Việt Nam có thêm 45 tấn tiêu đen được giao qua sàn Singapore

, Thị trường hạt tiêu, 21

Đây là lần giao nhận hàng thực thứ 3 thành công kể từ tháng 2/2012 khi SMX đưa hạt tiêu đen loại 550 Gr/l, loại ưa thích phổ biến của các nước sản xuất tiêu khu vực Đông Nam Á, lên sàn giao dịch.

Đóng cửa phiên đầu tuần, thứ Hai 3/9, giá tiêu kỳ hạn trên sàn NCDEX tại Kochi-Ấn Độ giảm nhẹ. Các kỳ hạn giao tháng 9 giảm 190 Rupi xuống 41.185 Rupi/tạ, tương đương 7.944 USD/tấn và giao tháng 10 cũng giảm 105 Rupi còn 42.500 Rupi/tạ, tương đương 7.641 USD/tấn. ( 1 USD = 55,6203 Rupi )

Giá hạt tiêu giao ngay song song với xu hướng thị trường kỳ hạn giảm nhẹ 200 Rupi xuống còn 38.800 Rupi/tạ, tương đương 6.976 USD/tấn cho loại tiêu xô và 40.300 Rupi/tạ, tương đương 7.246 USD/tấn cho loại tiêu chọn.

Theo một số thương nhân Ấn Độ, lượng hạt tiêu giao ngay được giao dịch qua sàn đã giảm mạnh do nguồn cung từ các địa phương trong nước gần như cạn kiệt và giá lên cao nên khách mua cũng chần chừ và tìm kiếm nguồn cung từ ngoại nhập. Trong khi hạt tiêu Malabar của Ấn Độ là thương hiệu được khách Âu Mỹ ưa chuộng nên vẫn có giá rất cao.

Tuy nhiên lượng tiêu xuất khẩu của Ấn Độ tiếp tục bị hạn chế vì giá vẫn còn cao hơn 800-1.200 USD/tấn so với tiêu của các nước xuất khẩu khác.

Vì thế, nhà nhập khẩu nước ngoài rời Ấn Độ tìm đến các nhà sản xuất tiêu như Indonesia và Brazil để đặt hàng do ở những quốc gia này hiện có nguồn cung dồi dào với giá thấp hơn, các thương nhân Ấn Độ cho biết.

Trong khi đó, giá tiêu kỳ hạn trên sàn Singapore Mercantile Exchange (SMX) những ngày gần đây tăng rất mạnh. Chốt phiên thứ Hai 3/9, kỳ hạn giao tháng 9 lên đứng ở mức 6.415 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 10 ở mức 6.408 USD/tấn, tăng hơn 200 USD so với tuần trước.

Ngày 30/8 vừa qua, Singapore Mercantile Exchange (SMX) thông báo có thêm 45 tấn tiêu của hợp đồng tháng 8 đã được giao nhận hàng thực tại kho ngoại quan tỉnh Bình Dương. Đây là lần giao nhận hàng thực thứ 3 thực hiện thành công kể từ tháng 2/2012 khi SMX đưa hạt tiêu đen loại 550 Gr/l, loại ưa thích phổ biến của các nước sản xuất tiêu khu vực Đông Nam Á, lên sàn giao dịch kỳ hạn.

Thị trường cũng kỳ vọng sàn SMX góp phần đưa hạt tiêu cũng như hàng nông sản khu vực Đông Nam Á đến trực tiếp với nhà nhập khẩu nhiều hơn.

Giá hạt tiêu đen Việt Nam xuất khẩu loại 500g Gr/l-FAQ được chào giá 6.300-6.350 USD/tấn và loại 550 Gr/l-FAQ chào giá 6.600-6.550 USD/tấn, (FOB). Tiêu đen Brazil chào giá loại B1 6500 USD/tấn và B2 6.400 USD/tấn, (FOB).

Trong khi tiêu đặc chủng loại MG1 của Ấn Độ trên thị trường quốc tế có giá 7.800 USD/tấn (C&F) cho hàng giao châu Âu và 8.100 USD/tấn (C&F) cho hàng đi Mỹ.

Tiêu trắng của các xuất xứ đều tăng nhẹ thêm 50-100 USD. Cụ thể, tiêu trắng Việt Nam loại 630 Gr/l-FAQ chào giá 9.100-9.150 USD/tấn và tiêu trắng loại DW 630Gr/l chào giá 9.250-9.300 USD/tấn, (FOB). Tiêu trắng Indonesia loại Muntok-FAQ giá 8.900-8.950 USD/tấn, (FOB), trong khi tiêu trắng Kuching Malaysia có giá 9.400 USD/tấn, (FOB).

Thị trường ghi nhận hoạt động bắt đầu mạnh hơn sau kỳ lễ chay của Hồi giáo và khách mua Âu Mỹ tìm kiếm nguồn hàng cho mùa đông sắp tới.

Các thương lái tại khu vực Đông Nam bộ cho biết, nhu cầu thu mua từ các công ty bắt đầu gia tăng nhưng lượng hàng nhà nông đưa ra thị trường rất ít ỏi vì họ đang chờ mức giá khả quan hơn.

Sáng hôm nay 4/9, giá tiêu đen xô trong nước tăng nhẹ. Cụ thể, tại Bà Rịa-Vũng Tàu có giá 126-127 ngàn đồng/kg, Bình Phước 124-125 ngàn đồng/kg và các tỉnh Tây nguyên 122-123 ngàn đồng/kg, tăng nhẹ 1-2.000 đồng/kg so với tuần trước.

Báo Giá cà phê qua điện thoại
21 Phản hồiGửi phản hồi mới
  1. Chào anh Anh Văn,

    Cảm ơn anh đã đưa tin,

    Anh vui lòng cho hỏi 45T được giao đến sàn SMX khi nào? Lần thứ 1 & 2 giao bao nhiêu tấn? Và hiện nay có tổng cộng bao nhiêu tấn tiêu thực trong kho ngoại quan SMX?

    Mong nhận được phản hồi sớm từ anh để bà con được rõ

    Nhân đây, theo tôi được biết thì sàn NCDEX của Ấn Độ chỉ dành cho các tay thương buôn Ấn Độ giao dịch thôi. Không cho quốc tịch khác tham gia. Vậy thì tại sao chúng ta lại nói giá giao dịch trên sàn này là giá toàn cầu (thế giới)? Và theo giá này để định giá bán ra?

    Trân trọng,
    Kim Hồng

    • Bạn chịu khó đọc bài báo kỹ hơn. Có những chi tiết trong bài có rồi nên tôi không trả lời nữa bạn nhé !
      -Lần 1 giao 15T cho hợp đồng tháng Tư, nhiều báo đã đưa tin.
      -Lần 2 không rõ, vì sàn SMX không thông báo.
      -Bạn hỏi tồn kho ngoại quan SMX có bao nhiêu tấn tiêu thực? Xin hỏi lại bạn : trong nhà bạn hiện có bao nhiêu tiền? vàng? Bạn có khai không? Người ta chỉ khai khi được đưa ra trao đổi mua bán (do thuế, phí là chính). Tịnh kho? Các cty xuất nhập nhiều hàng rất sợ điều này…
      -Bạn đúng, NCDEX chỉ dành cho thương buôn Ấn giao dịch. Vì thế giới duy nhất chỉ có sàn này giao dịch tiêu tương lai nên giá được dùng để IPC và các nước thành viên tham chiếu mua bán tiêu toàn cầu . Sàn SMX chỉ mới đây, giao dịch còn mỏng lắm.
      Rất vui khi được trao đổi với bạn. Thân ái !

  2. Tiêu Ấn Độ cao hơn tiêu có nguồn gốc khác 800 – 1.200 USD/tấn là do chất lượng và thương hiệu, nhưng với mức đó thì phi lý thật. Hy vọng VPA và các DNXK của VN thấy rõ điều này để tìm cách thu lợi nhuận về cho đất nước. Chỉ khi chúng ta đồng lòng thì chúng ta mới chiến thắng được đối thủ cạnh tranh.
    Còn cứ mượn sàn SMX để ép giá nông dân kiếm lãi thì cách làm thực là thua kém.

  3. Sàn SMX Singapor từ khi ra đời đến giờ khoảng 7 tháng mà giao dịch thành công được 3 lần khoảng 100 tấn tiêu. So ra không bằng Việt Nam xuất khẩu bình quân 1 ngày (khoảng 300 tấn)
    Sàn này gần như giao dịch ảo !

  4. Bạn Cường và Quốc Trung nói đúng. Sàn SMX chơi trò tung hứng, nhăm hù mua tiêu rẻ của VN. Sàn SMX tính cua trong lỗ, định bốc hốt phí giao dịch. Văn phòng có vài mống, lại chơi trò quân xanh quân đỏ. Hàng giấy, giá ảo, luôn thấp xa thị trường thực. Làm gì có kho ngoại quan ở Bình Dương. Không phí lấy gì nuôi nhau, tay nhóm trưởng mắc cỡ bỏ cuộc chuồn rồi.

    Sàn Kochi Ấn Độ giao dịch bao thập kỷ nay, VN luôn tham khảo và tỉnh táo chọn thời điểm tiêu thụ hàng hóa có giá tốt. Chất lượng tiêu VN nay cũng tốt, có giá canh tranh, nên khách hàng mua tiêu VN với số lượng lớn nhất so với các quốc gia khác.

    Giá tiêu tháng 9 tăng dần rồi. Đoàn kết, chiến thắng.

    • Tuy vậy, có 45 T giao qua sàn là thành công đáng kể rồi. Để thực sự làm chủ giá sàn SMX, các nhà KDXK tiêu của VN cần tham gia đặt lệnh, phí cũng còn chấp nhận được. Khi có những lệnh bán đè giá, bán không hợp lý thì mua vào để duy trì giá tiêu thực của nước ta. Còn bình thường thì… mặc kệ nhà đầu cơ tài chính, quân xanh quân đỏ chơi với nhau… Không có lý gì khi giá thị trường trên 6.500 mà giá sàn lại chỉ 6.100-6.200.

      Có lẽ những lời bàn trên giatieu.com khiến cho giá sàn SMX buộc phải tăng chăng?

      Về kho ngoại quan của SMX ở Bình Dương tôi nghĩ là có, tin được công bố rộng rãi khắp thế giới mà. Tôi cũng được biết sàn SMX là của một công ty Ấn Độ đặt tại Singapore.

    • @Hoàng Lân nói “bỏ cuộc chuồn rồi” thì có phải như hôm trước @Tiêu sọ chỉ ra là “bỏ của chạy lấy người”, có phải vậy không các bác?

      Tôi biết sàn giao dịch nào cũng có nhà đầu cơ tài chính chi phối, kiếm lãi. Nhưng chi phối đến mức thao túng như sàn tiêu SMX thì không thể chấp nhận được. Các công ty XK tiêu của mình tuy mỏng vốn nhưng có lợi thế mạnh hơn là mình đang nắm hàng thực kia mà. Không thể để thua một cách dễ dàng vậy!

      Bà con mình thảo luận thế này chắc là họ biết nhỉ. Vậy thì cũng tốt, ít nhất là không quá đáng như hiện nay.

    • Phiên hôm qua giá tiêu trên sàn SMX dở chứng giảm xuống trong khi giá sàn NCDEX vẫn tăng. Tôi thấy vẫn hết sức bèo khi lượng hợp đồng mở trên sàn này quá ít. Gần như nhiều ngày liền cũng không có hđ mở thêm nên giá không tăng nổi…
      Có vẻ sàn này sống không lâu nữa đâu các bác ạ.

  5. Giá tiêu đang ấm dần lên. Mình đang chờ cơ hội là mở kho thôi… Bà con ta cứ tin tưởng giá sẽ cao trong thời gian tới.

  6. Hồ tiêu – một mặt hàng được tiêu thụ nhiều trên thế giới. Hiện nay người đang nắm giữ lượng hồ tiêu được cho là người góp phần đẩy giá lên! Nhưng không phải ai cũng hiểu được thực chất của vấn đề. Đồng lòng mới dễ làm nên việc. Giá tiêu có nhiều khả năng lên cao hơn nữa, Bà con hãy biết nắm lấy cơ hội này

  7. Theo bạn Tiêu sọ sàn SMX là của một công ty Ấn Độ đặt tại Singapor. Hèn gì, đây là một sân sau của Ấn Độ họ đâu dại gì đưa giá sàn SMX lên cao. Lúc nào cũng đè để mua giá cực thấp rồi về bán ở Ân Độ và cả TG với giá khủng. Nhưng tại sao nhà XK VN lại tính giá theo sàn nầy để “thừa gió bẻ măng” ép giá nông dân? Sao họ không nghĩ thoáng một chút để đem ngoại tệ về cho đất nước càng nhiều càng tốt và cũng tốt cho cả nông dân !
    Năm rồi tính theo sàn NCDEX thì năm nay sao lại không? Mặc dù có sàn SMX ra đời nhưng các nhà XK thừa biết là 2 sàn nầy như tay phải tay trái với nhau. Hay là quyền lợi giữa nhà XK và nông dân mâu thuẫn với nhau? Theo tôi thấy nếu tính theo sàn NCDEX thì tiêu đã lên cao từ hồi đầu vụ chứ không lặn hụp như lúc trước đâu.

  8. Giá tiêu nay nóng lên rồi đó.

    Có ai biết cách tính giá để bán tiêu không?
    Tôi thấy thương lái chỗ tôi chỉ đưa ra giá mua cộng thêm bao nhiêu tiền 1 kg so với đầu giá, còn thì không biết họ tính toán để cộng thêm như thế nào cả

  9. @ Hưng Lộc à cách tính giá sơ qua thế này. Tiêu đạt độ ẩm 15%, không lẫn tạp chất, không mốc có trọng lượng riêng một lít đạt 500gam được lấy làm giá chuẩn. Cứ trọng lượng của một đơn vị lít tăng lên bao nhiêu thì được cộng thêm mức tương ứng. Nếu tiêu bạn độ ẩm đạt, sạch đẹp, không mốc có trọng lượng riêng là 550gam một lít thì được tính cộng thêm 10% trọng lượng hay giá trị. Ví dụ giá tiêu báo 140 ngàn/kg, tiêu bạn 550gam thì được tính cộng thêm 14 ngàn cho mỗi kg thành ra 154 ngàn/kg. Nhưng thông thường thương lái hay dùng chiêu cộng thêm ở đơn vị chuẩn một ít để cho người bán thấy được giá mà bán còn thương lái họ lại bớt giá nhiều ở phần cộng thêm. Ví dụ tiêu 140 ngàn thì họ mua 142 ngàn nhưng cộng thêm đáng 10 ngàn thì họ cộng 4 hay 5 ngàn thôi. Chưa kể đến chiêu dụng cụ đong không đầy lít làm giảm đơn vị được cộng.

    • Theo bạn Tiêuphong, trong bài “Người đem sức sống mới cho cây hồ tiêu” về dung trọng, 10g được tính 1% (1 zem) vậy tăng 50g như trên chỉ được tính là 5%, bạn @honam lại là 10% là sao? Mong các bác giúp thêm để bà con tỏ tường.

      Trích bài của bạn Tiêuphong:

      “Kính gởi anh Nguyễn Vịnh. Theo yêu cầu của anh, tôi có tham khảo với mấy người mua bán tiêu và được biết cách tính giá tiêu ở Đồng Nai như sau:

      + Độ ẩm của tiêu được quy định là 15 độ và dung trọng là 500g/lít (vina).
      – Ví dụ: đầu giá của cty thu mua 120.000đ/kg theo độ ẩm và dung lượng như trên. Nếu độ ẩm của tiêu đạt dưới 15 độ, thì mỗi độ được cộng thêm bằng 1% giá trị của sản phẩm (trường hợp tiêu 14 độ thì giá tiêu sẽ là; 120.000đ + 1.200đ = 121.200đ/kg).
      – Ngược lại, nếu tiêu có độ ẩm trên 15 độ thì mỗi độ bị trừ đi 1% giá trị của sản phẩm (tiêu 16 độ thì giá tiêu là: 120.000đ – 1.200đ = 118.800đ/kg).

      +Dung trọng cũng được tính như vậy (10g = 1 zem);
      – Tiêu có dung trọng là 510g/lít thì được cộng thêm 1 zem (120.000 + 1200 = 121.000đ/kg). -> (phải là 121.200đ/kg mới đúng!)
      – Tiêu có dung trọng 490g/lít thì bị trừ mất 1 zem (120.000 – 1.200 = 118.800đ/kg).

      Tôi biết tới đâu nói tới đó, rất mong sự đóng góp của các bạn. Chúc anh và gia đình sức khỏe, hạnh phúc.”

      Chúc bà con khỏe, giá tiêu đang lên, chúc mừng bà con !

  10. Theo tôi thấy đỉnh giá tiêu năm nay sẽ lập vào cuối tháng 10 và giá sẽ tương đương như đỉnh của năm rồi.

  11. Xin chào các anh!
    Cho em hỏi xíu, tiêu nhà em độ ẩm là được 13 độ. Rem thì được gần 6 lạng khoảng 5 lạng 8, mà nhà em bán thì được cộng 17.000d vậy không biết có đúng không nhỉ?
    Chúc các anh sức khỏe!

    Chào bạn.
    Muốn biết giá tiêu, bạn phải cho biết chính xác 4 thông số tiêu xô của bạn là:
    -Đầu giá.
    -Độ ẩm.
    -Dung trọng.
    -Tạp chất.
    Giatieu.com sẽ tính giúp bạn. Thân ái!

  12. Thương lái vẫn có thể ăn gian zem bằng dụng cụ đo. Mà thường thì người dân phải chịu chấp nhận như vậy.

  13. Xin cám ơn bài viết.
    Trước giờ các nhà nông thường buôn bán qua thương lái. Nếu mình tính toán zem độ chính xác thì lại không có người chấp nhận giá đó (vì họ ko còn lời).
    Vậy các bác cho cháu xin ý kiến về nguồn ra nào thường được các bác chọn nhất.

    @Bác Vịnh.
    Cám ơn bác rất nhiều. Lần trước có đăng cám ơn mà web ko nhận.

Gửi phản hồi mới

(?)