc em không có khả năng.
    Nếu được lúc nào em ghé học tập anh. Em sẽ alo trước. Chúc anh và gia đình mạnh khoẻ, hạnh phúc.

  13. @Duy ĐăkNông. Mình cũng Thuận Hạnh đây, năm nay mình mới bắt đầu lọ mọ trồng tiêu bước đầu đã có nhiều sai lầm phải trả giá rồi. Mong dc giao lưu học hỏi bạn. hhcom@ymail.com.

    • Chào @linhbinhphuoc.
      Đối với cây tiêu nó leo được trên rất nhiều loại cây, chẳng hạn bạn thấy nọc chết, trụ xi măng, trụ gạch … Nhưng theo Văn Dân thì chỉ tránh cây lột vỏ hàng năm ví dụ như cây bạch đàn, cây ổi… khi lột vỏ nó sẽ làm tuột dây tiêu, nên chọn giống cây nhanh lớn, ít bị sâu bệnh, bộ rễ mạnh, ăn xuống tầng sâu.

Gửi phản hồi mới

(?)