Thị trường tiêu Ấn Độ: Hạt tiêu nhập khẩu tràn ngập thị trường

, Thị trường hạt tiêu, 25

tieu-an-do-nhap-khauTheo Business Line, tổng nhập khẩu trong 4 tháng đầu năm ước tính trên 6.000 tấn, làm cho Ấn Độ trở thành nhà nhập khẩu thứ ba trong top các nhà nhập khẩu tiêu hàng đầu từ Việt Nam.

Tuy nhiên, các nông dân và các đại lý tại các thị trường chính đã cáo buộc tiêu nhập khẩu đang được đẩy vào thị trường trong nước dưới bóng tiêu Wayanad và tiêu Coorg, kể từ khi thị trường trong nước trả thêm tiền cho các loại tiêu này.

Thêm vào đó, ước tính có khoảng 40 – 50 % chỉ tiêu tái xuất khẩu, sau khi tiêu nhập khẩu được khai thác để sản xuất tiêu nghiền, đã thẩm lậu vào thị trường trong nước.

Thị trường phía Bắc Ấn Độ tiếp tục bị tiêu nhập khẩu tràn ngập và kết quả là, giá giảm hôm thứ Sáu, ngày 6/6.

Không có hoạt động nào được nhìn thấy trên các sàn giao dịch kỳ hạn của sàn giao dịch quốc gia và khu vực.

Thời tiết khô nóng nóng nghiêm trọng hiện đang phổ biến ở Delhi, Rajasthan và các bang khác cũng được cho là nguyên nhân làm suy giảm nhu cầu trong nước.

Trên thị trường giao ngay có 17 tấn tiêu đã được giao dịch. Các nhà xuất khẩu hàng đầu đã mua số hàng này. Trong khi đó, nguồn tin thị trường phía Bắc Ấn Độ cho rằng tiêu dành cho Nepal đã được giao nhận tại một số thị trường chính. Tiêu đen nhập khẩu đang được cung cấp với giá 675 Rupi/kg bằng tín dụng và tiêu trắng với giá 1.200 Rupi/kg giao bất cứ nơi nào ở Ấn Độ.

Một nông dân ở Sakleshpur (Karnataka) nói với Business Line ngày hôm nay rằng khách đã chào mua với giá 620 Rupi/kg. Nông dân ở đó và trong Chikamagalur cho biết vụ tiêu năm nay của bang Karnataka thất thu.

Giá giao ngay giảm thêm 500 Rupi xuống mức 67.100 Rupi/tạ (tương đương 11.334 USD/tấn) cho loại tiêu xô và mức 69.100 Rupi/tạ (tương đương 11.672 USD/tấn) cho loại tiêu chọn, nhưng các giao dịch đều hạn chế. ( 1 USD = 59,2009 Rupi )

Giá tiêu xuất khẩu của Ấn Độ là 12.900 USD/tấn (c&f) đối với châu Âu và 13.150 USD/tấn (c&f) đối với Mỹ, vẫn cao giá hơn tiêu của các nguồn gốc xuất xứ khác.

Báo Giá cà phê qua điện thoại
25 Phản hồiGửi phản hồi mới
  1. Theo tin từ Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA)

    Giá tiêu trong nước tăng rất nhanh
    Nguyên nhân giá tiêu tăng chủ yếu là do:
    (1) Cung không đủ cầu.
    (2) Lượng tiêu xuất khẩu 6 tháng đầu năm ước khoảng 100.000 tấn, đạt mức kỷ lục từ trước tới nay, số còn lại để cung ứng cho xuất khẩu 6 tháng cuối năm ngày càng hạn hẹp.
    (3) Lượng tiêu tồn kho hiện nay hầu hết chỉ có tại hộ nông dân khá giả. Họ bám sát thông tin về tình hình sản xuất, thương mại cung cầu, thị trường giá cả hồ tiêu trong và ngoài nước đang có lợi cho họ. Mấy năm qua, bà con đã giữ tiêu khi giá thấp, bán khi giá cao – Đây là bài học kinh nghiệm điều tiết giá riêng có của nông dân Việt Nam.
    (Tháng 9/2013 giá bắt đầu tăng và đến tháng 11,12 đạt 165.000 – 170.000 đ/kg. Mấy năm qua, giá tiêu thấp trong khi thu hoạch và sau đó tăng dần đến khi giáp hạt. Năm nay, bà con đang hy vọng giá tiêu từ nay sẽ tiếp tục tăng đến cuối năm ?)

    • Giá tiêu đã cận kề 170k rồi. Đã nên xuất vào thời điểm này chưa bà con ơi. Nếu từ nay đến tháng 9 mà giá còn lên nữa thì tiếc lắm.

  2. Mình vẫn tràn trề một niềm hy vọng, mới thời điểm này mà cung đã không đủ cầu rồi. Chặng đường còn lại rất căng thẳng đây. Đúng không các bạn?

  3. Nhận định của VPA là có cơ sở, tuy nhiên, lượng hàng Việt Nam xuất từ đầu năm đến giờ, một phần đang được đầu cơ chứ không phải tiêu thụ hết ( năm tháng đầu năm, lượng xuất đi các nước có truyền thống đầu cơ như Singapore, Ấn Độ… tăng đáng kể so với cùng kỳ năm 2013).
    Nhu cầu thế giới dựa vào Việt Nam là chính nhưng không phải lệ thuộc hoàn toàn.
    -Tháng 7-8 Indonesia thu hoạch. (55-60 ngàn tấn)
    -Tháng 8-10 Brazil thu hoạch. (30-35 ngàn tấn)
    -Tháng 12-tháng 2 năm sau Ấn Độ thu hoạch. (45 ngàn tấn, năm 2014 mất mùa nhưng năm 2015 hứa hẹn được mùa)

  4. Bác @Dan Viet ơi! Theo Bác thì xu hướng giá tiêu từ đây đến cuối năm sẽ như thế nào ở Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung ạ ? Rất mong nhận được ý kiến phản hối của Bác.

  5. Nhận định cung không đủ cầu là một nhận định nông cạn để nói về vấn đề giá cả tăng. Sản lượng tiêu TG năm nay so với năm trước không giảm bao nhiêu, trong khi đó lương tiêu thụ vẫn không có gì thay đổi thì dựa vào đâu để nói cung không đủ cầu?

    6 tháng VN xuất khẩu tiêu số lượng lớn chủ yếu là do các nhà đầu cơ nước ngoài ôm vào rồi sau đó họ sẽ dàn trải xuất rải đều từ nay đến cuối năm.

  6. @GiaHan-Chupuh, Dan Viet xin trích ý kiến của Caphedang trong diễn đàn giacaphe.com nhé.
    Trong ngành hồ tiêu cũng không thiếu những câu chuyện như vậy.

    http://giacaphe.com/8911/tim-heu-ve-thi-truong-ca-phe-ky-han/#comments

    “Tôi xin kể cho anh 01 câu chuyện đã xãy ra cách đây vài năm rồi : Trong giới kinh doanh cafe Tây – Ta hể cứ nhắc đến về trình độ kinh doanh thì ai cũng biết tên mà tôi tạm gọi là ngài Tây . Ngài là 01 CEO mà tất cả các tập đoàn , cty đều đánh giá là giỏi , chuyên xây dựng các công ty ( ngành cafe của CTY ) từ con số 0 đến phát triển hàng Top , rồi cũng chính ngài là người làm cho nó từ hàng Top trở lại con số âm . Ngài luôn phân tích , dự báo đúng về thị trường kỳ hạn trong một thời gian dài đa phần là chính xác , nhưng chỉ sai canh bạc cuối cùng là đi tỏng cả cty và sự nghiệp . Tôi nhớ không rỏ 2005 or 2007 gì đấy ngài Tây dự báo lúc giá lên , lúc giá xuống và cứ thế mà cty thắng , ngành cafe của công ty phát triển rần rần , nổi đình nổi đám ở VN . Thấy thắng liên tục , ngài cũng thương tình 01 vài nhân viên tâm phúc nên bật mí cho , các anh chị này về huy động tiền của cá nhân , gia đình mua cafe thật , chơi cafe kỳ hạn ( chơi giấy ) , kết quả là thắng liên tục , thậm chí có 01 Mr or Mrs nào đó còn bán thông tin ra ngoài để kiếm lợi , ăn chia. Nhưng ván bài cuối cùng đã đến ( ván bài lớn nhất ) , toàn bộ phân tích , dự đoán đi ngược với thực tế thị trường , thị trường đảo chiều . kết quả : Ngài Tây mất việc , nhân viên, gia đình mất tiền , tài sản , Mr or Mrs bị đòi thưa kiện , bắt đền và Công ty đó phải gánh con số âm mà đến nay vẫn chưa hồi phục lại được.”

    Sau khi đọc hết đoạn trích trên mà bạn vẫn hỏi ý kiến Dan Viet thì câu trả lời là: Ý kiến của mình không thay đổi.

  7. Riêng tôi thì thấy dân mình có một tập quán :
    – Giá cao thì trữ không bán, đến giá thấp thì bán ra rất nhiều. Để rồi sau đó kêu lỗ.

    • Bình thường thôi, chúng ta chỉ biết đến đỉnh khi nó đã vượt qua điểm đó. Do đó, mọi người giữ lại khi giá lên (để dò đỉnh) và bán ra khi giá có dấu hiệu xuống để tránh bị bán giá thấp. Các nhà đầu cơ quốc tế hay lợi dụng tâm lý này để làm những đợt “rung cây hứng quả” khi họ cần mua.
      Cách dễ nhất là can thiệp vào sàn Kochi vì mức độ giao dịch sàn này thì thấp nhưng mức độ ảnh hưởng thông tin thì lớn vì dân ta hay tham khảo sàn này. Có thể nói là chiến thuật đó năm nay bị phá sản.

  8. Không biết giá tiêu có lên nữa không… Mình có nên bán giá này ko hay phải đợi đến giá như mong muốn hả mọi người. Mong bà con có đôi lời tư vấn. Chúc cộng đồng gia tiêu nhiều sức khỏe và được mùa bội thu.

  9. – Theo tôi, ai cũng mong muốn bán được giá cao, nhưng nếu ai cũng biết được giá tại thời điểm nào cao nhất thì ai cũng giàu rồi, không phải suy nghĩ chi đau đầu. Thị trường biến động nhiều cũng bình thường do mùa vụ không tốt, đầu cơ, ai cũng ôm hàng không chịu bán… đến khi đồng loạt bán ra thì giá sẽ bị kéo xuống. Chúng ta chỉ nên nắm bắt thông tin thị trường, và căn cứ vào kinh nghiệm mùa vụ, thời gian giá thường có xu hướng tăng là giáp hạt tháng 08-09 hàng năm và mức giá ta nhận thấy có thể chấp nhận bán được, không nên tham vọng quá sau đó lại thất vọng.

    • Cho mình hỏi, bạn căn cứ vào đâu để cho rằng tháng 08-09 hàng năm là tháng giáp hạt hồ tiêu? Mình tham gia thị trường tiêu ở Đông nam bộ cũng hơn 10 năm rồi mà chưa nghe ai nói, nay mới nghe lần đầu nên muốn biết rõ hơn. Xin được trao đổi.

    • Thực ra Giáp hạt là một khoảng thời gian khi đó sản lượng cũ đã cạn, sản lượng mới chưa thu hoạch. Đối với hồ tiêu ở VN thì khoảng thời gian đó khá rộng, Và tôi nhận thấy giá tiêu khoảng tháng 08-09 hàng năm thường đẩy lên cao, có thể còn phụ thuộc vào thị trường thế giới, nhưng đó là ghi nhận trong suốt quãng thời gian trồng tiêu ghi nhận được.

  10. Giá tiêu là bao nhiêu là do TẬP THỂ, ĐA SỐ NGƯỜI TRỒNG TIÊU VIỆT NAM quyết định. Từng người riêng lẽ thì tâm lý hoang mang là không tránh khỏi nhưng nếu mọi người cùng chia sẻ ý kiến của mình với những người khác thì sẽ hình thành được mốc giá mà nhiều người cùng cho là hợp lý (như câu chuyện bó đũa vậy) lúc đó mọi người sẽ có tâm lý vững vàng hơn.
    Tôi vận động một khảo sát như vậy (bản chất là làm giá tập thể) nhưng không thành công vì số người tham gia ít quá, chưa đủ để hình thành mốc giá http://www.giatieu.com/thi-truong-tieu-gia-tieu-vuot-moc-7000-rupi-kg/6491/#comment-12590
    Bà con hãy tham gia ý kiến cụ thể và tích cực hơn thì chính bà con sẽ ít hoang mang hơn.

  11. Bà con ơi! Cùng nhau tham gia chương trình mà Bác Dan Viet đưa ra nào! nhanh tay lên để có kết luận sớm…

  12. Bình Phước khu vực tôi ở, các vườn tiêu năm nay ra hoa rất ít, khoảng 1/3 so với mọi năm hầu hết là ra lá, những vườn ra hoa tương đối thì bị tình trạng rụng bông hàng loạt, số bông còn lại trên cây rất ít. Một số anh em nhà vườn ở các tỉnh Bà Rịa, Đồng Nai điện hỏi thăm cũng chia sẻ tình trạng tương tự, và nhận định năm nay coi như thất thu nghiêm trọng. Tình hình nầy theo tôi, nêú sản lượng hồ tiêu của các nước khác không tăng trong năm nay, trong khi tiêu Việt Nam mất mùa, chắc chắn năm tới giá tiêu sẽ rất cao.

  13. Ở Chư Pưh và Chư Sê tình trạng cũng tương tự các bác à, trụ tiêu toàn lá… Sang năm nhà mình thất thu nặng.

  14. Mình cũng nhận định sang năm giá tiêu sẽ lập kỷ lục cao nhất từ trước đến nay. Đang tính vận động Papa trử lại sang năm bán… (nhưng chưa dám)… dù giá hiện tại là mơ ước trong bao năm trồng tiêu . Bà con mình nghĩ sao ?

  15. Giá tiêu sẽ còn lên cao, vì số lượng còn trong dân rất ít, nước ngoài có đầu cơ cũng có lý của họ, chẳng ai đi đầu cơ giá cao và bán lại giá thấp bao giờ

  16. Vùng huyện Tân Phú, Đồng Nai mình tiêu năm nay cũng bị rụng bông nhiều lắm. Nhìn thê thảm quá trời…

Gửi phản hồi mới

(?)