Đồng Nai: Hơn 600 hécta tiêu bị sâu bệnh

, Trồng và Chăm sóc Tiêu, 11

121020121485Phương pháp tốt nhất để hạn chế bệnh chết nhanh, chết chậm trên cây tiêu là làm mương thoát nước trong vườn tiêu và tỉa bớt những cành làm trụ đỡ không cần thiết để vườn cây thông thoáng.

Tin từ Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Đồng Nai cho biết, toàn tỉnh có hơn 600 hécta tiêu bị bệnh chết nhanh, chết chậm. Tiêu bị bệnh chết nhanh, chết chậm phần lớn ở giai đoạn kinh doanh.

Nguyên nhân dẫn đến loại dịch bệnh trên là do đang trong mùa mưa, nhiều nhà vườn không chú ý để nước mưa đọng lâu trong vườn khiến nấm bệnh lây lan nhanh.

 Theo khuyến cáo của Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Đồng Nai, hai bệnh trên chủ yếu phòng là chính còn khi để xảy ra bệnh rất khó chữa trị. Phương pháp tốt nhất để hạn chế bệnh chết nhanh, chết chậm trên cây tiêu là làm mương thoát nước trong vườn tiêu và tỉa bớt những cành làm trụ đỡ không cần thiết để vườn cây thông thoáng.

Ngoài ra, người dân nên áp dụng quy trình chăm sóc an toàn dịch bệnh cho cây tiêu, dùng nhiều phân bón hữu cơ và hạn chế dùng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu.

Nguyệt Hạ (báo Đồng Nai)

11 Phản hồiGửi phản hồi mới
  1. 600 Ha, tương đương với 8% diện tích của tỉnh Đồng Nai. Nếu thông tin này đúng thì dịch chết nhanh này thuộc hàng đại dịch.
    1. Không thấy báo nói rõ vùng nào chết bao nhiêu ha.
    2. Nơi có nhiều thông tin tư vấn về kỹ thuật trồng tiêu phổ biến nhất hiện nay là trang giatieu.com, tôi không đọc thấy những phản hồi ở mức độ nghiêm trọng như báo nói.
    3. Đi khảo sát thực tế ở Cẩm Mỹ, Xuân Thọ, Tân Phú tôi cũng không thấy có tình trạng đại dịch xãy ra.

    Mấy bác ở Đồng Nai nghĩ sao về con số 600 ha tiêu chết này?

    • Hiện tượng tiêu chết do thối rễ 1 phần do nguồn nước, bên cạnh đó còn nhiều nguyên nhân bệnh tiềm ẩn mà chưa ai nghiên cứu đc, chỉ có cách phòng thôi. Không biết con vi khuẩn gì khi xâm nhập đc vào vết xước trên rễ tiêu thì nó chết 1cách nhanh chóng. Nhưng tốc độ lây lan khá nhanh, huyện Xuân Lộc đang xảy ra rất nghiêm trọng.

    • Chưa ai nghiên cứu được thì phòng kiểu gì ? hay là mua thuốc về đổ vu vơ để phòng thế thôi ! mà mua thuốc gì vậy? botay…

  2. Chào chú và cộng đồng giatieu.
    Xin chú và cộng đồng xem cây tiêu bị bệnh gì và giúp cháu cách xử lý với. Bệnh này nó mới xuất hiện gần nửa tháng. Trước đây nó xanh nhưng cách đây 10 ngày lá nó bị vàng và đen ở lá và đầu lá.
    Cảm ơn, xin chúc sức khỏe chú và cộng đồng.

    • Do giống không chọn lọc, đã chứa sẵn mầm bệnh, gặp thêm hố trồng âm là cơ hội để bệnh bùng phát sớm. Có thể thêm khả năng môi trường quá tệ, không xử lý đất trồng kỹ càng. Không rõ chung quanh đã có tiêu của ai bị bệnh chưa?
      Theo mình, bạn dùng thuốc nấm Eddy hay Romil phun và đổ gốc 2 lượt, sau đó dùng phân sinh học biogel+biosol hồi phục và bổ sung nấm đối kháng trichoderma+phân ủ hoai. Kiểm tra thêm độ pH đất để điều chỉnh nữa nhé !

  3. Tiêu con mà cũng bị nhiễm bệnh nấm chết nhanh chết chậm sớm vậy?
    Có lẽ khi trồng không xử lý hố chống sâu bệnh. Độ pH đất chắc là thấp lắm đây !

  4. Chào bác Vịnh
    Cháu muốn nhờ bác xem máy cây tiêu của cháu bị sao.
    Tiêu cháu mới trồng đầu mùa mưa vừa rồi, gần đây tự nhiên suất hiện một số cây bị rụng đọt và có một số cây ngọn teo lại, không phát truyển, lá bị vàng… mong bác cho cháu lời khuyên sớm nhất.
    Cảm ơn bác !

  5. Xin chào Anh Vịnh và cộng đồng giatieu.com
    Đầu mùa mưa tôi có mua 1,5 tấn vôi cục để bón hạ pH cho đất nhưng dư ra gần nửa tấn. Vì đựng trong bao để ngoài trời nên giờ có hiện tượng chai, không biết số vôi này còn có tác dụng không? Và có cách gì khắc phục, xin anh Vịnh và bà con chỉ bảo giúp cách để có thể sử dụng được số vôi trên. Làm nông dân mà giờ bỏ cũng xót lắm. Xin cảm ơn và chúc sức khỏe anh Vịnh và bà con.

  6. Chào anh Văn Dậu!
    Vôi cục hay còn gọi là vôi sống, là canxi dioxyt CaO, khi hợp nước tạo thành vôi tôi Ca(OH)2, vôi tôi dùng bón cho đất chua để nâng pH. Nếu để lâu ngày ko sử dụng sẽ bị đông cứng, gọi là vôi chết, giống hệt ximăng chết vậy, ko có cách gì khắc phục đâu anh.

Gửi phản hồi mới

(?)