Gia Lai: Hơn 50 ha hồ tiêu Chư Sê bị chết !

, Trồng và Chăm sóc Tiêu, 11

Từ đầu năm đến nay, do tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, sâu bệnh gây hại phát sinh nhiều đã khiến cho hơn 50 ha hồ tiêu của nông dân xã Ia Tiêm (huyện Chư Sê) bị chết. Tiêu chết diễn ra rải rác ở nhiều thôn làng, trong đó nhiều nhất là làng Khôi Zét với 25 ha. Ngoài ra còn có các làng Lê Ngol, Hlú…

Bệnh chết nhanh chết chậm tàn phá vườn hồ tiêu

Bệnh chết nhanh chết chậm tàn phá vườn hồ tiêu

Theo ông Rcom Việt-Bí thư Đảng ủy xã Ia Tiêm, nguyên nhân khiến tiêu chết nhiều trong thời gian qua là do thời tiết thất thường, trong khi kỹ thuật trồng, chăm sóc cây hồ tiêu của bà con còn hạn chế. Đặc biệt, việc sử dụng tràn lan các loại thuốc bảo vệ thực vật trong điều trị và phòng ngừa sâu bệnh cho cây trồng cũng được coi là nguyên nhân quan trọng.

Điều đáng buồn là người dân vẫn chưa thay đổi thói quen lạm dụng phân thuốc BVTV tràn lan trong khi kiến thức sử dụng phân thuốc để chăm sóc cây trồng bền vững còn rất hạn chế. Cho dù nông dân trồng tiêu ở Chư Sê có lợi thế hơn nhiều nơi khác là đã được Trạm Khuyến Nông Huyện nhiều năm liên tục triển khai mô hình thâm canh cây hồ tiêu theo hướng bền vững.

11 Phản hồiGửi phản hồi mới
  1. Theo mình, người trồng tiêu nhiều nơi vẫn còn rất chủ quan, tự mãn, không nghe hướng dẫn, khuyến cáo của cơ quan chức năng. Vậy mà còn trong việc sử dụng phân thuốc, Khuyến nông nói một đàng, Bảo vệ Thực vật nói một nẻo hết sức tùy tiện, cảm tính, nhiều lúc lại nói theo mấy Công ty tài trợ… Nhiều bà con rất lười nâng cao hiểu biết hay tìm kiếm thông tin để hỗ trợ cho mình. Khi tiêu lên xanh tốt mơn mởn đã cho mình là nhất, không thèm nghe ai. Nhưng qua ngày mai tiêu đột ngột ra đi hàng loạt thì bảo tại cái số mình trời chưa cho hưởng… Cho nên tiêu chết không chỉ bởi tại riêng ai !?

  2. Báo chí khi đưa tin cần nói rõ là chết bình thường hay bất thường.

    Nếu như xem cây trồng là một nhà máy sản xuất thì nhà máy này cũng có tuổi thọ và hết tuổi thọ thì xem như hết khấu hao.

    Tùy tập quán canh tác mà tuổi thọ của cây tiêu dài hay ngắn.

    VD ở Gia Lai, đa số dung trụ gỗ và bón phân hóa học (không phải tất cả đều như thế, nhưng đa số là vậy, các bác canh tác bền vững đừng ném đá Dan Viet nhé!), thúc cây ra chuỗi nhiều nên năng suất cao nhưng mặt trái là tuổi thọ cây ngắn (khai thác trong khoảng 10 năm). Như vậy bình quân là sau 10 năm phải tái canh, trung bình là mỗi năm chết đi/trồng mới 10%. (không tính diện tích mới).

    Vậy, nếu tổng DT tiêu ở Gia Lai chết mỗi năm it hơn hoặc bằng 10% là bình thường, không có gì mà ầm i

  3. Con người cũng già ốm mà chết đi. Quy luật sinh & tử để cân bằng với xã hội.
    Cây tiêu cũng vậy nếu như khai thác triệt để-> Tuổi thọ của tiêu sẽ giảm (người dân hiện nay quá ham lợi nhuận của tiêu đã xịt rất nhiều thuốc kích thích BVTV mà không coi trọng việc sinh học, phân bón hữu cơ) cây tiêu sẽ rất nhanh tàn va không có sức đề kháng với sâu bệnh (phá vỡ sinh lý và tăng trưởng của cây tiêu).
    Mặt khác hầu hết các hộ trồng tiêu họ cho rằng thu một vài năm rồi tiêu chết, đó là một quan điểm sai lầm. Nên họ càng phun va xịt thuốc hóa học nhiều. -> bệnh chết nhanh chết chậm càng nhiều.
    Mặt khác trào lưu nhà này có tiêu thu nhà kia có tiêu thu. Họ suy nghĩ phải bằng anh bằng em.-> Chặt cafe trông tiêu thôi. -> Ôi thôi “tiêu” rồi.
    Họ không quan tâm đến địa hình, yếu tố thời tiết và thổ nhưỡng nên nông dân lại khổ.

    Xin mạn phép bình luận về những vườn tiêu ở Gia Lai chụp lên
    Hầu hết em thấy các hộ nông dân đã trồng lâu năm tức là cây đã kinh doanh (các anh chị đã có kinh nghiệm) và hầu như là mặt đất đều bằng phẩng khó thoát nước dẫn đến một phần tác nhân của bễnh chết nhanh chết chậm. Nếu như chúng ta trồng đa canh. Nhà nào cung trồng đa canh thì sao? -> Cung cầu hài hòa, đảm bảo nguồn nước, không bị phá vỡ vi sinh vật có hại và có lợi.

    Thôi thì cầu mong mưa thuận gió hòa để bà con nông dân có miếng cơm manh áo để đổi đời.
    Chúc bà con nông dân thành công trong vụ thu hoạch tiêu mới!

  4. Nhin hình – thấy mà buồn quá ! bồn làm đẹp quá và tiêu chết cũng vậy.
    Không phải trời mà là làm không hợp lẽ trời…!

  5. “Ốm đau hiện mặt, què quặt hiện chân tay” thứ này gọi chung là bệnh chết nhanh chết chậm ; nguyên nhân thì nhiều nhưng bây giờ bộ rễ đã bị hư hại trầm trọng. Tìm đọc “chia sẻ kinh nghiệm phòng trị bệnh chết nhanh chết chậm trên cây hồ tiêu”. Làm đúng sẽ có kết quả tốt !

    • Không khó, phần lớn thuốc trừ nấm đều xử lý tốt, đặc biệt là nhóm thuốc gốc đồng, nhôm…
      Tiêu còn có thêm dấu hiệu thiếu trung vi lượng, đất dư acid và bị côn trùng chích hút, cần xử lý kịp thời để tiêu nhanh chóng hồi phục.

    • Chào cháu ! biểu hiện trên lá chứng tỏ tiêu nhà cháu bị bệnh chết chậm quá nặng, 80% rễ đã hỏng hoàn toàn. Đừng tìm cách chữa, vô ích. Trồng lại sẽ nhanh hơn, khi trồng đúng cách. Đừng buồn nhiều. Chúc cháu thành công !

    • Nhìn lá tiêu này mỗi người nói một kiểu là đúng rồi.
      Chỉ vài ngọn lá mà hầu như những bệnh phổ biến trên cây hồ tiêu đều thấy hiện ra cả.
      Tôi đồng tình với chú Ba, tiêu hũy, trồng mới lại là đúng sách. Bệnh không khó chữa nhưng để bệnh tới mức này là do thiếu kinh nghiệm chăm sóc, phòng trừ… nên có chữa cũng khá tốn kém mà không chắc sạch hết và không tái phát bệnh lại.

  6. Theo em nghĩ kết quả của những việc này nguyên nhân là do chăm sóc của nhà vườn:
    1.Biện pháp phòng ngừa bệnh chưa sát sao
    2.Khi phát hiện bệnh giai đoạn đầu không chịu chữa bệnh triệt để
    3.Nấm bệnh trong đất quá nhiều làm cho rễ hoạt động yếu
    Biện pháp: Cải tạo đất trồng thường xuyên. Phòng bệnh vẫn là tốt nhất. Khi thấy dấu hiệu bệnh phải chữa trị kịp thời. Bón phân vi sinh kết hợp với phân bón hoá học và phân sinh học giúp cải thiện đất và diệt trừ các loại vi sinh vật có hại cho cây trồng.

Gửi phản hồi mới

(?)