Sản lượng tiêu toàn cầu sụt giảm trong một năm qua sau khi tăng trong thập kỷ trước

, Nông sản, Thị trường hạt tiêu, 10

Tổng nhập khẩu của 8 quốc gia tiêu thụ hạt tiêu được ghi nhận là 15.503 tấn vào cuối năm 2020, theo tin từ BusinessLine.

Một vườn tiêu ở đảo Hải Nam Trung Quốc

Sản lượng tiêu toàn cầu trong 10 năm qua đã tăng 72%, lên ở mức 561.500 tấn so với mức 234.418 tấn của năm 2010. Tuy nhiên, trong năm vừa qua chỉ tăng 1% so với năm 2019.

Việt Nam đóng góp tới 43% sản lượng hạt tiêu toàn cầu. Bà Hoàng Thị Liên, Giám đốc Điều hành Cộng đồng Hồ tiêu Quốc tế (IPC) cho biết Brasil đã vượt qua Indonesia để trở thành nhà sản xuất hạt tiêu lớn thứ hai với sản lượng 80.000 tấn trong năm 2019. Sản lượng tăng ở Brasil chủ yếu là do việc mở rộng các đồn điền trồng tiêu ở bang Espirito Santos.

Tiêu trồng mới trong một đồn điền ở miền nam Brasil

Năng suất hồ tiêu trung bình ở các nước sản xuất trong giai đoạn 2010 – 2020 có nhiều biến động ; ghi nhận xu hướng tăng trong hai năm 2011 và 2012, trong khi hai năm tiếp sau đó sụt giảm. Tuy nhiên, trong hai năm 2017 và 2018 lại có xu hướng gia tăng trở lại, với năng suất bình quân tăng lần lượt là  20% và 19%, theo bà Liên cho biết tại Hội nghị Chuyên đề Gia vị Quốc tế do Hiệp hội Gia vị Ấn Độ tổ chức.

Trong 11 năm, Campuchia đã đạt năng suất cao nhất với 3.740 kg / ha vào năm 2012. Năm 2020, năng suất bình quân ở các nước sản xuất ước tính đạt 1.594 kg / ha, tăng 30% hay 365 kg / ha so với năm 2010.

Trong giai đoạn 2010 – 2020, xuất khẩu hạt tiêu từ các nước sản xuất đã tăng trung bình hàng năm là 6% và mức tăng cao nhất được báo cáo là 19% vào năm 2017.  Trong năm 2020, Việt Nam đã xuất khẩu 285.292 tấn, chiếm 59% thị phần xuất khẩu hạt tiêu toàn cầu, tiếp theo là Brasil chiếm 18% với 89.756 tấn và Indonesia chiếm 11% với 51.718 tấn. Ấn Độ chỉ xuất khẩu 15.924 tấn.

Về vấn đề nhập khẩu, bà Liên cho biết thị phần nhập khẩu trong giai đoạn 2014 – 2020  chủ yếu là Việt Nam, Ấn Độ và Trung Quốc. Tính đến tháng 7 năm 2020, Trung Quốc đã nhập khẩu 42.997 tấn, Việt Nam nhập 39.846 tấn. Ấn Độ nhập khẩu cả năm 2020 là 24.805 tấn.

Cũng tính đến tháng 7 năm 2020, Trung Quốc chiếm 16% thị phần nhập khẩu toàn cầu và trở thành nhà nhập khẩu lớn thứ hai sau Mỹ, trong khi Mỹ chiếm 28% thị phần nhập khẩu toàn cầu.

Anh Văn (theo BusinessLine)

Báo Giá cà phê qua điện thoại
10 Phản hồiGửi phản hồi mới
    • Đây là bài chuyển ngữ, nên cần tôn trọng nguyên tác.
      Tuy vậy, tôi thấy nội dung khá cụ thể. Bạn chịu khó suy nghĩ một tí nhé.
      Trích: “Sản lượng tiêu toàn cầu trong 10 năm qua đã tăng 72%, lên ở mức 561.500 tấn so với mức 234.418 tấn của năm 2010. Tuy nhiên, trong năm vừa qua chỉ tăng 1% so với năm 2019”.
      Trong 10 năm tăng tới 72%, như vậy bình quân tăng mỗi năm hơn 7%. Riêng trong năm chỉ tăng 1% so với năm trước.
      Tiêu đề không nói rõ để thu hút người đọc, là phong cách viết báo. Báo chí cần người đọc kỹ, không cần cưỡi ngựa xem hoa (khác với tin vắn chẳng hạn)…
      Bạn có thể đọc bản gốc:
      >> https://www.thehindubusinessline.com/markets/commodities/global-pepper-output-slumps-in-past-one-year-after-rising-last-decade/article33839528.ece

  1. Ra hỏi đại lý ngoài thị trấn thì cho giá thấp, nhưng thương lái mua dạo vào nhà thì trả giá cao hơn.
    Vậy là sao hở mọi người…!

    • Kiểm tra kỹ zem độ trước khi bán cho người đi mua dạo nhé, trả cao hơn nhưng họ phải ăn của mình 2-3 dem độ đấy.

    • Có 2 lý do chính:
      -Họ sẽ thu lợi ở phần cân đong đo đếm, tính toán quy chuẩn. Điều này ít người biết hoặc chưa có sự quan tâm.
      -Có thể ai đó đặt mua đầu cơ, họ phải đẩy giá mua cao hơn mới có hàng giao.
      Nếu bạn chưa biết cách tính giá tiêu thì xem ở đây :
      http://www.giatieu.com/cach-tinh-gia-tieu-den-xo-2012/4016/

    • Họ có cách tính toán để mua giá cao nhưng vẫn có lợi, chứ họ không đi làm từ thiện…

  2. Họ ăn cả kiểu “đấu” nữa! Tiêu tái (chưa đủ nắng) + tiêu khô giòn = đấu, họ cân cho đại lý vẫn đủ độ ẩm quy định!

  3. Phản hồi không hợp lệ !
    Vui lòng kiểm tra sự chính xác của tên (nickname) hay địa chỉ email của bạn khi phản hồi.

  4. Tôi xin chia sẻ cùng cộng đồng giatieu.com một vài suy nghĩ, nhân dịp giá tiêu tăng quá nóng.

    Rất nhiều bài báo viết rằng: “do không mua được tiêu của nông dân nên nhiều nhà XK phải quay sang mua của Brazil để đáp ứng cho các hợp đồng đã ký”. Đọc mà thấy buồn cười, bởi vì:
    -Brazil còn 2 tháng nữa mới vào vụ thu ở các bang phía Bắc và tháng 8-9 ở các bang phía Nam, trong khi nông dân Brazil không có thói quen trữ tiêu mà phải mua hàng tồn kho của các cty KDXK hay của các cty thương mại nội địa.
    -Thông tin mạng bao phủ toàn cầu, không lẽ nông dân VN bán giá cao còn các cty ở Brazil thích bán giá thấp.
    -Mua được hàng tồn kho vụ cũ của Brazil để chuyển bằng container về VN phải 80-85 ngày mới cập cảng, nếu suôn sẻ. Khách hàng NK vẫn đợi hay tìm mua tiêu của nhà XK khác, của nguồn khác?

    Thực tế vẫn có tiêu Brazil về cảng VN, nhưng là hàng hợp đồng trong năm 2020, không liên quan với đợt tăng giá lần này.
    VN nhập khẩu tiêu các nước không ít đâu. Xem lại dữ liệu trên bài báo này sẽ rõ.

    Lưu ý ý kiến của vị Phó chủ tịch VPA: “Đương nhiên, giá tiêu có thể lên 70.000 – 80.000 đồng/kg nhưng không phải ở giai đoạn này mà sẽ rơi vào thời điểm Việt Nam đã thu hoạch xong, thiếu hàng”.
    Nhưng nay giá đã chạm mức 80k rồi, vậy thì thu hoạch xong, thiếu hàng, giá sẽ là bao nhiêu?

    • Tôi thấy động thái lần này của XK là do :
      Họ đã bán khống giá thấp, họ không mua đủ hợp đồng. Càng cao dân càng không bán, nên họ đưa ra chiêu bài như mấy hôm nay.
      Các cty XK không thiếu hàng, nhưng vẫn bắt tay với các cty XK thiếu hàng để cùng nhau hưởng lợi là sẽ mua được giá rẻ.
      XK đã thấy được cung giảm mạnh, giá tăng mạnh trong năm nay.

Gửi phản hồi mới

(?)