Phát triển “nóng” cây hồ tiêu, nông dân trả giá đắt

, Trồng và Chăm sóc Tiêu, 46

Làn sóng trồng hồ tiêu ồ ạt đã khiến bệnh hại gia tăng làm nhiều triệu phú, tỷ phú bỗng chốc trở thành con nợ.

Hàng ngàn ha cây hồ tiêu bị bệnh khiến người trồng lâm vào cảnh khó khăn

Hàng ngàn ha hồ tiêu bị bệnh khiến người trồng lâm vào cảnh khó khăn

Sau 3 năm liên tục phát triển nóng, phong trào trồng hồ tiêu tại Tây Nguyên vẫn tiếp tục tăng với cả nghìn héc ta được trồng mới mỗi năm. Thế nhưng, theo nhiều chuyên gia nông nghiệp, phong trào này có thể không giúp Tây Nguyên giữ được vị thế dẫn đầu cả nước về hồ tiêu, và cũng không giúp gìn giữ ngôi vị số 1 thế giới của nước ta về xuất khẩu mặt hàng này. Thực tế bệnh hại lan tràn ở các vùng hồ tiêu cho thấy, việc đua nhau trồng tiêu như hiện nay có thể khiến nông dân và ngành hồ tiêu phải trả giá đắt.

Bị hớp hồn bởi lợi nhuận từ 400 triệu đồng đến cả tỷ đồng mỗi năm trên 1 héc ta, ông Đinh Gôn, dân tộc Ba Na, ở làng Brêp, xã Đăk Jrăng, huyện Mang Yang đã mạnh tay phá bỏ cà phê để trồng hồ tiêu.

Ban đầu, ông Gôn trồng 100 trụ. Thấy phát triển tốt, ông tiếp tục đầu tư trồng thêm 500 trụ. Thế nhưng, vườn tiêu sau đó nhanh chóng đổ bệnh. Đến nay, sau gần 3 năm, 600 trụ của gia đình, cả tiêu mới trồng và tiêu hơn 2 năm tuổi, đã chết gần hết.

“Đất trồng tiêu tại đây không phù hợp, nhiều người giàu vì tiêu còn tôi nghèo vì tiêu. Bây giờ, vườn tiêu của tôi không còn gì nữa, bị chết hết. May là tôi không chuyển đổi hết, nếu làm hết là bữa nay chắc chết rồi.” – ông Gôn than thở.

Cũng nuốt phải trái đắng khi chạy theo cây hồ tiêu là trường hợp của anh Nội, ở làng Đê Rơn, xã Đăk Jrăng. Trong vòng 3 năm, từ 2010 đến nay, anh Nội đã bỏ ra gần 50 triệu đồng để trồng hồ tiêu. Thế nhưng, sự chăm chỉ và mạnh dạn của tuổi trẻ không bù được việc thiếu kinh nghiệm, một nửa vườn tiêu của Nội hiện đã bị chết vì bệnh, số còn lại cũng khó sống sót.

“Năm 2010 tôi trồng 100 trụ tiêu nhưng nhanh chóng bị chết, sống được có mấy chục trụ. Sau đó tôi có trồng thêm tổng cộng gần 200 trụ nhưng tiêu không phát triển được, đến nay, chết gần hết giờ chỉ còn gần 100 trụ.” – anh Nội cho hay.

Theo báo cáo của Sở NN&PTNT Gia Lai, tính đến thời điểm này, toàn tỉnh đã có trên 9.000 ha hồ tiêu, trong khi đó quy hoạch đến năm 2020 của tỉnh chỉ là 6.000 ha. Làn sóng phát triển hồ tiêu ồ ạt kéo theo hệ lụy trước mắt là dịch bệnh trên loại cây trồng này lây lan nhanh chóng, sang cả những diện tích hồ tiêu đang thâm canh.

Trong hai năm 2011 và 2012, riêng tỉnh Gia Lai có gần 500 ha tương đương gần 1 triệu trụ tiêu bị chết vì nhiễm bệnh, thiệt hại hàng trăm tỷ đồng. 9 tháng đầu năm 2013, tỉnh có thêm khoảng 3.700 ha hồ tiêu bị nhiễm các bệnh thối gốc thân (thường gọi là bệnh chết nhanh), bệnh vàng lá thối rễ (thường gọi là bệnh héo chết chậm).

Đi trên Quốc lộ 14 qua hai huyện trọng điểm hồ tiêu của Gia Lai là Chư Pưh và Chư Sê, suốt mấy chục km, chỉ thấy những vườn tiêu tàn tạ. Tuy nhiên, nông dân ở đây khi không cứu nổi hồ tiêu của mình lại di chuyển sang những địa phương khác, thuê đất để tiếp tục trồng hồ tiêu.

Ông Hoàng Phước Bính, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê cho rằng, đây là việc làm nguy hiểm, khi bà con không chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh là yếu tố rất nguy hại. Vì cây tiêu rất mẫn cảm và nhiễm các loại sâu bệnh rất khó phòng trừ sẽ dẫn đến việc tàn phá nguyên cả một vùng, gây nguy hại cho cả ngành hồ tiêu.

Ông Phạm Ngọc Cơ, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Mang Yang cho biết, dù nhận diện rõ những rủi ro, nguy cơ tiềm ẩn khi phát triển hồ tiêu phá vỡ quy hoạch. Tuy nhiên, vì giá trị kinh tế rất cao, việc trồng loại cây này được các ngân hàng tạo điều kiện, nên càng phát triển nóng.

“Do thiếu đồng bộ và thiếu kiểm soát, cây trồng trong quy hoạch không được ngân hàng hỗ trợ. Ví dụ cây cao su không được ngân hàng cho vay dài hạn. Cây tiêu không phải trong quy hoạch nhưng ngân hàng vẫn giải ngân cho vay. Vì thế, cần đề xuất ngân hàng nông nghiệp nên chú trọng cho vay theo quy hoạch.” – ông Cơ cho biết.

Thực tế trong vài năm qua, tại  Gia Lai nói riêng và khu vực Tây Nguyên nói chung đã có rất nhiều nông dân phải trả giá đắt vì ồ ạt trồng hồ tiêu. Rất nhiều gia đình là triệu phú, tỷ phú bỗng chốc trở thành con nợ.

Với tình trạng làn sóng trồng hồ tiêu ồ ạt còn tiếp diễn mạnh mẽ như hiện nay, không những sẽ có thêm nhiều nông dân phải trả giá đắt vì bệnh hại gia tăng. Còn nếu theo hướng ngược lại, bệnh hại được khắc phục thì sản lượng hồ tiêu sẽ vượt quá nhu cầu thị trường, hồ tiêu sẽ rớt giá, gây tổn hại khó lường.

Theo Công Bắc/VOV-Tây nguyên

46 Phản hồiGửi phản hồi mới
  1. Biết làm sao được khi người nông dân mình rất chủ quan, lấy giống không chọn lựa, phân thuốc xài lung tung, không phòng ngừa dịch bệnh đầy đủ, để nước đến chân mới chịu nhảy. Khi có bệnh thì ra hiệu thuốc BVTV nghe người ta nói gì cũng mua về xài vô tội vạ, người còn tiêu chứ huống gì hồ tiêu.
    Tiêu Tây nguyên có vẻ thê thảm hơn Đồng Nai mình.

  2. -2 năm trước có 500 ha bị chết. Từ đầu năm đến nay, 9 tháng, đã có 3.700 ha nhiễm bệnh.
    -Đi trên Quốc lộ 14 qua hai huyện trọng điểm hồ tiêu của Gia Lai là Chư Pưh và Chư Sê, suốt mấy chục km, chỉ thấy những vườn tiêu tàn tạ.
    Cái giá phải trả bắt đầu đắt rồi đây bà con ơi !

  3. Cần có ý thức phòng chống từ trên xuống dưới như phòng chống đại dịch may ra mới có thể ngăn chặn nguy cơ này được. Để cho nông dân tự bơi thì không bao giờ, đúng là tiền mất tật mang.

  4. Mong bà con nông dân trồng tiêu Tây nguyên nhanh chóng tiếp cận KHKT hiện đại trong việc chăm sóc, phòng ngừa các loại bệnh trên cây hồ tiêu. Chủ nghĩa kinh nghiệm có rất nhiều điểm đúng nhưng không còn phù hợp khi điều kiện thời tiết, môi trường đã thay đổi, không còn như ngày xưa để bà con ta cho rằng “trời sinh trời dưỡng”. Diện tích trồng hồ tiêu tràn lan đồng nghĩa với dịch bệnh tràn lan… Đừng để quá muộn ! Thân.

    • Bạn nói rất đúng về chủ nghĩa kinh nghiệm, khi đến cùng đường thì cả nghìn câu hỏi cấp bách không thề trả lời. Và tiếp cận với KHKT hiện đại thì tiếp cận cái gì? khả năng tiếp cận ở đâu trong khi các thông số KT thì rất ít và còn thiếu chính xác.
      Lây lan dịch bệnh theo cấp số khủng khiếp là C, đã thách thức khả năng người trồng tiêu, nhà quản lý, nhà khoa học,… giải pháp nào dập bệnh? hay để nông dân mang thêm nợ xấu, đất mẹ nhận thêm thuốc BVTV độc hại.
      Mình chỉ còn cách thăm dò đối chứng, cải thiện môi trường cho tiêu. Và khổ nhất, đau nhất là đối chứng sản phẩm vật tư nông nghiệp !

  5. Tình hình năm nay diễn biến phức tạp. Mưa dầm liên tục tù tì. Giờ thấy cây không bị gì chứ vô nắng cây nào tổn thương rễ kéo nhau rũ lá. Bà con không nên chủ quan.
    Tôi chỉ cảnh báo mọi người. Khi nào tôi bắt đầu nhận được nhiều email có dấu hiệu bệnh. Y như rằng 1 tháng sau có nhiều nhà khóc ròng. Lúc đó có chữa trị cũng quá muộn.
    Bà con lưu ý cây hồ tiêu là cây thân thảo. Nó rũ lá tức là đã chết. Không thể chữa khỏi. Chỉ có trường hợp nó tháo đốt rụng lóng còn có khả năng ngáp ngáp. Đặc biệt ở giai đoạn nuôi quả chuẩn bị vào hạt. Lúc này cây cần nhiều dinh dưỡng rất dễ xa nhau. Quá đau lòng !
    Thật nghịch lý: Diện tích tăng, mà sản lượng giảm.
    Thân!

  6. Hiện nay trên địa bàn xã Ea Hu, Ea Ning Huyện Cư Kuin đã có nhiều vườn tiêu bị chết, thế mà trời còn mưa dầm thế này thì nguy hiểm cho bà con nông dân quá.

  7. Mùa mưa liên tục, thấy cây tiêu vẫn phát triển bình thường, vậy mình cần kiểm tra dấu hiệu gì nữa để biết vậy anh Vịnh và các vị tiền bối. Em cảm ơn nhiều!
    thân

    • Mưa nhiều cây có đủ nước + chất dinh dưỡng để phát triển nhưng cũng là điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh (vi sinh) phát triển xâm nhập vào cây tiêu gây bệnh, nên những ngày này mình dang khẩn trương cấy nấm có ích cho cây tiêu,

  8. Chào Balo con coc!
    Dấu hiệu để nhận biết khá đơn giản. Nhìn lươn gốc bị teo ngọn, cùi ngọn, đọt cây không phát. Lá có dấu hiệu dai chứ không giòn khi bẻ đôi. Hoặc lá già nó vàng đồng loạt. Đặc biệt là mấy lá có bệnh đốm lá, thán thư rụng mà ta chưa xử lý gì…
    Nguy cơ bộ rễ tổn thương là rất cao. Do không đủ dưỡng chất gây tổn thương rễ. Những bộ phận nhạy cảm của cây sẽ thể hiện trước.
    Bón phân vô cơ phạm rễ trong mùa mưa, sau đó nấm xâm nhập vào vết thương chính là một trong số những nguyên do làm tiêu đi hàng loạt.
    Còn một nguyên nhân nữa bà con ít để ý tới đó là đất thiếu oxi, đất không có độ phì. Chỉ cần ngập úng 24- 48 tiếng cây sẽ thối rễ tơ. Đây là điều kiện để nấm tấn công.
    Sử dụng phân bón hợp lý, tránh tổn thương rễ thì không nói làm gì. Nhưng không biết sử dụng sao cho hợp lý, cách tốt nhất vào mùa mưa hãy dùng phân sinh học nước đổ gốc và phân bón lá. Bảo đảm bộ rễ không tổn thương, có tổn hao chỉ ở mức rủi ro chứ không thành đại dịch.
    Nếu phát hiện sớm, trước khi nó hỏng bộ rễ hoàn toàn thì có thể khắc phục được.
    Thân!

  9. Thấy tiêu phát triển bình thường, bạn vẫn cần kiểm tra vườn có bị ẩm ướt quá không. Vườn tiêu phải thoát nước tốt, thoáng không rợp bóng quá, tốt nhất bạn nên rải nấm tricho vì khi thấy tiêu chết tức là nó đã ủ bệnh trước 1 vài tháng trước rồi.
    Thân

  10. Chân thành cảm ơn anh Vịnh và anh Dân. Quả thật từ khi biết trang giatieu.com này em đều đọc rất kỹ đặc biệt là các chia sẻ của các bác, các anh có kinh nghiệm, bài nào em cũng in thành cuốn và đọc đi đọc lại. Quả thật rất bổ ích.
    Qua đây cho em hỏi, tiêu nhà em nhìn sơ qua thấy lá nó vàng vàng, nhưng nhìn kỹ thì không có gì. Bữa trước bị tuyến trùng em đã sử lý thấy rễ non ra lại và em đã đổ thêm amino. Vậy em có phải xử lý gì nũa không ah. Rất mong được các anh tư vấn giúp. Chúc các anh mạnh khỏe và trang giatieu.com ngày càng bổ ích hơn nưa. Thân!

    • Lúc này nếu có cảm giác nó hơi vàng vàng là dấu hiện tiêu suy.
      Tăng cường xịt phân bón lá sinh học 2 lần cách nhau 10 ngày.

  11. Đến nước này, thì giải pháp dập dịch là hỏa công, làm cách nào cho đất nóng càng nhiều, càng lâu càng tốt, thiêu hủy đồng bộ trên diện rộng (có nhà khoa học, và nhà quản lý tham gia). Mình cũng có thể giúp trực tiếp cho giải pháp này, trong giới hạn hiễu biết của mình, như ngày nào “lúa đỏ toàn đồng” mình vẫn nhớ, xong đem xét nghiệm mẩu đất ở đấy, để biết mầm bệnh đã chết hết chưa. Nên làm kế hoạch trước khi thực hiện, không làm lẻ tẻ (cục bộ) ở các nuoc chăn nuôi tiến bộ nhiều trường hợp cũng phaỉ sử dụng phương pháp (staping out) này, an toàn thì trồng mới, nhưng phải theo sự chặt chẽ của người hiểu biết về cây tiêu.
    Mong bà con đủ sức chịu đựng qua cơn đại dịch.

  12. Chào diễn đàn ! mấy bữa nay mưa nhiều quá muốn phun thuốc cho tiêu để phòng bệnh mà phun không được, thấy mà lo quá nên em đang nhân tricho để đổ gốc. Nhưng có điều thắc mắc là; hình như tricho không mạnh bằng pseu, cách nay 5 ngày em có nhân pseu được 12h là đã có mùi chua còn tricho thì chưa, hai loại em đều của TKS sản suất cùng ngày 10/08/22013

    Mấy hôm trước em đi thăm vườn tiêu nhà anh trai ở Đak Đoa để học hỏi, thấy tiêu trồng năm ngoái mà gần phủ trụ rồi, trông thật đẹp nhưng có tới 25% bị vàng lá nghe anh nói đã dùng đủ thuốc nhưng vẫn thế, anh cho ăn phân hóa học từ đầu mùa mưa tới nay cho 5 lần mỗi lần 1 lạng như vậy có nhiều ko các bác. En có bảo anh ưu tiên bỏ phân hữu cơ sinh học nhưng anh nói bỏ phân hữu cơ không ăn thua ở đây người ta còn cho nhiều hơn mà tiêu vẫn đẹp, chỉ có tiêu chưa phủ trụ mới bị bệnh còn tiêu phủ trụ vào kinh doanh ít bị bệnh. Thiệt tình em cũng muốn hướng cho mọi người đi theo hướng sinh học như các bác trên diễn đàn nhưng em mới vào trồng tiêu đang đi theo hướng sinh học chưa có kiểm chứng gì nhiều nên không dám khuyên anh nhiều. Vài điều chia sẻ.

  13. Xin chào!
    Em mới tham gia diễn đàn giatieu.com mấy bác cho em hỏi chút ít kinh nghiêm về trồng tiêu:
    Em cũng có trồng 250 trụ tiêu năm nay là năm thứ 3, dạo này do thời tiết mưa nhiều nên cũng có 1 số trụ bị thối rễ và thân tiếp giáp với đất. Em cũng đào mương thóat nước và đổ thuốc chống thối rễ nhưng chỉ hạn chế đc khoảng hơn 10 ngày và nay lại bị thêm vài trụ nữa.
    250 trụ năm nay mới xuống giống cũng chết nhiều số còn lại lên rất chậm ko biết do sao, quy trình trồng em cũng làm trình tự đúng KT.
    Các bác có loại thuốc nào và cách nào giúp em. Thân!

  14. Mình đã dùng sản phẩm trichoderma + pseudomonas của Hương Trung, 60 nghìn/1ky, cho 2ha sầu riêng Dona + 2ha tiêu mới trồng nhưng chưa biết chất lượng thế nào, có ngừa nổi bệnh hay không, lấy nghìn cân treo sợi tóc đây, các bạn có biết cách nào cho an toàn hơn, mong cộng đồng giup cho ý kiến xin cảm ơn.

    • Chào bác. Bác nên dùng sản phẩm của các công ty sản xuất lớn, có uy tín.
      Sản phẩm này thuộc loại không kiểm chứng, chất lượng tự công bố nên khó để khẳng định. Nhân sinh khối chính là cách tự mình kiểm chứng.
      Chỉ còn cách bổ sung bằng sản phẩm của công ty khác sau khi đã nhân sinh khối. Thân.

    • Mình đã đối chứng là làm giá thể, phân đôi, ở các diều kiện đều giống nhau:
      1/ cấy sản phẩm này,
      2/ không cấy, sau 32 giờ thì
      1/ nóng lên 40oc,
      2/ nhiệt 28oc,
      nhận định tạm thời con trichoderma còn hoạt tính, còn con pseudomonax thì sao? Hay cả hai cùng làm giá thể phát nhiệt. Thân

    • Nhân sinh khối và tăng sinh khối thành công là minh chứng tốt nhất cho sản phẩm… Thân

  15. Bác Vịnh và anh em trong diễn đàn góp ý với. Nhà tôi có mấy chục cây (trồng gần nhau) năm nào cũng bị rụng lá xanh vào mùa mưa. Liệu cây có bị bệnh gì hay không?
    Vừa rồi tôi có tưới sục gốc phòng tuyến trùng nhưng lá vẫn rụng, cây thì vẫn phát triển bình thường, lá không bị vàng. Kiểm tra rễ ko có biểu hiện gì lạ. Từ lúc trồng tiêu đến giờ gia đình tôi chưa gặp hiện tượng này bao giờ.

    • Chào @Gia Khánh.
      Nếu trong thời gian này bạn tuyệt đối không sử dụng phân, thuốc thì loại trừ nguyên nhân tiêu bị gây sốc. Lá xanh không chuyển qua vàng mà đồng loạt rụng vào mùa mưa là do nguyên nhân cây tiêu bị úng cục bộ. Bạn kiểm tra lại sẽ thấy tầng canh tác của đám đất này khá mỏng, phía dưới có thể là đá hoặc tầng nguyên thổ đã bị chai cứng. Khi mưa nước rút xuống đọng lại ở tầng này mà không thoát kịp, tuy sau đó tự rút nhưng rất chậm, gây úng làm thối rễ tơ khiến cho lá rụng. Thời gian gây úng không đủ lâu để làm tiêu chết nên tiêu tự hồi phục. Bạn kiểm tra thật kỹ lại xem nguyên nhân này có đúng không?

      Biện pháp đơn giản là đào vài hố sâu quanh khu vực đó hoặc đào mương dẫn ra xa để nước có lối thoát, hạn chế ngập úng khi trời mưa, giúp cho rễ tiêu được nhanh khô ráo hơn. Lúc này chỉ dùng phân amino sinh học như Biogel đổ gốc cho tiêu bung lá non, tuyệt đối không dùng phân hóa học làm cho cây xót, dễ chết. Có thể cho tôi hỏi bạn trồng tiêu ở vùng nào? Thân

  16. Chào chú Minh Vịnh! Cháu hiện đang ở Bù Đăng – Bình Phước.
    Nguyên nhân Tiêu nhà cháu bị bệnh mà chú nêu trên cũng đồng quan điểm với cháu. Vì đám tiêu đó gia đình cháu trồng trên nền sân đất cũ, dùng xe Lu để lu cho chặt. Tuy đã múc lên trồng nhưng bề mặt bằng phẳng, bồn tiêu hơi sâu và có khả năng ko thoát nước kịp. Quanh vườn Tiêu nhà cháu thì đều có rãnh nước thoát, chống úng.
    Vườn nhà cháu chỉ có 2 loại bệnh chính là: bệnh dính lá (tơ nhện) và rụng đốt từ trên ngọn xuống. Gần đây phát hiện trên 1 số cây Tiêu non và Tiêu cắt dây (mới trồng và cắt vừa rồi) bị thối lá, lá bị bệnh dính vào lá nào là chỗ bị dính vào cũng bị thối đen lại và rụng xuống. Không biết đó là bệnh gì?
    Gia đình cháu gần như không xịt thuốc nấm mà chỉ dùng nước + vôi xịt hoặc tưới phòng nấm bệnh.
    Thân!

  17. Chào Gia Khánh
    Nhà tôi có mấy chục trụ trồng gần nhau năm nào cũng bị rụng lá xanh vào mùa mưa. Liệu cây có bị bệnh gì không?… Từ lúc trồng tiêu đến giờ gia đình tôi chưa gặp hiện tượng này bao giờ….
    Nguyên nhân tiêu nhà cháu bị bệnh mà chú nêu trên cũng đồng quan điểm với cháu…

    Tôi không hiểu năm nào cũng bị mà lại chưa gặp hiện tượng này bao giờ là ý gì? Đồng quan điểm với chú tức là biết rồi sao lại còn hỏi?
    Nhiều khi hỏi cho vui cửa vui nhà nhỉ! Thân

  18. Giải pháp dùng sinh học làm cho đất xốp rẻ, hiệu quả hơn cơ giới và sức người.
    1/ cây muồng vàng và cỏ dại có đủ khả năng làm cho đất xốp dưới 3m.
    2 nhiều loại con làm cho đất xốp. Những con thấy được là bọ hung, trùn, dế… những con không thấy được là nhóm vi sinh, trong các giai đoạn phân giải hữu cơ, hai giai đoạn đầu làm cho dất xốp, bón phân (cút) tươi theo cách của mình, tiêu mình vẫn an toàn vô hại, còn dụ bọ hung về làm việc không công.
    Sinh học hấp dẫn trên cả tuyệt vời…

  19. Muồng vàng có phải là muồng đen không bác Hiều Châu, con tìm hiểu trên Internet thì muồng vàng là muồng đen

    Cảm ơn Bác

    • Chào cháu @Nguyễn Trung Trực.
      Cháu tìm theo những từ khóa này nhé : Muồng Ba Lá Tròn, Muồng Ấn Độ, Sục Sạc, Rủng Rảng … Chỉ các nông trường cà phê thường trồng chắn gió cho cây cà phê con hay gọi là muồng vàng. Còn có tên nữa là Muồng Phân vì thường được trồng để làm phân xanh từ lâu đời. Thân

  20. Nguyễn trung trực theo mình được biết là họ muồng có nhiều giống,giống muồn đen có thể cao tới 15 đến 20 còn giống muồn hoa vàng bác hiền châu nói đâu là giống cây thấy cao khoảng 3m người ta thường trồng để chắn gió cho những vườn cà phê mới trồng ở giai đoạn kiến thiết cơ bản và một loại muồn hoa vàng cao khoảng 1,5 m

  21. Cảm ơn chú Nguyễn Vịnh và Nguyển Quân, lúc đầu con nghĩ bác Hiền Châu lấy muồng vàng làm trụ tiêu, giờ con hiểu rồi ạ.

  22. Học hỏi tiếp cận khoa học kỹ thuật, làm vườn theo hướng hữu cơ sinh học sẽ làm giảm bệnh tăng năng suất, nhưng cung vượt cầu thì sao? Tiêu bệnh thì lo, nhưng bệnh chạy đua của con người có đáng lo không ạ?

  23. Hồ tiêu kỵ phạm rễ, vậy mà gần nhà em có một chú năm nào cũng xới đất vào đầu mùa mưa, sau khi rải phân chuồng và vôi, dùng máy cày xới đều giữa những hàng tiêu.
    Điều kỳ lạ là tiêu rất tốt và năng xuất cao. Các hộ lân cận không đủ can đảm để làm theo, liệu có bí quyết gì chăng?!

    • Chào bạn.
      Mình cũng nghe nói hồ tiêu kỵ phạm rễ nhưng không hiểu vì sao vậy?
      Bạn giải thích cho mình biết với nhé. Cám ơn bạn nhiều.

    • Chào @haitri cùng bà con
      Rất đúng cây tiêu kỵ phạm rễ, vì mỗi khi chúng ta làm rễ bị tổn thương thì nơi đó sẽ dễ bị thối và làm cho nấm bệnh xâm nhập, nên chúng ta hạn chế làm phạm rễ tiêu. Còn trường hợp như bạn haitri nói là người đó cày bừa xáo xới vào ngày nắng thì vết thương của rễ khô, nó sẽ không thối và ít bị nấm bệnh xâm nhập và còn rải vôi cũng vừa xử lý mầm mống nấm bệnh rồi. Vài ý cùng bạn và bà con gia đình giatieu.com

    • Chào bạn!
      Theo cá nhân tôi: khoảng cách giữa 2 hàng tiêu là 2m trở lên do vậy cày xới chỉ làm cho đất tơi xốp dễ thoát nước. Ở vùng tôi đầu mùa mưa bà con thường bón phân chuồng hoai mục quanh gốc tiêu sau đó vun đất lấp lại

    • Chào cộng đồng ! chào các bạn đang quan tâm !
      Tôi cũng đã làm như vậy. Năm nay, nhờ vậy mà vườn tiêu xanh tốt khỏe mạnh, quả nhiều, tất nhiên là có bí quyết, rất đơn giản, không trái với quy luật tự nhiên, không trái với khoa học.
      Thân.

  24. Cá nhân tôi nghĩ cây không bị bệnh, đất sạch do phòng tốt thì không vấn đề gì. Còn nếu có bí quyết bạn cố tìm hiểu xem rồi phổ biến cho mọi người biết. Thân

  25. Cá nhân bạn có đủ can đảm như vậy không, nếu chưa nắm chắc phần thắng?!
    Giả thiết giống, đất sạch và phòng ngừa đầy đủ thì những hộ lân cận là đối chứng.
    Vậy nên vấn đề còn lại là gì, thế nên haitri mới có comment lên diễn đàn có ý cầu thị. Thân!

    • Chào @haitri. Vẫn biết rằng cây tiêu rất kỵ phạm rễ, mùa mưa là điều kiện tốt để nấm và tuyến trùng phát triển, nếu rễ bị tổn thương tuyến trùng dễ dàng xâm nhập phá hoại. Còn đầu mùa, sau một vài cơn mưa độ ẩm đất và không khí thấp, vườn tiêu không bệnh, đất sạch, rải vôi rồi cày xới vào ngày nắng ráo vết thương rễ mau lành kèm theo có vôi sát khuẩn thì tôi nghĩ là ổn.
      Tất nhiên tôi chưa đủ can đảm để làm vì còn thiếu nhiều yếu tố, mà có cần thiết phải như vậy không? Bạn đừng hiểu lầm nhá, khả năng tôi còn kém lắm. Tôi chỉ nói những suy nghĩ của mình sau khi đọc những bài viết và những thảo luận trên trang này để mọi người góp ý thêm. Mình cũng giống bạn, rất muốn có ý cầu thị. Chào bạn.

  26. Cây tiêu rất mẫn cảm với dịch bệnh, làm đứt rễ tiêu thì tuyến trùng và nấm xâm nhập. Tốt nhất không nên làm thử, mạo hiểm có thể trả giá rất đắt.

  27. Xin chào diển đàn, kinh nghiệm trồng tiêu mình cũng ít, nhưng mình thấy trồng tiêu chen với cà phê là ít bị dịch bệnh nhất. Mình ở Đắk lắk.

  28. Kính Chào Bác Vịnh ! Em mới trồng tiêu 1 năm nay, em toàn dùng phân hóa học, hiện tại tiêu rất tốt. Em nghe nói la dùng phân hóa học nhiều không tốt. Hiện nay thi trường ra rất nhiều sản phẩm phân sinh học khác nhau. Nghe thì loại nào cũng tốt, em phân vân không biết dùng loại nào. Bác có thể tư vấn cho em 1 số loại phân Sinh Học hợp cho cây tiêu được không. Thân

    • Chào bạn @Quyết ĐăkNông.
      -Dùng phân hóa học nhiều không tốt là nhận thức chưa đầy đủ. Vấn đề nằm ở cách dùng, liều lượng dùng… Bọn phân hóa học liều cao sẽ khiến cây bị sốc, ngộ độc ; bón lâu dài làm đất bị chua do dư acid ; chia làm nhiều lần bón thì sợ tốn công ; chất cây cần thì không bón, đi bón chất cây chưa cần…
      -Phân hữu cơ sinh học nào cũng tót nhưng dùng đúng, dùng đủ với nhu cầu dinh dưỡng của cây thì vẫn tốt hơn. Giatieu.com giới thiệu loại phân hữu cơ sinh học Biogel+Biosol của Ấn độ thì nó phải có gì tốt hơn chứ bạn. Mình đang dùng hơn 3 tháng nay rồi.

  29. Em có trang trại nuôi trùn diện tích hơn 2.000m2. Mỗi tháng ra phân trùn hơn 50 tấn dùng bón cây.Có bán sinh khối để làm giống, trùn thịt.
    Ai có nhu cầu liên hệ em Huy, DĐ: 0985.813.616.
    Địa chỉ trại: Củ Chi, TP.Hồ Chí Minh. Trại của em Cách địa đạo củ chi khoảng 15km.

    Trại của em nên giá gốc, đảm bảo tốt, giá cả rẻ hơn thị trường 10%. rất mong nhận được sự quan tâm của những ai có nhu cầu.

  30. Cho em hỏi, vườn tiêu nhà em mới vừa đôn đầu mùa mưa, cao gần 2 m nhưng phát hiện một số cây bị đọt non bị rụng đốt, đọt không phát triển, bẻ thân thấy có đường màu đen ở giữa. Nhưng dưới gốc vẫn xanh bình thường, thời gian sau thì tiêu chết em không biết bệnh gì và điều trị ra sao mong cộng đồng tiêu tư vấn giùm, cám ơn.

Gửi phản hồi mới

(?)