Nhìn nhận về thị trường Hồ tiêu tháng 5/2017

, Thị trường hạt tiêu, 16

Giá Hồ tiêu 2017 đã không còn cao như 2 năm trước và sẽ khó có cơ hội cao trở lại như thời kỳ 2014/2015 là điều ai quan tâm tới mặt hàng Hồ tiêu đều nhận thấy. Tuy nhiên, từ đầu tháng 5 giá dường như đang lao dốc nhanh hơn phải chăng một phần có yếu tố tâm lý?

Nhìn vào tổng nguồn cung hồ tiêu toàn cầu

Năm 2017 là năm được mùa của nhiều vùng trồng hồ tiêu của Việt Nam. Cùng với diện tích lớn tiêu bùng phát từ 2010-2012 nay bắt đầu cho thu hoạch đã khiến sản lượng hồ tiêu của Việt Nam tăng mạnh so với năm 2016, góp thêm khoảng 30.000 tấn cho nguồn cung toàn cầu. Thêm vào đó, 2 nước sản xuất lớn khác năm nay cũng tăng sản lượng là Ấn Độ và Brazil. Vụ 2017, sản lượng hồ tiêu của Ấn Độ tăng khoảng 7.000 tấn so với vụ 2016. Brazil cũng cho sản lượng cao hơn năm trước khoảng 10.000 tấn. Cộng thêm khoảng 10.000 tấn của Campuchia, năm 2017 nguồn cung toàn cầu có thể cao hơn năm trước 55.000 – 60.000 tấn.

Đến nay chưa thể có con số chính xác tổng cung toàn cầu 2017 sẽ là bao nhiêu bởi tháng 7 – 8 tới Indonesia, Trung Quốc, 2 nước góp thêm đáng kể vào tổng cung hồ tiêu toàn cầu mới bắt đầu thu hoạch. Tuy nhiên với Indonesia, IPC vừa có chuyến khảo sát trong tháng 4/2017 cho biết, sinh trưởng của hồ tiêu các vùng trồng tiêu lớn như Lampung, Bangka và Đông Kalimantan đều cho thấy khả năng Indonesia sẽ mất mùa, trái đóng khá thưa, năng suất thấp hơn năm trước do thời tiết các tháng cuối 2016 bất thuận, khô hạn nặng kéo dài, dự báo sản lượng sẽ thấp hơn vụ 2016. Cũng theo IPC, cơ quan dự báo khí tượng thế giới cho biết Indonesia và Malaysia là các nước được dự báo năm 2017 sẽ chịu ảnh hưởng El Nino nặng nề hơn những năm trước. Khô hạn sẽ khốc liệt hơn trong các tháng tới do vậy năng suất sản lượng hồ tiêu của các nước này có thể bị ảnh hưởng theo chiều hướng xấu.

Do vậy, ước chừng sản lượng Hồ tiêu toàn cầu 2017 sẽ vào khoảng 460.000 tấn, cao hơn khoảng 10% so với niên vụ 2016.

Một số điểm lưu ý về tình hình nhu cầu hồ tiêu thế giới năm 2017 

– Ấn Độ: theo thông tin của Ban Gia vị Ần Độ, ngành công nghiệp hồ tiêu Ấn Độ vẫn đang phát triển ngày càng mạnh. Ân Độ nổi tiếng với trên hàng chục mặt hàng tiêu chế biến dạng cao cấp (premium) cung cấp không chỉ cho các ngành thực phẩm thế giới mà còn cho ngành dược và hoá mỹ phẩm, đăc biệt là cho thị trường Mỹ và Châu Âu. Do vậy, tuy là nước sản xuất hồ tiêu lớn nhưng Ấn Độ luôn cần nhập lượng lớn hồ tiêu từ các nước trong đó nhập từ VN, 4 tháng đầu năm nay lượng nhập vẫn không giảm so với năm 2015 và có giảm so với năm 2016. Do vậy, nguồn cung 2017 của Ấn Độ tăng nhưng gần như không tham gia xuất khẩu, chưa kể còn tăng gia tăng nhập khẩu.

– Mỹ: Thống kê của HQVN cho thấy, 4 tháng 2017 lượng nhập khẩu hồ tiêu của Mỹ đạt trên 13.000 tấn, cao hơn năm 2015 và giảm so với năm 2016. Bên cạnh đó một số nước ở Trung và Nam Mỹ như Mexico, Chile lại tăng mạnh. Số liệu HQVN cho thấy lượng hồ tiêu xuất vào Mỹ vẫn ổn định, (dù một số tin đồn từ Ấn Độ cho rằng Mỹ đang không mua hồ tiêu của VN).

 – Châu Âu: Đức vẫn là thị trường truyền thống của hồ tiêu Việt Nam, dù lượng nhập khẩu 4 tháng 2017 giảm so với năm 2016 nhưng lại tăng so với năm 2015. Anh cũng tăng gần gấp đôi lượng nhập khẩu so với cùng kỳ 2015 và 2016. Thị trường Nga tăng 4 lần lượng nhập so với 4 tháng đầu 2015, đạt khoảng 400 tấn/tháng hiện nay. Hà Lan lượng hập khẩu đầu 2017 cũng khoảng 500 tấn/tháng, tương đương cùng kỳ 2016. Một số thị trường như Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Bỉ, Rumania, Thuỵ Điển lượng nhập khẩu có tăng hơn trước so với năm trước;

– Châu Á: Các Tiểu Vương quốc Ả Rập vẫn là nước đứng đầu Châu Á nhập hồ tiêu từ VN, lượng nhập 4 tháng đầu 2017 tăng hơn 2016, cao hơn khoảng 200 tấn mỗi tháng so với cùng kỳ 2015. Papue New Guinea tăng ấn tượng, 4 tháng đầu 2017 nhập tới hơn 4.762 tấn từ VN trong khi cùng kỳ những năm trước không hề nhập. Trung Quốc cũng nhập trên 1.100 tấn mỗi tháng trong 2017, cao hơn 2016 và gấp 3 lần so cùng kỳ 2015. Sri Lanka những năm trước không hề nhập tiêu từ VN nhưng 4 tháng đầu 2017 nhập tới hơn 1.500 tấn.

– Châu Phi: tăng khá mạnh có Sudan, Algery, Senegal, Gambia, Mali.

Nhìn chung, tuy giá giảm nhưng thương mại hồ tiêu của Việt Nam vẫn không kém sôi động so với cùng kỳ những năm trước. Lượng xuất khẩu các tháng đầu năm 2017 luôn cao hơn năm trước. Tháng 2/2017 xuất 13.700 tấn, cao hơn 3.400 tấn so với tháng 2/2016, Tháng 3/2017 xuất 29.100 tấn, cao hơn cùng kỳ 2016 khoảng 5.000 tấn. Tháng 4/2017 xuất 25.110 tấn, vẫn cao hơn tháng 4/2016 khoảng 70 tấn.

Hiện nay, nông dân từ nhiều vùng trồng tiêu trọng điểm như Châu Đức, Xuyên Mộc (BR-VT), Hớn Quản, Lộc Ninh (Bình Phước), Buôn Hồ, Cư Kuin (Đăk Lăk), Đăk Song, Đăk R’Lấp (Đăk Nông), Chư Sê (Gia Lai) cho biết, giá thị trường phát ra từ đầu tháng 5 tới nay luôn thấp dần nhưng các nơi đều cho biết lượng giao dịch ít từ khi giá dưới 90.000 đồng/kg tiêu đầu giá, phần lớn dân vẫn giữ chưa có ý định bán thời điểm này.

Thời tiết đang báo hiệu những điều không thuận cho cây hồ tiêu vụ mới. Thời điểm này cây hồ tiêu phần lớn các nơi đang hình thành chồi hoa nhưng khác mọi năm, mưa rải rác suốt từ tháng 2 đang khiến đất vườn luôn tình trạng ẩm ướt khiến bộ rễ tiêu (bộ phận quan trọng nhất quyết định năng suất cây) đang có nguy cơ bị sâu bệnh gây hại tăng. Các vườn tiêu hiện phần lớn lại đều có mật độ tuyến trùng cao, rễ tiêu đã bị tổn thương do nấm bệnh sẽ càng khiến tuyến trùng dễ xâm nhập phá hoại nặng khi mùa khô tới báo hiệu mùa vụ mới sản lượng có thể đi xuống.

Theo qui luật nhiều năm, tháng 5 – 6 là thời điểm các nước giảm giao dịch, đăc biệt là khu vực các nước Hồi giáo do vậy lượng hồ tiêu xuất khẩu có thể chậm lại, các nhà thu mua chỉ thực hiện các hợp đồng đã ký nên lượng mua nhập kho có thể giảm càng khiến giá trong nước khó có khả năng bật dậy trong Quí II.

Tuy nhiên, bức tranh dài hạn cung cầu mặt hàng “vua của các loại gia vị” này có thể không như nhìn nhận tại thời điểm hiện nay.

Theo báo cáo của Tổng Cục Hải Quan Việt Nam, xuất khẩu trong nửa đầu tháng 5/2017 đạt 11.102 tấn tiêu các loại, với giá trị kim ngạch 69,69 triệu USD, tăng 11,31 % về lượng nhưng lại giảm 16,82 % về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Giá tiêu xuất khẩu bình quân trong kỳ đạt 5.376 USD/tấn, giảm 5,22 % so với giá xuất khẩu bình quân của tháng 4/2017 (Giatieu.com)

Báo Giá cà phê qua điện thoại
16 Phản hồiGửi phản hồi mới
  1. Có thể nói đây là thời điểm tháo chạy khỏi hồ tiêu của các nhà đầu tư về hạt tiêu cũng như nông dân. Có thể hạt tiêu họ đang giữ không đủ vệ sinh an toàn thực phẩm. Trong khi các thị trường quốc tế siết chặt chất lượng mặt hàng hồ tiêu. Giá tiêu phải mất 2 năm nữa mới hồi phục và thời điểm đó sẽ là thị trường của tiêu sạch.

  2. Tưởng chừng như đã đảo chiều… nhưng chiều qua giá sụt giảm lại, sáng nay giảm tiếp.
    Nguyên nhân nghe đâu là công ty không có hợp đồng mới do sắp vào Tháng Ăn Chay của Hồi Giáo !

    • Giá tăng hay giảm đều phải có nguyên nhân…!
      Nhưng nguyên nhân có thể vậy mà không phải vậy, chỉ là cái cớ nghe cho có lý mà thôi.

  3. Vẫn không thể lí giải tại sao giá tiêu tụt dốc không phanh đến như vậy? Sản lượng dự báo có tăng nhưng chỉ hơn khoảng 10-20%, chưa phải gấp 3-4 lần so với năm ngoái. Trong khi nhu cầu của thế giới vẫn tăng. Dịch bệnh chết cũng nhiều. Chất lượng tiêu ? bài toán này không hẳn do nông dân dùng thuốc BVTV quá nhiều. Người trồng tiêu đa phần rất am hiểu khoa học kĩ thuật cập nhật thông tin mỗi ngày. Dùng phân chuồng ủ hoai mục đa phần vườn tiêu nào cũng có.
    Cũng như giá nuôi heo bây giờ ? Mong cơ quan chức năng chính phủ có một hướng đi chính xác hỗ trợ người dân. Tính riêng kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu mang lại cho nền kinh tế nước ta rất lớn. rất quan trọng. Nếu cứ đà này sẽ mất đi một ngành nông công nghiệp mang lại lợi thế thế mạnh của nước nhà.

  4. Mình cũng làm 400 nọc mới thu được hai vụ, vừa nuôi dê lấy phân bón lại cho tiêu không xịt thuốc trừ sâu, vậy thì làm sao có dư lượng thuốc bvtv. mà giá cả thế này thì mình cũng chẳng bán hột nào.

  5. chào bạn senca!
    Mình không thấy là như bạn nói có sự mẫu thuẫn ở đây.
    Một bài viết mới ” vì sao giá tiêu xụt giảm bất thường” vừa đăng tải sáng nay cũng đã nói lên phần nào những ý kiến của mình về vấn đề chúng ta đang thảo luận tại diễn đàn giatieu.com
    Thứ 1: dư lượng bvtv như kiểm nghiệm hạt tiêu nước chúng ta không quá đến mức như báo nói đến. hạt tiêu vẫn xuất khẩu vào những thị trường khó tính châu âu. Vậy thì sẽ có người nông dân trông tiêu hữu cơ canh tác tiêu sạch.
    Thứ 2: Sản lượng dự báo chúng ta năm nay chỉ tăng 10-20% và sản lượng xuất khẩu tháng 4/2017 so với 2016 báo cáo của hải quan cũng chỉ tăng 9,6%. Chưa tới mức tăng gấp đôi gấp 3 để rằng giá tiêu sụt quá mạnh như bây giờ.
    Thứ 3: người dân trồng tiêu trước giờ cũng tích lũy được một số vốn. Ít nhiều cũng không phải ai cũng bán tháo bán chạy với giá tụt giảm hiện tại.Ở chổ mình rất rất nhiều người chưa bán từ năm ngoái đến giờ. từ lúc dầu giá 168-175 .000₫/kg năm 2016 đến giờ vào vụ năm 2017. Nên với đầu giá 78-82.000₫/kg….thì sẽ không ai chổ mình bán.Cái thực tế mình là người trông tiêu đang nhìn thấy chứ không phải hình dung tượng tượng ra.
    Thứ 4: việc phát triển ồ ạt diện tích….đúng chính xác…nhưng bên cạnh đó tiêu già cỗi năng xuất thấp cũng có. Dịch bệnh chết nhanh xảy ra cũng rất nhiêu nơi ở mọi địa phương. Và nói thật một điều cây tiêu không phải dễ chăm sóc dễ trồng để tới ngày có thu hoạch.
    Thứ 5: Hiện tại các địa phương đang trồng chanh dây rất nhiều. những vườn tiêu già cỗi bệnh chết nhanh cải tạo khó người dân đã chuyển đổi sang chanh dây. Vì loại cây này ngắn ngày đã cho thu hoạch.Vậy nên việc vườn tiêu già cỗi bệnh chết nhanh người dân vẫn xu hướng trồng tiêu vào đó đã không còn nhiều. thay vào đó là cây trồng khác như mình nói trên.
    Đây là nhìn nhận của mình để mọi ngừoi cùng đoàn kết góp ý để xem lí do lí giải giá tiêu xụt giảm là vì nguyên nhân chính xác ở đâu để chúng ta cùng giải bài toán này hợp lí

  6. Số liệu thống kê sản lượng tiêu tăng 10 đến 20% là sai sự thật. Riêng chỗ mình ở Cư Huê Ea Kar thì tính ra sản lượng năm nay ít phải bằng 3 lần năm ngoái, tăng 300%. Diện tích mở rộng quá nhiều + câu thơ được mùa mất giá suy ra giá tiêu năm nay là đúng với thị trường. Nhà mình năm ngoái được có hơn tấn năm nay được 5 tấn bán giá 85 thấy rẻ quá, nhưng nợ ngân hàng lãi đẻ lãi tính ra cũng không ổn rồi. Nông dân mình thật khổ !

    • Sao bạn lại lấy dữ liệu của 1 nhà, 1 địa phương… để chứng minh cho sản lượng chung của cả nước được ?! Nếu chẳng may năm qua vườn bạn hoặc vùng bạn bị dịch bệnh thì sao ?

  7. Chào bạn Hoàng, về lượng tiêu xuất khẩu thì tính đến giờ đã có 1/3 lượng tiêu được xuất khẩu rồi. Nguyên nhân do những người có tiêu thu hoạch được 1 -2 năm đầu, cần tiền để trả nợ NH, các chi phí khác. Kể cả để lại thì vì tâm lý, tin đồn họ cũng không đủ kiên nhẫn để giữ. Với những nhà nhiều tiêu, ngta cũng bán trước đi 1 lượng nào đó.
    Còn về giá cả, không hoàn toàn do cung – cầu chung quyết định, mà là cung-cầu trong khoảng thời gian nữa, ví dụ quý 1-2017, có tới 70% sản lượng tiêu đã thu hoạch, chủ yếu do Brazil thu sớm, mọi năm ko như vậy.
    Các nơi tiêu thụ thì đã sử dụng hết lượng tiêu dự trữ từ năm 2016. Chỉ mong chờ lượng tiêu mới.
    Nguồn cung nhiều, nhu cầu đang thiếu ? Đây là cơ hội tốt nhất trong lịch sử để thương lái từ nước ngoài tới trong nước ép giá người bán, lẫn người mua cuối cùng.
    Giá 100k,nhiều nông dân đã từng cho là rẻ nhưng nếu đẩy giá xuống 80k, giữ trong vài tháng thì giá 100k lại là cao, thế nên tôi nghĩ thương lái sẽ gom hàng dần dần từ 80 – 110k, trong những tháng còn lại của năm 2017.
    Còn kí hợp đồng bán cho bên tiêu thụ cuối cùng thì giá tất nhiên vẫn cao. vẫn thu lợi nhuận lớn.

  8. Ý kiến của mọi người chỉ để tham khảo.
    Hạt tiêu do mình làm ra thì chính mình mới là người quyết định nên bán hay trữ lại chờ giá !

  9. Mình không muốn tranh cãi mà chỉ muốn nhìn thẳng vào sự thật để tìm lối thoát chung.
    1. Bạn nào cũng cho rằng mình không xịt thuốc nhưng lại nói dịch bệnh làm tiêu chết quá nhiều, nghĩa là kệ nó không chữa trị. Có chắc vậy không ?
    Thông tin từ bộ NN&PTNT cho biết nhập khẩu thuốc sâu 5 tháng đầu năm 2017 tăng hơn 50% so với cùng kỳ, chủ yếu nhập từ TQ. Không ai xịt thì thuốc nhập nhiều vậy đi đâu hết ?
    2. Sẽ không ai bán giá thấp ? Giá fob-HCM chào bán tuần qua trung bình 4.050 $/tấn. Vậy thì nhà xuất khẩu mua của bà con bao nhiêu ? Mình chỉ biết chắc bán giá này họ vẫn có lãi.
    3. Mình đọc nhiều bài báo trên các trang địa phương thấy có vẻ thổi phồng diện tích, sản lượng, thậm chí cả diện tích tiêu bị dịch bênh nữa. Nhà kinh doanh trên thị trường sẽ nghĩ gì ?
    4. Người trồng tiêu đa phần am hiểu KHKT… Điều nầy mình nghi ngờ, nếu bạn đọc những thắc mắc cần tư vấn trên giatieu.com sẽ rõ. Đó là của người biết lên net, còn những người chưa lên net thì sao ? mà số này chắc chắn nhiều hơn.
    Mong những gì mình nói để các bạn nghĩ thêm.

  10. Bạn Phạm Đình Hoàng phân tích rất đúng. Nhưng có lẽ tâm lí lúc đầu giá tiêu giảm do dư lượng BVTV nên nhiều người sợ giá sẽ khó lên nên cũng đã bán bớt không giữ chờ giá như trước đây nữa. Nhà mình trồng tiêu chẳng phun BVTV lần nào luôn chỉ bón phân bò vào mùa mưa, bón NPK mùa khô thôi. Giờ cũng không bán.

Gửi phản hồi mới

(?)