Thị trường tiêu Ấn Độ : Hạt tiêu Sri Lanka tràn ngập

, Thị trường hạt tiêu, 6

(14/11) – Với mức thuế nhập khẩu ưu đãi theo hiệp ước thương mại khu vực Nam Á (SAFTA), hạt tiêu nhập khẩu từ Sri Lanka tràn ngập thị trường Ấn Độ trong suốt 5 tháng qua.

Nông dân trong Karnataka đang hái tiêu

Theo ước tính, kể từ đầu năm 2017, đã có hơn 11.000 tấn hạt tiêu nhập khẩu từ Sri Lanka đã làm giá hạt tiêu của nông dân Ân Độ giảm mạnh, nhất là trong vài tháng gần đây, theo các nguồn tin thương mại của Business Line.

Trong khi Thương mại khối Nam Á (SAFTA) thỏa thuận chỉ cho phép nhập khẩu hạt tiêu từ Sri Lanka vào khoảng 5.000 tấn, nhằm bổ sung cho nhu cầu tiêu thụ nội địa ngày càng tăng, nhất là kể từ khi sản lượng hạt tiêu Ấn Độ sụt giảm rất đáng kể vì dịch bệnh và Ân Độ không còn là nhà sản xuất hạt tiêu hàng đầu thế giới.

Tại Hội nghị Thường niên lần thứ 45 của Cộng đồng Hạt tiêu Quốc tế (IPC), tổ chức tại Candy – Sri Lanka, Ấn Độ cho biết năm nay sẽ nhập khẩu 18.000 tấn hạt tiêu, tăng thêm 2.000 tấn so với năm 2016.

Báo cáo của Ấn Độ ước sản lượng năm nay đạt 57.000 tấn và dự kiến sản lượng năm 2018 sẽ đạt 64.000 tấn do điều kiện thời tiết hiện đang tỏ ra rất thuận lợi, trong khi nhu cầu trong nước năm tới khoảng 58.000 tấn so với chỉ 55.000 tấn của năm nay, và do đó, họ dự kiến xuất khẩu hạt tiêu sẽ tiếp tục gia tăng còn nhờ chất lượng hạt tiêu Ấn Độ có giá cả rất cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Hôm qua, thứ Hai ngày 13/11, hạt tiêu của vùng đồng bằng được giao dịch với giá 410 Rupi/kg, trong khi hạt tiêu từ Karnataka được bán với giá 390 Rupi/kg, xấp xỉ với giá bán hạt tiêu nhập khẩu từ Sri Lanka.

Giá giao ngay giảm thêm 100 Rupi xuống ở mức 40.900 Ruupi/tạ (tương đương 6.251 USD/tấn) cho loại tiêu xô và 42.900 Rupi/tạ (tương đương 6.557 USD/tấn) cho loại đã sơ chế.

Trên sàn hàng hóa NCDEX, kỳ hạn giao tháng 11 giảm 1.205 Rupi xuống ở mức 39.000 Rupi/tạ và kỳ hạn giao tháng 12 giảm 1.100 Rupi xuống ở mức 41.000 Rupi/tạ (tương đương 5.961 USD/tấn và 6.266 USD/tấn).

Giá tiêu đặc chủng MG1 xuất khẩu ở mức 6.750 USD/tấn (c&f) cho hàng giao châu Âu và 7.000 USD/tấn (c&f) giao ở Mỹ.

* Theo báo cáo của Tổng Cục Hải Quan Việt Nam, xuất khẩu tháng 10/2017 đạt 11.039 tấn tiêu các loại, với giá trị kim ngạch 50,94 triệu USD, giảm 18,3 % về lượng và giảm 21,6 % về giá trị so với tháng trước nhưng lại tăng 21,0% về lượng và giảm 20,9% về giá trị so với cùng kỳ năm trước. Giá tiêu xuất khẩu bình quân trong kỳ đạt 4.614 USD/tấn, giảm 3,95 % so với giá xuất khẩu bình quân của tháng 9/2017. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2017, Việt Nam đã xuất khẩu 192.235 tấn tiêu các loại, với tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 1,02 tỷ USD.

* Tỷ giá : 1 USD = 65,4273 Rupi.

Báo Giá cà phê qua điện thoại
6 Phản hồiGửi phản hồi mới
  1. Diện tích trồng sụt giảm là do có phần chuyển đổi từ đất trồng trọt chuyển thành đất ở và chăn nuôi nhiều. Giá tiêu giảm mạnh. Nông dân ở Đồng Nai bán đất để sống không còn đam mê cây tiêu nữa…

  2. Là nông dân thì phải có đất để canh tác chứ sao lại bán đi, làm vườn mà cứ chỉ nhìn vào giá cả thì khó mà thành công lắm, trách nhiệm của người nông dân là hãy chăm sóc cho vườn cây thật tốt năng suất thật cao, đầu vào thật ít. Còn nếu chỉ chạy theo giá cả thì hãy trồng cây atm.

    • Đất đai là tư liệu sản xuất chính yếu của nông dân. Bán đất đi thì không còn gì nữa để bàn…

  3. Hic, nói thiệt là phong trào “ly nông” bây giờ càng ngày càng lan rộng, giới trẻ thích kinh doanh, buôn bán, chạy về thành phố sinh sống để trải nghiệm kẹt xe, ô nhiễm… hay làm công nhân chứ không chịu bám đất nữa… Trong khi giấc mơ của Dan Viet thì ngược lại, có một mảnh vườn, một bầu không khí trong lành, một không gian yên tĩnh và những người hàng xóm nghĩa tình…
    Haiz, người ta luôn mơ cái mà người ta không có.

    • Haiiz, điều đó là rất bình thường… Hổng lẽ người ta đi mơ những cái mà người ta đã có…
      Chú được sinh ra ở thành phố, đi học và đi làm cũng ở phố… nhưng lại thích nghề nông… lạ nhỉ !
      Có lẽ nông thôn mới giúp ta biết sống mà không cần phải bon chen.

  4. Cuối cùng thì cũng vẫn mảnh đất đó thôi, ăn thua là người làm kia. Kẻ bán người mua là giao dịch. Gặp con buôn cơ hội thì bộ có, còn gặp nông dân đích thực thì sẽ ra vấn đề.

Gửi phản hồi mới

(?)