Thị trường tiêu Ấn Độ: Giá tiêu ổn định cho dù các hoạt động thương mại vẫn hạn chế

, Thị trường hạt tiêu, 27

tieu an do dai dien(16/3) – Thị trường hạt tiêu nội địa cho thấy xu hướng nguồn cung ngày càng dễ dàng hơn do sức bán từ các trang trại vẫn duy trì đều đặn. Hạt tiêu Karnataka được cung cấp tại chỗ với giá 625 Rupi/kg và giao bất cứ nơi nào ở Ấn Độ với giá 650 Rupi/kg, theo nguồn tin thị trường trên Businness Line.

Trong khi Hạt tiêu Kerala đã được nông dân và các đại lý tại cơ sở bán với giá 635 Rupi/kg cho loại chất lượng cao.

Mặc dù hôm qua, thứ Ba ngày 15/3, trên thị trường kỳ hạn chỉ có 12 tấn tiêu được chuyển đến và giao dịch ở mức 625 – 635 Rupi/kg tùy thuộc vào chất lượng và vùng trồng. Các thương nhân thị trường nội địa và đại lý liên bang đã mua trong khi các nhà xuất khẩu có công ty kinh doanh tại các nước sản xuất chỉ mua với mức giá thấp hơn 5 Rupi/kg.

Giá giao ngay vẫn không đổi ở 61.800 Rupi/tạ (tương đương 9.182 USD/tấn) cho loại tiêu xô và 64.800 Rupi/tạ (tương đương 9.628 USD/tấn) cho loại tiêu đã sơ chế.

Trên Sàn Hiệp hội Gia vị IPSTA, hợp đồng tháng Ba có phiên kết thúc giao dịch kỳ hạn và đóng cửa ở mức 64.000 Rupi/tạ (tương đương 9.509 USD/tấn), tăng 3.500 Rupi/tạ so với hôm đầu tháng, trong khi hợp đồng tháng Tư vẫn không đổi ở 63.500 Rupi/tạ (tương đương 9.435 USD/tấn).

Giá tiêu xuất khẩu của Ấn Độ, loại đặc chủng MG1 là 9.675 USD/tấn (c&f) giao châu Âu và 9.925 USD/tấn (c&f) đối với Mỹ, tăng 200 USD so với hôm đầu tháng, chủ yếu do tỷ giá đồng Rupi tăng mạnh trở lại.

Báo cáo từ nước ngoài cũng cho biết hạt tiêu Việt Nam hiện đã dễ mua hơn do nông dân quốc gia sản xuất hạt tiêu hàng đầu đang vào thu hoạch rộ vụ mùa mới với ước báo khoảng 135.000 – 140.000 tấn, cao hơn vụ trước chút ít.

*Theo báo cáo của Tổng Cục Hải Quan Việt Nam, xuất khẩu trong tháng 2/2016 đạt 10.304 tấn tiêu các loại, với giá trị kim ngạch 87,59 triệu USD, tăng 9,5 % về lượng và tăng 2,0 % về giá trị so với tháng trước nhưng lại giảm 8,7 % về lượng và giảm 12,2 % về giá trị so với cùng kỳ năm trước. Giá tiêu xuất khẩu bình quân trong kỳ đạt 8.500 USD/tấn, giảm 6,79 % so với giá xuất khẩu bình quân của tháng 1/2016.

* Tỷ giá: 1 USD = 67,3040 Rupi

27 Phản hồiGửi phản hồi mới
  1. 625 – 635 rupi/kg tức là từ 207.000 – 210.000 Vnd. suy ra tiêu Việt Nam vẫn thấp hơn tiêu Ấn Độ khỏang 60.000 Vnd với 1 kg.

  2. Như chúng ta đã thấy, sau đợt tác động của tin tức về lô tiêu VN nhiễm dư lượng thuốc BVTV qua đi, thị trường lại quay lại đúng quy luật của nó.

    Lúc nào thì những tin tức như vậy xuất hiện thì quả thật là không ai đoán nổi.

  3. Giá tiêu Ấn Độ cao hơn giá tiêu Việt Nam đến 50.000 đ/1kg là do đâu?
    Phải chăng các công ty kinh doanh hạt tiêu nội lẫn ngoại có kinh nghiệm đã biết cách kéo giá tiêu mua của nông dân xuống như Hiệp hội hồ tiêu VPA đã nói trên trang web của hội : http://www.peppervietnam.com/tin-tuc/tin-trong-nuoc/danh-gia-tinh-hinh-san-xuat-%E2%80%93-thuong-mai-ho-tieu-trong-nuoc-thang-2-va-3-2016-623331

  4. Giá tiêu sẽ tăng cao khi mọi người cùng nhau diếm hàng ko bán ở mức giá chưa vừa ý. Thế chứ VN vẫn thua nước bạn do chất lượng thôi. Chỉ sợ cung vượt cầu kéo giá xuống !

  5. Giá có thể tăng trong tuần này do nhu cầu hàng giao tháng Tư.
    Tuy nhiên theo tôi lực mua đầu cơ chưa có nên giá còn yếu qua đầu tháng sau !

  6. Theo Hải Quan VN, xuất khẩu nửa đầu tháng 03/2016 đạt 10.596 tấn tiêu với trị giá 85,43 triệu USD, tăng 1,94 % về lượng nhưng lại giảm 4,28 % về giá so với cùng kỳ năm ngoái.
    Giá XK bình quân đạt 8.063 USD/tấn, giảm 5,14 % so với tháng 02/2016.
    VN vẫn đang xuất khẩu mạnh !

  7. Nước ngoài không mua mà xuất khẩu vẫn tăng so với cùng kỳ năm ngoái.
    Chỉ là chiêu đồn thổi để ép giá mua tiêu của bà con đây mà, còn lạ gì nữa…!

  8. Những nước có chuẩn VSAT thực phẩm thấp thì vẫn mua, nhưng giá rẻ hơn. Những nước có chuẩn VSAT cao thì sẽ mua hàng nhập khẩu từ nước khác. (Hoặc nhập khẩu trực tiếp nguyên liệu thô hoặc tạm nhập về VN chế biến xong tái xuất do VN có nhiều cơ sở chế biến chất lượng cao vì ở vùng nguyên liệu).

    Phát biểu của Bao Hoang cho thấy là người VN chưa bao giờ tin nhau. Mà như thế thì còn lâu mới có thể tiến bộ được.

    Xét trên phương diện toàn cầu thì cung cầu vẫn căng thẳng và tiêu VN đúng là nhiễm thuốc BVTV quá chuẩn Châu Âu /Mỹ/Nhật.

  9. Giá hồ tiêu trong Tháng 2 – đầu tháng 3 là thời điểm đang thu hoạch rộ, lượng cung tăng nên có xu hướng giảm theo qui luật thông thường

  10. Họ kéo được giá xuống bằng cách ngưng mua vào những thời điểm thích hợp.

    Việc tiêu VN nhiễm thuốc BVTV hơn chuẩn EU là việc không còn phải bàn cãi, giống như 1+1=2 vậy.

  11. Nếu không ai làm gì cải thiện tình trạng làm dụng thuốc BVTV, khi cung vượt cầu (chắc chắn sẽ có ngày ấy) thì họ sẽ ưu tiên tẩy chay tiêu VN đầu tiên.

  12. Vậy cho tôi hỏi ai ở đây là ai ? Và làm gì là làm những gì? Dư lượng thuốc BVTV ở đây là thuốc phòng và chữa chết nhanh chết chậm => bây giờ tôi ngưng xử dụng thuốc BVTV tiêu của tôi chết thì ông có làm cho cây của tôi sống lại không ? Hay có cách gì để ngưng sử dụng thuốc BVTV mà cây tiêu ko bị chết?

    • Thuốc BVTV có nhiều loại được phép sử dụng cho cây hồ tiêu không ở trong danh mục cấm. Mong giatieu.com đưa giúp thông tin danh mục thuốc BVTV này cho bà con biết để sử dụng thuốc thuận lợi hơn.

  13. Chào bạn @minh huan.
    Trước tiên, rất hoan nghênh và cám ơn bạn đã phản hồi trên giatieu.com.
    Và xin trao đổi nội dung thảo luận:
    -Điều băn khoăn lo lắng của bạn rất chính đáng. Bà con trồng tiêu đã quen dùng thuốc hóa học để phòng bệnh nên để lại dư lượng thuốc là tất yếu, nhưng ngành VSATTP không chấp nhận. Vậy thì bạn sản xuất để bán hay để tự tiêu dùng? Bán cái khách cần mua hay bán cái bạn có?
    -Quan điểm của giatieu.com là “chữa bệnh bằng hóa học, phòng bệnh bằng sinh học” mà vắc-xin chính là nấm đối kháng trichoderma và các EM (Effective Microganism: vi sinh vật hữu ích). Vẫn biết rằng thay đổi nhận thức và thói quen là rất khó, nhưng không thể không thay đổi.
    Chỉ mong rằng tiêu còn mà bạn cũng còn !

  14. @minh huân rất thành thật. Chối quanh chối co là nông dân không lạm dụng thuốc BVTV sẽ không bao giờ tìm được giải pháp.

  15. Trong các danh mục thuốc BVTV có những loại đã cấm dùng, có những loại hạn chế dùng và có những loại khuyến cáo dùng ở mức độ thích hợp !
    Quan trọng là liều lượng sử dụng và thời gian cách ly an toàn phải đảm bảo cho sản phẩm của mình khi đưa ra thị trường không có hàm lượng vượt ngưỡng cho phép !

  16. Rất vui khi giatieu.com đã quan tâm và chia sẻ kiến thức.
    Thứ 1 ở đây minh cũng nói với Dân Viet luôn. Vì sao cơ quan BVTV cho phép bán những chất hóa học, còn cơ quan VSATTP không chấp nhận chúng tôi sử dụng => mâu thuẫn
    Thứ 2 ở ngoài thị trường có đến 4000 loại thuốc BVTV mà bà con không biết “thực ảo”. Vì vậy số ít người có ý thức quan tâm dến dư lượng thuốc BVTV thì như muối đổ biển.

  17. Mình những tưởng cuối năm giáp hạt sẽ bán được cho mấy cửa hàng của Pháp giá cao – sau khi họ xem cách mình chăm sóc hoàn toàn bằng sinh học.
    Nhưng khi đang thu, họ lên thăm, nhìn thấy con gà chạy trên bạt phơi tiêu: họ từ chối luôn.
    Ô hô ! nói chi đến thuốc hóa học còn trong hạt tiêu !
    Cảnh báo các bạn trồng tiêu.

  18. Chào @Dan Viet. Thấy anh loay hoay tìm nguyên nhân dư lượng thuốc BVTV ở đâu, tôi xin nói một vài điều xem có khớp với trường hợp của anh không.
    Ở nơi tôi, khi thấy một cây tiêu héo (bị chết nhanh, chậm), chồng chạy ra tiệm thuốc BVTV nghe tư vấn và mang một trời thuốc vào đổ đổ xịt xịt, còn vợ thì lấy chổi quét gom những trái rụng đem về bán giá thấp hơn một chút so với tiêu không bệnh. Vài ngày sau, bao nhiêu thuốc đổ xuống mà tiêu vẫn ra đi nên đành hái những trái còn lại đem bán cho lại tiền thuốc. Tình trạng đó xảy ra một hai năm trước, còn bây giờ cây nào muốn đi thì họ đã mặc kệ. Tuy nhiên cũng còn một vài người vẫn u mê.
    Cũng cách đây hơn hai năm, tôi có đi hái tiêu mướn cho người ta. Tôi thấy trên lá tiêu có cái gì dính màu trắng trắng. Tôi hỏi thì chủ nhà trả lời rất thản nhiên: Hôm qua chú mới xịt thuốc nấm!
    Sự ẩu tả đã làm hại đến nhiều người và chính cả họ nữa. Nhưng họ vẫn chưa biết gì. Tiêu bị nhiễm thuốc BVTV họ vẫn nghe nhưng lại không nghĩ là do mình làm! Có nhiều người còn mạnh miệng chửi các công ty kinh doanh dùng thuốc bảo quản…

  19. Qui định về mức dư lượng một số thuốc BVTV tồn dư tối đa trên hạt tiêu nhập vào các nước Châu Âu (EU)

    03/04/2016 7:54:19 CH

    Trên trang web của Hiệp hội Gia vị Châu Âu (ESA), thông tin qui định về mức tối đa dư lượng một số hoạt chất của thuốc bảo vệ thực vật cho phép (Maximum Residue Levels (MRLs)) được phép còn tồn trên hạt tiêu (cả cho tiêu đen và tiêu trắng) đối với 6 hoạt chất phổ biến như sau:

    – Anthraquinone: 0.02 mg/kg;
    – Biphenyl: 0.05 mg/kg
    – Carbendazim: 0.1 mg/kg;
    – Cypermethrin: 0.1 mg/kg;
    – Metalaxyl: 0.1 mg/kg;
    – Promocab: 0.1 mg/kg;

    Do hiện nay giữa Việt Nam chưa thiết lập được Hệ thống kiểm soát thực phẩm xuất khẩu, đăng ký với EU và được EU công nhận. Việt Nam và EU cũng chưa có phương án kiểm soát bằng cách Việt Nam gửi danh mục các Phòng Kiểm định chất lượng Hồ tiêu xuất khẩu và danh mục này được các nước thuộc Châu Âu nhập khẩu hạt tiêu từ Viêt Nam công nhận nên các DN xuất khẩu Hồ tiêu vào Châu Âu hết sức lưu ý, kiểm định trước khi xuất khẩu để tránh thiệt hại về kinh tế và uy tín cho DN mình./.

    VPA

    • Để tránh dư lượng các loại hóa chất BVTV theo qui định nói trên, bà con không sử dụng để phun xịt lên cây tiêu tối thiểu 90 ngày trước thu hoạch.

Gửi phản hồi mới

(?)