Khách châu Âu và Trung Đông đẩy mạnh tìm kiếm hạt tiêu Việt Nam

, Thị trường hạt tiêu, 16

Trụ tiêu kinh doanh trồng giống gốc Ân Độ

Trụ tiêu kinh doanh giống gốc Ân Độ

Theo đơn hàng của công ty, các thương lái vùng Đông Nam bộ đang lùng mua loại tiêu đen có dung trọng thấp, nhất là từ các nhà vườn trồng giống tiêu Sẻ và tiêu gốc Ấn Độ.

Giá hạt tiêu vẫn vững ở mức cao

Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần trên sàn giao dịch hạt tiêu NCDEX tại Kochi-Ấn Độ, giá tiêu kỳ hạn chốt tuần ở mức 42.610 Rupi/tạ, tương đương 7.677 USD/tấn cho hàng giao tháng 9 và mức 43.035 Rupi/tạ, tương đương 7.753USD/tấn cho hàng giao tháng 10, dao động không đáng kể so với tuần trước. ( 1 USD = 55,5042 Rupi )

Giá hạt tiêu giao ngay của Ấn Độ song song với thị trường kỳ hạn tăng 400 Rupi so với tuần trước, lên mức 39.600 Rupi/tạ, tương đương 7.135 USD/tấn cho loại tiêu xô và 41.100 Rupi/tạ, tương đương 7.405 USD/tấn cho loại tiêu chọn, tức tăng xấp xỉ 1% trong cùng kỳ. Gía tăng bởi vì hàng giao ngay hiện rất hiếm có để đưa ra giao dịch

Tiêu đặc chủng Ấn Độ trên thị trường quốc tế có giá 8.100 USD/tấn (C&F) cho hàng đi châu Âu và 8.400 USD/tấn (C&F) đối với hàng đi Mỹ, vẫn hoàn toàn cao so với giá hạt tiêu của các nguồn gốc xuất xứ khác. Giá tăng còn do tỷ giá đồng Rupi tăng so với USD.

Trong khi đó,  giá tiêu kỳ hạn trên sàn Singapore Mercantile Exchange (SMX) chốt tuần tăng khá mạnh. Kỳ hạn giao tháng 9 lên đứng ở mức 6.533 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 10 đứng ở mức 6.586 USD/tấn, tăng lần lượt 1,27% và 2,12% so với tuần trước đó.

Được biết, lượng hàng dành cho xuất khẩu của Ấn Độ và Malysia hiện còn không đáng kể nên khách mua tìm đến các nước sản xuất tiêu khác ở khu vực Đông Nam Á. Do Indonesia vừa thu hoạch xong với sản lượng cao hơn dự kiến và hạt tiêu đang được thương nhân xuất khẩu của nước này chào bán với giá rẻ, trong khi nông dân Việt Nam vẫn nắm giữ lượng hàng dồi dào còn đợi giá.

Hạt tiêu nhẹ hút hàng

Bước vào tháng 9, thị trường hạt tiêu nội địa Việt Nam bắt đầu sôi động trở lại khi liên tục có khách châu Âu và Trung Đông đến tìm kiếm nguồn hàng. Tuy nhiên, do kinh tế thế giới đang trong giai đoạn khó khăn, người tiêu dùng cũng cần “thắt lưng buộc bụng” nên khách mua chỉ chú ý đến nguồn hàng có giá thấp, một công ty xuất khẩu cho biết.

Hiện nay, tiêu đen Việt Nam xuất khẩu loại 550 Gr/l-FAQ đang được chào giá 6.900 USD/tấn trong khi loại 500 Gr/l-FAQ được chào giá lên 6.700 USD/tấn. Thông thường, khoảng cách giá xuất khẩu giữa 2 loại này dao động ở 300-350 USD/tấn.

Theo đơn hàng của công ty, các thương lái vùng Đông Nam bộ đang tích cực tìm kiếm thu mua loại tiêu đen có dung trọng thấp, nhất là từ các nhà vườn trồng giống tiêu Sẻ và tiêu gốc Ấn Độ. Để thu hút hàng, họ sẵn sàng trả giá loại tiêu nhẹ này cao hơn 2-3.000 đồng/kg so với đầu giá. Đó cũng là sự san sẻ lợi nhuận giữa nhà kinh doanh với người sản xuất, theo nhận định của một doanh nhân ngành tiêu.

Từ xưởng gia công chế biến tiêu trắng ở Đồng Nai, một nhà chế biến cho biết, sản lượng tiêu trắng xuất khẩu thường bán chủ yếu cho khách Âu-Mỹ có giá cao, nhưng năm nay phải giảm giá liên tục, nhiều xưởng ngưng sản xuất vì sức mua chỉ còn 50-60% so với cùng kỳ năm trước. Nhà chế biến hy vọng nhu cầu sẽ tăng trở lại khi các công ty nhập khẩu chuẩn bị hàng phục vụ cho mùa lễ tết sắp tới.

Hôm nay thứ Hai 17/9, giá tiêu đen xô tại Bà Rịa – Vũng Tàu đứng ở mức 135 ngàn đồng/kg, tại Đồng Nai – Bình Phước 132-133 ngàn đồng/kg và các tỉnh Tây nguyên 130-131.000 đồng/kg, tăng nhẹ thêm 1-2 ngàn đồng/kg so với tuần trước.

Một dự báo thị trường mới nhất cho biết, ước lượng hàng của các nước sản xuất như Brazil còn khoảng 22.000 tấn, Indonesia khoảng 20.000 tấn và Việt Nam khoảng 30.000 tấn, trong khi Ấn Độ và Sri Lanka không còn dư để xuất khẩu.

Theo The Hindu Business Line, xuất khẩu hạt tiêu của Ấn Độ từ tháng 1 đến tháng 7 năm 2012 đã tăng 11,36%, lên 11.505 tấn so với cùng kỳ năm trước và nhập khẩu hạt tiêu của quốc gia này cũng tăng 14,15% lên 8.834 tấn so với cùng kỳ.

16 Phản hồiGửi phản hồi mới
  1. Biết là nhu cầu hạt tiêu thế giới vẫn còn cao, nhưng tình hình kinh tế chung vẫn còn khó khăn nên khách mới tìm mua loại tiêu có giá rẻ. Điều này có thể không làm cho giá tiêu hạ, nhưng lại khó để cho giá tiêu năm nay tăng cao như năm ngoái.
    Bà con mình cũng cần phải cân nhắc, nhìn vào giá cà phê, giá cao su mà rút ra bài học… không kỳ vọng cao quá!

    • Bác Châu Huế nói có lý, các anh chị xem tình hình cụ thể thông tin và quyết định sáng suốt. Như cà phê sắp đến vụ rồi mà cũng còn rất nhiều và giá vẫn ở ngưỡng dưới 43 mà các Cty XK mua rất yếu. Vì vậy tiêu chúng ta VN cũng còn khá nhiều trên dưới khoảng 30.000 tấn, Brazil vụ mới (cuối tháng 9) khoảng 30 – 35.000 tấn và tiêu Indo dự kiến khoảng 17.000 tấn. Chúng ta quyết tâm giữ giá nhưng phải xem xét xung quanh và tình hình tài chính chung. Cảm ơn các anh chị đã tham gia diễn đàn.

  2. Bà con mình ơi, theo đà thiếu hụt tiêu như thế này thì tiêu có thể đạt giá 180.000đ đến 200.000đ/kg.
    Bà con mình hãy bình tĩnh không nên bán vội.

    • Bạn Châu Huế và bạn MyHanh nói rất có lý và đúng với tình hình thực tế hiện nay. Nên tìm ra hướng đi an toàn cho bà con nông dân “chậm, lời ít mà chắc” giúp tạo thương hiệu và sự vững bền của hồ tiêu, cà phê Việt Nam, tạo niềm tin và sự ưa chuộng từ khách hàng. Còn hơn lời khủng mà đẩy họ luôn luôn đứng ở bờ vực thẩm. Hàng nông sản này khốc liệt lắm, đừng đẩy nông dân ta vào “lốc xoáy”… Tội nghiệp họ lắm! Hãy tìm ra hướng đi vững chắc và lâu bền cho họ. Đừng như cà phê, cao su, khoai lang, chanh không hạt,…, phát động hàng loạt, nông dân tìm mọi cách để đầu tư trồng theo. Cuối cùng không có đầu ra hay không hiệu quả,… chỉ biết “buồn và than với ông Trời thôi”. Từ Bắc đến Nam, nhiều lắm rồi!

  3. Sao các bác ko tham gia diễn đàn nữa nhỉ ? Chắc mọi người đang xem xét thị trường chuẩn bị đạt tới ngưỡng của mình thì xuất bán.

    • Nhà mình còn 7tan đang mong ngóng từng ngày ko biết có đạt đc giá 180ngan/tấn ko nữa.

  4. Vậy theo các bác thì giá như hiện nay đã nên bán chưa? Anh Tiêu Sọ và Châu Huế cho lời khuyên cụ thể đi nhé. Cảm ơn! Đang phân vân thực sự….

  5. Theo mình thì giá tiêu ngang ngưỡng này đã chấp nhận bán được. Bà con chúng ta hãy tranh thủ bán ra nhanh ra để lấy vốn trang trải chí phí. Số lượng chẳng còn bao nhiêu đâu bà con nhỉ ?

  6. Ngày hôm nay giá sàn SMX Singapor tăng được 150 usd/tấn . Hy vọng giá trong nước vẩn tăng cho đến nửa tháng 10 có thể đạt 150.000đ/kg

  7. Bác @tiêukhesanh nói cũng có lý, ngưỡng giá này cũng xem xét bán ra, em thấy thị trường tuy giá cao nhưng các thương lái cũng mua cầm chừng, cũng không mặn mà lắm. Theo em nghĩ nên bán ra một nửa xong rồi chờ giá tiếp. Cho vậy giá có tăng tiếp hay hạ xuống cũng không tiếc (50/50).

  8. Thực sự thời điểm này bán cũng được rồi, tùy theo yêu cầu sử dụng tiền của mọi người mà quyết định bán hay không ? Nếu ai chưa cần sử dụng thì giữ lại thay giữ tiền, còn riêng nhà mình thấy giá mức này cũng được và cũng cần tiền sử dụng vào mục đích của mình thì giá có tăng cũng chẳng tiếc.

  9. Theo Hiệp hội hồ tiêu TG thì năm 2012 TG sẽ thiếu khoảng 50.000 tấn tiêu . Nhưng thời gian gần đây do khũng hoãng kinh tế nên TG đã tiêu thụ ít hơn khoảng 15.000 tấn tiêu các loại và Indonesia thu hoạch có thể nhiều hơn dự báo khoảng 8.000 tấn . Vì vậy cả TG có thể sẽ chỉ thiếu khoảng 25.000 tấn . Nên trong thời gian tới hy vọng giá có thể tăng cao gần bằng giá đỉnh của năm rồi .

  10. Thị trường tiêu chiều nay có vẻ giảm xuống ở khu vực Long khánh, Đồng Nai. Còn các khu vực khác thì sao các anh chị ?

  11. Theo tôi, bà con mình nên giữ lại vào cuối tháng 9 âm lịch này rồi bán. Giai đoạn ấy mới đạt 180.000đ đến 200.000đ/kg.
    Tôi củng đang giữ số lượng lớn để đợi giá ấy. Chúc bà con mình bán được giá cao !

  12. -Theo Hải Quan, do nguồn cung trong nước hạn chế nên xuất khẩu những tháng cuối năm sẽ giảm đi so với những tháng đầu năm.
    Vậy là giá tiêu cuối năm còn có khả năng tăng nữa khi mà nguồn cung trong nước hạn chế? Liệu có thể tăng lên bằng năm ngoái không hả bà con?

Gửi phản hồi mới

(?)