Gia Lai: Hàng trăm trụ tiêu chết nghi bón phân dỏm

, Trồng và Chăm sóc Tiêu, 41

Loại phân bón lá và bón gốc do một công ty vật tư nông nghiệp ở TP Buôn Ma Thuột (tỉnh Đăk Lăk) cung cấp. Công ty này đã về xã Ia Nan tổ chức hội thảo, giới thiệu sử dụng phân bón nhãn hiệu TL và No 1.

Hồ tiêu bị bệnh chết hàng loạt

Hồ tiêu bị bệnh chết hàng loạt

Những ngày qua, nhiều hộ nông dân ở xã biên giới Ia Nan, huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) như “khóc ròng” vì hàng trăm trụ tiêu của gia đình bắt đầu đậu hạt đã bị chết hàng loạt.

Theo lời của nhà nông tại địa phương, có tình trạng trên vì họ đã sử dụng các loại phân bón lá và bón gốc do một công ty vật tư nông nghiệp ở TP Buôn Ma Thuột (tỉnh Đăk Lăk) cung cấp. Công ty này đã về xã Ia Nan tổ chức hội thảo, giới thiệu sử dụng phân bón nhãn hiệu TL và No 1.

Có hộ đã mua khoảng 30 – 40 triệu đồng phân để bón, sau đó vườn tiêu chết hết, hộ ít thì mất trăm triệu, người nhiều thì cả tỷ đồng, vì giá hồ tiêu hiện nay đã đạt “đỉnh”, ở mức gần 190.000 đồng/kg.

Hiện trên địa bàn tỉnh Gia Lai đang phổ biến tình trạng một số cơ sở sản xuất và phân phối sản phẩm vật tư nông nghiệp vì lợi ích cá nhân đã len lỏi về các làng xã ở vùng sâu vùng xa, nơi bà con nông dân thiếu kiến thức để bán phân bón, thuốc bảo vệ thực vật kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, hướng dẫn sử dụng thuốc, phân bón sai chức năng, quy trình… làm thiệt hại cho nông dân và gây khó khăn cho nhà quản lý.

Theo Đức Trung (SGGP Online)

Báo Giá cà phê qua điện thoại
41 Phản hồiGửi phản hồi mới
  1. Có trời mới biết trong sản phẩm của những công ty này có những chất gì !
    Lỡ thích nghe “nổ” thì ôm bụng mà chịu chứ biết kêu ai bây giờ. Một bài học không bao giờ thừa, có điều cái giá học phí phải trả kiểu này thì chua xót cho người nông dân trồng tiêu quá !

  2. Họ đã cố tình lừa đảo thì cỡ nào cũng dính, hãy tin vào mình hơn là nghe lời họ quảng bá, những chuyện này không mới nhưng vẫn còn đó những nạn nhân mới. Khổ thay cho nông dân Việt, thiệt đủ điều…

  3. Mới đây, Bộ Nông nghiệp & PTNT báo cáo trước Ủy ban thường vụ Quốc hội, đài truyền hình VTV1 có đưa tin, 57% phân bón trên thì trường là hàng giả, hàng kém chất lượng. Vậy thì con số thực tế sẽ là bao nhiêu? người trồng tiêu nói riêng và nông dân nói chung làm sao để tránh đây?
    Những câu hỏi không có lời giải !

  4. Ở đây có sự tiếp tay của các cấp chính quyền và bên nông hội tập thể, vì cho mượn hội trường để họ quảng bả và các cán bộ nông hội đi báo dự hội thảo.

    • Muốn được tổ chức hội thảo, phải được sự nhất trí cho phép của Hội nông dân của cấp Huyện và giới thiệu về Hội nông dân xã, vậy thì khi CTy xin phép các cấp trên có kiểm tra chất lượng không ? hay họ đến trình bày xin hội thảo kèm theo… là cho phép ngay . Vậy thì nguy hiểm cho người nông dân quá, mong các cấp hãy vì lợi ích nhà nông .

  5. Các anh chị đừng vì mấy bài báo”viết cho có bài đăng” mà giảm niềm tin vào cuộc sống mình, tui xin có mấy ý kiến về bài báo và với anh chị như sau :
    1/ Nói là phân không rõ nguồn gốc sao lại biết công ty, địa chỉ, tên phân bón… Đã biết đến vậy thì chưa phải là “nguồn gốc” sao ! Có điều tác giả không dám nêu tên công ty ra đó thôi.
    2/ Phân kém chất lượng, anh chị đừng lo, vì không làm tiêu tốt thì cũng ít có khả năng làm cho tiêu chết lắm. Với lại vấn đề này đã có cơ quan thanh tra của Sở Nông Nghiêp lo. Hiện có nhiều Nghị Định, Thông Tư về vấn đề này lắm.
    3/ Hiện đang là mùa dịch chết nhanh trên tiêu, anh chị đừng bón phân hoá học vào lúc này, vì sẽ làm tổn thương bộ rễ, làm pH đất hạ thấp, phá huỹ hệ vi sinh vật đất. Đó là những điều kiện không thể tốt hơn cho nấm Phytopthora phát triển mạnh và làm cho dịch chết nhanh bùng phát.
    Thân .

  6. Mấy bác đòi hỏi cấp xã phường ở cơ sở kiểm tra chất lượng trước khi cho phép Cty tổ chức hội thảo thì cầm bằng đánh đố lẫn nhau…! Chuyên môn, máy móc thiết bị… , thời gian, lấy đâu ra mà đòi hỏi. Cấp trên nữa, họ đã có trách nhiệm gì khi giới thiệu xuống dưới?
    -Theo tôi, sản phẩm nào mà hoạt chất, tỷ lệ, thành phần cấu tạo… không công bố rõ ràng, minh bạch thì bà con cần phải tẩy chay. Ý của bạn Châu Phong nói đúng, tại sao bà con ta lại chấp nhận bỏ tiền mua những sản phẩm mà “có trời mới biết ở trỏng có chất gì”. Mình cũng có lỗi là đã tiếp tay “tiêu thụ sản phẩm của kẻ gian (dối) có!”.

  7. Thât đang buồn và là một cú sốc cực mạnh ! Nếu đúng là do phân của Cty đó. Nhưng trách nhiệm về ai? chinh quyền hay cty? Còn nông dân thì trình độ thé nào, chúng ta biết rõ, làm sao trách nông dân được. Ở Đồng Nai trước đây, khi muốn hội thảo về phân bón… chỉ cần qua huyện, nhưng nay phải từ tỉnh. Vì thế từ những đơn vị cho phép chắc chắn phải có trách nhiệm với những gì xảy ra cho nông dân – và nông dân cũng có quyền đòi lại những thiệt hại gây ra cho mình – qua điều tra của giới chức có thẩm quyền. Nơi huyện Trảng Bom tôi ở, đã có 1 lần phòng BVTV đã giúp nông dân đòi đươc bồi thương khi bị hại như vậy, cũng như đại lý bán thuốc quá hạn, cũng bị phòng BVTV sờ gáy.
    Mong các ngành chức năng ở địa phương hãy có trách nhiệm với nông dân của mính, có như vậy mới xứng đáng là người cán bộ của nhân dân

  8. Vô cùng ngạc nhiên khi quan sát kỹ các hàng tiêu, mình không hiểu tại sao lại đắp “con đường đi” giữa các hàng tiêu ?? mùa mưa sợ chân đi ngập nước ? Đồng Nai thì không bao giờ có như vậy, vì sao chắc chắn mọi nông dân biết rõ. Xin thay đổi, bỏ ngay cách làm này, vì đây đã là kinh nghiệm xương máu.

    • Chú Lập ơi. Chú cho cháu hỏi, kinh nghiệm xương máu của chú ở đây là gì vậy ạ, vì cháu thấy nhiều người trồng tiêu rất giỏi, rất đẹp và rất xanh cũng đắp lên như vậy với mục đích không cho tuyến trùng lây lan từ gốc này sang gốc khác mà chỉ trong từng khu vực thôi.

    • Con tuyến trùng cũng không thèm leo qua con đường bạn đắp đâu mà tưởng là đắp để ngăn cản nó !

  9. Mình cũng là dân trồng tiêu, nên nói rằng dùng phân bón mà chết tiêu thì hơi vô lí, vì các công ty có làm giả đi nữa thì họ cũng không dại đến mức bỏ thuốc độc để gây chết tiêu. Hiện nay mùa dịch đang chết thì các bác có đổ thuốc gì nếu trong vườn đã bị thì tiêu vẫn chết.

  10. Nói như các anh các chị thì, phân giả thuốc giả bán cho anh chị mang về trị bệnh cho tiêu mà không mang lại hiệu quả thì sao đây? Tuy không có gây hại cho tiêu, nhưng lại làm cho người xài lầm tưởng, dịch hại coi như chưa rờ, tới. Các anh các chị chưa phải là nạn nhân cho nên chưa thấu hiểu hết vấn đề.

  11. Xin chào bác Nguyễn Vịnh, nhà cháu có trồng khoảng 1000 trụ tiêu. Có loại mới trồng có loại trồng năm ngoái, cũng có loại vào kinh doanh được mấy năm, nhưng gần đây xuất hiện rệp sáp ở dưới rễ làm cây chết hàng loạt, nhổ lên thì thấy có măng sông. Vậy bác có thể chỉ cho cháu cách trị loại này được không?

    • Chào chú Nguyễn Vịnh.
      Cháu có 1 vườn tiêu hơn 500 trụ tiêu, về bón phân sinh học và nấm vi sinh thì cháu điều bón đủ, nhưng mấy ngày gần đây cháu phát hiện vườn mình rất nhiều tuyến trùng và gây thối bộ rễ trầm trọng, cháu đã dùng các loại thuốc trị nhưng không hiệu quả. Vậy cháu mong chú và mọi người có thể chia sẽ cháu kinh nghiệm có thể trị được tên sát thủ này giúp cháu.
      Cảm ơn chú và mọi người !

    • Chào @ Đỗ Tấn Duy cháu bảo trị nhiều loại thuốc, không biết những loại thuốc gì, và trị bằng cách nào. Điều trước tiên cháu phải xác định chắc chắn là bị tuyến trùng thì cháu sục gốc bằng tervigo hoặc cáo sa mạc + dominxanil .

    • Thuốc trị tuyến trùng có rất nhiều loại. Phần nhiều trị không hết là do cách trị, cách dùng thuốc.
      -Phải trị tuyến trùng lúc trời nắng ráo, tốt nhất là trước và sau mùa mưa, vì nước mưa sẽ làm giảm tác dụng của thuốc.
      -Phải dùng nhắc lại sau 7-10 ngày vì trứng sẽ nở ra tiếp…
      -Phải tăng cường phân bón lá để trợ sức cho tiêu vì chất dinh dưỡng bị tuyến trùng ăn chặn ngay ở rễ khiến cây suy yếu.

  12. Nhìn vào hình trên thì đúng là điều đau xót cho người trồng tiêu khi gặp phải cảnh này! Bác Hoàng Văn Lập đã nhận ra đúng con đường chết chóc ngay giữa vườn tiêu! Tôi thấy canh tác kiểu này thì có thể bón phân chất lượng càng cao lại làm tiêu càng mau chết ! Trồng tiêu thì phải đảm bảo luôn khô ráo cho phần gốc cây, hạn chế ẩm ướt làm phát sinh nấm bệnh tấn công cổ rễ gây chết nhanh, chết chậm. Việc làm bồn trũng như vậy lúc bón phân hóa học trong mùa mưa hay bón vào mùa khô rồi dùng bơm tưới thì đều dẫn tới việc dồn hết phân vào gốc cây. Các thành phần hóa học có trong phân phá hủy dần các mô tại phần gốc tạo điều kiện cho nấm xâm nhập nhanh. Đây là căn nguyên của chết tiêu hàng loạt. Như hình trên thì hãy khoan vội kết luận tại phân kém chất lượng mà tiêu chết!

  13. Chào các bạn. Chào cộng đồng !
    Một số doanh nghiệp, nhận chất thải công nghiệp độc hại để tiêu hủy với một giá cực kì cao. Nhưng họ đã tráo trở, phù phép thành phân bón. Họ hưởng lợi cả hai đầu, hậu họa người nông dân phải gánh, ở vùng tôi gọi là phân bẩn. Nhìn trên hình ảnh, thì biết tôi nói chẳng ngoa : “tôi nói lấp bồn đào rãnh, họ nhìn tôi như người ngoài hành tinh”… Thiết kế vườn tiêu như vậy nó sẽ chết, còn phân bón bẩn nó chỉ kích hoạt cho loại vườn tiêu như thế này nhanh chết mà thôi. Anh Lập nói chí phải “tiên trách kỉ, hậu trách nhân”.

  14. Tiêu chết chưa xác định được nguyên nhân thì không thể thể kết luận đươc. Hiện nay vấn đề phân bón và thuốc BVTV giả thì đã cảnh báo rất nhiều. Nhưng các ban ngành có trách nhiệm thì chưa có biện pháp ngăn ngừa, xử lý thì thiệt hại cũng là những người nông dân gánh chịu mà thôi. Mong sao các ban ngành làm việc công tâm hơn thì nông dân đỡ khổ hơn.

  15. Cảm ơn tác giả bài báo đã đưa tin kịp thời để bà con ta xem xét nên lựa chọn loại phân nào.

  16. Bác Trịnh Văn Ba nói đúng. Chất thãi của một số nhà máy chế biến đổ ra sông suối làm cho cá chết, môi trường ô nhiễm, bị xử phạt, nên họ thuê một số công ty xử lý. Thế là công ty dùng men vi sinh khử mùi hôi, rồi cho thêm phân NPK vào, đóng can, úm bà la… phân sinh học ngoại nhập từ… Công gô hay Ma rốc…
    Nông dân mà không tỉnh táo thì chết chắc.

  17. @hochopbinh. Ngày xưa khi chưa dùng phương phap sinh học cho cây tiêu, mình cung làm đường đi chính từ đầu rẫy tới cuối rẫy, để xe đi cho dễ. Nhưng dọc 2 bên đường đi, tiêu bị nấm bệnh hầu hết và cả chết nữa, thì ra nước mưa trên măt đường khi mưa, đều chảy qua 2 bên đường.
    Suy nghĩ : nấm không tư nó di chuyển, cũng như tuyén trùng, nhưng nhờ những bước chân, nhờ dòng nước đưa chúng đi… mình nghĩ bệnh là do đó, mình đã mất công phải làm lại và cấy cỏ đậu phụng dại, để cỏ lau dưới giầy dép. Ngoài ra nguồn lây còn do khi kéo dây tưới, dây xịt máy cao áp, do gió… Nhưng từ khi chuyển qua sinh học thì hoàn toàn khác rồi.
    Còn bạn nói họ cũng làm như vậy, nhưng tiêu vẫn tốt là do họ phòng ngừa tốt. Vậy bạn nên học theo cách phòng ngừa của họ, để tránh cho rẫy của mình, dù ban không làm đương đi. Nhưng việc làm đường đi như vậy, mình khuyên nên bỏ ngay, kẻo không rồi hối không kịp.

  18. Nông dân mình có thói quen đổ lỗi cho người khác. Khi không có chuyện gì thì cười cười hớn hở, nhưng khi xảy ra chuyện thì điều đầu tiên là tìm đối tượng để đổ lỗi hay ăn vạ. Chẳng ai chịu nhìn lại mình, tại bản thân mình sai: sai ngay từ bước đầu tiên, sai lầm trong chọn giống, chọn đất, làm đất, cách trồng, cách chăm sóc, sai cách dùng phân, dùng thuốc… sai rất nhiều thứ khác nữa. Nhưng cây tiêu đâu có dễ dàng chấp nhận nhiều cái sai như vậy. Nếu cây tiêu có thể chấp nhận nhiều cái sai như vậy thì không bao giờ giá tiêu ở mức gần 200.000 vnd như bây giờ. Có thể nói không ai liều mạng như nông dân Việt Nam mình, dám bỏ ra cả gần như cả gia tài, đổ hết xuống đất, nhưng không biết nó sẽ mang lại gì hay là một vài năm rồi gom đốt. Hầu hết bà con nông dân mình làm mà không bao giờ tìm hiểu về việc mình sẽ làm, chỉ thích thì làm, thấy người ta làm thì mình làm, mà 1 người làm sai, nhiều người nhìn vào không biết rồi bắt chước dẫn đến sai hết cả một tập thể.

    Quay lại vấn đề phân bón làm chết tiêu, thực sự tôi không làm cho bất kỳ một công ty nào, tổ chức nào nhưng tôi xin nói rằng sai lầm là do bà con mình, tiêu chết là do bà con mình. Các công ty đi hội thảo trong lòng dân, bán thuốc với giá cắt cổ (1tr4/1 lít), quảng cáo khả năng siêu phàm của thuốc, của phân (chỉ cần dùng sản phẩm của họ và không cần dùng gì khác). Mặc dù giá có đắt nhưng nông dân bị cái giá tiêu nó che mờ mắt rồi. 200.000vnd 1 kí lô mà. Tôi nói chuyện với rất nhiều nông dân, nhìn vườn, nhìn đất của họ tôi khuyên không nên trồng tiêu nhưng họ vẫn cứ trồng (thậm chí trồng tiêu dưới cái hố như cái hố rút nước cục bộ), rồi trồng tiêu không lên được hoặc lên không sống được thì đổ thừa phân thuốc giả. Phân giả, thuốc giả có cơ hội tràn ngập như ngày nay là do người tiêu dùng mù quáng đã vô tình tiếp tay cho phân giả thuốc giả. Một sản phẩm tốt chưa chắc đã cho hiệu quả sử dụng tốt, muốn cho hiệu quả sử dụng tốt thì người sử dụng sản phẩm phải là một người tỉnh táo, nhạy bén, chịu suy nghĩ, hiểu biết, tìm tòi và sáng tạo. Cũng là 1 sản phẩm thuốc trị tuyến trùng nhưng có người dùng hiệu quả, có người dùng cũng như không dùng, cũng là sản phẩm phân bón có nhiều người dùng chấp nhận được nhưng tại sao lại có người dùng rồi vườn tiêu chết. Chưa hẳn chết do thuốc hay do phân đâu, chính bà con tự tay giết vườn tiêu của mình đấy.

  19. Dạo này ở vùng EaH’leo của tôi tiêu đã chết khá nhiều, nông dân ở đây vẫn rất thiếu hiểu biết về chăm sóc tiêu, tuy nông dân ở đây cũng đã sử dụng rất nhiều thuốc bảo vệ thực vật đúng nguồn gốc, nhưng mấu chốt ở đây là ko sử dụng đúng cách. Vừa rồi tôi có đi thăm vài vườn tiêu bị chết trong địa phương, khi tôi hỏi chủ vườn đã sử dụng thuốc phòng bệnh chưa và thuốc gì. Chủ vườn trả lời : rồi,thuốc Ridomil và Tervigo hoà chung và phun qua lá. hic ! Ridomil thì ko nói còn Tervigo phun qua lá thì có tác dụng gì ? Qua vườn thứ 2 tôi hỏi đã phòng bệnh chưa, người ta trả lời chưa, nhưng khi xuất hiện vài cây lác đác thì mới mua thuốc về phun. Khi tôi hỏi thì người ta trả lời là 1 loại thuốc trị nấm có tên hình như là metaxyl Mz và pha chung với 3 loại men nấm trichoderma của 3 công ty khác nhau. Tôi mới hỏi thuốc trị nấm, vi nấm trichoderma rồi phun qua tiêu có tác dụng gì, hay là phản tác dụng. Mọi người suy nghĩ xem làm như vậy có đúng khoa học hay ko, hay là mất tiền mua thuốc BVTV mà tiêu vẫn chết?

  20. Tôi muốn nói thêm là, thuốc trị nấm pha chung với vi nấm trichoderma thì nấm trichoderma chết hết thì pha trichoderma vào thuốc trị nấm làm gì, với lại dù có phòng bệnh bằng bất cứ loại thuốc gì mà bồn trồng tiêu to và sâu bằng hố “bom” thì có dùng thuốc “tiên” thì tiêu vẫn chết?

  21. 1 vấn đề thì phải nhìn nhận từ mọi góc cạnh, ở đây đang nói đến vấn đề phân thuốc, có ai dám tuyên bố tôi trồng tiêu không dùng thuốc bvtv, phân vô cơ,… Nông dân ta có phân tích được thành phần hay chất lượng không? Mọi người nói đúng tôi không phản đối nhưng đó chỉ là 1 khía cạnh nào đó của vấn đề.

  22. Chú Vịnh và Bác Lập và các bác cho tư vấn giúp cháu với!

    Cháu đang trồng tiêu ở Đăk Nông. Vùng đồi nhà cháu thì thoát nước rất tốt (thường sau cơn mưa 15 phút là nước rút hết trong hố cà phê).

    Hiện nay, cháu đang mở hố tiêu sâu hơn mặt đất (mở hố rộng tầm bán kính 70-80 cm, sâu 10 cm), nhưng khi đọc lại bài này cháu sợ hố tiêu hơi sâu (mặc dù không đọng nước) có thể gây bệnh vào mùa mưa (hiện nay chưa bị).

    Bây giờ cháu muốn đôn hố tiêu lên cao hơn mặt đất có được không ạ? Việc đôn hỗ tiêu cao lên như vậy thì việc bón phân chuồng, phân NPK có gặp khó khăn gì không ạ?

    Cảm ơn sự hỗ trợ của các Bác!

  23. Cho cháu hỏi thêm là: Nếu đôn hỗ tiêu lên thì cách làm như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất ạ?

  24. @Trần Tuyển. Trời ơi là trời ! Đang là mùa mưa như thế này mà làm bồn cho cây tiêu. Ai đang làm hại Tuyển vậy? hay muốn mình làm hại mình !
    -Hãy bỏ ngay cách làm bồn cho cây tiêu, nó chỉ cho “ích lợi ảo”, mà thực tế thì đang “tha thiết” mời nấm bệnh vào định cư, dù cho vùng đồi thoát nước tốt. Đồi mà chảy nước thành dòng, đã là phương tiện di chuyển của nấm và tuyến trùng, lại được gom lại trong gốc café.
    Trong gốc tiêu của bác luôn cao hơn mặt đất từ 10 phân trở lên, và bao nhiêu năm nay đâu có khó khan gì khi bón phân đâu.
    -Cần đôn cao lên ngay bằng phân chuồng ủ hoai đã ủ với nấm tricho. Nếu lấy đất để đôn, phải sử lý đất với tricho và thuốc diệt tuyến trùng, rồi mới đôn vào sau, phải đôn cao hơn mặt đất.
    Còn triền dốc đồi, mưa chảy sẽ xói mòn, hãy trồng cây lạc dại, để chống xói mòn.
    Cháu rất cần đọc lại các bài thảo luận trong giatieu.com càng nhiều càng tốt. Bản thân bác vẫn luôn đọc đi đọc lại trong lúc rảnh rỗi. Cố gắng nhé !

    • Chú Lập ơi! Nếu tiêu không có bồn và trong gốc tiêu cao hơn mặt đất thì làm sao mà bón phân, nếu bón thì phân tràn ra ngoài hết?

    • Cảm phiền anh Lập chỉ giúp : vườn tiêu nhà tôi hiện chưa làm bồn nổi (do không hiểu).
      Nay đang mùa mưa, tôi chọn những ngày nắng ráo vun gốc (tạo bồn nổi) có được không?
      Xin cám ơn trước!

    • @Toan.
      Bạn nói như vậy tức là gốc tiêu đang có bồn thấp hơn mặt đất tự nhiên. Bạn cần lấp đầy và nên cao hơn mặt đất, nhưng trước khi vun đất lấp bồn, bạn cần ngừa nấm và tuyến trùng (bạn nên rải một ít NPK). Những thứ bạn lấp bồn như phân ủ hoai (ủ với tricho), đất, xác bã thực vật…

  25. Khi bón phân, chỉ rải quanh tán lá, đang mùa mưa, nước mưa theo tán lá chảy xuống làm tan phân thấm xuống rễ. Còn trong mùa nắng, khi tưới chúng ta cũng tưới quanh tán lá, nhưng không tưới đẫm nước thành dòng, mà tưới như mưa nhiều lần, một gốc phải tưới 2 , 3 lần. Khi nhìn thấy nước nhiều, có thể làm trôi phân, thì chuyển vòi sang gốc kế tiếp, rồi lại tưới trở lại cho tới khi phân đã tan, hơi lâu nhung phải cẩn thận. Nếu bón NPK thì hôm sau hãy tưới, để qua đêm phân hấp thụ nước mềm ra, phân mau tan hơn. Còn với Urê, kali, có thể tưới ngay vì 2 loại này dễ tan…

  26. Phân vi sinh mình có thể làm, chất lượng thì ok. Nên tự làm phân ủ men vi sinh để đảm bảo cho vườn tiêu luôn xanh tốt, giảm lượng phân hóa học tối đa mình có thể, nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cho cây
    Theo mình được biết, có nhiều nơi vẫn sử dụng phân vô cơ làm thức ăn chính cho tiêu, nên suy nghĩ lại cách làm và chăm sóc của mình, đừng chạy theo năng xuất mà phá hủy đi cái thiên nhiên đã ban tặng.
    Vài dòng góp ý chia sẻ.

  27. Theo mình, mọi người nên tự ủ phân để bỏ là an toàn nhất. Tay mình làm ra thì mới tin tưởng và đỡ tốn tiền.

Gửi phản hồi mới

(?)