Giá tiêu đen sắp tăng do nguồn cung yếu

, Thị trường hạt tiêu, 39

tieu-dai-dien5Theo dự tính của cơ quan quản lý Ấn Độ, vụ mùa năm nay sẽ thu hoạch được 35.000 đến 40.000 tấn, giảm mạnh so với 65.000 tấn năm ngoái.

Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ cho biết, tiêu đen có thể sẽ lên giá trong vài tháng tới do mất mùa ở Ấn Độ và dự báo Indonesia giảm cung cấp. Đây là hai nước cung cấp chủ yếu mặt hàng này sau Việt Nam.

Theo dự tính của cơ quan quản lý Ấn Độ, vụ mùa năm nay sẽ thu hoạch được 35.000 đến 40.000 tấn, giảm mạnh so với 65.000 tấn năm ngoái.

Thương vụ Việt Nam dẫn lời ông Jojan Malayil, CEO của Bafna Enterprises (Ấn Độ), cho biết những cơn mưa đầu mùa dường như đã ảnh hưởng đến giá cả, và đang được giữ khá ổn định. Nhưng hàng hóa hiện phần lớn đang nằm trong tay người trồng tiêu và họ đang chờ giá lên để bán hàng, ông cho biết.

Hiện tiêu Ấn Độ đang bán với giá khoảng 720 Rupi/kg, tương đương 242.000 đồng. Người trồng tiêu nước này hy vọng giá tiêu sẽ vượt qua mức kỷ lục trước đây là 765 Rupi/kg để đạt 800 Rupi/kg.

Năm 2015-2016, xuất khẩu tiêu của Ấn Độ tăng 31% về số lượng và 43% về trị giá so với năm trước. Theo ước tinh sơ bộ của Ban gia vị, xuất khẩu tiêu đạt 28.100 tấn, mức cao nhất trong vài năm trở lại đây.

Báo Giá cà phê qua điện thoại
39 Phản hồiGửi phản hồi mới
    • Tôi nghe nói có khách hàng TQ lên Tây nguyên thu mua tiêu nên giá trên đó tăng, chứ ở Đông Nam bộ giá vẫn ổn định mà !

  1. Giá tiêu Ấn Độ có gì mà cao gần gấp đôi tiêu của VN mình vậy trời, chất lượng họ cao hơn mình nhiều vậy sao? Hay do tiêu VN mình đã làm mất lòng tin của người sử dụng tiêu toàn thế giới ?

  2. Tiêu Ấn Độ cả nước chỉ 35000-45000 tấn thì nội trong nước chắc tiêu thụ hơn 50% sản lượng rồi còn 50% xuất khẩu mà Ấn Độ thì có thương hiệu trên thế giới rồi nên giá cao là đương nhiên. Việt Nam năng suất gấp mấy lần Ấn Độ nhưng dư lượng thuốc BVTV, chưa có thương hiệu. Trên thị trường tiêu mình coi như là tiêu xô thôi nên giá như thế là phải rồi.

    • Bởi vì nông dân ta có truyền thống “xanh nhà hơn già đồng”.
      Còn nhà nước ta thì hô hào, giáo dục quan điểm “lượng biến thành chất”…
      Giá cả chênh lệch cao chứng tỏ Ấn Độ đã bảo hộ rất tốt cho nông dân của họ.

  3. Những gì xãy ra ở Ấn Độ chỉ có ý nghĩa với người Ấn vì họ dựng hàng rào thuế đến 79%. Ấn Độ chỉ xuất khẩu 15-20.000 tấn mỗi năm. (Chỉ bằng 1/10 VN) nên chẳng có nhiều ý nghĩa đối với thị trường xk thế giới.
    Ba nước xk hạt tiêu quan trọng nhất hiện nay theo thứ tự là: VN, Indo và Brazil.

  4. Mong sao giá tiêu ổn định để đời sống bà con trồng tiêu khá lên chút chứ ở đâu người ta cũng nói trồng tiêu hiện nay như là đánh bạc vậy.

    • @ Thế Vũ Ea Kar năm rồi có trồng mới trụ nào không? Tỷ lệ bao nhiêu % so với số hiện có? Tại sao vậy? Những nông dân khác có nghĩ và làm vậy không?

      Thẳng thắn tự trả lời 4 câu trên (cũng không cần up lên đây) bạn sẽ tự mình vẽ ra được tương lai của thị trường tiêu thôi mà !

  5. Tôi nghĩ, tiêu cũng sắp đến lúc rẻ rề rồi. Người người phá cà trồng tiêu, phá cao su trồng tiêu… Hiện tượng đang xảy ra, cà phê lên giá, cao su lên giá còn tiêu thì xuống giá.

  6. Giá tiêu Việt Nam không khả quan vì dư lượng carbendazim, metalaxyl, … và nhiều hóa chất khác. Những nước phát triển rất sợ ăn những thực phẩm có dư lượng BVTV. Nếu cứ canh tác như thói quen sử dụng thuốc BVTV mà không biết về sự tồn lưu của thuốc trong cây, hạt tiêu… ngay cả mình còn không dám ăn chứ nói chi đến bán.
    Có hộ dùng carbendazim xịt 2 năm trước, khi gửi mẫu đi test thì carbendazim 4ppm, trong khi Châu Âu mức cho phép là 0ppm. Carbendazim là chất gây ung thư, suy gan và nhiều hệ quả khác nữa.
    Ngoài ra, metalaxyl, cypermethrin, chlopyrifos, propamocarp… và nhiều hoạt chất khác Châu Âu và Mỹ đều cấm. Bà con tìm hiểu thêm để canh tác bền vững và không nên sử dụng thuốc BVTV mà Châu Âu, Châu Mỹ cấm sử dụng trên cây tiêu để xây dựng thương hiệu tiêu và bán được giá tốt hơn.

  7. Nói ra đổ thừa bà con nông dân, kêu hàng trả về do thuốc BVTV chứ ko phải do xuất tiêu dỏm cho nước ngoài, lừa bịp họ ko thành giờ la lên tiêu Việt nam xài nhiều thuốc để ép giá tiêu xuống mua bù lỗ ah. Tiêu hạt thì xuất đi, còn mua tiêu lép tiêu trứng, cả chuỗi tiêu cũng mua về xay ra, viên thành hột bán độn thêm ra nước ngoài họ trả về thì ráng chịu. Thương gia Việt Nam chỉ cần lấy được tiền liền thôi uy tín thì hok cần. Buôn bán ko có uy tín chơi với chó đi, còn đổ thừa tiêu Việt Nam này nọ… Thấy nông dân ít học muốn nói gì thì nói ah. Lượng tiêu Việt Nam là lớn nhất thế giới mà không khống chế được giá tiêu sao, trông khi giá tiêu Việt Nam hiện tại thấp nhất so với các nước khác.

  8. @Liem nói đúng, không thể trách nôg dân dùg nhiều thuốc BVTV mà chủ yếu do thương lái trộn tạp chất và các công ty dùng hóa chất bảo quản làm ảnh hưởng đến tiêu của VN mình mà thôi. Khi xuất khẩu không được họ lại đổ thừa cho người nông dân.

  9. Nhiều nguyên nhân làm giá tiêu Việt Nam tăng hoặc giảm, cảm tính mình thấy giá tiêu đang bắt đầu thoái trào và sẽ thoái trào mạnh vài năm tới đây.

  10. Theo tôi cảm nhận giá xuống hay không thì chưa thể biết được. Nhưng giá khó có thể giữ được ở mức cao khi diện tích tăng theo cấp số nhân.

  11. Mình có 200 trụ tiêu, chả biết xịt thuốc là gì, 1 năm bón 3 lần phân chấm hêt. Giá bán thì cũng như người ta. Tiêu rất thơm, cứ mỗi năm bổ mối cho 1 số ít các quán phở.

    • Nhân Dân Tệ rớt giá so với USD nên dân Trung Quốc bung tiền ra ôm hàng.
      Cần chú ý đến khả năng thị trường đột ngột đảo chiều !

  12. Đúng cho 2 hôm nay.
    Lý do tăng: Dân mình vốn hy vọng giá sẽ đổi chiều vào tháng cuối cùng nên găm hàng và chờ. Bất kỳ lúc nào người TQ xuất hiện là giá lên và mấy ngày hôm nay thì họ đang xuất hiện.

    Ngoại trừ TQ, do gần về địa lý với VN nên họ chấp nhận trả cao hơn để có hàng ngay, với các nứơc nhập khẩu khác thì giá VN đang cao hơn Indo và Brazil nên các cty XNK VN khó bán, do đó mà cũng mua rất hạn chế.

    Người TQ sẽ mua tiếp trong bao lâu, số lượng bao nhiêu, giá sẽ lên đến mức nào? Chịu! không ai đoán được kế hoạch của họ.

  13. Giá VN mà đã cao hơn một số nước thì thực sự khong ai dám tin giá lên hay sao nữa mọi người ơi.

  14. Các thương gia Trung Quốc – họ có tầm nhìn xa , có vốn , có nhiều hợp đồng xuất nhập khẩu , trong và ngoài nước .

  15. Mới 2 hôm mà giá tiêu đã lên 4 ngàn, không biết có bằng giá đầu mùa không hỡi cộng đồng…

  16. Bình luận chút xíu về câu này nhé: “Các thương gia Trung Quốc – họ có tầm nhìn xa , có vốn , có nhiều hợp đồng xuất nhập khẩu , trong và ngoài nước.”

    1. Các thương gia Trung Quốc – họ có tầm nhìn xa, có vốn: Chính xác, vì họ có tầm nhìn xa nên họ biết được là vụ tới sản lượng của VN, Campuchia và Indonesia sẽ nhiều hơn năm nay, giá có thể sẽ giảm nên họ chỉ mua vừa đủ nhu cầu.

    2. Có nhiều hợp đồng xuất nhập khẩu, trong và ngoài nước: Nhập khẩu thì đúng vì họ có dân số 1.4 tỷ người trong khi chỉ sản xuất được khoảng 30.000-35.000 tấn không đủ cho nhu cầu trong nước nên phải nhập khẩu, họ phải nhập thêm khoảng 20.000 tấn từ VN, Cam puchia và Indo. Đương nhiên là phải nhập từ nước ngoài rồi.
    3. Xuất khẩu, mỗi năm TQ xuất khoảng 2.000 tấn tiêu trắng từ đảo Hải Nam với giá rất cao 15.000USD/tấn đi Đài Loan và Nhật, so với VN thì chưa đến 1% sản lượng.

    Thực tế phũ phàng là ngay khi họ ngừng mua, giá rớt ngay lập tức.

  17. Chất lương tiêu thì tốt mà những nhà buôn trộn đủ loại vào nên bị mất giá, điều này ảnh hưởng đến bà con nông dân và uy tín của tiêu VN xuất khẩu.

  18. Trung Quốc, với dân số trên 1 tỷ 300 triệu dân là thị trường đầy tiềm năng, bất cứ nhà xuất khẩu nào cũng thèm muốn. Ngay bên cạnh ta, là 1 lợi thế ! Cơ bản là chính sách của nhà nước, chiến lược của các doanh nghiệp xuất khẩu. Thương nhân Trung Quốc thì lắm chiêu trò… Ta lại có dư hàng nhưng thiếu liên minh, liên kết nên phải chịu lép, chịu thiệt cả chuỗi dài. Tiêu không dễ trồng và không phải Quốc gia nào cũng trồng được. Chỉ còn cái cọc này cho ta bám víu và còn được bao lâu nữa nhỉ ?

  19. Bác Ba nói đúng. Trung Quốc là một thị trường xuất khẩu lớn mà nhiều nước thèm muốn.
    VN ta gần với Trung Quốc đó là lợi thế lớn cho xuất khẩu nông sản không chỉ riêng hạt tiêu.
    Nhưng người Trung Quốc thì chưa ai biết ngày mai họ sẽ làm gì, vì vậy Hiệp hội Hồ tiêu VPA cần có sách lược dài hạn để người trồng tiêu phát triển kinh tế bền vững.

  20. Tôi nghĩ không hẳn là do thuốc bảo vệ thực vật có thể lưu lại trên hạt tiêu lâu như thế. Thực tế là khi trong vườn có tiêu chết, nông dân tất nhiên phài xịt thuốc để cứu. Rồi những cây không cứu được thì chẳng ai đủ dũng cảm để đốt bỏ mà phải hái những trụ tiêu chết đang thấm đẫm thuốc ấy gỡ gạc phần nào. Có bác hàng xóm xót xa nói với tôi: “toàn chết trụ to thôi. Mỗi trụ hái được cả bao”. Tiêu đó trộn vào với tiêu sạch thì thành “con sâu làm rầu nồi canh” thôi ạ.

  21. Tại sao giá tiêu lại rớt như vậy? Nếu như dư lượng thuốc BVTV thì khoảng thời gian giá tăng thì lúc đó có dư thuốc BVTV ko? Hay có một số nguyên nhân khác chúng ta ở tuyến có sở chỉ nghe nói như vậy, có ai kiểm tra như thế nào chưa.

  22. Nhà nước phải có chính sách để bảo vệ nông dân chứ cứ bảo tiêu tồn dư TBVTV mà như nhà tôi mấy năm nay đều dùng thuốc sinh học mà bị ảnh hưởng theo. Không chỉ gia đình tôi mà tôi nghĩ nhiều hộ nông dân khác cũng gặp phải tình trạng như vậy giờ phải làm sao chứ tiêu rớt giá nặng quá mà mọi thứ đều tăng cao hết

  23. Tiêu nhà tôi không phun thuốc gì kể cả thuốc phòng bệnh mà cũng chỉ được giá 120k, chán quá ! Nói về cây hồ tiêu cũng đâu phải là dễ trồng, chờ cả 3 năm mới được thu hoạch mà chỉ có mức giá này thì tôi nghĩ chắc tôi sẽ chuyển sang các cây công nghiệp khác. Tiêu chết dần chết mòn khó chăm sóc mà giá cả như này nhà tôi có tiêu cũng không bán. Đầu tư trồng tiêu cũng đâu phải là dễ mà bán giá này có để sang năm, tới sang năm mà chỉ dừng giá này hoặc tụt đi nữa tôi cũng không bán đâu các bạn.

  24. Nhà mình cũng trồng tiêu, tiêu mình là tiêu Vĩnh Linh, Quảng Trị. Còn 2 tháng nữa là tới mùa rồi. Năm nay tiêu cũng tương đối. Chất lượng thì rất OK. Mình có khả năng cung cấp khoảng 10 tấn tiêu thì giá cả như thế nào ạ !

  25. Em hỏi thật các bác. Chúng ta lấy cái gì để đo dư lượng thuốc BVTV. Mà người mua cũng ko cần đo. Nhà nước thì ko có chính sách gì, dể bảo vệ người nông dân. Trong khi tiêu là mặt hàng xuất khẩu chủ yếu ở Tây nguyên và các tỉnh lân cận.

  26. Làm được tiêu giá cao như Ấn độ thì bà con mình chưa có kiến thức và kinh nghiệm nhiều. Nên vẫn phải làm theo cách truyền thống để sản lượng được nhiều thì thu nhập mới cao.

    • Ấn Độ trồng tiêu theo lối quảng canh, chỉ trồng và hái, không chăm bón gì nên năng suất khoảng 8 tạ/ha thì có kiến thức và kinh nghiệm gì để mà học !

  27. Bể nợ cũng phải đầu tư thôi các bác ơi, giờ hỏi có bác nào chặt bỏ được không, bao nhiêu tâm huyết mà…

Gửi phản hồi mới

(?)