Nhà nhập khẩu hạt tiêu đang nỗ lực hạ giá

, Thị trường hạt tiêu, 2

Trưa nay, 11/6, giá tiêu xô tại thị trường Bà Rịa – Vũng Tàu dao động ở mức 124-125 ngàn đồng/kg, thị trường Bình Phước 122-123 ngàn đồng/kg và các thị trường Tây nguyên 120-121.000 đồng/kg, chỉ chênh lệch nhau 2-3.000 đồng/kg.

Kết thúc phiên giao dịch đóng cửa sớm chiều thứ Bảy ngày 9/6, giá tiêu thế giới trên sàn giao dịch NCDEX tại Kochi- Ấn Độ, các kỳ hạn giao tháng 6, 7, 8 lần lượt lên mức 39.410 Rupi/tạ, 39.505 Rupi/tạ và 39.720 Rupi/tạ, tương đương 7.131 USD/tấn, 7.148 USD/tấn và 7.187 USD/tấn.

So với phiên giao dịch đầu tháng, giá tiêu các kỳ hạn lần lượt tăng 1.185 Rupi, 1.105 Rupi và 975 Rupi, tương đương tăng 214 USD, 200 USD và 176 USD. (1 USD = 55,2648 Rupi)

Giá hạt tiêu giao ngay tại thị trường nội địa Ấn Độ theo xu hướng giá kỳ hạn tăng nhẹ thêm 200 Rupi lên mức 37.700 Rupi/tạ, tương đương 6.822 USD/tấn cho loại tiêu xô và mức 39.200 Rupi/tạ, tương đương 7.093 USD/tấn cho loại tiêu chọn MG1, tăng 120-140 USD, chủ yếu là do tỷ giá đồng Rupi tăng so với ngày đầu tháng.

Giá tiêu đặc chủng loại MG1 của Ấn Độ trên thị trường quốc tế là 7.450 USD/tấn (C&F) cho hàng xuất đi châu Âu và 7.750 USD/tấn (C&F) cho hàng xuất đi Mỹ, tăng 200 USD.

Trong khi đó, sàn giao dịch hạt tiêu kỳ hạn SMX tại Singapore từ ngày 28/5 đến nay gần như đóng băng. Ghi nhận có một số hợp đồng mở nhưng không ngoài sự duy trì và chờ đợi khách hàng tham gia tích cực hơn.

Giá hạt tiêu xuất khẩu của các nước biến động không đáng kể. Tiêu đen Việt Nam loại 550 Gr/l-FAQ được chào giá 6.250-6.300 USD/tấn và loại 550 Gr/l-FAQ với giá 6.550-6.600 USD/tấn, (FOB), trong khi tiêu đen loại 570 Gr/l-Asta được chào giá 6.950-7.000 USD/tấn, (FOB) không đổi. Tiêu đen của Brazil loại B1 có giá 6.550-6.600 USD/tấn và loại B2 có giá 6.450-6.500 USD/tấn, (FOB) tăng nhẹ.

Thị trường hạt tiêu thế giới những ngày qua trông đợi hạt tiêu vụ mới từ Malaysia và Sri Lanka để hạ nhiệt tuy lượng xuất khẩu của 2 quốc gia này chỉ chiếm khoảng 10% thị phần thế giới, một con số khiêm tốn.

Có thể sản lượng năm nay của nhiều nước gia tăng nhưng cũng chưa đủ bù đắp cho nhu cầu thế giới thiếu hụt hàng năm, theo dự báo của IPC, ít nhất trong vài năm nữa. Trong khi đó, lượng tiêu xuất khẩu của thế giới năm 2011 vẫn còn kém 4,39 % so với năm 2010 mà nhu cầu tiêu thụ hàng năm vẫn cứ tăng.

Có thông tin cho biết rằng, các nhà buôn gia vị Ấn Độ đang gia tăng nhập khẩu tiêu vụ mới từ quốc đảo láng giềng Sri Lanka theo đường biên mậu nhằm giảm giá thành. Và các nhà nhập khẩu tiêu trên thế giới cũng tìm cách giảm giá thành bằng những nguồn hàng gần gũi hơn vì chi phí vận chuyển hiện nay đã quá cao. Được biết, theo Hiệp định thương mại song phương, Ấn Độ sẽ nhập của Sri Lanka 2.500 tấn tiêu theo định mức. Do đó, việc chờ đợi nguồn cung hạt tiêu từ Malaysia và Sri Lanka là điều dễ hiểu.

Hiện nay, lượng hạt tiêu của Việt Nam xuống tàu dự kiến giảm 10 % so với cùng kỳ, nhưng các nhà xuất khẩu cũng không vội vàng cho dù sức mua đang yếu vì suy giảm chung của kinh tế thế giới.

Trưa nay, 11/6, giá tiêu xô tại thị trường Bà Rịa – Vũng Tàu dao động ở mức 124-125 ngàn đồng/kg, thị trường Bình Phước 122-123 ngàn đồng/kg và các thị trường Tây nguyên 120-121.000 đồng/kg, chỉ chênh lệch nhau 2-3.000 đồng/kg.

Theo các thương lái, đây là mức giá nội địa được duy trì hơn 10 ngày nay, tuy có biến động cũng không đáng kể. Mức giá này khiến cho lượng hàng được đưa ra thị trường cũng rất nhỏ giọt vì người trồng tiêu đang trông chờ mức giá khả quan hơn.

Anh Văn

Báo Giá cà phê qua điện thoại
2 Phản hồiGửi phản hồi mới

Gửi phản hồi mới

(?)