Đông Nam Bộ: Gỡ khó đầu ra, nông dân đổ xô trồng tiêu sạch

, Trồng và Chăm sóc Tiêu, 48

Trước việc giá hồ tiêu diễn biến khó lường và đầu ra ngày càng khó khăn, nhiều nông dân Đông Nam Bộ đang chuyển hướng sang sản xuất hồ tiêu sạch với hy vọng tình hình tiêu thụ sẽ sáng sủa hơn.

Theo các nhà vườn trồng tiêu địa bàn Đông Nam Bộ, giá thu mua hồ tiêu gần đây dao động trên dưới 100.000 đồng/kg. Mức giá này đã giảm khoảng 30% so với thời điểm giữa năm 2016 và giảm gần 50% so với thời điểm giá tiêu đạt “đỉnh” hơn 2 năm trước. Việc sản xuất tiêu sạch để nâng chất lượng, tăng sức cạnh tranh nhằm đảm bảo đầu ra là không thể tránh khỏi.

Anh Trần Văn Tánh (ấp 2, xã Lâm San, Cẩm Mỹ) chăm sóc vườn hồ tiêu sạch.

Đua nhau làm tiêu sạch

Huyện Châu Đức là địa phương có diện tích cây hồ tiêu lớn nhất của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu với hơn 7.000ha. Đây cũng là địa phương đầu tiên được một số công ty triển khai thực hiện chứng nhận truy xuất nguồn gốc sản phẩm hồ tiêu sạch của tỉnh.

Hiện trên địa bàn huyện có 3 đơn vị gồm: Công ty Harris Freeman Việt Nam, Công ty TNHH Olam Việt Nam, Công ty TNHH Gia vị Việt Nam triển khai dự án tiêu sạch với diện tích khoảng 500ha hồ tiêu của gần 480 hộ nông dân (ND) tham gia. Khi tham gia dự án, các hộ trồng tiêu sẽ được cấp các giấy chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế, như: Susainable Arriculture Network (SAN), Rainforest Alliance (RA) và GlobalGAP.

Theo ông Đặng Văn Lẹ, nông dân tham gia dự án hồ tiêu bền vững của Công ty TNHH Harris Freeman, khi tham gia dự án ông được hướng dẫn các kỹ thuật trồng tiêu tiên tiến. Là người trồng tiêu và sống nhờ vào cây tiêu nên ông khá lo lắng trước việc hạt tiêu Việt Nam bị nhiều nước phản ảnh có dư lượng thuốc BVTV cao, có thể sẽ bị hạn chế xuất khẩu. Tham gia dự án, được cấp giấy chứng nhận GlobalGAP và được bao tiêu sản phẩm giúp ông khá an tâm sản xuất.

Trong khi đó, mới đây hợp tác xã (HTX) nông nghiệp Lâm San (huyện Cẩm Mỹ, Đồng Nai) vừa xuất khẩu 30 tấn tiêu sạch vào thị trường Đức. Nhờ xây dựng dự án cánh đồng lớn hơn 100ha sản xuất tiêu an toàn, tiêu GlobalGAP nên HTX đã thu hút được nhiều nông dân tại các xã Lâm San, Xuân Đông và Sông Ray tham gia.

Hiện huyện Cẩm Mỹ phát triển được khoảng 4.000ha hồ tiêu, trong đó có hơn 10ha được cấp chứng nhận GlobalGAP. Sản phẩm tiêu sạch được doanh nghiệp về tận nơi bao tiêu cho nông dân.

Ngoài việc nông dân tham gia các dự án trồng tiêu sạch, tỉnh Đồng Nai còn hỗ trợ để làm chứng nhận GlobalGAP với mục tiêu xây dựng thương hiệu tiêu sạch. Ông Phạm Xuân Chiên, nông dân có 2,5 ha tiêu được cấp chứng nhận GlobalGAP (ấp 3, xã Lâm San, Cẩm Mỹ) cho biết: “Chi phí sản xuất theo hướng sạch cũng chỉ tăng nhẹ so với cách làm truyền thống nhưng cây tiêu phát triển tốt, hạn chế được dịch bệnh, hạt tiêu đạt chất lượng cao. Tuy tiêu GlobalGAP chỉ được doanh nghiệp thu mua bằng giá tiêu thường, nhưng nhờ sản phẩm có thương hiệu nên đầu ra ổn định hơn”.

Doanh nghiệp bao tiêu

Theo kế hoạch, thời gian tới HTX nông nghiệp Lâm San sẽ mở rộng mô hình cánh đồng mẫu lớn cho cây tiêu sạch với diện tích khoảng 300ha. Ông Trần Văn Tánh, Phó Giám đốc HTX này cho biết, hiện một số doanh nghiệp đến tận địa phương bao tiêu sản phẩm, đảm bảo đầu ra ổn định hơn. HTX đang vận động ND làm tiêu sạch. “Bây giờ, phải sản xuất tiêu chất lượng, an toàn thì mới cạnh tranh, tiêu thụ được trên thị trường”, ông Tánh chia sẻ.

Hiện HTX Lâm San và Công ty xuất nhập khẩu Petrolimex đã ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho ND. Trong khi đó, theo ông Lương Văn Thăng, Phó Chủ tịch Hội Hồ tiêu Bà Rịa – Vũng Tàu, thành công ban đầu của các dự án tiêu sạch tại huyện Châu Đức sẽ từng bước giúp sản phẩm hồ tiêu của tỉnh ngày càng nâng cao về chất lượng, đáp ứng tiêu chuẩn của thị trường trong nước và quốc tế.

“Trong thời gian tới, ổn định diện tích thâm canh theo quy trình bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm là vấn đề cần giải quyết trong việc phát triển bền vững cây hồ tiêu trên địa bàn huyện. Song song đó, huyện sẽ phối hợp với các doanh nghiệp, công ty tham gia hình thành vùng nguyên liệu bền vững và bao tiêu cho hồ tiêu”, ông Lê Thanh Liêm, Trưởng phòng NN&PTNT Châu Đức cho biết.

Theo Hội Hồ tiêu Bà Rịa – Vũng Tàu, hiệp hội đang phối hợp các doanh nghiệp mở rộng diện tích dự án tiêu sạch ra các vùng trồng tiêu khác trên địa bàn huyện Châu Đức và Xuyên Mộc. Kế hoạch trong năm 2017, toàn tỉnh sẽ có khoảng 1.000ha hồ tiêu được tham gia các dự án và được cấp các chứng nhận quốc tế, hướng tới mục tiêu xây dựng thành công thương hiệu “Hồ tiêu Bà Rịa – Vũng Tàu”.

Báo Giá cà phê qua điện thoại
48 Phản hồiGửi phản hồi mới
  1. Liên minh, liên kết, sản xuất sản phẩm sạch – Xu hướng tất yếu !
    Nếu không sẽ phải ra rìa trong tương lai gần !

  2. Vùng cháu trồng tiêu quảng canh nhỏ lẻ… Chỉ vài ba sào tiêu liệu có liên kết sản xuất được không bác Ba…

  3. Mấy tháng nay – bận mùa vụ không thường xuyên cập nhật mỗi ngày – Đáng tiếc !
    Riêng tivi buổi sáng – nghe radio thì không thể bỏ qua ! Thấy hình Dân Việt trên Màn ảnh nhỏ – Mập hơn so với lúc đang mài củ mỳ, “không biết dùng nấu chè hay ăn trừ bữa”. Cách liên kết cực hay ; Cách làm cực hay ! Tất nhiên – Làm được ! Ngoài việc hiểu tâm lý nông dân còn phải có nguồn tài chính khỏe – Chúc cháu khỏe – làm cầu chịu tải được vài trăm nghìn tấn tiêu đạt chuẩn – Thân chào cháu !

  4. Xin đóng góp,

    1. Tiêu sạch theo đòi hỏi của EU thì rất ngặt nghèo (không chỉ tiêu TBVTV nào được phép vượt), 2-3 vụ mùa tiêu gần đây xác suất không đạt khi kiểm là khá cao (3-5/10 mẫu), do vậy người mua EU không mấy tin tưởng tiêu sạch Việt Nam, trừ khi nhà XK phải ký bảo hành chất lượng, nếu kiểm lại bên EU mà không đạt là bị trả về. Nói vậy để bà con hiểu rằng doanh nghiệp bán XK tiêu sạch thực sự có rủi ro.
    2. Một sự thực nữa là tiêu của các nước sản xuất khác “sạch” hơn tiêu Việt Nam nên được tin tưởng và ưa chuộng hơn, do đó người mua thường ưu tiên mua từ nguồn này trước.
    3. Tiêu sạch, ngoài đạt tiêu chuẩn về TBVTV, còn được hiểu bởi người mua là phải truy xuất được nguồn gốc. Nếu làm truy xuất đầy đủ, thậm chí còn phải theo dõi được theo từng nọc tiêu.
    4. Với EU và sắp tới là Mỹ, nếu 2 nhà XK cùng chào hàng thì họ sẽ mua tiêu đạt chuẩn sạch với mức giá cao hơn (cao hơn bao nhiêu thì mỗi người mua chấp nhận một mức và tùy độ cần của họ).

    Phân tích trên để cho thấy:
    1. Tiêu sạch không dễ làm, kể cả bà con lẫn nhà XK Việt Nam.
    2. Với EU, Nhật, Hàn Quốc … (sắp tới cả Mỹ): họ ưu tiên mua tiêu sạch -> có tiêu sạch dễ bán hơn và giá tốt hơn.
    3. Khi cầu vượt cung, quyền lực thuộc về người bán, do đó chẳng cần sạch vẫn bán tốt. Ngược lại nếu cung vượt cầu như hiện nay người mua sẽ ép chúng ta -> bà con nào làm được tiêu sạch “thật” sẽ có lợi thế hơn.

  5. Cháu nghĩ xu hướng hiện nay là cái gì cũng cần phải sạch cả, nếu ko bảo đảm được điều đó thì chúng ta sẽ mất rất nhiều thứ.. Hy vọng người nông dân trồng cà phê hay trồng tiêu cố gắng.

  6. Hà An đã tóm tắt những khó khăn mà doanh nghiệp XNK phải đối diện khi mang chuông đi đấm xứ người một cách chính xác.

    Bây giờ là lúc nông dân cần chung tay với doanh nghiệp XNK để là ra hàng sạch trước đã, chưa phải lúc để bàn về việc phân phối lợi ích như thế nào. Làm sao mà bàn được việc chia bánh như thế nào trước khi chúng ta có cái bánh? Hãy chung tay làm ra bánh trước đã.

    Theo bác Nguyễn Mạnh Tâm thì bình thường hàng hóa làm ra để người khác ăn thì đương nhiên là sạch hay đương nhiên làm phải bẩn? Nếu bác nghĩ rằng bẩn là bình thường, đương nhiên là thế thì thua bác luôn rồi. Nếu bác nghĩ sạch là bình thường, là đương nhiên thì bác có nhu cầu “gạn đục khơi trong”, loại những sản phẩm bẩn ra khỏi thị trường để bảo vệ uy tín của ngành hàng, đầu tư cho tương lai của chính mình hay không? Nếu có thì đừng so đo vào lúc này, mức chênh lệch chỉ có ý nghĩa khuyến khích mà thôi.
    Thật sự là các cty XNK đều muốn có hàng sạch để xuất nên đương nhiên là sẽ cạnh tranh nhau để mua với giá tốt nhất có thể, bác không phải lo bị thiệt thòi NẾU NHƯ bác chứng minh được bác CÓ TIÊU SẠCH-SỐ LƯỢNG ĐỦ LỚN.

    Trong một XH đang khủng hoảng niềm tin nghiêm trọng như hiện nay, và mất uy tín trên thị trường quốc tế thiết nghĩ là mọi người cần chung tay để khôi phục lại niềm tin trước khi nghĩ đến việc hưởng lợi từ nó mới phải chứ !

  7. Mình là người Việt Nam, mình hiểu rõ con người Việt đại đa số cứ cái gì có lợi là làm, những phẩm màu hóa chất độc hại biết là cho vào thực phẩm sẽ hại người nhưng vẫn làm miễn có lợi cho mình. Trở lại vấn đề tiêu sạch những công ty thu mua ai cũng nói chúng ta phải chung tay sản xuất tiêu sạch để cạnh tranh với các nước này nọ, nhưng sau buổi hội thảo và liệu có ai theo chân những người nông dân về các quán cafe ven đường để nghe họ chia sẻ với nhau những gì về vấn đề tiêu sạch. Và cuối cùng mình xin nói lại đa số người việt cứ có lợi là làm. Mình chỉ mong tiêu sạch có giá riêng chứ đừng ăn theo giá tiêu thường.

  8. Ở mỗi vùng nhỏ nên thành lập 1 htx liên kết các hộ dân lân cận với nhau, cùng nhau phấn đấu quyết tâm làm tiêu sạch. Có mô hình htx nào hoạt động tốt lên đây chia sẻ kinh nghiệm hoạt động, quản lý, kiểm tra cho bà con học hỏi với. Làm tiêu sạch là yêu cầu cấp thiết quyết định sống còn của ngành hồ tiêu. Hành động ngay bà con ơi. Đừng để quá muộn.

  9. Để có được tiêu sạch, đối với doanh nghiệp XNK, có lợi nhất, trước mắt là nhập tiêu Cambodia, Indonesia, Brazil về để chế biến và XK. Họ vẫn đang làm đấy thôi, nếu không có nguồn hàng nhập khẩu đó thì nhiều cty đã không thể xuất hàng đi EU từ 2015 rồi.

    Mua tiêu sạch VN rất mệt mỏi, quy mô thì nhỏ lẻ, đòi hỏi thì….có thể nói là rất vô lý (vì những người đòi hỏi có biết thế nào là hợp lý đâu, có biết giá tiêu sạch của Cam/Indo/Brazil cũng chỉ bằng hoặc hơn tiêu sạch của mấy bác có 2-3%, tùy thời điểm đâu?) vậy mà các doanh nghiệp VN đa số vẫn kiên trì nhẫn nại đeo đuổi các chương trình hợp tác, vì sao các bác có biết không?

    Vì chúng tôi cũng là người Việt Nam, chúng tôi muốn giữ lại công việc này cho mình, con cháu mình, đồng bào mình. Chúng tôi biết là còn những nông dân VN có tầm nhìn, và chúng tôi muốn hợp tác với những nông dân như vậy để thay đổi.

  10. Tiêu nhà em quá ít, em muốn liên kết mà không biết liên kết với ai. Em Làm theo hướng hữu cơ vi sinh, 1 là giúp cây khỏe 2 là sản phẩm tiêu của mình làm ra là sản phẩm sạch. Lên giatieu.com đại đa số đều làm tiêu sạch. Còn 1 số nông dân không mở lòng mà chỉ muốn làm theo ý của họ, thì chính những người đó đang làm hại đến giá hồ tiêu.

  11. Thực phẩm “Sạch” là một vấn đề muôn thuở chứ không phải bây giờ và sau này mới cần. Nhưng, con người đều có lòng tham, sân, si nên vấn đề muôn thuở vẫn và sẽ mãi là muôn thuở thôi. Người trồng thì muốn năng suất thật cao và giá bán càng cao càng tốt. Còn các “nhà buôn” thì muốn càng lãi nhiều càng tốt. Và…để đạt được mục đích, ai cũng sẽ có chiêu trò của riêng mình. Nhưng khi không đạt được mục đích thì quay qua đổ lỗi cho “bên này” “bên kia” và hỏi “ông trời”. Thử hỏi nếu như mô hình mà bài viết đề cập tới được mở rộng trên toàn vùng nguyên liệu và bà con ND đều tham gia thì liệu có thể chắc chắn rằng giá tiêu sẽ không lên xuống hay không, và các nhà XNK có làm được đảm bảo cho ND hay không?
    Là một người dân trồng Tiêu, tôi cũng như những ND khác. mặc dù thấy mô hình này rất tốt, rất hay, nhưng tương lai là một dấu “?”. Vấn đề quyết định là “Làm sao xoá bỏ được lòng tham của con người”.
    Vậy tại sao các nhà XNK không thu mua tiêu SẠCH với giá cao hơn tiêu thường để khuyến khích người dân trồng tiêu SẠCH mà lại cứ hạ giá tiêu xuống thấp rồi nói dân phải làm SẠCH để “cứu mình”. Theo thiển nghĩ của tôi thì sẽ có 90% người dân sẽ không nghe “cảnh báo” đâu, họ chỉ nghe “khuyến khích” thôi. Thân!

  12. Chào Dân Việt!
    Tôi đã gặp rất nhiều nông dân kêu sản xuất tiêu sạch, nhưng khi tiêu bị bệnh thì không tha 1 thứ thuốc gì để xịt, trong khi sản lượng có giới hạn. Khi chào bán, nông dân đòi giá cao ngất ngưởng trong khi doanh nghiệp nhập từ các nước khác về tính chi phí ra cũng thấp hơn giá đó. Và cách thức nắm bắt về vùng tiêu sạch hay hộ gia đình của các cty, đại lý, thương lái là vô cùng đa dạng, không nói xạo được đâu bà con ạ. Xin có đôi lời.

  13. Chủ đề này hay và quan trọng vì có tính lâu dài cho ngành hàng hồ tiêu, nên xin đóng góp thêm ý kiến:

    1. Trước cách mạng công nghiệp lần 1, thực phẩm không hề bị phân biệt sạch/hữu cơ – không sạch vì toàn bộ thực phẩm thời đó đều canh tác/chăn nuôi theo lối hữu cơ (kế thừa từ tập quán canh tác của tổ tiên)
    2. Khi cách mạng công nghiệp nổ ra (1-2-3), quỹ đất canh tác/chăn nuôi bị thu hẹp do phải nhường đất cho nhà máy… + chiến tranh thế giới I,II -> đất bỏ hoang. Kết quả là thiếu lương thực -> nhu cầu tăng năng suất cây trồng/vật nuôi -> ra đời phân bón vô cơ, thuốc kích thích tăng trưởng/tăng trọng, biến đổi gene… -> thực phẩm không sạch.
    3. Nguồn gốc của thực phẩm không sạch chính là từ các nước phát triển: EU, Mỹ, Nhật mà đại diện chính là các hãng hóa chất khổng lồ. Họ nhận ra tác hại (vì họ làm ra thuốc) nên họ sợ. Mâu thuẫn bắt đầu nảy sinh: một mặt họ vẫn muốn bán nhiều thuốc cho các nước sản xuất nông nghiệp, một mặt họ phải chiều lòng người dân nước họ là phải có thực phẩm sạch.
    4. Các nước sản xuất nông nghiệp đa số đều là nước đang/chậm phát triển -> ở cửa dười so với họ (vốn, kỹ năng, thị trường, hiểu biết, thu nhập) -> trong cuộc chơi lớn này chúng ta làm được gì? Làm như thế nào? Trong khi nhận thức chung của XH còn ở mức thấp so với họ (ăn bẩn đã chất ngay đâu, mai không có tiền mới chết…).

    Thiển nghĩ:
    – Câu chuyện thuộc tầm quốc tế, không phải một quốc gia. Người gây ra phải là người tiên phong giải quyết -> các nước tiêu thụ (EU, Mỹ, Nhật) thông qua các tổ chức phi chính phủ (IDH, FAO, WHO…) phải có trách nhiệm lập dự án tổng thể cho tất cả các bên: tiêu thụ, trồng trọt/chăn nuôi… và lấy thuế của họ để triển khai để có hàng sạch chứ bắt bà con thì hơi ép người.
    – Chính phủ VN nên đưa vấn đề ở bình diện ASEAN + LHQ để cùng các nước sản xuất khác giải quyết vấn đề thông qua kênh đối thoại song/đa phương hoặc các thỏa thuận FTA, TPP với các tổ chức phi chính phủ + các nước tiêu thụ… Cụ thể: họ phải hỗ trợ các nước sản xuất chuyển đổi mô hình, đào tạo, hỗ trợ tài chính gia đoạn chuyển đổi…
    – Trước mắt, do cung vượt cầu, bà con cần ý thức rằng hàng vẫn có nguy cơ bị ế, các công ty phân phối tại nước tiêu thụ sẽ đòi hỏi nhiều hơn về chất lượng -> chắc ăn là làm sạch ở mức tốt nhất có thể (vì sạch đúng nghĩa 100% thì hơi khó cho bà con). Lâu dài, bà con hãy giúp xã hội bằng hành động làm hàng sạch 100% để người tiêu dùng (trong đó có cả chúng ta ) được ăn đồ sạch, không bị bệnh tật, ung thư…

  14. Xin góp thêm 1 ý nữa: nếu có bạn nhà báo nào đọc mục này (hoặc ai có quen biết nhà báo thì nói Anh/Chị phóng viên vào đọc), nên tổng hợp các ý kiến và viết thành một bài đăng trên báo chí để tác động đến nhận thức chung của Chính Phủ, các Bộ ban ngành và XH.

  15. Còn một yếu tố nữa mà bác Trần Văn Thảo chưa nói đến:
    Cường canh tuy có lợi trước mắt, ngắn hạn nhưng sẽ làm đất đai nhanh bạc màu và trở thành đất không thể canh tác được nữa, muốn tiếp tục canh tác thì phải phá rừng. Đối với Dan Viet, đó là tội lỗi với môi trường, với thế hệ sau.
    Về lâu dài, canh tác sạch, bền vững cũng là vì quyền lợi của chính nông dân và tương lai đất nước.
    Viết những dòng này ra, Dan Viet thấy lòng buồn rười rượi.

  16. Dân Việt nói hoàn toàn chính xác. Cường canh thì đất nhanh bạc màu. Phá rừng thì không chỉ ảnh hưởng thế hệ sau mà còn trực tiếp thế hệ chình chúng ta. Thế nhưng, tôi chưa thấy ai quay mặt với lợi ích ngay trước mặt bao giờ. Đất vẫn ngày một cằn cỗi và Rừng vẫn không ngừng bị tàn phá đó thôi.
    Mong rằng mô hình trồng tiêu SẠCH được nhân rộng và các cty XNK hãy chung tay cùng người ND xây dựng mô hình đó bằng chính tấm lòng “người Việt”. Đôi lời cùng Dân Việt và mọi người. Thân!

  17. Có lẽ là giải pháp khả dĩ chấp nhận được cho cả hai phía là biện pháp canh tác cho năng suất TB-khá, cây trồng được bảo vệ bằng những loại thuốc không để lại dư lượng trong danh mục cấm và giá mua vừa phải, có tính cạnh tranh với các quốc gia sản xuất khác để doanh nghiệp XNK còn có thể bán hàng.

    Các bác nông dân hãy tự tìm hiểu xem giá tiêu Cam/Indo/Brazil là bao nhiêu và chi phí cho nhà chế biến/Xnk là bao nhiêu để có thể đề nghị được giá bán “biết người-biết ta” cho tiêu sạch nhé.

    Một khi không xác định được giới hạn trên thì không giá nào làm các bác cảm thấy thoả mãn đâu.

  18. Là một người được huấn luyện để thương lượng chuyên nghiệp, Dan Viet xin chia sẽ những nguyên tắc cơ bản trong thương lượng để mọi việc thương lượng với cty dễ thành công hơn và hai bên nói cùng ngôn ngữ.

    Trong thương lượng, bao giờ cũng có ba mức:
    -Mức tối đa hợp lý mình có thể đòi hỏi được.
    -Mức mà đôi bên có thể đạt được thoả thuận.
    -Mức tối thiểu mà mình có thể chấp nhận được.

    Ví dụ: với tiêu sạch VN thì mức tối đa nhà XNK có thể chấp nhận được là giá thấp nhất mà các thị trường Cam/Indo/Brazil đang chào
    Mức thấp nhất là giá mua bằng với thương lái đang mua của bà con.
    Mức có thể đạt được thoả thuận là mức nằm giữa hai mức đó (cao nhất/thấp nhất).

    Nếu bà con không áp dụng những nguyên tắc cơ bản đó trong thương lượng với cty thì rất khó đạt được thoả thuận.

    Do đa số nông dân không xác định được giới hạn trên (cao nhất có thể đòi được là bao nhiêu) nên hay có xu hướng kỳ vọng quá mức/nói thách quá mức (vì sợ bị hớ) điều này thường làm cho thương lượng bất thành.
    Hậu quả là nông dân tiếp tục bán cho thương lái và cty XNK tiếp tục nhập hàng.

  19. @Hà An suy nghĩ rất thấu đáo, Nhưng theo tôi nghĩ, muốn làm tiêu sạch rất khó, chủ quan và khách quan mọi người suy nghĩ nhé. Yêu cầu của bất cứ NXK nào và người tiêu dùng đều muốn tiêu phải sạch. Đúng, điều đó rõ ràng. Nhưng chúng ta phải nghĩ, muốn có một sản phẩm sạch đòi hỏi rất nhiều yếu tố… Và hơn thế nữa, một người làm ba người phá thì kết quả ra sao ? Lợi nhuận che mờ đi tất cả. Bây giờ đây điều tôi muốn nói là hãy khơi dậy lương tâm và đạo đức của mỗi người nói chung và những thương lái, nhà xuất khẩu nói riêng. Khi mà tất cả chúng ta đều hiểu được những những giá trị đó thì những sản phẩm chúng ta làm ra đều rất đẹp. Mà tâm hồn mỗi người chúng ta sẽ tăng trưởng thêm một bước cao hơn, đáng trân trọng hơn. Đôi lời tâm sự.
    Cháu xin chúc chú Vịnh và toàn thể diễn đàn luôn mạnh khỏe.

  20. Bác Nguyễn Mạnh tâm nói chính xác là hầu hết suy nghĩ, ý kiến của người trồng tiêu.
    Xin lỗi bác Dân Việt một điều, bác nhắc đến cái chuyện thương lượng ấy với thương lái thì đúng, còn với dân trồng tiêu chúng tôi là hoàn toàn sai rồi. Người dân trồng nhỏ lẻ thu mỗi năm vài tạ, vài tấn tiêu thì “trông đợi được giá” là bán thôi, và khi túng thiếu vốn đầu tư vụ mới chúng tôi đành đau lòng mà chấp nhận phải bán dù giá có thấp đến đâu. Chúng tôi đâu có được cái quyền “thương lượng” như nhũng đối tác với các nhà XNK đâu. Đó là quyền của “thương lái” thôi Dân Việt ah. Cty thu mua đưa giá sao thì thông qua các kênh thông tin người dân biết vậy rồi cứ thế mà bán cho thương lái theo giá đó thôi, thương lượng với ai, thương lựơng thế nào đây.
    Buồn thật đấy !

  21. Tóm gọn lại như vầy:
    1. Cty mua tiêu sạch của nông dân chắc chắn cao hơn thương lái.
    2. Các cty cạnh tranh với nhau để mua nên chắc chắn sẽ đề nghị mức tốt nhất có thể.
    3. Mua xong họ cần phải bán cạnh tranh với tiêu sạch từ các nước khác nên giá mua cao nhất không thể quá giá bán của các nước-có -uy-tín làm tiêu sạch được.

    Nếu những nông dân thực dụng nghĩ rằng phải giá cao mới canh tác bền vững, giá không đủ cao thì sẽ thâm canh, rủi ro cây ngộ độc chết là chuyện nhỏ, đất cằn không thể canh tác được nữa thì bỏ, đi mua đất khác là chuyện nhỏ thì tôi tin rằng không cty XNK nào có thể mua giá đủ cao để họ thay đổi suy nghĩ đó.

  22. Vậy thì… các cty XNK cứ đi nhập về rồi lại xuất đi. Hay lại…nhập về tiêu thụ trong nước để VIỆT NAM thay vì đứng đầu thế giới XK tiêu nay chuyển thành đứng đầu thế giới NK tiều. Còn dân trồng Tiêu VIỆT NAM thì bỏ cây Tiêu đi trồng cây khác. Đó chẳng phải là các Cty XNK và người dân giống nhau sao, có khác nhau chỗ nào đâu, cũng vì lợi ích cả thôi. Tóm lại một câu, mô hình trong bài viết trên sẽ không bao giờ tồn tại được nếu suy nghĩ của Dân Việt chính là tính tóan mà các CTy XNK vạch ra. Thật buồn cho người lao động chân lấm tay bùn.

  23. Theo thống kê của Dan Viet, hiện có khoảng 50-60% tiêu do nông dân VN đang làm ra hiện nay là tiêu sạch, không cần can thiệp bất cứ điều gì vào biện pháp canh tác.

    Do quy mô nhỏ lẻ nên một lô hàng 25 tấn là tập hợp của khoảng 200-300 nông dân.

    Như vậy, hàng hoá sạch bị trộn lẫn với hàng hoá không sạch và trở thành một lô hàng không sạch.

    Cốt lõi của vấn đề cần giải quyết hiện nay là làm sao để tách hàng sạch ra khỏi hàng không sạch. Vậy thôi hà.

  24. Như vậy, có thể thấy rằng việc tập hợp, khuyến khích những nông dân đã có sẵn ý thức canh tác sạch sẽ hiệu quả hơn, ý nghĩa hơn, đáng làm hơn là thuyết phục 40% còn lại, rất mệt mõi và kém hiệu quả.

  25. Chỉ nghe công ty nói mà chưa thấy hành động cụ thể. 50-60% nông dân như em đang chờ các công ty về đây.

  26. Tiêu sạch thì phải mua cao vì làm thực phẩm. Tiêu không sạch thì làm việc khác giá phải rẻ hơn. Bây giờ họ thu mua ngang giá như vậy thì thiệt nông dân quá. Vì hạt tiêu không phải chỉ dùng để ăn đâu. Còn dùng trong nhiều lỉnh vực khác.

  27. Ty thấy nên có bài viết về :”cách không làm bẩn tiêu”. Ty không nghĩ nó khó tới nỗi không viết được. Có người nói: “sau khi nhìn thật xa thì làm cái việc ngay trước mắt cái đã”. Nếu đó là ý kiến nông cạn thì xin lỗi mọi người. Và thật sự mọi người nói thì lỗi là chính ý thức của mỗi cá nhân, nhưng có thể họ còn không biết cái họ không biết nữa nên họ mới làm. Cám ơn mọi người đọc !

  28. Mình là người trồng tiêu nhiều năm đã và đang làm tiêu sạch hiện tại vẫn còn trữ hàng chờ giá lên để bán. Mình xin nêu một cái vất vả nhỏ nhưng cũng là vất vả. Sau khi thu hái đóng bao vào kho, xong mùa hái một lần nữa xổ ra hết để lượm sỏi vì khi thu hoạch sỏi và đá sẽ lẫn vào tiêu trong lúc hái và phơi, mọi người nghĩ xem với số lượng 10 tấn thì cần bao nhiêu công và bao nhiêu ngày mới xong ạ, cũng vất vả mọi người nhỉ.

    • Có đá sỏi lẫn vào ? Vậy là đủ để kết luận tiêu này của bạn không thể gọi là tiêu sạch !

  29. Những gì Phong Ty nói chính là vấn đề cốt lõi cần giải quyết.

    Nông dân cần bảo vệ cây trồng khỏi bệnh chết nhanh chết chậm. Nhu cầu đó rất chính đáng.

    Người tiêu dùng cần sản phẩm sạch, điều này càng chính đáng hơn.

    => làm cách nào vừa đảm bảo cây trồng được bảo vệ, vừa đảm bảo sp sau cùng sạch, không có dư lượng?

    Có thể có nhiều cách để đảm bảo điều đó, Dan Viet chỉ nêu ra đây một biện pháp canh tác mà mình đã theo dõi từ đầu đến cuối từ 2015 đến nay, biết chắc chắn là đảm bảo cả hai điều trên. Đó là biện pháp canh tác của cty Dona Techno, trong đó dùng Agrifos 400 để phòng bệnh. Dan Viet chỉ khẳng định một cách cụ thể những gì mình biết chắc.

    • Anh @ Dan Viet nói đúng. Agrifos không phải là thuốc trừ bệnh, mà là chất kích kháng gốc lân PO3, giúp cây sinh ra kháng thể phòng chống nấm bệnh. Nhưng chỉ với cây được chăm bón bằng các chất hữu cơ, sinh học… Còn cây chỉ được chăm bón bằng hóa học thì Agrifos cũng bó tay vì cây lấy chất đâu mà sinh kháng thể…
      >> http://www.donatechno.com.vn/agrifos/gioithieu-agrifos.html

  30. Đường đến với nhau đầy chông gai lắm @ Tuấn Lê và 60% nông dân canh tác sạch ạ!, hai bên cùng phải có thiện chí và hiểu rõ vấn đề thì mới đến được với nhau.
    Đọc những tranh luận trong post này bác cũng có thể hình dung là thực tế còn căng thẳng hơn nhiều lần, chi phí để test nhằm “gạn đục khơi trong” không hề rẻ.

    Kêu gọi 60% nông dân sạch cùng bàn cách với các ty XNK để hai bên đến được với nhau, “dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong” mà.
    40% còn lại chắc cũng từ từ sẽ thay đổi thôi, nhưng đó là “cuộc chiến có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hay còn lâu hơn thế nữa…”

  31. Bài báo không hay, nên nhớ việc làm sạch xuất phát từ nhận thức, tôi chưa biết giá cả thế nào, nhưng việc của tôi là sản xuất một sản phẩm tốt trước tiên, đấy là trách nhiệm của người sản xuất rồi sau đấy mới nói chuyện đến giá cả hay thị trường. Việc liên minh sản xuất có thành công hay không thì điểm xuất phát phải đúng. Nếu sai thì xin lỗi các bác, dân sẽ bán cho người mua giá cao, công ty đứng ra thành lập sẽ tổn thất tài chính vì họ phải bỏ chi phí ra chạy một chương trình và khó có thể treo giá theo đúng kỳ vọng và cái vòng luẩn quẩn thế này, không bao giờ chấm dứt được !

  32. Hoá ra bác Nguyễn Mạnh Tâm thuộc về 60% sạch, nghĩ là bác vẫn đang bán cho thương lái với giá bình thường, đúng không?
    Tự dưng có người sẵn sàng mua với giá cao hơn ít, bác lại đòi phải cao hơn nhiều, đúng không?
    Nhiều hơn nhiều là nhiêu hơn bao nhiêu? Bác cũng không biết đúng không, càng nhièu càng tốt, 1 triệu một ký có khi cũng chưa được, đúng không?

    Mệt nhất là thương lượng với những nông dân như bác, thật sự mất hết kiên nhẫn.

  33. Trong số 60% tiêu sạch, cty XNK chỉ mua được 1/3 từ những nông dân “biết người biết ta” trong thương lượng. Số còn lại buộc phải nhập khẩu để đảm bảo nguồn hàng sạch, tránh việc bị nông dân có hàng sạch đòi giá quá cao.

  34. Tôi thấy rất ít nông dân hiểu được 1 chuyện, các bác đang làm sạch và chất lượng là nó sạch và chất lượng với các bác, chứ với các nước nhập khẩu thì chuyện sạch nó là đương nhiên và cũng không có sự khác biệt nhiều về giá. Với các ngành hàng nông nghiệp nói chung, không riêng gì hồ tiêu, sản phẩm của Việt Nam đang cố gắng để bắt kịp tiêu chuẩn chung, chứ chưa hề vươn tới mức độ khác biệt để kỳ kèo về giá cả.

  35. Trong điều kiện cung vượt cầu – dịch bệnh hoành hành như hiện nay, những tổ hợp tác sản xuất tiêu sạch là yếu tố sống còn, cả với nông dân và công ty XNK. Nói trắng ra, công ty XNK hiện nay đang giữ quyết định mua tiêu sạch từ đâu, trong nước hay nhập tiêu sạch từ các nước. Trong nước, nếu tiếp tục lối suy nghĩ sản xuất theo số lượng, không sớm thì muộn, các cty XNK uy tín sẽ dời ra nước ngoài đặt trụ sở.
    Vì sao?
    – Tiêu nước bạn, như Cam lại sạch hơn tiêu Việt, đồng ý sản lượng của họ thấp do trồng xen nhưng chắc chắn rồi đây, giá của họ sẽ cao hơn chút đỉnh, cộng với yếu tố sạch thì họ sẽ được thị trường uy tín chấp nhận. Nếu quý vị là công ty XNK, quý vị sẽ mua tiêu nào?
    – Lúc tiêu bị bệnh, thay vì báo đài đưa tin cách phòng và trị bệnh, lại đưa tin những vùng trồng tiêu bệnh, là công ty XNK, tránh xa khỏi vùng đó có khi lại an toàn.
    Kết quả tất yếu, những thành viên công ty XNK có tâm huyết với tiêu Việt, cố gắng giữ chỗ đứng cho tiêu Việt, cũng phải chấp nhận mua tiêu nước ngoài. Trong số 2/3 tiêu sạch mua ngoài nước năm nay, thì năm sau có khi lại là 85% tổng sản lượng nhập.

    Nếu những mô hình sản xuất bền vững, có được tiếng vang khi đầu ra ổn định, cây tiêu khỏe mạnh sinh ra lợi nhuận bền vững sẽ là động lực cho những nông dân khác noi theo. Càng suy nghĩ đòi giá cao mới bắt tay làm tiêu sạch, sẽ rất khó cho chính sản phẩm của chúng ta.

    Mong mọi người nhìn vào thực tế.

  36. Các bác trồng tiêu ơi phải chấp nhận sự thật chứ. Nguyên nhân giá tiêu xuống thấp không phải là sạch hay không sạch, mà bây giờ là vấn đề cung cầu. Ai cũng biết nhưng không ai muốn nhắc tới. Lúc tiêu có giá có nghe ai nói là sạch hay không sạch. Giờ cung vượt cầu rồi lại nói về vấn đề sạch hay không sạch ma không ai trồng tiêu dám nhắc về vấn đề là cung vượt cầu.

  37. Khó khăn nhất hiện nay đến từ SỰ THIẾU THÔNG TIN của nông dân.

    Vì thiếu thông tin độc lập-khách quan để so sánh, đối chiếu nên nông dân có tiêu sạch mù mờ về giá tiêu sạch các nước khác đang bán là bao nhiêu, giá nước ngoài duy nhất mà các bác tham khảo được là tiêu….Ấn Độ, than ôi, nó trên trời so với các nước khác.

    Khi không biết giá trần (do đích thân mình kiểm chứng) thì bán giá nào cũng nghi ngờ là mình bị “hớ, các cty XNK bán được giá cao lắm” nhưng ép dân mua giá rẻ, đúng vậy không? Mà thông tin phải do chính các bác tìm được cơ, cty XNK đưa thông tin thì các bác ứ tin, sợ họ lừa các bác đúng hông?

    Thiệt khổ với XH mà niềm tin đã bị đánh mất quá đi thôi!

    Có một cách duy nhất để có thể tin nhau trở lại là các bác TỰ ĐI TÌM THÔNG TIN về giá của các nước khác: Cam, Indo, Brazil đi nha, giá Cam là dễ nhất đó, bác nào ở Bình Phước, Gia Lai, Tây Ninh chỉ cần hỏi bạn hàng địa phương là biết liền hà.

  38. Chào @ Dan Viet. Hỏi một vài hôm thì còn trả lời, hỏi nhiều họ chẳng trả lời đâu bạn. Có trên mạng thì tốt hơn, chẳng phiền ai thân…

  39. Tôi chẳng hiểu những người như Dân Việt mãi biện luận những điều như vậy làm gì. Tự do ngôn luận mà, nhưng không nên lý luận hùng hồn như vậy ở đây. Nếu bạn chính là người tạo ra cái mô hình trên mà vẫn kiên quyết với cái thái độ đó thì bạn cũng chỉ giống như những “con buôn” mà thôi. Nói xa xôi làm chi cho mệt. Nói huỵch toẹt ra cho rồi. Đừng nói cái gì vì bà con, vì người Việt, nghe giả dối sao ấy. Tôi nói thẳng, tranh luận ở đây tôi chẳng vì ai hay vì cái gì cả, chỉ vì tôi bực mình vì Tiêu sạch của tôi cũng bán bằng giá, thậm chí không bằng tiêu “bẩn” vậy thôi. Nghe tuyên truyền thông tin rồi bình luận này nọ rất hay, nhưng thực tế thì… cứ có lợi là làm thôi. Mua đc giá thấp mà bán được giá cao lợi quá mà, tội lệ chi mà phải vì cái này cái kia mà mất đi cơ hội làm giàu phải không Dan Viet.

  40. Không tổ chức nào làm việc phi lợi nhuận cả.
    Khác nhau chỗ này: lợi nhuận có đạo đức hay chà đạp lên đạo đức, lợi ích ngắn hạn hay lâu dài, lợi ích hài hoà (đôi bên cùng có lợi, biết người biết ta) hay cố vơ vét về mình, lợi nhuận dựa vào thông tin, tri thức, kỹ thuật-công nghệ hay dựa vào sự lừa lọc, chụp giật.
    Nếu như có tổ chức nào đó khuyến khích canh tác sạch, bền vững, không hại tới môi trường, không đầu độc khách hàng, không làm ảnh hưởng đến sức khoẻ người trồng, không làm cây chết, đất đai bạc màu vì ngộ độc hoá học và chia sẻ lợi nhuận (vốn cũng vừa phải) với nông dân thì không phải tốt ư ? Không tử tế ư ?

    Họ tử tế nhưng họ khôn ngoan chứ hổng có ngu !

  41. Chỗ mình cũng đang xây dựng mô hình sản xuất tiêu sạch này quy mô khoảng 80 thành viên với trên 150 ha hồ tiêu, sản xuất trên 400 tấn tiêu sạch mỗi năm , bác nào có kinh nghiệm trong việc xây dựng mô hình và quản lý có thể tư vấn cho mình được ko ạ ?

  42. Đa số tiêu người nông dân trồng ở Việt Nam là tiêu sạch. Nhưng khi xuất khẩu thì thương lái trộn thêm tạp chất để tăng lợi nhuận. Còn thuốc, hóa chất ở đây là thuốc trừ nấm mốc, thuốc chống ẩm để giữ tiêu. Tiêu sọ thì ngâm hóa chất sau đó bỏ vào mấy chà ra. Chỉ cần tiêu không tạp chất là tốt rồi. Giá tiêu hạ là do thương lái làm giá. Đừng lừa người nông dân nữa vì tôi đã làm xuất khẩu nông sản.

    • Không ai tưởng tượng được những người đã làm xuất khẩu lại có những phát biểu như bạn !
      Khách mua nước ngoài họ không dại tới mức để cho thương lái trộn thêm tạp chất và cũng chẳng có thương lái nào ở ta xuất khẩu tiêu cả.

    • Tiêu chuẩn hàng xuất khẩu được quy định phân loại rất chặt chẽ, hợp đồng cũng cụ thể, không phải ai muốn làm gì thì làm. Hàng xuất đi rồi còn bị trả về… chớ nói bừa !

Gửi phản hồi mới

(?)