Trong tháng 12/2020, giá tiêu đen của Indonesia tăng mạnh tới 8,9%, trong khi Việt Nam tăng 1,7%, Ấn Độ tăng 0,5% và giá tiêu trắng của Trung Quốc tăng 4,7%, Malaysia tăng 2,9%, Việt Nam tăng 1,1%, theo dữ liệu của Cộng đồng Hồ Tiêu Quốc Tế (IPC).
Theo dữ liệu báo cáo sơ bộ của Tổng Cục Hải Quan Việt Nam, xuất khẩu hồ tiêu trong tháng 12/2020 đạt 20.742 tấn hạt tiêu các loại, giảm 2.188 tấn, tức giảm 9,54 % so với tháng trước nhưng lại tăng 4.079 tấn, tức tăng 24,48 % so với cùng kỳ năm trước.
Giá trị kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu trong tháng đạt 57,40 triệu USD, giảm 3,09 triệu USD, tức giảm 5,10 % so với tháng trước nhưng lại tăng 17,24 triệu USD, tức tăng 42,93 % so với cùng kỳ năm trước.
Lũy kế khối lượng xuất khẩu hạt tiêu cả năm 2020 đạt tổng cộng 285.292 tấn tiêu các loại, tăng 1.002 tấn, tức tăng 0,35 % so với khối lượng xuất khẩu cả năm 2019. Tuy nhiên, giá trị kim ngạch xuất khẩu cả năm 2020 đạt tổng cộng 660,57 triệu USD, giảm 53,58 triệu USD, tức giảm 7,50% so với kim ngạch xuất khẩu cả năm 2019.
Giá tiêu xuất khẩu bình quân trong tháng 12/2020 đạt 2.767 USD/tấn, tăng 4,89% so với giá xuất khẩu bình quân của tháng trước và giá xuất khẩu bình quân cả năm 2020 đạt 2.315 USD/tấn, giảm 7,84% so với giá xuất khẩu bình quân cả năm 2019.
Nguồn Anh Văn (giacaphe.vn)
Bao giờ mới quay lại giá tiêu năm 2016 được nhỉ ?!
Thôi mình cứ mơ vậy để mà cố gắng chăm sóc cho tốt và mơ …
Nếu ai có ghi chép cẩn thận dữ liệu giá tiêu sẽ thấy là giá tiêu trong nước đầu năm thấp hơn cùng kỳ 2019 nhưng từ giữa năm đến cuối năm thù cao hơn cùng kỳ đến 40-50%. Trung bình cả năm cao hơn năm ngoái 15-20%.
Trong khi đó thì giá trị xuất khẩu của cả năm giảm 7.5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Xuất khẩu thua lỗ là đúng.
Nông dân không được hưởng lợi là chính xác.
Vậy, tiền vào túi ai?
Theo tôi tìm hiểu thì tiền đã chảy vào túi những tổ chức/cá nhận nhạy bén, tại Việt Nam hoặc các FDI có cơ sở tại Việt Nam. Họ đã mua vào số lượng lớn khi giá thấp và bán ra chốt lời khi giá cao.
Năm nay, kịch bản tương tự sẽ diễn ra với quy mô và biên độ lớn hơn năm ngoái nhiều.
Thời điểm giá thấp nhất dự kiến là từ giờ đến hết tháng 2. Lực lượng đầu cơ sẽ mua mạnh nhưng khống chế không cho giá tăng tương ứng với Đak Nông thu hoạch rộ.
Từ giữa tháng 3 trở đi, lúc này cước tàu bắt đầu giảm và nhu cầu mua hàng bắt đầu tăng thì tôi dự báo là lực lượng có hàng sẽ mua đẩy giá lên để bán chốt lời.
Cây muồng đen nhà mình sao hay bị chết, mọi người biết cây gì tốt hơn ko nhỉ…
Cây muồng đen cũng bị nấm Phytophthora gây bệnh xì mủ chết, cùng loại nấm gây bệnh héo chết nhanh hồ tiêu. Cho nên bạn phải phòng bệnh cho muồng đen cùng lúc với hồ tiêu, hoặc thay thế bằng cây khác để làm trụ sống để giảm thiểu rủi ro.
Tham khảo bài này, tuy hơi cũ : >> http://www.giatieu.com/lua-chon-cay-gi-de-lam-tru-song-cho-ho-tieu/5649/
15 ngày đầu tháng, Việt Nam xuất khẩu 7.241 tấn tiêu, dự kiến 15 ngày cuối tháng 1 lượng xuất khẩu sẽ nhiều hơn và giá sẽ cao hơn so với nửa đầu tháng ( do nhiều công ty XK cố gắng đợi vụ của Đak Nông thu hoạch rộ giá hạ) nhưng vì thời tiết âm u, vụ Đak Nông thu chậm hơn 2 tuần so với dự kiến trước đó, các cty thiếu hàng giao tháng 1 buộc phải kê giá lên để mua.
Dự kiến sau khi mua đủ đơn hàng tháng Giêng, các cty XK sẽ lại ngưng mua trước Tết để tạo áp lực đè giá. Do vậy, ai cần phải thanh toán nợ nần trước Tết không nên tham dự vào cuộc chơi hạn chế bán để chờ giá nhé. Ai vững vàng về tài chính thì nên giữ hàng lại vì khi Việt Nam hết vụ là giá sẽ tăng mạnh.
Mà cũng không cần đợi đến khi Việt Nam hết vụ đâu, Đak Nông thu xong là giá rục rịch tăng rồi…
Kết quả xuất khẩu hạt tiêu nửa đầu tháng 1/2021
Theo báo cáo của Tổng Cục Hải Quan, xuất khẩu trong nửa đầu tháng 1/2021 đạt 7.241 tấn tiêu các loại, với giá trị kim ngạch 20,62 triệu USD, giảm 23,75% về lượng và giảm 10,03% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Giá tiêu xuất khẩu bình quân trong kỳ đạt 2.847 USD/tấn, tăng 2,89% so với giá xuất khẩu bình quân tháng cuối năm 2020.
Cung nhiều thì giá giảm, cung ít thì giá tăng.
Quy luật thị trường là như vậy !