Thị trường tiêu Ấn Độ: Giá tiêu tiếp tục sụt giảm khi vào thu hoạch vụ mới

, Thị trường hạt tiêu, 8

tieu an do dai dien3Hôm qua thứ Hai (12/1), giá tiêu Ấn Độ tiếp tục sụt giảm do áp lực bán hàng vụ mới, hiện vẫn đang thu hoạch muộn do mưa kéo dài trên các vùng trồng tiêu chủ chốt.

>> Thị trường tiêu Ấn Độ: Giá tiêu sụt giảm trước áp lực bán hàng vụ mới

Thương nhân tại thị trường trong nước tiếp tục đưa hàng từ các vùng trồng ra các thị trường chính. Tuy nhiên, các thương nhân cho biết, các lô hàng đến từ các huyện phía Nam có chất lượng khá thấp, một số có độ ẩm lên tới 25 % và đã được giao dịch với giá 550 Rupi/kg.

Có 28 tấn tiêu vụ mới được chuyển đến và 27 tấn đã được giao dịch với giá 650 – 675 Rupi/kg. Trong khi tiêu vụ cũ có dung trọng thấp đã được thương lái cung cấp với giá 690 Rupi/kg.

Trên sàn Hiệp hội Gia vị IPSTA, hợp đồng kỳ hạn tháng Giêng tăng 1.000 Rupi lên mức 66.964 Rupi/tạ  (tương đương 10.765 USD/tấn), trong khi các hợp đồng kỳ hạn khác vẫn ổn định.

Giá tiêu giao ngay tiếp tục giảm 500 Rupi, xuống ở mức 66.500 Rupi/tạ (tương đương 10.691 USD/tấn) cho loại tiêu xô và mức 69.500 Rupi/tạ (tương đương 11.173 USD/tấn) cho loại đã sơ chế.

Giá tiêu Ấn Độ xuất khẩu đang ở mức 11.700 USD/tấn cho hàng giao nhanh và ở mức 10.700 USD/tấn

cho hàng giao tháng Hai và 9.800 USD/tấn hàng giao tháng Ba.

Việt Nam được cho là đã cung cấp tiêu đen 500 Gr/l-FAQ với giá 8.500 USD/tấn.

 * Theo báo cáo của ngành Nông nghiệp & PTNT Việt Nam, khối lượng tiêu xuất khẩu tháng 12/2014 ước đạt 8 nghìn tấn, với giá trị đạt 52 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu tiêu năm 2014 lên 158 nghìn tấn với giá trị 1,2 tỷ USD, tăng 19,3 % về khối lượng và tăng 35,9 % về giá trị so với năm 2013. Giá tiêu xuất khẩu bình quân 11 tháng đầu năm 2014 đạt 7.679 USD/tấn, tăng 14,76 % so với cùng kỳ năm 2013. Hoa Kỳ, Singapore, Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống Nhất, Ấn Độ và Hà Lan là 5 thị trường lớn nhất của Việt Nam trong 11 tháng đầu năm 2014, chiếm 50,06 % tổng xuất khẩu mặt hàng này.

*(Tỷ giá 1 USD = 62,2036 Rupi)

Báo Giá cà phê qua điện thoại
8 Phản hồiGửi phản hồi mới
  1. Theo thông tin trên: Giá tiêu Ấn Độ giao ngay ở mức 66.500 Rupi/tạ (tương đương 10.691 USD/tấn) cho loại tiêu xô và mức 69.500 Rupi/tạ (tương đương 11.173 USD/tấn) cho loại đã sơ chế. Và giá tiêu Ấn Độ xuất khẩu đang ở mức 11.700 USD/tấn cho hàng giao nhanh và ở mức 10.700 USD/tấn cho hàng giao tháng Hai và 9.800 USD/tấn hàng giao tháng Ba.

    Giá như vậy là quá hấp dẫn đối với tiêu VN, bởi – tỷ giá 1 USSD = 21.410 VND suy ra 210.000 – 230.000 đ/kg. Cho dù tiêu Ấn Độ có thương hiệu, có chất lượng, có khách hàng truyền thống… hơn VN đi nữa thì giá tiêu VN hiện nay các nhà buôn ra giá 169.000 -170.000 đ/kg kém quá xa hơn 21.000 đ/kg so với tiêu Ấn Độ !? (đây là hiện tượng khác lạ so cùng kỳ các năm trước)

    Vụ thu hoạch tiêu của Ấn Độ sắp kết thúc, áp lực bán ra giảm dần, giá sẽ cải thiện. Vụ thu hoạch tiêu của VN nay đã bắt đầu ở các tỉnh miền Đông và kết thúc cơ bản vào cuối tháng 4/2015 ở các tỉnh Tây Nguyên.

    Thiết nghĩ bà con nông dân nên phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp điều tiết hợp lý lượng bán ra nhất là vào kỳ thu rộ, cần tiền đến đâu bán dần tới đó, không bán ra ồ ạt càng làm cho giá xuống, tự mình rơi vào bẫy các nhà đầu cơ. Các nhà xuất khẩu phát huy tốt bài học kinh nghiệm về thương mại, mua đến đâu bán tới đó, giữ bình ổn giá tốt, hạn chế ký hợp đồng bán hàng bóng, giao hàng thời gian xa nhất là giao vào các tháng sau khi VN đã kết thúc thu hoạch, giá lên, gặp rủi ro thua lỗ..

  2. Chú Hoàng Lân nhìn vào số liệu xuất khẩu của VN sang châu Âu năm 2014 so với năm 2013 thì sẽ có câu trả lời.
    Tiêu Việt Nam đang mất uy tín về chất lượng, cụ thể là dư lượng thuốc BVTV quá mức cho phép.
    Mấy chú, mấy bác trồng tiêu trong diễn đàn này chắc biết rõ những gì Dan Viet nói là không hề ngoa nếu xét trên bình diện rộng.
    Chúng ta bịt tai, bịt mắt mình trước vấn nạn này thì bao giờ nó mới được giải quyết?

  3. Một công ty kinh doanh xuất khẩu hạt tiêu vừa cho biết, mới nhập lô hàng về từ các đại lý, công ty ở địa phương, và phát hiện có lẫn lộn một số “hạt đen như hạt tiêu”. Chưa xác định được là hạt gì.

    Đây là việc làm nguy hiểm, gây thiệt hại uy tín và giá trị hạt tiêu xuất khẩu của nước ta.

    Giatieu.com mong các thương lái, đại lý thu mua cần cảnh giác, kiên quyết chống lại hiện tượng bất chính này. Mong bà con nông dân trồng tiêu, những người mua bán hạt tiêu ĐỪNG TỰ GIẾT MÌNH !

    • Việc các công ty kinh doanh nhập tiêu có lẫn “tạp chất lạ” cần phải xem xét cho rõ. Không phải các công ty đó nhập trực tiếp từ nông dân mà nhập qua nhiều trung gian vậy hạt lạ sẽ được lẫn lộn vào từ đâu?
      Cũng không loại trừ những hạt lạ này được một số bà con cho vào để trục lợi.
      Thông thường người nông dân khi bán tiêu thì thường bán số lượng ít và hay bán cho các thương lái tại nhà mình. Tôi thấy khi thu mua tiêu của nông dân các thương lái kiểm tra rất kỹ hàng hóa mà!

  4. Chào các anh chị. Tiêu Việt Nam nhiễm dư lượng carbendazim vượt mức cho phép của châu Âu và châu Mỹ nên chỉ có thể bán cho thị trường châu Ấ, nên giá thấp. Về lâu dài phải hạn chế dư lượng BVTV, nếu không vẫn phải bán giá thấp hơn nữa.

  5. Không chỉ sản lượng tiêu Ấn Độ tăng vượt bội, toà án tối cao bang Karela vừa ra quyết định giải phóng lô hàng 6.400 tấn tiêu bị nhiễm dầu khoáng để tiến hành rửa. Tin này sẽ còn tiếp tục đẩy giá tiêu Ấn Độ xuống thấp.

  6. Theo tôi thì lúc này đang vào mùa thu hoạch bà con bán hàng ra ào ạt để trang trải nên giá rớt liên tục, chứ chổ tôi Đăk Nông sản lương tiêu phải mất 50%. Tôi nghĩ qua Tết tiêu sẽ đứng ổn định lại.

Gửi phản hồi mới

(?)