Đồng Nai: mô hình tưới tiết kiệm cho hồ tiêu

, Trồng và Chăm sóc Tiêu, 93

Chuyên gia quốc tế khảo sát vườn tiêu tưới tiết kiệm của anh Thắng

Chuyên gia quốc tế khảo sát vườn tiêu tưới tiết kiệm của anh Trần Hữu Thắng

Phương pháp tưới tiết kiệm mà tỉnh Đồng Nai đã và đang áp dụng gần mười năm qua là một trong những “cách giải” hiệu quả cho bài toán tăng năng suất, chất lượng cây trồng, giảm chi phí đầu vào, tiết kiệm nước tưới, hạn chế sâu bệnh.

Từ mô hình điểm…

Nằm ở vùng đất khô cằn thuộc huyện miền núi Xuân Lộc, xã Xuân Thọ có những trang trại tiêu, chôm chôm, sầu riêng, cà-phê và nhiều loại cây trồng khác. Mặc dù ở thời điểm này là mùa khô gay gắt ở vùng Đông Nam Bộ nhưng ở đây vẫn một mầu xanh mơn mởn đến mát mắt. Điều làm nên khác biệt của những trang trại này là được trang bị hệ thống tưới tiết kiệm “made in Đồng Nai” -địa phương đầu tiên áp dụng và nhân rộng mô hình tưới tiết kiệm ra đại trà cho nông dân trên địa bàn tỉnh.

Dẫn chúng tôi đi tham quan vườn tiêu xanh trĩu quả, mỗi gốc tiêu có đường kính hơn 1 m, cao 4 m đến 5 m, ông Trần Hữu Thắng, ấp Thọ Lộc, xã Xuân Thọ kể: “Trong ba năm liền (từ năm 2011 đến 2013), năm nào tôi cũng thấy mấy anh khuyến nông dẫn mấy người nước ngoài đến thăm vườn tiêu của tôi, họ không nói gì chỉ hỏi về năng suất, cách áp dụng kỹ thuật chăm sóc. Lúc đó tôi nghĩ họ đến để tham quan giống như nhiều đoàn khác, nhưng không ngờ, giữa năm 2013, tôi nhận được giấy mời của Hiệp hội Hồ tiêu Thế giới (IPC) đi nhận danh hiệu Người Trồng Tiêu Giỏi Nhất Thế giới, lúc ấy tôi mới biết là họ đến khảo sát vườn tiêu của tôi”.

Bây giờ, ông Thắng đã thành tỷ phú với thu nhập hằng năm khoảng một tỷ đồng. Nói về “bí quyết” để trở thành người trồng tiêu giỏi nhất thế giới, ông Thắng tươi cười cho rằng, đó là do mình mạnh dạn áp dụng hệ thống tưới tiết kiệm kết hợp với bón phân qua đường ống.

Cách đây chín năm, khi Trung tâm Khuyến nông Đồng Nai có chương trình hỗ trợ kinh phí lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm để làm mô hình điểm nhân rộng, nhiều nông dân từ chối, cho rằng tưới tràn với số lượng nước lớn theo phương pháp truyền thống cây trồng cũng chết vào mùa khô đừng nói là tưới tiết kiệm. Ông Thắng mạnh dạn cùng cán bộ Trung tâm Khuyến nông Đồng Nai lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm cho vườn tiêu khoảng một ha của mình. Chỉ một năm sau, năng suất tiêu của ông tăng từ ba tấn lên sáu tấn một ha, năm tiếp theo năng suất tăng lên tám tấn một ha. Từ đó đến nay, năng suất tiêu của ông Thắng luôn giữ ổn định từ tám đến mười tấn một ha, thậm chí có năm vượt hơn 10 tấn một ha. Ông Thắng cho biết: “Nước tưới và bón phân là yếu tố quan trọng nhất đối với cây tiêu. Và không hẳn càng nhiều nước, nhiều phân bón thì cây tiêu càng cho năng suất cao, mà vấn đề là điều tiết nước, phân bón sao cho phù hợp với nhu cầu của cây trong từng giai đoạn phát triển. Thiếu nước, thiếu phân hay thừa nước, thừa phân đều bất lợi cho sự sinh trưởng phát triển của cây trồng. Hệ thống tưới này giúp mình điều chỉnh được lượng phân bón và nước tưới cho cây dễ dàng hấp thụ”.

ông Thắng cho biết thêm: “Trước đây chưa lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm, cần rất nhiều công lao động để tưới nước, bón phân, giờ đây, chỉ có một mình tôi chăm sóc cho cả vườn này. Hơn nữa, nó còn hạn chế đến mức thấp nhất sâu bệnh gây hại, các vườn tiêu ở khu vực này trước đây thường hay bị bệnh “chết nhanh, chết chậm” – một loại bệnh đến nay vẫn chưa có thuốc đặc trị, nhưng khi áp dụng tưới tiết kiệm, bệnh này gần như đã được ngăn chặn”.

Anh Thân Công Cường ở huyện Thống Nhất đang kiểm tra hệ thống tưới tiết kiêm

Anh Thân Công Cường ở huyện Thống Nhất đang kiểm tra hệ thống tưới tiết kiệm cho vườn hồ tiêu.

… đến cách chuyển giao cho nông dân

Hệ thống tưới tiết kiệm có nhiều ưu điểm nổi trội này gắn liền với nhiều năm trăn trở, tìm tòi của thạc sĩ Huỳnh Thành Vinh, hiện là Phó Chủ tịch UBND huyện Thống Nhất, trước đây là Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Đồng Nai – người đầu tiên thiết kế hệ thống tưới tiết kiệm tại địa phương. Là một kỹ sư nông nghiệp với hơn 20 năm lăn lộn cùng với nông dân, ông thấu hiểu những khó khăn của nhà nông khi cây trồng thường bị khô hạn vào mùa khô dẫn đến sâu bệnh, năng suất, chất lượng đạt rất thấp. Từ những chuyến công tác đi học hỏi kinh nghiệm nước ngoài và tham khảo trên in-tơ-nét, ông cùng các cán bộ kỹ thuật trung tâm thiết kế mô hình tưới tiết kiệm kết hợp với bón phân qua đường ống. Từ kết quả vườn tiêu của ông Thắng, giờ đây nhiều nhà vườn trồng tiêu ở Đồng Nai triển khai áp dụng, năng suất trung bình của những vườn tiêu này đạt từ năm đến bảy tấn một ha, cao hơn gấp đôi so với các vườn tiêu chưa áp dụng hệ thống tưới tiết kiệm (từ 2,5 đến ba tấn một ha)…

Hiện có hơn 5.000 ha cây trồng các loại ở Đồng Nai áp dụng mô hình tưới tiết kiệm kết hợp với bón phân qua đường ống, góp phần tăng 30% năng suất cây trồng trở lên, rất cần được nhân rộng cho nông dân cả nước…

Theo Báo Nhân Dân

93 Phản hồiGửi phản hồi mới
  1. Thật ngưỡng mộ Trung tâm Khuyến nông Đồng Nai đúng nghĩa là sống cho nông dân và nghĩ cho nông dân, phải đi tham quan mới được

    • Khoảng 18 triệu/ha đó bác. Chỗ em Long Khánh Đồng Nai ng ta làm giá đó.

    • chào bạn. Cho mình hỏi bạn ở đâu của LK, mình cũng ở gần LK, bạn có thể cho mình làm quen và chi sẽ kinh nghiệm, mình đang có dự định làm hệ thống tưới tiết kiệm nhưng chưa biết nó như thế nào.

    • Anh cho em xin số diện thoại người làm hệ thống tưới tự động được không?
      Hoặc liên hệ với em qua số đt 01692938687, em ở Bình Phước.

  2. Vây mới gọi là khuyến nông, còn ở nơi tôi đang sống cả đời nông dân như chúng tôi chẳng biết mặt ông khuyến nông như thế nào.

  3. Mình dự tính dùng bec quay (tưới caphê) cài biến cho hạt nước nhỏ như giọt mưa, để láp đặt hệ thống tưới cho vườn tiêu, với bơm điện 2,5 ký, mỗi bộ 2 béc, tưới 1-2 giờ cho 1000m2, mong các bạn cho kinh nghiệm, và ý kiến (xin cám ơn). Trong bài viết trên, chỉ nói kết quả mà không trình bày thiết kế, và phí lắp đặt thì chưa ứng dụng được.

    • Chào bạn, Văn Dân thấy bạn nói dự tính làm béc tưới với máy 2,5 kw mà với 2 béc, tưới 2 h được 1 sào thì, e rằng béc nó đập tiêu luôn. Mùa khô vừa rồi Văn Dân cũng tưới tiêu bằng béc, máy 2,5 kw dùng cho 10 béc một lần tưới được hơn 1 sào, nhưng loại béc nhỏ, chỉ giá 45000 đ/cái. Mùa mưa này mưa dật giờ nên thỉnh thoảng Văn Dân cũng dùng béc tưới vài tiếng để bỏ phân.
      Chúc bạn thành công.

  4. Chào mọi người trên diễn đàn cho cháu hỏi? Muốn bón phân theo hệ thống tưới nước tự động thì chúng ta phải xây bể nước phải ko? Chúc bà con trên diễn đàn luôn vui khỏe.

  5. Tôi cũng đang rất quan tâm mô hình tưới nước tự động này nhưng chưa có dịp tham quan thực tế. Theo tôi được biết thì hình như ko cần xây bể. Nói chung mô hình cần phải đạt các chuẩn: tiết kiệm nước nhưng đảm bảo đủ nước tưới, tự động bón phân theo hệ thống nước, vận hành đơn giản, chi phí hợp lý, ít trục trặc kỹ thuật.

  6. Tailk làm gì mà rẻ thế. Ở chỗ tôi có người lắp hệ thống tiết kiệm đến 40triệu/ ha đó.

    • Không rẻ đâu bạn, ở Long Khánh, Cẩm Mỹ người ta làm nhiều lắm , khoảng từ 15 đến 18 triệu đồng thôi.

  7. Hệ thống tưới tiết kiệm tuy có nhiều ưu điểm. tuy nhiên không phải vì thế mà năng suất từ 3 rồi đên 6 tấn, rồi 8 đến 10 tấn…
    Còn mô hình này thì tôi nhớ không nhầm là của KS Nguyễn Lam Điền !?

    • -Trong bài báo này thì: “Cách đây chín năm, khi Trung tâm Khuyến nông Đồng Nai có chương trình…Ông Thắng mạnh dạn cùng cán bộ Trung tâm Khuyến nông Đồng Nai lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm cho vườn tiêu .”
      -Trong bài báo trên daidoanket.vn của bạn @Hòa Thuận dẫn link thì : “với sự hỗ trợ, cố vấn của kỹ sư Nguyễn Lam Điền.”
      Có vẻ như con gà muốn ganh nhau tiếng gáy !

  8. Tưới kiểu này chỉ là tưới tiết kiệm nước thôi không phải tưới tự động. Dù mô hình nào cũng chỉ nên tưới dưới đất mới áp dụng bón phân theo đường ống được, tưới trên lá dể phát sinh nấm bệnh. Bón phân trong đường ống thì lá cây không ăn được còn bị cháy lá, rể lại không có phân để ăn, khi tưới tiết kiệm bộ rể sẻ tập trung một vùng có nước thường xuyên thôi. Còn chi phí thì phụ thuộc số lượng cây, cách thiết kế, vật tư chọn sư dụng, nó dể làm thôi, không phải xây bể cả, nên đi coi vài mô hình học hỏi kinh nghiem rồi về tự làm

  9. Các bạn khen Khuyến nông Đồng Nai chưa hết đâu ; phải kèm theo P. Bảo vệ thực vật nữa. Hai phòng này ở huyện, khi chúng tôi cần, thường họ có mặt giúp, không thì điện thoại hướng dẫn tận tình. Về hệ thống tưới tiết kiệm không những chúng ta tiết kiệm cong lao động, tiền điện, tiền dầu, cả phân bón, và thuốc sâu bón gốc. Nhờ hệ thống này tôi còn được Khuyến nông cho nhiều lần phân bón.
    Và 15 ngày trước chúng tôi yệu cầu hội thảo và đã hội thảo hôm 8-5. Trong xã tôi đã làm tưới tiết kiệm rất nhiếu, đều được hổ trợ 50%. Những năm trước được 100% bằng $, nhưng năm nay chở vật tư tới tận nhà, vì nhiều người làm, nên chỉ còn hỗ trợ cho 50% diện tích, và 100% vật tư. Nhiều người làm không tin có hiệu quả, nên chuyển qua bép quay, chỉ còn 4 hộ được cho phân… mà thôi.
    Tôi ở xã Thanh Bình, huyện Trảng Bom, Đồng Nai. Các bạn tìm hiểu sẽ rõ.

  10. Cùng các bạn quan tâm tới tưới tiết kiệm.
    -Bỏ phân không cần phải có bể chứa nó sẽ nhận thêm nước từ ống nước đang tưới chảy vào bể, tôi dùng máy xịt (cao áp) hút phân từ phi, lấy đầu xả của máy đưa thẳng vào ống đang tưới. Trước khi cho phân, cần tưới cho gốc một lượng nước khoảng 30 lit rồi cho phân chảy (phun vào) sau khi hết 1 phi, ta cho nước trắng chảy thêm độ 30lit nữa rễ không bị xót. Trong rẫy ta phân làm nhiều van, mỗi van bao nhiêu gốc, mỗi góc mấy lạng phân, pha trong 1 phi, có hệ thống đảo phân nối với máy cao áp đầu đối với puli, cuối đường ống cá có một cái lồng trong có cánh quạt ta thả vào phi phân, sẽ tan hết. Cách đây 6 năm tôi làm hết 14 triệu vật tư. Bạn nào gần, cần tham quan, Xin mời.

    • Bác nào biết về nơi bán các thiết bị vật tư hệ thống này ko ah, hay các nhà chuyên môn lắp ráp, thì chỉ cho em với, năm nay nhà trồng mới 2000 nọc. Xin liên hệ em, Nghĩa, ĐT 0964.168679 tại Bù Đốp, Bình Phước.

    • Cháu chào chú Hoàng Văn Lập,
      Cháu thấy những thông tin của chú cung cấp khi đang tìm tài liệu về phương pháp tưới cho cây hồ tiêu, thông tin rất đáng quan tâm và cháu sẽ tìm hiểu kỹ thêm để phổ biến cho nông dân ở huyện nhà (Phú Giáo, Bình Dương). Người dân quê cháu vẫn theo cách làm truyền thống, tốn kém mà hiệu quả không cao. Chỉ mới có một số ít người áp dụng hệ thống tưới phun tự động, còn nói về tưới nhỏ giọt có vẻ rất e dè vì chưa tin tưởng. Cháu sẽ tham mưu với thủ trưởng để có thể tiến hành một mô hình mẫu như thế này cho bà con tham khảo.
      Cháu cảm ơn và chúc chú luôn vui, khỏe, thành công!

  11. Xin chào @trần trung nghĩa. Nếu bạn quan tâm đến hệ thống tưới nước nhỏ giọt này thì bạn về Đồng Nai, ở đó có rất nhiều vườn làm hệ thống này. Lắp ráp cũng rất đơn giản thôi, và vật tư ở đó bán cũng phong phú bạn có thể tha hồ mà lựa chọn. Vài dòng chia sẻ cùng bạn.

  12. Nếu bạn Nghĩa gần Đak Nông hơn Đồng Nai, liên lạc với dunuoc@gmail.com đang thiết kế hệ thống này, đã tham quan mô hình của tôi ở ấp Trường An, xã Thanh Bình, Trảng Bom – Đồng Nai.

  13. Chào bác Lập cháu cũng quan tâm đến mô hình tưới nước tự động, nhưng chưa tìm dược nơi lắp đặt mô hình này, nếu có dịp cháu về Đồng Nai để xem qua mô hình tưới tự động của bác. Hiện cháu tốn công tưới rất nhiều vì vườn nhà cháu đến 1,5ha. Bác vui lòng tư vấn cho cháu với nha cảm ơn bác!

    • Chào các bạn. Theo tôi, các bạn cần phân biệt rõ hệ thống tưới tự động bằng béc quay nhỏ và hệ thống tưới nhỏ giọt, tiết kiệm vì cũng là tự động nhưng hiệu quả khác nhau xa.

  14. Tôi cũng đang muốn làm mô hình tưới nước tự động cho tiêu mà chưa biết mua loại ống gì ở đâu kích thước ống dẫn ống chính bao nhiêu nhờ mọi người trên diễn đàn chỉ giùm cảm ơn mọi người

  15. Cháu cũng đang quan tâm đến hệ thống tưới này, có chú bác nào ở Đak lak đã lắp hệ thống này rồi cho cháu tham quan với được không? Hệ thống này lắp hết bao nhiêu tiền / ha?

  16. Xin chào @vinh tan, không biết bạn ở ĐakLak mà ở huyện nào, chứ mình cũng ở ĐakLak đây. Nhà mình ở EaH’leo. Nhà mình cũng đang lắp hệ thống nước nhỏ giọt này, cách lắp đặt cũng đơn giản thôi. Còn nguyên vật liệu thì mình mua ở Vũng Tàu về. Chi phí lắp đặt cho 1ha khoảng 20tr. đồng.
    Xin chào @lương thanh trang, theo mình thì ống chính mình chạy ống phi 50, ống con mình chạy ống phi 21, từ ông phi 21 mình chạy ông phi 8 đến từng gốc tiêu, trên đầu mình gắn đầu bét nhỏ. Tưới bằng bơm 5 ngựa ba pha, một lần tưới cho 500 gốc. Tuỳ theo nước mạnh hay yếu. Vài dòng xin chia sẻ cùng các bạn.

    • Nhà mình ở huyện Buôn Đôn, thời tiết vào mùa mưa rồi mà nắng hơn 10ngày chưa mưa lại. Thiết bị bạn mua của hãng nào? Bạn tự lắp toàn bộ luôn à? Mình gọi vào công ty thì được báo giá khoảng 50tr/ha.

    • Chào bạn @Việt. Bạn cho mình hỏi hệ thống của bạn lắp đặt thì lượng nước ở gần và xa đường ống có đồng đều nhau ko? 1 béc của bạn khi phun có đường kính 1 -1,5m không?

    • Chào bạn Việt. Mình ở huyện Chư Pưh, Gia Lai. Mình đang quan tâm hệ thống tưới tự động này, bạn có thể cho mình xin sđt để tiện liên lạc ko? Đây là sđt của mình 0986.919879. Xin cảm ơn.

    • Chào bạn Việt, Mình tên Nghị ở Krông Năng được biết bạn ở Ea Hleo mình mừng quá. Mình đang muốn thực địa một hệ thống tưới nhỏ giọt, nếu được Việt cho mình đến học hỏi kinh nghiệm.
      Xinh chúc vườn tiêu của bạn đạt hiệu quả cao.

    • Chào @ Vũ Đăng Nghị. Có dịp mời bạn đến nhà mình chơi.
      Xin chúc bạn khoẻ.

    • Chào bạn Việt. Tôi cũng đang có ý định lắp hệ thống tưới tiết kiệm cho cây tiêu (tiêu trồng xen càphê: 9*3) Nhưng chưa biết làm cách nào hiệu quả nhất. Nhà bạn ở đâu để tôi có thể ghé thăm mô hình học tập và áp dụng cho rẫy của mình. Rất mong được sự giúp đỡ. Tội ở thị trấn Quảng Phú huyện Cư Mgar, số ĐT 0982.070763 hoặc 0944.643035

  17. Xin chào @ vinh tan. Thiết bị mình mua là hàng sản xuất trong nước. là những ống nước bình thường thôi mà. Nưng ở BRVT giá bán rất rẻ, ống loại tốt nhất chỉ có 22 ngàn 1 kg. Ở đó người ta bán cả hệ thống tưới phân qua đường ống nước luôn. Nếu là hàng Việt Nam sản xuất thì chi 1tr đồng 1bộ. Sử dụng cũng thấy chất lượng lắm. Tất cả đều tự tay mình lắp đặt. Cũng đơn giản thôi mà.

    • @việt, hệ thống nhỏ giọt của bạn có bù áp hay không? Bạn cho mình xin số điện thoại để khi nào qua Ea H’Leo mình ghé tham quan mô hình của bạn được không.

  18. Chào bạn @Viêt. Mình cũng ở Ea H’leo đây, bạn ở xã nào, mình cũng đang muốn tìm hiểu về mô hình tưới nước nhỏ giọt. Bạn cho mình biết địa chỉ của bạn với nhé.

  19. Xin chào @ phạm van chuong cùng@ vinh tan. Nhà mình ở thôi 1 xã Ea H’iao, nếu có dịp mời 2 bạn qua nhà mình chơi. Số điện thoại mình là 0979.470774. Hân hạnh đón tiếp các bạn.

  20. Bác nào đã sử dụng hệ thống tưới tiết kiệm này cho em 1 ít kinh nghiệm ah, có nhiều ý kiến trái chiều về vấn đề này thực tế hệ thống này có ưu điểm hay không? có cung cấp đủ nước cho cây vào mùa khô không? em nhờ các bác trả lời hộ ah.

  21. Xin chào @trần trung nghĩa theo mình nghĩ, bạn không tin thì bạn không nên nghe theo ai. Mình xin mách bạn 1 địa chỉ: xã Xuân Thọ, Xuân Lộc, Đồng Nai. Bạn về đó xem mô hình người ta làm, rồi bạn có quyết định cho riêng mình. Thân chào bạn

  22. TIN NHỜ ĐĂNG
    Tôi vì hoàn cảnh gia đình nên định bán 1,7 ha đất vườn, hiện trồng tiêu và điều, nhà cấp 4 gần chợ, trường học, đường rộng, điện, nước tưới đầy đủ (có sổ đỏ). Anh em nào có nhu cầu hay giới thiệu giùm. Cám ơn và xin hậu tạ. ĐT:0989.599745
    Khu đất hiện tại ở ấp Suối Son xã Phú Vinh huyện Định Quán tỉnh Đồng Nai.

  23. Chào cộng đồng giatieu.com

    Mình có 1 thắc mắc hệ thống tưới phun mưa và hệ thống tưới nhỏ giọt thì cái nào chiếm ưu điểm hơn. Tưới phun mưa thì toàn bộ phần đất tưới ướt đều, tưới nhỏ giọt thì chỉ có tưới tập trung phần gốc tiêu. Cái nào cũng có ưu và nhược điểm. Xin góp ý kiến cho mọi người kham khảo nhé.

  24. Xin chào các anh chị!
    Mọi người có kinh nghiệm sử dụng hệ thống tưới tiết kiệm rồi cho em hỏi chút ạ: Việc bơm nước tưới tiết kiệm vào mùa khô thì mình sử dụng bao nhiêu ngày tưới 1 lần và mỗi lần tưới bao nhiêu lít nước cho 1 trụ tiêu ạ? Cảm ơn sự hỗ trợ giúp đỡ của các anh chị!

  25. Phải gọi là tưới tiết kiệm mới đúng với thực tế vì tại gốc tiêu có 2 vòi 5ly nước ra xa từ 15-20cm va 2 vòi xa nhau 40cm, sau từ 12g nước thấm từ mỗi vòi xa khoảng 70-80cm, như vậy vùng có nước có đương kính 1m50, cũng tùy thuộc vào dạng đất và thời gian bơm cũng như công suất máy bơm nữa. Còn tưới phun mưa cũng có 2 cách :
    1-bép phun đường kính 15m như những vườn cây ăn trái hay vườn rau thì không thể gọi là tiết kiệm, tất cả diên tích đất đều ướt là nơi cư trú cho tuyến trùng và nấm phát triển, đồng thời khi ta đi lại trên đất ướt đó sẽ đưa mầm bệnh đi khắp nơi và cũng là chăm cho cỏ dại mau tốt và phân đương nhiên phải rải bằng tay …
    2-phun bép nhỏ đường kính trên dưới 1m50, cũng tùy vào công suất máy và bép quay đặt cao thấp, bép lại rất rẻ, tôi thấy hiệu quả nhất từ cách bỏ phân thuốc qua đường ống và nước trải đều trên diện tích có rễ tiêu. Tuy nhiên, khi phải xịt thuốc bằng máy cao áp, lúc kéo dây sẽ khó khăn làm bung các bép rơi ra ngoài, cũng như tôi thường xuyên phải đi kiểm tra sau khi phun thuốc.
    Về mùa khô, tùy từng giai đoạn, tùy đất- tùy thời tiết. Nuôi trái tuần 1 lần trung bình trên dưới 80lit. Còn khi hãm nước, nếu có trồng cỏ lạc dại: tôi không tưới – còn chỗ chưa có, thì lúc 15 giờ tôi ra xem thấy lá tiêu buồn buồn : tưới 15lit khoảng tuần 1 lần.
    Vật liệu ở thị xã Long Khánh hay vùng Gia Kiệm có, khỏi phải ra Vũng Tàu – Còn không có cơ sở nào đi ráp ăn công đâu, bản thân tôi ngoài Bình Thuận mướn ra giúp họ nhưng tôi không thể.

  26. Về hệ thống bỏ phân qua đường ống – quá mắc và nước phải ép lại tối đa, nên lượng phân ra gốc nhiều khi bị sót rễ – phần trên ngày 11-5 có phần hướng dẫn cách bỏ phân qua đương ống rồi.

  27. Xin chào @lê văn thạnh. Hệ thống tưới tự động của mình có một số vườn cũng đã đi vào hoạt động rồi, còn một vài vườn mình đang cho lắp ráp, trước mắt mình thấy nó hoạt động cũng tốt, và mình cũng đã tưới phân qua đường ống này rồi thấy rất hiệu quả. Còn sdt mình 0979470774, nếu bạn có quan tâm thì dt cho mình.

    • Chào anh Việt. Nhà em có it tiêu, em cũng đag dự định làm cho bớt công. Có vài thắc mắc định hỏi anh, không biết anh rảnh vào thời gian nào? em gọi điện nhờ anh tư vấn ạ. Cảm ơn anh nhiều.

  28. Em chuẩn bị trồng tiêu, các bác các anh chỉ dum em cách chọn giống và cách trồng cây con như thế nào là đúng kỷ thuật và đạt được kết quả tốt nhất không ạ. Đây là lần đầu tiên em trông mong các bác các anh cho ý kiến giúp em với

    • Chào bạn. Vấn đề bạn hỏi rất rộng, không thể nói qua phản hồi là đủ.
      Bạn nên vào trang trong trồng và chăm sóc tiêu trên Website này để đọc và rút kinh nghiệm.
      Chúc bạn thành công.

  29. Bác nào sử dụng máy xịt (cao áp) để châm phân có thể hướng dẫn em cách làm được không ah, cách gắn ống nối cho phân từ máy xịt vào hệ thống như thế nào, em xin cảm ơn nhiều.

  30. – Bạn @ngô tâm : bạn trở lại trang này vào ngày 11-5 tôi đã hướng dẫn. Nếu cần điện thoại cho tôi số 0613.925669 Ô.Lập.
    – Bạn @minh trung, ngày 8-6 : dĩ nhiên càng xa, nước ra càng yếu, nhưng tại gốc tiêu ta dùng van chữ T mầu xanh (thường dùng trong hồ cá cảnh chưng trong nhà) trên đó có nút điều chỉnh, ngay lúc tưới thử PHẢI điều chỉnh nút này sao cho từ đầu vòi nước phun ra tương đối dài bằng nhau: gần vặn nhỏ lại, xa vặn mở ra. (xin đọc kỹ những gì mình đã hướng dẫn – sẵn sàng trả lời đthoại)

  31. Có thể chế 1 cái van hút phân cực kỳ đơn giản, quy trình làm viêc như 1 cái venturi hút chân không, các bạn ai quan tâm tới thì lên mạng tìm. 1 cái van châm phân thị trường bán 2.400.000đ cái này giành cho những lão nông có điều kiện. Mình đã làm thừ 1 cái ok luôn giá vài chục ngàn. Với giá này mình nghĩ ai cũng có thể làm cho mình 1 cái. Van này hoạt động theo lưu lượng dòng chảy sinh ra lực hút, không tốn năng lượng như cái máy phun thuốc. Quá tiện ích

    • Chào bạn @duongtam, mình đang muốn làm 1 cái van châm phân, mong bạn hướng dẫn cho mình được không? đt của mình 0977.542310

  32. Theo kinh nghiệm của gia đình chúng tôi đã trồng tiêu 20 năm nay và cũng từng sử dụng hệ thống tưới tiêu nhỏ giọt một thời gian khá dài và kết quả thật sự không tốt như mong đợi.

    Thứ nhất: hệ thống tưới tiêu nhỏ giọt (tiết kiệm nước) khi tưới thì chỉ tập trung một chỗ không lan toả được cả bồn tiêu và chỉ thấm sâu tại điểm nước chảy ra. Trong khi đó hệ thống rễ tiêu lại bao quanh gốc tiêu còn nước thì lại chỉ tập trung 1 chỗ và thấm sâu dẫn đến tình trạng rất nhiều rễ không hút được nước, nếu có hút được cũng rất ít. Chính vì thế sẽ làm cây suy yếu và suy theo mỗi vụ mùa, tiếp theo sau đó sẽ yếu bệnh rồi chết.

    Thứ hai : dễ bị tắc nghẽn vì thế nước mạnh yếu các bồn tiêu thường không đồng đều.

    Thứ ba: tuỳ theo địa thế vườn tiêu bằng phẳng thì không bận tâm, nhiều vườn không bằng phẳng đồi dốc thì áp lực nước đến các bồn cũng không đồng đều.

    Từ ba điều trên tôi khuyên bà con nên cân nhắc kỹ khi lặp đặt hệ thống tưới này.

    Còn với gia đình tôi và mọi người dân ở xã Xuân Thọ và Suối Cao 2 vùng trồng tiêu nhiều nhất của Đồng Nai đã gần như bỏ đến 95% hệ thống tưới này và quay về sử dụng tưới truyền thống bằng vòi ống 4.

    Với chia sẻ này tôi chỉ mong bà con có những cách làm tốt và hợp lý nhất để cho vườn tiêu luôn xanh tốt và bội thu.

  33. Tôi không biết vùng đất của bạn thế nào, hay cách đặt vòi chảy vào gốc tiêu có mấy vòi? Cách nói trên đọc thì như hợp lý, nhưng với tôi :
    1-Tại mỗi gốc tiêu chia làm 2 vòi cách nhau 0,4m, nếu tưới 2 giờ mùa nuôi trái, sau 7 giờ, nước thấm lan ra chung quanh mỗi vòi bán kính 0,7m, như vậy tôi thấy đủ cho bộ rễ (0,7 + 0,4 + 0,7 = 1,8m). Tôi đồng ý ngay tại nơi vòi chảy nước có nhiều hơn, nhưng cũng lan xa 0,7m mỗi bên, và nếu có công sau 1g tưới, bạn đặt vòi sang vị trí khác (nhất là lúc tưới phân qua đương ống) – tôi vẫn làm – sau 5 năm tiêu vẫn xanh tốt.
    2-Dĩ nhiên mỗi lần tưới luôn phải đi kiểm tra, vì lũ kiến thường hay chui vào trong ống.
    3-Vườn cao thấp chúng ta diều chỉnh van chữ T mầu xanh, nút điều chỉnh nằm trên thân chữ T, ngay thời gian đầu, rất vất vả khi đi điều chỉnh, rất lâu và rất công phu. Tôi có đồi cao trên 5m, nhưng nước vẫn đều như dưới đất bằng.
    Tôi đã tham quan trên Cẩm Mỹ đã thấy chỉ 1 vòi vào gốc, tôi đưa ý kiến thêm van T, nhung không biết họ có làm không (?)
    Đây cũng là một kinh nghiệm. Vậy bà con cũng cần lưu tâm.

    • Chào anh Lập
      Em thấy van chữ T của anh rất hay mà tìm hiểu thì em thấy hình dáng của nó như thế nào, anh có thể đăng hình đó lên để anh em được biết rõ không ạ.

    • Theo tôi nghĩ 1 vòi là đủ rồi, dùng mao dẫn hoặc chỉ cần quấn vải dẫn nước quanh gốc

  34. @Chóp Bình – bạn ra cửa hàng bán cá kiểng, trong các hồ kiếng nuôi cá, bạn sẽ thấy, hỏi họ cho xem dễ dàng – Mình muốn đưa hình lên lắm, nhưng thú thực, mình đâu có rành cái máy tính này đâu, toàn tự học mò không hà…

  35. Chào bác Lập. Bác cho cháu hỏi, khi mình dẫn dường ống nước pvc 27 tới trụ tiệu rồi làm sao gắn ống 5li vào được, hay chỉ khoan vào là gắng vào thôi. Nó có bị tuộc không, hay có dùng thiết bị gì không ạ. Cháu hay phân vân, bác giúp cháu với.

  36. Chào @Bá Bình. Để gắn ống 8ly và ống 27 có loại đầu nối nhỏ 5ly mầu đen, (2 đầu nối có nấc có rãnh, không thể tuột ra được) ta dùng cây anten của radio, to khoảng 2ly (đường kính của anten chỉ bằng 1/2 đường kính của đầu nối) dùng quẹt ga hơ nóng và đâm thật nhanh vào ống 27 rồi cũng thật nhanh gắn dầu nối vào 27, vì còn nóng nên rất dễ gắn vào, rồi gắn ống 8ly, ba giớ sẽ nằm trong đầu ống anten, ta dùng cọng kẽm đút vào ống anten đẩy ba giớ ra khỏi ống và lại tiếp tục. Không cần phải dùng keo gì cả, và không rỉ nước, vì lỗ dùi nhỏ hơn đầu nối. Một túi đầu nối khoảng 200 cái giá bây giờ trên 30.000$. Bán cùng chỗ họ bán van chữ T.

  37. Cảm ơn bác, cho cháu hỏi dụng cụ đó thì phải mua ở đâu ? hay là của công ty nào bán vây. Thị trường có bán không hả bác.

    • Kinh nghiệm thực tế của em là không cần dùng thêm đầu nối để nối ống 8mm với ống 27mm (thêm tiền đầu tư và công lắp đặt). Bác chỉ cần khoan lỗ nhỏ hơn 1 chút (vd: dùng lưỡi khoan 6-7mm) và cắt đầu ống 8mm hơi nhọn 1 chút rồi đút trực tiếp vào.
      Em lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt dùng ống 5mm, lúc đầu có dùng đầu nối, sau em bỏ ra thì thấy hệ thống vẫn hoạt động tốt.

  38. Tôi không biết bạn ở vùng nào, nhưng ở vùng Long Khánh, Dốc Mơ, Gia Kiệm bán rất nhiều, nhất là trong các cửa hàng nuôi bán cá kiểng … và rất rẻ.

  39. Ở cạnh nhà có 1ha trồng chè dùng hệ thống phun mưa. Được gắn trên đầu ống 27. Mỗi ngày tưới 1 lần, mỗi lần 1 tiếng. Tưới hết 1 ha thì mất 6 tiếng.
    Đối với vườn tiêu có trồng cỏ lạc dại thì hệ thống này tối ưu mình thấy rất phù hợp. Không tiết kiệm nước nhưng rất tiết kiệm công tưới, đảm bảo hệ rễ tiêu được cung cấp đủ nước, không có tình trạng chỗ có nước chỗ không. Chi phí lấp đặt 10 triệu 3 sào (3.000 m2).

  40. Bác nào đã gắn hệ thống tưới tiết kiệm chỉ giúp em cách nối giữa ống nhựa cứng 27 với ống tio 5 ly, em sử dung ống nối 5 ly nhưng ko gắn được phải dùng lửa để nong, nhưng vẫn bị hở.

  41. Thật sự cũng có những sự “chán nản” khi mà ngay trên trang này, cách có 2 người, đã có hướng dẫn rất rõ. Vậy mà bạn Ngô Tâm còn hỏi. Trường hợp này xảy ra liên tục, mong các bạn tránh, cố gắng đọc nhiều, rồi hãy đặt câu hỏi hay đưa ra những thực trạng của cây tiêu … Có những vấn nạn về cây tiêu, đọc xong, không muốn đưa ý kiến, vì đã có quá nhiều ý kiến trước đó rồi. Mong các bạn có thành tâm…

  42. Chào ngô tâm
    bác Hoàng Văn Lập nói vậy bạn cũng đừng buồn, bạn dùi lỗ như vậy không khéo nước xì ra ngoài. Để nhét ống 5 ly bạn lấy máy khoan và 1 mũi khoan sắt 4 ly. Khoan 1 lỗ, nhớ khi khoan lỗ đừng tỳ mạnh làm bể ống. Ống 5 ly bạn cắm 1 đầu ca nước nóng khoảng 5giây rồi bạn nhét vô lỗ khoan. Như vậy là xong.
    Quá dễ đúng nào 1

  43. Bạn Nguyên ơi , bạn đang nói gì vậy ? Tôi không hiểu một tí nào hết, bạn có thể lý giải ra không ?

  44. Bác Hoàng Văn Lập cho em hỏi, em gắn hệ thống tưới tiết kiệm mỗi gốc cây tiêu em gắn 1 béc, thì mình đào bồn có giống tưới bình thường ko hay mình đào bồn nhỏ hơn ah. Mong bác trả lời, em cảm ơn.

  45. Bạn Nguyễn Ngọc – Bạn nói mỗi gốc gắn 1 bec – mình hiểu là bạn gắn bec xoay nhỏ, đường kính 1,5m (?). Còn nếu để vòi chảy, bạn nên gắn 2 vòi : tức là từ ống cung cấp qua ống 8ly đi vào gốc qua van chữ T thành 2 vòi ngay tại gốc, ngay đầu nước chảy cách nhau từ khoảng 40 cm – viêc đào bồn trung bình bạn đào 50×50 cm, sâu 40cm. Bạn nhớ dùng phân hữu cơ tự mình ủ lấy, với tricho, có thể đào lỗ lớn hơn (nếu nhiều phân) còn không nên đào sâu hơn.
    Còn nếu không dùng phân ủ hoai, cũng chỉ nên đào như trên, nhưng đất đào lên cần sử lý tuyến trùng và ngừa nấm bệnh Lỗ đào sẽ làm đất tơi sốp và bạn sử lý thuốc kỹ hơn.
    Chào

  46. Cảm ơn bác Lập, nhưng ý cháu hỏi là đào bồn để tưới nước cho cây tiêu đó bác chứ không phải để bón phân. Nhờ bác trả lời giúp, cháu xin cám ơn

  47. Thực sự, không bao giờ hiểu câu hỏi như vậy, vì với bác và những người khu vực nơi bác, không bao giờ đánh bồn khi mùa tưới. Theo “kinh nghiệm” mùa mưa lấp bồn – mùa nắng “cào” ra. Rất nguy hiểm, chắc chắn sẽ phạm vào bộ rễ làm cho tuyến trùng và các nấm xâm nhập, bệnh trên cây tiêu là từ đó !
    Trên rẫy của bác, trong các gốc tiêu đều cao hơn mặt đất tự nhiên từ trên 10 phân, thế nhưng trong mùa tưới bằng hệ thống tiết kiệm, có bao giờ thấy thiếu nước đâu, và mùa mưa càng khó bị úng, nhất là trồng cỏ đậu phụng dại, đất tơi xốp dễ dàng thoát nước. Khuyên cháu bỏ hẳn cách làm bồn và lấp bồn. Cho bác biết về ý kiến của bác nhé.

  48. Vâng, em cảm ơn bác Lập nhiều. Vì em mới trồng tiêu lần đầu và cũng chưa được trực tiếp thấy tưới tiết kiệm, em làm qua học hỏi kinh nghiệm qua mạng. Một lần nữa xin cảm ơn bác.

  49. Chào bác Hoàng Văn Lập !
    Cháu thấy bác trên you tube. Hệ thống tưới của bác hay thiệt, bác tự làm hả? Cho cháu hỏi xíu. Hệ thống đó phí lắp đặt có cao không ạ, khoảng bao nhiêu 1 sào vậy bác. Hệ thống đó có hay bị nghẹt do kiến vào làm tổ không hả bác?

  50. @duong tam – Đúng là do phòng Khuyến nông huyện Trảng Bom, nhưng chưa có tin đó thì mình đang thiết kế, sau đó được biết, khi ông bí thư xã mới vế nhận chức vào thăm, và mới được biết nhà nước có hổ trợ cho dân, thế là mình nhận được hổ trợ 20%, lúc đó là trên 7 triệu bằng $ mặt. Còn bây giờ được 50% bằng hiện vật nhưng chỉ được 5 sào mà thôi. Theo những người mới làm thì khoảng 30 triệu cho 1 ha. Vào mùa nắng nóng, lũ kiến làm tắc thường xuyên, nên mỗi khi tưới cần phải kiểm, cũng dễ thôi.

  51. Bác thật là may mắn khi được Khuyến nông góp sức, ở chỗ cháu không biết mặt Khuyến nông là ai. Chỉ có một ông làm trong Khuyến nông, chuyên bán phân thuốc và lắp hệ thống tưới tiêu, bao giá 25 ngàn 1 trụ tiêu, hệ thống cũng như bác vậy.
    Bác bón phân qua hệ thống bằng gì vậy, theo cháu biết trên thị trường có bán van hút phân của hãng Netafim, giá không rẻ chút nào. 2,5 triệu 1 cái van.

  52. Cho em hỏi như thế này? Giếng nhà em cách rẫy khoảng hơn 500m, mấy năm nay tưới bằng máy dầu D9 sử dụng ống 60 kéo về đến rẫy và tưới bằng ống 40. Năm nay mới có điện với đường ống như vậy thì em nên mua loại môtơ mấy HP để có thể tưới?

  53. @philong
    Nếu điện 3 phase: dùng motor 5 hp (trường hợp này có thể phải dùng 2 vòi).
    Nếu điện 1 phase: dùng motor 3 hp

  54. Cháu chào cộng đồng giatieu.com, chào chú Hoàng Văn Lập !
    Cháu có ý định lắp đặt hệ thống tưới nước tự động cho vườn tiêu nhà mình, cháu muốn sử dụng năng lượng mặt trời. Địa thế vườn tiêu của cháu có độ dốc khoảng 25 độ. Từ hồ nước tới hết rẫy là 4 cuộn ống (tương đương 200 mét). Cháu có thể áp dụng hệ thống tưới bằng năng lượng mặt trời được hay không? Mong mọi người có kinh nghiệm tư vấn giùm cháu, cháu xin cám ơn trước !

    • Chào Huydung, hệ thống năng lượng mặt trời hiện nay ứng dụng cho nông nghiệp rất rộng rãi, đặc biệt cho những khu vực chưa có lưới điện, đang dùng máy nổ. Nguyên lý hoạt động là hệ thống lấy điện từ các tấm pin năng lượng và chuyển trực tiếp thành điện AC, 1 pha (hoặc 1 pha), điều khiển trực tiếp mô tơ bơm mà không cần qua ắc quy trữ điện.
      Năm ngoái nhà bác mình trồng dâu ở Lâm Đồng có sử dụng 1 hệ thống NLMT cho mô tơ bơm 2,2kW, chạy cũng ok, chưa thấy trục trặc gì. Nếu có dịp ghé Lâm Đồng thì mail cho mình dẫn tham quan hệ thống : hienle.wpv@gmail.com.
      Chúc bạn thành công.

  55. Chưa nghe ai nói dùng năng lượng mặt trời vào tưới tiêu, nhưng theo mình, cần phải biết solar batt có được bao nhieu amp ?- voltage ?, phải tương ứng với moteur, mới dùng được (nơi bạn ở chưa có điện ?) Bạn cấn tham khảo với chuyên gia, không nên vội vàng (của mình từ giếng tới hết rẫy 500m-moteur 2ngựa, dùng điện lưới)

  56. Bạn @huydung. Bạn vào search: “bơm năng lượng mặt trời” sẽ có đủ thông tin cho bạn
    (có lẽ mình là người “đi sau thời đại”)

  57. Bác @Nông Văn Dân cho cháu hỏi tí ạ. Loại bec tưới 10 bec trên 1000m2 mà bác nói với giá 45000/1 bec, bán kính tưới của nó có phải là 10m không ạ?
    Bác có thể cho cháu xem mấy tấm hình của loại bec này không ạ, cháu ở Đăk Nông chưa thấy loại này.
    Bác ở chỗ nào ạ nếu được cháu có thể nhờ bác mua dùm khoảng 20 bec không ạ?
    sdt của cháu 0978 322 152
    email anhtuanxk92@gmail.com

  58. Chào Bác Lập,
    Đọc comment của bác từ trên xuống dưới thấy Bác uyên thâm quá. Cháu cũng rất muốn áp dụng mô hình tưới tiết kiệm này.
    Rẫy nhà cháu độ dốc khoảng 30-45 độ tùy từng đoạn, nguồn nước được lấy từ hồ cách khoảng 250 mét. Cháu muốn áp dụng mô hình tưới và bón phân luôn. Bác có thể tư vấn giùm cháu được không, chi phí dự tính cho 1ha khoảng bao nhiêu ạ? Nếu được cháu xin phép xuống rẫy nhà bác để học hỏi được ko ạ? Cháu ở Đăk Nông, đất rất xốp dễ thấm nước.
    Cảm ơn Bác và mong sớm nhận hồi đáp từ bác.
    Trân trọng

  59. Chào Ngọc Chung. Sau nhiều năm dùng hệ thống này, mình rút ra một kinh nghiệm: dùng 2 vòi xoay nhỏ 2 bên gốc (đương kính 1m6 hay 1m8 tùy máy mạnh yếu – tưới số cây ít hay nhiều) bón phân trực tiếp qua đương ống, trừ phân lân. Mình bàn giao rẫy lại cho con trai út, tự nó quyết mọi việc. Hệ thống thì vẫn còn đó – nó ráp béc quay – nếu không đạt, sẽ nối lại hệ thống cũ.
    Béc xoay : nuôi mọi thứ cỏ. Môi trường cho các nấm, cho tuyến trùng phát triển quanh năm. Không tiết kiệm đươc tiền – nước (nếu vùng nào hiếm nước). Chi phí tại vùng mình ở, giá khoảng 40.000.000$/1ha. Bạn ở Đắc Nông, liên lạc : dunuoc@gmail.com – đã tham quan và đã làm, khỏi đi xa – nhưng nếu có dịp sẵn sàng đón tiếp. Chào.
    Lập Cây Gáo

  60. Cháu chào cộng đồng giatieu.com, chào bác Hoàng Văn Lập. Cháu là sinh viên ngành kinh tế tài nguyên môi trường, trường đại học Nông Lâm TP.HCM, hiện cháu đang làm đề tài tốt nghiệp về hiệu quả của hệ thống tưới nhỏ giọt kết hợp với bón phân qua nước cho cây hồ tiêu. Vậy các bác cho cháu hỏi ở huyện, xã nào ở Đồng Nai có số hộ lắp đặt hệ thống này nhiều ạ, khoảng 25-30 hộ là được ạ. Cháu cám ơn các chú các bác nhiều ạ.

  61. Chào @ Điệp. Muồn nắm vững xã có nhiều người lắp, hãy hỏi Ph. Khuyến Nông (như H. Trảng Bom) chứ làm sao Bác biết được.

  62. Ở chỗ em 1 năm mưa chỉ được 3 – 4 tháng, còn lại là nắng gắt. Vậy em phải làm sao chống lại những tháng nắng vậy bác. Mong bác chỉ giúp em. Cảm ơn bác Lập.

  63. Chào @ hoàn bình định. Một năm mà mưa chỉ 4 tháng là có vấn đề với cây tiêu rồi. Theo tôi, bạn nên lắp hệ thống tưới tiết kiệm, có hệ thống bón phân tự động, một lần tưới cho 1ha chỉ mất khoảng 35 kw điện, tưới ở mọi địa hình đồi núi, dốc mà lượng nước vẫn đều đến 99%, thời gian tưới một lần chỉ mất 5h cho khoảng 1600 cây tiêu, rất phù hợp với nơi bạn ở. Chi phí toàn bộ khoảng 60-80 tr/ha/1600 cây tùy từng vùng bao gồm mọi chi phí hoàn chỉnh. Nhà mình lắp đặt 2 năm rồi, rất hiệu quả. Thân

  64. Bạn @hoàng Long! Bạn lắp hệ thống tưới nước tiết kiệm 1ha hết 60-80tr sao giá cao vậy, chắc là làm theo kiểu của Israel phải không? Tôi tự thiết kế đơn giản 1ha chỉ hết khoảng 25tr mà tưới vẫn đạt.

Gửi phản hồi mới

(?)