Quảng Trị: Hồ tiêu chết hàng loạt

, Trồng và Chăm sóc Tiêu, 6

Hồ tiêu tại Quảng Trị nhiễm nhiều loại bệnh thối gốc, vàng lá rồi chết dần.

Hồ tiêu Quảng Trị có thương hiệu bởi chất lượng, nhưng thứ cây truyền thống hiệu quả kinh tế cao này đang thối gốc, héo lá rồi chết hàng loạt khiến người làm vườn như ngồi trên đống lửa vì không có cách chữa trị.

Quảng Trị hiện có trên 2.500ha hồ tiêu, trồng tập trung ở 4 huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ và Hướng Hóa. Năng suất bình quân 1,5 tấn/ha, giá 100.000 đồng/kg hạt tiêu khô nên trồng cây hồ tiêu lãi ròng gấp hàng chục lần so với các loại cây trồng khác trên cùng diện tích. Vậy mà giờ đây, người làm vườn lâm vào tình cảnh mất ăn, mất ngủ vì cây hồ tiêu chết hàng loạt. Theo trạm bảo vệ thực vật huyện Vĩnh Linh, 2/3 trong tổng số 850ha cây hồ tiêu giai đoạn thu hoạch tại địa phương đang chết dần do nhiễm bệnh thối gốc, tuyến trùng rễ, đốm lá, thán thư, vàng lá chết nhanh, vàng lá… Nguyên nhân, vào mùa mưa, các loại vi rút gây bệnh trên cây hồ tiêu sinh sôi và nằm trong đất chờ thời tiết nắng ấm bất thường thì chúng phát sinh bệnh nặng.

Chỉ vào những trụ cây hồ tiêu đã chết hẳn và những trụ dấu hiệu nhiễm bệnh, ông Lê Quang (thôn Liên Công Tây, xã Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Linh) than thở: “Kinh nghiệm hàng chục năm trồng loại nông sản này, tôi có thể cảm nhận được mỗi ngày mỗi dây tiêu cao thêm được bao nhiêu phân, ra thêm bao nhiêu lá. Chưa bao giờ thấy tiêu chết nhiều và nhanh như thời gian vừa qua. Vườn nhà tôi bị chết hơn 20% số trụ. Đó là chưa kể số trụ phát hiện bệnh kịp thời, đã ra sức bơm thuốc theo hướng dẫn của trạm BVTV… Một sào tiêu từ khi gieo hạt đến lúc thu hoạch tốn không biết bao nhiêu tiền của và mồ hôi nước mắt. Mọi chi tiêu trong gia đình ngóng cả vào vườn tiêu nay cây héo vàng chết dần… Không biết rồi đây lấy gì mà nuôi con ăn học”.

Tại các xã Vĩnh Thành, Vĩnh Hòa, Vĩnh Hiền, Vĩnh Nam (huyện Vĩnh Linh) nhiều người làm vườn loay hoay tìm cách cứu những trụ hồ tiêu nhiễm bệnh. UBND huyện Vĩnh Linh đã chỉ đạo các địa phương và bà con nông dân tích cực phun các loại thuốc đặc trị theo hướng dẫn của trạm BVTV. Bên cạnh đó, các hộ gia đình cần tăng cường công tác vệ sinh vườn tiêu, đảm bảo thoát nước tốt, bổ sung thêm các loại phân bón qua lá để tăng khả năng chống chịu cho cây hồ tiêu; thường xuyên theo dõi diễn biến của các loại dịch bệnh để chủ động phòng chống một cách hiệu quả.

Văn Thắng – Vĩnh Lâm (Báo SGGP)

Báo Giá cà phê qua điện thoại
6 Phản hồiGửi phản hồi mới
    • Tôi vừa bắt tay vào trồng lọai cây mang lại giá trị kinh tế này nhưng chưa có kinh nghiệm vì tôi vừa mới ngồi trên ghế nhà trường về! Quý anh chị các chú các bác có kinh nghiệm rồi xin chia sẻ kinh nghiệm với tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn !

  1. Trồng hồ tiêu kị nhất là trồng chung với bầu bí, cà, đu đủ, ớt… Hình như mô hình trên có trồng xen canh với các cây trên. Bệnh thối rễ, chết nhanh và rầy trắng rất dể phát sinh trên cây này sau đó lây lan sang vườn mình. Nhà tôi có trồng ăn chơi nhưng ở 1 vùng nhất định và phòng ngừa bằng phân chuồng hoai mục ủ nấm đối kháng, y như hồ tiêu vậy. Đúng là trồng hồ tiêu khi cây phát bệnh thì không có cách chữa trị, khi phát bệnh tức là cây đã chết rồi. Chủ yếu là phòng ngừa. Tập quán canh tác cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới sự phát triển của cây hồ tiêu. Thường người ta vẫn mất bò mới lo làm chuồng là thế đấy!…Haizz!!!

  2. Bài báo chỉ đưa tin tiêu chết hàng loạt mà không nói nguyên nhân, cách phòng chống cũng như đã sử dụng các loại thuốc gì, loại phân nào…
    Không biết ở ngoài đó có bán những loại thuốc như trông Đồng Nai chúng tôi đang sử dụng hay không?
    Hy vọng các bài báo có thêm nhiều thông tin chi tiết hơn ! Chào.

  3. Tôi không ôm đồm nhưng bà con quê tôi nhiều người bảo thủ, ít chịu học hỏi lắm. Trong cái diễn đàn này tôi thấy khắp nơi đánh giá cao cây tiêu Vĩnh Linh nhưng chính quê gốc sản sinh ra cái giống tiêu đã phổ biến ở mọi nơi lại hầu như không có ai trao đổi kinh nghiệm, tham gia tìm tòi trên diễn đàn. Trụ gạch xây mọi nơi đã bỏ từ lâu thì Quảng Trị lại coi như 1 phát minh mới ?
    Như bác Vịnh và bác Lập đã viết, trong vườn tiêu lại trồng xen canh những cây tối kỵ, báo chí thì cũng chỉ vô thưởng vô phạt, không đi sâu vào vấn đề, tại sao vườn bác đó bị chết, đã dùng thuốc gì ? để nếu ai đọc được bài này có tấm lòng muốn giúp còn có cơ sở mà giúp. Sao trạm bảo vệ thực vật thấy vậy lại không đề xuất huyện tỉnh đi học hỏi các nơi như Bình Phước, Đồng Nai … rồi về hướng dẫn chi tiết hơn giúp bà con … Trạm đã làm gì cho bà con, CQ đã làm gì cho bà con hay chỉ chờ bà con may rủi trúng mùa, xây được nhà to làm đẹp địa phương thì báo cáo kê khai thành tích còn khi dịch bệnh, rủi ro thì chỉ biết gào lên không biết tại sao?
    Thật khổ cho bà con nông dân.

Gửi phản hồi mới

(?)