Quảng Nam: Tiêu chết, nông dân cũng liêu xiêu

, Trồng và Chăm sóc Tiêu, 15

Mấy tháng nay, những người trồng tiêu ở thị trấn Phú Thịnh, huyện Phú Ninh (Quảng Nam) đứng ngồi không yên vì tiêu chết hàng loạt. Dù bà con đã dùng nhiều biện pháp cứu chữa nhưng vẫn không hiệu quả, đẩy nông dân đứng trước nguy cơ trắng tay.

Nhiều vươn tiêu ở Phú Ninh vàng úa và chết hàng loạt không rõ nguyên nhân.

Theo phản ánh của nông dân thị trấn Phú Thịnh, tình trạng tiêu chết diễn ra mấy tháng nay. Lúc đầu, tiêu có biểu hiện vàng lá, rồi dần dần khô héo, chết cây.

Theo bà con, ban đầu tiêu chết rải rác, thế nhưng sau đó lan rộng ra cả vườn. Đặc biệt, vào thời điểm chuẩn bị thu hoạch thì tình trạng tiêu chết  nhiều hơn, gây thiệt hại nặng.

Là một trong những vườn tiêu được chọn làm điểm ở huyện Phú Ninh, thế nhưng gia đình bà Bùi Thị Ánh (49 tuổi, trú khu phố Thạnh Đức, thị trấn Phú Thịnh) đang như “ngồi trên đống lửa” vì hàng trăm cây tiêu bỗng dưng đang sắp đến thời kỳ thu hoạch thì bất ngờ vàng lá rồi dần dần chết khô.

“Gia đình tôi có tổng cộng 700 cây tiêu đang chuẩn bị thu hoạch. Thế nhưng, từ đầu năm 2018 đến nay, các cây tiêu bị vàng lá rồi héo dần, chết khô. Đặc biệt, thời gian nắng nóng này, số lượng tiêu chết càng nhiều. Hiện, cả vườn chỉ còn lại chưa tới 10 cây. Sau khi tiêu trong vườn chết, tôi nghi ngờ đã đào rễ lên xem thì phát hiện rễ cây bị úng phần dưới mặt đất khoảng 1cm và mua thuốc về phun hết 20 triệu đồng. Tuy nhiên, vẫn không trị được bệnh cho cây tiêu” – bà Ánh buồn rầu nói.

Bà Ánh bên vườn tiêu đến mùa thu hoạch bỗng dưng chết hàng loạt.

Theo gia đình bà Ánh, sau khi phát hiện tiêu chết bà đã có đơn kiến nghị lên chính quyền thị trấn Phú Thịnh và UBND huyện Phú Ninh mong cơ quan chức năng cử cán bộ chuyên môn xuống kiểm tra, hướng dẫn giúp đỡ cách xử lý bệnh.

Tương tự, ông Nguyễn Văn Hùng (56 tuổi, trú khối phố Nam Đông, thị trấn Phú Thịnh) cho biết: Gia đình ông có 5 sào tiêu với hơn 500 cây tiêu chuẩn bị cho trái. Thế nhưng, mùa mưa năm ngoái, do lượng mưa quá lớn và kéo dài nên một số cây tiêu trong vườn đang xanh tốt thì bị vàng lá, rồi dẫn đến khô thân. Theo kiểm đếm, từ đầu năm 2018 đến nay, khoảng 250 cây tiêu của ông đã bị vàng lá rồi chết khô, ước tính thiệt hại hơn 300 triệu đồng.

“Nếu vườn tiêu của tôi không bị chết, mùa này tôi có thể thu hoạch hàng chục triệu đồng, trung bình mỗi cây tiêu tôi hái được khoảng 5kg, giá bán hiện nay hơn 150.000 đồng/kg hạt tiêu, thiệt hại do dịch bệnh là không hề nhỏ. Tôi mong cơ quan chức năng quan tâm, giúp đỡ tìm ra bệnh trên cây tiêu để có biện ngăn ngừa xử lý” – ông Hùng mong muốn.

Lá tiêu bị nhiễm bệnh chuyển màu vàng úa…

Theo ông Võ Thanh Anh – Trưởng phòng NN&PTNT huyện Phú Ninh cho biết: “Qua xác định ban đầu, đa số các cây bị úng rễ và bị bệnh nấm dẫn đến vàng lá chết khô, nguyên nhân có thể thời gian qua trên địa bàn thường xuyên xảy ra mưa lớn nên các vườn tiêu bị ngập úng. Hiện nay, theo thống kê có khoảng 1,6ha tiêu trên địa bàn huyện bị chết, gây thiệt hại nặng nề cho người dân”.

Báo Giá cà phê qua điện thoại
15 Phản hồiGửi phản hồi mới
  1. Tiêu bị bệnh vàng lá chết chậm lâu rồi… Có thể do bà con phát hiện chậm hay chủ quan nên để bệnh quá nặng, thối hết rễ mới đổ thuốc thì còn kiểu gì để cứu được nữa !
    Chắc ở đây bà con chưa quan tâm dùng nấm đối kháng trichoderma để phòng bệnh cho tiêu !

    • Nếu bạn không đồng ý với tác giả bài báo, bạn có thể vào theo liên kết dưới bài để phản ánh với báo DanViet.vn
      Chúc bạn thành công !

    • Có thể bạn chưa biết tiêu Tiên Phước Quảng Nam có thương hiệu hàng trăm năm nay rồi nên giá bán 150k/kg so với tiêu đặc sản các nơi khác là không cao.

  2. Bà con trồng tiêu ở Quảng Nam từ trước tới nay không sử dụng nấm trichoderma hay kể cả thuốc bvtv để phòng bệnh đâu, cứ phó mặc cho trời thôi…

  3. Hết tiêu Phú Yên đến tiêu Quảng Trị, nay lại tới tiêu Quảng Nam…
    Bà con biết có chỗ nào trên nước mình tiêu chưa bị dịch bệnh không?

  4. Trồng cây gì cũng có đối tượng gây hại cả, quan trọng là người nông dân phải biết cách phòng và trị bệnh. Để đạt hiệu quả thì cũng cần có sự lựa chọn được phân thuốc, chất lượng tốt mới đem lại hiệu quả như mong muốn được.

  5. Làm nông nghiệp thì chấp nhận, nếu được mùa thời: Ơn trời mưa nắng phải thì… Gặp phải năm trời không thuận, như 2 năm vừa qua thì không thể bẻ nạng chống trời !
    Mưa hết ngày nọ sang ngày kia, liên tục hơn 3 tháng, không úng thì cũng ngộp nước, trước tiên là những rễ ở sâu nhất sẽ bị thối và nấm bệnh sẽ xâm nhập. Thuốc lưu dẫn không tới được phần chết, còn các loại thuốc khác tưới hay sục cũng không thể đến nơi. Nấm đối kháng chỉ có tác dụng trị nấm bệnh, đâu có trị được ngợp nước !
    Chuyên môn ư ? Chức năng ư ? Chỉ hành nghề bằng cái mồm thôi !
    Người ta đang nói nhiều về cuộc cách mạng 4.0, các ngành khác có nhiều trang thiết bị hiện đại để phân tích, phát hiện chính xác nguyên nhân. Nhưng đây chỉ nhìn và phán…
    Còn người trồng tiêu cứ theo đó mà tung tiền lên trời, ném vàng xuống đất. Mất cả chì lẫn chài !
    Thiên tai ! Ta chỉ có thể có cách để giảm bớt thiệt hại. Khắc chế hoàn toàn thì không thể !
    Làm nông dân thì phải chấp nhận những rủi ro !
    Chưa có cây trồng nào, vật nuôi nào mà chẳng dính đòn…

  6. @Nguyễn Vịnh: Dạ cám ơn bác.
    Em chỉ thắc mắc phần giá năm nay ghi là 150.000 đ/kg.
    Nếu giá này là đúng do tiêu vùng này đặc biệt thì đây là thông tin rất bổ ích.
    Trân trọng! Chúc bác sức khỏe!

  7. 15 năm trồng tiêu. Tiêu nhà tôi đã chết nhiều trụ. Mặc dù đã có phòng bệnh, chăm sóc rất tốt. Chết thì sẽ chết. Nhưng cũng không chết hết. Giống tiêu quyết định, không ngờ trong các trụ tiêu có những trụ có sức sống mãnh liệt, thậm chí không bón phân thời gian dài lá vẫn xanh um. Đã 5 năm nay giống tiêu không bệnh vẫn phát triển mạnh. Không bao giờ vàng lá và vẫn sống mãnh liệt. Cuối cùng tôi thấy giống tiêu quyết định 80 phần trăm sống chết của nó.

  8. Nguyên nhân sâu xa là khi mở rộng diện tích, bà con nông dân ở đây mua giống bị nhiễm bệnh nơi khác về mà không có lựa chọn tìm hiểu kỹ. Bà con còn quen lối canh tác phó mặc cho tự nhiên, thỉnh thoảng cho 1 nhúm phân npk là xong !

Gửi phản hồi mới

(?)