Hồ tiêu xuất khẩu: Cảnh báo chất lượng !

, Giao Thương, Thị trường hạt tiêu, 19

HotieuthuonghieucopyNhiều doanh nghiệp xuất khẩu hồ tiêu đã bị đối tác trả lại hàng, chủ yếu là tiêu thô (chiếm 85% lượng xuất khẩu) do chất lượng không bảo đảm (!?).

Bà Nguyễn Thị Mai Oanh – Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam  (VPA)- cho biết, năm 2014, kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu đạt kỷ lục, trên 1,2 tỷ USD. Tuy nhiên, quý I /2015, rất nhiều doanh nghiệp phản ánh, hồ tiêu xuất khẩu bị trả lại nhiều, chủ yếu là tiêu thô, chiếm 85% lượng xuất khẩu, nguyên nhân do chất lượng không bảo đảm. Đặc biệt, từ năm 2015, EU bắt đầu siết chặt các quy định về chất lượng hồ tiêu nhập khẩu.

Theo bà Oanh, hiện nay, đa số nông dân có xu hướng trữ tiêu để bán dần nên có thể họ đã sử dụng chất carbedazim để trừ nấm cho tiêu. Hơn nữa, cũng như các ngành nông sản khác, tiêu hiện được thu mua qua hệ thống thương lái, vì vậy, chất lượng tiêu bán cho các doanh nghiệp xuất khẩu không đồng đều.

Hiệp hội Hồ tiêu kiến nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT thôn cần khảo sát, đánh giá hồ tiêu hiện nay có dư lượng thuốc BVTV không và nếu có thì ở khâu nào trong quá trình canh tác? Do sự hiểu biết của nông dân hạn chế, do lạm dụng để bảo đảm sản lượng hay do quá trình thu mua?…

Hiện nay, diện tích hồ tiêu đang tăng nóng nhưng ở nhiều nơi, nông dân còn thiếu kinh nghiệm chăm sóc tiêu. Vì vậy, cần đẩy mạnh công tác khuyến nông, mở các lớp tập huấn để giúp đỡ nông dân trồng tiêu theo hướng bền vững, an toàn. Song, nhiều địa phương có ý kiến, do chưa có quy trình canh tác chuẩn cho hồ tiêu nên các địa phương gặp khó trong công tác tập huấn về kỹ thuật trồng, chăm sóc cây tiêu cho nông dân.

Báo Giá cà phê qua điện thoại
19 Phản hồiGửi phản hồi mới
  1. Một số công ty FDI cho nhân viên đi khảo sát thị trường để xác định nguồn gốc chất lượng tiêu do các công ty nội địa cung ứng. Họ đã phàn nàn với Giatieu.com về việc bà con nông dân sử dụng thuốc BVTV tràn lan, quá mức, thậm chí quá tốn kém, lãng phí không cần thiết. Họ dự tính đưa một số địa phương vào tầm ngắm để đánh giá chất lượng tiêu và hạn chế thu mua…
    Mong bà con tăng cường sử dụng hữu cơ sinh học, hạn chế hóa học xuống mức tối thiểu để sản phẩm làm ra được thị trường chấp nhận và bởi những lý do theo bài này >> http://www.giatieu.com/10-ly-do-de-su-dung-phan-huu-co/6774/.
    Bà con nên nhớ rằng những lô hàng bị các nước nhập khẩu trả về, chi phí tốn kém… không bao giờ họ bỏ tiền túi ra chịu đâu mà họ sẽ bắt hạt tiêu của bà con sản xuất ra gánh chịu cả đấy !
    Mong bà con lưu tâm.

    • Tôi là một người rất thích ăn hạt tiêu hương vị của nó rất đặc biệt. Nhưng gần đây tôi đọc báo chí nhận thấy rằng bà con mình bây giờ đã dùng một số chất bảo quản cho nên tôi cảm thấy sợ. Tôi có một số người bạn người nước ngoài muốn nhờ tôi tìm hiểu thi trường hạt tiêu để họ nhập với số lượng lớn. Tôi hy vọng bà con mình tìm các giải pháp hữu hiệu đừng dùng chất bảo quản có hại sức khỏe cho nhân loại và thị trường hạt tiêu của ta sẽ không được tồn tại lâu trên đấu trường quốc tế. Bà con mình đã rất vất vả để chăm sóc cây. Tôi hy vọng thi trường hạt tiêu càng ngày càng phát triển để bà con có cuộc sống tốt hơn và đát nước tươi đẹp của chúng ta cũng phát triển thêm.

    • Nếu anh muốn tìm hàng để bạn của anh nhập thì anh nên tìm những vườn canh tác theo hướng hữu cơ mà giao cho những người bạn nước ngoài đó. Hãy vì nông sản sạch và vì uy tín của tiêu Việt nam mình anh nhé!!

    • Mình thấy khu vực mình họ bỏ dụng thuốc, phân hoá học rồi. Thay vào đó họ dùng phân chuồng tự ủ, các loại phân hữu cơ. Vì phân hoá học là 1 phần nguyên nhân gây ra tình trạng tiêu chết nhanh/chậm. Và các loại phân hữu cơ giá vẫn rẻ hơn nhiều so với phân hoá học.

    • Nông dân canh tác hữu cơ là lựa chọn đúng đắn vì một Việt Nam bền vững.

  2. Đã lạm dụng thuốc BVTV đã đành, bây giờ bà con còn dùng Carbendazim để bảo quản hạt tiêu thật là tai hại. Nếu tiêu bị ẩm mốc bà con có thể đem ra phơi lại mà.
    Cứ đà như vậy thì thị trường hạt tiêu của Việt Nam mình có bền vững trong tương lai hay không !

  3. Để chống ẩm mốc cho hạt tiêu khi bảo quản trong thời gian lâu dài. Sau khi phơi khô nên để nguội rồi cho vào bao tải có thêm bao ny-lon bên trong buộc kín. Với cách này lâu hơn thì chưa nói nhưng hai năm sau hạt tiêu vẫn bình thường!

  4. Có 1 khách bán tiêu tôi thường mua mà năm nào tiêu cũng rất ẩm. Tôi hỏi vì sao không phơi cho khô thì bảo là phơi khô sẽ bị hao (?). Tôi không muốn nói vì vị ấy là viên chức có trình độ hơn mình.
    Nhưng có 1 điều lạ là vị ấy biết rõ rằng nếu khô quá 1 độ thì cộng 1 zem nhưng ẩm 1 độ thì trừ ít nhất 1,5 zem, vì chi phí công phơi lại khá vất vả, tốn kém…

  5. Do không có chính sách hướng dẫn và quản lý, một số ít làm ảnh hưởng tai tiếng thương hiệu tiêu VN, bắt dân trồng tiêu cả nước lãnh đủ ! Bài học nhãn tiền của lúa gạo, cafe…và sẽ là hồ tiêu !

  6. Này là do các công ty xuất khẩu tung tin nhằm làm cho nông dân hoang mang bán hết tiêu, bà con không dám gìm hàng nữa. Tôi cũng là dân chuyên xài thuốc BVTV, tháng 10 là ngưng xài thuốc rồi đến tháng 2 là thu hoạch làm gì còn dư lượng thuốc. Nếu có thì do các nhà buôn bỏ thuốc vào để trữ hàng thôi. Bà con nông dân từ thời phong kiến đến nay vẫn khổ, cái gì cũng đổ lỗi cho dân ngu khu đen (xin lỗi tôi cũng là nông dân), bà con xin cho ý kiến.

  7. Chỉ có hai nguyên nhân
    1. Một số người dự trữ với số lượng lớn sử dụng chất bảo quản.
    2. Thương lái khi mua ém hàng đợi lên giá nên bất chấp sử dụng chất bảo quản.
    Còn người dân ai làm tiêu thì biết, sau tháng 11 ai mà xài thuốc thang gì nữa đâu. Mùa khô đâu có sâu bệnh nên xài chi cho tốn tiền.

  8. @ Nhung Luu, Trương Tài,

    Bác có dám đảm bảo là 100% dân trông tiêu sử dung thuốc BVTV đúng cách không? Chắc là không đâu các bác nhỉ?
    Các công ty muốn mua được tiêu sạch, họ có chính sách cộng thưởng hấp dẫn cho đại lý, vậy mà cũng không có để mà mua. Các đại lý họ rất khôn ngoan và nhạy bén, họ chẳng dại gì phun xịt để mất đi khoản tiền thưởng này, nó rất đáng kể với đại lý, tôi đảm bảo chuyện đó.
    Vậy thì thuốc BVTV ở trong tiêu từ đâu ra? Gần như chắc chắn là từ nông dân.
    Nếu như trong 10 hộ trồng tiêu, có 7 hộ làm đúng, còn 3 hộ phun xịt nhiều, cận ngày thu hoạch, nồng độ cao… khi bán hang, mỗi hộ bán 50-100 kg cho đại lý gom lại thành một lô hàng 1 tấn. Kiểm tra lô hàng này, chắc chắn không đạt yêu cầu vì hàm lượng dung thuốc của 3 hộ này rất cao, gấp 10-100 lần mức cho phép ở châu Âu.
    Thông thường thì những hộ lạm dung thuốc là những hộ có vườn tiêu chết nhanh/chết chậm. Cũng giống như người bị ung thư vậy, ai chỉ ai bày cái gì cũng đem phun, hy vọng là cứu được vườn tiêu, cuối cùng thì tiền mất tật mạng, tiêu chết vẫn chết, tốn tiền vẫn tốn và cộng đồng bị vạ lây vì số tiêu nhiễm thuốc độc này.

    Đó là cơ chế làm cho tiêu VN bị nhiễm thuốc và càng ngày càng bị mất uy tín trên thị trường quốc tế.

    Trước đây đại lý có phun xịt chất bảo quản hay không thì Dan Viet không dám chắc, riêng năm 2015 thì khá chắc là đại lý không phun gì do chính sách thưởng chất lượng của các cty XNK.

    • Bọn mình đang làm Dự án Phát triển cho hơn 1000 nông dân sản xuất tiêu theo hướng an toàn tại huyện Vĩnh Linh và Cam Lộ của tỉnh Quảng Trị. Nếu bạn quan tâm thì mail cho mình để trao đổi. Liên hệ qua mail: letantuu@gmail.com.
      Hy vọng có sự kết nối để giúp nông dân.

  9. @Nguyenduytan vt.
    Thương lái và nông dân hiện nay, ai đang trữ tiêu? Quan niệm thương lái trữ tiêu không còn hợp thời nữa. Nông dân đang là người trữ tiêu. Tại sao?
    1. Chênh lệch giữa giá thành SX một ký tiêu và giá bán một ký tiêu quá lớn (một vốn bốn lời), với giá tiêu như hiện nay, nông dân không bao giờ bị lỗ, chỉ là lời ít hay lời nhiều mà thôi.
    2. Nếu thương lái trữ hàng, giả sử họ mua hôm nay giá 179k/kg, ngày mai họ có thể lời 2k/kg nếu giá lên 181k, hoặc họ cũng có thể lỗ 5k/kg nếu giá rớt còn 174k. Họ có thể lời/có thể lỗ nếu như găm hàng chờ giá. Do rủi ro biến động như vậy, họ lại phải mua với giá cao, tỷ suất lợi nhuận thấp ( lợi nhuận thu được / số vốn bỏ ra) nên họ không dám trữ hàng mà có xu hướng mua ngay/ bán ngay, kiếm lời ít để giảm rủi ro.

    Phân tích như vậy để thấy là nông dân mới là người giữ tiêu thời gian dài trong giai đoạn hiện nay.

  10. “Trước đây đại lý có phun xịt chất bảo quản hay không thì Dan Viet không dám chắc, riêng năm 2015 thì khá chắc là đại lý không phun gì do chính sách thưởng chất lượng của các cty XNK”.

    Theo như Dan Viet thì có nghĩa là các công ty XNK kiểm tra được chất lượng hồ tiêu và họ đã mua được hàng sạch nhờ áp dụng chính sách thưởng chất lượng! Các đại lý khi giao hàng sạch cho công ty XNK đã được hưởng lợi từ chính sách này! Vậy là hàng từ người nông dân sản xuất đến công ty XNK vẫn còn sạch không có dư lượng hóa chất vượt mức cho phép nên không thể đổ cho nông dân!

  11. Các cty XNK cũng đoán là đại lý dùng chất bảo quản nên mới có chính sách thưởng để hạn chế điều đó. Họ chỉ trả thưởng sau khi test và kết quả ok.
    Kết quả là rất ít đại lý được thưởng dù họ rất cố gắng.
    Nói như vậy để thấy là carbendazim không phải từ đại lý. Họ có lý do để không làm như vậy.

  12. Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ. Thay vì chữa bệnh đúng lúc, các bác nông dân xót công, tiếc của lại chữa bệnh cho tiêu vào sát mùa hoặc đang thu hoạch. Kết quả là bao tiêu hạt khô 50kg bị nhiễm 1kg tàn dư thuốc bảo vệ thực vật, một tấn rồi một lô bị dư vì qua đại lý họ trộn hàng. Hàng nước họ không nhập được thì trả về. Ảnh hưởng cả ngành hồ tiêu. Ngược lại, các đội ngũ về kĩ thuật nông nghiệp họ rất ít tiếp xúc với dân (ở Lộc Ninh, Bình Phước) chứ không muốn nói là không có. Thế nên nông dân làm, nông dân thu hoạch theo kinh nghiệm của nông dân. Đáng tiếc…

  13. Nếu mà đối tác trả lại hàng thì doanh nghiệp ép giá liền chu sao từ đó đến nay giá vẫn ổn định và tăng nhẹ vậy là sao các bác

    • Do cung vẫn ít hơn cầu. Các thị trường dễ tính vẫn chấp nhận tiêu không sạch.
      Vấn đề là liệu có mãi như vậy không?

Gửi phản hồi mới

(?)