Đồng Nai: Trồng hồ tiêu trên đất đồi đá cho thu nhập cao

, Trồng và Chăm sóc Tiêu, Gửi phản hồi

 Theo Sở NN&PTNT Đồng Nai, thực hiện chủ trương chuyển đổi cây trồng, từ năm 2011 huyện Thống Nhất vận động nhân dân trồng hồ tiêu trên đất đồi đá. Qua 5 năm triển khai, huyện đã trồng được hơn 210 ha hồ tiêu trên loại đất này.

Nông dân huyện Thống Nhất thu hoạch hồ tiêu trên đất đồi đá

Nông dân huyện Thống Nhất thu hoạch hồ tiêu trên đất đồi đá

Theo Sở NN&PTNT Đồng Nai, thực hiện chủ trương chuyển đổi cây trồng, từ năm 2011 huyện Thống Nhất vận động nhân dân trồng hồ tiêu trên đất đồi đá. Qua 5 năm triển khai, huyện đã trồng được hơn 210 ha hồ tiêu trên loại đất này.

Gia đình ông Phạm Văn Mạnh (ấp Tây Kim, xã Gia Kiệm, huyện Thống Nhất) có 2 ha đất đồi đá, từ năm 2011 trở về trước, ông Mạnh đã trồng nhiều loại cây như chuối, cà phê, chôm chôm nhưng hiệu quả kinh tế không cao. Cuối năm 2011, khi chính quyền đưa điện ra đồng, ông Mạnh bắt đầu trồng tiêu. Ban đầu, ông chỉ trồng thử nghiệm trên diện tích 2.000 m2, sau một năm, thấy tiêu phát triển tốt ông Mạnh dần mở rộng diện tích và đến nay đã có 1,5 ha tiêu trên đất đồi đá.

Ông Mạnh chia sẻ, vụ tiêu năm 2015 của nhà ông cho năng suất 3,7 tấn/ha. Sau khi trừ chi phí, một ha tiêu ông lãi trên 500 triệu đồng, thu nhập này cao gấp nhiều lần so với trồng các loại cây khác. Những năm tới, khi cây tiêu qua thời kỳ trưởng thành, năng suất chắc chắn sẽ tăng hơn, có thể đạt trên 5 tấn/ha.

Từ thành công của ông Mạnh, nhiều nông dân ở xã Gia Kiệm đã chặt bỏ chuối trên đất đồi đá để trồng tiêu. Theo người dân nơi đây, Gia Kiệm có nhiều diện tích đất đá nhưng vẫn giữ ẩm tốt, thoát nước rất nhanh; nguồn nước ngầm dồi dào, 1 giếng khoan có thể đáp ứng nhu cầu nước tưới cho vườn tiêu rộng từ 1,5 – 2 ha. Tiêu trồng trên đỉnh đồi, dốc đá nhưng sinh trưởng khỏe và ít bị bệnh hơn so với tiêu dưới đất bằng, vùng trũng.

Ông Bùi Đình Bưởi, Trưởng phòng Nông nghiệp Thống Nhất cho biết, huyện đã mời chuyên gia khảo sát và xác định toàn huyện còn có từ 450-500 ha đất vùng đồi đá có thổ nhưỡng thích hợp phát triển cây tiêu. Với chương trình cây, con chủ lực, địa phương tiếp tục hỗ trợ nông dân trồng tiêu trên diện tích đất này, khai thác tối đa tiềm năng đất đồi đá.

Theo Sở NN&PTNT Đồng Nai, trên địa bàn tỉnh có rất nhiều diện tích đất đồi đá (riêng huyện Thống Nhất có khoảng 3.300 ha), do chất lượng đất xấu, thiếu nước nên dân thường trồng những loại cây cho thu nhập thấp. Đến thời điểm này, Thống Nhất là địa phương đầu tiên ở Đồng Nai chuyển đổi thành công đất đồi đá để trồng hồ tiêu.

Từ thành công của huyện Thống Nhất, Sở NN&PTNT Đồng Nai sẽ phối hợp cùng các huyện, thị khảo sát, với những diện tích đất đồi đá phù hợp, đầu tư lưới điện, giúp nông dân chuyển đổi cây trồng này.

Tuy nhiên, Sở NN&PTNT Đồng Nai cũng khuyến cáo, những vùng đất đá quá khô cằn, nguồn nước ngầm khan hiếm không nên trồng loại cây này. Tiêu là cây thích nghi với khí hậu nhiệt đới, có sinh lý nhạy cảm, ở những vị trí như đất cao, đất có độ nghiêng lớn, đất quá thấp, đất lòng chảo, đất sét là không phù hợp để trồng tiêu. Thời gian qua, ở Đồng Nai đã xảy ra hiện tượng tiêu chết do dịch bệnh, do trồng trên địa hình, địa lý không phù hợp, thiếu nước tưới.

Báo Giá cà phê qua điện thoại

Gửi phản hồi mới

(?)