Gia Lai: Tìm nước cho hồ tiêu

, Trồng và Chăm sóc Tiêu, 2

noi lo mua tuoiChỉ mới bắt đầu vào mùa khô nhưng ở nơi đây, vùng Đông Trường Sơn, đã có hàng chục ngàn ha mía, hàng ngàn ha hồ tiêu đứng trước nguy cơ thiếu nước.

Ngay từ những ngày đầu mùa khô Tây Nguyên, chúng tôi đến vựa hồ tiêu của Gia Lai là huyện Chư Pưh. Theo thống kê, Chư Pưh có trên 2.700 ha hồ tiêu. Với đợt nắng nóng này, nhiều vườn tiêu thiếu nước tưới ở Chư Pưh có tỷ lệ không kết trái lên đến 80%, diện tích tiêu chết cháy chiếm 10% (thống kê của huyện).

Đặc biệt nghiêm trọng là lứa tiêu mới trồng được 3 – 5 năm tuổi, gặp nắng hạn cứ dần héo rũ, mặc dù bà con đã tìm mọi cách chạy chữa.

Với Chư Pưh, hồ tiêu là một trong những loại cây trồng chủ lực của huyện, là nguồn thu nhập chính và không nhỏ của nông dân nơi đây.

Tuy nhiên trước tình hình nắng nóng và khô hạn như hiện nay và dự báo sắp tới sẽ còn khốc liệt hơn thì hàng trăm, thậm chí hàng ngàn ha hồ tiêu nơi đây đang đứng trước nguy cơ thiếu nước tưới trầm trọng.

Tại thôn Phú Vinh (xã Ia Blứh, huyện Chư Pưh), vườn tiêu 1 ha của bà Nguyễn Thị Chín đang làm cho cả gia đình bà nóng như lửa đốt.

Bà Chín lo lắng: “Năm nay, vườn tiêu nhà tôi thiếu nước tưới nghiêm trọng, do vậy cây tiêu chết rất nhiều so với mọi năm. Nhà tôi đã đào giếng nhưng vẫn không có nước, hiện đang phải dùng nhờ nước giếng hàng xóm, cứu được đến đâu hay đến đấy”.

Cũng ở xã Ia Blứh, vườn tiêu 1,5 ha của nông dân Nguyễn Duy Trung (thôn Thủy Phú) đang có nguy cơ thiếu nước tưới, trong đó đã có hơn 0,5 ha có nguy cơ chết cháy do “khát” nước.

Ông Trung cho biết trước mắt, vườn tiêu nhà ông vẫn còn cầm cự được. Tuy nhiên nếu nắng nóng kéo dài khoảng hai tháng nữa thì chắc chắn sẽ thiếu nước. Mà cái sự “nếu” này chắc chắn sẽ xảy ra bởi bây giờ mới là đầu mùa khô, bởi năm nay được dự báo là sẽ có El Nino.

Trên địa bàn huyện Chư Pưh, mực nước ở các ao hồ, sông suối đã xuống rất sâu, thậm chí nhiều nơi đã cạn kiệt. Nhìn những dây tiêu đang xanh tốt bỗng dần héo úa, chết cháy, nhiều chủ vườn không cầm được nước mắt.

Khắc phục tình trạng trên, nhiều hộ dân đã bỏ ra hàng trăm triệu đồng thuê vét giếng, đào giếng, thậm chí là khoan giếng để tìm nước tưới cây.

Theo tính toán của bà con, cứ mỗi giếng được làm mới, chi phí mất từ 130 – 150 triệu đồng. Nhưng không phải giếng mới nào cũng có nước, mà nếu có cũng không biết tưới được trong bao lâu. Cứ 10 giếng được đào hoặc khoan mới đã có đến 6 giếng không có nước.

“Lá lành dùm lá rách”, nông dân nơi đây bảo bọc nhau bằng cách: Vườn nào, giếng nào còn nước tưới thì chia sẻ cho những vườn, những giếng thiêu nước. Là vậy, nhưng không biết cầm cự được bao lâu, trong khi mùa khô thì vẫn đang kéo dài và khốc liệt phía trước!…

Báo Giá cà phê qua điện thoại
2 Phản hồiGửi phản hồi mới
  1. Tình hình hạn hán năm nay được dự báo sẽ rất nghiêm trọng và khó lường do hiện tượng El Nino. người dân trồng tiêu nói riêng và canh tác nông nghiệp nói chung sẽ gặp nhiều khó khăn về vấn đề nước tưới.
    Tôi hiện ở Châu Đức, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, tình hình nước tưới hiện tại vẫn tạm ổn vì mới đầu mùa nắng nhưng có thể thấy rõ sẽ thiếu nước tưới trong mùa này.
    Tinh thần đùm bọc lẫn nhau như bà con tại Chư Pưh là vô cùng đáng quý, nhưng cần phải có biện pháp lâu dài và hiệu quả như: cố gắng che mát cho cây tiêu bằng cách trồng cây che nắng, trồng tiêu bằng trụ sống, dùng cỏ, rơm… để che gốc cho cây tiêu và áp dụng các hình thức tưới tiết kiệm nước.
    Ngoài ra, với tình hình nghiêm trọng như vậy thì cần phải có sự vào cuộc hỗ trợ của chính quyền địa phương mới có thể giảm thiểu thiệt hại cho người dân.

  2. Nắng hạn – bệnh chết nhanh, chết chậm… nhiều nông dân trồng tiêu còn thiếu kinh nghiệm trồng và chăm sóc tiêu, nên diện tích tăng chóng mặt nhưng chắc sang năm sản lựợng sẽ giảm. Để khắc phục hạn chế tình trạng thiếu nước bà con nên trồng cây che bóng nếu bà còn trồng trụ chết. Trồng cỏ lạc dại giữ ẩm, tránh tình trạng tưới 1 lần lượng nước lớn lãng phí.

Gửi phản hồi mới

(?)