Thị trường tiêu Ấn Độ: Giá tiêu giảm khi nông dân ra hàng vụ mới

, Thị trường hạt tiêu, 16

(18/01) – Áp lực bán hàng vụ mới tại thị trường nội địa Ấn Độ đang gia tăng khi nông dân ở hai bang trồng hồ tiêu chính là Kerala và Karnataka bước vào giai đoạn thu rộ, theo nguồn tin thị trường cho biết trên Business Line.

Thekken, một giống tiêu lai của Ấn Độ cho năng suất cao

Trong khi đó, hạt tiêu đen nhập khẩu từ Việt Nam và Sri Lanka với khối lượng rất đáng kể tiếp tục gây sức ép giảm giá lên các thị trường.

Trên thị trường kỳ hạn, hôm qua thứ Tư ngày 17/01, đã có 33 tấn tiêu, chủ yếu là hạt tiêu đến từ Sri Lanka, được giao dịch  với giá bình quân 405 Rupi/kg và 18 tấn tiêu vùng đồng bằng trong Kerala được bán với giá 410 Rupi/kg. Một số nhà xuất khẩu đặt hàng tiêu đặc chủng MG1 nhưng không có nguồn cung. Theo các nông dân, có lẽ người trồng chưa muốn bán loại tiêu có chỉ dẫn địa lý này do mức giá đang giảm xuống quá thấp.

Giá hạt tiêu giao ngay cũng giảm thêm 300 Rupi xuống ở mức 40.800 Rupi/tạ (tương đương 6.386 USD/tấn) cho loại tiêu đen xô và mức 42.800 Rupi/tạ (tương đương 6.699 USD/tấn) cho loại tiêu đen đã sơ chế.

Trên Sàn NCDEX, giá tiêu kỳ hạn giao tháng 1 ở mức 44.450 Rupi/tạ (tương đương 6.957 USD/tấn) và kỳ hạn giao tháng 2 ở mức 44.700 Rupi/tạ (tương đương 6.996 USD/tấn), giá giảm nhẹ xấp xỉ 100 Rupi/tạ so với tuần trước.

Giá tiêu đặc chủng MG1 của Ấn Độ xuất khẩu với giá 6.925 USD/tấn (c&f) cho hàng giao Châu Âu và giá 7.175 USD/tấn (c&f) cho hàng giao tại Mỹ.

Theo hiệp hội Gia vị Ấn Độ, mấy năm gần đây nhu cầu nhập khẩu hạt tiêu ước khoảng 20.000 tấn mỗi năm. Chủ yếu là hạt tiêu nhập khẩu từ Sri Lanka, Việt Nam và Brasil, được dùng để sản xuất tinh dầu tiêu, tiêu xay bột và tiêu khử trùng giá trị gia tăng.

*Theo báo cáo của Tổng Cục Hải Quan Việt Nam, xuất khẩu tháng 12/2017 đạt 12.582 tấn tiêu các loại, với giá trị kim ngạch 53,87 triệu USD, giảm 18,0 % về lượng và giảm 11,2 % về giá trị so với tháng trước nhưng lại tăng 20,9% về lượng và giảm 21,8% về giá trị so với cùng kỳ năm trước. Giá tiêu xuất khẩu bình quân trong kỳ đạt 4.281 USD/tấn, giảm 5,70 % so với giá xuất khẩu bình quân của tháng 11/2017. Lũy kế cả năm 2017, Việt Nam đã xuất khẩu 214.855 tấn tiêu các loại, với tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 1,12 tỷ USD.

*Tỷ giá : 1 USD = 63,8898 Rupi.

Báo Giá cà phê qua điện thoại
16 Phản hồiGửi phản hồi mới
  1. Cả năm 2017 xuất khẩu 214.855 tấn tiêu, trị giá kim ngạch xk 1,12 tỷ USD. Một con số rất ấn tượng, nhưng cũng cho thấy nguồn cung hạt tiêu VN hết sức dồi dào ! Thế giới tha hồ làm eo làm sách…

  2. Thị trường tiêu giao ngay tại Ấn độ có giá cao 6.386 usd/tấn tiêu xô, 6.699 usd/tấn tiêu sơ chế, còn tại VN giá sao thấp quá bình quân chỉ 4.281 usd/tấn.
    Tại VN tổ chức dở chăng?

  3. Ấn độ giao dịch tương đương 150K/1kg là nước vừa sản xuất tiêu thô, sản xuất tiêu thành phẩm và nhập khẩu tiêu, Việt Nam xuất khẩu tương đương 95K/1kg chỉ là nước sản xuất tiêu thô. Tiêu ở VN hiện tại giá khoảng 60K/1kg (mà còn không có người mua). Vậy thì đã rõ, chênh lệch từ nhà vườn đến nhà xuất khẩu là 30K/1kg-tính ra là 1/3 sản phẩm. Người nông dân là số đông mà đầu tư từ đất, phân, thuốc, công chăm sóc và thu hoạch vẫn bị một số nhỏ các tư thương và nhà xuất khẩu ép giá như vậy thì đau lòng lắm thay !…

  4. Giống tiêu Thekken Ấn Độ để chế biến tiêu xay bột là ok.
    Còn để bán xuất khẩu tiêu hạt thì thất thu vì hạt nhỏ, dung trọng thấp !

  5. U23 VN làm nên lịch sử, nâng tầm trên châu Á và thế giới, tiếng tăm của chúng ta sẽ vang xa 4 bể 5 châu… Hy vọng từ đó nông sản VN cũng ăn theo và giá tiêu của bà con nông dân mình cũng được quan tâm, nân tầm và lên giá theo. Thông minh, bản lĩnh, kiên trì, nhẫn nại rồi sẽ có kết quả tốt.

  6. Hiện giờ nguồn cung tiêu tại các nước chủ lực đều tăng trong khi nguồn cầu thì vẫn giữ nguyên không thay đổi, dự kiến sản lượng tiêu toàn cầu năm 2018 sẽ là 500.000 tấn trong khi cầu chỉ vào khoảng 450.000 tấn. Cộng thêm sản lượng tồn dư năm 2017 và những năm trước thì số lượng dư ra vào năm sau sẽ vào khoảng 90.000-100.000 tấn. Vấn đề hiện giờ không phải là do nhà xuất khẩu ép giá hay khách nước ngoài ép giá, mà vấn đề nằm ở chỗ Việt Nam không có kế hoạch phát triển dài hạn cho ngành tiêu, không có đơn vị đứng ra đảm bảo chất lượng, người dân vì để tăng năng suất nên sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật quá nhiều dẫn đến việc tiêu Việt Nam chỉ có thể xuất bán được cho một số khách hàng.

    • Đơn vị nào dám đứng ra đảm bảo chất lượng? Dựa trên cơ sở nào?…

  7. Của nông dân A sản xuất, sao lại yêu cầu cơ quan B đứng ra đảm bảo chất lượng.
    Nông dân biết sử dụng phân thuốc quá nhiều thì tự mình điều chỉnh chứ ai vào đây ngăn cản được.
    Kinh tế thị trường thì để thị trường điều tiết, nhà nước nào lại thò tay vào việc sản xuất của nông dân.
    Nói chung bà con nông dân hãy tự cứu mình trước khi trông chờ vào ai đó ra tay, viễn vông quá !

  8. Mong mọi người có những trao đổi cụ thể thiết thực hơn.
    Nói mông lung xa vời quá ngoài tầm với của bà con chẳng ích gì…

  9. Theo tôi, tốt nhất là nên mua đến đâu bán đến đó, không nên trữ hàng vào lúc này. Sẽ tiềm ẩn rủi ro cao khi tiêu tây nguyên vào thu hoạch ngay sau tết…

  10. Nếu nhìn ở góc độ cá nhân thì đúng là không nên đầu cơ, gần như là lỗ chắc luôn, nhưng nếu những người trồng lâu ôm hàng để những người mới trồng bán được giá tốt hơn thì nên chứ.

  11. Cách làm ăn gian dối và hám lợi nhuận của những công ty xuất khẩu đã khiến cho giá hồ tiêu Việt Nam xuống bét nhất thế giới chứ đừng đổ lỗi hoàn toàn cho nông dân. Thị trường thế giới luôn có những tiêu chuẩn riêng của họ, việc xuất khẩu hàng hoá của các công ty không đáp ứng nhu cầu của họ (trộn chất bảo quản, tạp chất, bẩn, dư lượng thuốc… ) tại sao không kiểm soát vấn đề này trước khi xuất sang các nước châu Âu, Mỹ… Nói chung thì các công ty xuất khẩu làm ăn cẩu thả không có định hướng lâu dài, thị trường luôn luôn thanh lọc và đào thải, trong khi Việt Nam là nước xuất khẩu hồ tiêu đứng đầu thế giới mà không làm chủ được thị trường thì do yếu kém. Nói tóm lại thị trường thế giới cần nguồn hàng tiêu chuẩn như thế nào thì chúng ta cũng sẽ đáp ứng được…

  12. Tiêu Việt Nam mình rẻ nhất thế giới là đúng rồi, con buôn thì gian, nông dân thì tham thấy có tiền là ok ngay. Chỗ tôi con buôn mua tiêu chắc, tiêu lửng, tiêu lép… thậm chí thời giá tiêu cao bột mủn tiêu cũng mua. Dân thì tham cứ có tiền là bán thôi.

Gửi phản hồi mới

(?)