Giá hạt tiêu trong nước trượt dài theo đà giảm

, Thị trường hạt tiêu, 3

Hiện nay, giá tiêu xô nội địa tại Việt Nam đang dao động trong khoảng 120.000-130.000 đồng/kg, tương đương 5.750-6.250 USD/tấn, trong khi giá tiêu xô nội địa tại Ấn Độ là 7.250-7.500 USD/tấn.

Đóng cửa phiên hôm qua, giá tiêu kỳ hạn thế giới trên sàn NCDEX tại Kochi-Ấn Độ tiếp tục xu hướng giảm nhẹ. Kỳ hạn tháng 4 mất 680 Rupi, xuống mức 40.820 Rupi/tạ, tương đương mất 134 USD, xuống còn 8.042 USD/tấn và Kỳ hạn tháng 5 cũng mất 875 Rupi, xuống mức 41.470 Rupi/tạ, tương đương mất 172 USD, xuống còn 8.164 USD/tấn ( 1 USD = 50,7983 Rupi ). Nguyên nhân giảm được cho là do hoạt động chốt lời và do nhà đầu tư trên sàn đã đẩy giá lên quá cao.

Giá hạt tiêu giao ngay tại nội địa Ấn Độ cũng giảm 500 Rupi xuống còn 38.000 Rupi/tạ, tương đương 7.481 USD/tấn, cho loại tiêu xô và 39.500 Rupi/tạ, tương đương 7.776 USD/tấn, cho loại tiêu chọn.

Cùng thời gian, giá tiêu kỳ hạn trên sàn SMX tại Singapore cũng sụt giảm. Kỳ hạn tháng 4 mất 95 USD, xuống ở 6.556 USD/tấn và kỳ hạn tháng 5 mất 78 USD, xuống ở 6.622 USD/tấn. Chênh lệch giá kỳ hạn giữa 2 sàn vẫn duy trì ở mức cao.

Theo những chuyên gia phân tích thị trường tiêu thế giới, sở dĩ có sự chênh lệch giá giữa 2 sàn là do sàn SMX-Singapore lấy hạt tiêu loại 550Gr/l-FAQ của Việt Nam, cũng là loại phổ biến của các nước sản xuất tiêu ở Đông Nam Á, làm cơ sở giao dịch. Trong khi sàn NCDEX-Ấn Độ lấy loại MG1, là loại tiêu đặc chủng của Ấn Độ có phẩm cách cao hơn, làm cơ sở giao dịch.

Các nhà phân tích còn khẳng định, thị trường hạt tiêu thường ẩn chứa những biến động khó lường nhưng giá tăng cao là điều không khó hiểu, do năm 2012 nguồn cung thế giới vẫn còn thiếu hụt và dự báo về sản lượng không mấy khả quan.

Một nhà kinh doanh nông sản lớn của Ấn Độ có xây dựng cơ sở chế biến nông sản tại Việt Nam cho rằng, cơ sở để so sánh là giá tiêu xô.

Hiện nay, giá tiêu xô nội địa tại Việt Nam đang dao động trong khoảng 120.000-130.000 đồng/kg, tương đương 5.750-6.250 USD/tấn, trong khi giá tiêu xô nội địa tại Ấn Độ là 7.250-7.500 USD/tấn, chênh lệch trên 1.000 USD/tấn.

Sự chênh lệch này thể hiện nhu cầu tiêu thụ nội địa rất cao vì Ấn Độ là nước đông dân số đứng thứ nhì hành tinh, nhất là vụ mùa năm nay sản lượng chưa đạt như mong đợi. Do đó nhu cầu nhập khẩu thêm tiêu từ Việt Nam về là khá lớn.

Sáng nay 29/3, giá tiêu xô tại các thị trường trong nước tiếp tục trượt theo đà giảm kéo dài vừa đúng 3 tuần. Tại Bà Rịa- Vũng Tàu giá giảm xuống 124 ngàn đồng/kg, tại Bình Phước giá còn 120-121 ngàn đồng/kg, tại Đak Lak-Đak Nông và Chư Sê, Gia Lai giá cũng còn 118-120 ngàn đồng/kg, bình quân giá nội địa giảm 10-12 ngàn đồng/kg trong 3 tuần qua.

Tiêu đen Việt Nam xuất khẩu loại 500 Gr/l-FAQ có giá 6.250 USD/tấn và loại 550 Gr/l-FAQ giá 6.600 USD/tấn (FOB), trong khi tiêu đen xuất khẩu loại 550 Gr/l-Asta có giá 7.000-7.050 USD/tấn với số lượng chào hạn chế. Tiêu trắng loại DW 630 Gr/l được chào giá 9.300-9.350 USD/tấn (FOB).

Tiêu Ấn Độ, loại đặc chủng MG1, có giá 8.350 USD/tấn xuất đi EU và giá 8.650 USD/tấn xuất đi Mỹ (C&F).

Theo báo cáo của ngành Nông nghiệp, dự kiến trong tháng 3 xuất khẩu ước đạt 12 ngàn tấn, kim ngach đạt 82 triệu USD đưa khối lượng tiêu xuất khẩu 3 tháng lên 24 ngàn tấn với giá trị kim ngạch xuất khẩu 164 triệu USD, giảm 7,5% về lượng nhưng vẫn tăng 29,1% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Giá tiêu xuất khẩu tăng mạnh, giá bình quân 2 tháng đạt 6.816 USD/tấn, tăng 42,4% so với cùng kỳ năm trước.

Anh Văn

Báo Giá cà phê qua điện thoại
3 Phản hồiGửi phản hồi mới
  1. Theo tôi chúng ta có thể làm giá tiêu tăng lên lại bằng cách hạn chế bán ra. Trên thị trường đang thiếu hụt nguồn tiêu nếu bán bây giờ thì giá tiêu sẽ hạ nữa đó.

Gửi phản hồi mới

(?)