Kỳ đà – nuôi dễ, hoàn vốn nhanh

, Nông nghiệp, 16

Kỳ đà đang là vật nuôi được nhiều nông dân Khánh Hòa lựa chọn vì mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, phần lớn các mô hình nuôi kỳ đà đều tự phát nên nông dân rất cần sự hỗ trợ về kỹ thuật của các chuyên gia, cán bộ khuyến nông.

Theo chân ông Nguyễn Sinh, Chi hội trưởng Chi hội Nông dân Phước Lộc (xã Ninh Quang, thị xã Ninh Hòa), chúng tôi đến thăm gia đình bà Nguyễn Thị Kim Hoa, hộ duy nhất trên địa bàn nuôi kỳ đà. Bà Hoa đến với nghề này cũng rất tình cờ khi con trai bà là Dương Thành Nguyên An, vốn là cán bộ Đoàn, sau khi tìm hiểu thông tin trên mạng internet và thấy triển vọng của loài vật nuôi này đã cùng anh trai vào Củ Chi (TP.Hồ Chí Minh) tìm mua gần 1 tạ kỳ đà giống về nuôi. Theo bà Hoa, kỳ đà dễ nuôi, không tốn nhiều công chăm sóc, lại lớn nhanh. Khi mới mua về, bình quân kỳ đà giống nặng 1kg/con nhưng chỉ sau 6 tháng nuôi đã đạt 5kg/con. Bà Hoa ví von: “Nuôi heo sợ ồn, nuôi bò lo cắt cỏ nhưng nuôi kỳ đà sướng lắm vì nó không kêu la đòi ăn. Thức ăn của kỳ đà cũng đơn giản, dễ kiếm, chủ yếu là gà vịt, tôm cá, phụ phẩm lò mổ…, cho ăn 3 ngày/lần”.

Được biết, từ khi nuôi đến nay, bà Hoa đã xuất bán 3 lần, mỗi lần 20-30kg kỳ đà thịt, với giá 300.000 đồng/kg, giá con giống 500.000 – 600.000 đồng/kg. Hiện, gia đình bà đã gần hoàn vốn.

Bà Hồ Thị Phương ở xã Khánh Bình (Khánh Vĩnh) cũng đang nuôi hàng chục con kỳ đà. Bà cho biết, nuôi kỳ đà thịt rất dễ nhưng nuôi sinh sản khó hơn nhiều. Chuồng nuôi kỳ đà cần được xây kín, rào lưới chắc chắn để chúng không leo ra ngoài, nền láng xi-măng hoặc lát gạch. Trong chuồng nên bố trí bể nước cho kỳ đà tắm và một số vật liệu nhẹ để chúng trú ẩn. Ngoài ra, nếu nuôi sinh sản cần bố trí bãi cát để kỳ đà đẻ trứng. Mùa hè kỳ đà ăn khỏe, lớn nhanh nhưng mùa đông có tập tính hay ngủ nên gày ốm, vì vậy cần sắp xếp chuồng trại thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông để tăng thể lực cho kỳ đà.

Bà Phương cho biết thêm: “Năm ngoái, tôi chủ yếu cho ăn gà, vịt chết nhưng lo không kiểm soát được dịch bệnh nên tôi chuyển sang cho kỳ đà ăn dế và chúng sinh trưởng rất nhanh”.

Bà Phương mua kỳ đà giống ở Đăk Lăk, bình quân 600.000 đồng/kg (3 con/kg). Kỳ đà lớn nhanh, sau 1 năm nuôi có thể đạt 3,5-4kg/con. Theo bà Phương, khi kỳ đà đạt trọng lượng 1,8-3,5kg/con là có thể xuất bán; nếu để lớn hơn 4kg/con, thịt của chúng rất dai nên bị ép giá. Hiện, thị trường tiêu thụ kỳ đà giống và thương phẩm rất rộng mở, có bao nhiêu thương lái mua bấy nhiêu.

Là người đam mê nuôi các loài động vật quý hiếm, bà Phương cho rằng, nuôi kỳ đà sinh sản rất khó. Sau khi đẻ, chúng sẽ vùi trứng trong cát và trứng tự nở thành con. Trứng kỳ đà to bằng hột mít nhưng vỏ mềm. Sau 30-35 ngày, trứng nở, nếu không tách kỳ đà đực ra ngay thì tỷ lệ hao hụt sẽ rất lớn do tập tính ăn con của kỳ đà đực (nếu nuôi phối giống nên để tỷ lệ 1 đực/10 cái). Ngoài ra, nhiệt độ ấp cũng là vấn đề rất quan trọng. Mặc dù mới nuôi kỳ đà được vài năm nhưng bà Phương đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm, thậm chí đã có một số doanh nhân Trung Quốc mời bà sang chuyển giao kỹ thuật nuôi kỳ đà nhưng bà vẫn chưa nhận lời.

Nuôi kỳ đà đang là cơ hội lớn cho những ai đam mê nuôi động vật quý hiếm. Theo những hộ nuôi kỳ đà, cơ quan khuyến nông cần xây dựng mô hình nuôi kỳ đà, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho người dân để đạt hai mục đích: nhân cấy nghề mới có hiệu quả kinh tế cao và bảo tồn, duy trì nguồn gen động vật hoang dã.

Kỳ đà thuộc lớp động vật bò sát, tập tính thích ăn động vật; ngủ nghỉ ban ngày; ban đêm kiếm ăn; sinh trưởng nhanh sau mỗi lần lột xác. Kỳ đà trưởng thành sau 18 tháng tuổi, dài 2,5m, nặng 7-8kg và bắt đầu đẻ trứng.

Phân biệt đực cái: lật ngược bụng kỳ đà quan sát gốc đuôi và lỗ huyệt. Con đực: gốc đuôi phồng to, lỗ huyệt lồi có gờ. Khi bóp gốc đuôi thấy gai giao cấu màu đỏ thẫm lòi ra ở lỗ huyệt. Con cái: đuôi thon nhỏ, lỗ huyệt nhỏ lép, khi bóp gốc đuôi không thấy gai giao cấu lòi ra.

Hoài An

16 Phản hồiGửi phản hồi mới
  1. Gía kỳ đà hiện nay làm gì có giá 400 ngàn chứ, theo tìm hiểu của tôi giá kì đà giống hiện nay chỉ có 120 ngàn. Nuôi không thấy lời, không có đầu ra.
    Toàn nói xạo không!

    • Đúng là không hiểu nổi tại sao lại có những bài báo kiểu “khuyến khích nông dân” như thế này, em không biết là căn cứ vào đâu mà dám nói trừng kỳ đà sau 30 – 35 ngày là nở. Em đã theo dõi, học tập rồi nuôi và ấp trứng kỳ đà thì sau gần 100 ngày trứng mới nở. Còn nếu để nó đẻ vào cát thì tự con mẹ nó đã ăn trứng rồi, nuôi kỳ đà thời gian gần đây ko còn được như những năm trước khi nó còn thuộc hàng “hiếm”.
      Đã có quá nhiều bài báo làm khổ nông dân, từ bưởi da xanh tới dưa hấu, biết bao gia đình đã điêu đứng vì những phóng viên dốt tay nghề, thiếu lương tâm nghề nghiệp mà lại thừa máu kiếm tiền. Là một người đã cầm bút và viết báo giờ này sống giữa ruộng đồng em thực sự thấm thía nỗi khổ của người dân khi chịu những tai bay vạ gió từ báo, đài, truyền thông.
      Mong sao những công cụ xã hội này dần dần được nâng cao để trở thành nhịp cầu phát triển kinh tế xã hội!

    • Uk nay là giá 160.000 1kg đó bạn.
      Hôm nay ngày 16 tháng 3/2014 mình mới bán đc 1 con nặng 1,2kg với giá tiền là 190.000.

    • Bạn có bán da kỳ đà không ? còn không thì bán nguyên con cho mình cũng được. Mình đang cần da kỳ đà để chữa bệnh cho em bé. Có gì bạn PM số của mình nhen. 0914411500

  2. Vì cái tính thổi phồng sự việc nên nông dân chưa tính toán kỹ, dễ làm theo. Gía bán con giống thì cao, đầu ra thì chưa tới đâu.

  3. Em thấy không nên nuôi con kỳ đà, nuôi dúi hoặc chồn nhung đen hiệu quả hơn. Hoặc muốn lãi cao nhất thì là nuôi rắn, đảm bảo đầu ra!

  4. Em sống tại Thanh Hóa, em đang tìm hiểu về con Kỳ đà: hình thức nuôi, con giống, đầu ra… mà nghe các bác nói em cũng thấy ái ngại quá không biết tính như thế nào.

  5. Mình mua kỳ đà về nuôi cho vui nhưng mua về khoản 1 tuần thì nó đẻ 21 trứng. Mình không có máy ấp, hiện mình tính cho ấp bằng cách vùi trứng dưới cát, nhưng mình không biết là phải đổ cát bao nhiêu và sâu bao nhiêu, có nên tưới nước hay ko. Có bạn nào biết chi mình gấp với nếu không thì ổ trứng kỳ đà mình hư mất.

    • Đây nè bạn

      Chuẩn bị phòng ấp: Trong phòng ấp cũng đổ cát dày 30cm, dùng hũ bằng sành cao 30cm, đường kính miệng hũ khoảng 22cm. Xung quanh thành hũ khoan nhiều lỗ nhỏ (khoảng 1ly) để cát khỏi lọt vào. Dưới đáy hũ lót cát 3cm, sau đó xếp trứng kỳ đà vào, không xếp trứng sát thành quá. Trong miệng hũ có treo đồng hồ nhiệt kế để theo dõi nhiệt độ trong hũ. Trên miệng hũ dùng nắp hũ đậy ngược lại, chôn cả hũ xuống nền cát, sau đó tiến hành tưới nước xung quanh hũ, để giữ độ ẩm. Nhiệt độ thích hợp cho trứng nở là 28-30oC, độ ẩm từ 80 – 90%.

      Thời gian ấp khoảng 90 ngày là trứng nở, trong thời gian ấp cần kiểm tra thường xuyên nhiệt độ trong hũ, để tưới nước hoặc quạt gió để duy trì đúng nhiệt độ nở. Nếu nuôi ở các tỉnh phía Bắc, về mùa đông cần thắp đèn điện để tăng nhiệt độ. Sau khi kỳ đà con nở được 2 ngày, tách nuôi chuồng riêng và bắt đầu cho ăn. Thức ăn chủ yếu là cá biển, ếch, nhái băm nhỏ cho ăn, từ khi nở nuôi thêm 5 tháng là xuất bán giống được…

  6. Hiên em đang cần mua giống mà ko biết mua ở đâu. Có anh chị nào biết chỉ giúp em với. Em đang ở tpHCM.

  7. “Mặc dù mới nuôi kỳ đà được vài năm nhưng bà Phương đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm, thậm chí đã có một số doanh nhân Trung Quốc mời bà sang chuyển giao kỹ thuật nuôi kỳ đà nhưng bà vẫn chưa nhận lời.”
    Mình ở cạnh nhà bà này, chỉ thấy bả vẫn đang bán quán nhậu thôi…

  8. E muốn mua vài con kỳ đà giống để nuôi thử, nhưng ở trang trại nói em fải mua nhiều thì mới làm thủ tục hợp lý. Mà mới bắt đầu nuôi thì sao em dám mua nhiều. Vậy có chỗ nào bán ít mà có giấy tờ đầy đủ chỉ giúp em với ạ. Em xin cám ơn

  9. Minh ơ Bình Dương, chuyên cung cấp kỳ đà giống và thịt. Khu vực Bình Dương và các tỉnh lân cận alo mình nha. 01627733750. Minh tên Nam

    • Cho em hỏi giá kỳ đà con bao nhiêu vậy? có síp đến tỉnh Quảng Nam Không anh?

Gửi phản hồi mới

(?)