Biểu hiện bệnh, quan sát hồ tiêu và cách chăm sóc (Phần II: Tiêu tơ)

, Trồng và Chăm sóc Tiêu, 795

Bài viết chia sẻ kinh nghiệm của bạn Nguyễn Minh Vịnh ở Cẩm Mỹ, Đồng Nai gửi đến khá dài nên Giatieu.com chia ra làm nhiều phần để bà con dễ dàng tham khảo và đúc rút bài học trong quá trình trồng và chăm sóc tiêu.

>>Đọc phần I: Tiêu con

>>Đọc phần III: Tiêu kinh doanh

>>Đọc phần IV: Tiêu già cỗi

 

Phần II: Tiêu tơ

 Tiêu tơ bà con thường xuyên gặp những biểu hiện sau: Vàng lá, rụng đọt, đọt non kém phát triển, lá non mất sắc tố, lá tiêu non quăn, tiêu bị đốm lá, cháy mép lá, lá non đốm trắng li ti sau đó lá sẽ quăn, thối rễ tơ… Thời kỳ sau khi đôn phần dây chôn dưới đất ở giai đoạn nhạy cảm này rất dể bị tổn thương. Không hẳn quá nhiều mắt rễ dưới đất là tốt. Càng nhiều mắt rễ càng dể bị sâu hại tấn công. Chỉ cần sâu hại tấn công 1 phần trong số mắt rễ đó là cây biểu hiện lên lá ngay. Khi đôn cây nứt rễ rất nhiều. Nếu không bảo vệ kịp thời, để cây bị sâu hại hay nấm tấn công…, cây sẽ phát triển rất kém. Bộ rễ không bị tổn thương hầu như cây sẽ không bị bệnh. Điều này tôi đề cập nhiều lần vì tầm quan trọng của nó.

Ngoài ra khi cắt dây hom để trồng, lúc này cây sẽ bị rối loạn dinh dưỡng, rối loạn sinh lý dẫn đến không nứt chồi được. Hoặc nứt chồi tiêu sẽ bị quăn lá. Bệnh này gọi là tiêu điên. Với bệnh này bà con cần lưu ý một số điểm nhỏ khi cắt hom sẽ không bị tiêu điên. Đó là nên cắt dây hom còn màu xanh.  Để dây chuyển sang màu nâu đen, tức là dây già, thì cây sẽ phát đọt rất chậm.

Trước và sau khi cắt không nên bón phân vô cơ. Không cắt vào thời điểm trời mưa, hoặc nắng gắt. Thời điểm cắt tốt nhất là vào sáng sớm. Để tiêu không bị điên, khi cắt dây hom cần lựa từ cây phải khỏe mạnh, đầy đủ dưỡng chất, cần khử trùng dụng cụ cắt cẩn thận. Bổ sung phân chuồng hoai mục và phân vi sinh trước đó 20 ngày.

Khi thấy cây bị quăn lá bà con nên phòng ngừa côn trùng chích hút.

Lý do tiêu điên thường xuất hiện nhiều ở tiêu tơ năm 1 năm 2 là do ở giai đoạn này cây chủ yếu tập trung vào sinh trưởng. Là điều kiện thuận lợi cho sâu hại côn trùng ký sinh, chích hút, cắn phá lá non phát triển. Đây là tác nhân làm lây lan bệnh thành dịch.

Bà con thường thăm vườn để biết tình hình dịch bệnh. Không phải cứ bị bệnh là phải diệt trừ bằng thuốc hóa học, nếu bị mức độ nhẹ một vài lá bà con diệt trừ bằng cách thủ công cũng được. Dùng tay bứt cái lá đó đi tiêu hủy là xong.

Tiêu điên có rất nhiều nguyên nhân gây ra. Bà con cần tìm hiểu kỹ hơn về phần này.

Tiêu tơ mùa khô rầy trắng hay tấn công. Khi đó giàn lá sẽ trở nên vàng úa. Cách phân biệt giữa rầy trắng, tuyến trùng, nấm gây bệnh vàng lá chết chậm, thiếu dưỡng chất hay đất chua dư axít, nói khó thì cũng không khó, mà nói dễ cũng không dễ chút nào. Chỉ cần lưu ý một vài đặc điểm đặc trưng nhận diện có thể phân biệt được. Bà con ta hay chữa không đúng bệnh với trường hợp này lắm. Tuyến trùng, rầy trắng  rệp sáp thì đi dùng thuốc trị nấm. Bị nấm lại sử dụng biện pháp sinh học nấm ký sinh côn trùng… Vì thế sẽ không hiệu quả.

Vàng lá do tuyến trùng: Lá non sẽ bị teo nhỏ lại bạc màu. Bứt chiếc lá thì nó sẽ khá dai. Cây sẽ vàng đồng loạt, do cây không hút được dinh dưỡng. Cây chỉ vàng nhưng không chết. Làm giảm năng suất. Để ý bộ rễ sẽ thấy cục cục tròn do tuyến trùng xâm nhập vào rễ làm tổ. U sưng, làm nghẹt rễ cây không hút được nước. Ban đầu ở tiêu tơ sẽ không thấy vấn đề gì. Do nó vẫn ra nhiều rễ sinh trưởng mạnh. Nhưng tới giai đoạn kinh doanh lúc này mới biết nó là thế nào. Đây là kẻ thù mà ta sẽ ít khi gặp mặt được nó. Do nó rất nhỏ, là loại giun tròn gây hại cây trồng.

Bị rầy trắng, rệp sáp cũng tương tự như bị tuyến trùng. Tuy nhiên, cây vẫn hút được dinh dưỡng nhiều hơn nên lá chỉ héo héo như thiếu nước. Có một đặc điểm rất dễ nhận biết là tìm xung quanh cây sẽ phát hiện rất nhiều kiến. Kiến lửa hoặc kiến đen cao cẳng. Khi nặng bới nhẹ gốc rễ lên sẽ thấy măng xông màu trắng. Có loại hơi nâu. Về vấn đề rệp sáp, rầy trắng diễn đàn đã có nhiều thảo luận. Mời bà con tham khảo (ở đây)

Vàng lá do nấm chết chậm đặc điểm của nó cũng rất dễ nhận biết. Đó là nhìn đọt non, lươn sẽ thấy bị rụng. Hoặc không phát đọt, cùi đọt lươn. Khi bứt chiếc lá nó sẽ dễ dàng rụng. Thậm chí còn tháo khớp rụng lóng nữa. Dấu hiệu để nhận biết vàng lá chết chậm do nấm thì ít nhiều cũng có lá bị thán thư, cháy mép lá, hay rụng đọt. Rất dễ nhận biết đúng không nào? Bà con chỉ cần bảo vệ bộ rễ khỏe mạnh không bị tuyến trùng rầy trắng thì cây cũng sẽ ít bị bệnh này. Khi rễ tổn thương nấm mới tấn công vào vết thương. Đặc biết là dùng phân vô cơ làm cháy rễ, hay đào xới đứt rễ trong mùa mưa. Với loại bệnh này dùng phân đạm bón cho cây cây sẽ chết ngay lập tức.

Bệnh vàng thiếu dinh dưỡng. Nếu thiếu Mg nhìn lá vàng nhưng gân lá vẫn nổi màu xanh. Vàng lá thiếu Zn thì bẻ chiếc lá bóp vẫn thấy giòn. Chứng tỏ cây chỉ thiếu trung và vi lượng chứ không phải bị bệnh. Lá non thiếu Bo thì 1 bên trắng 1 bên xanh hoặc hai mép lá bạc nhưng ở giữa vẫn xanh…

Với bệnh vàng lá do dư axit cây sẽ vàng đồng loạt. Bón vôi, hạ phèn bổ sung khoáng cây sẽ xanh lại thấy rõ. Bệnh này rất dể nhầm lẫn với nấm bệnh và tuyến trùng. Chỉ cần một tờ giấy quì tím là bà con ta đã có thể tự đo độ pH đất được. Cây tiêu nó có đặc tính rất thú vị. Có lẽ nhiều người sẽ không để ý. Nhưng với đam mê của tôi, những thay đổi dù là nhỏ nhất với cây tiêu cũng không thể thoát khỏi tầm mắt của tôi. Ở đây tôi muốn nói tới đó là giống tiêu. Bà con ta thường trồng rất nhiều giống tiêu. Có giống tím nhạt có giống tím rịm, có giống đọt xanh, có giống đọt trắng… Nhưng giống tốt có khả năng kháng bệnh, cho năng xuất cao, thường là giống đọt tím đậm. Đặc tính đọt của cây hồ tiêu nó cũng thay đổi màu sắc theo độ pH. Đây là điều tôi khám phá được cũng do quan sát hồ tiêu trong vườn. Chắc bà con cũng biết sự thay đổi màu sắc hoa của cây Cẩm Tú, hay sự thay đổi màu của quì tím. Cây hồ tiêu cũng thế.

Ở đây tôi đề cập tới giống tiêu đọt tím. Khi trồng ở đất trung tính màu của đọt non cây tiêu tơ sẽ là tím đậm. Bà con trồng tiêu thấy cây phát đọt tím đậm, mập mạp tím rịm mập ú. Có nghĩa là bà con chăm sóc đạt. Với những vùng đất dư axit, màu của đọt nó không phải thay đổi thành màu đỏ như giấy quì. Nhưng sắc tố tím sẽ giảm, màu nhợt nhạt sang tím trắng, thậm chí chuyển sang màu trắng bệch. Còn trồng vùng dư kềm đọt non sẽ có màu xanh lá mạ, màu tím cũng còn nhưng xanh nhiều hơn.

Cùng một cây mẹ, tôi chiết ra trồng thêm 2 nơi khác. Cây gốc cũ mọc lên đọt tím rịm, một cây trồng gần nguồn nước rửa chén, tắm gội thì đọt nó màu tím nhạt xanh lá mạ, còn cây tôi trồng vùng đất chua thì màu nó như tôi mô tả bên trên. Những thay đổi này rất nhỏ. Bà con nào tinh ý mới phát hiện được. Với tôi muốn giỏi và giỏi hơn nữa thì không thể bỏ qua bất cứ cái gì cho dù là nhỏ nhất.

 Dựa vào đặc tính đó. Bà con ta có thể phán đoán được độ pH của vườn mình mà không cần phải do pH trong đất. Cái này có lẽ cần nhiều kinh nghiệm mới nắm được. Tôi chia sẻ ở đây là tâm huyết. Còn bảo giải thích thêm nữa chắc tôi không biết giải thích thế nào. Muốn học kinh nghiệm này, chỉ cần đo độ pH trong vườn thường xuyên và quan sát màu đọt non. Sẽ nắm được.

Còn một loại nữa là vàng lá do giống, thay đổi lá theo mùa. Như giống Sẻ đất đỏ vào mùa thu lá già chuyển màu vàng, nổi gân xanh hệt như thiếu Mg. Cây hồ tiêu không thay lá như cây phong, cây bàng. Nhưng nó cũng có một số biểu hiện nho nhỏ do mùa. Vì thế bà con cần biết đặc điểm này để khỏi chữa trị tốn kém. Nếu lo lắng chỉ cần phòng ngừa bằng Trichoderma kết hợp phân bón lá sinh học là đủ.

Những điều tôi mô tả là những đặc tính cơ bản còn nhiều yếu tố khác nữa để phát hiện bệnh. Tuy nhiên đòi hỏi một kinh nghiệm nhất định.

Đôi khi nó còn bị 2 đến 3 loại cùng lúc. Thậm chí còn bị cả côn trùng chích hút, và nấm tấn công 1 lúc nữa. Như thế sẽ khó có thể phân biệt chính xác bệnh nào.

Để trị dứt điểm cho những cây này cách tốt nhất là phòng trừ tổng hợp. Cách làm của tôi thế này, bà con có thể tham khảo: Dưới gốc đổ phân sinh học kết hợp thuốc ngừa tuyến trùng rầy trắng. Trên lá xịt phân bón lá kết hợp thuốc BVTV nếu lá non bị côn trùng phá. Hoặc kết hợp Trichoderma nếu không phát hiện côn trùng. Dùng các loại thuốc thông dụng như: Aliete, Romil, Ridomin Mexyl, Coc85, Agrifos 400, Mancozeb, Đồng đỏ, … Trị và ngừa nấm khi dịch bùng phát diện rộng.

Khi kết hợp thuốc phải đọc kỹ hướng dẫn. Xem thành phần của loại mình dùng có kết hợp được không. Nên dùng Wikipedia để tìm hiểu hoạt chất. Một công đôi việc vừa kiểm tra thử có kết hợp được không. Vừa có kiến thức nông nghiệp. Quá tiện phải không bà con?

Tiến hành bỏ vôi và khoáng hạ phèn bổ sung trung và vi lượng

Sau đó tiến hành bỏ phân chuồng hoai mục ủ Trichoderma để cây khỏi tái phát. Nếu không có dùng phân hữu cơ vi sinh đã xử lý.

T2.thieu dinh duong

Trong quá trình thao tác bà con phải năng động. Bệnh nào nặng phải ưu tiên trước. Áp dụng rập khuôn lợi bất cập hại.

Bảo đảm những cây vàng lá sẽ khỏi bất kể bệnh gì. Trường hợp không khỏi nhổ bỏ đốt. Bộ rễ đã hỏng hoàn toàn. Có chăm nữa chỉ có hao công, tốn sức, phí thời gian.

Trường hợp đau lòng nhất là xịt thuốc quá liều hoặc kết hợp thuốc không đúng dẫn đến xảy ra phản ứng hóa học tạo thành chất khác. Để cây rụng lá thê thảm, cháy lá, quăn lá, nám lá… Lúc này bà con sẽ hoang mang. Trường hợp này bà con cần bình tĩnh. Vẫn có thể cứu vãn tình hình bằng cách xịt nước lên rửa bớt thuốc còn tồn dư trên lá. Sau đó xịt bám dính sinh học + Trichoderma sẽ giải độc cho lá. Với bám dính sinh học nếu bà con biết sử dụng còn hạn chế được sương muối nữa. Trường hợp cây bị sương muối cũng áp dụng biện pháp tương tự. Đây là phương pháp trị và ngừa sương muối rất ít người biết. Áp dụng hiệu quả nhất vào lúc tiêu trổ bông gặp sương muối. (hết phần 2)

Giatieu.com

795 Phản hồiGửi phản hồi mới
  1. Cảm ơn bài viết của anh. Rất chi tiết và thiết thực. Tuy nhiên em xin góp ý một vấn đề nhỏ mà bà con mình hay nhầm. Đó là miền nam, miền trung chưa bao giờ có sương muối, miền bắc cũng chỉ thường có ở vùng núi, khi nhiệt độ xuống rất thấp. Khi có sương muối, nước trong tế bào cây cũng bị đóng băng, và nhiệt độ lên, băng tan, tế bào cũng bị tổn thương, rất khó phòng chống.
    Mình cần hiểu đúng thế nào là sương muối, sương giá, sương mai…
    Thân!

  2. Cảm ơn A Vịnh đã viết bài này. Em đã chờ rất lâu, bài viết thật hay và em đã đọc đi đọc lại bài này vài lần rồi để áp dụng vào vườn tiêu của nhà mình. Nhưng em có một số ko hiểu, mong anh giải thích giúp.
    1.anh nói dướí gốc đổ phân sinh học kết hợp tuyến trùng và rầy trắng. Nhưng em ko hiểu như tiêu nhà em thấy mùa khô là thấy rầy trắng nhiều nhưng xịt chứ ko thấy đổ gốc. Anh có thể chỉ em cuối mùa mưa mình ngừa rầy trắng thế nào, đổ gốc cũng được hả anh, mà anh dùng sản phẩm gì vậy.
    2.đất nhà em bị chua có độ pH thấp, có đo rồi (dưới 5). Nhưng em có tham khảo là pH dưới 5 là axít, còn trên 7 là kiềm. Mà đất bị chua là bỏ vôi, mà kiềm bỏ lân. Vậy có đúng ko anh. Mà ý em muốn hỏi là bị chua bỏ lân nung chảy có tăng pH lên ko. Hay bỏ lân chỉ giảm kiềm. Còn đất chua chỉ bỏ vôi. Mong anh phản hồi giúp em. Cảm ơn anh. Chúc anh mạnh khỏe. Thân chào.

    • Đất đã kiềm (pH cao hơn 7) thì không bỏ lân nung chảy, mà nên bỏ lân super, và ngược lại đất axit (pH thấp) thì nên bỏ lân nung chảy như Văn Điển, Ninh bình để điều chỉnh dần pH gần độ trung hòa (ph=7) là thích hợp.
      pH là yếu tố hết sức quan trọng cho môi trường, cho sự sống. Kiềm mạnh, hay axit mạnh đều chết.

  3. Chào hien pleme gia lai!
    Với nhiều người hỏi như thế cứ nghĩ là trêu đùa. Với nông dân thực sự nhiều thứ rất đơn giản nhưng cũng không hề biết đó là chuyện bình thường. Vì không phải ai cũng bắt đầu như nhau.
    Máy tính tôi bị quá tải nên 2 ngày nay phải đi bảo dưỡng. Cho nên những câu hỏi nào tôi chưa kịp trả lời mong bà con thông cảm.
    1. Rầy trắng, rệp sáp ngoài bám lá nó còn làm ổ dưới gốc rễ. Đây là một trong những loại bệnh nguy hiểm.
    Dùng sinh học như nấm ký sinh côn trùng. Hoặc dùng thuốc gốc lân hữu cơ. Thuốc hóa học đều được. Tuy nhiên tôi luôn ưu tiên dùng thuốc sinh học hoặc gốc lân hữu cơ thân thiện với môi trường. Tôi hay dùng thuốc gốc lân hữu cơ dạng hạt. Hiệu quả ngừa bệnh thuốc dạng hạt sẽ cao hơn thuốc dạng nước. Thuốc dạng nước lại có hiệu quả hơn trong việc trị bệnh hay ngừa tuyến trùng. Loại tôi dùng rất thông dụng như: Diazan, Basudin, Furadan, Vibasu…
    2. Đất chua pH thấp cần bổ sung vôi hoặc các thuốc, phân bón có độ kềm cao. Nó sẽ nâng độ pH lên. Hiện nay có nhiều loại lân có thể nâng độ pH lên như: Địa Long, Văn Điển, Sông Gianh… Đa phần các loại này đều có thành phần CaO khoảng từ 20- 40% tùy loại. Mục đích để giảm chua cho đất.
    Lân nung chảy nó có chứa khoảng: 20-35% CaO. Rất hợp với vùng đất dư axít pH thấp. Với vùng đất úng cần phải có SiO2 để tăng khả năng rút nước, tránh vàng lá cho cây. Đây là một loại phân chậm tan rất thân thiện với môi trường. Tuy nhiên cần thận trọng, hàng giả và hàng kém chất lượng hơi bị nhiều.
    Riêng đất kiềm bón các loại như SA…các loại phân bón gốc axit như SO4, Cl, S,… sẽ làm đất trung hòa dần. Rất ít gặp trường hợp đất kềm khi canh tác hồ tiêu. Các vùng đá vôi không thích hợp trồng loại cây này. Do nó cần độ mùn hữu cơ rất dày.
    Thân!

  4. Hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, tiêu chuẩn ma….đã gây thiệt haị cho người tiêu dùng không nhỏ. Nếu là vật tư sản xuất thỉ nó gây ra thiệt hại kép (thiệt hại gây ra thiệt hại thành một chuỗi dài). có người “chạy” giấy chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng, để sản xuất, quảng cáo, cho loại hàng hóa này, mà thu lợi. Khi bị người tiêu dùng đào thải thì họ đổi tên doanh nghiệp, đổi tên sản phẩm và tiếp tục con đường cũ… Để tự bảo vệ mình, người tiêu dùng nên tìm hiểu nơi sản xuất, đóng gói, về: trình độ khoa học kỹ thuật, công nghệ sản xuất, hiệu quả sử dụng…. Khi có nghi ngờ thì báo cho cơ quan chuyên trách biết để kiểm tra chất lượng (mẫu lấy ở các đại lý hoặc nơi người tiêu dùng), và người tiêu dùng thông tin lẫn nhau về hiệu hiệu quả sử dụng loại hàng hóa, vật tư này.

  5. Anh Minh Vịnh ơi. Tiêu tơ nhà em mới trồng, em thấy có những chấm li ti màu trắng dưới lá, vậy đó là rầy hay rệp vậy anh ?

    • @ phan tèo!
      Nó có thể là trứng nhện đỏ, bọ trĩ, hay rệp muội gì đó thôi. Thực sự mà nói tôi cũng chỉ thấy trứng chứ chưa bao giờ thấy con mẹ. Người ta bảo nếu soi kính lúp có thể thấy nó là nhện đỏ. Loại này trị rất đau đầu. Nó rất mau kháng thuốc mà trị hoài không hết. Vòng đời lại rất ngắn. Khi thấy trứng thế ngừa là vừa. 2 lần cách nhau 7-10 ngày.
      Thân!

  6. Chào diễn đàn.
    Hiện nay ở vùng cháu tiêu chết nhiều lắm, nhà ít cũng vài chục trụ mà nhà nhiều thì lên hàng trăm trụ rồi.
    Có điều lạ là không nhà nào chịu chữa chạy cả mà gần như mặc kệ, trụ nào mà không chết thì sống.
    Cháu hỏi thì bác chủ vườn nào cũng tỏ ra bất lực, phó mặc cho trời !
    Cháu sợ rằng nó sẽ lây lan rộng và lây cả vườn nhà cháu nữa. Giờ cháu phải làm sao xin diễn đàn bày cho cháu. Cháu xin cám ơn.

    • Chào cháu.
      Cháu nên tích cực phòng ngừa trước khi bệnh bùng phát. Khi tiêu đã phát bệnh rồi thì chữa trị khó khăn và tốn kém vô cùng, chữa có khỏi thì trụ tiêu đó cũng còi cọc không phát triển nổi.
      Cháu dùng cả 2 loại thuốc diệt nấm + tuyến trùng để sục gốc và xịt khắp vườn, những cây còn yếu thì xịt nhắc lại sau 1 tuần. Sau đó tiến hành cung cấp dinh dưỡng cho cây bằng đổ gốc Amino+tricho và phun bón lá… Tuyệt đối không bón phân hóa học lúc này.
      Cố gắng lên, không lẽ cháu ngồi chờ. Thân

  7. Các bác cho em hỏi. Tiêu nhà em mới trồng tiêu lươn, lá non bị nhiều chấm đem là bệnh gì, cách điều trị. Em vô tìm hiểu mà không tìm ra. Mong các bác co kinh nghiệm chỉ dùm em với. Ở chổ em ít ai trồng tiêu lắm nên em ko biết hỏi ai. Em có mua thuốc trị nấm về phun rồi ko hết.

  8. Không biết chấm đen đó nhỏ li ti mặt sau lá đúng không? Kiểm tra xem thử có phải côn trùng chích hút hay không? Tiêu con mới trồng thường xuyên gặp loại này. Chấm đen là trứng nở rồi. Vết đó có thể là vết chích của nó để lại. Loại này rất khó trị. Thường xuyên thăm vườn phát hiện trứng nhỏ li ti xịt ngừa 2 lần cách nhau 10-15 ngày là vừa.
    Thân!

  9. Dạ em cảm ơn hai anh Nguyễn Trung Trực và anh Cường đã góp ý cho em ạ.
    Ở xã của em mọi người cũng đang rầm rộ đúc trụ trồng cây hồ tiêu, em thấy mấy nhà hàng xóm trồng cây tiêu bước và kinh doanh cho năng suất rất cao 10kg tiêu khô/1 trụ. Cây tiêu mới trồng một năm thì gần phủ trụ, nhưng em thấy mọi người chăm sóc theo lối truyền thống bón phân hóa học rất nhiều.
    Em thấy trên hướng mọi người cách tác cây tiêu theo hướng hữu cơ bền vững và thân thiện với môi trường, chúc diễn đàn ngày càng phát triển và có nhiều kinh nghiệm được chia sẻ như mấy chú mấy anh trên diễn đàn.

  10. Chào Bác Vịnh và Minh Vịnh. Anh bạn gần nhà Văn Dân có một số cây tiêu bị rụng hết lá chỉ trơ lại chùm quả, lúc đầu Văn Dân nghĩ anh này phun thuốc bị ngộ độc, nhưng hỏi kỹ là lâu lắm rồi anh này chưa phun thuốc gì, cho Văn Dân hỏi như vậy tiêu bị bệnh gì, và chữa bằng cách nào ? Xin cảm ơn.
    Thân chào

    • Chào anh Dân!
      Giống đó có thể là giống Sẻ đất đỏ BRVT, không chăm bón cây sẽ thiếu dinh dưỡng. Làm cây bị rụng lá.
      Bón đầy đủ dinh dưỡng cây không suy năm sau sẽ không bị mất mùa.
      Ngoài ra một nguyên nhân nữa có thể là rễ bị tổn thương. Cây nó rụng lá để sống. Dùng phân sinh học hồi phục rễ sẽ khỏi.
      Thân!

    • Cảm ơn Minh Vịnh.
      Đúng như bạn nhận định rồi, hồi chiều Văn Dân hỏi kỹ và xem lại gốc tiêu thì mới phát hiện, do gia đình anh bạn làm tổn thương rễ, anh ấy đào hố ép phân xanh xung quanh gốc tiêu nên bị tổn thương rễ.
      Thân chào

  11. Em có trồng gần 100 trụ tiêu, gần được 1 năm tuổi. Mới trồng lên rất đẹp, nhưng 1 tháng trở lại đây thấy cây nào cũng có lá 1 vài lá vàng, lá có đốm chấm nhỏ, nói chung theo như hình trên của anh Vịnh thì tiêu của em bị hết các bệnh đốm lá thán thư, côn trùng chích hút, thiếu Mg, Kz, một số đọt ra còn có lá bị quăn, đặc biệt kiến làm ổ rất nhiều dưới gốc trụ sống, có 2 gốc bị vàng hết như chết nhanh em đã nhỏ bỏ. Cho em hỏi nếu chữa theo cách tổng hợp như bài viết được không vì tiêu còn nhỏ quá, nhờ anh tư vấn hộ

  12. Chào chú Vịnh và cộng đồng GIA TIEU, cho cháu hỏi chú và cộng đồng tư vấn giúp. Hôm nay ra vườn xem lại đám tiêu tơ 2 năm, qua đợt mưa vừa rồi thấy lá gốc rụng rất nhiều, phần cuống lá bị thâm đen. Xin nhờ chú và cộng đồng tư vấn là bị bệnh gì? Cảm ơn và chúc cộng đồng luôn khỏe.

    • Chào @Nam !
      Do mưa dầm khá dài ngày nên tiêu bị thối rễ non. Có khả năng dễ bị nấm bệnh tấn công.
      Tiến hành khôi phục rễ bằng phân sinh học đổ gốc, phun lá như Biogel, Biosol cây sẽ bung rễ non nhờ có thành phần Auxin. Phòng trừ nấm cơ hội bằng Agrifos, Aliete, Ridolmil Gold…
      Sau cùng dùng phân vi sinh ủ trichoderma hoặc phân sinh học + trichoderma + Pseudomonas bón cho cây.
      Khơi thông mương rảnh, không để xảy ra ngập úng nước trong vườn tiêu.
      Mùa mưa bón phân hóa học thường hay bị hiện tượng này.
      Thân

    • Thân chào chú Nguyễn Vịnh!
      tiêu nhà con bị rụng lá ở gốc và ở cuống lá có vết thâm đen, lá non thì bị vàng giống như thiếu vi lượng chú ơi con có thể kết hợp thuốc trị nấm ridomil gold và phân bón lá vi lượng phun cho cây tiêu để tiêu xanh lại được không ạ? tiêu nhà con trồng được 4 tháng rồi.
      Mong hồi âm từ chú
      Cám ơn chú, chúc chú và gia đình chú nhiều sức khoẻ.

  13. Cảm ơn chú Vịnh! Hôm nay cháu sẽ tiến hành đổ phân chuồng ủ tricho. Kèm theo đổ chế phẩm Biosun139 để phòng ngừa và phục hồi cây. Như vậy có được không chú? Cảm ơn chú nhiều!

    • Chào @Nam.
      Được nhưng chưa đủ. Biosun 139 là chế phẩm rất tốt, chứa nhiều chủng vi sinh có ích, giúp phân giải các dưỡng chất khó tiêu trong đất để cây hấp thu, phòng chống tuyến trùng và một số nấm bệnh khác, chứ không phải là phân bón và không thay thế phân bón. Rất nhiều người nhầm lẫn chỗ này.
      Muốn cây có sức phục hồi cần phải bón phân. Tiêu bị thối rễ nên còn hạn chế, chỉ ăn qua lá.
      Thân.

    • Chào cháu.
      Amino được cây hấp thu tốt nhất là qua rễ, phun lên lá rất hạn chế. Nên dùng phân bón lá 2-3 lần liên tiếp để hồi sức, khi cây có biểu hiện hồi sức rồi mới đổ amino. Thân.

  14. Chú M.Vịnh ơi cho cháu hỏi. Cây tiêu của cháu mới trồng bị con sùng cấn dưới rễ rất nhiều, cháu phải trị như thế nào cho hiệu quả ạ.

    • Chào tài!
      Dùng diazan, basudin, furadan… dạng hạt rắc ngừa.
      Thân!

  15. anh Minh Vịnh! Em là sinh viên. Em muốn tìm hiểu về đốm lá do nấm với địa y như hình số 3 trong 3 hình đầu tiên! Nhưng em tài liệu thì không thấy ai nói gì về đốm lá do địa y này gây ra! Anh có thể giúp e một ít về đốm lá địa y này ko?
    Cảm ơn anh nhiều!

    • Chào hồ thanh sang!
      Riêng chiếc lá ấy bị 2 loại nấm tấn công. Ngoài ra còn một số bệnh về dinh dưỡng nữa.
      Tôi chỉ là nông dân, biết nó và trị nó thế nào. Chứ không tìm hiểu sâu về nó.
      Bạn có thể vào Wikipedia tìm hiểu thêm. Vào bản tiếng Anh sẽ có kiến thức rộng hơn. Tìm theo tên khoa học của nó mới ra tài liệu…
      Thân!

    • Chào anh! anh có thể cho em biết một số loại thuốc hiện nay anh thường sử dụng để phòng trị loại nấm nay không?
      Thân!

    • Chào Hồ Thanh Sang!
      Tôi chỉ sử dụng thuốc thông dụng như bà con sử dụng. Có lẽ tôi dùng hợp lý nên hiệu quả phòng bệnh rất cao. Loại nào tôi dùng cũng được. Ví dụ như: Agrifos 400, aliete, ridomil, metaxyl, EDDY, coc 85, boocdo, mancozeb, đồng đỏ,… Mỗi thứ đều có 1 cái hay riêng.
      Thân!

  16. Chào diễn đàn.
    Các chú các anh vui lòng cho em hỏi tiêu tơ dang phát triển các lá mới ra khoảng 20 ngày trở lại đây phát triển một bên to một bên nhỏ tỉ lệ 2/8. Bên nhỏ lá gần trắng thiếu sắc tố, bên to ở giữa xanh mép thiếu sắc tố. Phân em bón cho tiêu là phân vi sinh dùng cho cây tiêu bón cách đây 45 ngày, vì em mới trồng tiêu chưa có kinh nghiệm không biết tiêu thiếu chất gì vậy, rất mong phản hồi của các chú các anh.
    Chúc cộng đồng giá tiêu có những vụ mùa bội thu !

    • Chào Nguyen van dong!
      Chỉ mô tả thế tôi chỉ có thể phỏng đoán được cây có thể thiếu 1 trong số các chất sau:
      Zn, Bo, Fe, Mn, Mg…
      Thiếu một trong các chất trên đều có thể làm cây mất sắc tố, hoặc thay đổi sắc tố. Có khi cây bị thiếu 1 lúc 2-3 chất cùng lúc.
      45 ngày là cây hết phân rồi. Nên bổ sung phân bón gốc. Luân phiên bằng loại phân khác. Nếu dùng cùng 1 công ty có khi nó sẽ thiếu dưỡng chất. Dùng thêm lân nung chảy sẽ bổ sung thêm 1 số khoáng chất cơ bản.
      Bạn nên kết hợp dùng thêm phân bón lá bổ sung trung vi lượng.
      Dùng nhiều phân chuồng hoai mục ủ Trichoderma cây sẽ phát triển cân đối mà không sợ thừa thứ này thiếu thứ kia.
      Thân!

  17. Chào chú Vịnh! Cho cháu hỏi về vườn tiêu nhà cháu nhờ chú tư vấn giúp: Tiêu tơ nhà cháu đợt mưa dầm tháng trước cháu có bón NPK (1 lạng/ gốc). Sau mưa lá già, lá gốc rụng kha khá, nhờ chú tư vấn cháu dùng thuốc nấm xịt, sau đó đổ gốc tricho ngừa nấm, xịt phân bón lá sau cách li. cháu đổ BiogeL, xịt Biosol. hôm nay (6 ngày) hết đợt mưa vừa qua vẫn thấy lá gốc rụng khá trơ cành gốc. Ngọn vẫn phát triển bình thường, lá non vẫn nở đều đẹp , vườn xanh bình thường. Vậy theo chú có còn bệnh hay rụng lá sinh lí, hay có bệnh gì khác ? Nhờ chú và cộng đồng tư vấn giúp? Cảm ơn chú và cộng đồng nhiều!

    • Chào @nam cumgar
      -Rụng lá già do kết hợp nhiều nguyên nhân: tổn thương rễ tơ vì mưa dầm + tác động của bón phân NPK + xịt thuốc trừ nấm. Nếu bị úng nước nữa thì “tiêu” luôn rồi. May mà chỉ bị nhẹ và đang hồi phục tốt. Tiếp tục chăm sóc bình thường, chú ý kết hợp đổ gốc + bón lá sinh học hữu cơ, chăm bón theo chu kỳ.
      -Mặc dù chú đã nhắc nhở không bón phân hóa học từ đầu tháng 8 mà hình như ít người nghe theo. Có người cho biết vẫn bón NPK bình thường và cây vẫn xanh tốt. Điều này không sai. Cùng mưa dầm, cùng bỏ phân hóa học nhưng mức độ tổn thương sẽ khác nhau, có vườn không sao, có vườn nhiều cây bị vàng lá, cây bị suy vì tổn thương rễ tơ, nấm cơ hội tấn công làm chết khá nhiều mà nguyên nhân chính là do úng nước mức độ khác nhau. Úng nhiều thì chết nhiều, úng ít thì chết ít… Phòng ngừa sâu bệnh không chỉ dùng thuốc mà còn ở khâu chăm bón nữa. Thân

    • Bác Vịnh cho cháu hỏi. Tại nơi cháu ở có trồng tiêu được 11 tháng đợt vừa có mưa. Sau khi mưa lá tiêu rụng rất nhiều. Trước khi mưa nhà cháu đã cho ăn phân có ủ chicodemal phân đã ủ đc 3 tháng. Tiêu rụng rất nhiều lá tươi nhưng cháu thấy đọt vẫn phát triển bình thường. Vậy cho cháu hỏi nguyên nhân vì sao tiêu rụng lá nhiều như vậy

    • Đọt vẫn phát bình thường nhưng vì bị úng cục bộ làm tiêu con thối rễ tơ nên khiến cho lá rụng. Tìm cách phá hố cho đất thông thoáng, chống úng.
      Đổ gốc phân amino các loại hay phân sinh học biogel để hồi phục rễ, tiêu sẽ mau chóng trở lại bình thường. Kết hợp tăng cường nấm đối kháng tricho để phòng bệnh mùa mưa cho tiêu.

  18. Chào namcưmgar!
    Bổ xung phân sinh học amino+trichoderma để cây phục hồi rễ.
    Mình nghĩ do bạn bỏ phân hóa học+mưa dầm nên bộ rễ bị tổn thương.
    Trước đó bạn dùng thuốc nấm nên kết hợp với thuốc trị tuyến trùng. Cây nào không bị vàng xử lý một lần, cây nào bị vàng rụng 20 ngày sau khi sử lý lần một bạn sử lý lại lần hai. Sau đó bạn đổ phân sinh học amino+trico.

  19. Cảm ơn chú Vịnh, @nguyễn quân. Cho cháu hỏi thêm : có anh hàng xóm bảo tiêu bị thán thư trên lá, cháu có nên xịt thêm Tin supe được không ? Có ảnh hưởng đến các chủng nấm cháu mới đổ gốc (1 tuần)? Cảm ơn chú và cộng đồng!

    • -Được. Tilt Super 300EC diệt các bệnh do nấm trên cây tiêu và cà phê, kể cả rệp sáp. Lá tiêu đang non nên cần sử dụng phân thuốc phải đúng liều lượng, tránh làm tổn thương.
      -Tất nhiên là có ảnh hưởng do thuốc trên lá rơi xuống. Nhưng không sao, lo trừ bệnh trước đã, bổ sung nấm hữu ích sau. Tăng cường bón vôi + lân để nâng pH của đất luôn. Thân

    • Rất cám ơn chú ! Cháu sẽ tiến hành trị bệnh và chăm sóc lại vườn. Chúc sức khỏe chú và cộng đồng, cháu sẽ hồi âm lại sau.

  20. Mình chào anh Minh Vịnh. Anh cho mình hỏi cây tiêu mình phun phân bón lá kno3 có được không anh. Phun vào thời điểm nào và phun mấy lần hả anh. Nhờ anh tư vấn dùm, cảm ơn anh nhiều. Thân ái chào anh.

    • Phân bón lá KNO3 chủ yếu chứa đạm và kali, sử dụng rất tốt trước khi cà phê, tiêu ra hoa, giúp hoa nở đều, tăng khả năng đậu trái. Phun 2 lần cách nhau 10-15 ngày. Hiện nay nếu dùng thì phải tăng cường bón thêm lân và các loại phân trung + vi lượng cần thiết khác nữa, để tránh hiện tượng mất cân đối dưỡng chất, dễ nhiễm bệnh, bị vàng lá. Thân

    • Chào anh Nguyễn Thanh Long!
      Được. Dùng vào thời điểm cây cần lượng K cao như làm bông và vào hạt. Còn bao nhiêu lần là tùy vào cách sử dụng của mình.
      Thân!

  21. Cháu chào chú Vịnh. Cháu hiện đang sống ở Gia lai. Năm nay cháu mới trồng được 300 trụ tiêu. Hiện giờ tiêu của cháu đọt lên rất yếu, lá tiêu thì màu bạc trắng nhìn không có chất diệp lục. Vậy hỏi chú tiêu của cháu bệnh gì? Điều trị bằng cách nào? Cháu xin cám ơn chú.

    • Chào Bạn @bui trung kỳ.
      Bạn nói không rõ ràng nên bà con cũng khó mà góp ý, chia sẻ. Theo tôi là tiêu của bạn phát triển yếu có thể do bón lót không đầy đủ, thiếu trung vi lượng nghiêm trọng. Không rõ trước đây trên đất bạn trồng gì, xử lý ra sao…? Tôi còn áng chừng độ pH của đất rất thấp, bạn nên kiểm tra lại để điều chỉnh. Thân .

    • Chào bui trung kỳ!
      Cây mất chất diệp lục nó là biểu hiện của thiếu Fe.
      Bạc lá nó có thể thiếu thêm Zn, Bo.
      Vì thế nên bổ sung thêm trung vi lượng qua lá là ok.
      Chào Tấn 85!
      Bón tốt. Tưới được cây mới hấp thu được. Do cơ chế hoạt động của rễ là phải tiết ra 1 axit yếu mới hấp thu được 2 chất này.
      Thân!

  22. Một tuần trước em có nhân Pseud rồi kết hợp với amino tưới cho tiêu, bữa nay kiểm tra thấy có mốc trắng ở dưới đất. Em không biết dấu hiệu đó tốt hay xấu, mong các chú các anh chia sẻ dùm.

    • Mình thường làm đối chứng để có nhận định (chưa là kết luận) thì sau khi cấy tricho+pseu 1 tuần vào các hố ép xanh, thì có nhiều mảng nấm trắng xuất hiện, (hố không cấy không có). Nhận định > sản phẩm còn hoạt tính và thực hiện thành công.

  23. Chào anh Minh Vịnh! tiêu nhà em được gần hai năm tuổi rồi. Em thấy có cây một dây ác mọc ra nhiều dây ác, còn có cây chỉ có một dây ác leo đơn lẻ trên cọc. Em phải làm sao một dây ác có thể mọc ra nhiều dây ác không? Trồng tiêu chiết vào mùa khô có ảnh hưởng gì đến cây giống và cây vừa mới được cắt giống không ? Mong anh hồi đáp sớm. Chúc anh và gia đình có nhiều sức khỏe.

  24. Chào Hùng!
    Thế thì áp dụng kỹ thuật bấm đọt thôi. Bấm đủ già nó sẽ nứt nhiều đọt ác. Dây còn xanh cắt hay bấm nó sẽ ít bị điên do rối loạn dinh dưỡng. Cái phần lươn gốc nào ra ta cho leo lên trụ cũng áp dụng kỹ thuật bấm đọt cho nứt ác thấp hoặc tháo xuống đôn làm kỹ thuật hỗ sinh. Nó sẽ mau đều trụ.
    Tieu chiết mùa khô cũng không ảnh hưởng gì tới cây giống và cây mẹ nếu đầy đủ nước và phân bón.
    Vết cắt dưới cùng phải thật ngọt tốt nhất dùng dao thật ngọt cắt không nên dùng kéo. Vì nó mới là rễ chính. Nhiều bà con không lưu ý điều này nên thất bại trong việc chiết hoặc trồng. Sẽ làm hao giống.
    Thân!

  25. Chào chú Vịnh! Nhờ chú tư vấn cho cháu một vài thắc mắc nho nhỏ : hòa đồng đỏ để quét tỉ lệ như hướng dẫn hay tỉ lệ 10% ạ ?(gói 200g pha200l nước xịt lên lá , tỉ lệ 1%) có thể thêm chất bám dính để tăng hiệu quả được không? Hiện cháu đang còn hai loại phân đổ gốc định dùng cho lần tới : terra sorb 4 thành phần :amino acids 6% – enzymatic hidrolysis – organic matter 7% N3% – P1% – K2% .và đạm cá alaska của: đạt nông. Cháu định dùng cafe nhỏ tái canh ?

    • @nam cumgar
      -Pha tỷ lệ 1 % để xịt, còn 5-10 % để quét gốc. Thêm bám dính để quét gốc cũng được.
      -Về phân thì chú từ chối trả lời vì vi phạm nguyên tắc phản hồi.
      Nhưng mua rồi thì dùng chứ hỏi gì nữa. Vậy nhé.

  26. Chào chú M.Vịnh.
    Cho con hỏi: mua máy đo độ pH thì có loại nào vừa đo độ pH mà đo được thành phần của đất luôn ko? Nhà con ở Bình Phước, tới mùa khô là tưới cho cây tiêu bằng nước ở dưới suối có độ phèn cao, vậy có ảnh hưởng gì tới đất không?
    Theo kinh nghiệm nhìn đọt đoán độ pH của chú thì con thấy đất của con là đât pH thấp (axit), vậy con tưới nước suối có nồng độ phèn thì nó có thể trung hòa không?
    Tiêu nhà con cũng có gần 200 nọc, nó cứ cùi cùi ko thấy phát triển thêm. Theo chú thì nên làm gì, nó ra trái cũng ít chứ ko nhiều.

    • Chào Binh Phuoc!
      Về dụng cụ đo pH tôi không rành lắm.
      Đất hoặc nước tưới phèn cao không thích hợp với cây hồ tiêu.
      Thường xuyên bón vôi để cải tạo độ chua của đất. Đất pH thấp quá cây khó phát.
      Nên bổ sung nhiều trung vi lượng đặc biệt là sắt. Khi dùng vôi nhiều cây thường thiếu Fe
      Thân!

    • Dạ, cám ơn chú, con sẽ nghiên cứu lại cách bỏ phân của ba con. Ba con toàn ủ vỏ cà phê với vôi, kali, ure, lân, ko có ủ tricho. Con sợ ure bay hơi, kali thì phản ứng với vôi tạo thành hợp chất khó hấp thụ, con còn nhỏ nên khuyên ba con không được với lại con cũng chưa đủ kiến thức và trình độ để ba con nghe theo, đành nhờ chú Vịnh cho chăc ăn,hi…
      Chúc chú luôn khỏe để có những bài viết bổ xung kinh nghiệm cho bà con cô bác làm tiêu mình.

  27. Chào chú Vịnh ! chú cho cháu hỏi một chút : Cháu tưới bã dầu ngâm tricho (khoảng 45-50 ngày) cho tiêu tơ thấy lũ giun ngoi lên ngấp ngoái , có con chết. cháu rất thắc mắc. Trời bắt đầu mưa cháu đổ Biogel cho tiêu, có phải đợi hết mưa dầm không chú ?

    • Chào @nam cumgar
      – Học cách ủ phân bánh dầu ở đâu vậy? Coi chừng ngộ độc hữu cơ, gà vịt ăn, uống phải là toi hết đó.
      -Đợi bớt mưa (mưa nhỏ) rồi đổ phân Biogel gốc. Không để phân bị thấm xuống sâu, lãng phí.
      Thân !

  28. Ủ phân hữu cơ vi sinh từ Bánh dầu :

    Cách làm:
    -Cho vào thùng có nắp đậy 30L nước + 100cc Acid phosphoric trộn lại và dùng đủa tre, gỗ quậy đều (không dùng dụng cụ kim loại).
    -Cho vào 10 kg bánh dầu xay nhỏ vào quậy tiếp cho thật đều, đậy nắp, sau đó mỗi ngày quậy 1 chút cho mau tan.
    -Sau 7 ngày, bổ sung thêm 150g Super lân và 700- 800 cc men thứ cấp, sau đó quậy thật đều và đậy nắp. 10 ngày sau thêm 100cc Enzim Proteaz (men phân rã protein) tiếp tục trộn đều và đậy nắp.
    -Cứ 10 ngày quậy 1 lần thật đều.
    -Đến ngày thứ 45 là hoàn tất, ta sẽ có được 25 L phân bánh dầu đậm đặc, có mùi “thơm” nhẹ.
    Lưu ý:
    -Nguyên liệu cần xay nhỏ để dung dịch mau ngấm, dễ dàng phân hũy
    -Để có men thứ cấp, cách làm như sau: 1L nước + 100g EM2 + 3cc nước mắm + 20g rỉ đường (hoặc đường tán) quậy và để 24 tiếng cho ra men thứ cấp. EM2: là chế phẩm khử mùi hôi
    -Emzim proteaz và EM2: mua tại cửa hàng bán các loại men vi sinh
    -Acid phosphoric: mua ở tiệm bán hóa chất
    Liều lượng sử dụng:
    + Pha 20-30 cc/lít nước: tưới gốc cho các loại cây ăn trái, hoa cảnh, rau màu…
    + Pha 3-4 cc/lít nước: để phun xịt, bón qua lá.

    Chúc các bạn thành công !

    • Chào chú và cộng đồng giatieu.com
      Cháu muốn ngâm ủ phân từ bánh dầu mà ko biết lấy nguồn nguyên liệu từ đâu ạh!
      Cháu tìm hiểu dó là bã của đậu phộng, đậu nành… sau khi ép lấy dầu.
      Thế bã của đậu nành sau khi làm đậu hũ có được không chú!
      (không phải cháu lười đọc, mà hỏi những người có kinh nghiệm trên diễn dàn cho nhanh và chính xác)
      Cháu chân thành cảm ơn!

    • Bạn này khéo nói ! Bánh dầu bán ngoài chợ chứ ở đâu ra.
      Rất tốt, nhưng phải là bã mới sản xuất, sạch sẽ, không để lẫn bụi bặm, tạp khuẩn xâm nhập. Quy trình làm cũng như nhau:
      Bánh dầu xay nhỏ (hay bã đậu), ngâm nước 24 giờ cho nhão, trộn tricho > 3 ngày, cho biogel+EM > 7 ngày, cho dứa, đu đủ chín băm nhỏ, đun nóng khoảng 50 độ C cho vào, đảo đều … xong.
      Tuyệt đối không để hở gió, bụi bặm, ruồi nhặn vào… nhưng không bí hơi.
      (Quy trình bác Nguyễn Vịnh viết đã lâu. Ngày nay cách làm đơn giản hơn nhờ các chế phẩm tích hợp tiện lợi bán sẵn rất nhiều.)
      Chúc bạn thành công !

    • Cảm ơn anh!
      Thế là mai em sẽ đi ra chợ tìm mua, hoặc đến các cơ sở làm đậu hũ xin thử một ít về làm thử nghiệm. Có kết quả em sẽ phản hồi với cộng đồng liền!
      Em rất cầu thị trong việc chăm sóc và xử lý bệnh cho cây hồ tiêu, nhưng vì rất nhiều lý do bây giờ em mới có thời gian nghiên cứu (vì tiêu nhà ra đi gần 1 nửa, tiêu của bà con trong khu vực thì cũng thế, mới trồng thì bị đủ loại bệnh, tiêu già thì chết…).
      Em quyết định nghỉ việc để ở nhà nghiên cứu và tìm thấy cộng đồng giatieu.com !

  29. Chào chú Vịnh…
    Cháu ở Gia lai, vừa rồi cháu mới xuống 500 trụ tiêu, trồng dây ác, tiêu cháu lên 20 – 30 cm ngọn màu tím đậm… lá xanh tốt. Nhưng mà cháu không biết sao tiêu cứ rụng đốt trên cùng… các mắc còn lại vẫn bình thường…
    Cháu có đổ đồng đỏ, thuốc nấm rồi… có xịt thuốc rầy nanora… phân bón lá tất cả đều cách nhau khoảng 13 ngày. Chú cho cháu hỏi tiêu cháu bị bệnh gì…?
    Mong chú trả lời sớm giúp cháu với…nhìn mà xót quá.

    • Chào nguyenquanghuy!
      Thấy bạn xử lý thế tôi cũng thấy e ngại. Chưa chắc nó đã hoàn toàn là do nấm.
      Có thể là tổn thương rễ.
      Có thể là do vi khuẩn nếu rụng đọt mà dây bị thâm đen.
      Có thể là thiếu Ca, Oxi đất hoặc rụng đọt do nước tẩm (nước kết keo), ngập úng…
      Tiếp đến là nấm…
      Phạm rễ do phân vô cơ sau đó nấm tấn công…
      pH thấp đất chua…
      Muốn chữa khỏi bệnh này trước tiên phải khôi phục rễ. Dùng loại nào kích thích ra rễ cho nó khôi phục
      Dùng thêm lân nung chảy bổ sung Si và Ca (nếu chưa dùng)
      Phá ván (xới nhẹ đất cho đất đủ oxi đất). Bón thêm 1 ít vôi bổ sung Ca nâng pH nếu pH thấp.
      Dùng phân sinh học trên lá và dưới gốc kết hợp thuốc ngừa nấm. (sinh học hoặc hóa học)
      Nếu mạch dẫn thâm đen thì bẻ hết phần thâm đen, dùng thuốc kháng sinh. (loại trị bệnh do vi khuẩn)
      Nên dùng thêm axit humic, axit amin cho cây nhanh hồi phục.
      Cuối cùng dùng phân vi sinh, phân chuồng hoai mục ủ trichoderma tránh tái phát.
      Làm được những điều tôi nói trên khả năng cây hồi phục là rất cao. Loại này sẽ là nan y cho người chưa hiểu về nó. Còn hiểu rõ về nó thì cũng khá đơn giàn.
      Thân!

  30. Cháu chào chú Vịnh. Cho cháu hỏi, cháu mói đổ phân biogel được 2 ngày thì mới biết đất của nhà cháu bị chua qúa cháu dịnh bón vôi ngay mà không biết có ảnh hưởng gì tới phận không chú. Cháu nghe nói phân đó không được bón chung với vôi. Vậy cháu có nên bón vôi ngay không chú. Cháu chúc chú và gia đình sức khỏe.

    • Chào cháu @viet minh
      -Phân sinh học hữu cơ không được pha trộn với những gì nhà sản xuất đã khuyến cáo.
      -Cháu không nói rõ đất chua cỡ nào để chú dễ dàng giúp cháu hơn.
      Vì trong phân Biogel đổ gốc có các loại vi khuẩn nên càng không được. Muốn bón vôi phải cách 7-10 ngày sau khi đổ phân, với liều lượng mỗi lần tối đa 100 gr vôi cho 1 m2 ( 1 kg vôi = 10 m2).
      Thân

  31. Cháu cảm ơn chú nhiều. Cháu đo độ pH trong đất là 40. Tiêu nhà cháu bị bạc lá và nổi gân xanh ở lá già. Cháu đã phun vi lượng và kẽm nhìều lần mà không hết.

    • Chào cháu.
      Cháu mới đổ gốc Biogel nên cần có thêm thời gian để cây hồi phục, với lại do đất bị chua nữa. Nếu sử dụng kết hợp với Biosol phun lên lá thì hiệu quả sẽ nhanh hơn.
      Bón vôi theo bác Vịnh hướng dẫn để nâng độ pH từ từ thôi, bón nhiều cây sẽ bị sốc và tiêu diệt cả vi sinh vật hữu ích có trong phân Biogel…

    • Chào bạn @viet minh
      Mục đích của việc bón vôi là nhằm để nâng độ pH của đất lên, nên bạn không tính mấy lần mà khoảng vài tháng bón 1 lần cho ngấm từ từ, đến khi đạt yêu cầu mới thôi.
      Bạn đo độ pH lại, khi nào lên trong khoảng 5,5 – 6,5 là đạt.

  32. Cháu cảm ơn các chú các anh trên diễn đàn. Cho cháu hỏi thêm một câu hỏi nữa. Tiêu nhà cháu bị vàng lá rụng lá ở phần gốc còn phân ngọn vẫn bình thường, cháu đã đổ thuốc agrifos+mancozeb và tervigo+ridomil mà vẫn chưa thấy khỏi. Cháu định dùng đồng đỏ để phun có được không? Một lần nữa cháu chân thành cảm ơn.

    • Chữa bệnh cho tiêu mà bạn dùng phân, thuốc cấp tập vậy thì làm sao mà hiệu quả. Cần có thời gian để phân, thuốc phát huy tác dụng, nếu thấy không hiệu quả bạn mới chuyển sang dùng loại khác chứ. Thực sự cũng không biết tiêu của bạn là loại gì để giúp bạn chính xác hơn. Mình thấy tiêu bạn cũng có thể sắp bị điên vì rối loạn nữa đó!

    • Chào cháu @viet minh
      Những điều cháu hỏi không có gì mới, hầu như trong nhiều bài viết, bài thảo luận trên diễn đàn cũng đã nói khá nhiều về các loại bệnh và cách chữa trị, chăm sóc tiêu… Cháu nên dành thời gian đọc để trang bị cho mình kiến thức hiểu biết sâu sắc hơn. Đặc biệt về bệnh của tiêu không chỉ cháu kể sơ sài qua vài lời là chỉ ra hết vấn đề đâu mà thực tế vô cùng phức tạp. Cháu thấy khắp nơi tiêu bệnh, tiêu chết ngày càng nhiều thì cháu hiểu. Thân

  33. Cháu chào chú Vịnh cùng các anh chị. Năm tới cháu định trồng tiêu và xử lý đất như sau. Trước tiên cháu đào hố bỏ vôi, kế tiếp cháu phun đồng đỏ vào đất và đổ tecvigo, 15 ngày trước khi trồng cháu bỏ basuzin. Cháu làm như vậy có thừa hay thíếu cái gì không, cháu mong chú cùng các anh chị cho cháu một lời khuyên. Cháu xin chân thành cảm ơn.

    • Chào @viet minh
      Chú thấy cái thiếu cực kỳ quan trọng, đó là phân chuồng ủ hoai làm nền.
      Cháu trộn thêm Tricho + Pseud để bỏ sau khi xử lý tuyến trùng. Khi trồng bỏ thêm basudin và đảo trộn đều là được. Thân

  34. Chào chú Vịnh. Chào anh Minh Vịnh. Cho cháu hỏi, tiêu nhà cháu lá có những đốm như bệnh rỉ sắt cà phê, là bênh gì. Vậy. cháu phải dùng thúôc gì để phun. Mong chú và anh tư vấn cho cháu. Cháu xin cảm ơn.

    • Chào cháu.
      Đó là dấu hiệu của bệnh do nấm gây ra, có thể dùng các loại thuốc thông dụng như: Aliete, Ridomin, Metaxyl, Coc85, Agrifos 400, Mancozeb, Đồng đỏ, … hoặc pha booc-do 1% để phun. Nhớ là không nên dùng loại vừa phun lần trước để tránh hiện tượng kháng thuốc. Thân

  35. Chào anh Minh Vịnh cho tôi hỏi một chút nhé.
    Tôi trồng tiêu giống lươn được 5 tháng rồi, lên cao chừng hơn đầu người, có một số ít bị vàng khoảng 7-8 lá ở gốc, cái màu của nó rất vàng. Còn từ nửa cây trở nên thì màu xanh rất đẹp, cành ngọn vẫn phát triển mạnh. Nó
    bị chừng 1 tháng nay rồi, tôi không biết sao nữa. Mong anh chỉ giúp, cám ơn anh nhiều. Thân

    • Chào cháu.
      Vàng lá có nhiều nguyên nhân. Trước tiên là do đất thiếu trung vi lượng, cần bổ sung ngay. Có thể do tiêu bị nhiễm bệnh, chủ yếu là vàng lá chết chậm do nấm, hoặc đất bị tuyến trùng gây hại, sử dụng các loại thuốc như Ridomil Gold + Agrifos 400 hay Tervigo + Aliete… để diệt. Cũng có thể do đất bị chua vì dư acid, bón vôi + lân để nâng độ pH lên… Sau đó dùng phân hữu cơ sinh học đổ gốc, bón lá để hồi phục. Thân

    • Chào @thuyduong.
      Rụng lóng tháo khớp có khá nhiều nguyên nhân, chủ yếu là thối rễ tơ và do nấm. Có thể do bón phân hóa học quá liều hay cuốc xới làm đứt rễ.
      Khắc phục bằng cách dùng Agrifos 400 hoặc thuốc trừ nấm gốc đồng, sục gốc và phun lên lá 2 lần cách nhau 7-10 ngày. Sau đó dùng phân hữu cơ sinh học đổ gốc để hồi phục bộ rễ. Tăng cường sử dụng Tricho + Pseud để phòng bệnh định kỳ. Thân

  36. Chú Vịnh cho cháu hỏi, cháu mới mua được 800 bao phân vịt nhưng rất nhiều trấu giờ thấy khó, không biết nên ủ như thế nào. Mong chú tư vấn giúp cháu cách ủ loại phân này với. Rất cảm ơn chú. Chúc chú sức khỏe dồi dào để bà con nông dân còn được nhờ.

    • Chào cháu.
      -Tham khảo các bài viết về cách ủ phân vi sinh hữu cơ có trên trang web này.
      -Có thể trộn thêm vỏ cà phê để ủ.
      -Muốn tiện hơn thì cháu dùng phân đổ gốc Biogel để ủ. Chỉ hòa với nước rồi tưới lên đống ủ mà không cần thêm bất cứ thứ gì. Thời gian ủ trấu lâu hơn vỏ cà nhiều.
      Thân

  37. Chào chú Vịnh và cộng đồng, cho cháu hỏi cách điều trị và phòng bệnh tuyến trùng với. Cháu trồng 600 trụ tiêu ở Gia lai mà cây tiêu đang bị bệnh tuyến trùng mà ko biết nên mua thuốc loại gì để trị bệnh. Mong chú giải đáp giúp cháu. Cháu cảm ơn chú và cộng đồng.

  38. Chào Minh Tuấn, để trị tuyến trùng bạn có thể sử dụng 1 số loại thuốc hóa học như : Amitage, Vimoca, Tervigo, marhsal. Còn nếu muốn phòng bệnh theo hướng sinh học bạn nên phun Trichoderma có bổ sung thêm dòng Paecilomyces có khả năng đối kháng mạnh với tuyến trùng. Ở những vùng đất bị tuyến trùng nặng bạn nên bổ sung nhiều phân hữu cơ hoai mục sẽ làm giảm mật độ tuyến trùng. Thân chào

  39. Xin chào anh Nguyễn Vịnh, anh Minh Vịnh, xin chào bà con!
    Từ năm ngoái đến năm nay tiêu nhà em bị 1 loại nấm hại tấn công, nấm này xuất hiện trên thân và lá tiêu, nhìn như những mạch rễ chạy trên thân và lá tiêu để hút dinh dưỡng, đi đến đâu lá và thân tiêu chỗ đó chết khô và dính với nhau (do sợi rễ nấm giăng khắp như mạng nhện), nhiều trụ tiêu bị nấm chạy khắp, ảnh hưởng đến năng suất, về lâu dài thì trụ tiêu đó cũng bị nấm đó “ăn” hết. Trong vườn có rất nhiều trụ bị loại này, càng ngày càng tăng, có lẽ bị con ốc sên nó lây từ trụ này qua tru kia. Chứ nấm này vứt xuống đất sẽ chết khô. Em đã thử dùng Aliette, Agrifos-400 + Mancozeb,…xịt lên nhiều lần mà không hết.
    Anh Nguyễn Vịnh, anh Minh Vịnh và bà con ai có kinh nghiệm cho em hỏi cách điều trị dứt điểm loại nấm này với. Em chân thành cảm ơn!

  40. Chào @Liu.bp, đó là một loại nấm corticium (?) dân mình cũng còn gọi nấm mạng nhện, bạn cần phải hái TẤT CẢ các lá đã bị nhiễm (lá khô) và PHẢI đưa ra khỏi rẫy : đốt, rồi hãy xịt aliette, 2 lần cách nhau 2 tuần. Nhưng tôi cũng không hiểu 1, 2 năm sau cũng bị lại, nhắc bạn tuy nó cũng lây lan nhưng lây rất ít không đáng kể. Nếu không diệt, sẽ chết dần tới cả tay tiêu. Chỉ cần dùng Aliette chứ không pha thêm gì khác.

    • Chào chú Lập!

      Cháu cảm ơn chú đã nhiệt tình giúp đỡ. Đúng là nấm đó người ta gọi là nấm mạng nhện như chú nói. Nhưng nếu nhặt tất cả các lá bị bệnh thì khó thật. Mà loại nấm này cũng rất khó diệt. Mong diễn đàn có ai có cách trị triệt để loại nấm mạng nhện này thì xin góp ý chỉ giáo ạ. 1 lần nữa cháu xin cảm ơn chú Lập.

  41. Biểu hiện của tiêu bị ngộ độc phân kali là gì ạ?
    Cây tiêu mà rụng lá, cành, quả thê thảm… chạm nhẹ là rụng và tháo luôn cả khớp thì bị bệnh gì ạ? Cách xử lí là như thế nào ạ?

    • Chào bạn @Đặng Thuận
      -Sự ngộ độc phân kali không gây tác hại mạnh mẽ như đạm, nhưng thường thấy rõ rệt là làm mất magiê, canxi, natri … biểu hiện như lá vàng, lá rụng nhiều, khả năng cây chống chọi với thời tiết bất lợi yếu, khả năng quang hợp kém… dẫn đến cây suy, năng suất sụt giảm.
      -Đó là bệnh rụng lóng tháo khớp do nấm gây ra. Xử lí bằng thuốc trị nấm phổ rộng như bệnh chết nhanh+chết chậm và thuốc trị tuyến trùng . Sau khoảng 10-12 ngày, sử dụng phân hữu cơ sinh học có amino đổ gốc và phun bón lá giúp cây mau hồi phục.
      Trường hợp này dùng phân Biogel+Biosol có hiệu quả phục hồi rất nhanh chóng.
      Thân

  42. Chào chú Nguyễn Vịnh và cộng đồng. Cho cháu hỏi là mùa khô ở Tây Nguyên như thế mình bỏ lân nung chảy có được không ạ. Vì cháu tưới tiêu bằng nước ao đục trắng cháu nghĩ nước bị phèn sợ chua đất nên cháu muốn bỏ lân nung chảy không biết được không ạ. Nhờ chú và cộng đồng tư vấn giúp, cháu xin cảm ơn.

    • Chào cháu @Bích hiền.
      Tại sao phải mò mẫm mà không làm một cách khoa học, trong khi chẳng có gì khó cả.
      Trước tiên, cháu cần đo độ pH của đất vườn lẫn nước ao. Căn cứ vào kết quả đo rồi bón vôi+lân Văn Điển để điều chỉnh từ từ. Không bón 1 lần, nên chia làm 2-3 lần để cây đỡ bị sốc. Bón mùa nắng cần tưới cho hòa tan trong đất. Bón mùa mưa thuận lợi hơn.
      Đo pH của nước bằng lọ thuốc thử pH có tại tiệm bán chim cá cảnh. Đo pH của đất bằng bộ dụng cụ đo mua tại Trung tâm nghiên cứu Đất – Phân miền Nam, số 12 đại lộ Võ Văn Kiệt, Q1 TPHCM. Thân

  43. Chào Chú Vịnh và diễn dàn. Nhờ chú và diễn đàn tư vẫn giúp cháu một thắc mắc là tro của rơm rạ có bón cho tiêu được không ạ. Có phải, hay sử lý gì không ạ. Rất mong chú và diễn đàn giúp đỡ.
    Xin chân thành cảm ơn.

    • Bạn nên đọc lại những thảo luận cũ vì vấn đề này nói đến nhiều rồi, tôi dám chắc nếu bạn đọc hết được cái giatieu.com này thì bạn sẽ biết được 50% rồi đó, chỉ chờ làm thực tế thôi. Tro rơm rạ hay bất cứ gì đốt ra tro, thì nó đều là vô cơ cả, chẳng cần phải ủ chung với gì hết, vì bạn ủ nó cũng như vậy ah, nếu có thì nó cũng mục đi một xíu thôi, thành phần của tro chủ yếu là Kali, hay bón kèm với phân chuồng, với liều lượng phù hợp. Thân!

  44. Cảm ơn chú Vịnh và mọi người đã chia sẻ trên diễn đàn.
    Vườn tiêu nhà cháu có khoảng 1500 nọc (tiêu Vĩnh Linh), có 500 tiêu năm nay năm thứ 2. Nhưng vừa rồi qua mùa mưa vườn tiêu non bị vàng lá hàng loạt, kiểm tra rễ và lá thì có triệu chứng của bệnh tuyến trùng và nấm hồng. Cháu là người bắc mới vào mua vườn đc 6 tháng, cháu ra mua thuốc đủ các loại tervigo, ridomil gold, anvil, rồi suphat đồng, rồi vôi + lân,… Cháu ko biết gì về cây tiêu, ai kêu sao cháu làm đó mà tiêu vẫn vàng, nhiều người vào nói đủ các bệnh, rồi cả thiếu phân, cháu làm theo đủ. H cháu mới biết đến diễn đàn, mong chú và mọi người chỉ giúp . H mùa khô trị bệnh đc ko hay đợi đến mùa mưa ạ ?

    • Chào @Minh Thiệm
      -Mua đủ các loại thuốc chưa đủ, cần phải biết sử dụng thuốc BVTV theo 4 đúng: đúng thuốc, đúng lúc, đúng liều lượng, đúng cách. Nếu không biết sử dụng, có khi tốn tiền mà không có hiệu quả, tiêu bệnh vẫn cứ bệnh.
      -Xác định được tuyến trùng rễ thì dùng Tervigo, Marshal hay Map logic. Còn bệnh nấm hồng sao lại ở rễ?
      -Vàng lá có nhiều nguyên nhân. Kiểm tra độ pH, có khả năng dư acid. Có thể do bón thiếu trung vi lượng, cần bổ sung. Bị hư rễ tơ sau mưa dầm, bón amino hồi phục rễ… Bị nghẹt rễ do đào hố nhỏ. Bón phân vi sinh làm từ than bùn nhiễm phèn nặng. Bón phân chuồng chưa ủ hoai… Thậm chí còn do bón nhiều phân hóa học không cân đối.
      Không đơn giản để giải quyết được ngay khi chưa có kinh nghiệm gì về trồng tiêu.
      Có thể gửi email, tôi sẽ hướng dẫn giúp từng bước để khắc phục.
      Thân

  45. Chào @Đức Hậu
    Trứng côn trùng chích hút. Dùng thuốc diệt côn trùng, loại nhủ dầu để xịt. Pha theo hướng dẫn trên bao bì. Khoảng 10-12 ngày xịt nhắc lại để phòng trừ triệt để.
    Đáp án này lặp quá nhiều trên diễn đàn rồi bạn ơi !

  46. Con chào chú Minh Vịnh. cho cháu hỏi, tiêu nhà cháu nữa trụ thì xanh, nữa trụ thì vàng và cháy lá non. Xin chú chỉ cách cho cháu cách khắt phục. cháu cảm ơn

  47. Chào @nguyễn thương!
    Tiêu nhà cháu bị cháy nắng đó, dùng lưới che bên trên là khỏi.
    Thân.

  48. Chào Chú Vịnh, Anh Vịnh và cộng đồng giatieu.com tên tôi là Nguyễn Trọng Phú ở huyện Đức Cơ tỉnh Gia lai. Về Kỹ thuật đôn tiêu lươn về mặt lý thuyết thì đôn sau khi trồng 12-14 tháng. Tức là vào đầu mùa mưa (mưa một vài trận đầu mùa) đất ấm đôn tiêu rễ non rễ phát triển hơn song thực tế ở địa phương tôi mọi người nói nên đôn tiêu sớm vào màa khô để hạn chế tiêu bị nấm hại tấn công. Tôi mới trồng tiêu lươn năm vửa rồi, nay tiêu đã ra 2 – 3 cặp cành ác nhưng phân vân chưa biết đôn khi nào. Rất mong Chú Vịnh, Anh Vịnh và mọi người chỉ giúp. Tôi chân thành cảm ơn nhiều. Chúc mọi người một năm mới nhiều sức khỏe, an khang thịnh vương.

  49. Chào Chú Vịnh, Anh Vịnh. Mong chú và anh cho ý kiến nhé.
    Về chuẩn bị trước khi đôn tiêu vào mùa khô ở Đức Cơ – Gia Lai, Tôi định thế này:
    Bước 1: Đào rãnh rộng 20-25cm, sâu 15-20 cm cách trụ bê tông khoảng 15-20 cm.
    Bước 2: Lót lân vôi Đia Long khoảng 1,5 – 2 kg, thêm thuốc Diazan hoặc Nocap dạng hạt để phòng trừ tuyến trùng, rập sáp, rầy trắng sau đó tưới nước cho tiêu và cho rãnh đôn cho lân, vôi, thuốc ngấm vào đất.
    Bước 3: 7 ngày sau, trộn phân chuồng hoai mục ủ trichodarma với đất mặt vào rãnh để làm nền. Đồng thời cắt bỏ lá tiêu ở phần dây được đôn và phun thuốc diệt rệp sáp, rầy nâu bám vào rễ tiêu trên trụ.
    Bước 4: 7 – 10 ngày sau đó mới tiến hành hạ dây. Sau đó tủ gốc cho mát, 01 tuần sau khi cây tiêu (phân dây được đôn) đã quen với đất (tất nhiên có lấp 1 lớp đất mỏng để cố định) mới tiến hành tưới thường xuyên khoảng 5 – 7 ngày một lần.
    Rất mong được sự tư vấn giúp đỡ của chú và anh.

    • Chào bạn @Nguyễn Trọng Phú
      Mình thấy qui trình của bạn vậy là khá ổn. Mình chỉ xin góp mấy ý nhỏ.
      1. Xử lý thuốc trừ sâu bệnh trước 1-2 tuần rồi mới bón lót.
      2. Lượng vôi + lân bón lót vậy là quá nhiều, cây dễ bị sốc. Theo mình chỉ cần tối đa là 0,5 kg và bón trộn chung với phân chuồng ủ hoai.
      3. Đảo trộn hố kỹ trước khi đôn và bổ sung tricho + pseud…
      4. Đôn xong bạn tưới nước ngay để thân cây khỏi cháy vì bị đất ủ nóng.
      Chúc bạn thành công.

  50. Chào Nguyễn Trọng Phú. Theo tôi về sử lý bệnh thì bạn nên xem ở vườn hay vùng xung quanh nhà bạn có bị các loại sâu bệnh gì. Tùy theo mật độ dày hay thưa. Trường hợp phòng xa thì bạn nên phòng bằng sinh học chứ không cần thiết phải sử dụng hoá học. Thường thì mọi người chỉ góp ý chung. Còn thực tại thì mình phải chẩn đoán tốt với vườn của mình. Thân.

  51. Chào cháu @Nguyễn Trọng Phú
    Ý kiến bạn @Trang BP và anh @Nguyễn Văn Chinh rất xác đáng. Nếu cần xử lý vườn đã nhiễm bệnh mới dùng thuốc hóa học. Còn nếu để phòng ngừa thì chỉ cần đổ Tricho + Pseud để bảo toàn các vi sinh vật hữu ích sẵn có trong đất. Giảm bớt tồn dư hóa chất độc hại trong đất vườn là điều nên làm.
    Thân

  52. Chào chú Vịnh, anh Nguyễn Văn Chinh và bạn Trang BP.
    Cảm ơn mọi người nhiều lắm.
    Vườn của mình mới trồng năm đầu tiên cho nên ưu tiên sử dụng biện pháp sinh học để canh tác. Để diệt, phòng trừ rệp sáp hại tiêu mình định sử dụng vi nấm 3 màu và các sản phẩm dùng kèm theo. Nhưng bài viết “Rệp sáp – tên vô lại” nói sử dụng vi nấm vào mùa khô có nhược điểm không phát huy hiệu quả cao cho nên mình mới sử dụng biện pháp hóa học để diệt trừ sau đó bổ sung phân chuồng hoai mục trộn với Tricho + Pseud. Nghe chú và các anh chị khuyên vậy chắc cháu sẽ tự tin hơn để làm theo.
    Còn về đôn tiêu vào thời điểm tháng 2-3 (mùa khô) có nên không? xin mọi phân tích kĩ cái được cái không được nhé.
    Một lần nữa xin được cảm ơn mọi người và bạn Trang BP nhé. Chúc mọi người luôn khỏe và làm giàu thành công trên mảnh đất của mình.

  53. Xin chào tất cả mọi người. Mọi người cho cháu hỏi, cháu dùng vi nấm 3 màu để phòng rệp sáp. 15 ngày cháu xịt 1 lần nhưng vẫn bị rệp sáp tấn công. Mùa khô có phải là vi nấm hoạt động kém không ạ.
    Rất mong được mọi người chỉ giúp.

    • Bạn cần sử dụng chế phẩm mới sản xuất vi nấm sẽ hoạt động mạnh hơn.
      Sử dụng vi nấm phòng trừ côn trùng thì không phụ thuộc thời tiết mà dùng khi có côn trùng xuất hiện gây hại.

  54. Chào anh M.Vinh, tôi có một số vấn đề cần hỏi về tiêu mới trồng.
    1. Tiêu tôi mới trồng được 5 tháng, chưa bón trichoderma, vậy 1kg trichoderma thì bón được bao nhiêu gốc thì tốt.
    2. Tiêu ra lá non bị bạc lá và rách nhiều thì bị bệnh gì?
    3.Bị đốm lá xịt thuốc gì thì hiệu quả?
    4. Xịt Bo+Kẽm+siêu lân đỏ có được không?
    5. Bón phân hữu cơ vi sinh có trichoderma vào thời điểm này có hiệu quả không.
    Cám ơn anh.

  55. Chào Hữu Dũng!
    Có bón bao nhiêu cũng là không đủ nếu nền hữu cơ không có. Còn chuẩn thì 1 gốc 20 g là đủ. Khi đó bào tử sẽ tự sinh sản.
    Nó bị một loại sâu rầy chích làm mất sắc tố sau đó lá bị như rách. Bọ trĩ rệp muội, nhện đỏ cũng làm cây bị thế. Ngoài ra còn khả năng là do gió và thiếu dinh dưỡng. Dinh dưỡng có thể là thiếu S, Bo, Mn, Fe…
    đốm lá dùng boocdo, đồng đỏ, aliete, mancozeb, ridomil, metaxyl… đều trị được. Liều lượng và cách dùng theo NSX.
    Có hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào cách dùng của mình.
    Giữ ẩm, có nguồn nuôi là nền hữu cơ thì trichoderma phát triển mọi thời điểm.
    Thân!

  56. Chào anh Minh Vịnh, cho tôi hỏi tiêu nhà tôi bị vàng lá bạc lá non, phần ngọn teo lại, phát triển không được thẳng, và bị rách khô lá non là bị bệnh gì vậy, mong anh chỉ giùm với ạ. Anh nhận được phản hồi thì chỉ giùm với, thấy mà buồn quá anh ơi!

  57. Chào chú Vịnh và các bạn trên diễn đàn. Tiêu nhà cháu mới trồng được hơn 1 năm tuổi và trên lá tiêu xuất hiện 2 triệu chứng như sau: Thứ nhất là lá tiêu non có màu rất nhợt nhạt ko được xanh và khi lá non đã cứng cáp rồi thì lá vẫn nhợt nhạt. Thứ 2 lá tiêu bị cháy đọt đa số là đọt non vết cháy bắt đầu từ ngoài đọt cháy vào khoảng nửa lá và vết cháy có màu nâu chứ ko thâm đen. Cho cháu hỏi đó là bệnh gì và chữa trị thế nào?

    • Chào @tran thanh sang
      -Lá tiêu non nhợt nhạt, không được xanh, thường do thiếu trung vi lượng. Sử dụng phân bón có đủ trung vi lượng như phân hữu cơ sinh học Biogel+Biosol phun và đổ gốc sẽ hết.
      -Lá cháy từ ngoài vào thường do nắng gắt sau đợt thời tiết lạnh kéo dài, hoặc do phun thuốc quá liều, hay phun phân bón lá không đúng lúc.
      Thân

  58. Chào anh Vịnh và cộng đồng cho mình hỏi tí nhé
    Mình trồng tiêu trên cây muồng đen mà ko biết sao dạo này cây muồng hay bị xì mủ, đen thân rồi chết. Có loại thuốc nào trị được ko cho mình biết với, chứ tiêu ko chết mà cây muồng chết thì cũng bằng không.

    • Chào @mai viet
      Bệnh xì mủ trên cây muồng đen là do nấm. Pha dung dịch boocdo 5% dùng chổi (cọ) quét lên vết thương. Chú ý, phải cẩn thận với nồng độ boocdo đậm đặc này, tuyệt đối không để rơi vãi.
      Thân

  59. Chào anh Vịnh
    Cho em hỏi là bệnh vàng lá ở tiêu chuẩn bị thu bói làm cách nào để trị vậy? bị hàng loạt luôn anh. Có thể cho em hướng khắc phục được không ạ. Em cảm ơn.

  60. Chào anh Toản!
    khả năng rệp sáp hay tuyến trùng là rất lớn. Xới nhẹ đất bón diazan dạng hạt trị. Sau đó bón lân nung chảy tưới duy trì độ ẩm. Trên lá xịt phân bón lá sinh học + trichoderma.
    Tiếp đến đổ phân sinh học tự ủ như phân cá, bánh dầu + trichoderma sp trừ nấm ký sinh côn trùng.
    Chắc chắn cây sẽ khỏi.
    Thân!

    • Anh Vịnh ơi cho em hỏi là thời gian giữa lần rải diazan và lân nung chảy khoảng cách là bao nhiêu ngày và từ lần bón lân đến khi đổ gốc phân cây là bao nhiêu. Chân thành cám ơn anh ạh.

    • Chào anh Vịnh!
      Như em đã nói là cây tiêu bị vàng lá ở thời gian thu bói đó anh, chỉ tiêu thu bói mới bị còn tiêu thu hoạch lâu rồi thì bị rất là ít. Em đã dùng thuốc sinh học Agrifos gì đó bơm và đổ gốc thì thấy có hiệu quả lá bớt vàng. Theo anh đó có phải đúng bệnh như anh nói không ạ. Em sợ trị không đúng bệnh quá mong anh cho ý kiến giùm ạ!
      e cảm ơn!

    • Thuốc này trị nấm nhất là những bệnh vàng lá chết chậm rất hữu hiệu, ngoài ra tôi thường dùng nó trong mùa mưa để hạn chế thối rễ tơ + chết nhanh. Nhưng chỉ dùng 1 mình nó thì không chữa dứt hẳn hoàn toàn 100% mà sẽ tái phát. Muốn dứt điểm thì rắc thuốc trị tuyến trùng, rệp sáp dạng hạt như: diazan, basudin, maplogic… hoặc tưới dạng nước như tervigo. Bón lân nung chảy bổ sung trung vi lượng, kích thích rễ mới. Có phân sinh học khôi phục rễ. Sau cùng vẫn phải là phân chuồng hoai mục ủ trichoderma. Nhà tôi trong nhà luôn có phân sinh học và phân chuồng hoai mục ủ trichoderma để chữa bệnh. Có nó có thể chữa hầu hết các loại bệnh.
      Thân!

  61. Chú Vịnh cho cháu hỏi, sử dụng sản phẩm Biogel-Biosol dùng cho tiêu hơn 1 năm tuổi vào thời gian này có tốt không hay mùa mưa dùng tốt hơn. Nếu bón gốc thì trộn chung khi tưới nước hay khi nước vừa rút hết thì hợp lí hơn. Cảm ơn chú.

    • Chào cháu @ Tran thanh sang.
      Mưa hay nắng cây tiêu cũng đều cần được cung cấp dinh dưỡng để phát triển.
      Với tiêu con 1 năm thì đổ gốc sau khi tưới hiệu quả hơn. Pha 1 kg Biogel với 600 – 1.000 lít nước để tưới cho khoảng 300 gốc tiêu con.
      Thân.

  62. Chào anh Vịnh!
    cho em hỏi phân diazan là loại phân gì, ở em là vùng nông thôn nên rất ít bán . Em ở Bình Định

    • Chào cháu @duc duy
      Loại thuốc anh Minh Vịnh nói là thuốc diazan, dạng bột, rắc trong đất để trị rệp sáp hay tuyến trùng rễ. Nếu tìm không có thì cháu mua Vifuran, dạng bột để thay thế cũng được, sử dụng theo hướng dẫn trên bao bì.
      Thân

  63. Chú Nguyễn Vịnh ơi cho cháu hỏi vài câu:
    – Tiêu cháu trồng năm nay bắt đầu bước qua năm thứ 3 có nghĩa là bước vào thu bói, cháu không biết giai đoạn nào mình phun phân gì cho tiêu ra hoa đồng loạt để chuỗi có trái đều hơn?
    – Đang mùa khô nhưng tiêu của cháu bị vàng lá khi xới rễ lên là thấy rễ xưng cục nhiều biết là tuyến trùng cháu đã đỗ tecvigo cách đây 15 ngày nhưng sao cây vẫn chưa có biểu hiện hồi phục? có cần đỗ lại nhiều lần không chú? Có cần đỗ thêm gì và phun gì đễ cây nhanh xanh lại hả chú?
    – Có phải mùa này mình nên bỏ thuốc phòng rệp sáp luôn không?

    • Chào cháu.
      Sau khi đổ thuốc phòng trừ tuyến trùng, công việc trước tiên là cháu phải bón phân để hồi phục rễ và giúp cho tiêu sung. Trường hợp cháu chưa rành chăm sóc thì nên dùng phân hữu cơ sinh học Biogel+Biosol khỏe hơn và hiệu quả hơn hết. Tác dụng tích cực của phân này đã được bà con trao đổi nhiều rồi. Tiêu có sung mới hãm nước làm bông được.
      Thân

  64. Chú Vịnh cho cháu hỏi một câu là tiêu cháu không hiểu sao giờ phát triển kém lắm chú ạ. Đọt và lá non chuyển sang màu vàng nhạt. Lá non nhỏ, đọt non ngắn lại, lá màu xanh đậm giờ màu xanh nhạt nổi gân lên.

    Biểu hiện như vậy bị sao hả chú.

    • Chào cháu.
      Tiêu có triệu chứng thiếu trung vi lượng. Cháu xịt bón lá Biosol 2 lần cách nhau 1 tuần. Nếu lá xanh lại là được. Nhớ tưới nước, luôn giữ ẩm, không để tiêu bị khô dễ phát sinh tiêu điên.
      Thân

  65. Chào bác Vịnh và anh Minh Vịnh. Em ở Đaknong. Bác và anh cho em hỏi tiêu nhà em có 2000 trụ tiêu tơ và 1000 trụ kinh doanh. Tiêu tơ thì lá bị cháy từ đọt lá vào trong, xung quanh vệt cháy có quầng đen, lá non bị xoăn lại. Cành không vươn xa và chậm phát triển. Tiêu kinh doanh thì bị cháy lá nhu vậy. Vậy nó bị bệnh gì và phải dùng thuốc gì ?

  66. Theo anh mô tả nó là thán thư. Nhưng lá non xoăn lại nữa thì có thể bị vi khuẩn tấn công đồng thời. Thậm chí bộ rễ hơi bị tổn thương.
    Anh xịt thuốc trị nấm thông dụng.
    Sau đó khôi phục rễ bằng phân bón sinh học. Cây sẽ khỏi.
    Mùa này tưới không đủ, cây bị cháy nắng không đủ nước và phân bón cây cũng biểu hiện gần giống thán thư, đen lá. Anh nên dùng 1 đợt phân sinh học phun lá trước. Nếu cây hồi thì không cần xịt nấm.
    Thân!

  67. Thưa anh Vịnh. Em nghe người ta bảo quăn lá non và cành không vươn xa chậm phát triển là dấu hiệu của bệnh tiêu điên. Anh cho em biết em phải làm ntn ạ. Đối với bệnh thán thư thì em dùng thuốc shakira 250sc+bretil super+dithane 80wp+antracol xịt có đc ko ah.

    • Chào @Thế vĩnh
      Tôi thấy còn có khả năng cháy lá là do phun thuốc hay phân bón lá trong khi trời đang nắng to.
      Bệnh thán thư chỉ cần phun Shakira là đủ, phun tùm lum lợi bất cập hại (lờn thuốc).
      Chậm phát thì dùng phân, chú ý phân trung vi lượng và đổ gốc các loại amino sinh học.
      Thân

  68. Chào anh Vịnh, anh viết khá chi tiết tuy nhiên tôi xin góp ý như sau. Đã là bệnh tiêu điên thì không chữa được vì nguyên nhân do virus gây hại. Sau khi bà con nd cắt dây tiêu làm giống, cây tiêu bị rối loạn dinh dưỡng dẫn đến quăn lá chúng ta gọi là “triệu chứng tiêu điên” chứ không phải bệnh tiêu điên như anh nói ở trên.

    • Chào pham van chung!
      Nếu dùng chất có tính oxi hóa cực mạnh thì có thể diệt được cả virus. Nếu kết hợp với phytonxit thì không có thứ gì là không thể.
      Phân biệt vi khuẩn nó khác với virus nhé!
      Những bệnh như đen lá, rụng lóng tháo khớp, thâm mạch dẫn, rụng đọt non… là do vi khuẩn. Bệnh này chữa được.
      Còn virus gây hại cây sẽ trở về dạng lùn, xoăn lá, cây bị 1 ít bạch tạng. Rất khó chữa. Đây mới là tiêu điên. Vẫn có cách chữa với trường hợp này. Nhưng tôi luôn khuyên nhổ bỏ, tiêu hủy; 1 tiền gà 3 tiền thóc. Đây chỉ là kiến thức cơ bản.
      Cảm ơn góp ý của anh! Trước khi tôi tư vấn 1 vấn đề gì tôi luôn thận trọng trong từng câu chữ.
      Thân!

  69. Chào diễn đàn. Tôi thấy gần đây mọi người kêu về bệnh tiêu điên nhiều hơn những năm trước. Ở đâu thì không biết, chứ ở Gia Lai thì theo một số nhà khoa học tới tìm hiểu và cho biết hầu như toàn tỉnh đã nhiễm virut điên trên 90%. Chẳng qua là nặng hay nhẹ. Theo tôi bệnh tiêu điên, nguồn bệnh chủ yếu phát sinh từ virut vì ngày trước cũng chăm cắt giống vậy mà rất ít bị điên. Ngày nay virut đã phát tán rộng và nặng hơn. Đã vậy chúng ta không phòng tránh tốt khi chăm sóc để virut lây lan theo cấp số nhân, cộng với chăm sóc hiện tại và cắt giống không đúng nên cây mất cân bằng dinh dưỡng. Vậy nguy cơ bị tiêu điên, lùn rất cao. Vài lời chia sẻ mong mọi người tham khảo.

  70. Biện pháp phòng tránh tiêu điên tốt nhất là trong vườn mới chớm xuất hiện thì nhổ bỏ cây bệnh ngay. Trong vườn có lác đác cây bệnh hoặc xunh quanh hàng xóm đã bị thì không nên cắt giống. Nên dùng dây lươn để nhân giống, chọn những cây mẹ tốt khoẻ, cho năng xuất cao. Bệnh tiêu điên rất thích hợp và nặng hơn khi ta nhân giống bằng dây ác.

  71. Chào cộng đồng giatieu.com.
    Em có 4 câu hỏi, mong cộng đồng giúp đỡ ạ.
    1. Với thời tiết nắng như hiện nay, việc sục gốc để trị tuyến trùng có ảnh hưởng gì đến gốc tiêu không?
    2. Một số cây tiêu đang xanh tươi, đọt non mơn mởn bỗng dưng héo, nhưng lá thì vẫn xanh, không bị vàng lá, khi đào gốc lên xem thì không thấy bị tuyến trùng, cũng không bị thúi gốc, nó là bệnh gì ạ?
    3. Một số cây tiêu phía trên vẫn ra đọt non, tuy nhiêu cổ rễ bị thắt, hơi teo lại, lá từ dưới gốc thì vàng, còn có chấm đen li ti, đã xử lý tuyến trùng cùng amino nhưng không khỏi. Phải chữa làm sao ạ?
    4. Độ pH trong đất hiện nay khoảng 4, nhưng vậy để tăng pH lên 6.5 thì phải bón lượng vôi (sống) là bao nhiêu là được?
    Xin cám ơn ạ.

    • Chào bạn. Mình góp ý với bạn như sau:
      1. Sục gốc trị tuyến trùng mùa nắng đất phải cần đủ ẩm mới hiệu quả. Tốt nhất là bạn sục thuốc ngay sau khi tưới giữ ẩm cho cây.
      2. Chưa đủ cơ sở để kết luận tiêu bị bệnh gì. Hiện tượng này có khả năng do bạn xịt thuốc quá liều hoặc đất thiếu ẩm vì nắng to.
      3. Có hiện tượng đốm lá li ti có thể do nấm hay côn trùng chích hút, lá vàng có thể do thiếu trung vi lượng hay vàng lá sinh lý tự nhiên do chuyển mùa.
      4. Về độ pH thì bạn tham khảo bài này: http://www.giatieu.com/tu-do-do-ph-cua-dat-voi-hop-dung-cu-ph-efs/2987/
      Rất vui được chia sẻ cùng bạn.

    • Chào cháu @Minh Phương
      Hồ tiêu phát triển tốt trong khoảng pH = 5,5 – 6,5 độ.
      Chú ý điều chỉnh độ pH từ từ để cây khỏi bị sốc, nhất là vi sinh vật có ích không bị tiêu diệt do bón vôi quá nhiều trong 1 lần.
      Mỗi lần bón vôi không quá 100 gr/m2 (1 tấn/ha), cách khoảng 2-3 tháng mới bón lại nếu cần.
      Thân

  72. Đề nghị diễn đàn Giatieu.com : Nên sử dụng từ TIÊUĐIÊN để chỉ định bệnh do chính virus gây ra. Bệnh này hiện thời không có thuốc đặc trị (chỉ dùng biện pháp hỗ trợ, cho tiêu khỏe lên và tự nó kháng bệnh như bệnh sốt siêu vi ở người). Với những nguyên nhân khác, nên đặc những tên bệnh khác, để dễ phân biệt.

  73. Chào bác @hienchau
    Cháu hoàn toàn nhất trí với bác. Có những triệu chứng theo cháu cũng không gọi là tiêu điên. Do đó, có thể ngăn cản những sự tìm tòi khám phá để phòng trị một số hiện tượng “quen được gọi là tiêu điên” như nhiều người đã phát biểu.
    Cháu cũng mong Chú (bác) Vịnh lên tiếng về vấn đề này.
    Cháu Trang BP

  74. Chào chú Vịnh và diễn đàn.
    Cháu tính dùng đầu bơm ép để sục gốc (đổ thuốc nấm). Nhưng mà có người nói là sục gốc bằng súng ép thì sẽ làm cho rễ tiêu bị xưng… làm vậy thì sẽ ảnh hưởng nhiều đến dây tiêu…?
    Tiêu cháu trồng đất bằng, cháu lên liếp luôn rồi, bây giờ trời mưa đất no nước, đổ thuốc thì chảy ra ngoài gốc, nên cháu muốn vẫn muốn sục gốc…nhưng sục như thế nào thì cháu không biết…
    Mong chú và diễn đàn hướng dẫn kĩ thuật sục gốc giúp cháu với.
    Cháu chân thành cảm ơn…

  75. Anh Nguyễn Vịnh cho tôi hỏi. Vườn tiêu tôi đang ra bông, quan sát thì thấy các lá non có hiện tượng đốm trắng trên mặt lá. Vườn tiêu đã đổ gốc biogel sau thu hoạch, khi có vài cơn mưa đầu mùa đã xịt phân hóa mầm hoa, và biosol – đổ biogel, tôi đang chuẩn bị bổ sung phân hóa học. Vậy theo anh lá non bị đốm trắng là biểu hiện bệnh hay thiếu phân. Mong anh góp ý.

    • Chào @Trầm Phúc
      Nếu đã dùng biosol+biogel thì loại trừ thiếu phân. Đốm trắng mô tả không rõ ràng, có thể chụp hình lá tiêu và chuyển cho tôi qua email.
      Kiểm tra kỹ có côn trùng (chủ yếu là nhện đỏ) chích hút không? và xử lý theo hướng này.
      Thân

  76. @Phi Nhạn. Ban dùng ống xịt cần dài 0,80m nối vào tay xịt, ngay đầu ống đút một khuc sắt 6 và hàn lại, chừa khoảng 5ly cho thuốc đi ra và cắt nhọn đầu để cắm vào đất bằng bơm cao áp. Bạn yên trí, thường chỉ có 2 loại thuốc cần sục gốc thôi , đó là thuốc trừ tuyến trùng và trừ nấm, nên không sợ vết thương đó t.trùng và nấm nhập vào. Loại đó có bán rất nhiều ở tiệm bán bình xịt… và chung quanh gốc tiêu trung bình sục 6 – 8 lỗ, bạn cắm xuống tới đất cứng và từ từ rút lên, nước thuốc sẽ trào lên trên mặt đất, bạn coi chừng đừng để đất úng nước- cần các mương, hay đào giếng khơi để thoát nước, và bạn nên trồng cỏ lạc dại, đó cũng là cách tránh úng nước.

  77. Nhà cháu năm nay cũng trồng tiêu.trồng dây lươn trên trụ giả + cây muồng đen.

    Đọc bài viết và những comment của bác Vịnh với chú Minh Vịnh thực sự rất có ích. Cảm ơn bác và chú M.Vịnh về những chia sẻ. Mong gia đình bác và chú M.Vịnh luôn khỏe để có thể giúp ích cho bà con nông dân chúng ta nhiều hơn nữa.

  78. Chào chú Nguyễn Vịnh, anh Minh Vịnh.
    Nhà cháu mới mua vườn khoảng 600 trụ tiêu trồng trên trụ cây cao su. tiêu đã qua năm hai nên đã leo trụ được khoảng hơn 2m. Nhưng cháu quan sát thấy cây bị bệnh đốm lá hình như khá nặng ạ, khoảng 1m phía dưới gốc và gần như hết vườn luôn ạ….cháu không biết mức độ bệnh như vậy có thể chữa hết được không ạ hay phải nhổ bỏ trồng mới ạ… Mong chú cho cháu ý kiến. cháu cảm ơn chú ạ!

  79. Chú Vịnh ơi, cho cháu hỏi tiêu mới cắt giống thì bao lâu mới bón phân được vậy chú? và tiêu mới trồng nữa ạ, mà nếu bón thì bón phân gì cho đúng vậy chú? Cháu cảm ơn chú.

    • Chào @ nguyễn hữu tín, tiêu cắt giống rồi thì khoảng 2-3 ngày sau rồi bón phân. Có thể bón tất cả các loại phân để cung cấp dinh dưỡng cho tiêu nhú mầm mới nhanh hơn. Tiêu trồng mới được 20 ngày chúng ta bắt đầu bón phân được, nhưng chỉ đổ loại phân Biogel, không bón phân đạm hóa học vì bộ rễ tiêu lúc này đang non yếu.
      Chúc bạn thành công.

    • Chào @nguyễn hữu tín.
      Tiêu cắt giống không nên bón phân hóa học và tưới nước ngay, để tránh bị sốc làm rối loạn sinh trưởng, nguy cơ dẫn đến bệnh tiêu điên.
      Khi vết cắt khô rồi mới tưới nước và bón các loại phân hữu cơ, hữu cơ vi sinh hay phân sinh học có các chất điều hòa sinh trưởng giúp cây cân bằng và bắn đọt mới.
      Tiêu trồng mới chưa cần bón phân nếu nền hữu cơ đầy đủ. Hoặc đổ phân sinh học Biogel để hỗ trợ cho hệ rễ phát triển trước đã.
      Thân

  80. Xin chào anh Vịnh. Chiều nay em ra thăm vườn tiêu thì em phát hiện dưới lá tiêu có những hạt trắng nhỏ lấm tấm. Đây có phải trứng của loại nhện đỏ không anh, em thấy lo quá. Nếu là phải loại nhện đỏ thì có khó trị không anh, và cách điều trị như thế nào mong anh chỉ giúp. Cảm ơn anh nhiều.

    • Chào @Việt
      -Đó là trứng của một loại nhện đỏ, sinh sôi rất nhanh chóng. Hầu hết các loại thuốc diệt côn trùng dạng EC (nhủ dầu) đều phòng trừ dễ dàng, nhưng phải phun nhắc lại sau 7-10 ngày mới diệt hết nhện con mới nở, pha theo đúng liều lượng hướng dẫn trên bao bì.
      -Mùa này tiêu đang ra bông, khi phun các loại thuốc BVTV phải chú ý, chỉ được phun sau 3 giờ chiều để khỏi làm hư bông.
      Thân

  81. Anh Vịnh ơi? cho em hỏi tiêu nhà em cũng bị nhện đỏ nhiều lắm hầu như gần cả vườn mà tiêu mùa này đang trổ bông em nghe nói phun thuốc sẽ bị hư bông mà để lâu có ảnh hưởng nhiều đến tiêu không anh? Em cảm ơn anh. chúc anh và gia đình luôn luôn mạnh khõe.

    • Bị nhện đỏ chích hút quá nhiều là có nguy cơ dẫn đến bệnh tiêu điên. Bạn phải phun thuốc BVTV diệt ngay, làm đúng theo chú Vịnh trả lời ở trên.

  82. Xin chào các thành viên trong công đồng giá tiêu. Thời tiết đang chuyển dần vào mùa mưa rồi mà tiêu con nhà cháu vẫn chưa được nửa trụ dù cháu có làm đầy đủ các bước từ phân bón tới phân vi sinh (epnon). Vậy cháu mong cộng đồng giá tiêu giúp đỡ cháu với và mọi người cho cháu hỏi phân bón lá sinh học nào mang lại hiệu quả cao nhất từ kinh nghiệm của diễn đàn. Mọi người giúp đõ cháu đang rất hoang mang. Thân cộng đồng!

    • Chào cháu @hoamangyang
      Chú thấy không ai trả lời ý cháu là vì cách cháu hỏi.
      Cháu đã nói “cháu có làm đầy đủ các bước từ …”. Nếu có thiếu hay sai sót hay nhầm lẫn, chưa đủ… thì bà con góp ý, còn biết thế nào để góp ý đây khi cháu đã “làm đầy đủ” ! Với lại, cháu trồng khi nào mà chưa được nửa trụ? Cháu cần rút kinh nghiệm khi hỏi.
      -Cháo nói “epnon” là gì? chú cũng không rõ.

  83. Xin chào công đồng giá tiêu.
    Hôm nay kiểm tra vườn tôi thấy có hiện tượng vài nọc lá héo và rụng bông, chỉ héo lá non. Mới đầu mùa mưa mà đã vậy sợ sẽ bị hết cả vườn, mong cộng đồng giá tiêu tư vấn tôi phải xử lý thế nào, xịt thuốc gì ? Sau thu hoạch tôi có xịt đồng đỏ, cũng xịt thuốc làm bông theo như chỉ dẫn trên diễn đàn, mong cộng đồng tư vấn.

    • Chào @buivan.
      Tiêu bạn triệu chứng như vậy là bị bệnh chết nhanh rồi, ngay bây giờ bạn phải đổ tervigo + ridomil, với liều lượng 200 ml tervigo và 200 gam ridomil một phuy 200 lit nước, đồng thời bạn xịt trên cây bằng thuốc ridomil + phytocide. Sau 15 ngày bạn cũng nhắc lại lần nữa nhưng thay tervigo bằng Cáo sa mạc, tránh kháng thuốc. Cách làm này Văn Dân đã làm của vườn mình năm ngoái đến năm nay thế mà chặn đứng ngay được đó, nhưng mà cây nào bị là chấp nhận rồi, chỉ ngăn chặn ko cho phát triển thôi nghe. Khi mua thuốc BVTV bạn coi chừng gặp phải trường hợp như phóng sự mà VTV1 đã phát chương trình chào buổi sáng ngày 7/7/2014 đó.
      Chúc bạn thành công.

  84. Chào chú Vịnh. Tiêu ở xóm cháu vào thời kỳ kinh doanh 2-5 năm thì chết hết cả vùng. Vườn nhà cháu thì có rệp trắng. Khi cháu đào gốc những cây yếu kém thì nhiều rễ bị thối đen nhưng vẫn có rễ khác còn tươi. Lá non cây trong vườn thường xoăn và trắng bạc, đọt ra rất kém. Độ pH cháu ko biết phương thức kiểm tra. Cháu ko biết do đất hay do chăm sóc mà tiêu trong xóm đều chết. Nhiều hộ thử tái canh nhưng cây phát triển kém. Cháu muốn tái canh trên khu vườn nhưng rất sợ. Nhờ chú tư vấn giúp cháu với.

    • Tiêu có quá nhiều vấn đề. Cách tốt nhất là nên thực hiện chăm sóc theo lối tổng hợp.
      -Đo độ pH bằng máy đo điện tử, hoặc bằng bộ dụng cụ đo (xem thêm ở bài đo độ pH)
      -Xử lý sâu bệnh trong đất bằng Marshal + Romil hay các loại thuốc tương tự.
      -Sau đó, đổ gốc phân sinh học biogel hay các loại amino để phát triển hệ rễ.
      -Cuối cùng dùng nấm trichodrma để phòng ngừa bệnh cho tiêu.
      Nội dung xử lý đất để tái canh đã trao đổi nhiều lần trên diễn đàn, cố gắng tìm đọc thêm

  85. Chào chú Vịnh, anh Vịnh và mọi người trog diễn đàn! cho cháu hỏi ngu tí nhưng chắc sẽ có nhiều người đều băn khoăn như vậy… Cháu xin cám ơn mọi người trước ạ!
    1. Nếu muốn cắt tiêu làm giống thì tháng mấy là thích hợp ạ? Mìh có thể cắt quanh năm được không?
    2. Trời mưa thì có nên cắt giống k?
    3. Bón phân hoá học khoảng bao lâu thì có thể cắt giống được?
    4. Để hạn chế tiêu điên và chết hom thì nên cắt vào thời điểm nào là thích hợp nhất?

    • Chào @Đức Chính
      1. Theo mình biết thì nên cắt vào tháng 6 al, nhưng còn tùy thuộc cây tiêu giống phải đủ già và dưới 2 tuổi thì dây ác mới đạt. Còn tùy từng vùng miền bạn nên chọn thời điểm thích hợp.
      2. Trời mưa dầm thì không nên cắt.
      3. Bón phân hóa học trên 1 tháng là cắt được.
      4. Bạn nên cắt vào thời điểm trời mát đừng quá nắng và đang mưa.
      Trên đây là chút hiểu biết của mình xin chia sẻ cùng mọi người, có sai sót xin mọi người góp ý. Cảm ơn.
      Chúc bạn thành công!

  86. Xin cảm ơn công đồng tieu.com, cảm ơn anh Nông văn Dân.
    Ngày 7/7/2014 tôi có hỏi về việc xử lí tiêu bị bệnh, anh NVDân đã chỉ cách chữa trị , tôi đã làm như anh hướng dẫn, nay kiểm tra thấy tiêu đã xanh trở lại không còn héo nữa, mong rằng sẽ trị được, một lần nữa xin cám ơn, mong rằng diễn đàn này là nơi trao đổi kinh nghiêm, giúp bà con nông dân trồng tiêu phát triển làm giàu.
    Như tôi đã nói là người mới vào nghề vì vậy nếu không biết diễn đàn này khi tiêu bị bệnh không biết mua loai thuốc nào vì hiện nay ra cửa hàng vật tư họ tư vấn hoa cả mắt không biết loại nào cả mà thuốc giả nhiều quá, như phóng sự trên VTV1 đã phát. Mong rằng diễn đàn sẽ luôn luôn đồng hành cùng bà con.

    • Chào @buivan, chào diễn đàn !
      Sau khi diệt nấm bệnh anh đã dùng các loại humate hay amino sinh học để phục hồi rễ chưa, khoan hãy cho phân hoá học nhé, nhiều người vội bỏ phân hoá học dẫn đến cháy rễ non và chết đó. Giống như người hãy cho ăn cháo sau khi ốm dậy, như bón phân sinh học hay phân chuồng ủ hoai. Nếu cây nào còn dấu hiệu bệnh thì dùng nhắc lại, nhưng nên theo đúng liều lượng ghi trên bao bì, nếu dùng hàm lượng thấp đi dẫn đến chậm khỏi bệnh và phải thực hiện nhiều lần, thiệt hại cuối cùng người sử dụng phải chịu. Giống như một số người chữa bệnh theo kiểu câu dầm ấy mà. Chúc anh thành công!

  87. @Hiểu – Lá bạc trắng và sắc tố kém, nổi rõ gân xanh : thiếu calci,
    – Nếu sắc lá kém, và gân xanh nổi rõ, đồng thời mép lá gợn sóng như múi tôn : thiếu kẽm …
    Xịt bổ sung qua lá sẽ hết ngay.

  88. Chào chú Vịnh. Tiêu nhà cháu mới vừa xuống dây ác đầu mùa mưa năm nay, cháu định vào mùa nắng năm nay cháu làm giàn ở trên để trồng bí chanh kết hợp che mát cho tiêu luôn. Chú cho cháu hỏi nếu trồng bí chanh như vậy thì có ảnh hưởng bệnh tới tiêu và có đủ ánh sáng cho tiêu phát triển không chú? Mong hồi âm của chú. Cảm ơn chú!

    • Chào cháu @ Nguyễn Văn Hải, nếu tiêu cháu trồng trụ sống thì không cần làm giàn che, chỉ cần gần hết mùa mưa cháu không tỉa cành nữa là cây đủ bóng mát rồi, còn nếu cháu trồng trụ chết thì chỉ che sơ thôi, chứ cháu làm giàn trồng bí thì lợi bất cập hại :
      1/ khi bí phủ kín giàn thì cây tiêu không còn gì ánh sáng, tiêu sẽ không ra cành được.
      2/ khi bí có trái rất nặng, nó sẽ kéo trụ nghiêng, thậm chí trụ kéo nhau đổ.
      Năm 2013 ở Cư Kuin có nhà bị đổ hết vườn gần 300 trụ tiêu đã phủ trụ, do ông này quá cẩn thận chằng giữ cây này qua cây khác hết cả vườn vậy, khi gió xô gãy một trụ vậy là kéo theo đi hết luôn. Cháu không cần lo tiêu bị bệnh nữa.
      Vài ý cùng cháu.

  89. Xin chào bà con cho cháu hỏi ở Gia Lai mùa này mưa dầm có bón phân hóa học cho tiêu đang ra trái có được không ạ? Nếu mình bón phân Biogel và Biosol ba lần trong mùa mưa thay thế cho phân hóa học vậy tiêu có đủ chất sinh trường không ạ.

    • Mưa dầm làm thối rễ tơ, bón phân hóa học lúc này tiêu dễ chết. Lượng Biogel+Biosol được nhà sản xuất khuyến cáo chỉ mới giảm khoảng 30% phân hóa học. Bạn cần tính toán cho hợp lý, ví dụ tăng số lần sử dụng, bón thêm phân chuồng ủ hoai, hữu cơ vi sinh các loại, bón phân hóa học khi thuận lợi với liều lượng không gây tác hại…

  90. Chào @ Tiến Đạt tiêu nhà bạn có những chấm tròn màu nâu đó là nấm Tảo đỏ. Loại nấm này ký sinh trên cây tiêu quanh năm làm cho cây lụi từ từ vì thiếu dinh dưỡng. Bệnh không chỉ bị ở lá mà cành, thân và quả lúc trưởng thành đều có, tuy nhiên quan sát tại lá thấy rõ vết bệnh hơn. Trị bằng cách phun các thuốc có gốc đồng như Champion, Coc 85 hay Đồng đỏ, phun kỹ sẽ hết. Nhưng các loại thuốc này không được phun lúc cây đang ra hoa và mới đậu quả vì sẽ làm rụng quả. Tốt nhất bạn nên phun vào lúc vừa thu hoạch xong hay còn gọi là rửa cây để cho việc sử dụng thuốc được hiệu quả cao.

  91. Chào chú Vịnh và tất cả mọi người trong giá tiêu. Cháu có một thắc mắc mong được mọi người giúp đỡ: Khi mình trồng tiêu theo phương pháp đắp đất vào gốc có hình giống mai rùa thì bón phân như thế nào để cây hấp thụ dinh dưỡng một cách tốt nhất ạ! cháu rất mong nhận được hồi âm sớm của chú và tất cả mọi người…

    • Đắp đất để ngăn chặn nước đọng ở gốc hạn chế mầm bệnh tấn công vùng cổ rễ, nhưng không ngăn được nước thấm xuống rễ nên bạn an tâm, cứ bón như trước là được.

    • Chào @ lê vinh. Vun đất vào gốc tiêu hình mai rùa là để ngăn không cho nước đọng ở gốc, làm cho nấm phytophthora không có nơi trú ngụ. Còn việc thấm phân như ý của bạn Trung Anh đã trả lời. Hơn nữa bón phân rải đều quanh tán lá, chứ có phải ném thẳng vào gốc đâu.

    • Xin chân thành cảm ơn anh Nông Văn Dân và Trung Anh !
      Chúc chú Vịnh và tất cả mọi người trong diễn đàn thật nhiều sức khoẻ….

  92. Chào cộng đồng giatieu.com Cho cháu hỏi, thời điểm mưa dầm này tiêu tơ nhà cháu bị vàng lá, rụng khớp và teo ngọn. Đầu mùa mưa cháu đã đổ tervigo và ridomil, vậy cháu phải dùng thuốc gì. Mong cộng đồng giúp cháu với. Cháu rất cảm ơn

    • Chào cháu @Trần Đức Khánh
      Vàng lá, rụng khớp, teo ngọn là tiêu bị khá nhiều bệnh, cần giải quyết lần lượt theo cách chăm sóc tổng hợp.
      Đâu phải đổ thuốc rồi là không mắc bệnh nữa. Ví dụ như cháu đâu bụng, uống thuốc … là suốt đời sẽ không đau bụng nữa ? Huống gì diện tích trồng tiêu tràn lan như hiện nay thì việc tái nhiễm là rất dễ xảy ra. Vườn cháu vừa diệt sạch bệnh, nhưng chỉ cần một cơn gió thổi qua sẽ có muôn vàn bào tử nấm bệnh phát tán theo, cháu ngăn cản cách nào?
      Mưa dầm thường làm thối rễ tơ, nấm bệnh cơ hội xâm nhập gây hại làm tiêu rụng lóng, tháo khớp. Không cách nào khác là… thuốc hóa học. Cháu ngán thuốc chưa? Nhớ đổi thuốc, không trùng lặp với loại đã dùng lần trước. Cháu có thể dùng Agri-fos 400 cho lần này. Phun bón lá biosol để trợ sức cho tiêu. Tuyệt đối không dùng phân hóa học vì rễ đang yếu do mưa dầm. Sau đó đổ amino, đạm cá, bánh dầu hay biogel để tiêu hồi phục hệ rễ và tăng sức… Nhớ kiểm tra và xử lý không để cho nước đọng lại ở gốc tiêu, bảo đảm sau mưa là gốc phải khô ráo.
      Tại sao sau khi đổ thuốc lần trước cháu không dùng nấm đối kháng trichoderma để phòng bệnh cho tiêu? Cháu cần phân biệt phòng bệnh và chữa bệnh là khác nhau chứ !
      Thân

  93. Chú Vịnh ơi!
    Tiêu nhà cháu năm nay năm thứ 2, sau đợt mưa nhiều, lá bị vàng vàng, rũ rũ cả vườn, đọt non ra thì rụng đốt hết, có vài trụ ra lá non được thì không cân lá, bên tròn bên méo, lại bị trắng trắng như thiếu vi lượng. Cháu nghi do nước nhiều quá làm cây bị thối rễ nên có đào mương cho thoát nước, nhưng cây vẫn vàng.
    Hơn nữa có vài trụ lá tiêu già bị nấm gì đó làm khô lá, sau đó dính vào lá tiêu khác và làm khô lá tiêu đó luôn. Cháu gỡ hai lá ra thì thấy có chất dính màu trắng như mạng nhên vậy. Lá tiêu khô, không rụng mà cứ dính trên cây, bị khá nhiều. Chú cho cháu hỏi đó là nấm gì, và điều trị thế nào ạ !

    Cảm ơn chú.

    • -Trời mưa nhiều, cây thiếu ánh sáng để quang hợp nên dễ bị suy dinh dưỡng, lá trông nhợt nhạt, không xanh mướt như tiêu khỏe. Tranh thủ lúc tạnh ráo phun phân bón lá sinh học biosol để cung cấp dinh dưỡng kịp thời.
      -Tiêu bị nấm mạng nhện, dùng thuốc Aliette hay thuốc gốc đồng như Coc 85, đồng đỏ, booc do 1%, sẽ khỏi.
      Sau mưa, đổ phân sinh học biogel, hay các loại anino, đạm cá, bánh dầu… để hồi phục rễ và tăng sức cho tiêu. Chú ý tăng cường trichoderma để phòng chống các bệnh cơ hội như chết nhanh chết chậm, thối thân…

  94. Cho cháu hỏi, cháu có hơn 100 trụ tiêu năm nay vào kinh doanh. Cháu có nên phòng bệnh chết nhanh, chết chậm và trị truyến trùng ở giữa mùa mưa này không chú? Và thuốc nào hiệu quả vậy chú ? Nếu được mong chú chỉ cháu cách dùng thuốc nào trước, thuốc nào sau. Cháu cảm ơn chú nhiều.

    • Chào bạn. Sao lại nên hay không nên?
      Phòng bệnh cho cây tiêu mùa mưa là việc cấp bách vì hiện nay đã có nhiều vườn đang phát bệnh. Bạn phòng bằng cách dùng nấm đối kháng trichoderma bón gốc, có thể phun thêm trên cây nhưng chú ý trời mưa.
      Trị tuyến trùng vào mùa khô ráo sẽ hiệu quả cao hơn. Khi đã bị tuyến trùng nặng thì cần diệt ngay để tiêu có sức chống chịu với các bệnh lây nhiễm khác. Mùa mưa, độ ẩm của đất cao, bạn pha thuốc tăng đậm thêm 10 % liều lượng là được. Dùng thuốc Tervigo hay Marshal đều được. Nhớ đổ thuốc diệt tuyến trùng trước, 3-4 tuần sau mới dùng nấm tricho phòng bệnh.

  95. Xin cộng đồng cho cháu ý kiến. Cháu có nghe mọi người bảo trị tuyến trùng bằng thuốc sincocin + agrispon mà cháu thấy thành phần chính là cytokinin mà theo cháu tìm hiểu thì đây là chất điều hoà sinh trưởng mà sao lại trị tuyến trùng được?

    • chào cháu @Thanh sang.
      Cháu hỏi đúng chỗ ngứa của bác rồi đó. Đây là vấn đề rất mới của công nghệ sinh học hiện đại, bác nói gọn thôi nhé:
      -Cytokinin là một hocmon sinh trưởng được phát hiện sau auxin và giberelin, có chức năng đánh thức các mầm ngủ của cây nên được dùng để kích thích cho cây ra nhiều bông hơn.
      -Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, cytokinin sinh ra một số acid, lại là độc tố tiêu diệt tuyến trùng, đặc biệt là các tuyến trùng gây nốt sần trên hệ rễ của cây trồng. Đây là phát hiện rất mới, nên các nhà sản xuất thuốc BVTV đăng ký chất cytokinin diệt tuyến trùng là vậy.
      Ở nước ta, thuốc chứa hoạt chất cytokinin đăng ký diệt tuyến trùng chưa nhiều, chỉ mới vài thương hiệu như : Sincocin, Geno, Etobon,… và nhiều thương hiệu đăng ký dưới dạng thuốc kích thích sinh trưởng, nảy mầm…
      -Bác thấy trong phân sinh học Biogel+Biosol có chứa cả 3 hocmon sinh trưởng này rất tiện lợi nên bác tích cực giới thiệu, vì bà con chỉ tốn tiền một lần mà khỏi tốn thêm tiền mua chất này chất nọ nữa.
      Có lần, một người quen vào cửa hàng thuốc BVTV với mấy chai biosol trong tay, nhưng nghe anh bán thuốc hù cho một trận, sợ quá, ôm thêm một đống thuốc kích thích, siêu này siêu nọ nữa. Ghé vào nhà bác khoe làm bác cười đau cả ruột.
      Thậm chí, có người còn cho rằng trên giatieu.com chỉ hay nói biosol+biogel mà chắc gì thuốc này đã tốt (?). Nhân đây, tôi cũng trả lời là giatieu.com chưa hề coi nó là thuốc, bằng chứng như tác dụng trị tuyến trùng cũng chỉ được nói trên bài giới thiệu 1 câu dịch theo bản gốc đăng ký bên Ấn Độ : “Giúp hạn chế tuyến trùng, các bệnh nấm tập trung vùng rễ”. Đơn giản vì biogel+biosol đăng ký là phân, thế thôi.
      Hy vọng cháu hiểu rõ.
      Thân

  96. chào chú Vịnh, chào cộng đồng. Cho cháu hỏi tiêu nhà cháu là tiêu già ra bông rồi nhưng mà giờ nó rụng rất nhiều hốt lại cũng khoảng nửa nắm lạ thay là nó ko rụng đồng lọat chỉ những trụ tốt nó mới rụng nhiều như vậy. Cho cháu hỏi là tiêu nhà cháu nó bị sao vậy ak và chỉ cho cháu cách khắc phục với ak chứ cứ cái đà này cháu thấy lo quá ! Cháu cảm ơn

  97. Bạn dùng phân sinh học Biosol+Biogel cho cây lúc này để chặn đứng hiện tượng rụng bông là tuyệt vời luôn. Chất điều hòa sinh trưởng Auxin, Cytokinin, GA3 cùng các chất trung-vi lượng có trong phân này sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề một cách đơn giản nhất.

  98. Cho mình cảm ơn @ho nam và mọi người. Nay là lần đầu mình trồng tiêu nên cũng chưa có kinh nghiệm gì. Mong mọi người giúp đỡ nhiều hơn.

  99. Chào diễn đàn!
    Cho cháu hỏi cháu phun ridomil gold 68wp vào buổi chiều và sáng hôm sau cháu muốn đổ tuyến trùng có được ko? Hay thời gian cách ly là 10-15 ngày sau mình mới đổ tuyến trùng được.
    Cháu xin cám ơn!

    • Phải cách ly hay có thể kết hợp, pha chung, còn tùy thuộc vào việc bạn sử dụng những loại thuốc gì? nhà sản xuất có cho phép hay không? chứ không phải do bạn muốn.
      Nếu không rõ thì nên cách ly thời gian khoảng 2-3 tuần là được.

  100. Chào anh Vịnh và mọi người. Cho em hỏi bón phân bò có trộn trichoderma. Mầy bửa sau thầy có mối ở phân bò .mình dùng thuốc vibasu để trừ mối có ảnh hưởng đến trichoderma không.

  101. Chắc chắn sẽ gây chết Tricoderma. Bạn thử diệt mối bằng nấm xanh Metarhizium xem nào, khi pha nấm xanh nhớ cho thêm mật đường để nấm hoạt động mạnh

    • Sau khi dùng nấm ký sinh côn trùng phải chú ý bổ sung nấm đối kháng tricho phòng bệnh vì 2 loại này ức chế lẫn nhau. Cách ly khoảng 15 ngày.

  102. Chào cộng đồng giá tiêu!
    Cho cháu hỏi là tiêu nhà cháu bị vàng lá, cũng có rụng đốt,trên lá xuất hiện chấm li ti, và 1 số cây thì bị cháy bìa lá 1/2 lá, vừa qua cháu có phun Ridomil Gold và đổ gốc trị tuyến trùng, bây giờ cháu muốn đổ gốc và đồng thời song song ở trên phun Coc85 có được k? hay có thể dùng đồng đỏ đổ gốc còn phun Coc85 ở trên. Cho cháu hỏi thêm đổ tuyến trùng thuốc : cáo sa mạc, nocap… mình có thể kết hợp với Ridomil Gold được k? hay chỉ với Tervigo. Cháu xin cám ơn!

  103. Xin chào chú Vịnh! Chào bà con cho cháu hỏi một vấn đề ạ.
    Tiêu nhà cháu trồng năm trước năm nay định cắt giống, nhưng không biết vì sao lên được nửa trụ thì đọt non bị quăn hết, lá mất sắt tố hiện tượng tiêu điên, vậy cháu phải khắc phục bằng cách nào ạ! Cháu không biết nguyên nhân vì sao như vậy xin bà con tư vấn dùm cháu. Cháu xin cám ơn!

    • Khả năng vườn bạn đã bị bệnh tiêu điên, tuy nhiên nội dung bạn hỏi được trao đổi khá nhiều lần trên diễn đàn rồi. Mong bạn cần tìm đọc và lựa chọn cho mình một biện pháp hợp lý.

  104. Chào chú Vịnh… và bà con cho mình hỏi.
    1. Nếu bị ngộ độc kali cây không hấp thu được một số trung vi lượng dẩn đến lá trắng nổi gân xanh…. phải không?
    2. Cây bị ngộ độc kali thì cách khắc phục ra sao ạ.
    Xin cảm ơn chú và bà con.

    • Dư kali làm cây bị ức chế, không hấp thu được một số trung-vi lượng như canxi, magiê làm cho lá cây có hiện tượng như trên.
      Cách khắc phục đơn giản là phun phân bón lá để cung cấp bổ sung trung-vi lượng và điều hòa sinh trưởng cho cây. Trường hợp này phân sinh học biosol là lựa chọn hàng đầu.

  105. Chào chú Vịnh cùng cộng đồng gia tieu.com, hiện tại con đang ở Bình Phước, năm nay tiêu ra bông rất ít và hiện tại đang bị bệnh tuyến trùng và chết nhanh chết chậm, con quan sát thấy tiêu bị rụng đọt (tiêu kinh doanh) rất nhiều đào rể thì thấy bị tuyến trùng nặng. Đợt vừa rồi nhà con có xục gốc ridolmil gold + tervigo nhưng hôm nay kiểm tra thi thấy bệnh vẫn còn, mong chú Vịnh giúp con biện pháp chữa trị cũng như liều lượng hợp lý ạ, tại vì tiêu đang bị bệnh rất nặng ạ, mong tin chú

  106. Chào giá tiêu.com, chào anh Vịnh. Cho em hỏi một số vấn đề về cây tiêu:
    Em trồng tiêu lươn trên nền đất cát pha đất thịt, đất rất xấu, khô và bạc màu cây tiêu không xanh mà cứ hay vàng. Có một số kỹ thuật chưa biết anh chỉ cho em, em chân thành cảm ơn.
    1/ Anh chỉ cho em kỹ thuật bón phân cho tiêu.
    2/ Kỹ thuật đôn cho tiêu lươn (vừa rồi em đôn 200 trụ nhưng có một số trụ đôn xong vẫn ra lươn không thấy ra ác, đa số trụ ra ác thì tay ác rất ngắn khoảng 10-10 cm và ôm lấy trụ không bung ra ngoài). Có cách gì để tay ác dài ra hơn.
    3/ Đất chua thì xử lý như thế nào, và có phun thuốc diệt cỏ trong vườn tiêu không, giun, sùng đất có làm ảnh hưởng bộ rễ không, có cần tiêu diệt chúng không!

    • @ Trần Quang Vũ!
      Sùng đất là một loại côn trùng gây hại cây trồng, chuyên ăn rễ cây làm cho cây suy dinh dưỡng và tạo điều kiện cho nấm bệnh xâm nhập hại cây. Nên chúng ta cần phải tìm cách diệt trừ sùng trắng. Nếu diệt trừ sùng đất bằng hoá học thì hiệu quả rất thấp, chỉ có tác dụng hạn chế trên sùng tuổi 1. Vì vậy chúng ta cần diệt trừ bằng phương pháp tổng hợp + thủ công. Khi bạn làm vườn nếu gặp sùng đất thì phải diệt ngay bằng mọi giá. Vì sùng trắng phá hại và phát triển mạnh chỉ vài năm có thể biến thành đại dịch. Một số huyện ở Lâm Đồng đã bị dịch này và đã biến một vùng rộng lớn thành vùng đất chết, không có cây nào sống nổi với sùng trắng. Nói vậy để mọi người cảnh giác với loài sâu hại này.
      Trước mắt bạn nên tìm khoai môn trồng xen trong vườn có nhiễm sùng, sùng rất thích loại này và sẽ tự tìm đến ăn. Khi nào ta thấy bụi khoai nào bị héo thì nhổ lên và bới đất bắt sùng, sùng thường tập trung vào đó ăn rễ khoai. Đây là phương pháp hiệu quả nhất trong các biện pháp dùng bẫy sinh học. Trong thời gian gần đây trên diễn đàn có nhiều người hỏi về vấn đề này. Với kinh nghiệm hơn một thập kỹ vật lộn với sùng trắng. Tôi đang tiến hành viết một bài chi tiết về các biện pháp tổng hợp diệt sùng trắng. Hy vọng BQT Giatieu.com sẽ sử dụng để tôi có điều kiện chia sẻ kinh nghiệm giúp bà con phòng trị loại dịch hại nguy hiểm này. Chúc bà con thành công.

  107. Xin chào @trần quang vu, theo tôi việc bón phân cho cây tiêu không thể cứng nhắc áp dụng rập khuôn được mà cũng tùy theo từng vườn cây mà chăm sóc.
    Tiêu còn nhỏ anh nên bón nhiều phân hữu cơ để cho đất tơi xốp. Đổ gốc hoặc phun trên cây bằng phân sinh học (biogel+biosol) giúp cây ra rễ và phát triển tốt hơn. Còn đôn tiêu thì phải để tiêu ra ác mới đôn được, nếu mà dây hom ít phải chần dây nhưng phải chần nơi ác già.
    Đất chua phèn thì dùng vôi và lân Văn điển để nâng độ pH lên 5,5 trở lên, nhớ phải nâng từ từ tránh làm cây bị sốc. Đất có nhiều giun thì hệ sinh vật trong đất đó tốt việc gì phải diệt nó đi.

  108. Xin chào Anh Vịnh, cộng đồng giá tiêu!
    Cho tôi hỏi về cách sử dụng Amino. Trên diễn dàn chú trọng dến bổ sung qua rễ nhưng nhà sản xuất toàn ghi sử dụng phun qua lá. Vậy phương thức nào là hợp lý? Tôi dã sử dụng qua lá cho tiêu con phát triển rất tốt. Bây giờ muốn sử dụng cho tiêu kinh doanh tôi phải áp dụng cách nào hiệu quả nhất? Xin cảm ơn Anh và cộng dồng
    Chúc gia đình giá tiêu luôn vững mạnh.

    • Chào @nguyenchuong
      Amino acid có thể tạm chia làm 2 loại :
      -Loại có nguồn gốc tự nhiên, chủ yếu trong khoáng chất, được nhà sản xuất trộn vào phân bón lá gốc hóa học, và được đặt tên Amino mặc dầu chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong phân bón lá này.
      -Loại có nguồn gốc thực vật, sinh học, do vi sinh vật phân giải hữu cơ và cố định mà có…
      Bạn dùng amino để phun lá hay đổ gốc tùy loại theo hướng dẫn sử dụng.
      Các trao đổi trên diễn đàn giatieu.com đều để nói amino có nguồn gốc sinh học, hữu cơ.
      Thân

  109. Chào chú Vịnh và các anh chị!
    Cháu thấy trong diễn đàn mọi người hay nói trước mùa mưa đổ phân chuồng hoai mục ủ với tricho chủ yếu là phân bò để phòng bệnh và cung cấp dinh dưỡng cho cây tiêu thì có ảnh hưởng gì không mà sao cháu thấy ở vùng cháu (Chư Sê) mọi người bảo nên đổ phân bò vào mùa nắng vì mùa mưa phân bò thấm xuống đất nhiều sẽ gây hiện tượng úng nước cao thì như vậy có đúng không?
    Xin mọi người có kinh nghiệm thì tư vấn giúp cháu!
    Cháu cám ơn…

    • Nhà mình có nuôi bò, mỗi ngày đều tắm cho bò, khi tắm nước phân chảy ra một chỗ. Trước khi cho nước phân chảy ra đó thì đất ở chỗ đó rất chai cứng, mình cuốc 1 cái chỉ xuống sâu 3, 4 cm. Sau một năm (mùa khô) mình đi cuốc 1 xe rùa đất để ươm cây, vô tình mình cuốc chỗ đất chai cứng đó thì cái cuốc ăn lút cán.
      Vì vậy, bạn nói đổ phân bò nhiều gây úng nước mình nghĩ là không đúng. Nếu để chọn cách làm đất tơi xốp, thì mình nghĩ phân bò là vô địch rồi.

  110. Cháu @Thân . Nếu như người Chư sê nói đúng, thì tiêu nhà bác đã chết sạch sẽ từ 5, 6 năm trước rồi.
    Phân chuồng ủ hoai với tricho là nguồn quý giá nhất cho cây tiêu và đề kháng mọi bệnh tốt nhất, cháu cứ mạnh dạn mà làm, nhưng cần lưu ý là tricho hoạt động tốt trong đống ủ

  111. Tiêu của cháu mới trồng năm ngoái đã lên được 1 đoạn nhưng giờ lại bị tháo đốt, các ngọn của cây tiêu rụng hết làm tiêu không phát triển được, xin chỉ cho cháu cách giúp cây tiêu phát triển trở lại được không

    • Chào cháu @Văn Phúc.
      -Bị tháo đốt, rụng đọt chắc chắn tiêu đã bị nấm gây hại. Dùng thuốc trị nấm có các hoạt chất Mancozeb, Metalaxyl hay thuốc gốc đồng để phun và sục gốc theo liều lượng trên bao bì. 7 ngày sau nhắc lại thì dùng Agri-fos 400 phun và đổ gốc để tiêu diệt nấm bệnh còn sót.
      -Cháu bươi rễ ra kiểm tra xem, nếu có nốt sần của tuyến trùng làm tổ thì kết hợp đổ thuốc có hoạt chất Abamectin hay Carbosulfan để trị luôn.
      -Sau khi xử lý thuốc, dùng phân sinh học biogel+biosol để hồi phục giúp tiêu nhanh phát triển, kết hợp bổ sung nấm đối kháng trichoderma để ngừa bệnh cho tiêu.
      -Sau cùng, cháu đo độ pH đất, dùng vôi+lân điều chỉnh về mức 5,5 – 6,5 độ giúp tiêu sống khỏe.
      Thân

  112. Cháu chào bác Vịnh cùng mọi người trên diễn đàn giá tiêu ạ. Bác Vịnh ơi bác cho cháu hỏi là tiêu nhà cháu năm nay trồng được 2 năm rồi. Cách đây 3 tháng nhà cháu có cắt dây cho tiêu, nhưng mấy hôm nay ra vườn xem thì thấy lá tiêu nhà cháu bị nhỏ lại, dày lá và còn bị xoán lá nữa, không những thế nhiều cây còn bị trắng từ dưới gốc lên giống tiêu bạch ấy ạ. Giờ nhà cháu đang lo cho vườn tiêu, chưa tìm được hướng giải quyết, vậy cháu viết lên đây mong bác cùng mọi người xem giúp cháu tiêu nó bị bệnh gì, cách chữa bệnh và nên dùng loại thuốc gì để có thể trị bệnh cho cây. Gia đình cháu xin cảm ơn bác cùng mọi người ạ!

  113. @tuấn trình! Tiêu bạn bị tiêu điên rồi. Trên diễn đàn bác Ng Vịnh trả lời nhiều rồi, bạn cố gắng tìm sẽ thấy.

  114. Cảm ơn về câu trả lời của bạn. Nhưng chắc tiêu nhà mình bị bệnh khác à. Lá tiêu nó bị quăn hai bên mép và lá có vẻ dày hơn không như là bị tiêu điên đâu. Mà bạn cùng mọi người cho mình hỏi thêm xem cây tiêu bị trắng toàn thân nhưng lá cây vẫn xanh bình thường thì nó đã mắc bệnh gì và cách chữa trị thế nào? Mình xin cảm ơn.

  115. Chào chú Vịnh và các anh chị!
    Tiêu nhà cháu bị bệnh gì mà có chấm đen dọc theo hai bên gân lá xảy ra với tiêu trồng năm 2 và tiêu kinh doanh?
    Cháu còn thắc mắc tại sao lá tiêu bị cháy mép lá từ ngoài vào trong nhưng lại xảy ra với những trụ tiêu rất tốt mà nhũng trụ lên yếu thì không bị, theo cháu thì tiêu nhà cháu bị thừa đạm phải không chú vì tiêu vẫn xanh nhưng lại bị cháy mép lá?
    Xin chú Vịnh và các anh chị chỉ giúp cách trị và phòng các bệnh này. Cháu cám ơn!

  116. Bạn Tuấn Trình : Tiêu bị trắng toàn thân , bạn xem kỹ nó có những sợi như lông chó trắng bám dầy đặc bó vào thân và những nơi bắt đầu lan ra nhìn rõ nhất như những sợi lông… một loại mình cho là nấm , mặc dù mình không tìm ra tài liệu nào nói về nó, bạn thử xịt Coc85 (gốc đồng) 2 lần cách nhau 7 ngày và dùng tay bóc ra dễ dàng, dấu hiệu đã chết. (20g cho bình 16lit) bạn coi chừng nó lan ra rất nhanh , và làm chết toàn thân tiêu . Bạn có nhìn thấy trong cây nọc có những đốm trắng , mình cho rằng từ đó nảy sinh ra nó đấy. Trên diễn đàn, có bạn nào nắm vững về nó hãy đưa ra tài liệu và cách phong trừ. Mong nhận được.

    • Cháu chào bác Lập.
      Cháu chưa thấy loại nấm trắng như bác phản hồi, loại này có giống như nấm phấn trắng trên cây ăn trái hay nho, dưa hấu…không bác? Nếu là nấm phấn trắng thì các thuốc gốc đồng, gốc nhôm, hay phosphonate đều trị rất hiệu quả bác ạ !

    • Bạn Chi Mai. Không giống nấm phấn trắng mà giống như nấm màng nhện và cách bò lan theo lá, cành thân… gặp gì thì bò theo cái đó. Nhưng nấm màng nhện thì bò lan chậm, và sợi thì óng ánh như màng nhện, hai thứ lây lan giống nhau, chỉ khác là thứ này mầu trắng phau, sợi dầy hơn nhiều và bó tròn phủ kín vật gì nó leo , và bò lan rất nhanh. Mình bị 1 cây, đã xịt gốc đồng 2 lần và vừa đi xem lại thì thấy hình như nó đã chết, vì không lan ra nữa và mầu trắng đã đổi mầu, mặc dù chưa thấy triệu chứng lá cành … bị khô chết.

  117. Cho cháu xin lỗi bác cùng mọi người vì đã không nói rõ về biểu hiện bệnh của tiêu. Bác Vịnh ơi cháu đã gửi ảnh qua cho bác rồi ạ. Mong bác dành thời gian xem bệnh tiêu nhà cháu như thế nào,và chỉ giúp gia đình cháu biện pháp chữa trị kịp thời. Gia đình cháu cảm ơn bác nhiều ạ.

  118. @tuan trinh. Định xen canh lúa hả? Đánh mương thoát nước ngay. Tiêu ngập nước thế này thì rễ đang yếu, cần hồi phục rễ.
    Tiêu này không phải bị tiêu điên, lá bị quăng do côn trùng chích hút, lá bạc màu do thiếu trung, vi lượng.
    1- đào mương thoát nước.
    2- Đo độ pH đất, dùng vôi điều chỉnh lên mức 5,5 – 6,5.
    Sau cùng, dùng phân amino, đạm cá, bánh dầu, hay phân sinh học Biogel để hồi phục rễ, bón thêm lân Văn Điển khoảng 300 gr/gốc, tăng cường phân chuồng ủ hoai và rải phân vi sinh Tricho phòng bệnh
    3- xừ lý côn trùng chích hút bằng Abatox, Vibamec… 7 ngày sau phun nhắc lại, nên đổi thuốc. Không có loại này thì dùng loại khác cũng được.
    4- dùng biosol phun lá cung cấp trung, vi lượng.
    Vườn tiêu này hết mùa mưa rát dễ bị rệp sáp, cẩn thận
    Mấy ý này là mình tổng hợp từ giatieu.com, xin góp ý với @tuantrinh.

  119. @tuantrinh. Nhìn mô hình tiêu của bạn, không biết nói gì nữa ! Nhưng thán phục bạn có công làm bồn “khủng khiếp” như vậy, nhự bồn café. Hãy làm theo như @Hoàng Hảo chia sẻ nhé. Cần làm ngay , nếu nước mà úng như vậy chỉ vài ngày thôi là vườn tiêu đi đứt.

  120. Chào mọi người, tôi là Long ở Phú Yên, tôi mới trồng tiêu, hiện có mấy vấn đề muốn hỏi mọi người. Tiêu tôi mới trồng khoảng 1 tháng mà nó bị trắng lá và rụng lá, có đôi cây rụng đọt. Xin hỏi mọi người đó là bệnh gì và cách chữa như thế nào? Vấn đề thứ 2 tôi muốn hỏi là ở đọt và lá cây tiêu có con gì nhỏ li ti, có màu trắng và đen là mình phải phun thuốc như thế nào cho có hiệu quả. Xin chúc sức khỏe mọi người.

  121. Cháu chào tất cả những ai đã và đang tham gia diễn đàn. Cháu mạo muội gợi lại ý kiến nôm na của chú Trịnh Văn Ba là : như con người nếu ngụp trong nước trong khoảng thời gian không cho phép thì sẽ bị làm sao ? huống hồ chi là thưc vật. Cháu xin góp ý cho trường hợp của @Tuấn Trình như sau mà trên diễn đàn cũng đã có đề cập đến : là phải thoát nước khẩn cấp bằng một cách nhanh nhất. @T.T hãy lấy một cái xuổng hay một cái chọt (dùng để đào lổ chôn trụ tiêu) đào một hố sâu khoảng 1,5 đến 2m cách trụ tiêu khoảng cách mà không bị tổn thương đến rể tiêu, hướng nơi mà nước đọng thấp nhất để rút nước cục bộ. Rồi việc còn lại tiếp theo là : nhờ sự tư vấn của những người có uy tín và kinh nghiệm trên diễn đàn. Chúc @Tuấn Trình thành công !

  122. Chào mọi người cho cháu hỏi, cháu định bỏ vôi cho vườn tiêu cho nhà cháu để nâng pH lên mong mọi người chia sẻ cháu với, cháu định rải vôi khấp vườn có được không nếu cháu rải dưới góc có hư rễ hay không?

    • Bạn chia số lượng dự tính ra làm nhiều lần để bỏ, mỗi lần không quá 1kg vôi/10m2 thì không gây hại cho vsv hữu ích, rải đều lên khắp mặt đất chứ không tập trung vào một chỗ.

  123. Em ở Krông Năng Đắk Lắk cho em hỏi. Tiêu nhà em cắt giống xong tiêu phát trển bình thường. Sau một thời gian tiêu có hiện tượng bị xoắn lá và bạc lá, đọt phát triển kém. Cho em hỏi nguyên nhân và cách chữa trị. Em cám ơn nhiều.

    • Chào @nguyen nam
      Có nhiều khả năng đã bị nhiễm bệnh tiêu điên do cắt giống không đúng cách. Biện pháp khắc phục tôi đã trao đổi rất nhiều lần ngay trên trang này rồi, cố gắng tìm đọc.
      Thân

  124. Chào chú Vịnh và toàn thể thành viên trên diễn đàn !
    Cho cháu hỏi là: sau khi nhân sinh khối bào tử nấm xong, cháu đưa ra hòa tan khoảng vài chục lít nước, lấy bã những nguyên liệu phụ ra ngoài. Tiếp đó cho khoảng 0,5kg đường vào hòa tan, để qua đêm, rồi ngày tiếp theo cháu cho thêm phân nước Amino vào để tưới gốc thì như vậy có hợp lí không vậy? Rất mong những ý kiến đóng góp phản hồi giúp cháu. Chúc diễn đàn ngày càng lớn mạnh và thịnh vượng !

    • Sao mà phức tạp vậy. Bạn hòa loãng phân amino theo liều lượng nhà sản xuất đã hướng dẫn, rồi cho nấm tricho đã nhân vào và tưới gốc luôn có phải đơn giản hơn không.

  125. Cảm ơn anh Châu Phong ! nhưng dù sao thì phản hồi của anh cũng làm cho em yên tâm về sự việc em đang làm rồi . À ! anh Châu Phong ! tiện thể anh cho em hỏi thêm một vấn đề này nữa , mà em đang phân vân là : khi nhân sinh khối lần đầu tiên xong, rồi có thể tiếp tục nhân lần 2 là mình lại cho tiếp các phụ phẩm như : đường, cám gạo, xơ dừa và nước vào trộn đều rồi tiến hành như lần đầu à anh ? Chúc anh mọi điều tốt đẹp !

  126. Chào toàn thể thành viên trên diễn đàn. Con chào chú Nguyễn Vịnh!
    Những kiến thức và kinh nghiệm chú chia sẻ rất hữu ích cho các thành viên trên diễn đàn và cho những người mới bước vào trồng tiêu như cháu.
    Thân chào chú! Chúc chú nhiều sức khoẻ!

  127. Xin chào bà con trên diễn đàn giatieu.com.
    Hôm nay con đi thăm vườn tiêu của nhà hàng xóm mới trồng năm nay là năm thứ 2. Chỉ có khoảng 450 trụ thôi nhưng bị khoảng 300 trụ bị tím 1 phần dây ở trên đỉnh trụ hoặc cũng có 1 số dây ở gốc. Tiếp theo đó thì đoạn tím đó héo dần rồi héo cành, lá từ trên xuống. Khi cắt và chẻ đoạn thân đó ra thì có màu thâm đen chạy dọc theo dây. Ngoài ra ko có biểu hiện gì thêm nữa. Bệnh này có vẻ như lây lan rất nhanh. Con nghĩ đó là bệnh chết nhanh nhưng cũng ko dám chắc nên mới hỏi lên đây ạ. Vậy chính xác đó là bệnh gì và phải chữa trị như thế nào ạ?

    • Còn chữa trị gì nữa, đích thị là chết nhanh rồi. Nếu chỉ có phytop , thì chết nhanh nhưng vẫn chậm hơn, còn nếu có thêm fusarium (vàng lá chết chậm) + collectotrichum (thán thư) + rhizoctonia (lá đen khô) sẽ làm chết rất nhanh cấp kỳ, tuy vậy nó cũng đã nhiễm từ hơn tháng trước. Bạn xem thử họ chăm vườn tiêu như thế nào, và mình đừng làm như họ. Và phải phòng ngừa triệt để: chăm bằng pp hóa học hãy ngừa gấp bằng hóa hoc – chăm bằng pp sinh học hãy ngừa bằng sinh học, nhưng phải khoanh gấp vùng tiêu chết bằng h.học. Ý vậy thôi, chứ cần kết hợp nhiều yếu tố lắm… Tuyến trùng, độ pH, phân và thuốc hóa học quá nhiều, quá lâu, úng nước…

  128. Chào diễn đàn, cho tôi hỏi tiêu nhà tôi cây vẫn xanh nhưng màu hơi đậm, nhìn cây rất khoẻ nhưng đọt lại bị cùi, xin nhờ mọi người giatieu.com giải đáp dùm, cám ơn, thân

  129. Xin chào diễn đàn thân mến. Hai tuần nay cháu phát hiện tiêu nhà có vài cây bị chết nhanh chết chậm. Cháu đã đỗ gốc ridomil và tervigo…xịt ridomil lên lá. 7 ngày sau dùng agri-fos xịt nhắc lại. Nhưng cháu thấy mấy gốc bị thối vẫn còn xì mủ cách cổ rễ 5 cm… Cháu bây giờ không biết làm gì nữa xin điễn đàn tư vấn giúp cháu…

  130. Chào anh Vịnh và mọi người. Tiêu một năm lá vàng rôi chết, đào gốc lên thấy có gì trấng bám quanh gốc, cho hỏi tiêu bị bệnh gì? Nhờ anh Vịnh và mọi người giúp dùm. Xin cảm ơn và chúc cộng đồng nhiều sức khỏe.

  131. Chào @hùng kiến đức. Tiêu bạn bị rệp sáp nặng, có thể bị thêm nấm cộng sinh bao bọc rệp vào trong. Hằng năm nên phong trừ rệp sáp bằng thuốc trị rệp lưu dẫn dạng bón gốc kết hợp với phòng trừ rệp thì cũng nên trừ luôn kiến vì kiến sống cộng sinh với rệp! Rệp sáp phát triển mạnh trong mùa nóng ẩm, đến mùa mưa thì nấm phát triển mạnh từ chất thải của rệp, nấm bao bọc rệp vào trong hay còn gọi là nấm măng-sông, loại này rất khó phòng trị.
    Nay tiêu bị vàng như vậy thì khi đổ thuốc trừ rệp nên kết hợp thêm thuốc trị nấm đi cùng và sử dụng nhắc lại thuốc này sau 1 tuần để trị rệp mới nở. Khoảng 10 ngày sau bạn nên phun thêm phân bón lá và dùng phân bón gốc loại kích thích ra rễ dạng sinh học vì lúc này bộ rễ tiêu đã bị tổn thương. Mình đã sử dụng Biogel và Biosol thấy rất hay với trường hợp này bạn thử dùng xem sao? Khi thấy tiêu ra nhú ngọn thì biết rằng nó đang hồi phục cho dù toàn trụ vẫn còn vàng!

  132. Tiêu nhà cháu có một số cây có biểu hiện thán thư mà nghe nguơì ta nói là xịt đồng dể rụng trái có đúng không ạ. Vậy cháu nên dùng thuốc gì mong mọi ngươì tư vấn giúp cháu với. Cảm ơn mọi người, cảm ơn diển đàn giatieu.com.

  133. Chảo @kim công. Bạn có thể dùng các loại thuốc trừ nấm phổ rộng có chứa metalaxyl và mancozeb. Thân

  134. Xin chào chú Vịnh và bà con cộng đồng, cho cháu hỏi vấn đề này ạ. Tiêu nhà cháu năm nay hái bói năm đầu nhưng cách đây mấy hôm cháu phát hiện có một bụi tiêu bị chết vì ở đoạn cách mặt đất khoảng 60cm bị thâm đen và cháu đã nhổ bụi này đem vứt. Nhưng sáng nay cháu phát hiện có một bụi bị chết. Cháu kiểm tra thì thấy gốc tiêu có xì mủ nhơn nhớt và bộ rễ đã hư hết cháu ko biết là bị bệnh gì mong chú và bà con chỉ cho cháu một lời khuyên cháu phải làm gì, vì những bụi tiêu kia vẫn bình thường. Cháu xin cảm ơn và chúc gia đình chú và bà con mạnh khỏe ạ

    • Tiêu bạn bị nấm Rhizoctonia tấn công làm thối thân, thối rễ. Dùng thuốc tri nấm phổ rộng có hoạt chất Metalaxyl + Mancozeb hoặc boocdo 1,5% phun liên tiếp 2 lần cách nhau 1 tuần và đổ gốc. Sau 1 tuần dùng các loại phân amino, đạm cá, bánh dầu, biogel+biosol… để hồi phục và bổ sung nấm đối kháng tichoderma để ngừa bệnh tái nhiễm.
      Các trụ còn lại không bình thường đâu, chắc chắn cũng đã bị nhiễm nhưng chưa phát bệnh ra mà thôi, khi phát rồi chữa rất khó khăn và tốn kém, hiệu quả cũng không cao.
      Quy trình không khác gì mấy so với phòng chống bệnh chết nhanh chết chậm trên hồ tiêu.

  135. Cháu chào mọi người
    Cho cháu hỏi tiêu nhà cháu trồng được 4 tháng, đọt lên phát triển bình thường nhưng mới đây có cây lá non bị cháy mép lá ạ. Cháu mới phun thuốc rệp. Cháy mép lá như vậy là bệnh gì ạ. Có liên quan gì với bệnh chết chậm ko ạ.

    • Có thể cháy mép lá non do bạn phun thuốc quá liều hoặc bạn phun lúc trời nắng gắt.

  136. Chào chú Vịnh, chào diễn đàn giatieu.com!
    Cháu là người mới trồng tiêu, chưa có kinh nghiệm. Xin hỏi kĩ thuật đôn tiêu lươn, đôn vào tháng nào là tốt nhất. Tiêu nhà cháu trồng từ tháng 5/2014 đến nay đã ra 3-4 cặp cành ác, như vậy đã đôn được chưa?
    Mong mọi người giúp đỡ. Thân chào mọi người!

    • Bạn có thể đôn tiêu quanh năm, nhưng đôn vào đầu mùa mưa là thuận lợi, dễ dàng chăm sóc hơn cả. Tiêu đã ra vài nhánh ác là có thể đôn được rồi.
      Cần tham khảo kỹ các bài viết về kỹ thuật đôn tiêu có trên diễn đàn.

  137. Chào toàn thể mọi người trên diễn ₫àn.
    Cháu thắc mắc là tại sao tiêu non cháu mới trồng hơn 3 tháng tại sao lá bị quăn và có các ₫ốm trắng li ti trên lá ạ. Cách khắc phục chi tiết làm sao ạ. Cả bệnh ₫ốm lá thì mình nên chữa ntn ạ. Cháu xin cảm ơn mọi người nhiều

  138. -Tiêu bạn bị côn trùng chích hút + rối loạn dinh dưỡng, nguy cơ dễ bị tiêu điên. Phun thuốc diệt côn trùng, 7 ngày sau phải phun nhắc lại kết hợp phun phân bón lá biosol để điều hòa sinh trưởng cho tiêu.
    -Bệnh đốm lá có thể dùng thuốc carbenzim hay Anvil để trị đều được.
    Vẫn phải nhắc: nhớ dùng nấm đối kháng trichoderma để phòng các bệnh nấm cơ hội vào mùa mưa.

  139. Thân chào các bạn trên cộng đồng!
    Các bạn cho tôi hỏi là Tiêu tôi trồng bằng dây thân chính, độ tuổi của dây đều trên một năm. Tôi cắt xong và trồng thẳng xuống đất từ tháng 5 dương lịch (đất và hố trồng đã được xử lý), mỗi dây từ 4-5 mắt. Tôi trồng 3 mắt dưới đất, nay tiêu đã lên cao tầm 1m và mới 50-60 phân đã cho ra nhánh ác. Vậy, trồng bằng dây thân chính như vậy, tôi có cần hạ dây tiêu để đôn hay không?

  140. Chào anh Vịnh và các bạn!
    Tôi tên Xuân Mai 32tuoi ở Đăk Nông.
    Tiêu nhà tôi đã đôn vào đầu mùa mưa năm nay. Thời gian đầu tiêu lên đẹp, nhưng hiện nay 1/3 trong vườn có biểu hiện của bện tiêu điên, lá nhỏ dần quăn và trắng. Bản thân mới lần đầu trong tiêu nên rất bối rối, chưa biết cách xử lý như thế nào. Mong được sự giúp đỡ của anh Vịnh cùng ý kiến đóng góp của các bạn.

    • Chào @Xuân Mai + cộng đồng.
      2 hình trên biểu hiện rất rõ sâu bệnh thường thấy ở tiêu tơ mùa này : bị côn trùng chích hút, pH đất thấp, làm rối loạn dinh dưỡng, xoăn lá… nên nguy cơ bị tiêu điên rất cao.
      Dùng phân sinh học biogel+biosol để các chất trung-vi lượng, auxin, cytokinin, GA3 giúp tiêu điều hòa sinh trưởng, vượt qua nguy cơ này. Phun biosol 3-4 tuần liên tục để cây hồi phục (có thể kết hợp trừ thuốc sâu). Thực hiện theo những góp ý hợp lý của cộng đồng.
      Thân

    • Xin cám ơn anh Vịnh, anh Châu Phong và các bạn đã đóng góp ý kiến chân thành.
      Chúc mọi người sức khoẻ và thành đạt.

  141. Chào chị Xuân Mai.
    Tiêu của chị cũng giống tiêu nhà em trước đây, em đã tham khảo trên giatieu.com và làm theo bây giờ đang hồi phục rất tốt.
    Theo hình thì chị nên kiểm tra pH xem có thể đất dư acid làm cây không hấp thu được dinh dưỡng.
    Trước tiên dùng vôi+lân Văn Điển để nâng pH, bây giờ ít mưa nên khi bón vôi, lân chị phải tưới. Sau 20 ngày kiểm tra lại pH, sau đó dùng Biogel + trichoderma đổ gốc (với tiêu của chị thì 1 tháng phải đổ nhắc lại), biosol để phun trên lá (15 ngày phun nhắc lại). Tổng cộng thời gian để tiêu hồi phục khoảng 2 tháng.
    Nếu không có dụng cụ đo pH thì chị quan sát bằng mắt. Nếu đọt tiêu mới mập và màu tím thì pH đã đạt.

    • Tiêu bạn có dấu hiệu bị côn trùng chích hút rõ rệt. Cần kết hợp thêm thuốc trừ sâu (loại nào cũng được) để phun, nhớ phải phun nhắc lại sau 7 ngày để diệt trứng mới nở.
      Bạn nên dùng dụng cụ đo độ pH để đảm bảo được chính xác !

  142. Trụ tiêu nhà bạn Xuân Mai là cây hông, tôi thấy cây này mùa khô tiêu hay bị lột xuống, bám không chắc, rễ cây hông to và vươn xa nên phải bón nhiều phân hơn, thân cây này kiến và sâu lưu trú rất nhiều. Tôi cũng trồng cây hông làm trụ, bây giờ muốn phá bỏ mà không biết nên thế nào/

  143. Chào bạn @ Xuân Mai!
    Tiêu nhà bạn bị thiếu trung, vi lượng trầm trọng và bị côn trùng chích hút. Bạn cần bón gốc và phun qua lá các loại phân có đủ các thành phần, nếu có được phân hữu cơ sinh học biogel, biosol thì quá tốt, khi phun qua lá nên kết hợp thuốc diệt côn trùng (bạn lưu ý nên pha riêng xịt chung mổi khi phun kết hợp các loại phân – thuốc, thuốc với thuốc nên làm theo khuyến cáo của nhà sản xuất để tránh những hậu quả đáng tiếc).
    Chúc bạn sớm thành công.

  144. Nhận được các ý kiến chĩ dẫn của các anh mình xin chân thành cảm ơn rất nhiều.
    Mình xin hỏi thêm chút về vấn đề côn trùng chích hút ở đây là trên thân cây hay dưới gốc, cách xử lý như thế nào?
    Mong nhận sự chỉ dẫn thêm từ các anh…

  145. Côn trùng chích hút trên cây thường là bọ trĩ, nhện đỏ, bọ xít lưới, dưới gốc thường là rệp sáp, bây giờ chị cứ xử lý côn trùng trên cây đi. Dưới gốc thì làm theo hướng dẩn hợp lý của cộng đồng góp ý. Khi dùng phân thuốc cần phải kiên nhẫn chờ đúng ngày để phun nhắc hay đổ nhắc, muốn dùng loại khác thì cũng phải chờ đúng thời gian rồi mới được dùng, không được nôn nóng. Chị nên lưu lại hình ảnh trước và sau khi điều trị để đánh giá
    Tiêu của em trước đây giống của chị, em có email hỏi chú Nguyễn Vịnh và chú có hướng dẩn xử lý côn trùng chích hút, bây giờ đang tốt, em có lưu lại hình nếu chị cần tham khảo em sẽ mail cho chị.

    • bạn Hoàng Hảo có thể gửi hình ảnh tiêu bạn đã xử lý cho mình qua mail để mình tham khảo học hỏi với nhé
      mail: dotrung007@gmail.com
      Cảm ơn bạn

  146. Cháu chào bác Vịnh và toàn thể cô chú trên giatieu.com
    Bác cho cháu hỏi: ở trên cháu có thấy bác hướng dẫn dùng thuốc agrifos 400 + ridomil,… để phòng ngừa chết nhanh chết chậm. Vậy dùng những thuốc đó để dùi gốc khi cây có trái thì có ảnh hưởng gì không bác.
    Điều thứ 2 cháu muốn hỏi: Vườn nhà cháu bị nhiễm bệnh chết nhanh chết chậm, ba mẹ cháu dùng Cáo sa mạc (diệt tuyến trùng) + super AC-HUMAT-K (cải tạo đất vì đất nhà cháu có độ ph 4-4,5, cung cấp hữu cơ, phát triển bộ rễ cho cây) khi cây ra trái thì có sao không bác, rất mong sớm nhận được lời khuyên từ bác và mọi người.
    Cháu cám ơn !

    • Chào cháu @Hằng Nguyễn
      Ý kiến của cháu làm bác ngạc nhiên, có lẽ do cháu không đọc các phản hồi khác của bác. Nhân đây bác nhắc lại là quan điểm của bác là phòng ngừa nên dùng sinh học, diệt trừ mới dùng hóa học. Vì phòng ngừa sẽ được lâu dài, còn diệt trừ chỉ tác dụng trong ngắn hạn. Cháu cần chú ý từ bác dùng là phòng ngừa/diệt trừ chứ không phòng trừ.
      Cháu dùng thuốc BVTV theo 4 đúng thì không sợ tác hại, vì nếu có cũng không đáng kể.
      Nhà cháu bị nấm chết nhanh chết chậm sao không thấy đổ thuốc nấm? Cần biết lựa chọn thuốc để diệt trừ sâu bệnh hợp lý hơn nữa.
      Bác không dùng loại phân cháu hỏi nên không rõ.
      Thân

    • Cháu cám ơn phản hồi của bác Vịnh,
      Giữa mùa mưa nhà cháu cũng có dùng thêm nấm tricho pha phun vào gốc cũng như dùng nấm tricho để ủ phân hữu cơ (phân dê) bón cho cây. Vậy đối với vườn nhà cháu cây bị nhiễm bệnh, bác có thể chỉ cho cháu cách diệt trừ được không ạ – đối với cây quá nặng hoặc chết thì ta phải nhổ bỏ và tiêu hủy phải không bác?

    • -Cách diệt trừ nấm bệnh bạn đã có thấy rồi mà ! Bạn chỉ nên hỏi những điều còn chưa rõ, dành thời gian đọc để nhận thức nhiều hơn.
      -Việc nhổ bỏ tiêu hũy hay để lại chữa là do bạn cân nhắc và lựa chọn, không ai quyết định thay cho bạn.
      -Dùng nấm tricho có hiệu quả còn tùy thuộc vào cách dùng và chất lượng của thương phẩm.

    • Vẫn còn nhiều bạn nhầm tưởng rằng đã dùng nấm tricho để ủ phân hữu cơ vi sinh nên khi đem bón là an tâm khâu phòng ngừa bệnh cho tiêu, mà quên rằng quá trình ủ sẽ sinh nhiệt cao để phân hũy chất hữu cơ cũng làm tiêu hao nấm tricho rất nhiều.
      Với lại nấm phân hũy và nấm đối kháng là 2 dòng khác nhau, nên khi đưa phân ủ hoai ra bón cần phải bổ sung thêm nấm tricho đối kháng mới có đủ khả năng phòng ngừa bệnh.

  147. Bác Vịnh ơi cho cháu hỏi, tiêu nhà cháu mới trồng được hơn 3 tháng rồi, tiêu lươn trồng vào cây sống (cây muồng). Cháu mới làm cỏ xong thì cây bị chết một số dây trong một trụ, mà chết ở gần mặt đất, nó héo đen và bộ rễ bị thối đen. Bác chỉ dùm cháu cách phòng ngừa và phun loại thuốc nào cho phù hợp ạ. Cháu xin cảm ơn. Mong bác sớm hồi âm. Cháu Thụy ở Gia Lai

    • Tiêu của bạn đã bị các loại nấm như Pythium, Rhizoctonia và Fusarium… tấn công làm thối thân, thối rễ. Bạn sử dụng thuốc có 2 hoạt chất Mancozeb + Melataxyl để xịt và đổ gốc 2 lần cách nhau 7 ngày. Hoặc lần 2 bạn có thể dùng thuốc có gốc hữu cơ như Eddy, Aliete cũng được.

  148. Chào mọi người. Cho cháu hỏi vườn tiêu nhà cháu đang bị vàng lá, cháu moi rể lên thấy bị nổi cục do bị tuyến trùng gây hại. Cháu chưa biết sử dụng thuốc gì cho hiệu quả mùa này. Cho cháu hỏi nên sử dụng loại nào cho hiệu quả và cách sử lý khi trời đang nắng như hiện nay cháu cảm ơn.

    • Chào @dothanhviet. Nếu xác định tiêu chắc chắn bị nhiễm tuyến trùng, bạn dùng thuốc có hoạt chất Carbosulfan như Amitage, Marshal, Carbosan,… để tiêu diệt, sục gốc trong phạm vi bộ rễ. Chờ trời khô ráo thì hiệu quả xử lý càng cao.
      Đồng thời, dùng phân bón lá sinh học biosol để giúp cho tiêu nhanh chóng xanh trở lại.

  149. Chào các bác, cho em hỏi tiêu em mới trồng đc 3 tháng, lên đc khoảng 60cm nhưng ko có cành ác, giờ phải làm sao?

    • Có phải bạn nói ở đây là tiêu lươn không ?
      Tùy vào hom giống, hom vừa đủ già trồng mau lên mau ra ác, còn hom non hơn thì ra ác muộn hơi một chút. Mới lên 60 cm vẫn chưa ra ác là bình thường.

  150. Chú ơi cho cháu hỏi. Thời điểm này mình phun thuốc phân bón lá được ko?
    Thời kỳ này mình nên phòng đổ gốc được ko? và đổ loại gì? Chú bày cháu với, cháu cảm ơn nhiều.

    • Còn tùy vào loại phân bón lá muốn pha trộn, nhưng phần lớn là được. Bạn cần xem kỹ trên bao bì của phân bón lá thường có khuyến cáo ! Nếu được bạn cũng nên thực hiện theo cách pha riêng xịt chung (pha riêng từng loại, chờ 2-3 phút cho thuốc ổn định rồi đổ chung để phun).
      Chú ý lượng nước khi trộn chung.

  151. Cháu định xịt Mancozed 64% + Melataxyl 8% + Biosol như vậy có được ko? Nhân tiện cháu hỏi thêm Carbosan trị tuyến trùng có hay không? Cháu cám ơn trước. Thân !

    • -Carbosan cũng là 1 loại thuốc có hoạt chất Carbosulfan trị tuyến trùng rất hiệu quả.
      -Kết hợp thuốc nấm nói trên với Biosol được, chú ý theo cách pha bạn @Trung Anh trao đổi.

  152. Chào các bác !
    Cháu là sinh viên ra trường ko có việc, giờ cháu vào trồng tiêu. Nên còn chưa có nhiều kinh nghiêm. Tiêu nhà cháu trồng được 4 tháng rồi. Có 1 số trụ lên được 30 cm thì lá rất đẹp. Nhưng giờ có hiện tượng lá non hơi xoăn, thiếu sắc tố mà cháu cũng mới phun thuốc diệt các sinh vật chích hút như rệp sáp, rầy… Các bác cho cháu hỏi cháu nên làm thế nào. Mong nhận được sự góp ý. Cháu xin cảm ơn.

    • Lá non hơi xoăn, thiếu sắc tố… có thể do côn trùng chích hút và thiếu trung vi lượng.
      Nói chung là nhiều cái có thể… Tạm thời phun bón lá biosol 2 lần liên tiếp cách nhau khoảng 7 – 10 ngày, rồi chờ xem. Bạn cũng mới phun thuốc trừ côn trùng chích hút rồi.
      Sau 1 thời gian chờ, bạn cho biết tình trạng tiêu ra sao? Bạn cũng cần đổ gốc phân biogel để phát triển hệ rễ và nấm đối kháng tricho ngừa bệnh cho tiêu.

  153. A Châu Phong ! nhân tiện cho em hỏi thăm cái này tý nữa nhé! Em có mua 1 chai cacbosan và 1 bich Vifu supper 5GR dạng hạt. Tiêu nhà em có dấu hiệu bị tuyến trùng. Theo anh em nên sử dụng thuốc nào trước. Thành phần chính của ViFun supper là 5% hoat chát carbosulfan là dạng hạt dùng để bỏ và lấp gốc. Em mong nhận được ý kiến của anh. Thân!

  154. Chào chú Vịnh.
    Vườn tiêu con đã được 1 năm, con cắt để lấy giống trồng vườn khác. Sau khi cắt, con đã phun thuốc kích thích cho nảy mầm tốt, khoảng 2 tháng thì bị xấu và vàng lá, lên không vượt được. Còn có hiện tượng rụng ngọn. Con nhờ chú có phương pháp gì giúp con để tiêu trở lại như trước được không ạ? Con rất lo không biết có bị bệnh gì không. Mong chú giúp đỡ. Con rất cảm ơn chú và mong chú hồi âm giúp cho con.

  155. Chào các bác. Cháu có nên đổ tuyến trùng vào mùa khô không ạ ? Và cháu nên đổ như thế nào nữa. Nhân tiện cho cháu hỏi luôn cách diệt rệp sáp dưới gốc của cây tiêu. Cháu mong nhận được sự góp ý của các bác. Cháu xin cảm ơn !

    • Đổ thuốc diệt tuyến trùng và rệp sáp gốc vào mùa khô sẽ hiệu quả hơn mùa mưa, nhưng phải đổ nhắc lại thì hiệu quả mới cao được. Lựa chọn số 1 là thuốc có hoạt chất Carbosulfan. Cần phun phân bón lá loại nhiều thành phân như biosol để trợ sức cho tiêu.
      Sau thời gian cách ly, nhớ bón bổ sung nấm trichoderma để phòng bệnh.

  156. Chào anh Chu Văn Linh. Nên kết hợp 2 biện pháp diệt trừ và phòng rệp sáp và tuyến trùng, tác nhân chính gây nên các bệnh thiếu dinh dưỡng vàng lá suy tiêu , đọt nhỏ lại và rụng, các bệnh cơ hội.
    Anh có thể kham khảo tại http://www.giatieu.com/rep-sap-ten-vo-lai/4647/ để có biện pháp hữu hiệu cho tiêu nhà mình
    Chúc anh thành công

  157. Chào bác Nguyễn Vịnh! Tiêu nhà em dạo gần đây có biểu hiện vàng lá nhìn giống như héo, lá cứ rụng dần xin bác cho em lời khuyên và cách khắc phục. Em xin cảm ơn.

    • Hiện nay mùa khô, nhiều vườn tiêu cứ vàng lá và rụng dần,… nhưng phần lớn là do thiếu nước, cây không hấp thu được chất dinh dưỡng. Một số vườn còn bỏ phân hóa học làm tổn thương rễ thêm… Không loại trừ độ pH vườn bạn khá thấp nên mùa khô bộc lộ rõ hơn.
      Biện pháp trước mắt là phun phân bón lá sinh học, tăng cường tưới giữ ẩm và đổ amono các loại. Có điều kiện thì nên dùng rơm rạ tủ gốc. Thường xuyên kiểm tra những dấu hiệu sâu bệnh xuất hiện để xử lý kịp thời. Trước đây các bệnh nấm, chết nhanh chết chậm thường chỉ xuất hiện vào cuối mùa mưa mà nay mùa khô cũng thấy có nhiều.

  158. Chào bác Vịnh. Vườn tiêu nhà em mấy năm nay hay bị vàng và rụng lá tháo khớp từ trên đọt xuống. Thân cây bị khô, nứt́ dọc theo thân cây. Bị một đọan trên còn phần dưới vẫn sống yếu chứ không chết, vậy là bị bệnḥ gì vậy bác. Giúp em cách điều trị với.

    • Tiêu hay bị vàng lá, rụng lá dai dẳng chủ yếu là do độ pH đất quá thấp và bị tuyến trùng đất tranh chấp dinh dưỡng. Rụng lóng tháo khớp là do nấm thâm nhập gây hại.
      Tiến hành xử lý theo từng bước như sau:
      -Phun phân bón lá loại nhiều thành phần như biosol trợ sức để giúp tiêu có thể chống chịu với sâu bệnh, chống suy tiêu tạm thời.
      -Đổ thuốc có hoạt chất Carbosulfan để diệt tuyến trùng, 15-20 ngày đổ lặp lại.
      -Trên cây phun Mancozeb diệt nấm bệnh, hoặc có thể pha boocdo 1,5% để phun 2 lần liên tiếp cách 7 ngày.
      -Kiểm tra độ pH, dùng vôi+lân Văn Điển điều chỉnh lên mức 5,5-6,5 độ.
      Cuối cùng tăng cường phân ủ hoai, các loại amino, đạm cá, bánh dầu hay phân biogel để giúp cây nhanh chóng hồi phục.
      Qui trình tổng hợp này được bác Vịnh đưa ra và lặp đi lặp lại rất nhiều lần trên diễn đàn rồi. Khi vận dụng, cần điều chỉnh các loại phân thuốc cho phù hợp với từng loại sâu bệnh là được.

  159. chào bác Vịnh tiêu nhà em dạo gần đây ở rễ có xuất hiện các nốt sần, cây vàng và rụng lá xin bác cho em lời khuyên và cách khắc phục, em xin chân thành cảm ơn

    • -Vàng lá, rễ có nốt sần là do tuyến trùng cạnh tranh dinh dưỡng.
      -Khẩn trương bổ sung dinh dưỡng bằng cách phun phân bón lá 2 lần liên tiếp cách nhau 5 – 7 ngày, dùng phân sinh học biosol hiệu quả cao hơn, và đổ các loại thuốc như Amitage, Marshal… có hoạt chất carbosulfan diệt tuyến trùng, 15 ngày đổ lặp lại để ngăn ngừa tái phát.
      -Duy trì các biện pháp giữ ẩm tốt trong mùa khô để tiêu không bị hư rễ.
      Tùy vào sự hồi phục của tiêu để áp dụng các biện pháp chăm sóc tiếp theo.
      Tham khảo các ý kiến của cộng đồng trao đổi để đúc rút ra cho mình cách làm hợp lý.
      Thân

  160. Chào các bác, em có việc này muốn nhờ các bác tư vấn. Nhà em mới trồng tiêu dây ác nay đã cao được khoảng 2 mét, các bác cho em hỏi tháng mấy thì ngưng bón phân, ngưng bón phân mấy tháng thì cắt dây được. Còn việc này nữa nhà em mới làm hệ thống tưới tự động, tưới trực tiếp vào gốc, mỗi lần tưới khoảng hai tiếng như vây liệu có đủ nước cho tiêu không? Em đo thử như vậy được 80 lít mong các bác tư vấn cho em, em cảm ơn nhiều, chúc bà con giátiêu.com đón mọt cái tết vui khỏe.

  161. Cứ chăm sóc bình thường. Trước ngày cắt dây khoảng 15 ngày ngừng bón tết cả các loại phân hóa học, phân sinh học bón bình thường không vấn đề gì. Ngưng tưới nước 2 ngày trước khi cắt. Cắt xong không tưới nước vài ngày cho vết cắt khô, sau đó tưới bình thường.
    Chú ý sát trùng vết cắt cũng như dụng cụ cắt cẩn thận. Vài lời góp ý

  162. Chào diễn đàn.
    Cho cháu hỏi nhà cháu có một số bụi bị tuyến trùng và một số cây bị nấm bệnh cháu làm theo cách này có được không ah.
    – Dưới gốc đổ thuốc diệt tuyến trùng, trên phun phân bón lá, sau đó khoảng 1 tuần đến 10 ngày cháu lặp lại, cây nào suy yếu có thể cho thêm amino hay biogel.
    – Còn cây nào bị nấm bệnh cháu đổ thuốc trị nấm dưới gốc trên lá phun phân bón lá sau đó khoảng 1 tuần đến 10 ngày cháu lặp lại, thời gian cách ly 7 ngày cháu đổ phân amino các loại.
    – Cho cháu hỏi thêm là tiêu năm 2 mùa này phun phân bón lá có được không ? hay đất phải đủ độ ẩm mới phun được, và các thuốc trị tuyến trùng và nấm bệnh cũng vậy.
    Cháu xin cám ơn.!

  163. Chào cộng đồng, chào chú Vịnh.
    Tiêu nhà cháu là tiêu tơ, nó có biểu hiện rụng đọt lá hơi vàng. Nhìn cây thì nó ủ rũ, có trụ chết một giây. Vậy cho cháu hỏi mọi người và chú Vịnh nó bị bệnh gì và cách khắc phục tình trạng này ạ.
    Cháu nghi bi nấm phải k ạ?

  164. Chào mọi người trên diễn đàn, chào chú Vịnh.
    Tôi xin hỏi chú Vịnh và diễn đàn, tiêu nhà tôi vừa bị thán thư vừa bị tuyến trùng. Vậy tôi có thể vừa phun thuốc trị thán thư, vừa đổ góc trị tuyến trùng cùng thời điểm có được không? hay phải trị từng bệnh? thời gian cách nhau bao nhiêu.
    Mong sớm nhận được phản hồi từ mọi người. Tôi xin chân thành cảm ơn.

    • Chào @Quý-Bình Thuận
      Có thể kết hợp trị nấm thán thư và tuyến trùng chung một lần, bằng thuốc trị nấm có 2 hoạt chất Mancozeb + Melataxyl và thuốc sâu có hoạt chất Carbosulfan. Vừa phun vừa đổ gốc 2 lần cách nhau 7 ngày để thuốc phát huy hiệu quả tối đa.
      Thân

  165. Tiêu nhà em ko biết bị bệnh gì mà bị rụng lá xanh, lá rụng gần hết chỉ để trơ chùm quả lại, các anh chị cho em hỏi là bệnh gì ak, hướng trị như thế nào? Em cám ơn.
    Hình em chụp lại các anh chị xem qua:

    • chào Thanh Trịnh nhìn hình thì khả năng tiêu bị thiếu dinh dưỡng nặng nên lá mới rụng hết để tập trung nuôi quả. Khắc phục hiện tại nên dùng Biogel+Biosol đổ gốc và phun lên lá để cung cấp dinh dưỡng kịp thời cho tiêu.
      Thân

    • Cảm ơn anh @Đỗ Thành Trung nhé, em sẽ làm ngay, mới bắt đầu học hỏi trông tiêu nền còn nhiều cái bỡ ngỡ.

  166. Thời gian gần đây có 1 số trụ bị vàng lá ở phần gốc và số lá vàng rụng dần, bên trên vẫn thấy xanh và phát triển bình thường… Vậy xin hỏi cộng đồng tiêu của em có bị làm sao không và khắc phục như thế nào, xin cộng đồng chia sẻ cho cách khắc phục. Xin chân thành cảm ơn cộng đồng rất nhiều !

    • Vàng lá gốc, lá vàng rụng… là chuyện bình thường. Rụng lá xanh mới đáng lo bạn à !
      Tuy nhiên có vẻ như tiêu thiếu dinh dưỡng nên lá mau cỗi.

  167. Tôi muốn bón vôi để nâng pH lên thì mùa khô này có bón được không? pH của vườn nhà chỉ ở mức 4- 5,4. Mong mọi người tư vấn giúp.

  168. Chú Vịnh ơi, bà con ơi cứu cháu với! Hồi chiều cháu có phun nhầm khoảng 200 trụ tiêu con bằng thuốc lưu dẫn D24. Cháu đã xịt nước xả trôi bớt thuốc rồi. Giờ không biết khắc phục thế nào nữa. Rất mong được phản hồi của chú và mọi ý kiến của bà con. Cháu cám ơn trước! huhu…

    • Cháu @ Bảo Ngoc
      Khẩn trương pha nước vôi loãng phun lên toàn bộ cây để rửa, đo pH nước khoảng 7,5 – 8 độ là được. Khoảng 2-3 ngày sau phun rửa cây lại lần nữa. Sau đó phun phân bón lá biosol để điều hòa sinh dưỡng và trợ sức cho tiêu nhanh hồi phục.
      Thân

    • Cháu @ Bảo Ngọc
      Bây giờ cháu phải chấp nhận cắt bỏ gấp phần mà cháu đã xịt thuốc, nếu như cháu xịt hết từ trên ngọn xuống tới gốc thì buộc phải cắt chỉ trừ lại 20-30 cm dưới và vặt bỏ hết lá, đồng thời tưới đổ Biogel để trợ sức cho tiêu nảy mầm mới. Kinh nghiệm này rút ra từ một lần chú xịt cỏ tranh, mới xịt được 2 ngày, thế là bà hàng xóm cắt cỏ về cho bò, vậy là đám cỏ đó sống nhăn răng, sau đó gần nhà có anh bị ai chơi xấu, người ta xịt thuốc cỏ lưu dẫn khoảng 10 trụ tiêu, khi phát hiện lá đã vàng rụng, và rồi chú cũng góp ý nên cắt bỏ như trên vậy mà cứu được đó, bây giờ mấy trụ đó lại um tùm hơn những trụ khác, vì khi mình cắt dây tiêu ra nhiều nhánh hơn. Vài điều góp ý cùng cháu .
      Chúc cháu nhanh tay xử lý

  169. Chào chú Vịnh. Chú ơi, cho cháu hỏi. Giờ tiêu nhà cháu sắp hái xong rồi, bây giờ mình cần bón phân để cây không bị suy khong ah. Nếu bón thì mình bón phân gì hả chú Vịnh? Năm ngoái tiêu nhà cháu sai lắm, nhung hái xong nó rụng hết cả lá, đốt nữa, nên năm ni không có quả mấy. Chú tư vấn giúp cháu nhé. Cháu vẫn chưa rõ về giai đoạn chăm sóc tiêu trong và sau thu hoạch tới khi hãm cho ra bông chú ah.

    • Chào cháu @nguyễn mạnh hà.
      Chống suy tiêu sau thu hoạch là việc rất quan trọng. Tiêu gầy, tiêu suy có bắt đẻ được không?
      Lúc này do đất đã khô, rễ tơ của tiêu đã hỏng hết nên rất kén phân, chú thường khuyên phải tưới nước giữ ẩm tốt và dùng biosol+biogel cho tiêu vì ưu thế của phân sinh học. Bón phân hóa học lúc này khác gì ném tiền lên trời…
      Việc chăm tiêu không phải vào lúc nào, trong giai đoạn nào mà cháu phải làm tốt quanh năm. Ý cháu hỏi chú cũng nói rất nhiều lần trên diễn đàn rồi, tìm đọc nhé.
      Thân

  170. Chú cho cháu hỏi tiêu của cháu mới trồng được 1 năm. Lúc đầu phát triển đẹp nhưng gần đây tiêu bị vàng đọt phát triển kém. Cháu mong được biết nguyên nhân để khắc phục. Cám ơn chú!

  171. Các bác giúp cháu giải đáp thắc mắc này với ạ. Cháu đã dùng phân biogel để đổ gốc lần 2. Mà trên bao bì nói từ lần 1 đến lần 2 cách nhau 1 tháng, lần 2 đến lần 3 là 2 tháng. Cháu phân vân là trong 2 tháng đó cháu có nên dùng thêm phân gì không? Cháu xin lời khuyên. Cháu xin cảm ơn.

    • Nhà sản xuất có khuyến cáo liều lượng sử dụng theo hướng dẫn sẽ giảm khoảng 30% phân hóa học. Bạn cần tính toán, cân đối để sử dụng phân biogel+biosol hợp lý hơn.

    • Theo chị em nên dùng phân gì trong thời gian này và mùa mưa ạ. Em xin cảm ơn

    • Chào chu van linh, thời gian này đã vào hãm nước rồi. Nếu bạn bây giờ mới thu hoạch xong thi tiến hành hãm nước chỉ phun biosol để cung cấp dinh dưỡng thôi nhé phun 2 lần mỗi lần cách nhau 10 ngày. Vào mùa mưa thì chuẩn bị phân chuồng ủ hoai, phân vi sinh hữu cơ, npk… Và không thể thiếu biosol+biogel để dùng làm bông khi có mưa.
      Thân.

    • Tiêu nhà em là tiêu 1 năm mà anh . Em bón phân DAP được không anh. Tất nhiên em vẫn dùng biogel và biosol định kỳ. Em cảm ơn anh.

    • Tất nhiên là bón được. Cách bón hiệu quả nhất là hòa loãng 2 kg phân DAP (hay NPK) trong phuy 200 lít rồi xả tưới cho 20 gốc.
      Không bón rải trực tiếp, sẽ gây tổn thương rễ tơ.

  172. Bác Vịnh ơi! cho cháu hỏi tiêu nhà cháu bi những đóm trắng ở dưới lá rất nhiều. Lúc đầu chỉ có một số cây bị nhưng giờ thì gần như là cả vườn bị ạ. Những đốm trắng li ti ở dưới lá chủ yếu tập trung ở phần ngọn ạ. Nhà cháu có phun thuốc nhưng không khỏi ạ. Bác có thể tư vấn cho cháu loại thuốc và cách điều trị bệnh này không ạ. Tiêu nhà cháu được 2 năm tuổi rồi!

    • Có nhiều khả năng tiêu bị nhện đỏ, bọ trĩ, chích hút lá non. Không diệt trừ ngay thì có nguy cơ sẽ bị tiêu điên. Bạn đã sử dụng thuốc gì sao không nói luôn.
      Dùng thuốc diệt côn trùng phun liên tiếp 2 lần cách 10-12 ngày. Nên kết hợp với biosol phun lúc chiều mát để ngăn chặn rối loạn dinh dưỡng.

  173. Xin chào anh Vịnh và cả nhà. Tiêu trước khi cắt dây có đổ gốc biogel được không. Nếu được cách li thời gian là bao nhiêu. Xin cám ơn anh và gia dình tiêu.

    • Chào @hiển nguyễn.
      Chỉ cách ly với phân hóa học, khoảng 2-3 tuần tùy loại. Không cách ly với phân hữu cơ, phân sinh học. Cần chú ý, thận trọng với loại phân pha trộn hóa chất với chất thãi hữu cơ tràn lan như hiện nay.
      Thân

  174. Độ pH của đất nhà cháu là 6,8 mà sao cháu thấy mấy người cứ bảo phải rắc vôi. Các bác cho cháu hỏi việc rắc vôi có cần thiết không?
    Nhân tiện giúp cháu giải quyết 1 vấn đề này nữa ạ. Nhà cháu đã đổ tuyến trùng, rệp sáp cách đây 2 tháng rồi. Giờ có khoảng 10 trụ ngọn chùn lại và rụng đốt. Cháu phải làm thế nào ạ. Mong nhận sự giúp đỡ của mọi người. Cháu xin cảm ơn.

    • Bạn ở vùng nào mà có độ pH đất cao vậy? ngạc nhiên quá. Bạn đo độ pH bằng cách nào, loại dụng cụ nào? pH cao sẽ làm cây trồng không hấp thụ được dinh dưỡng, nhất là các trung – vi lượng. Đất này nhất thiết không bón vôi nữa mà bón lân supe nhiều hơn.
      Chùn ngọn, rụng đốt là do dinh dưỡng và nấm bệnh, chưa hẳn có liên quan với tuyến trùng rệp sáp đâu. Bạn sử dụng phân sinh học boiogel+biosol để cân đối dinh dưỡng, phun thuốc trị nấm và tăng cường bón phân hữu cơ, nấm tricho kháng bệnh cho tiêu …

  175. Anh Vịnh ơi, tôi ở Bình Phước hiện trời dã có mưa, tiêu cho bông tương đối nhiều. Vậy bây giờ phải làm sao anh vì mới đầu tháng 2 al. Tôi và tất cả nông dân ở đây rất lo, mong anh và cộng dồng hướng dẫn giùm. Cám ơn anh và cả nhà.

    • Bạn ở đâu mà chỉ mới đầu tháng 2 âl ? chỗ tôi nay đã qua tháng 3 âl rồi.
      Trời có mưa thì mình thuận theo trời để điều chỉnh: nếu mưa ít thì kệ nó, còn mưa nhiều sẽ làm tiêu nhú cựa non. Đợi cho cựa nhú nhiều, khoảng 30% thì dùng phân thuốc để thúc mạnh cho ra bông đồng loạt luôn rồi chủ động chăm sóc.
      Tuy sẽ có nhiều vất vả hơn nhưng đành phải vậy thôi.

  176. Các bác cho em hỏi tiêu nhà em trồng năm thứ tư, đã hãm nước được khoảng 40 ngày thì có một đợt mưa nên em đã tưới đẫm 1 đợt cách nay khoảng 1 tuần. Vậy bây giờ em có nên tiếp tục tưới hay là để hãm nước thêm. Em nghe người ta bảo là tiêu còn đang tươi thì không nên tưới mà phải hãm khi nào lá rũ thì mới tưới tiếp. Vậy em nên làm thế nào?

  177. Theo như bài đọc trên thì tiêu của em bị thiếu Bo, vậy các anh các chị cho em hỏi thăm em nên phun loại thuốc gì ạ… và phun như thế nào để đảm bảo tốt cho cây… Phun vào thời gian nào thì hợp lý ạ.
    Các anh các chị giúp đỡ giùm em. Em xin cám ơn rất nhiều ạ.

    • Mua phân bón lá vi lượng Bo để phun 2 lượt liên tiếp cho tiêu. Hay sử dụng phân sinh học biogel+biosol vừa phun vừa đổ gốc đảm bảo đầy đủ chất, giúp tiêu nhanh hồi phục hơn.
      Chú ý theo hướng dẫn hay tư vấn sử dụng của nhà phân phối nhé.

  178. Xin chào chú Nguyễn Vịnh và diễn đàn!
    Tiêu của cháu là tiêu tơ 1 năm tuổi. Dạo này tiêu cháu đọt non bị vàng và phát triển chậm, 1 số lá non bị bạc trắng không hiểu là bị bệnh gì nữa. Chú Vịnh và mọi người chỉ giùm cháu với ạ.
    Cháu cám ơn nhiều!

    • Chào cháu @trương vĩnh phát
      Tiêu tơ mới 1 năm tuổi phát triển chậm thường là do bón lót hữu cơ không đầy đủ, hệ rễ có vấn đề , hoặc đất bị dư acid làm cho độ pH thấp ngăn cản cây hấp thu trung vi lượng. Cháu xử lý lần lượt:
      -Tăng cường phân hữu cơ, hữu cơ sinh học hay hữu cơ vi sinh.
      -Tăng cường che bóng và tưới nước thường xuyên hơn trong mùa nắng gắt.
      -Đo độ pH để điều chỉnh nâng bằng vôi+lân Văn Điển…
      -Sử dụng phân sinh học biogel+biosol bón lá và đổ gốc để giúp tiêu nhanh chóng hồi phục.
      Tiêu tơ của cháu bị bệnh chủ yếu là do dinh dưỡng và chăm sóc.
      Thân

  179. Xin cám ơn @ Châu Phong. Như vậy mình bón phân chuồng rồi bổ sung npk có thành phân hữu cơ khoáng không anh, nếu được vậy thì chi phí sẽ nhẹ hơn nhiều đỡ cho nông dân mình mong anh chỉ giúp. Cám ơn thân.

    • Chào @hiển nguyễn
      Chọn cách này cũng hợp lý, nhưng chú ý cẩn thận trong cách sử dụng phân khoáng vô cơ. Lưu ý quan niệm “năng chuyến hơn đầy đò !” áp dụng rất đúng cho tiêu.
      Thân

  180. Cám ơn anh thật nhiều. Chúc sức khoẻ anh cùng thân quyến vui vẻ hạnh phúc. Xây dựng cộng đồng tiêu ngày càng vững mạnh. Thân

  181. Các bạn cho mình hỏi. Tiêu nhà mình bị vàng lá cả vườn luôn, mình tìm hiểu thì nhà mình bị rầy sáp rất nặng. Nhà mình trồng 1000 trụ nhưng đã bị chết 5 đến 7 trụ rồi, mình mua marshal dạng hạt và nước và mình làm như thế này được không ạ. Mình tưới nước qua rồi phun thuốc marshal dạng nước lên cây, khi đất ẩm mình đổ dạng hạt xuống gốc. Sợ nó không tan mình tưới sơ qua ít nữa, mình làm vậy có hiệu quả không ạ. Và khi trị được rồi thì mình làm thế nào để phục hồi cho tiêu hết vàng ạ. Mình mong các bạn góp ý kiến.

    • Bạn dùng thuốc gì mà nhiêu khê vậy? Cả hai dạng đều cùng một loại thuốc. Cẩn thận coi chừng như trường hợp của @Mạnh Cường ở trên.
      Khoảng 2 tuần sau bạn dùng phân sinh học biosol phun lá và biogel đổ gốc để hồi phục rễ và lấy lại màu xanh cho tiêu. Cho mình hỏi bạn đã áp dụng biện pháp nào để phòng các bệnh về hệ rễ cho tiêu nhà mình?

    • Tuy cùng một loại thuốc nhưng thuốc dạng nước, dạng hạt, có cách thức sử dụng, tác động và hiệu quả sẽ khác nhau. Bạn nên tìm hiểu kỹ càng trước khi lựa chọn.
      Dùng dạng hạt để rải, sau đó tưới nước lên cho tan ra là cách không bình thường. Vậy thì sao không dùng thuốc dạng nước?

  182. Chào anh Nguyễn Vịnh. Tiêu em mới trồng được 9 tháng rồi, hiện tại có 2 bụi bị tháo đốt từ trên ngọn nhưng cây vẫn xanh bình thường vậy cây tiêu đó bị bệnh gì? Bây giờ em phải dùng thuốc gì để chữa trị, chữa bằng cách đỗ gốc hay phun lên lá? Em cảm ơn anh.

    • Có khả năng tiêu đã bị bệnh nấm làm tháo đốt, bạn dùng thuốc Aliette, Mancozeb… phun và đổ gốc. Khoảng 10 ngày sau dùng phân sinh học biosol+biogel để hồi phục tiêu. Sau đó tăng cường nấm trichoderma để phòng ngừa sâu bệnh cho tiêu.

  183. Cháu chào mọi người trong diễn đàn. Mọi người trong diễn đàn làm ơn cho cháu ý kiến với. Tiêu nhà cháu bị cùi đọt không phát triển lá và đọt non. Tiêu xanh đen, trên đọt tiêu có rầy xanh và nhện đỏ, có 1 phần vườn tiêu bị rệp sáp dưới góc cộng thêm cháu bới rễ lên thì thấy rễ bị sưng sơ sơ. Trước đó 7 ngày cháu có tưới biogel. 7 ngày sau cháu sục gốc bằng thuốc vifu-super 5G. 7 ngày tiếp theo cháu xịt lá bằng biosol + ridomil Gold + thuốc đặc trị nhện đỏ. 7 ngày tiếp theo cháu sục gốc và xịt lá lại bằng Agri Fol 400 + thuốc trị nhện đỏ lần 2. Mọi người giúp cháu với tại cháu mới mua vườn tiêu nhưng cháu chưa có kinh nghiệm. Tiêu mới trồng được 2 năm.

    • Biogel là phân sinh học có nhiều vi sinh vật hữu ích. Bạn dùng đổ gốc sau khi đã xử lý các loại phân thuốc khác để khỏi làm vi sinh vật bị tiêu hao.
      Chú ý cẩn thận và hạn chế kết hợp hóa học với sinh học.

  184. Hiện nay tiêu mình đang trong giai đoạn hãm nước, làm bông. Mình muốn cộng đồng chia sẻ mình phải chuẩn bị những loại phân thuốc gì để đợi khi vào mùa mưa để bón cho tiêu. Cám ơn.

  185. Xin chào diễn đàn. Tiêu nhà em năm nay bước sang năm thứ hai mà nó bị bênh rỉ sắt, vàng lá chết chậm, rụng đọt non, đọt tiêu có dấu hiệu kém phát triển lá non nhỏ dần và trắng, tiêu đang phát triển tốt thì chết giống như thiếu nước, lá tiêu có nhiều đốm đen. Xin diễn đàn cho em biết nguyên nhân, cách điều trị và biện pháp khắc phục. Em xin chân thành cảm ơn.

  186. Chào chú Vịnh ạ. Chú cho con hỏi vườn tiêu con trồng được một năm rồi chuẩn bị cắt nhưng trong vườn có số ít cây bị vàng lá không biết có bị lây không và cách chữa trị như thế nào mong chú cho ít lời khuyên ạ.

    • Chào cháu @danh
      Tiêu vàng lá có nhiều nguyên nhân. Chú cũng trả lời nhiều lần trên trang này rồi.
      Cháu cố gắng tự tìm đọc để nâng cao hiểu biết, xác định đúng nguyên nhân và cách xử lý phù hợp. Các nguyên nhân sinh lý có thể cắt làm giống, nguyên nhân bệnh lý tuyệt đối không !
      Thân

  187. Anh Vịnh ơi, khi phun phân bón lả có cần pha thêm chất bám dính không ? Có người bảo tốt, có người bảo không nên. Mong anh tư vấn giúp, xin cám ơn. Thân

    • Chào @hiển nguyễn.
      Phun bón lá để cho cây “ăn”, cây hấp thu vào bên trong. Nhưng cho chất bám dính để “níu” lại trên lá, đợi cho nắng gió làm khô đi hết, là nghĩa gì? Hổng lẽ vừa cho ăn vừa “bóp cổ”?
      Cách này mới đúng là bostay.com !

      Chất bám dính thường được pha với thuốc BVTV để duy trì độc tố trong thời gian dài hơn làm cho sâu rầy ngộ độc khi chích hút, cắn phá lá cây.
      Thân

  188. Xin cho hỏi pha sunphat đồng với vôi có thể sục gốc được không và pha DAP với sunphat đồng tưới gốc có tác dụng gì mà gần vườn tôi họ làm như vậy. Mong cộng đồng giúp đỡ.
    Thân

    • Chào @hiển nguyễn.
      Sunphat đồng với vôi dùng pha thuốc boocdo để phun và sục gốc diệt nấm. Nhưng pha phân DAP với sunphat đồng tưới gốc tưới gốc chỉ là cách bón phân.
      Sunphat đồng để pha boocdo làm thuốc là loại xịn, giá khoảng 80-90 ngàn/kg. Sunphat đồng để tưới, cung cấp vi lượng Cu cho cây có giá 15-25 ngàn/kg, tùy loại.
      Thân.
      Tham khảo cách pha boocdo: >> http://www.giatieu.com/cach-pha-che-dung-dich-booc-do-phong-tru-nam/4582/

  189. Con chào Chú Vịnh!
    Con kiểm tra vườn tiêu thấy những rể tiêu trên mặt đất thì bị nốt sần sưng ụ lên 1,2 điểm ở trên rễ tiêu, con thử nhổ lấy 2 gốc tiêu, những rễ nằm dưới đất thì bình thường, không có hiện tượng như những rễ ở trên mặt đất, tiêu con được hơn 1 năm tuổi. Vừa rồi con mới cắt hom để ươm trồng.tiêu con có phải bị tuyến trùng không chú? Con mới bắt đầu làm tiêu được khoảng 1 tháng. Rẫy con mới mua trước đó người ta không chăm sóc và phân thuốc gì hết. Giờ trên Đăk Nông bắt đầu vào mưa. Con tính đổ gốc thuốc Amitage để diệt tuyến trùng trước, sau đó phun và sục gốc để ngừa rệp sáp bằng boocđo 1% (vì trước giờ chưa ngừa), xong phuc hồi tiêu bằng phân hữu cơ sinh học phun biosol và sục gốc bằng biogel sau đó bỏ phân bò ủ hoai mục kết hợp với nấm tricho loại đối kháng và phun thêm nấm tricho lên toàn bộ cây tiêu. Con mong được sự chia sẻ từ chú và cộng đồng mạng.

    • Ngay dưới câu của bác Vịnh: “thuốc boocdo để phun và sục gốc diệt nấm” là ý kiến bạn nguyễn ngọc hà: “phun và sục gốc để ngừa rệp sáp bằng boocđo 1% ” nghĩa là sao?
      Không hiểu trồng tiêu và lên Net đọc kiểu gì mà những điều cơ bản nói đi nói lại hàng trăm lần vẫn không nắm được. Nản toàn tập !

  190. Bạn nguyễn ngọc hà. Bạn nên biết cây tiêu nào cũng đều bị tuyến trùng quan trọng là mức độ nặng hay nhẹ thôi, nhẹ thì ko nói, nặng thì ảnh hưởng tới sự phát triển và năng suất của cây trầm trọng. Những năm gần đây tiêu rất được giá nên bà con đua nhau trồng tiêu trong khi kiến thức ko có, phá vỡ quy hoạch, làm môi trường ô nhiễm, phát sinh và lây lan nhiều nấm bệnh và tuyến trùng. Đối với những vấn đề bạn nêu ở trên mình thấy vậy là ổn rồi nhưng cần có sự cách ly kẻo cây bị sốc, và 1 điều nữa bạn nên tìm hiểu thêm là boocdo 1% chỉ dùng để diệt nấm chứ làm sao diệt được rệp sáp, mình mới nghe lần đầu đó. Chúc bạn thành công nha.

  191. Cảm ơn các bạn, mình ghi nhầm. Mình sẽ chú ý kĩ hơn. boocdo 1% để diệt nấm, còn diệt rệp sáp mình nên dùng loại thuốc nào? thời gian cách li khoảng 10 ngày cho từng loại thuốc ở trên được không? mình chưa làm lần nào nên chú và các bạn cho mình ý kiến.

  192. Bắt đầu sang mùa mưa, tiêu nhà cháu cũng gần được 1 năm. Cháu mới cắt tỉa những cành sát mặt đất và kéo cỏ tủ ra khỏi bồn để cho thoáng. Cháu định vài ngày nữa cháu cho mỗi gốc 0,5 lạng lân Văn điển và 0.5 lạng phân vi sinh + nấm tricho . Cháu bón xung quanh gốc và cách gốc 40cm. Sau đó cháu lại kéo cỏ tủ + đất lấp lại. Cháu làm như vậy liêu đã ổn chưa ạ. Mong mọi người tham khảo và góp ý cho cháu với ạ. Cháu xin cảm ơn

    • Bạn chu văn linh viết nhầm rồi, nói đúng là phải 0,5kg lân và 0,5kg phân vi sinh chứ sao 0,5 lạng. Về phân lân bạn nên bón trước, khoảng 20 ngày sau bạn bón phân vi sinh kết hợp tricho, riêng phân vi sinh là phân hữu cơ bạn bón càng nhiều càng tốt ko nhất thiết là 0,5kg. Còn 1 điều là phân lân Văn Điển có độ pH cao có tính sát khuẩn nên không được bón kết hợp với tricho. Thân.

  193. Tiêu mới đôn bị thối dây chết phải xử lí như thế nào. Xin cộng đồng tư vấn cho xin cảm ơn và xin chào.

  194. Bạn phải kiểm tra chết dây do nguyên nhân gì. Nếu chết do dập hay gãy dây thì bạn tìm cách kéo phần dây đôn ở dưới phần bị dập gãy lên trên, đó là cách khắc phục duy nhất. Còn nếu chết dây do nấm bệnh làm thối dây thì bạn phải can thiệp bằng các thuốc hóa học diệt nấm. Thân

  195. Anh Vịnh ơi tôi đang chuẩn bị trồng tiêu bằng nhánh ác. Trong lúc trồng mình có thể tưới biogel và trichoderma lên rễ tiêu mới trồng để ngừa nấm không, mong anh tư vấn.

    • Phòng bệnh thì liên quan gì đến tiêu lươn hay tiêu ác, mà là cần phòng sớm nhất có thể.
      Trồng xong pha trichoderma chung với biogel tưới ngay, theo liều lượng được hướng dẫn.

  196. Chào chú. Ba con hiện đang trồng vài trăm trụ tiêu, nhưng hiện giờ đang bị côn trùng chích hút. (biểu hiện của lá: trên mặt lá có 2 màu xanh khác nhau, khi lấy tay chà thi tróc hết ra và dính vào tay). Sau vài ngày thi những lá bị như vậy sẽ bị vàng và rụng sau đó là chết luôn cả dây. Chao k biets bị gì, cháu nhờ chú giúp đỡ, tư vấn và cho cháu 1 số thuốc để điều trị. Cảm ơn chú!

  197. Nếu đã xác định bị côn trùng chích hút thì phun thuốc diệt côn trùng, xử lý kép.
    Nhưng bị chết dây thì bạn miêu tả không rõ ràng.
    Tốt nhất là bạn chụp vài tấm hình gửi qua email về cho bác Vịnh kiểm tra và góp ý cụ thể hơn.

  198. Tôi nghe nói rất nhiều lợi ích của lạc dại, nhưng cũng có những ý kiến trái chiều về lạc dại như, họ bảo trồng lạc dại dễ bị rệp sáp và rất khó trị . Mong cộng đong tư vấn giúp . Thân

    • Phần lớn các sự vật, sự việc, đều có mặt lợi đan xen với mặt hại, cái tốt đan xen với cái xấu… Vấn đề là bạn phải biết chọn những sự vật, sự việc mà cái tốt nhiều hơn cái xấu, mặt lợi lớn hơn mặt hại…
      Nếu chỉ ngồi mong chờ cái hoàn toàn tốt, hoàn toàn có lợi e rằng khó lắm bạn ạ.
      Nói như chú tieuphong trong bài rệp sáp tên vô lại, không có lạc dại cho rệp sáp trú ẩn thì nó ở đâu nữa ngoài gốc tiêu của nhà bạn ra?

  199. Chào bác Vịnh và cộng đồng. Một tháng trước tôi xit phân bón lá Amino+ tricho, sau do 1 tuần thì tuới thuốc nấm + tuyến trùng + phân Amino bón gốc. 1 tuần sau thì có 1 số cây có hiện tượng cháy lá. Khi lên diễn đàn thì thấy trong bài viết có hình ảnh minh họa giống triệu chứng của vườn nhà tôi đang bị (dư đạm, nấm tấn công). Nhờ bác Vịnh và các bạn có kinh nghiêm giúp dùm.
    Cảm ơn!

    • Chào @minhthan, sai lầm của bạn là bỏ tricho xong lại đi bỏ thuốc nấm thì còn gì tricho mà phòng bệnh. Tricho nên bỏ sau khi đã bỏ thuốc nấm. Nếu có biểu hiện dư đạm nấm tân công thì bạn dùng vôi hoà với nước tưới vào gốc để giải đạm. Mua thuốc nấm mancozeb + metalaxyl… Về đổ và phun lá. Cách ly khoảng 2 tuần đổ biogel + biosol để cân bằng dinh dưỡng cho tiêu.

  200. Chào diễn đàn! Cho tôi hỏi tiêu tôi trồng đã 1 năm nay lên được khoảng hơn nửa trụ 4m trụ khô và có biểu hiên ngọn tiêu bạc, hoặc có màu xanh lá mạ và có hiện tượng đứng lại không phát triển chiều cao! cho tôi hỏi là tiêu bị gì và cách khắc phục. Xin ý kiến mọi người tư vấn cho tôi xin cảm ơn!

  201. Chào mọi người, cho cháu hỏi lá cây tiêu vẫn xanh nhưng lại rất nhỏ so với cây bình thường, mép lá lượn sóng, lá không bóng mượt mà trông khô khô giống như không có nước là hiện tượng gì ạ.

    • Có nhiều khả năng tiêu của bạn thiếu vi lượng, chủ yếu là thiếu kẽm.
      Sử dụng phân bón lá sinh học, loại có nhiều vi lượng, để bổ sung kịp thời sẽ nhanh khỏi.

  202. Chào bác Vịnh và mọi người!
    Bác cho cháu hỏi tiêu nhà cháu bị chấm đỏ trên thân và lá đó la bệnh gì? có phải tảo đỏ không bác? Tiêu nhà cháu đang ra bông, dậu trái có xịt thuốc được không bác? Nếu xịt thuốc được thì nên xịt thuốc gì thưa bác?
    Cháu cảm ơn bác và mọi người nhiều!

    • Tiêu đang ra bông, nếu bạn phun thuốc hóa chất nhiều khả năng sẽ làm hư hỏng.
      Tốt nhất là để sau giai đoạn làm bông vì nấm tảo hay đốm lá cũng không làm tiêu chết ngay.
      Giá như bạn rửa cây sau thu hoạch thì sẽ đỡ lo nấm bệnh này.

  203. Mọi người xin giúp cháu với ạ. Cháu định đổ phân biogel + nấm tricho. Cháu nên dùng loại nấm dạng bột bán theo kg hay loại nước bán theo can. Cháu phân vân quá. Mong mọi người giúp cháu với ạ.

    • Nấm tricho dạng bột để pha chung với biogel đổ gốc, dạng nước thường dùng để phun lên cây. Tuy nhiên bạn nên theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất, nhà phân phối.

  204. Chào bà con trên giatieu.com
    Mình xin hỏi tiêu nhà mình đã trổ bông đều khoảng 5 – 6cm 1 bông (tiêu 1 năm tuổi). Bây giờ có phun được phân bón lá biosol và biogel được không. Mình ở Bình Phước, mong được mọi người góp ý.
    Thân

    • Chào bạn tốt nhất là không nên phun, chỉ phun khi cây ra cựa gà và lá non thôi bạn nhé.
      Bạn có thể đổ gốc biogel, nhưng trong quá trình làm bông nếu bạn đã bón phân đầy đủ rồi thì không cần nữa. Tiêu 1 năm tuổi mà đã cho trái thì hơi sớm. Theo tôi là tôi hái bỏ bông để cây phát triển. Đó là ý kiến của tôi. Chào bạn. Thân!

    • Biosol là phân bón lá sinh học, không phải là phân hóa học nên bạn cứ phun vô tư, không sợ quá liều hay gây hại cho đọt non, lá non, chuỗi bông non.
      Nhưng khi bông đang nở (gọi là phơi mao) nếu phun sẽ bị bồ cào, cần chú ý.
      Với mình thì mình vẫn để ăn. Giá đang cao, không việc gì mà phải bỏ.
      Không lo cây yếu, chăm bón phân tro tích cực để bù vào.

    • Chào Chi Mai. Cho mình hỏi cách nhận biết khi tiêu nở hoa được không. Xin cảm ơn.

    • Chào Văn Nam, bạn chỉ cần để ý 1 tí, trên chuỗi tiêu xuất phát từ đoạn gần cuống chuỗi tới đầu chuổi có những hoa trắng nhỏ li ti thì đó là lúc tiêu đang nở hoa. Còn những chuổi tiêu chưa nở hoa thì ko có hiện tượng đó đâu.

  205. Dạ. Cháu chào chú ạ. Nhà cháu cũng có trồng ít tiêu. Cháu ở Quảng Nam ạ. Tiêu nhà cháu mới trồng khi bò lên trụ thì lá tiêu bắt đầu bị xoắn lá hay chết và xuất hiện rệp trắng. Hay bị thúi rễ ạ. Còn tiêu lớn thì hay ra trái trước mưa ạ. Hay ra lác đác ạ. Ra trước mua không đậu mà còn rụng hết ạ. Cháu mong chú chỉ hướng giúp cháu với ạ.

  206. Chào mọi người. Cho mình hỏi tiêu con mình trồng có nên bón phân không? Trước khi trồng mình cũng đã lót nên hữu cơ rồi. Mình định sẽ bỏ lân trộn thêm nấm tricho vào mọi người thấy có được không ạ! Xin mọi góp ý giùm. Thân!

    • Chào nongdan@.
      Tiêu con mới trồng chưa cần phải bón phân thêm nếu đã bón lót đầy đủ phân tự ủ có chất lượng. Phần lớn phân hữu cơ bón lót có chất lượng rất thấp do ủ không đúng cách hoặc chưa qua ủ nên không cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây trồng.
      Nên hạn chế dùng phân bón lá mà tập trung vào gốc. Tiêu con chỉ cần đổ phân sinh học biogel kết hợp với nấm tricho phòng bệnh là được. Lân bỏ chung sẽ ức chế sự phát triển của bào tử và làm giảm hoạt lực của nấm tricho.
      Về sau có thể nhìn vào sự phát triển của cây để bón phân.
      Thân

  207. Bác Vịnh ơi, cho em hỏi với. Em mới trồng tiêu. Em xử lý hố như sau: 60cm rộng, 40cm sâu, đổ đấy hố phân bò ủ tricho ủ 6 tháng. Đổ vào hố đảo đều với đất lẫn basudin, vôi. Vườn em làm rãnh thoát nước tuyệt đối không đọng lại.
    Em trồng tiêu ác 2 tháng lên 20cm 30cm rất đẹp, sau bị côn trùng chích hút. Em phun thuốc nhũ dầu 7 ngày nhắc lại mà phun không hết vẫn bị côn trùng. Em thấy con đó là con nhện và con gì đen đen ý.
    Lá tiêu dộp chấm vàng em bỏ lân nung chây và đổ gốc amino.
    Mấy hôm mưa nhiều nay nắng lại bị rụng đọt thâm đen cây.
    Em phải làm gì bây giờ mọi người giúp em với.
    Em cám ơn.

    • Do không bón nấm tricho để phòng bệnh, ủ phân không đúng phương pháp, đổ gốc amino kém chất lượng… không loại trừ giống đã lây nhiễm… khiến nấm bệnh bùng phát sau mưa. Giờ chỉ còn 2 lựa chọn.
      1. Xử lý bằng thuốc chống nấm một cách triệt để, khá tốn kém, vất vả… Có thể dai dẳng năm này qua năm khác nếu không diệt tận gốc.
      2. Nhổ bỏ, đem đi tiêu hũy, tránh lây lan. Tìm kiếm giống sạch trồng lại.
      Nếu là tôi, tôi chọn phương án 2.

  208. Cam ơn Châu Phong. Mình ủ phân với nấm tricho và men vi sinh 2 tháng đảo lại một lần. Khi trồng mình có lẫn tricho. Giống tiêu mình cắt ở vườn cua nhà anh em. Mình trồng hai vườn, cách trăm sóc như nhau. Vườn bị vườn không bị, không biết mình sai khâu nào nữa. Mong mọi người giúp đỡ, cám ơn nhiều.

  209. Chào bác Nguyễn Vịnh!
    Cháu ở Gia lai. Lúc này cháu đang rất hoang mang cháu đọc hết trên diễn đàn mà vẫn không đúc kết được nhiều, mọi thứ cứ rối bời cháu không biết phải làm sao!?
    Kính mong bác và cộng đồng giúp cháu !
    Tiêu nhà cháu năm nay đã được ba năm, sau 20 ngày mưa rải rác khi dứt mưa, nắng lên cháu quan sát thấy trên lá tiêu non có đốm đen như bị cháy (bị từ gốc lên khoảng 50cm) đụng vào rụng ngay. Số lượng 10 gốc trong đó có 3 gốc rụng cả đọt non. Đã bị mất 4 ngày nay nhưng cháu chưa biết được là bị bệnh gì và cách điều trị ra sao? Rất mong Bác và cộng đồng giúp cháu.
    Kính chúc Bác sức khỏe! Chúc cộng đồng có nhiều chia sẻ và nhiều thành công!

  210. Chào mọi người, cho cháu hỏi tiêu của cháu được mới trồng được một năm, gần đây trứng nhện đỏ rất nhiều, cháu có mua thuốc trừ sâu dạng nhủ dầu có xịt nhắc lại lần 2 nhưng vẫn không hết. Liệu có thuốc nào làm ung trứng của nó không ạ, cháu xin cảm ơn.

    • Mua thuốc thật, thuốc tốt có chất lượng của những thương hiệu có uy tín. Phun đúng liều lượng, phun thật kỹ vào các ngóc ngách sát thân trụ vì ban ngày nhện ẩn nấp, ban đêm mới ra đi kiếm ăn. Loại nhện đỏ này lây lan rất nhanh nên cũng không loại trừ lây nhiễm từ những cây cối khác trong vườn hay lây từ những vườn lân cận cho dù bên mình đã phun kỹ. Xử lý kép (phun 2-3 lần, cách nhau 7 ngày).

  211. Tôi xin chào anh chị em diễn đàn giatieu.com tư vấn cho chúng tôi những người làm nông về cây hồ tiêu. Cho tôi hỏi tiêu đang ra bông, tôi hòa nước phân NPK 16.16.8+te tưới gốc được ko. Tôi xin diễn đàn giatieu.com tư vấn.

    • Bạn có thể hòa loãng các loại phân NPK để tưới khi bông đã bung đều, chuỗi bông dài khoảng 5-7 cm, nhằm kéo dài chuỗi thêm và tăng sức, hỗ trợ cho tiêu đậu hạt.
      Tưới phân NPK quá sớm sẽ làm tiêu bung lá nhiều hơn.

  212. Chào cộng đồng tiêu ạ. Các bác cho cháu hỏi, tiêu nhà cháu có mấy cây bị tình trạng lá trắng hoàn toàn là bị làm sao ạ. Tiêu đã được 3 năm. Cháu đã bón lân + kali đỏ + ure + bo. Xong gần 2 tháng sau cháu xịt 2 lần ridomi l+ tervigo. Xong 20 ngày sau cháu bón phân chuồng đã ủ + nấm tricho mà nó vẫn trắng ạ. Đất nhà cháu không bị úng, cháu đào ránh thoát nước tốt. Trước khi bón phân chuồng cháu bón NPK 20-20-15 TE rồi. Mong các bác các chú có kinh nghiệm, bày vẽ giùm cháu, hiện đang rất hoang mang…

    • Chào bạn.
      Tiêu bạn lá non bị bạc trắng là do thiếu thành phần vi lượng. Bạn nên mua phân phun lá đa thành phần như biosol hoặc biogel về để đổ gốc cho cây 2 – 3 lần cách nhau 7 ngày nhé. Chào bạn.

    • Lá tiêu bị bạc trắng chủ yếu là do thiếu các vi lượng như bo, magie…
      Bạn sử dụng phân sinh học biosol +biogel sẽ hết ngay, không có gì phải hoang mang cả.
      Xử lý theo liều lượng của nhà phân phối hướng dẫn. Đề nghị bạn đo độ pH đất trồng tiêu và điều chỉnh về mức thích hợp ở 5,5 – 6,5 độ để cây dễ dàng hấp thu các chất vi lượng.

  213. Cho em hỏi, đầu mùa mưa năm nay em trồng mới 250 trụ tiêu. Ban đầu tiêu phát triển tốt nhưng sau 1 tháng tiêu phát triển kém, thân tiêu ko còn mập như ban đầu, đọt tiêu thì bị rụng. Mong mọi người tư vấn giúp em với ạ!

    • Chào bạn. Theo mô tả của bạn thì chưa đủ điều kiện để tư vấn bệnh. Bạn nên chụp một số hình ảnh gửi qua email chú Vịnh để chú xem cho. Nhớ mô tả cả quá trình chăm sóc trước khi bị bệnh. Chào bạn.

  214. Cho em hỏi: Tiêu nhà em đợt đầu em bón phân bò ko ủ. Hai tháng sau em bón phân lân Văn điển, cách một tháng em bón NPK. Bây giờ tiêu nhà em có cây bị vàng đốm đen ở cuối lá thì nên sịt thuốc gì, mà tiêu thì ra hoa nhiều mà em thấy rụng hoa nên bây giờ làm sao chỉ giúp em với.

    • Chào bạn.
      1. Bạn bón phân bò mà chưa ủ thì đó là 1 sai lầm khá tai hại vì trong phân bò tươi có rất nhiều mầm bệnh chưa được xử lí sẽ gây bệnh cho tiêu. Bạn nên rút kinh nghiệm, và mua nấm tricho bón ngay cho cây.
      2. Theo mô tả của bạn thì mô tả bệnh chưa rõ ràng bạn nên chụp hình gửi cho bác Vịnh để bác xem cho.
      3. Tiêu rụng chuỗi có rất nhiều nguyên nhân ttước mắt bạn mua biogel và biosol về bỏ cho tiêu xem hết hay không. Nên xịt vào lúc chiều muộn nhé bạn.
      Bạn nên cố gắng đọc các phản hồi phía dưới các bài viết trên diễn đàn để năng cao hiểu biết nhé những vấn đề này mọi ng đều đã chia sẻ. Chào bạn.
      Thân.

    • Chào @Lan
      Như @Việt Trung nói đó, bạn nên tham khảo các bài viết về kỹ thuật bón phân, ủ phân có sẵn trên giatieu.com để bón cho đúng nhé!
      Còn bây giờ, theo mình thì bạn nên làm như sau:
      Dưới gốc, tưới Biogel + Trichoderma sp nhiều một chút để vừa giúp ngừa bệnh cho cây, vừa giúp phân bò mau phân hủy hơn.
      Trên cây, bạn có thể xịt Biosol kết hợp Tricho + Pseud để trị bệnh và phòng bệnh, nếu tiêu đang trổ bông thì bạn chỉ xịt vào lúc chiều muộn, không xịt thẳng vào chuỗi bông vì áp lực mạnh của vòi phun có thể làm hư bông.
      Thân

  215. Em xin chào cộng đồng. Em mới về làm tiêu nên cũng chưa biết gì hết. Kính mong mọi người giúp đỡ. Vườn tiêu nhà em năm nay bắt đầu ăn bói, em thấy cũng hơi xấu, chắc bệnh cũng nhiều nhưng em không biết bị gì. Lá bị vàng, đốm, xoắn, lá nhỏ li ti, trắng bạc, đọt non nhỏ kém phát triển,… mấy bữa nay mưa nhiều có mấy trụ bị héo và rụng lá, sờ vào thân thì nó rụng từng đốt ra. (em có chụp hình mà k biết gửi lên). Vườn tiêu nhà em bị gì và chữa trị ra sao ?
    Mong mọi người giúp đỡ! Em thấy hoang mang.

    • Vườn tiêu của bạn cần kiểm tra xử lý toàn diện, lần lượt từng bước một. Trước mắt cần phun diệt các bệnh nấm cơ hội vào mùa mưa bằng thuốc có 2 hoạt chất mancozeb+melataxyl, sau đó phun nhắc lại bằng thuốc gốc nhôm hay gốc đồng, hoặc bằng boocdo 1%. Sau đó, phun sinh học biosol và đổ gốc biogel để giúp cây hồi sức, tăng cường phân ủ hoai, phân hữu cơ vi sinh và đo độ pH để điều chỉnh… Thực hiện những việc trên xong bạn cho biết tình trạng hồi phục của tiêu như thế nào rồi để mình góp ý tiếp.
      Chuyển hình các cây tiêu bệnh qua email của bác Vịnh để bác cho ý kiến thêm bạn nhé.

    • Tiêu bị vàng lá thối rễ dẫn tới héo và rụng lá là bệnh đã trầm trọng… khi xử lý phân thuốc cần chú ý không được quá liều, ưu tiên sử dụng các loại phân sinh học, hữu cơ. Phun thuốc quá liều hay sử dụng các loại phân hóa học giàu đạm lúc này không khác gì bức tử cây vậy !

    • Xin chào cộng đồng tiêu, vườn tiêu nhà tôi được hơn 2 năm cách đây khoản 2 tuần phát hiện trong vườn có vài cây bị vàng lá tư trong thân ra, sau đó vàng nhiều dần và chết, hiện nay phát hiện đa số cây tiêu trong vườn trong thân ít nhiều có lá vàng. Xin cộng đông tiêu cho biết bệnh gì và cách phòng trị, cám ơn

    • Sau mỗi đợt mưa dầm là điều kiện thuận thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát. Rất có khả năng tiêu bạn đã bị bệnh thối rễ, vàng là chết chậm do nấm Fusarium. Có thể do bạn chủ quan, không bón nấm đối kháng trichoderma để phòng các bệnh hệ rễ vào mùa mưa. Có thể dùng thuốc trị nấm có 2 hoạt chất mancozeb+melataxyl phun và đổ gốc để chặn đứng dịch bệnh, xử lý kép.
      Bạn chụp mốt số hình tiêu đang bị bệnh, gửi qua email bác Vịnh xin thêm ý kiến hỗ trợ điều trị.

  216. Cháu chào chú Vịnh và cộng đồng. Tiêu nhà cháu ở đọt tiêu và kẻ lá có xuất hiện những trứng nhỏ màu trắng, đó là bị gì và dùng thuốc gì ah. Cảm ơn chú nhiều.

    • Đó là trứng nhện đỏ đó bạn à. Có trao đổi nhiều trên diễn đàn rồi.

    • Nhện đỏ mùa này chích hút rất nhiều làm lá mất lớp biểu bì, giảm khả năng quang hợp…
      Phun thuốc diệt trừ côn trùng, xử lý kép, cách nhau 7 ngày.
      Phun thật kỹ các ngóc ngách, do ban ngày nhện ẩn núp khá kỹ, chỉ đi ra kiếm ăn ban đêm.

  217. Xin chào chú Vịnh và cộng đồng trồng tiêu. Mình định dùng vôi và lân Văn Điển để nâng độ pH cho đất nhưng ko biết dùng liều lượng bao nhiêu là hợp lý. Tiêu nhà mình là tiêu tơ trồng được 10 tháng, rất mong cộng đồng giúp đỡ.

    • Bạn đã đo độ pH đất chưa? biết bao nhiêu độ để đổ vôi +lân với liều lượng cho phù hợp?

    • Đất nhà em đo pH chỉ 4-5,5 thì mình liều lượng lân và vôi như thế nào là hợp lý. Mong anh giúp đỡ.

  218. Cam ơn anh Trung Anh! Tôi xin nói rõ hơn để anh và chú Vịnh hướng dẫn dùm!
    Vườn tiêu tôi hơn 2 năm trước đây đã từng bị tuyến trùng, đầu mùa mưa tôi đã bỏ nocap diệt tuyến trùng sau đó bỏ phân bò và NPK, tiêu tốt và ra bông rất nhiều đến ngày 9/7/2015 tôi bỏ thuốc PATOX mỗi góc 1 muỗng canh đến 18/7 tôi bón phân NPK 1 lit pha 220 lít nước tưới mỗi gốc 4 lít sau đó mưa liên tục vào mỗi chiều đến khoảng 6 ngày sau phát hiện 3 cây có lá vàng từ trong thân ra và vàng rất nhanh có một số lá đen ngày 24/7 tôi đổ thuốc nấm mỗi gốc 4 lít, ngày 26/7 tôi xịch thuốc sâu… hiện giờ 3 cây vàng lá trên không chết, có một số cành bị rụng lá và đốt nhưng vượt số cành khác vẫn còn bông tiêu. Hiện nay trong vườn đa số nhìn ngoài không thấy lá vàng nhưng vạch lá bên trong thì thấy li ti lá vàng. Rất mong cộng đồng tiêu, anh Trung Anh và chú Vịnh hướng dẫn cách phòng trị, xin cám ơn!

  219. Chào diển đàn cho cháu hỏi. Tiêu nhà cháu đang căt dây ác, mà cháu thây tiêu cháu sao có biểu hiện vàng lá, là nhỏ, nổi gân xanh là bị gì vậy ah. Cháu nên điều trị như thế nào ak. Xin mọi người phản hồi nhanh giúp cháu. Cháu xin cám ơn.

  220. Chào anh Vịnh, chào cộng đồng giatieu.com cho mình hỏi. Tiêu nhà mình đang ra bông, một số ít đă tượng hạt rồi nhưng bị rầy nhiều quá. Mình rất lúng túng không biết xịt thuốc gì vì sợ rụng bông, chỉ giùm mình với. Mình chân thành cám ơn.

    • Bạn không pha thuốc quá liều hướng dẫn chỉ định, phun vào lúc chiều muộn, để giảm thiểu việc gây hại cho bông. Đặc biệt thận trọng khi phối trộn nhiều loại thuốc BVTV với nhau để phun. Nên pha thử với liều lượng nhỏ trước để xem có phản ứng gì bất lợi không.

  221. Chào chú Vịnh, và cộng đồng giatieu.com cho cháu hỏi, khi nấm tấn công cây tiêu đổ thuốc norshield + phytocide hiệu quả bằng mancozeb + metaxyl hay không ? Mong chú và cộng đồng chỉ giúp, cháu cảm ơn nhiều.

    • Cả hai nhóm thuốc đều diệt trừ nấm bệnh rất tốt, nhưng trong khi tiêu đang có bông thì hạn chế dùng thuốc gốc đồng vì dễ gây ức chế sinh trưởng làm rụng chuỗi bông và lá.

  222. Chào cộng đồng giatieu.com!
    Tiêu nhà cháu năm nay đã được 2 năm tuổi, hiện nay tiêu rụng lá xanh rất nhiều, sau mặt lá còn xuất hiện những đốm đen không đồng nhất mà không biết là bệnh gì?
    Mong cộng đồng chỉ giúp cháu xem tiêu có bệnh gì và loại thuốc nào có thể điều trị!

    • Mô tả của bạn chưa đủ cơ sở để cộng đồng hỗ trợ. Bạn có thể chụp vài tấm hình, thấy rõ những chấm đen cụ thể hơn, gửi qua email bác Vịnh để cộng đồng tư vấn giúp bạn chính xác hơn. Bạn cần cho biết thêm đã sử dụng những loại thuốc gì rồi !

  223. Mọi người cho em hỏi. Tiêu mới trồng lên yếu mình cắt tay ác đi cho nó lên khỏe ngọn được ko nhỉ.

  224. Chào mọi người trên diễn đàn!
    Tôi có nghe bác hàng xóm bảo, trước khi diệt tuyến trùng nên dùng phân axit humic để tạo môi trường axit nhằm dụ tt chui ra khỏi rể để dễ diệt. Không biết như vậy có phải không? Tại tiêu tôi đang bị tuyến trùng tính làm theo cách này mong mọi người góp ý giúp.
    Còn 1 câu nữa là khi tiêu bị nấm bệnh thì ko nên phun bón lá vì phân bón lá tạo môi trường cho nấm bệnh phát triển.
    Nhờ mọi người tư vấn giúp. Cảm ơn mọi người nhiều.

  225. Chào anh Vịnh! Nhờ mọi người tư vấn giúp em, em đã bón một đợt phân lân và vôi, cách 1 tháng em bón thêm phân NPK cách 1 tháng sau em xịt tricoderma và biogel, vậy cho em được hỏi là cách 1 tháng nữa em bón thêm phân lân được không? Và bỏ macsan trị rệp sáp và tuyến trùng được không? Nhờ mọi người tư vấn giúp. Cảm ơn mọi người nhiều.

  226. Chào Bác Vịnh, hiện giờ nhà cháu đang có gần 500 trụ tiêu năm 2 nhưng đang bị bệnh vàng lá, quăn lá, do sau khi cắt hom mà hom mới lên đã sủi thuốc ridomil và bỏ phân, giờ càng ngày lá càng vàng ra, đào lên thì thấy rễ phát triển bình thường vẫn ra rễ tơ. Tiêu không bị chậm lớn mà vẫn phát triển nhanh, cháu sợ do gia đình sử dụng nhiều loại thuốc hóa học quá, mới đây đã bón thêm trung vi lượng. Giờ cháu muốn hỏi là lên bỏ loại chế phẩm sinh học nào để giảm bớt tàn dư hóa học và thuốc BVTV lại ạ. Bây giờ cháu hoang mang quá, không biết phải làm sao với vườn nữa.

    • Nếu bạn cảm nhận mình đã dùng phân thuốc hóa học quá nhiều, có thể làm cây ngộ độc hóa chất, thì tạm ngưng lại tất cả, chuyển sang dùng phân hữu cơ ủ hoai, hữu cơ sinh học, các loại đạm cá, bánh dầu, amino… để cây nhanh hồi phục. Hoặc có thể dùng phân sinh học biogel+biosol có đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cây vào lúc này.

  227. Nông văn Tiêu, bạn dùng nấm trắng – xanh rất hiệu quả. Những côn trùng chích hút – rệp sáp – những loại ốc – con cuốn chiếu … chết sau 3, 4 ngày – còn từ hàng xóm bò qua cũng sẽ từ từ chết. Rẫy của tôi có một thời nhiều vô kể, chúng chết thối đến độ ngại ra rẫy luôn. Bây giờ thuốc của Cty đó kém quá, mình không sử dụng nữa và cũng không còn những loại như vậy. Trên thị trường chắc là có, bạn dùng thử, nếu đạt hiệu quả, xin thông báo cho bà con biết – hiệu quả rất lâu.

    • Rất đáng buồn cho cung cách làm ăn của các doanh nghiệp Việt. Sản phẩm mới ra ban đầu rất hiệu quả, nhưng về sau càng làm ẩu, thiếu trách nhiệm, cho đến bây giờ thì “thuốc của Cty đó kém quá”. Họ chỉ biết tìm mọi cách để gia tăng lợi nhuận mà không ý thức xây dựng thương hiệu. Về khoảng này thì vô cùng kém so với các thương nhân nước ngoài. Rất khó để giới thiệu những sản phẩm tin cậy cho bà con.
      Cái vòng lẩn quẩn này làm sao để thoát đây !
      Thân

  228. Chào mọi người, cây tiêu nhà cháu phát triển xanh tốt, lá bóng, nhưng dạo gần đây có một trụ cứ rụng lá xanh dưới phần gốc rồi dần dần rụng lên, đó là hiện tượng gì ạ. Cây xanh nhưng lá cứ rụng mỗi ngày. Tiêu nhà cháu mới 1 năm tuổi. Xin cám ơn.

  229. Chào chú Vịnh và cộng đồng giá tiêu. Cháu có 500 trụ tiêu tơ (năm 2), nhiều cây có hiện tượng vàng lá tháo đốt, khi tước dây tiêu ra thấy thâm đen. Cách đây 1 tuần cháu có xịt thuốc trị nấm có hoạt chất mancozet+mantaxi. Sau đó 2 ngày tưới phân aminno, tình hình không được cải thiện. Kính mong chú Vịnh va cộng đồng giá tiêu giúp đỡ xin chân thành cảm ơn.

    • Có nhiều nguyên nhân có thể làm cho tiêu, nhất là tiêu tơ vàng lá tháo đốt. Đã xác định nguyên nhân là gì chưa? đổ thuốc nấm chỉ là một hướng điều trị nguyên nhân.
      Với bệnh nấm phải xịt và đổ gốc 2-3 lần. Chỉ xịt 1 lần thì chưa đủ để diệt sạch bệnh.

  230. Xin chào anh Nguyễn Vịnh
    Tôi mới trồng hồ tiêu nên thú thật tôi mù tịt về kỹ thuật và cách chăm sóc. Mong anh chỉ dùm tiêu tôi mới trồng 3 tháng có triệu chứng cháy đen một bên lá, có lá cháy đen ở đọt lá. Xin hỏi anh là bệnh gì, cách chửa trị và thuốc chữa trị. Mong anh chỉ giúp.
    Xin cảm ơn.

    • Do các bạn miêu tả chưa rõ ràng, không đủ cơ sở cụ thể, để xác định tiêu bị bệnh gì.
      Bạn chụp vài tấm hình, thấy thật rõ vết tích bị cháy. Gửi qua email của bác Nguyễn Vịnh để cộng đồng chẩn đoán bệnh và góp ý cách điều trị được cụ thể và chính xác hơn

  231. Chào bác Vịnh. Tiêu nhà cháu đang ra hoa cũng đã tượng hạt và một số đang ra chuỗi mà bị rỉ sắt thì nên xịt thuốc gì hả bác. Nhờ bác tư vấn vs cháu cảm ơn nhiều.

  232. Chào bác Nguyễn Vịnh và anh chị trên diễn đàn giá tiêu. Cho cháu hỏi tiêu cháu cắt hom giống đc 1 tháng rồi tiêu giờ cũng đang ra mầm giờ cháu tiến hành bón vôi kết hợp với phun biosol có đc ko ạ, hay là phãi làm riêng ạ. Xin phản hồi nhanh giúp cháu. Cháu xin cảm ơn

    • Bạn phun biosol trên cây, còn bón vôi dưới đất, thì có can hệ gì nhau nhỉ?

  233. @lenyna, bạn bón vôi để làm gì ? Bạn biết gì về công dụng của vôi ?
    Tìm và đọc nhiều hơn nữa, rồi hãy hỏi – đừng buồn nhé.

  234. Sương muối chỉ xuất hiện khi nhiệt độ < 5 độ C. Tuy nhiên có những người làm khoa học nông nghiệp vẫn nói Tây nguyên có sương muối, điều này đáng buồn.

  235. Chao chào bác Vịnh và cộng đồng giatieu.com. Tiêu nhà cháu là tiêu sẻ, cây xanh tốt, bắt đầu ra bông đều và rộ vào khoảng 25/7, đến khoảng 22/8 cháu để ý thấy tiêu bị rụng chuỗi non, có một số cây bị rụng nhiều, còn lại đa số bị rụng lác đác, để ý cây tiêu cháu không thấy có sâu rầy cũng không bị nấm bệnh. Cháu muốn xịt phân bón lá biosol vào thời diểm này để chống rụng chuỗi nhưng cháu rất phân vân vì sợ tiêu bị bồ cào, vì loạt bông ra sau vẫn đang thời kì thụ phấn. Cháu mong bác và cộng đồng tư vấn giúp cháu làm thế nào để tiêu không bị rụng nữa mà không bị bồ cào. Cháu xin chân thành cảm ơn.

    • Chào Nhung, không phun biosol được thì đổ gốc biogel là an toàn hơn.
      Tuy tác dụng chậm hơn phun, nhưng đơn giản khỏi phải lo bồ cào.

    • Theo mình, phải phun biosol ngay, phun vào lúc chiều muộn, và không phun vòi áp lực cao vào thẳng chuỗi bông tiêu là được.
      Nếu bạn chần chừ, đợi cho rụng chuỗi bông hết thì còn có tác dụng gì?

    • Cảm ơn bạn Thành Trung, Trung Anh và Chi Mai đã phản hồi, mình đã đổ gốc biogel cách nay 1 tuần rồi, mình sẽ làm ngay theo lời khuyên của bạn Trung Anh

  236. Dạ thưa chú Hoàng Văn Lập. Cháu mới trống tiêu nên kinh nghiêm ko có, cháu ở Ea H’leo Đăk Lăk. Cháu tưới nước hồ phèn nhiều nên đất chua nên độ pH thấp, mà cháu nghe nói bón vôi để nâng độ pH trong đất nên cháu mới bón vôi. Như vậy có đúng ko chú HVLập. Xin chú giúp đỡ.

  237. @Lenyna. Đúng bón vôi để nâng độ pH lên 6,5. Bón vôi trung bình 1 tấn/ha – bón lân nung chảy cũng nâng độ pH và nhiều cái lợi khác nữa. Nên mua máy đo pH giá khoảng 1,3 triệu – để dễ chăm sóc tieu hơn – nhất là bạn biết chắc nước tưới bị phèn nặng.

    • Chào anh Hoàng Văn Lập mùa mưa này tôi chưa bón vôi nhưng đã bón lân Văn Điển cho vườn tiêu rồi. Đất vườn đo pH khoảng 4,5 vậy bây giờ tiêu đã đậu trái, tôi nên bón vôi như thế nào (thời gian, khối lượng/1000m2), bón vôi có ảnh hưởng nhiều tới hệ vsv trong đất không ? Tôi đang áp dụng theo trên diễn đàn giateu bón phân sinh học. Mong anh góp ý tôi cũng mới trồng tiêu và mới cập nhật trang giatieu.com. Tôi tưới nước giếng khơi có đá, nước trong vắt, không biết độ pH thì sao? vườn tôi trồng trụ muồng đen. Cảm ơn anh.

  238. Xin cộng đồng cho biết loại trichoderma chữa được tuyến trùng là của công ty nào vậy? và cách sự dụng như thế nào?
    Cho hỏi thêm: Tiêu nhà mới đôn được ba tháng đã ra tay ác, sau đó bỏ tay ác ra một đoạn lươn. Có phải là tiêu bị thiếu dinh dưỡng không? rất mong được hồi âm.
    Chúc cộng đồng sức khỏe. Thân

    • Sản phẩm tricho của công ty nào cũng được, miễn là của thương hiệu uy tín, được cộng đồng tin dùng, thường sản xuất kết hợp nhiều dòng với tên chung trichoderma sp. Mỗi năm đổ tricho khoảng 3-4 lần, chú ý bổ sung thêm sau thời gian thời tiết bất lợi, có khả năng bị tiêu hao nhiều, nhất là sau khi dùng thuốc hóa học diệt nấm bệnh, mỗi lần 20-30gr là được.
      Tiêu bỏ tay ác trở lại lươn thường do thiếu chăm, bón phân không đủ. Tăng cường bón phân các loại, cắt bỏ phần lươn để tiêu ra ác mới, chú ý duy trì đủ ẩm, che nắng cho tiêu.

  239. Con chào chú Nguyễn Vịnh và chú Hoàng Văn Lập cùng cộng đồng giá tiêu. Cho con hỏi con mới tưới siêu lân đỏ cách đây 3 ngày vây giờ con có thể phun biosol được không và bao nhiêu ngày sau thì con có thể tưới biogen. Con cảm ơn và mong chờ phản hồi.

  240. Thưa chú Nguyễn Vịnh cùng cộng đồng trồng tiêu, tiêu nhà cháu đã 4 tuổi.
    Có hai trường hợp mong chú cùng cộng đồng tiêu giúp: Thứ nhất là cháu có bụi tiêu tơ đầu mùa mưa phát triển rất tốt, lên đọt non mạnh, bổng dưng bụi tiêu rụng đọt non, chững lại, vàng lá và ko phát triển nữa đã 2-3 tháng rồi vẫn vậy. Thứ hai là có vài bụi tiêu bị buồn buồn tức là lá ko còn mướt nữa, lá bị rủ rủ, mới bị một tuần trước. Theo bà con thì hai trường này là bị bệnh gì, cách trị như thế nào.

    • Bạn kiểm tra kỹ theo 2 hướng sau đây nhé :
      -Trường hợp trên có thể do đất dư acid, tuyến trùng cạnh tranh dinh dưỡng, gây hại bộ rễ.
      Đo độ pH đất, dùng vôi+lân đưa về mức 5,5-6,5. Bươi rễ xem có nốt sần tuyến trùng làm tổ thì đổ thuốc hoạt chất Carbosulfan.
      -Trường hợp dưới có thể do mua úng cục bộ làm thối rễ tơ, có nguy cơ chết chậm….

    • Cộng đồng đã khuyên bà con dùng nấm đối kháng trichoderma định kỳ 3-4 lần/năm để phòng các bệnh hệ rễ và cho lấp bồn không để đọng nước ở gốc tiêu ngay từ đầu mùa mưa. Giờ thì tha hồ tốn tiền mua thuốc để đổ. Nếu bạn nghe theo chắc sẽ không có tình trạng này.

    • Nếu chỗ bạn ở mà bắt đầu hay đang mùa mưa thì không nên làm bồn cho tiêu, hạn chế xới xáo quanh gốc. Mùa mưa cần tạo cho vườn khô ráo, thoát nước tốt. Làm bồn có thể gây úng, dễ sinh nấm bệnh dẫn đến chết nhanh, chết chậm!

  241. Xin cháo toàn thể bà con trong cộng đồng giá tiêu cho cháu hỏi: Tiêu nhà trồng năm ngoái, cứ mỗi đợt nắng là ngọn tiêu chùn lại lá có màu hơi bạc nhưng mưa vài ba hôm thì lại có vẻ mỡ hơn. Vậy đó là biểu hiện của bệnh hay thiếu dinh dưỡng (mà cháu cũng đã bón 2 lần lân, 2 lần NPK và phun 2 lần vi lượng từ đầu mùa mưa tới giờ)

    • Có khả năng đất dư acid đã ngăn cản cây hấp thu trung vi lượng làm bạc lá, ngọn chùn lại còn do thiếu ẩm. Nhưng do bạn đã có phun vi lượng 2 lần nên chưa thể khẳng định điều gì.
      Sử dụng phân sinh học biosol phun lá liên tiếp 2-3 lần hy vọng sẽ cải thiện được phần nào !

  242. Xin chào tất cả mọi người trên diễn đàn! Cho cháu hỏi một vấn đề ạ. Tình hình là tiêu nhà cháu đã năm thứ hai lên rất tốt nhưng gần đây lá non khi già lại không có màu xanh, phiến lá bạc màu, gân lá nổi xanh cả gân chính và các gân nhỏ nhìn như mạng nhện ấy. Lá vẫn lớn bình thường và không phát hiện có côn trùng chích hút. Cháu đoán là thiếu vi lượng không biết có đúng không ạ? Nếu đúng mong mọi người tư vấn xem nên dùng loại phân gì hiệu quả ạ? Cháu tìm trên mạng chỉ thấy nói đến các nguyên tố vi lương như Bo, Zn, Mn,… chứ không thấy tên loại phân nào chứa các nguyên tố trên. Mong được mọi người giúp đỡ ạ!

    • Quá ngạc nhiên khi đọc phản hồi này của bạn !
      Gần 70% phân bón lá trên thị trường hiện nay là loại phân chứa nhiều vi lượng, và xu hướng hiện nay là nhà sản xuất đưa ra loại phân bón đa thành phần, mà phân sinh học biosol+biogel của Ấn Độ là một ví dụ. Không lẽ bạn hay lên mạng hay vào trang giatieu.com mà bạn không thấy? không đọc? Vậy mục đích bạn vào trang này chỉ để hỏi mà không tự đọc để nâng cao hiểu biết và cách thức trồng tiêu cho mình. Hết sức ngạc nhiên !

    • Chỗ em không có phân Biosol với Biogel bác ạ. Nhà em đang dùng phân vi sinh Komix bón thúc, trên bao bì có ghi thành phần đầy đủ vi lượng nhưng tiêu vẫn bị thiếu đó thôi, nên em mới hỏi dùng phân gì cho hiệu quả !
      Vậy bác có biết loại nào khác thay thế được thì tư vấn giúp em. Em tham gia diễn đàn với tinh thần học hỏi, có gì không phải thì mong các bác bỏ quá cho ạ !
      Cảm ơn bác đã phản hồi ! Thân

    • Nói như bạn thì tôi cùng đành chịu. Tôi làm sao biết được ở vùng bạn có bán loại phân gì chất lượng để mà giới thiệu. Tốt nhất là bạn nên hỏi bà con trồng tiêu xung quanh mình.
      Xin nói thêm, tôi ở Tây nguyên mà vẫn gửi mua một số thứ cần dùng tận HN hay TPpHCM cũng dễ dàng bạn à !

  243. Các bác cho cháu hỏi chút ạ. Hôm nay cháu đo pH trên vườn tiêu thì thấy độ pH trung bình là 4.5 cháu muốn bón lân Văn Điển được không ạ. Và phải cách ly với phân biogel bao lâu. Cháu xin cảm ơn.

    • Nội dung hỏi đã được cộng đồng trao đổi, thảo luận rất nhiều lần trên diễn đàn rồi.
      Bạn cố gắng tìm đọc để tự nâng cao hiểu biết của mình hơn nữa. Cố gắng lên !

  244. Xin chào cả nhà. Mong các anh các chị chỉ bảo giúp em vấn đề này ạ.
    Vấn đề là tiêu non em mới trồng đang bám trụ mà cứ bị rụng ngọn. Vì mới trồng tiêu nên em không biết nguyên nhân và cách chữa trị như thế nào? Rất mong các anh các chị chi giúp em.
    Em xin chân thành cảm ơn !

    • Quan sát thật kỹ ngọn, lá tiêu xem còn có dấu tích nấm bệnh hay côn trùng cắn phá nữa không? Tạm thời pha nước vôi loãng tưới cho tiêu để bổ sung canxi và phun sinh học biosol để bổ sung nhiều chất trung vi lượng khác nữa.

  245. @Hiền 25 – Nông văn Tiêu : Độ pH 4,5 hay 5,5 là quá thấp – cần nâng cao – với các loại lân (và tất cả các loại thuốc) có các chỉ số ghi trên bao bì, với kinh nghiệm tôi không tin tưởng mấy. Vì thế nếu pH quá thấp, nên dùng vôi cục (mua về mở bao, tưới nước để cho nguội) rồi mới vãi ra rẫy, trải đều mặt đất (loại này không làm giả được), không rải ngay gốc tiêu – có thể ảnh hưởng vsv nhưng không đáng kể – còn lân rải quanh tán lá. Cách đơn giản thử nước có phèn : nấu nước trà, rót vào ly, để qua đêm : mầu trà sẽ đậm hơn là phèn.
    Về tricho : thật đáng thất vọng (như anh Vịnh nói các doanh nghiệp chỉ lo lợi nhuận) bao nhiêu năm dùng tricho của một hãng : rất tốt – nhưng năm nay không còn thấy hiệu quả ; ủ phân chuồng như mọi năm, không gì khác, nhưng không thấy tricho phát triển chi cả – thậm chí đống ủ không sinh nhiệt, Tôi ủ thử lại 1/2 khối với 1ký tricho cũng không sinh nhiệt – đã báo cty – hứa sẽ lên xem – tôi đợi….. Còn về cách ủ cho thêm mật đường : các bạn lưu ý, coi chừng hại tricho – vì tôi thử ủ mật đường trong khoảng 20ký phân chuồng, tricho không hoạt động. (ý kiến trễ vì máy có vấn đề, xin thông cảm). Thân

  246. Nếu cần bổ sung calci cấp thời : xit caltrac – còn tưới nước vôi loãng để bổ sung calci : không hiệu quả, vì dạng vôi thô, cây không thể hấp thụ ngay – Thân

    • Rễ cây là bộ phận chính thu hút tất cả các chất dinh dưỡng từ trong đất đưa lên lá để quang hợp chế biến, nên không thể nói các thứ đổ gốc là dạng thô vì vốn đổ gốc đã là thô rồi.
      Trái lại, canxi là chất kiềm nên cây rất khó hấp thụ qua lá và cũng không có bằng chứng cho thấy canxi dễ hấp thụ cưỡng bức qua lá, ngoại trừ theo quảng cáo của nhà sản xuất mà chưa có bằng chứng kiểm định. Cho nên quan điểm của cháu đổ nước vôi vẫn rẻ và hiệu quả hơn phun bác ạ.

  247. Xin chào anh Vịnh, chào cả nhà giatieu.com. Tôi có vườn tiêu 700 trụ năm nay bắt đầu cho bói, nhưng gần đây nhiều trụ có hiện tượng vàng lá. Cách đây 15 ngày tôi đã đổ gốc tecvigo với Ridomin gol… Tiếp dến thứ 6 tuần trước tôi xịt Mancozet với Agiphot 400 (những trụ bị vàng tôi kết hợp đổ gốc luôn). Đến sáng nay tôi vừa đổ Aminô kết hợp với tricô của ĐHCT, tôi định chiều nay sẽ xịt phân bón lá biosol. Anh Vịnh và các anh xem tôi làm như thế đã được chưa và buớc tiếp tôi phải làm gì? Tôi đang hoang mang lắm, mong mọi người giúp đỡ. Tôi xin cám ơn.

    • -Quan trọng là ở chất lượng của phân thuốc rồi mới đến liều lượng và cách sử dụng. Tham khảo những thảo luận trên diễn đàn sẽ rút ra được nhiều kinh nghiệm cho mình.
      -Nhưng vấn đề còn là căn cứ vào đâu để mình sử dụng phân thuốc như vậy?
      Xin trao đổi thêm.

  248. Chào bác Nguyễn Vịnh và cộng đồng giatieu.com. Vườn tiêu của nhà đổ Nokaph quá liều nên nó cứ vàng vàng hoài, Bác và cộng đồng chỉ giúp cách điều trị. Cảm ơn nhiều.

    • Tăng cường bón phân hữu cơ ủ hoai, hữu cơ vi sinh, các loại phân giàu đạm đổ gốc như amino, đạm cá, bánh dầu hay phun sinh học biosol và đổ biogel + tricho để nhanh chóng hồi phục bộ rễ tiêu và bổ sung các vsv hữu ích cho đất. Bạn đã kiểm tra và điều chỉnh độ pH đất trồng tiêu về mức thích hợp chưa?

  249. Chú Vịnh cho cháu hỏi, tiêu bị quăn lá là do côn trùng chích hút sao cháu xịt rồi mà ko hết, giờ cháu xịt biosol được ko vậy?

    • Lá tiêu bị quăn là do côn trùng chích hút làm hư lớp biểu bì, nên đã quăn thành tật rồi. Phun bón lá biosol chỉ đỡ phần nào thôi chứ không thể hết quăn được bạn ạ.
      Quan trọng nhất là cần phải diệt cho hết côn trùng chích hút, vì nó sinh sôi rất nhanh.

  250. Chào cộng giatieu.com! Mọi người cho hỏi là cây tiêu mình trông xen trụ sống vừa mới đôn tầm tháng 6 vua rồi mà nhưng trụ sống lên yếu quá có ai trông xen như vậy chưa ? Có hướng chăm sóc nào cho trụ sống và trụ gỗ hợp lý không ? Mình thấy hoang mang qua với chế độ chăm như nhau mà trụ gỗ và trụ sống không lên đeo nhau. Rất cảm ơn mọi người !

    • Chế độ chăm sóc như nhau thì tiêu trồng trụ sống lên không nhanh bằng trụ gỗ là đúng rồi.
      Vì chưa tính bù phần dinh dưỡng cây trụ sống cần lấy đi để lớn nữa chứ !

  251. Chào mọi người. Vườn tiêu em lâu nay chăm sóc theo hướng hạn chế hóa học, chủ yếu là dùng các chế phẩm, phân sinh học. Hiện nay thấy một số cây bị vàng nghi là bị tuyến trùng. Bây giờ nếu dùng thuốc hóa học thì bao nhiêu vi sinh vật có lợi bấy lâu nay sẽ bị diệt hết thì uổng công quá. Vậy ai có kinh nghiệm về diệt tuyến trùng bằng phương pháp sinh học, hữu cơ hay dùng thuốc sinh học nào hay thì chia sẻ giùm em với. Xin cảm ơn.

    • Nghi ngờ là chưa chắc chắn, nếu chưa chắc chắn thì tại sao đổ thuốc hóa học? mất công lâu nay…!
      Để xác định đúng, bạn bươi rễ ra xem. Nếu có nốt sần trên rễ là do tuyến trùng làm tổ để chích hút, cạnh tranh dinh dưỡng, khiến cây bị vàng lá.
      Vàng lá cũng có thể là do đất chua, bị dư acid, làm tiêu không hấp thụ được trung vi lượng. Kiểm tra bằng cách đo độ pH. Nếu pH dưới 4,5 độ thì cần rải vôi+lân Văn Điển để nâng lên ở mức 5,5 – 6,5 độ cho phù hợp với tiêu.
      Bón nấm tricho đối kháng theo định kỳ và sử dụng sinh học biosol+biogel thường xuyên thì chất cytokinin cũng giúp hạn chế tuyến trùng…
      Trước mắt, cần phun bón lá biosol ngay để lấy lại màu xanh rồi tính.

    • Cảm ơn bác Thanh Hà đã góp ý. Bữa nay em xịt nước kiểm tra vài gốc thì thấy bị tuyến trùng làm cho sần lên rồi. Em đã xịt biosol 3 lần mỗi lần cách nhau 10 ngày. Tưới gốc biogel cách đây 1 tuần, mà em pha 1kg biogel với 600lít nước (3 phuy) tưới cho 200 gốc không biết có đúng không? Bây giờ em muốn tìm 1 loại thuốc trị tuyến trùng sinh học, ai có kinh nghiệm trị tuyến trùng bằng pp sinh học có thể chia sẻ và giúp em với. Em cám ơn.

  252. Tiêu 2 năm nhà cháu có vài trụ bị thối gốc. Cháu dùng agrifos 400 + mancozeb đổ gốc và phun 2 lần cách nhau 7 ngày có được không ạ. Các bác giúp cháu với ạ. Cháu xin cảm ơn.

    • Nên sử dụng riêng 2 loại thuốc này, phối trộn chung sẽ làm giảm hiệu lực của thuốc.

    • Cần xử lý thuốc trừ nấm liên tiếp 2 – 3 lần, cách nhau 7 ngày/lần.
      Chú ý sử dụng thêm phân bón lá để trợ sức cho tiêu.

    • Nếu có vài trụ bị bệnh thối như vậy, bạn cần theo dõi biểu hiện bệnh sau khi sử dụng thuốc hóa học, mình thường nhổ hủy bỏ nếu không thấy khả thi, tránh lây lan bạn à, vài trụ ăn thua gì còn hơn bị cả vườn. Cần kiểm tra pH đất nhà mình nha bạn. Những cây thối rễ cứu được phục hồi lại cũng phát triển kém.

  253. Chào cộng đồng. Tôi trồng tiêu năm nay được 5 tháng rồi. Cây vàng trên ngọn xuống, lá đốm đen như mực, ngọn đốt rụng các khớp đen luôn. Rễ tơ thối nhiều thân cây cũng bị thâm đen. Không biết có cứu sống được không? Mong công đồng cứu nạn. Cách đây 1 tháng tôi có đổ thuốc phòng rệp sáp. Chúc sức khỏe. Thân !

    • Tiêu con mới trồng mà đã bị nhiều thứ bệnh, theo tôi không nên chữa vì rất tốn kém. Có chữa khỏi thì sau này cũng sống què quặt, không phát triển nổi, mà mầm bệnh vẫn còn đó.
      Biện pháp tốt nhất là hũy bỏ lứa tiêu con này, xử lý đất thật kỹ, kiểm tra để điều chỉnh độ pH đất thích hợp, bón lót đủ phân chuồng ủ hoai hay phân hữu cơ vi sinh bổ sung nấm đối kháng trichoderma để phòng bệnh đầy đủ, tìm chọn giống sạch bệnh trồng lại … là hợp lý hơn cả.
      Chú ý kiểm tra kỹ hố trồng, các mương rảnh thoát nước, có thể bị úng cục bộ làm thối rễ tơ khi trời có mưa nhiều…

    • Tôi đồng ý @le hieu nên áp dụng biện pháp nhổ tiêu hũy hết, xử lý đất để trồng lại.
      4 yếu tố nông nghiệp truyền thống nước – phân – cần – giống thì bà con có thể điều chỉnh, lựa chọn, có cách chăm bón phù hợp. Riêng GIỐNG thì bà con mình phải mất công tìm kiếm cho được giống tiêu khỏe, sạch bệnh, sức đề kháng tốt, nguồn gốc rõ ràng thì canh tác mới thành công. Tốt nhất là tự cắt lấy tại vườn.
      Nói thì dễ nhưng kiếm cho được giống tốt, sạch bệnh, cũng không dễ. Các công ty bán tiêu giống có tiếng cũng mua hom giống trôi nổi về ươm để bán tràn lan không ai kiểm soát. Hậu quả là người trồng phải gánh chịu.

  254. Chào cộng đồng. Còn lại một số cây bị nhẹ mình nên sự dụng loại thuốc nào để phục hồi.
    Đất nhà tôi trời mưa rút nước rất kém. Trời nắng khoảng 3 ngày nó lại nứt nẻ trên bề mặt.
    Có thể đó là do đất dư axit phải không?
    Mong cộng đồng chỉ giúp. Thân!

    • Đất rút nước kém, nắng lên là nức nẻ do không tơi xốp, thiếu mùn hữu cơ. Cần phải cày xới, đảo trộn cho đất thoáng, trao đổi được oxy. Đo độ pH đất mới xác định được độ dư acid, bón vôi+lân văn điển để điều chỉnh. Tăng cường bón các loại phân hữu cơ ủ hoai, hữu cơ vi sinh để tạo mùn. Sử dụng nhiều phân sinh học biogel để tái tạo hệ vi sinh hữu ích (EM) cho đất, bổ sung nấm đối kháng tricho để phòng bệnh…
      Có vẻ bạn tiếc nuối số tiêu con còn lại. Cộng đồng đã góp ý, cần suy nghĩ kỹ, chữa trị tốn kém, lợi bất cập hại. Sử dụng các loại thuốc BVTV nên tránh, không trùng lặp với những loại có cùng hoạt chất vừa sử dụng trước đó để khỏi kháng thuốc.

  255. Chào chú Nguyễn Vịnh và các bạn trên diễn đàn! Cho cháu hỏi: vườn ươm từ dây lươn của cháu được ươm từ cuối tháng 11 (âm lịch) năm rồi, phát triển tốt, rễ ra nhiều, nhưng đến cuối tháng 6 (âm lịch) thì một số bầu tại khu vực bị nắng trở nên vàng lá, xuất hiện đóm đen ở viền và trong lá, sau đó dây tiêu bị đen và rụng lóng dần và cằn cỗi và chết, nhưng khi phát bênh đọt tiêu vẫn đỏ. Bệnh lây lan rất nhanh. vậy cho cháu hỏi tiêu cháu bị bệnh gì và điều trị bằng cách nào?

    • Bạn chụp vài tấm hình thật rõ chi tiết cụ thể, gửi về cho giatieu.com theo mục LIÊN HỆ trên đầu trang, hoặc email của chú Ng.Vịnh, để đưa lên cho cộng đồng xem xét và hỗ trợ giúp bạn.
      Thân

    • Chắc chắn là lứa tiêu bạn ươm bị nhiễm bệnh nấm rồi, nhưng từ cuối tháng 6 âm lịch đến giờ chưa chữa trị?… Tốt nhất là tiêu hũy, chọn giống sạch bệnh ươm lứa khác. Tốn kém tiền thuốc mà không chắc khỏi bệnh hoàn toàn, bệnh tái đi tái lại càng vất vả thêm.

  256. Chào gia đình! Cây tiêu mà chưa phủ trụ đã ra bông liệu có sao không? Cây tiêu mình trồng xen với trụ sống, khi chưa làm cành trụ sống thì chưa thấy bung hoa khi hảm cành cách đây một tuần thì bắt đâu thấy bung hoa rải rác…, tiêu như vậy là sao mọi người. Có phải chế độ phân không đúng không ạ! Mọi người cho ý kiến ạ. thân !

  257. Chào chú và cộng đồng giatieu.
    Xin giúp con với: tiêu nhà con nó bị vàng lá gốc (vàng giống lá mít), khoảng từ 1m trở xuống.
    Tiêu nhà con được 2.5 năm rồi. Cao khoảng 3m.
    Cám ơn chú và cộng đồng nhiều.

    • Cần phải theo dõi kỹ, có khả năng dấu hiệu của bệnh chết chậm kết hợp bị ngập úng cục bộ làm thối rễ tơ gây vàng lá nhẹ ở phần thân dưới.

    • Cám ơn @Thanh Hà, ngập úng cục bộ thì mình có thể khai mương, thoát nước,… còn bệnh chết chậm thì phải giải quyết làm sao vậy? Mong trả lời sớm. Chỉ cho mình hướng giải quyết cụ thể với.

    • Cập nhật thêm nữa là: bị vàng lá chỉ một vài lá trong một số cành ở dưới gốc. Cành có 7 lá thì chỉ 1 hoặc 2 lá bị. Khoảng 1m trở xuống bị khoảng hơn 10 lá. Sau đó nó mới lan rộng ra.
      Gia đình con đang lo lắng mất ăn mất ngủ. Hy vọng bà con chỉ giúp.

  258. Chào cộng đồng!
    Mình lần đầu tiên làm bocđô. Trong hướng dẫn cách làm là :1:1:100
    Là 1kg vôi pha 2 lít nước
    1kg đồng pha 8 lít nước
    Sau khi đã có 2 hỗn hợp trên ta tiếp tục đổ vào 90 lít nước nữa cho bằng 100 lít dung dịch
    Cộng đồng tiêu có ai làm được rồi mong chỉ giúp, cách làm như trên của tôi đã đúng chưa?
    Xin cảm ơn

    • Trời đất ! Pha boocdo để làm thuốc mà bạn đọc hiểu tài liệu như vậy quá nguy hiểm !
      -Nồng độ 1% tức là 1:1:100 , có nghĩa là lấy 1 vôi, 1 đồng, 100 nước…
      -Nồng độ 2% tức là 2:2:100 , có nghĩa là lấy 2 vôi, 2 đồng, 100 nước…
      Bạn đọc tài liệu lại nhé. Chú ý cẩn thận cách pha. Hy vọng bạn không nhầm lẫn nữa.
      Chúc bạn pha thành công.

  259. Cám ơn Châu Phong nhé!
    Tôi làm lần đầu tiên nên phân vân. Sợ hại cho cây trồng.
    Mình sẽ làm 50% đồng +50 vôi = 100 lít dung dịch là được phải không bạn?
    Chúc bạn và gđ khỏe.

  260. Chào bác Vịnh và công đồng giatieu.com, vườn tiêu nhà con có một số vấn đề mong được chú và cộng đồng giúp đở.
    Vấn đề 1: Vườn tiêu kinh doanh được 3 năm. Sau khi thu hoạch có dùng dd Đồng rửa lá. sau khi thay lá và ra mầm bông cây có biểu hiện như sau.
    – Lá xoăn, mỏng trên lá có nhiều hình thù khác nhau.
    – Sau một thời gian trổ bông cây có biểu hiện rụng bông rất nhiều.
    – Chuổi (hạt tiêu) có màu xanh nhợt không con xanh như những năm trước.
    Vấn đề 2: Vườn tiêu năm thứ 3, đọt tiêu phát triển bình thường, nhưng từ góc tiêu lên 1,5m có biểu hiện như sau.
    – Lá vàng, rụng từ từ trong năm (bụi cây rất ít lá)
    – Từ chổ lá rụng mọc ra lá non nhưng lá hóa già rất nhanh…
    – Trong nọc tiêu có cây keo chết, cũng làm cho dây tiêu héo la.
    Ghi chú: Chỉ số xét nghiệm đất: PH 4, Thiếu đồng, canxi, magie.
    Vườn tiêu sử dụng rất nhiều phân chuồng qua xử lý két hợp nấm tricho.
    Đã sử dụng rất nhiều thuốc nhưng không thay đổi
    Rất mong sự giúp đỡ của chú và cộng đồng.
    Cảm ơn mọi người.

  261. Chào cộng đồng.
    Tiêu nhà cháu mới đôn vài tháng, mấy hôm nay lá tiêu xanh dưới gốc bi đen rồi khô, phần trên đọt phát triển kém. Xin cho cháu hỏi là bệnh gì và cách trị. Cháu có chụp mấy tấm hình :

    >> http://www.giatieu.com/wp-content/uploads/2015/10/duc-huy1.jpg
    >> http://www.giatieu.com/wp-content/uploads/2015/10/duc-huy2.jpg
    >> http://www.giatieu.com/wp-content/uploads/2015/10/duc-huy3.jpg

    • Tiêu nhà bạn không có vấn đề bệnh tật! Tiêu đang bắt đầu thiếu nước! Lá khô từ trước có thể khi lá còn non bị tác dụng nhiệt (nắng táp, đốt lửa gần hay để cành lá cây che bóng trùm lên khi rong tỉa hoặc phân hóa học dính vào khi bón). Tưới nước vào, nếu có điều kiện thì cho thêm phân sinh học nữa là tốt.

  262. Chào cộng đồng! Cho em hỏi tiêu nhà em trồng được hơn 4 tháng. Em tự chế DD bookdo 1% đổ mỗi bồn > 1 lít sau đó tưới đẫm, sau 1 tuần em thấy lá hơi ngả sang màu vàng em định phun phân bón lá chiết suất từ rong biển như vậy có được không ạ? Hay phải chờ thêm thời gian bao lâu nữa. Hiện tượng vàng lá sau khi đổ Bookdo được 1 tuần có phải xử lý gì không để lá xanh lại như cũ ạ? Trân trọng cảm ơn ý kiến tư vấn của cộng đồng!

    • Do pha chế boocdo không đúng cách, còn dư acid, làm tiêu con bị cháy rễ tơ, không lấy được dinh dưỡng dẫn đến vàng lá. Trước mắt bạn có thể phun phân bón lá sinh học biosol để giúp tiêu nhanh chóng xanh trở lại, và đổ gốc biogel để tiêu tái sinh rễ tơ.
      Khi tiêu đã hồi phục, muốn làm gì thì tùy bạn.
      Tôi chưa dùng lọai phân bạn hỏi vì chất này trong phân sinh học biogel+biosol cũng có.

    • Tiêu con mới trồng đã có vấn đề gì mà phải đổ boocdo?
      Rất khó khăn để bảo vệ hệ vi sinh hữu ích trong đất do tác hại của việc canh tác mang tính hũy diệt. Bạn đã vô tình góp phần tham gia hũy diệt môi trường rồi đó.
      Đáng buồn thay !

  263. Cho cháu hỏi, tiêu nhà cháu đôn được 5 tháng rồi sao nó có hiện tượng lá vàng, đốm lá. Cho cháu hỏi tiêu nó đang thiếu gì ạ.

    • Để cộng đồng góp ý chính xác, bạn cần miêu tả chi tiết cụ thể hơn nữa. Hoặc bạn chụp vài tấm hình gửi qua email bác Vịnh để cộng đồng quan sát rõ ràng hơn mới góp ý được.

    • Có thể tiêu bị côn trùng chích hút nặng. Coi chừng nguy cơ bị tiêu điên !

  264. Chú Vịnh cho cháu hỏi. Tiêu bị cháy đầu lá sao cháu xịt aliete sao ko hết . Cháu xịt biosol để hỗ trợ được ko vậy.

    • Cháy là hỏng rồi, mà đã hỏng thì hết bằng cách nào?
      Thuốc chỉ ngăn chặn lá không bị cháy thêm thôi chứ.
      Phun biosol cách ly thuốc bệnh vài ngày…

    • Chào bạn. Mình cũng mới trồng tiêu được vài năm nay. Mình thấy cây tiêu thể hiện về tình trạng bệnh hay các vấn đề khác thường rõ nhất là ở lá, bạn thấy lá tiêu bị cháy đầu lá nhưng chưa chắc bệnh là ở lá. Khi nhiễm nấm bệnh, tuyến trùng gây tổn thương bộ rễ thì tôi thấy những lá tiêu non cũng thường hay bị cháy đầu lá từ ngoài vào trong và dẫn đến rụng lá đó luôn.

  265. Cháu chào chú Vịnh và cộng đồng giá tiêu!
    Nhờ chú và cộng đồng giúp đỡ xem tiêu cháu bị bệnh gì?
    Tiêu ác cháu mới trồng được 6 tháng giờ có một số lên nửa trụ rồi. Mùa mưa phát triển bình thường nhưng mới bắt đầu vào mùa khô có một số trụ ngọn không phát cứ rụt lại và thấy có những nốt sùi trên thân ngọn, ngọn không tím mà cứ vàng vàng (chỉ có bên mặt trời chiếu vào là bị) không biết có phải do trời nắng gắt quá không. Cháu mới đổ trico và biogel 1 tuần trước. Cháu xin cảm ơn rất nhiều.

    • Theo mình có thể là dấu hiệu tuyến trùng, vì chúng thường tấn công vào đầu mùa khô.
      Bươi nhẹ rễ ra xem, nếu thấy có nốt sần là do chúng làm tổ trú ẩn và cạnh tranh dinh dưỡng làm cho tiêu bị vàng lá. Xử lý kép bằng thuốc diệt tuyến trùng có hoạt chất carbosulfan, sau đó đổ gốc sinh học biogel để hồi phục hệ rễ.

    • Xin chào tất cả thành viên giatieu.com.
      Tiêu nhà mình trồng được 2 năm rồi, trên cây tiêu có 1 số biểu hiện như sau mong mọi người giải đáp và hướng dẫn khắc phục với ạ!
      Dưới lá tiêu có các chấm nhỏ màu đen hầu như đã bị 65% cả vườn, bị vàng lá nữa, đi kiểm tra ven rẫy phát hiện dưới lá có trứng côn trùng màu trắng nhỏ.
      Mới trồng năm đầu tiên cây xanh tốt rất bình thường, mà hầu như các vườn xung quanh ai cũng bị.
      Mong mọi người giải đáp sớm, mình xin cảm ơn!

    • 1. Bệnh đốm lá, sử dụng thuốc trị nấm có các hoạt chất như Carbendazim, Hexaconazole… hay thuốc gốc đồng, gốc nhôm,… đều được.
      2. Phun thuốc diệt côn trùng, xử lý kép, tối thiểu 2 lần cách 7 ngày.
      Hai loại thuốc trị bệnh và diệt côn trùng không nên pha chung.

  266. Chào cộng đồng.
    Cho cháu hỏi : tiêu nhà cháu bị vàng lá gốc (vàng từ trong ra), cháu đã sử lý bằng ridomil. Bây giờ cháu muốn bón thêm vôi có được không và phải cách ly mấy ngày ?
    Cảm ơn mọi người.

    • Có rất nhiều nguyên nhân làm cho tiêu bị vàng lá, để xác định đúng phải thật kỹ càng…
      Nếu đã xác định đúng nguyên nhân thì bạn xử lý là tốt chứ sao. Còn nếu bạn xác định sai thì bạn mất công tốn tiền mà bệnh vẫn không khỏi.
      Không biết bạn xử lý nhằm mục đích gì nên cũng khó góp ý. Với mình thường xử lý các loại phân thuốc phải cách ly tối thiểu 7 ngày bạn ạ.

  267. Cháu đã mua được thuốc diệt rệp sáp tuyến trùng hoạt chất cacbonsunfat . Theo mọi người cháu nên sục gốc hay xách xô đổ ạ. Các bác cho cháu lời khuyên với ạ. Cháu xin cảm ơn

    • Bạn đã ghi sai tên hoạt chất !
      Pha theo liều lượng nhà sản xuất hướng dẫn trên bao bì.
      Đổ mỗi gốc ít nhất khoảng 5-6 lít và để thuốc tự ngấm.
      Chỉ sục gốc trong trường hợp đất quá chai cứng làm thuốc khó thấm đều lên bộ rễ.
      Nếu đất khô cần phải tưới sơ cho ướt đất rồi mới đổ thuốc.

  268. Chào cộng đồng và chú Vịnh.
    Nhờ chú Vịnh và cộng đồng xem giúp tiêu nhà cháu bị bệnh gì ? (tiêu nhà cháu năm 2)
    Đầu tháng 8 tiêu nhà cháu bị vàng lá trong vàng ra vàng rất nhanh và mau rụng, cháu có dùng ridomil phun và đổ gôc. Cách 7 ngày cháu đổ gốc và phun lại bằng agrifox 400 và mancozep kết hợp với thuốc tuyến trùng, 10 ngày sau cháu bỏ lân Văn Điển và vôi (độ pH khoảng 4-5), trong thoi gian điều trị có dùng thêm phân sinh hoc biogel, biosol. kết quả là tiêu xanh tốt.
    Cánh đây mấy hôm lại bị vàng lá lại như trước vàng rất nhanh và vàng đồng loạt cả vườn.
    Cho cháu hỏi tiêu nhà cháu chính xác là bị bệnh gì, và cách chửa trị để bớt tốn kém.
    Xin cảm ơn cộng đồng và chú Vịnh !

    • Tiêu bị bệnh vàng lá chết chậm, bạn đã vội vàng hồi phục khi chữa trị chưa hết sạch bệnh.
      Giờ bệnh tái phát thì chữa trị càng tốn kém gấp bội.
      Không còn cách nào khác, đổi thuốc, dùng liều kép để điều trị.
      Bươi nhẹ gốc ra để xem tình trạng của bộ rễ hiện nay như thế nào rồi…?
      Chỉ hồi phục tiêu khi thấy có dấu hiệu bệnh đã dừng phát.

  269. Chào cộng đồng giatieu.com
    Cho cháu hỏi : tiêu cháu mới trồng trên đọt non có trứng nhỏ li ti màu trắng , bóp bể kêu lách tách ko biết là cái gì. Cháu có hỏi ng thi bảo do đọt non tiết ra ng khác lai nói trứng nhện, ng nói tiêu mạnh mới có. Nhờ cộng đồng tư vấn giúp nó là gì và cách sữ lý. Xin cảm ơn.

    • Bạn cứ cắt cái lá nhiều trứng nhỏ li ti đó bỏ vào túi ni lông trong buột kín miệng, khoảng 5-7 bảy ngày quan sát kĩ có gì thì sẽ biết thôi.

  270. Khi xử lý xong tuyến trùng rệp sáp. Cháu mua đạm về để phục hồi cho tiêu có được không ạ.
    Cháu xin cảm ơn

    • chào bạn Linh tiêu mới phục hồi thì dùng phân sinh học như phân cá, bánh dầu hay biogel chứ bạn bón đạm vào thì chắc còn cái rễ nào nó teo cháy hết quá. Nên cẩn thận.

    • Hệ rễ đang bị tổn thương, ưu tiên hồi phục trước. Có thể dùng các loại phân bón lá và phân đổ gốc hữu cơ sinh học để trợ sức và dùng các loại amino, đạm cá, bánh dầu, humic… để hồi phục hệ rễ. Tạm thời chưa dùng phân hóa học nhé !

  271. Mọi người cho hỏi! Cầy tiêu lá dày, xanh đậm nhưng bị chun ngọn (không phát triển ngọn) cây tiêu bị thưa, thiếu chất gì và cần đối phần bón như thế nào?

    • Đỉnh sinh trưởng bị chun, không phát triển được, chủ yếu do thiếu các vi lượng.
      Sử dụng phân bón lá sinh học loại có đủ trung – vi lượng như biosol phun liên tiếp 2-3 lần cách nhau 5-7 ngày/lần sẽ cải thiện.

    • Một số bổ sung cho bạn là lá có màu xanh đậm phát triển còi cọc là hiện tượng thiếu lân có thể do môi trường đất chai cứng độ pH thấp dẫn đến rễ yếu cây không thể hấp thụ các chất như bình thường, bạn cần bổ sung đầy đủ các chất đa trung vi lượng phun qua lá cho cây kết hợp xới nhẹ đất xung quanh tán đổ các chế phẩm sinh học đa chất như biogel chẵn hạn, sau cùng bón lân nung chảy, 10 ngày sau bón phân chuồng+vi sinh cho cây và chăm sóc như thường.

  272. Năm mới chúc Chú Vịnh và Cộng đồng Giatieu.com 1 năm mới vui vẻ, sức khỏe và tiêu được mùa !!!

    Chú Vịnh cũng cho cháu hỏi 1 câu :
    Tiêu nhà cháu trông được 3 tháng, tiêu lên xanh đẹp… Nhưng vừa rồi vào mùa khô cháu tưới, rãi phân hữu cơ vi sinh Đầu trâu và tủ rơm lên bồn… nhưng 1 tuần sau cháu thấy tiêu vàng lá phần đọt. 70% vườn luôn ạ…
    Chú cho cháu hỏi là bị gì vậy ạ…

    • Có thể bạn bị gặp nhầm phân giả, phân nhái,… kém chất lượng rồi !
      Tạm thời dùng ngay sinh học Biogel+Biosol giúp cây nhanh chóng hồi phục lại rồi tiến hành chăm sóc bình thường…

    • Hiện nay trên thị trường phân giả rất nhiều. Nên lựa chọn những loại phân hữu cơ đã có thương hiệu và uy tín cũng như chỗ bán đáng tin cậy khi mua hàng để giảm thiểu thiệt hại cho mình.
      Thân

  273. Cho cháu hỏi tiêu tơ nhà cháu có hiện tượng thiếu đạm. Cháu mới đổ phân biogel được 10 ngày. Cháu định bón cho tiêu 1 ít phân hóa học npk để bổ sung thêm đạm cho tiêu được không ạ. Và nếu bọn thì mình nên cho mỗi cây lượng phân là bao nhiêu. Cháu xin cảm ơn

    • Nếu muốn bổ sung đạm kịp thời cho tiêu tơ bạn xịt phân bón lá hoặc pha 1kg urê trong phuy 200 lít tưới đều cho 20-30 cây. Mùa này nên kết hợp với tưới giữ ẩm sẽ hiệu quả hơn.

    • Nên dùng phân amino sinh học hoặc có phân bánh dầu hay đạm cá tự ủ để bón vào lúc này là tốt nhất. Nếu dùng phân hóa học thì bạn phải pha loãng với liều thật nhỏ vì rễ tơ đang tổn thương do mùa khô.

  274. anh chị cho em hỏi tiêu tơ em đã đổ biogel cách đây 3 tuần, bơm biosol cách 1 tuần. Hôm nay ra vườn thấy nhện đỏ thì bơm thuốc sâu được chưa. Em định vãi vôi cho vườn tiêu lúc này có được không. Em cám ơn anh chị.

    • Bơm thuốc sâu diệt nhện đỏ thì có sao đâu, pha chung với biosol còn được mà.
      Bạn không nói mục đích vãi vôi thì góp ý gì đây? Không lẽ mình lại nói là vườn của bạn, vãi lúc nào là quyền bạn à, đúng không?! Mong lần sau nói rõ hơn bạn nhé !

  275. Em vãi vôi để nâng độ pH. Do em đỗ biogel + trico cách đây 3 tuần… Em đang phân vân có nên vãi vôi được không

    • Nên vãi vôi nâng pH vào đầu mùa mưa để nước mưa giúp thấm đều trong đất hơn…
      Cần thiết phải làm ngay thì hòa loãng trong nước tưới giữ ẩm mỗi gốc 1 lạng vôi là vừa.

    • Tiêu tơ sao lại bị bệnh nấm chết nhanh phytophthora rồi, hiếm thấy đó !

    • Thuốc BVTV trị nấm phytoph chết nhanh chết chậm hầu như không thiếu nhưng tìm cho được loại có uy tín, hiệu quả nghe chừng khó khăn lắm, theo mình pha boocdo 1,5% hoặc dùng thuốc gốc đồng phun cho chắc ăn…

    • Cần vặt sạch những lá bệnh đem đi tiêu hũy. Dùng thuốc có 2 hoạt chất Mancozeb+Melataxyl 72 WP phun và đổ gốc 2-3 lần, nhắc lại bằng thuốc gốc đồng (copper hydroxide) hay gốc nhôm (aluminnium), sau đó dùng lân Văn Điển bón mỗi cây 4-5 lạng mới sạch được mầm bệnh. Có thể phun bón lá, bón gốc ưu tiên hữu cơ sinh học, để cây đủ sức chống chịu với bệnh tật và tăng sức đề kháng. Nếu sợ tốn kém thì bệnh sẽ dai dẳng năm này sang năm khác càng tốn kém nhiều hơn nữa !
      Tuyệt đối không sử dụng các loại phân hóa học vào lúc này.

    • Chào bạn Trung Anh, phân lân Văn Điển cũng là phân hóa học mà bạn, mùa khô này bón lân cũng không phải giải pháp tối ưu…

    • Mình trao đổi với bạn @Quan Pleiku 2 ý :
      1.Khi bị chết nhanh tiêu sẽ héo từ ngọn xuống là do rễ đã thối trước rồi mới héo sau, cho nên khi đã héo rồi thì gần như botay !
      Còn lá vàng úa, từ từ khô héo, quắt queo lại là chết chậm. Tiêu trên hình của @Tri Nguyen chỉ mới bắt đầu xuất hiện 1 số hiện tượng, lá còn xanh, rễ vẫn còn tốt nên chưa thể héo. Biểu hiện như bạn biết là thời kỳ cuối, còn trên hình chỉ mới bắt đầu.
      2. Vấn đề phân lân mình nói trên là để chữa bệnh chứ không bón cho cây ăn, nếu đọc kỹ từng chữ mình tin chắc bạn sẽ hiểu rõ. Trao đổi kỹ thuật sợ nhất là hiểu sai, hiểu nhầm. Sau khi bạn đọc kỹ lại, nếu còn thắc mắc mình trao đổi nhé.

    • Chào anh Quan Pleiku. Lân Văn Điển dùng như Trung Anh nói là đúng vì tiêu đã bị bệnh sau khi trị bằng các loại phân thuốc hóa học xong dùng lân Văn Điển để kích ra rễ mới vừa có thể sát khuẩn cho cây tiêu và giúp kích kháng thể cho cây tiêu sau khi phục hồi nhé. Bạn nên tìm hiểu về phân lân Văn Điển trên mạng xem thực chất nó không phải là hóa học mà là khai thác từ quặng APATIT có thể khử chua cải tạo lại đất thân thiện môi trường. Bạn nên tìm hiểu kỹ lại nhé đôi điều chia sẻ cùng bạn. Mình cũng ở Pleiku.
      Thân

  276. Mình thấy Tiêu này ở phần gốc lá bị vàng và cháy, bị từ dưới gốc bị lên thì bệnh chết chậm mới đúng chứ bạn Trung. Chết nhanh thì nó héo từ phần đỉnh trụ đi xuống trọng 1 tuần là đi luôn. Đồng ý là cách điều trị củng gần như giống nhau, nhưng chết nhanh phát hiện trể thì coi như chịu thua rồi…

  277. Xin chào bạn Trung Anh.
    Mình nói thật từ khi trồng Tiêu cho đến bây giờ nhà mình làm (bừa) cũng đã mười mấy năm, nói làm “bừa” vì lúc đó hầu như nguồn phân, thuốc, công nghệ thông tin .. không như thời @ như hiện nay, lúc đó nhà mình làm chỉ bón ít Kali, 1 năm 1 gốc khoảng 3 lần/ 3 lạng phân và tưới nước. Nó vẫn sống cho đến bây giờ, sau này tiến bộ khoa học phát triển, mình đã áp dụng dần theo… về ủ phân chuồng, bón Biogel+ Biosol…theo hướng sinh học là chủ yếu. từ khoảng năm 2000 đến nay vườn nhà mình bị chết chậm thì có 1 vài bụi thôi, chết nhanh chưa bao giờ thấy. Nếu như lời bạn nói, chết nhanh là thối gốc, rể trước, sau đó bị chết dây, thì biểu hiện của nó sao mình thấy được, mình thấy trong hình là chết chậm . Biểu hiện của chết nhanh mắt thường có thể quan sát được không bạn, hay chờ nó héo dây rồi mình mới thấy. theo mình bệnh chết nhanh chỉ có phòng, chứ không trị được. xin bạn cho mình biết dấu hiệu nào của bệnh chết nhanh khoảng 1 tháng trước khi dây héo rũ …
    Chân thành cảm ơn bạn…

    • Hìhì… bạn nói vậy thì khác gì nói bệnh ung thư không chữa được, nhưng người ta cũng lập bệnh viện Ung Bướu mà…
      Bảo tôi chỉ ra trước khoảng 1 tháng là làm khó tôi rồi, tôi có làm thầy bói đâu. Bệnh bùng phát phụ thuộc vào môi trường, thể trạng cây và cả cách chăm bón nữa. Thời gian ủ bệnh từ 3 tháng đến 3 năm, có khi lâu hơn nữa… Chữa bệnh khi cây còn sống mà không thể chữa khi cây đã héo (chết), đã muộn, chứ không thể cho là bệnh này không chữa được.
      Không quan sát được thì căn cứ vào đâu để nói hả bạn?
      Tôi tìm vài tấm hình tiêu biểu để bạn xem nhưng chỉ có 2 hình này là rõ nhất (chết nhanh và thán thư). Quan sát kỹ vết bệnh, hy vọng bạn sẽ thấy khác nhau rất cơ bản.
      >> http://www.giatieu.com/wp-content/uploads/2016/01/chet-nhanh3.jpg
      >> http://www.giatieu.com/wp-content/uploads/2016/01/than-thu2.jpg
      Ồ ! vậy thì tôi phải gọi bằng anh rồi…

  278. Xin chào các bạn. Vườn tiêu nhà mình sau một thời gian mưa, vườn tiêu bị xóa sổ mình rất thất vọng . Bây giờ mình mún trồng lại. Mình xin hỏi cách sử lí đất cho an toàn, trước khi trồng mới và cách phòng bệnh

  279. Bạn Trung Anh ơi, bạn có biết muốn mua máy đo độ p/h tại TPHCM hoặc tại TPBMT thì mua ở địa chỉ nào không, giá cả bao nhiêu. Tôi xin chân thành cảm ơn.

    • Các siêu thị điện máy hay siêu thị nông nghiệp đều có bán máy đo pH, nhiều loại lắm…
      Nhân viên bán hàng của siêu thị sẽ tư vấn cho bạn.
      Mình dùng máy M15 của Nhật sản xuất, giá khoảng dưới 1,5 triệu.
      Ở chỗ anh Ri cũng có hộp dụng cụ pH-EFS của Trung tâm NC Đất-Phân phía Nam.

    • Cảm ơn Hoàng, hộp đo độ pH mình đã mua ở chỗ anh Ri cách đây 2 năm rồi và anh cũng đã chỉ bảo cho mình rất tận tình. Nhưng ở chỗ mình bây giờ bà con đang phát triển trông tiêu rất nhiều, mình muốn giúp bà con kiểm tra sức khỏe của đất để có hướng chăm sóc tiêu được tốt hơn. Hộp dụng cụ đo độ pH đi đo không tiện cho lắm nên mình muốn mua máy đo hơn. Mình cảm ơn nha.

  280. Chào cách các anh (chị) giatieu.com.
    Cho em hỏi tiêu bị tuyến trùng thì dùng thuốc gì là hiệu quả nhất, với bị côn trùng nữa thì dùng thuốc gì ạ ? Cho mình xin tên thuốc và cách dùng ntn nữa nha.
    Xin cảm ơn.

    • Bạn dùng thuốc BVTV có hoạt chất carbosulfan để phun diệt côn trùng chích hút, hay đổ gốc diệt tuyến trùng, rệp sáp… đều đạt hiệu quả tốt.
      Pha theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất có ghi trên bao bì.

  281. Anh Vịnh cho em hỏi: Hiện nay Cây Hồ Tiêu bị bệnh vàng lá chết chậm, dùng thuốc gì và phương pháp phun như thế nào hiệu quả nhất. Chỗ em ở mua thuốc hơi khó. Dùng thuốc Mexyl phun có được không

    • Dùng Mexyl thì quá tốt, nhưng phải vừa phun vừa đổ gốc, xử lý thuốc 2 lần mới hiệu quả cao.
      Pha theo nồng độ có hướng dẫn trên bao bì !

  282. Tiêu tơ nhà cháu giờ có hiện tượng vàng lá. Có cây vàng lá như chết chậm. Tiêu có nhiều rầy rệp nữa. Theo mọi người cháu nên xử lý bệnh gì trước ạ. Và xử lý như thế nào. Cháu xin cảm ơn

  283. Xin hỏi chuyên gia. Tiêu nhà tôi bị khô đầu lá lúc đầu chỉ bị một số là nhưng nay cả trụ đều bị. Và đã lan tới hơn 100 trụ. Xin hỏi chuyên gia cách khắc phục và phòng bệnh. Xin cảm ơn

    • Tiêu bị thán thư rồi, bệnh này dễ trị. Sử dụng các thuốc trị nấm phun liên tục vài lần sẽ khỏi.
      Lúc này bệnh tràn lan rồi, lo trị bệnh chứ còn phòng gì nữa !
      Nếu là tiêu kinh doanh thì có thể đợi sau thu hoạch phun cũng được để khỏi tồn dư lượng thuốc trị nấm trên hạt tiêu.

  284. Chào diễn đàn năm mới vui vẻ chứ. Tư vấn giúp tôi với, tiêu nhà tôi nay đã thu năm thứ tư, nay đã hái sắp xong rồi mà nó bị đốm lá địa i và rỉ sắt. Vậy tôi nhờ diễn đàn chỉ giúp tôi nên xịt thuốc gì và đổ gốc thuốc gì, tôi xin cảm ơn.

    • Dung các thuốc gốc đồng để xử lý các bệnh nấm này kết hợp với rửa cây sau thu hoạch. Không cần đổ gốc nhưng phải phun kép (2 lần) ngay khi bắt đầu giai đoạn hãm nước làm bông là được.

    • Nếu thường xuyên dùng phân sinh học biosol+biogel chăm bón cho tiêu thì không nhất thiết dùng thuốc gốc đồng rửa cây, mà có thể dùng các thuốc trị nấm khác.

  285. Chào chú Vịnh và cộng đồng giá tiêu ! Nhờ chú và cộng đồng tư vấn giúp cháu với.
    Tiêu cháu mới trồng đầu mùa mưa 2015, bây giờ lên hơn nửa trụ rồi. Cháu có bón phân sinh học kết hợp tricoderma, cháu chưa bỏ phân hóa học lần nào. Chỉ đổ gốc bằng phân nước amino. Đa số lên xanh tốt tuy nhiên có khoảng 20 trụ bị vàng lá dưới gốc. Cháu đã xịt nấm khảm lá nhưng nó vẫn bị vàng.
    Nhờ chú chỉ giúp bị bệnh gì và cách khắc phục. Cháu xin cảm ơn nhiều !

    • Mùa này thường có biểu hiện của bệnh vàng lá chết chậm do nấm fusarium kết hợp với một số loại nấm khác gây ra.
      Kiểm tra thật kỹ hệ rễ của những trụ bị vàng xem có biểu hiện thối rễ tơ, nốt sần do tuyến trùng làm tổ… Có thể tổn thương rễ, bị vàng lá do bón các loại phân không thích hợp với cây tiêu. Kết hợp kiểm tra độ pH đất và điều chỉnh về mức thích hợp.
      Phải xác định đúng bệnh mới trị được bệnh.

    • Chưa chết thì cứu bằng cách dùng dao sắc nạo vết xì thật sạch rồi pha boocdo 5% hay đồng đỏ pha đậm đặc quét vào vết thương nhiều lần trong vài ngày sẽ khỏi.
      Chết rồi thì chịu sầu !

  286. Cảm ơn Thanh Hà. Đã kiểm tra rễ thấy rễ non mới ra nhưng đã bị sần to bằng que tăm, một số cháy đầu rễ. Đã đổ Tecvigo và rải Cabosulfan nhưng ko biết có khỏi ko nữa. Định cắt bỏ cành dưới gốc cho thoáng nhưng ko biết có nên cắt ko hay để che nắng?

    • Xử lý tuyến trùng vậy cũng được. Nhưng đã xử lý nấm bệnh vàng lá chết chậm chưa?
      Để che nắng, vào đầu mùa mưa cắt tiện hơn !

  287. Định đổ 500ml Amino + 3kg NPK vào phi 200lit nước để tưới cho tiêu tơ có được không? phối trộn phân vô cơ + hữu cơ có phản ứng gì ko nhỉ? Mong mọi người chỉ giúp

    • Rễ đang tổn thương, tạm thời chỉ dùng hữu cơ, hữu cơ sinh học…
      Khi cây đã xanh trở lại, muốn dùng sao thì tùy.
      Chắc chắn sẽ có tiêu hao ít nhiều do phản ứng hóa học xảy ra chứ !

  288. Cảm ơn @Ngok
    Thỉnh thoảng (khoảng 1 tháng) xịt arifox 400 1 lần phòng chết nhanh chết chậm. mùa mưa thì bón phân bò ủ kết hợp Trico. Vậy không kết hợp phân sinh học + hóa học được à? chắc phải bón riêng thôi.

    • Bón tricho kết hợp để phòng, lại xịt agrifox để tiêu diệt, vậy là sao?
      Không thể hiểu nổi cách phòng bệnh kiểu này nữa !
      Thuốc dùng để trị bệnh chứ không phải để phòng, nhưng chỉ hiệu quả trong khoảng 1-2 tuần. Sau thời gian đó, nếu nấm bệnh tấn công thì lấy gì bảo vệ cho tiêu của bạn ?
      Hy vọng bạn sẽ thấy được cách thức phòng bệnh tiêu cực, bất hợp lý này !

    • Tiếc rằng phần đa bà con lại áp dụng cách xịt thuốc BVTV hóa học định kỳ để phòng bệnh theo nhận thức cũ mà không chịu đổi mới, chuyển sang dùng các biện pháp sinh học, như dùng nấm đối kháng trichoderma và các vi sinh vật hữu ích (EM)…
      Môi trường nào chịu cho xiết !

    • Dư lượng thuốc BVTV hóa học là đại nạn của việc xuất khẩu Hồ Tiêu hiện nay. Ông nào cũng vin vào lý do này để đè giá tiêu VN xuống !

    • Kết hợp được chứ @Chí Thanh.
      Nhưng tùy theo từng loại phân, theo cách kết hợp, mà không phải là tất cả…

  289. Chào anh Vịnh
    Cho mình hỏi ! Cây tiêu tơ 3 năm.
    Vườn tiêu : vàng lá, rụng đốt. Bổ phân hữu cơ ” ko trở lại.
    – xịt thuốc nấm cho vườn tiêu. xử lí tuyến trùng
    – vườn tiêu ko trở lại, lan ra các vườn khác, vàng lá,
    Nên phải làm sao ?

    • Bạn đã bón phân hữu cơ gì? xịt thuốc nấm gì? vườn không trở lại là do đâu?…
      Không biết phải chia sẻ cách gì đây khi không có dữ liệu cụ thể nào cả !

    • Phân hữu cơ vi sinh: phân gà
      – hữu cơ : lân
      – thuốc nấm (vô song)
      – thử các tiệm phân bón , bao nhiêu “kĩ sư” ko hiệu quả.
      Cũng giống bài viết trên (tiêu tơ)

    • -Phân gà chắc gì đã tốt, nếu bạn ko biết cách ủ.
      Bạn mua hả, họ chỉ mới xử lý mùi hôi thôi nhé.
      -Hữu cơ lân là phân gì? mình chưa nghe.
      -Thuốc nấm loại gì mà vô song? nổ banh nhà lồng thì có.
      -Kỹ sư nào mà đi bán phân bón?
      ngoài tiệm thì có nhân viên bán hàng chứ kỹ sư nào ở đó,
      kỹ sư dỏm thì có mà đầy.
      Tóm lại, bạn chết chắc là đúng rồi !

    • Cũng không có gì lạ cả. Vấn đề chính là bạn cần tìm mua được các loại phân thuốc đảm bảo chất lượng, hiệu quả, để sử dụng.
      Cộng đồng chỉ tư vấn giúp, còn mua phân thuốc gì là quyền của bạn !

  290. Mọi người ơi. Tiêu 2 năm nhà cháu thời điểm này bung hoa nhiều quá liệu có sao ko ạ.
    Cháu xin cảm ơn

    • Nếu tiêu kinh doanh bung hoa nhiều thì không còn lựa chọn nào khác là phải tưới theo cho thật đẫm luôn. Tiêu bung mùa này rất bất lợi vì chăm sóc khá vất vả, nhất là khó tránh khỏi bị bồ cào. Cách để hạn chế thiệt hại là duy trì đủ ẩm và hỗ trợ che nắng, cung cấp phân tro đầy đủ để tiêu có sức đậu quả.
      Nếu là tiêu tơ thì vặt bỏ, chăm chi cho cực, để sang năm chăm bón điều chỉnh cho ra hoa hợp lý, đúng thời vụ luôn.
      Đôi lời chia sẻ để bạn tham khảo.

  291. Chào chú Vịnh ! Nhà cháu ở Gia Lai, cháu có trồng 1 được 100 trụ tiêu, nhưng nó bị vàng lá, đốm trên lá và còn quăn lá với hư đọt nữa. Cháu tìm mọi cách mà ko biết bệnh gì và trị như thế nào ? Cháu mong chú giúp giùm cháu. Cảm ơn chú !

    • Sao mà nhiều bệnh vậy? Tốt nhất là bạn chụp vài tấm hình thật rõ gửi qua email của bác Nguyễn Vịnh để nhờ cộng đồng giatieu.com hỗ trợ cho bạn.

    • Anh ơi. Tiêu tơ nhà em có 6 trụ bị rỉ sắt nặng. Từ hồi mùa mưa đến giờ. Em cũng dùng nhiều loại thuốc mà đến giờ lá bị rỉ sắt rụng hết. Tiêu chỉ còn cành. Giờ em phải làm thế nào hả anh.

    • Mua thuốc chính hãng để xử lý, tránh hàng giả, hàng nhái kém chất lượng.
      Bằng không thì hỏa táng cho sạch hết. Tuyệt đối không để lại tàn dư nào !

    • Khả năng rất cao là trong vườn hiện đang chứa đầy bào tử nấm gỉ sắt. Trừ nấm này không khó trừ nhưng xử lý không triệt để thì vô cùng dai dẳng !
      Mùa mưa tới nó sẽ tràn lan cho mà coi.

    • Em tính hái tiêu xong em phun maxyl có hoạt chất mancozeb và melataxyl 2 lần cách nhau 1 tuần có được không ạ. Em cũng bẫy nấm chết nhanh chết chậm mà không thấy hiện tượng gì. Mong các anh cho lời khuyên.

    • Bạn đang nói nấm gỉ sắt sao lại nhảy qua chết nhanh chết chậm. Có vẻ như bạn hiểu biết khá nhiều mà… Phun Mexyl 72WP thì tốt rồi !
      Coi chừng không tiêu hóa được thì tẩu hỏa nhập ma đó.

    • Em có thể dùng thuốc có hoạt chất nào để trị dứt điểm bệnh rỉ sắt đó hả anh?

    • Bạn tính phun Mexyl sao lại không biết tác dụng của nó ?!
      Hazzz ! vừa khen xong. Chắc chắn bị tẩu hỏa nhập ma rồi.

  292. Tiêu vừa bị rỉ sắt vừa nhiều rầy rệp thì chúng ta nên xử lý cái nào trước ạ. Mọi người cho cháu lời khuyên với ạ.

    • Tùy bạn chọn, xem cái nào làm tiêu có nguy cơ chết trước thì xử lý !
      Theo mình, phun thuốc trị nấm trước, 4 ngày sau phun thuốc trừ rầy rệp. Cách ly 3 ngày lặp lại chu kỳ trên. Bạn tham khảo xem…

  293. Xin chào các anh chị! Em mới trồng 9 tháng cao đươc hơn 2 mét em thường xuyên dùng biogel tricoderma và biosol cho tiêu nhà em. Như vậy có cần dùng thuốc rải gốc để phòng rệp không ạ hay là không cần. Mong anh chị giúp em.

    • Dùng sinh học vừa cung cấp thức ăn cho tiêu vừa tái tạo môi trường…, sao lại còn muốn đổ thuốc hóa học để phòng? phòng được bao lâu? Vậy thì bạn theo sinh học để làm gì…?

    • Phòng các bệnh do nấm, tuyến trùng, rầy rệp ở gốc thì không gì hơn vi nấm trichoderma đâu !

    • Phòng Tuyến trùng, Rệp sáp mà dùng Trichodarma sao các bạn, nghe sao trái lỗ tai quá…

    • Chào bạn @ Canh và @ Hoàng. Chẳng lẽ khi đã sử dụng Biogel + Biosol, Tricho rồi thi cây không bị bệnh sao? như : Rệp sáp, côn trùng, rỉ sắt, thán thư, tảo đỏ…( các bệnh về nấm)…cứ chủ quan khi Tiêu còn non thấy chưa có bệnh cứ tưởng đã an toàn, đùng nên mừng quá sớm. vậy khi dùng sinh học rồi thì không dùng thuốc khi Tiêu có bệnh sao? tôi thấy các bạn quá chủ quan rồi đó…Nói như các bạn thì tất cả các thuốc trị Bệnh ai sẽ mua?

    • Chào các bạn.
      Hầu như các bạn đã có nhầm lẫn, có thể gây ra tốn kém vô ích, cũng có thể găp hậu quả nguy hiểm. Cho nên tôi trao đổi mấy điểm cơ bản sau:
      1. Nhầm lẫn trừ sâu và trừ bệnh là 2 lĩnh vực của ngành BVTV, nên có thể dẫn tới việc lấy nhầm thuốc trừ sâu rầy để trừ bệnh sẽ không có tác dụng, hay ngược lại…
      2. Nhầm lẫn giữa phòng bệnh và chữa bệnh do không rạch ròi giữa việc ngừa và việc trừ, nhưng với những người cố tình nhầm thì tôi không bàn tới. Khi chưa thấy biểu hiện của bệnh hay chưa xác định được bệnh thì chữa cái gì? thuốc gì? Không lẽ cứ mua thuốc BVTV đem ra vườn đổ, hiệu quả được mấy ngày? hay cứ 10-15 ngày đổ 1 lần như mấy vị khuyến cáo nói trên TV thì môi trường nào chịu cho xiết. Tại sao con người không định kỳ 10-15 ngày vào bệnh viện chích thuốc để ngừa?… thử nghĩ 1 lần xem.
      Thế thì tại sao không phòng bệnh bằng sinh học? vắcxin chính là trichoderma đó !
      3. Trichoderma sp. là 1 chi nấm có nhiều chức năng: phân hũy, phân giải, ăn thịt… mà con người đang trong quá trình khám phá và sử dụng nó một cách khoa học.
      Tôi chỉ tóm gọn 1 câu: Đến đầu thế kỷ XXI, hiểu biết của con người về thế giới loài nấm của những vị tầm cỡ như Giáo sư, Tiến sĩ… chỉ mới như 1 đứa trẻ đang ở lớp vỡ lòng thì hiểu biết của ta là cái gì…?
      Nói như vậy để hiểu sự nhầm lẫn của mình và để thận trọng hơn nữa.
      Diễn đàn rất trân trọng sự trao đổi thẳng thắn của các bạn, không ngoài mục đích hỗ trợ cho nhau trồng và chăm sóc tiêu đạt kết quả cao hơn.
      Thân

    • Vấn nạn ở đây là nhiều người cứ muốn tiêu tốt năng suất là làm chứ chưa thực sự hiểu nguyên nhân nấm bệnh bắt nguồn từ đâu.

  294. Cháu chào chú Vịnh! Xin chú cho cháu hỏi với hỗn hợp dầu ăn và nước rửa chén thì khi phun lên cây tiêu nó có làm cho cây tiêu bị sao không hả chú. Bước đầu cháu làm thì thấy côn trùng cũng giảm nhưng không biết về lâu dài thì sao? Chú có thể cho cháu biết 1 loại thuốc sinh học nào diệt được loại này không ạ. Cháu vô cùng cảm ơn!

    • Chào Cháu @Quốc Phạm.
      -Nước rửa chén là hóa chất diệt khuẩn.
      -Dầu ăn để tăng độ bám dính. Sử dụng thay chất bám dính vừa tránh gây phản ứng hóa học với thuốc.
      Hiệu quả diệt sâu rầy chắc chắn không bằng các loại thuốc hóa học hay thuốc sinh học tổng hợp như hoạt chất Abamectin chẳng hạn.
      Thân

    • Xin cảm ơn chú Vịnh!
      Kính chúc chú sức khỏe để gắn bó lâu dài với diễn đàn giatieu.com và cho lớp trẻ chúng cháu những kiến – những góc nhìn mới về cây tiêu nói riêng cũng như về ngành nông nghiệp trồng trọt nói chung để chúng cháu thấy rằng con đường làm giàu không nhất thiết phải là chạy đua vào các ngành kinh tế hay viên chức, ông này bà nọ…
      Kính chào chú !

  295. Chào bác Vịnh. Bác cho cháu hỏi là tiêu nhà cháu trồng được 9 tháng rồi. Mương mác đầy đủ, không đọng nước gì cả. Nhưng chưa tới mùa mưa mà tiêu nhà cháu bị vàng lá rỉ sắt mấy bụi, rồi giờ nó lan ra nhiều và rụng lá từ từ… Bác tư vấn cho cháu giờ nên làm gì vậy bác.

    • Có 2 cách để bạn chọn, tùy bạn:
      1. phun + đổ gốc thuốc trừ nấm ngay lập tức.
      2. Ngồi chờ cho rụng hết lá, cây nào chết thì trồng cây mới thay thế.

    • Vàng lá, gỉ sắt do lây nhiễm bào tử nấm nhưng không nhất thiết theo nước đâu. Có thể do gió đưa tới hay giày dép tha từ vườn này sang vườn khác chẳng hạn. Phun thuốc diệt trừ nấm ngay chứ còn gì nữa…

  296. Xin chào mọi người!
    Hiện tại mình dang có vấn đề này mong mọi người tư vấn giúp. Nhà mình trồng bằng dây lươn (tiêu ươm bầu) trên cây trụ tạm (trụ chói), hiện nay tiêu lên rất tốt, đã phủ trụ tạm, nhưng chỉ ra toàn dây lươn, không có cành quả, mình định cắt ngọn chừa lại phần thân khoảng 1m (trụ tạm nhà mình cao 2,3m). Không biết nếu cắt như thế có được không và có xảy ra hậu quả gì không. Mong mọi người tư vấn giúp
    Mình xin cảm ơn và chúc mọi người sức khỏe !

    • Tiêu thiếu 1 số dưỡng chất, đặc biệt là chất sinh trưởng, thì sẽ không ra tay ác. Bạn xử lý bằng cách dùng biogel đổ gốc và phun biosol (2 lần), sau đó cắt bỏ thân lươn chừa xuống cách mặt đất khoảng 30cm và tiến hành chăm sóc, bón phân bình thường. Lưu ý dùng nhiều phân hữu cơ hay hữu cơ sinh học. Thân chồi mới sẽ ra tay ác.
      Nếu vẫn chưa ra tay ác thì báo lên diễn đàn để tư vấn cho bạn xử lý tiếp nhé !

  297. Xin chào cộng đồng giatieu.com, cho em hỏi: hồ tiêu thu hoạch xong thì có nên bón phân gì không và chăm sóc gì không. Vì chưa có kinh nghiệm nên mong cộng đồng giúp đỡ cho.

    • Nội dung này đã trao đổi rất nhiều lần trên diễn đàn, nhất là ở các thảo luận. Bạn cố gắng tìm đọc và rút bài học phù hợp cho mình. Nếu còn vướng ở khâu nào thì lên diễn đàn cùng trao đổi thêm.

  298. Đọc xong phản hồi ở trên về trichodamar tôi thấy mơ hồ quá, tôi chỉ nghe nói vi nấm 3 màu mới có khả năng ăn thịt. Không lẽ tricho cũng có thể trị Rệp sáp sao? Nếu thật như vậy thì kiến thức của tôi chưa được cơ bản rồi. Xin diễn đàn cho thêm ý kiến.
    Với tôi luôn ưu tiên sinh học lên hàng đầu, ngay cả thuốc trừ sâu tôi cũng bơm sinh học, không bỏ phân hóa học, nhưng khi có nấm, rệp sáp thì phải dùng hóa học, sau đó cách ly rồi bổ sung tricho…

    • Chào anh Trịnh Thái Hiền. Em cũng đang theo sinh học, nhưng nghe anh nói anh không dùng phân hóa học. Vậy anh chăm tiêu anh dùng những sp phân bón sinh học gì để dùng cho tiêu, có thể chia sẻ cho em học hỏi không. Em ở Đăk Đoa Gia Lai.
      Thân

    • Chỉ bón gốc biogel, phun biosol, tiêu không tốt lắm nhưng không chết bụi nào! Tiêu nhà mình đủ loại, kd có, 1, 2 năm có nhìn chưa đều… chưa đẹp, tiêu mới trồng vừa rồi bị nước ập trận mưa cuối vào vườn nên lên chậm lắm, chăm bằng sh cực lắm, tháng nào củng bơm bơm, xịt xịt…chua thành công lắm bạn ơi.. nhà mình ở Pleiku

    • Chào anh Hiền, anh chỉ dùng biogel biosol vậy liều lượng anh dùng cho tiêu kinh doanh và tiêu nhỏ thì như thế nào, có thể chia sẻ học hỏi được không. Em ở Đăk Đoa cũng gần, anh có thể cho đia chỉ để có dịp giao lưu học hỏi kinh nghiệm trồng tiêu. Cảm ơn anh
      Thân

  299. Chào anh @Trịnh Thái Hiền! em luôn trồng tiêu theo hướng sinh học. Chừng nào tiêu bị bệnh em mới dùng đến hóa học. Cứ như anh nói thì em mua thuốc hóa học về phòng thì cần gì phải dùng đến biện pháp sinh học làm gì.

    • Chào @canh. Vậy khi Tiêu bị rệp sáp bạn trị bằng thuốc sinh học gì vậy, khi bị thán thư, tảo đỏ, bạn trị thuốc sinh học gì? Cho mình biết với. Trị chứ mình không nói phòng nhé…!

  300. Các bác giúp cháu với ạ. Tiêu tơ nhà cháu có hố bị đọng nước. Cháu tính kéo đất bờ bồn lấp lại có được không ạ. Có người bày cho cháu là lấy cuốc xới lên khoảng 5cm rồi rắc phân vi sinh vào như thế có ổn không. Cháu mong có lời khuyên. Cháu xin cảm ơn

    • Mùa hạn đang diễn ra, bạn ở đâu mà đọng nước mùa này. Tiêu bị đọng nước thì lấp bồn lại tốt hơn, rễ tiêu sẽ ăn lên, đến mùa mưa không lo ngập úng, với lại Tiêu không nên trồng sâu quá…xới đất vừa đức rễ mà chỉ giải quyết được trước mắt, khi nước thấm xong lớp mới xới sẽ đọng lại. Lấy đất bồn lấp lại, mùa mưa thì làm bồn 1 bên cao, 1 bên thấp sẽ không úng Tiêu.

  301. Chào @ hoàng bảo. Biogel 1 tháng xục gốc 1 lần, biosol thì 2-3 tháng bơm lá 1 lần. 1 năm bổ sung khoảng 3-4 lần Tricho. Lúc bón phân chuồng lần đầu vào khoảng tháng 4 (lúc vừa làm bông xong ra mắt cua), hai lần còn lại sau các đợt tiêu trị bệnh bằng hóa học xong cần cách ly 10-15 ngày rồi bổ sung Tricho ngay, hoặc sau khi bón vôi củng cần bổ sung tricho..

    • Chào anh Hiền ko rõ là tiêu kinh doanh thì 1kg biogel anh sục cho bao nhiêu gốc tiêu? Biosol thấy phun hơi thưa. Cảm ơn anh đã chia sẻ tham khảo thêm.

    • Theo sinh học khi nào cũng bơm bơm, xịt xịt cực lắm… mà 2-3 tháng mới bơm biosol 1 lần thì cực nổi gì. Xin chia buồn cho mấy cây tiêu nhà bạn vì không được tốt lắm !

    • @Trịnh Thái Hiền: Còn lại sau các đợt tiêu trị bệnh bằng hóa học…
      Sao tiêu bạn lại xuất hiện bệnh định kỳ? Ý bạn muốn nói thực sự là phòng hay trị?

  302. Chào anh Trịnh Thái Hiền! Có lẽ anh không hiểu câu hỏi mà em muốn nhờ mọi người tư vấn dùm.
    Ý của em ở đây rất đơn giản là từ lúc trồng mới em đã ngừa cho tiêu bằng biện pháp sinh học. Tiêu của em đang lên xanh vậy em hỏi anh là dùng biện pháp gì để ngừa rệp sáp và tuyến trùng mà không tiêu diệt các sinh vật trong đất. Nếu ngừa bằng hóa học thì cần gì phải thuốc này thuốc kia chi cho tốn kém. Em dùng thuốc có hoạt chất carbosulfan rải gốc 1 năm bỏ 2 lần là được chứ gì.
    Còn về thán thư em không sợ vì 1 tháng em dùng biosol cùng với biogel thì lấy đâu ra thán thư.

    • Nếu nghiên cứu kỹ hơn, bạn sẽ thấy phân sinh học biogel+biosol có rất nhiều điểm đặc sắc hơn nữa. Nhiều bạn không biết mà cứ cho mình quảng cáo…
      Mà quảng cáo thì đã sao nhỉ, cũng giống như mình trao đổi với các bạn, có cần ai phải trả công đâu. Mục đích của mình là muốn giúp bà con trồng và chăm sóc tiêu theo hướng sinh học, nhằm bảo vệ an toàn sức khỏe cho bản thân và gia đình của mình trước đã…
      Dùng biogel+biosol như @Thái Hiền lãng phí lắm… !

    • Chào anh Ngok sao dùng biogel+biosol như anh Thái Hiền lại là lãng phí? Anh có thể lý giải tại sao.
      Thân

    • Không có gì sâu xa đâu, mà do chưa rõ ràng, hợp lý. Dùng phân sinh học vừa cung cấp dinh dưỡng vừa tái tạo môi trường, tăng sức đề kháng cho tiêu, nhưng chỉ mới chú trọng dinh dưỡng thì không lãng phí là gì. Khi dùng biogel+biosol bạn đã thấy được sự khác biệt ở nửa kia chưa? Mình nghĩ bạn đã tìm hiểu rồi chứ !

    • Mình khuyên các bạn hãy tìm hiểu kỹ tác dụng và hiệu quả của chất Cytokinin trong phân sinh học biosol+biogel để sử dụng phân này cho hợp lý !

    • Chào các cháu.
      Cytokinin là một chất Phytohoocmon có khả năng ức chế sinh trưởng, thúc đẩy sự già hóa của các loại nấm hại và tuyến trùng rễ.
      Khi kết hợp với Auxin, gibberellin (GA3) với liều lượng hợp lý sẽ là chất điều hòa sinh trưởng, tăng cường thụ phấn và ngăn cản sự hình thành tầng rời chống rụng trái non chuỗi non, chống hiện tượng cách niên (năm được năm mất). Các nhà nông học thường gọi chung là chất tăng sinh…
      Do liều lượng ứng dụng trong phân sinh học biogel+biosol ở mức điều hòa nên cần dùng thường xuyên, lâu dài mới phát huy hiệu quả.
      Các công ty sản xuất thuốc BVTV đã dùng cytokinin làm hoạt chất sinh học chống nấm hại và tuyến trùng rễ như thuốc Etobon, Geno, Sincocin…
      Bác hy vọng giúp các cháu hiểu biết thêm.
      Đọc thêm bài này : http://www.giatieu.com/hieu-biet-ve-chat-dieu-hoa-sinh-truong-thuc-vat/6382/
      Thân

  303. Chào anh Ngok. Tiêu em mới trồng 1 năm rồi anh ạ. Từ lúc em trồng em dùng biogel+tricoderma sau do em phun biosol 1 tháng 1 lần. Về bón phân thì cứ nửa tháng em bón phân hữu cơ (…), cứ mối gốc em hòa 50 gr tưới vào đó. Với cách chăm sóc như vậy thì cây đã đủ dinh dưỡng hay chưa. Xin anh tư vấn dùm em để em hoàn thiện cho vườn tiêu nhà em theo hướng sinh học.

    • Tiêu con thì dùng phân chuồng với biogel+biosol là tốt rồi, cứ 1 tháng bón biogel phun biosol 1 lần. 1kg biogel cho 150-200 gốc là đc.

    • Trên thì nói mỗi tháng dùng biogel+biosol 1 lần. Dưới thì nói chỉ đổ biogel khi mới trồng, sau này chỉ phun biosol và bón phân hữu cơ 50gr/gốc. Đổ thuốc hóa học để phòng…!
      Kể lại cũng còn lung tung nữa thì ai góp ý cho được?
      Nói chung là các bạn chưa biết phát huy khả năng của phân sinh học biogel+biosol.

    • Có nghĩa do bạn phòng bằng thuốc hóa học làm tricho chết ? Hèn chi các bạn tiếc nuối thay, vậy thì lãng phí thật !

    • Bạn ấy phòng bệnh bằng thuốc hóa học nên phải bổ sung tricho lại mà !

    • Vậy thì quá lãng phí, sao không tăng tricho nhiều lên phòng cho chắc ăn ! Điều kiện tốt tricho có thể phòng đc 6-12 tháng mà.

  304. Chào bà con cộng đồng giatieu.com
    Hiện vườn tiêu nhà em trồng được 8 tháng tuổi cũng xử lý hố, bón lót phân chuồng nhưng hiện nay có 1 vài cây tiêu bị hiện tượng như sau: mặc dù toàn bộ cây đọt vẫn phát triển bình thường nhưng có 1 vài dây bị rụng đọt, tháo khớp tay (rất ít) có xuất hiện vài lá non trắng hơi xoăn. Cách đây 2 tháng em đã bỏ Nokaph 10GR, cách đây 1 tuần đã phun Biosol, cách 4 ngày vừa đổ Biogel + Trichodermar.
    Xin cộng đồng giatieu.com giúp xem tiêu em bị gì vậy? em tính bỏ thêm Diazan phòng ngừa tuyến trùng như thế có hợp lý không? và có cần thiết không ?
    Chân thành cảm ơn cộng đồng.

    • Thuốc hóa học dùng để trị chứ không dùng để phòng.
      Nếu kiểm tra rễ thấy có dấu hiệu tuyến trùng làm tổ thì bỏ thuốc.
      Mùa nắng cần tăng cường che bóng, tưới nước giữ ẩm cho lá xanh hơn. Lá non hơi xoăn có thể do côn trùng chích hút… Sau khi đổ biogel khoảng 1 tuần mà hiện tượng rụng lóng tháo khớp không chấm dứt phải nghĩ ngay đến việc tiêu bị bệnh vàng lá chết chậm. Phải xử lý những chuyện này gấp mới hợp lý nè !

    • Cảm ơn anh @Hoàng
      em đổ Nokaph vì khi đó tiêu xuất hiện 1 ít rệp sáp trên cây nên em nghĩ là rệp cũng xuất hiện ở gốc
      vì tiêu có biểu hiện như bị tuyến trùng nhưng moi gốc ra thì không thấy nốt sần, cũng do chưa có kinh nghiệm nên làm việc mù mờ quá, lần bỏ phân gần nhất trước khi em đổ và xịt Bio là tháng 1/2016 hiện lá xoăn em thiên về thiếu dinh dưỡng và trung vi lượng nhưng còn tháo khớp và rụng đọt thì em thua không biết là nguyên nhân gì

    • Lá xoăn do thiếu dinh dưỡng là tất cả lá mọc ra cùng lúc điều bị xoăn. Còn lá bị lá không là do côn trùng chích hút, thường chỉ thấy ở lá non mà thôi.
      Bạn kiểm tra độ pH đất thử xem sao !

    • chào anh @Trung Anh, cảm ơn anh em xem thử pH đất như thế nào.
      @Quan Pleiku, lúc cắt tiêu trồng thì nó vẫn bình thường giờ nó lên được hơn 2m rồi mới xuất hiện xoăn lá, mà cái lá của nó màu trắng bạc, về rối loạn dinh dưỡng thì em cũng không thiên về cho lắm nhưng ý kiến của anh cũng hay để em xem thử em đã xịt Biosol lần 1 và đổ gốc Biogel rồi nếu em xịt lần 2 nữa mà vẫn không khỏi được + xử lý tuyến trùng mà không khỏi chắc làm như anh @Quan Pleiku là nhổ bỏ thôi.
      Chân thành cảm ơn ý kiến của anh @Quan Pleiku, anh @Trung Anh và anh Hoàng

    • Tiêu đang bị côn trùng chích hút lá non làm cho lá xoăn, không phát triển nổi… Không thấy áp dụng biện pháp xử lý côn trùng chích hút mà chỉ sử dụng phân thuốc lung tung không đâu vào đâu cả. Khiến cho cây thừa đạm, cơ hội cho nấm tấn công làm rụng lóng tháo khớp… !
      pH là gốc của mọi vấn đề chăm bón nhưng cũng dễ xử lý. Không lo chuyện gốc rễ cho cây bền vững thì làm sao trồng tiêu !?

  305. Chào các bạn. Tiêu nhà mình củng bị 3 trụ như bạn @Dang Chau Duc đang trao đổi. Theo mình tiêu đã bị rối loạn dinh dưỡng vì lúc cắt dây, và mức độ phân, thuốc, nước… không hợp lý nên chuyển qua tiêu điên rồi, biện pháp của mình là nhổ bỏ, trồng mới. Tiêu này khó hồi phục vì đã chuyển qua virus rồi, mà virus thì trị không khỏi.

  306. Chào bạn Trung Anh, bạn cho mình hỏi tiêu nhà mình lên phủ trụ đang thu bói năm đầu thì bị vàng lá chết chậm mất 4 trụ. 2 trụ bị chết một giây, nó vàng dần và chết còn dây bên cạnh vẫn xanh bình thường vậy bạn cho mình hỏi là bị bệnh gì và cần đổ thuốc gì mong mọi người chỉ giúp mình với. Còn lại hai trụ cứ vàng 3 tháng nay vẫn không chết. Mong cộng đồng chỉ giúp, cảm ơn mọi người.

    • Không chỉ bị vàng lá chết chậm mà còn bị bệnh thối thân do nấm fusarium sp. Có thể xử lý các bệnh nấm này bằng thuốc có hoạt chất mancozeb + melataxyl phun và đổ gốc 2-3 lần và dùng phân sinh học biogel+biosol hồi phục. Thu gom những lá vàng, lá rụng đem tiêu hũy để ngăn chặn lây lan.

  307. Chào cộng đồng giatieu !
    Xin hỏi tiêu nhà mình có dấu hiệu thiếu dinh dưỡng trong khi mình luôn xài biogel va biosol 1 tháng 1 lần. Đợt này mình tính bổ sung 1 ít NPK 17-6-7-13S-TE. Xin mọi người tư vấn xem mùa khô này mình có thể hòa nước tưới và liều lượng là 30 gram 1 gốc được không. Tiêu nhà mình là tiêu tơ 9 tháng, leo cao được 2 mét rồi. Xin mọi người tư vấn.

    • Bổ sung NPK như vậy là rất tốt vì không rõ bạn xài biogel+biosol 1 tháng 1 lần với liều lượng bao nhiêu? Nói chung, khi thấy cây yếu cần cho ăn thêm hay ngược lại, còn tính theo số ngày cũng chưa hợp lý lắm đâu…!

    • Cần đo độ pH đất trồng tiêu để đánh giá khả năng hấp thụ phân bón của cây.
      Đất dã dư acid chăm bón kiểu gì cây cũng èo uột !

  308. Chào cộng đồng. Tiêu nhà em đã hái xong rồi khi nào thì rửa vườn được và rửa bằng thuốc gì, chỉ giúp em với. Em cảm ơn.

  309. Chào cộng đồng giá tiêu.
    Hiện tiêu nhà em trồng được 9 tháng phát triển 2m-3m rồi. Gần đây xuất hiện lá hơi trắng em đã xịt Biosol và đổ Biogel thấy lá nó đã hết trắng, nhưng cái đọt tiêu nó nhỏ xíu ah. Xin bà con ai đã từng gặp trường hợp này cho em xin ý kiến.
    Em xin chân thành cảm ơn.

  310. Chào mọi người trên diễn đàn.
    Hôm qua cháu có đọc trên báo viết về cách chăm sóc hồ tiêu bền vững là trong mùa mưa đổ boocdo 3 lần đầu giữa và cuối mùa mưa. Song giảm tỷ lệ thuốc diệt nấm xuống. Cháu đang phân vân liệu làm như vậy có hiệu quả không mong mọi người tư vấn ạ. Cháu chân thành cảm ơn

  311. Chào cộng đồng giatieu. Em xin hỏi là tiêu em trồng được 9 tháng rồi. Mùa này là mùa khô em tính bón cho tiêu phân lân vôi để nâng độ pH của đất. Em phân vân là khi bón xong rồi thì 1 tuần sau em có thể sử dụng phân hữu cơ bón thúc trở lại được không. Xin mọi người góp ý.

    • -Để nâng độ pH thì nên bón vào đầu và giữa mùa mưa hiệu quả hơn.
      -Tùy thuộc vào lượng bón, nhưng nói chung ảnh hưởng không đáng kể.
      Theo mình, nếu nhằm nâng pH thì chỉ cần bón vôi sẽ giảm bớt chi phí.

  312. Em cám ơn anh Hoàng đã góp ý. Cho em hỏi ý kiến nữa là sản phẩm biogel có thể giúp đất cân bằng độ pH phải không anh. Vì trên diễn đàn mọi người chia sẻ nếu luôn sử dụng sản phẩm này thì sẽ cải thiện phần nào độ pH. Tiêu em trồng đọt non phát mập nhưng nhánh ác phát triển chậm tay ác không dài ra được mấy. Xin hỏi tiêu em thiếu hay bị bệnh gì. Xin anh góp ý để em bổ sung thêm.

  313. Chào cộng đồng giá tiêu. Cho em hỏi là tiêu nhà em trồng đã gần được 2 năm. Năm ngoái em có đôn tiêu và giờ tiêu đã leo được 3/4 trụ. Em mới đổ gốc biogel cách đây 10 ngày. Em muốn phun thêm biosol nhưng lại sợ bung bông vì vẫn chưa đến mùa mưa mà nó đã nhú cựa gà rồi. Vậy em có nên xịt biosol vào thời điểm này không? Và em nên bón phân hóa học vào thời điểm nào thì tốt nhất?

  314. Em hỏi rồi ngày nào cũng vào kiểm tra xem có ai giải đáp giúp mình không mà chờ hoài không thấy. Ai có kinh nghiệm giúp em với. Em xin cảm ơn ạ.

    • Bạn hỏi ngày hôm trước 21/4 nhưng ngày hôm sau 22/4 đã vội vào than phiền : “ngày nào cũng vào kiểm tra xem có ai giải đáp giúp mình không mà chờ hoài không thấy”… vậy có đúng không? Hơn nữa, theo nội dung hỏi sẽ nhiều người nghĩ bạn đùa, chưa thực sự muốn hỏi, vì tiêu mới trồng gần hai năm, mới đôn năm ngoái thì làm sao bạn lại sợ bung bông được? Cũng không ai dám tự cho mình có kinh nghiệm để giúp bạn vì họ cũng đang đợi người có kinh nghiệm hơn sẽ trả lời…
      Têu bạn là tiêu tơ, đủ sức để bung bông hay không là khi cây trưởng thành. Nhưng nếu bạn cố tình siết nước để bắt đẻ sớm thì chỉ gây hại, làm cây dễ mất sức, thoái hóa, già cỗi sớm… Nhú cựa non cũng có thể bung bông nhưng lượng chuỗi chưa đáng kể. Diễn đàn luôn nhắc nhở bà con cứ để tiêu tơ phát triển tự nhiên không can thiệp bất kỳ biện pháp nào, chắc bạn cũng chưa chịu khó tìm đọc…
      Nếu bạn thực sự cầu thị thì bạn sẽ được cộng đồng sớm hồi đáp !

  315. Cám ơn @Ngok đã phản hồi. Sau khi em hỏi thì cứ một lát lại mở điện thoại kiểm tra. Vì mong quá mà kiểm tra nhiều lần nên càng thấy lâu. Em vẫn tưới nước đều cho tiêu chứ không hãm. Chỉ là em đã đổ gốc biogel cach đây hơn chục ngày và em muốn xịt thêm biosol để bổ sung chất cho cây. Nhưng em băn khoăn sợ cây bung bông vì em đọc được là biosol giúp cây ra hoa.
    Em trước giờ chưa làm nông, mới mua rẫy, mới tập trồng tiêu nên cũng tìm đọc học hỏi thêm được nhiều kinh nghiệm trên trên trang giá tiêu. Nhưng khi vào trường hợp cụ thể thì nảy sinh ra mâu thuẫn giữa những điều mình học được nên em mới lên diễn đàn xin giúp đỡ đấy ạ. Nếu ai hay sử dụng biosol và biogel xin giải đáp giúp em với ạ. Và cho em hỏi là em nên bón thêm phân hóa học vào thời điểm nào? Em xin chân thành cảm ơn!

  316. Hiện nay vườn tiêu tơ của em đã xuất hiện hiện tượng này hầu hết cả vườn, như thế em nên xử lý thế nào. Có người bảo em dùng Coc85 để đổ, nhưng em muốn xin ý kiến của mọi người. Mong mọi người giúp em, em cám ơn.
    Em xin gửi hình để mọi người thấy cụ thể.
    >> http://www.giatieu.com/wp-content/uploads/2016/04/nguyenlan1.jpg
    >> http://www.giatieu.com/wp-content/uploads/2016/04/nguyenlan2.jpg
    >> http://www.giatieu.com/wp-content/uploads/2016/04/nguyenlan3.jpg

    • Biểu hiện cho thấy tiêu thiếu đầu tư chăm sóc, cụ thể là thiếu nền hữu cơ, không tưới giữ ẩm mùa khô làm cháy rễ tơ, nấm tấn công gây ra vàng lá thối rễ.
      Cần chăm sóc, phân thuốc tích cực vào mới trồng tiêu có kết quả được như ý.

  317. Chú Nguyễn Vịnh và cả nhà ơi giúp cháu với. Tiêu nhà cháu trồng năm vừa rồi, mấy tháng gần đây gốc nào cũng bị vàng lá có 1 số lá bị cháy như kiểu thán thư. Còn nữa trụ trở lên lá non ra màu giống thiếu dưỡng chất, màu xanh có lốm đốm trắng. Cháu có chụp hình mà không biết làm sao đăng lên được. Chú và cả nhà giúp cháu với.

  318. Chào tran hoang !
    Lỗi tại cháu ở cách bón phân
    Nắng nóng, nóng trên, nóng dưới, không khí nóng, cây nóng… Có thể cháu đã sử dụng 1 hoặc 2 trong 3 loại phân sau đây đưa thẳng vào gốc cách đây từ 2 đến 3 tuần : Phân hóa học, phân lợn, phân gà…
    Hãy giữ ẩm liên tục trong 3 tuần ; không bón xịt tất cả các loại phân…

  319. Còn chào chú. Chú ơi cho con hỏi là vườn tiêu tơ nhà con 1 năm tuổi, nó bị vàng lá dưới gốc cây tiêu, nó có màu nhạt. Con trị đủ cách mà nó ko hết, giờ phải làm sao cho nó xanh lại bình thường đây chú.

    • Bạn đã kiểm tra tuyến trùng rễ và độ pH đất để xử lý chưa?

    • Nếu bạn đã trị đủ cách mà không hết thì nhổ bỏ kiếm giống sạch mà trồng lại, chứ còn làm gì nữa giờ ?

  320. Chào cháu Trường văn tuấn !
    Hiện tượng biêu hiện trên tiêu nhà cháu năm nay bị rất nhiều. Chăm sóc phải nhìn trời ; nhìn đất ; nhìn mây !
    Nắng nóng quá, mưa nhiều quá – đừng bao giờ bón xịt các loại phân.
    Không phải sâu bệnh – Đừng tốn tiền mất công.

  321. Làm tiêu quan trọng nhất là rệp sáp, tuyến trùng, các bệnh về nấm như chết nhanh chết chậm… Đầu mùa mưa bà con nên xử lý bệnh và phòng bệnh, có như vậy cây hồ tiêu mới phát triển tốt được.

  322. Cho em hỏi xí ạ. Em trồng tiêu được 1 năm rồi mà tiêu rất chậm phát triển… mà bất ngờ thay khi em nhổ dây tiêu lên thì ko thấy ra rễ mà ngọn vẫn lên. Em ko biết tiêu bị bênh gì nữa. Không biết có khắc phục được ko mà có khắc phục được phải làm thế nào ah. Em xót của quá. Bao nhiêu tiền bạc. Xin tư vấn giúp ah.

  323. Xin chào anh Vịnh!
    Xin cho hỏi: tiêu của gia đình tôi đang ra hoa rộ, tôi có thể xịt thuốc trị rầy chích hút được không?
    Nếu được thì tôi nên xịt thuốc gì?
    Xin anh cho lời khuyên.
    Xin cảm ơn anh!

    • Chào @Đỗ Thị Mỹ Duyên.
      Nên chọn thuốc trừ sâu có hoạt chất tổng hợp sinh học như Abamectin hay Buprofezin để hạn chế gây hại cho môi trường. Phun vào chiều muộn, sau 16 giờ. Tránh dùng vòi phun áp lực cao phun thẳng vào bông tiêu.
      Thân

  324. Chào anh Vịnh và tất cả bà con. Tôi tính hai hôm nữa xịt biosol cho tiêu đang ra bông, muốn kết hợp với Abamectin hoặc Buprofezin có đươc không, mình pha loãng 1 loaị sau đó đổ loaị kia vào được không. Mong anh và bà con tư vấn dùm. Cảm ơn nhiều.

    • Có thể kết hợp, nhưng phải pha loãng phân riêng thuốc riêng theo liều lượng tính toán cần dùng. Sau đó mới hòa chung để phun cho tiêu, phun vào lúc chiều muộn. Chú ý trời mùa mưa.

  325. Em mới bắt tay vào làm nên gặp nhiều vấn đề muốn hỏi, mong anh tận tình chỉ bảo với. Cho em đc hỏi tiêu nhà em vào mùa mưa là này là phủ trụ, trồng tới nay là được 3 năm. Vào mùa mưa này tiêu đang bắt đầu ra hoa nhưng giờ tiêu cứ rụng hoa, còn tháo đốt nữa. Em rất hoang mang mong anh giúp đỡ cho em ý kiến cần phải làm gì.

    • Tiêu rụng chuỗi, tháo đốt có nhiều nguyên nhân. Bạn phun bón lá biosol liên tiếp 2 lần cách 5 ngày xem sao. Nếu chưa giảm rụng thì sẽ điều trị theo hướng khác.

  326. Xin chào cộng đồng giatieu.
    Tôi mới bước chân vào nghề được 1 năm. Phải nói là cực kỳ gian khổ khi trồng được 1100 trụ tiêu. Tôi trồng tiêu tháng 7 năm 2015, giờ được 11 tháng. Không hiểu sao tiêu nhà tôi lên rất chậm. Năm ngoái nắng hạn kéo dài, nhà tôi phải tưới rất nhiều.
    Có một số triệu chứng mong cộng đồng tư vấn giúp.
    1. Giữa lá hoặc mép lá vàng và dần dần thối đen và rụng.
    2. Đọt non không phát hoặc phát rất chậm, ngọn nhỏ không mỡ
    3. Nhổ lên thấy ít rễ và có chỗ bị thâm đen ở thân và ở rễ.
    Rất mong được sự phản hồi từ cộng đồng. Chúc cộng đồng giatieu luôn mạnh khỏe và gặt hái được nhiều thành quả từ diễn đàn bổ ích này…

    • Bạn xem lại thật kỹ chế độ chăm sóc, bón phân. Cây sinh trưởng chậm chủ yếu do phân, đặc biệt là chất lượng các loại phân đã bón trong thời gian qua…

    • Mình cũng nghĩ có lẽ do cây thiếu dinh dưỡng.
      Không rõ khâu phòng bệnh đã đầy đủ, cẩn thận chưa?

    • Vài gói nấm đối kháng trichoderma phòng bệnh cho tiêu cũng không muốn mua mà lại thích mua thuốc BVTV đổ cho tiêu nghĩa là sao? Sao không chịu nghĩ tiêu không thể sống nổi khi ngửi mùi thuốc mà người trồng tiêu có còn để hái tiêu không?

  327. Cảm ơn Hoàng và mọi người nhiều. Do phân và thuốc cùng dòng sinh học nên ý mình muốn tiết kiệm thời gian và giảm bớt dụng cụ cồng kềnh mà không ảnh hưởng đến chất lượng thuốc-phân. Mình muốn được tư vấn kỹ hơn ạ.

  328. Theo mình để đỡ tốn kém, xuân trung cần kiểm tra độ pH trước, sau đó mới xác định hướng tiếp theo. Rể kém phát triển có nhiều nguyên nhân và cũng dễ dẫn đến nhiều nguyên nhân khác.

  329. Cám ơn mọi người rất nhiều. Đúng như mọi người góp ý và nhận xét. Chắc phải coi lại phân bón và khâu phòng bệnh. Còn độ pH mình đo được trước khi trồng là 5 đến 6,5. Lần sau chắc mình gửi hình đính kèm nhờ mọi người góp ý giúp…
    Một lần nữa cảm ơn mọi người và diễn đàn. Thân!

    • Pha boocdo 5% hoặc pha Đồng đỏ thật đậm quét lên phần thân sát cổ rễ, vài hôm sau quét lại lần nữa…

  330. Tiêu nhà cháu đã bung hoa. Mà sao có mấy trụ hoa cùng lá non rụng nhiều quá trời.
    Mọi người giúp cháu với ạ. Cháu xin cảm ơn

    • Có thể do dinh dưỡng thiếu cân đối…
      Phun sinh học biosol và tăng cường trung-vi-lượng thử xem có giảm rụng ko.

  331. Kiểm tra xem có côn trùng cắn phá không, nếu không có thì xịt phân bón lá biosol để bổ sung vi lượng sẽ hạn chế rụng hoa.

  332. Em mới trồng tiêu nên chưa có kinh nghiệm. Những vườn bên cạnh thấy họ chăm tốt mà ham còn vườn mình cứ nghe ai bày chi làm nấy, phân thuốc cũng nhiều mà không ưng ý tý nào cả.
    Mong cộng đồng góp ý cho để đem chăm bón. Em xin cám ơn mọi người.
    Em xin gửi kèm hình tiêu tơ nhà em nhờ cộng đồng góp ý.

    http://www.giatieu.com/wp-content/uploads/2016/07/nga-ho1.jpg
    http://www.giatieu.com/wp-content/uploads/2016/07/nga-ho2.jpg
    http://www.giatieu.com/wp-content/uploads/2016/07/nga-ho3.jpg

    • Không thấy có vấn đề gì lớn. Mấy tấm hình ngả sang màu vàng nhìn hơi khó chịu…
      Đề nghị bạn nhanh chóng xử lý từng bước như sau:
      -Đo độ pH kiểm tra, điều chỉnh về mức 5,5 – 6,5 cho phù hợp, giúp tiêu hấp thụ trung vi lượng dễ dàng, đầy đủ hơn.
      -Tăng cường bón các loại phân chuồng, phân hữu cơ ủ hoai, hữu cơ sinh học, vi sinh… giúp cây tăng sinh, tăng sức đề kháng chống chịu sâu bệnh.
      -Thiếu nhiều trung vi lượng, bổ sung để cây xanh hơn.
      -Có dấu hiệu côn trùng chích hút và nấm thán thư… cần xử lý kịp thời…
      Nói chung không vấn đề gì lớn, chỉ là những hiện tượng thường xảy ra trên cây hồ tiêu nhưng cần làm ngay giúp tiêu phát triển tốt để sang năm có thu bói…

    • Chân thành cảm ơn Trang Lê và mọi người trẻn diễn đàn, chúc mọi người vạn sự như ý.

    • Tiêu này cân tăng cường các dưỡng chất giàu acid hữu cơ như Humic, Amino, vi lượng magie, bón lân+vôi để nâng độ pH…

    • Không loại trừ tiêu đang nhiễm bệnh vàng lá chết chậm…
      Cần theo dõi hiện tượng bộc lộ kỹ càng, thận trọng hơn.

    • Mấy nhà này trồng nhiều hồ tiêu nhưng chắc không biết nấm đối kháng trichoderma là gì !

  333. Tiêu nhà bạn Nga Ho mất cân đối dinh dưỡng ! Thiếu rất nhiều nguyên tố dinh dưỡng nhất là can xi và lưu huỳnh kế đến là lân nhưng thừa nhiều đạm (N). Có thể khi bón phân gặp phải phân có hàm lượng không như ngoài bao bì ghi !

  334. Chào chú Vịnh, chào diễn đàn !
    Năm nay cháu mua giống tiêu Vĩnh Linh lá nhỏ nhưng cháu không biết cách phân biệt giữa tiêu Vĩnh Linh lá lớn với Vĩnh Linh lá nhỏ, mong diễn đàn giúp đỡ.
    Xin chân thành cám ơn và chúc sức khỏe đến toàn thể bà con.

    • Bạn lấy 2 ngọn lá để tự mình so sánh sẽ thấy khác nhau cơ bản là giống Vĩnh Linh lá lớn to hơn, dày hơn, nhìn tổng thể lá bầu hơn, màu xanh sậm hơn và giống Vĩnh Linh lá nhỏ bé hơn, mỏng hơn, nhìn tổng thể lá dài hơn, màu xanh nhạt hơn.

    • Cam ơn @ Hoàng đã chia sẻ nhưng mình thấy tiêu vào kinh doanh thì dễ phân biệt còn tiêu tơ Vĩnh Linh lá nhỏ đi nữa nhưng chăm sóc tốt thì lá của nó vẫn lớn.

    • Lá Lớn và Lá Nhỏ chính là sự phân biệt cơ bản rồi đó !

  335. Chào cộng đồng
    Xin có nhận xét về bệnh lỡ cổ rễ tiêu. Là do ta có thói quen làm bồn lòng chảo, mỗi lần bón phân hay độ thuốc, đều dồn vào gốc, lâu ngày các loại phân, thuốc tồn đọng lại tạo nên chất độc cho cây làm tổn thương phần này rồi thối dần rồi chết cây, bà con nên lưu ý điểm này.
    Vài ý kiến đóng góp cùng cộng đồng

  336. Chào công đồng giá tiêu
    Cho mình hỏi mình muốn trồng tiêu, mà mình trồng xen cây bơ và cây sầu riêng vừa chắn gió vừa có thêm thu nhập vì đồi dốc. Mọi người cho hỏi 3 cây này trồng xen nhau có ảnh hưởng đến cây tiêu không. Mong công đồng góp ý ạ.

  337. Chào anh,
    Cho em hỏi là tiêu mới trồng dùng những thuốc nào phòng bệnh ah?
    Thời gian phòng bệnh là bao nhiêu ? em đọc thông tin nhiều mà còn mơ hồ quá anh ?
    Mong anh cho em lời khuyên cụ thể tý chứ chung chung em đọc là không hiểu anh?

    • Thuốc BVTV là dùng để chữa bệnh chứ không dùng để phòng bệnh !
      Theo giatieu.com, muốn phòng bệnh là dùng các chất kích kháng hay vắcxin của cây trồng. Đó là các chất hữu cơ, hữu cơ sinh học, vi sinh vật hữu ích (EM) như trichoderma… Bạn chỉ sử dụng thuốc BVTV khi có bằng chứng cụ thể cho thấy cây trồng đang bị sâu bệnh xâm hại.

    • Em thấy có nhiều chất kích kháng được nhà SX gọi là thuốc vừa phòng vừa chữa được bệnh…

    • Tựa như thực phẩm chức năng hỗ trợ chữa bệnh cho người chứ không phải là thuốc, thấy họ hay quảng cáo trên tivi vậy đó !

  338. Theo như mình được biết thì không sao cả vì thấy ở chỗ mình người ta trồng như thế cũng nhiều. Nhưng trồng xen sầu riêng thì mình nghĩ không nên vì có 2 vấn đề, thứ 1 là đi cột tiêu mà trái sầu nó rơi vào đầu thì xác định, thứ 2 lỡ trái sầu mà rơi 1 phát từ ngọn tiêu trở xuống thì xong luôn bụi tiêu. Chỗ mình 2 trường hợp này đã xảy ra.

    • Sầu riêng được khuyến cáo nên hạn chế trồng chung với cao su, hồ tiêu vì có chung loài dịch hại là nấm Phytophthora sp. gây bệnh héo chết nhanh…
      Tất nhiên phải có nguồn bệnh thì cây mới lây nhiễm !

  339. Cảm ơn các bạn
    Mình trồng sầu riêng và bơ để chắn gió. Không phải để cho tiêu bám vào. Vì đồi dốc khoảng 60. Mình sợ gió cây gòn không chịu nổi cho tiêu bám sợ gió gậy cây.

  340. Chào diễn đàn giatieu.com
    Tiêu nhà tôi đang ra hoa mà bị rệp sáp và nấm lá bị đen viền lá. Vậy nên xịt thuốc gì. Mong diễn đàn chỉ giúp tôi với, tôi cảm ơn.

    • Bữa trước chú em làm rẫy dưới Tuy Đức gọi đt hỏi thuốc diệt côn trùng chích hút lá tiêu. Mình nói tên 3 loại thuốc mình hay dùng, 1 loại gốc hóa học 2 loại gốc sinh học. Chú ấy đi gần cả chục cửa hàng bán thuốc BVTV nhưng… không có.
      Biết sao giờ ? Ở dưới đó không bán những loại thuốc mình tư vấn thì đi tìm chi cho mất công. Tốt nhất là chọn mua thuốc của những thương hiệu phổ biến, uy tín. Hay mua gửi xuống cho nhanh, chắc ăn.

    • Theo em được biết nhiều cửa hàng thuốc BVTV không quan tâm bán loại thuốc nào tốt mà họ chỉ quan tâm bán loại thuốc nào có lợi nhuận nhiều nhất. Em nhiều lần đi tìm mua loại thuốc mình cần mà đi 2-3 ngày mới tìm ra, quá mệt !

    • Nhà mình bán thuốc BVTV. Mình thấy công ty phân phối thuốc nào cũng quảng cáo vang trời như đây mới là thần dược. Có khi 1 loại thuốc được 2-3 công ty phân phối giới thiệu chẳng giống nhau, mỗi vị nói 1 kiểu. Nhưng họ hay nói thuốc được công ty phân phối là thuốc tốt, còn thuốc không phân phối chưa hẳn là xấu nhưng hiệu quả kém hơn.
      Mình chỉ biết loại thuốc nào được bà con tín nhiệm, đánh giá hiệu quả cao thì mình cố gắng tìm kiếm về bán mà thôi. Mong bà con ủng hộ.

    • Bạn có thể xịt các loại thuốc BVTV diệt côn trùng chích hút và diệt nấm phổ biến. Không pha thuốc quá liều hướng dẫn, phải xịt vào lúc chiều muộn để khỏi hư bông. Không lặp lại các loại thuốc đã sử dụng đợt trước để tránh bị lờn thuốc và phải xịt nhắc lại mới có hiệu quả cao.

  341. Chào diễn đàn giatieu.com
    Tiêu nhà tôi đang ra hoa mà bị rệp sáp và nấm lá bị đen viền lá. Vậy nên xịt thuốc gì. Mong diễn đàn chỉ giúp tôi với, tôi cảm ơn.

    • Công tuấn
      Tiêu đang ra bông, không nên dùng thuốc, làm hư bông mà để có màu xanh của trái mới phun.
      Cháy hai bên viền lá, thiếu canxi

  342. Chú cho cháu hỏi tiêu nhà cháu tiêu lươn đôn hơn 1 năm và 6 tháng cũng có. Giờ tiêu bị vàng lá, lá dày và ko hấp thu chất dinh dưỡng. Một số cây tiêu nhỏ còn bị rụng đọt. Chú tư vấn giúp cháu là bệnh gì và cách xử lí.

    • Chưa đủ cơ sở để kết luận tiêu bị gì. Bạn chụp vài tấm hình thật rõ, gửi về email bác Nguyễn Vịnh để xem xét cụ thể và trao đổi kỹ càng hơn.

    • Chào cháu Nguyễn thị Tuyết !
      Có 1 lần bác đén 1 xã ở huyện Krông Năng – Dak Lak ; Bạn chỉ vào 1 vườn tiêu giống như tiêu cháu mô tả và nói : “Bệnh tiêu nhà giàu”
      Tiêu nhà cháu – Nước và phân vô tội vạ nên bộ rễ hỏng nặng.
      Lời khuyên : Đừng bao giờ bón các loại phân vào gốc cây tiêu ; học cách bón phân hợp lý.
      Tìm cách thoát nước tốt cho vườn trước khi trồng.
      Cách trị : Dùng Amitage + với thuốc đặc trị nấm bệnh + Thuốc dâm chiết cành ; Kết hợp xịt, tưới.

    • Cần chẩn đoán chính xác mới chữa trị hiệu quả. Khi chưa xác định được gì mà đổ phân thuốc tùm lum càng làm mọi chuyện tồi tệ thêm.
      Theo mình, bạn cần đo pH đất và bươi rễ ra xem có nốt sần của tuyến trùng làm tổ hay nấm bệnh làm thối rễ tơ rồi mới xử lý sau.

  343. Các bác cho em hỏi. Tiêu em mới trồng em bỏ phân ure được không ạ. Nghe nói ure làm cho tiêu phát nhanh nhưng dễ bệnh. Có đúng vậy không ạ. Em mới tập tành trồng tiêu. Xin các bác hướng dẫn cho em. Cám ơn ạ.

    • Cây muốn phát triển tốt cần có đầy đủ các dưỡng chất đa, trung, vi lượng và các acid hữu cơ. Sao chỉ bón mỗi phân ure khiến dinh dưỡng mất cân đối, nay sinh ra nhiều bệnh tật…

  344. Tiêu mới trồng thì tìm loại phân đổ gốc kích thích ra rễ tơ…
    Phân hóa học bạo phát bạo tàn thì hạn chế dùng… ưu tiên sinh học, hữu cơ vi sinh.
    Kết hợp sinh hóa thì vườn sẽ bền và phát triển tốt mà ko lo bệnh.

  345. Xin chào mọi người. Con có thắc mắc muốn hỏi mọi người là tiêu nhà con mua giống tại một vườn tiêu người ta cắt ra ươm. Nhà con trồng độ 1 tháng dây lươn lên khoảng 5-10cm sau đó tiêu bắt đầu vàng lá và héo dần. Con nhổ lên thấy rễ đã thối đầu. Mọi người có thể cho con biết nguyên nhân và cách khắc phục. Con cám ơn và chúc mọi người nhiều sức khỏe.

  346. Do mưa nhiều làm úng cục bộ, tiêu bị thối rễ tơ không hấp thu dinh dưỡng được nên bị vàng lá. Cách khắc phục là đắp đất vào gốc khơi bồn không bị đọng nước mưa, đồng thời dùng phân sinh học biogel + nấm đối kháng tricho đổ vào gốc tiêu, vừa phòng bệnh vừa kích thích tiêu ra rễ mới tiêu sẽ xanh trở lai.

    • Có thể xử lý như @ hoàng long. Ưu tiên phân hữu cơ ủ hoai, hữu cơ sinh học tổng hợp nhiều thành phần. Rễ tơ đang bị tổn thương, bón phân hóa học lúc này dễ làm tiêu lên đường…

  347. Mọi người cho cháu hỏi. Tiêu cháu mới trồng được 2,5 tháng mới lên 25 – 35cm mà có một số cây bị rụng đọt, nguyên nhân là gì và trị như thế nào ạ.

    • Bị rụng đốt thường có nhiều nguyên nhân gây ra khác nhau. Bạn xem kỹ chỗ bị rụng, có thể đã bị côn trùng cắn phá, hoặc đất trồng thiếu trung vi lượng, chủ yếu là canxi, hay bị nấm bệnh làm rụng lóng tháo khớp…

  348. Cám ơn anh @ hoàng long và anh @ Thạnh. Tuy nhiên em vẫn còn thắc mắc là vườn nhà em đất đỏ thoát nước rất nhanh thì có úng đc không ạ. Và làm sao phân biệt vàng lá thối rễ do úng và héo chết chậm vì em thấy biểu hiện tương tự nhau. Chúc các anh và cộng đồng giatieu nhiều sức khỏe !

  349. Chào cộng đồng giatieu.com. Hôm nay vườn em lại chết một trụ, mà trụ này vàng lá 2 tuần rồi mà vẫn chưa chết. Em thử đào gốc lên xem thì thấy thối rễ đoạn cách mặt đất tầm 30cm, chưa héo lá, nhìn chỉ vàng lá và ủ rũ nhìn rất chán đời, không biết có phải do úng nước ko nữa.
    Hôm đầu tiên thấy vàng một ít em chạy chữa ngay, mà càng chạy chữa lá càng vàng thế mới ác, mới đầu em nghĩ bệnh chết chậm, em đổ gốc … và xịt … luôn, 6 ngày sau em thấy em nó vàng lá nhiều hơn, em bới tầm 15 cm đất ở gốc lên xem có bị thối không nhưng ko thấy gì (thương em thấy thối cổ rễ là vừa bới đất lên là thối liền), nên em lại đổ gốc … và phun phân bón lá … nhưng không thấy hiệu quả gì.
    Hôm nay nhìn chán đời quá em đào gốc lên xem thì thối đen đoạn gốc cách mặt đất 30 cm, cả 3 gốc trên 1 trụ đều bị như vậy hết. Lúc đầu trụ này vàng lá ở giữa trụ, xin mọi người tự vấn giùm em với, em xin cám ơn !

    • Tiêu của bạn bị bệnh chết nhanh chết chậm, vàng lá, thối cổ rễ…từ năm ngoái đến nay vẫn chữa trị chưa dứt điểm ? Chụp vài tấm hình gửi qua email bác Nguyễn Vịnh để nhờ bác xem xét cụ thể, tư vấn giúp bạn chữa trị hợp lý, hiệu quả hơn.

    • Bạn kiểm tra lại chất lượng và cách mình sử dụng các sản phẩm phân thuốc.
      Phần nhiều do phân thuốc chất lượng thấp hoặc sử dụng không đúng cách nên không phát huy hiệu quả như mong muốn. Xem kỹ lại “4 đúng”.

  350. Chào bác Vịnh.
    Bác cho cháu hỏi, tiêu nhà cháu trồng được 3 tháng vẫn lên bình thường Nhưng có 1 số cây bị đốm lá sau đó chết từ từ. Như vậy cây tiêu nhà cháu bị bịnh gì và cách chữa trị như thế nào bác. Cháu xin cảm ơn bác.

  351. Cám ơn các anh đã góp ý cho em. Em trồng tiêu cũng được hơn 2 năm rồi, trong 2 năm vườn em chết cũng phải trên chục trụ, mà lần nào mới chớm bị em cũng cứu chữa tận tình hết, tiếc cái lần nào cũng đứt thế mới hoang mang. Em tham giá diễn đàn từ hồi bắt đầu trồng tiêu luôn, kỹ thuật rồi cách phòng trừ bệnh toàn học hỏi của các anh các chị trên này áp dụng cho vườn mình, cái gì cũng thấy hiệu quả mỗi cái vàng lá chết nhanh chết chậm thì chưa thành công lần nào buồn ghê gớm, ah mà có 1 trụ bám trên cây điều em thấy vàng lá hết cả cây, nghĩ chắc k cứu được lên kệ vậy mà lại sống. Chả hiểu thế nào nữa.

    • Bệnh của tiêu cũng không khó chữa, miễn sao chẩn đoán đúng bệnh, dùng đúng thuốc. Tiếc là có nhiều công ty uy tín đã nhập thêm nguyên liệu hóa chất từ Trung Quốc về pha trộn. Kết quả là nhiều người phải trả giá oan ức khi mua thuốc của họ ! Bác Nguyễn Vịnh luôn nhắc nhở mình chỗ này…
      Hóa chất BVTV như con dao hai lưỡi. Tiêu dễ bị tổn thương rễ tơ khi bị nấm bệnh tấn công. Bạn dùng thuốc hóa học kém chất lượng sẽ làm nó chết nhanh hơn. Trong khi nếu để tự nhiên tiêu cũng có thể hồi phục nhờ sức đề kháng và khả năng tự dưỡng như bạn đã thấy. Muốn vậy thì không gì hơn phân hữu cơ, hữu cơ sinh học… Kêu gọi con người quay về dùng thực phẩm Organic để tăng kích kháng, bảo vệ sức khỏe cho chính mình cũng vì vậy.

  352. Rất cám ơn góp ý của anh @Hoàng, em thì toàn dùng phân thuốc những nhãn hàng có thương hiệu thôi, chứ mấy hàng vớ vẩn có cho không em cũng k dám dùng. Năm nay vườn em sử dụng hoàn toàn bằng phương pháp sinh học thấy vườn tiêu xanh và đẹp hơn và cũng đỡ chết hơn năm ngoái, chỉ những cây bị bệnh em mới sử dụng thuốc hóa học thôi. Mà anh có thể cho em biết cách chữa bệnh vàng lá thối cổ rễ bằng phương pháp hóa học của anh như thế nào k ak, chứ em áp dụng nhiều cách lắm rồi, k thành công lần nào. Nhiêu khi em thấy đổ thuốc cây nhanh chết hơn thì phải, mà k đổ thì k được, nhìn sót ruột lắm.

    • Tất nhiên là phải dùng thuốc hóa học khi có bệnh. Mình thường tư vấn bà con dùng Mancozeb+Melataxyl 72WP chữa vàng lá thối rễ, chết nhanh chết chậm. Một số trường hợp cần kết hợp thuốc gốc đồng, nhôm, Hexaconazole hay Carbendazim… của các thương hiệu mà mình tin cậy.
      Nhưng cũng không quên nhắc nhở phải luôn phòng bệnh định kỳ bằng nấm đối kháng trichoderma.

  353. Chào cả nhà. Cho em hỏi tiêu mới trồng nức mầm được 10cm mà bị kiến lửa cắn mầm làm cách nào để trị. Mong cả nhà giúp.

  354. Cả cả nhà giatieu.com cho em hỏi ? Tiêu em trồng đã được 1 năm tuổi nay một số trụ bị vàng lá và tháo đốt, bẻ các mắt đốt phía dưới thân thấy có các gân đen, vậy tiêu em bị bệnh gì? và bây giờ em phải thuốc gì để trị? Em xin cảm ơn

  355. Cả nhà cho em hỏi. Tiêu nhà em trồng được 1 năm mà bị triệu chứng bệnh rụng lóng, tháo đốt, thâm mạch dẫn. Bệnh này chữa trị bằng thuốc gì ạ. Em cảm ơn cả nhà.

    • Có hiện tượng nhiễm nấm làm thối dây.
      Dùng thuốc trị nấm gốc đồng, nhôm hay có các hoạt chất Mancozeb, Melataxyl, Carbendazim, Hexaconazole, Validamycin… đều được, vừa phun vừa đổ gốc.
      Lưu ý : nếu tiêu đang nuôi hạt không nên sử dụng các thuốc trị nấm gốc đồng.

  356. Nhớ cộng đồng giá tiêu giúp mình. Vườn tiêu mình được 2 tuổi đã phủ trụ đang trong thời gian hãm nước nhưng có biểu hiện tuyến trùng tấn công, giờ phải làm sao ? Chỗ mình cuối tháng 9 âm là có đợt bông đầu. Cám ơn !

    • Mua thuốc hoạt chất Carbosulfan đổ gốc diệt tuyến trùng sau khi đã có mưa đủ ẩm.

  357. Chào cộng đồng cho em hỏi tiêu nhà em sau đợt mưa dầm bị đen lươn, đen lá, dưới gốc đen lên, mà chỉ đen những cây sung rậm. Vậy là bị gì nhờ cộng đồng chỉ giúp em với.

  358. Chào cả nhà và anh Vịnh !
    Cho em hỏi tiêu nhà em hiện tại là bước qua năm 3 nhưng bị hiện tượng sau: mưa nhiều ngày khoảng 7 ngày sau đó em thấy tiêu có hiện tượng héo rũ rất nhanh, lá còn xanh nhưng héo như nhúng nước sôi, từ mặt đất đến cổ rễ bị thối, nhất là phần giây đôn, tiêu tưới hệ thống nhỏ giọt không có bồn, vậy cho em hỏi có phải bị úng nước hay nấm, chết nhanh… Chỉ giúp em cách trị và phòng, em cảm ơn nhiều.

  359. Kính chào Bác Vịnh ! Chào cộng đồng!
    Bác Vịnh và cộng đồng cho cháu hỏi, tiêu nhà cháu năm thứ 2, hiện nay bị loại côn trùng gì mà đẻ trứng nhỏ li ti, màu trắng đục rất dày dưới lá tiêu, dùng tay bóp kêu lốp đốp, những vị trí có trứng lá sẽ dần rỗ và chuyển sang màu vàng- cháu đã xít thuốc sâu 3 lần liên tiếp , mỗi lần cách nhau 7-10 ngày (lần gần đây có dùng thuốc marshal) nhưng vẫn không hết được (chỉ giảm được khoảng 50%).
    Bác cho cháu hỏi đây là trứng côn trùng gì và loại thuốc dùng để diệt, Loại côn trùng này có ở cà phê không vì vườn cháu còn ít cà phê sợ lây sang tieu.
    Cháu xin cám ơn, kính chúc Bác và cộng đồng sức khỏe và thành công.

    • Bnj phải xử lý cả nguồn lây nhiễm nữa thì mới có hiệu quả cao.
      Nhện đỏ là loại côn trùng ăn đêm nên ban ngày chúng ẩn nấp ở các chỗ tối hoặc các cây trồng xung quanh. Phun thuốc vào lúc chiều muộn mơi có tác dụng.

  360. Cộng đồng xem giúp tiêu của em bị vàng lá và rũ xuống rồi ạ. Cách đây khoảng 1 tháng em có đổ Marsan và Argrifos phòng nấm bệnh và tuyến trùng rồi nhưng vẫn bị chết lai rai, em nên chửa trị sao ạ?

    • Nếu vàng lá, bị héo rũ là bệnh chết chậm. Tham khảo các thảo luận của cộng đồng có trên trang này sẽ thấy cách xử lý…

    • Tiêu của em cũng bị vàng lá chết chậm, nhà em phun aliete và đổ agriphot không thấy giảm mà còn rụng chuỗi thêm. Em đi mua phân sinh học biogel+biosol chỗ chú Ri, chú tư vấn và bán thuốc mancozeb+melataxyl 72WP về đổ và phun 2 lần liền hết rụng. Em dùng biogel+biosol mới mấy hôm đã thấy xanh lại và bắt đầu ra cựa non…

    • Tiêu nhà mình bùng phát chết nhanh chết chậm. Ra hiệu thuốc BVTV hỏi, họ tư vấn cho cả đống thuốc 4-5 loại, vừa xịt vừa đổ mấy ngày vẫn ra đi gần cả trăm trụ. May là mình theo người bạn lên chú Ri mua biogel+biosol, chú bán cho mấy gói thuốc mancozeb+melataxyl nhập khẩu, về đổ là đứng ngay. Giờ mình đang chăm sóc hồi phục theo chú Ri hướng dẫn, mừng quá… Cám ơn chú Ri và cộng đồng giatieu.com

  361. Cảm ơn bác Nguyễn Vịnh và cộng đồng giá tiêu, qua mấy tháng được mọi người tư vấn và học hỏi kinh nghiệm, nay vườn tiêu của Nga đã phát triển bình thường rồi, tuy chưa được như của hàng xóm nhưng đã khả quan hơn đầu năm. Cảm ơn mọi người rất nhiều.

    • Chăm sóc theo hướng hữu cơ không thể nóng vội như dùng hóa học, nhưng về lâu dài mới thấy hiệu quả cao. Bạn đối chiếu với những vườn bên cạnh sẽ thấy nhiều ưu điểm, đỡ tốn kém chi phí đầu tư… Chúc mừng bạn đã có hững thành công bước đầu.

  362. Bác và mọi người cho cháu hỏi tiêu nhà cháu dang trong quá trình ra quả thi bị rụng lá mà không biết nguyên nhân bị làm sao. Bác và mọi người giúp cháu và chỉ cách khắc phục vói ạ.

    • Mùa này mưa dầm làm thối rễ tơ, tiêu không lấy được dinh dưỡng nuôi cây nên rụng lá rụng chuỗi… Nếu rụng nhiều có thể phun bón lá tổng hợp sinh học chống suy tạm thời. Lúc này tuyệt đối không dùng phân thuốc hóa học bất kỳ, nhất là phải cẩn thận với nhưng loại phân núp dưới mác sinh học…
      Muốn xác định bệnh phải tìm dấu hiệu cụ thể biểu hiện qua những vệt đen trên lá. Tốt nhất là chụp hình gửi về bác Nguyễn Vịnh kiểm tra xem.

    • Kiểm tra xem có bị nấm bệnh, thối rễ tơ, làm rụng lá rụng bông không mà tìm cách xử lý.
      Mưa dầm này đi bỏ phân cho tiêu để mà tự sát à !

  363. Bác Vịnh và mọi người cho cháu hỏi.
    Cháu có ươm 1 ít tiêu lươn. Sau trận mưa trái mùa vừa rồi tiêu cháu ươm bị bệnh và chết rất nhiều. Luống nào ươm sớm ra lá nhiều càng bị nặng, có cây Lá bị cháy thối ở ngọn. Cây bị rụng đọt rụng lá. Cây lá đốm đen như bị thán thư, lá vàng chứ ko xanh mướt. Có cây lá bị héo như thiếu nước. Sau mưa cháu có phun ridomin gold nhưng cũng ko hết. Cháu mới phun phân bón lá với thuốc rệp sáp.
    Cho cháu hỏi giờ cháu nên phun thêm gì. Cây có vẻ như thiếu chất. Cháu cảm ơn.

    • Tiêu đang còn ở vườn ươm mà bị vật thường là do bầu đất không thoát nước, chất dinh dưỡng không cân đối. Còn do phun quá nhiều đạm và chất kích thích… Có thể dây hom giống còn non.

  364. Cháu xin chào chú Vịnh ah. Chú cho cháu hỏi? tiêu nhà cháu sao cứ bị chết ngọn. Cháu muốn hỏi chú phun thuốc gì thì hết bệnh này vậy chứ.

    • Tiêu rụng đọt có 2 nguyên nhân chính là do nấm bệnh hoặc thiếu dinh dưỡng…
      Bạn chụp vài tấm hình thật rõ dấu vết rụng đọt gửi về email nguyenvinh@giatieu.com để xem xét và có hướng xử lý cụ thể.

  365. Chào anh Vịnh cùng bà con. Xin hỏi anh Vịnh cùng bà con câu hỏi: Biểu hiện khi cây tiêu thừa chất? Tiêu nhà tôi có biểu hiện lá non bị táp đen mép và rất dễ rách khi có gió to, phía sau lá non và lá già đều thấy các hạt nhỏ không đều nhau màu trắng. Xin hỏi có phải cây tiêu có thể tiết ra những hạt nhỏ li ti đó khi thừa chất ko ạ. Rất mong câu trả lời của anh Vịnh và bà con.

    • Ban đầu tôi cũng lấy làm lạ khi có nhiều bà con nói giống bạn. Sau một thời gian thăm hỏi mới biết xuất xứ điều này do mấy kỹ sư hay bác sĩ cây trồng gì đó nói qua các hội thảo bán phân thuốc. Tôi ghé thăm và hỏi bác Nguyễn Vịnh, bác đã trả lời rất đơn giản.
      Tôi xin nói lại ý của bác Vịnh : Tại sao không hái ngọn lá tiêu có những hạt trắng li ti đó bỏ vào cái thẩu (keo) thủy tinh để nơi góc nhà. 1 tuần sau sẽ thấy điều gì trong thẩu và đó là câu trả lời chính xác nhất. Tôi cũng đề nghị bạn thực nghiệm như vậy đi, bạn nhé !

  366. Cám ơn chú Vịnh và anh Minh Vịnh rất nhiều vì những bài viết của hai người thật là bổ ích cho nông dân trồng tiêu. Chúc cộng đồng giá tiêu năm mới An Khang Thịnh Vượng !

  367. Chào anh, tiêu nhà em mới trồng được 6 tháng, nhưng phát triển rất chậm. Em quan sát thấy bị đốm lá như triệu chứng bị bọ xít và ở khe của cuống lá non có trứng nhỏ li ti màu trắng, mép ngoài của cuống lá bị đen. Xin hỏi anh xử lí thế nào?

    • Chắc chắn tiêu bạn đã bị côn trùng chích hút tấn công. Chụp vài tấm hình thật rõ dấu hiệu sâu bệnh gửi qua email bác Nguyễn Vịnh để xem cụ thể mới góp ý giúp bạn chính xác hơn.

    • Có thể do bạn phun phân thuốc hóa học đậm đặc làm cháy bìa lá non.

  368. Chào bà con trên diễn đàn.
    Bà con cho tôi hỏi là tiêu con mới đôn khoảng 10 ngày có nên bón phân hóa học không? Hay bao lâu mới bón được tôi xin chân thành cảm ơn.

    • Tại sao không bón phân hữu cơ, hữu cơ sinh học để hỗ trợ cho tiêu nhanh ra rễ…

  369. Em muốn hỏi là sau khi cắt dây tiêu xong nên bón phân gì và bón vào thời điểm nào ạh? Vì ở chỗ em sau khi cắt xong tiêu lên có hiện tượng là tháo đốt. Rụng đọt và bị điên. Anh có thể giúp được ko ạk?

  370. Chú Vinh cho cháu hỏi. Tiêu cháu bị chết rể tơ nhiều vàng lá và bị rụng đốt. Có cách nào phục hồi lại không ạ. Cháu cảm ơn

    • Bị bệnh thì khẩn trương đổ + phun thuốc cho kịp thời, còn chần chừ gì nữa !

  371. Chào diễn đàn !
    Cho em hỏi tiêu lươn bị rụng đọt, phần trên rụng lá, lá vàng có đốm li ti là biểu hiện bệnh gì và nguyên nhân là gì vậy. Mong mọi người giải đáp thắc mắc giúp em.

    • Khá nhiều nguyên nhân gây nên hiện tượng như bạn kể. Muốn xác định rõ, bạn chụp vài tấm hình gửi về diễn đàn qua email bác Nguyễn Vịnh để cộng đồng xem xét góp ý cụ thể.

  372. Chào mọi người. Cho mình hỏi dùng trichoderma bột rải vào gốc hoặc hòa vào nước để tưới. Cái nào có kết quả hơn thì giúp mình với.

    • Nếu đất ẩm thì rải được, còn đất hơi khô thì nên tưới.
      Tốt nhất là bạn sử dụng theo nhà sản xuất hướng dẫn, có ghi trên bao bì.

  373. Xin chào chú Vịnh! Tiêu nhà cháu trồng được 10 tháng (trồng tiêu ác) cây phát triển tốt hiện tại đã cao 3m nhưng hiện nay cây tiêu bị vàng lá gốc, có một số cây vàng rồi héo khô và rụng. Chỉ bị vàng lá gốc thôi còn phần ngọn vẫn phát triển khỏe mạnh. xin hỏi chú và mọi người đó là bệnh gì và cách trị? Xin cảm ơn chú và mọi người !

    • Bạn chụp vài tấm hình thật rõ hiện tượng tiêu bị vàng lá, gửi qua email bác Vịnh nguyenvinh@giatieu.com để cộng đồng xem xét cụ thể mới giúp bạn được nhé !

  374. Mến chào gia đình giatieu.com !
    Gia đình cho mình xin ý kiến về việc này nhé
    Hiện nay tại khu vực mình đang canh tác tiêu kinh doanh chưa ra chuỗi hoặc chỉ có ít chuỗi ngoài đầu ngọn, mọi năm thì thời điểm này tiêu đã tượng trái non, bản thân mình và bà con rất nóng ruột, mong gia đình giatieu.com giúp đỡ !
    Thân ái!

    • -Năm nay nhiều vườn tiêu ra nhiều lá hơn bông, thậm chí chỉ lèo tèo vài bông.
      Có nhiều nguyên nhân nhưng tập trung vào lý do chính:
      1. Không có hay không đủ thời gian hãm nước để giúp tiêu phân hóa mầm hoa.
      2. Bón phân hóa học quá sớm, nhất là các loại phân nhiều đạm.
      Cách khắc phục lúc này là cắt ngay các loại phân hóa học, bón phân chuồng, phân hữu cơ ủ hoai các loại. Phun sinh học biosol liên tục 5-6 ngày/lần và bón bổ sung trung vi lượng. Các chất Auxin, Cytokinin, Gibberellin (GA3) và Acid Alginic có trong sinh học Biosol sẽ hỗ trợ ra bông
      Hy vọng giúp các bạn khắc phục đáng kể.

  375. Xin chào diễn đàn ! chào Bác Vịnh!
    Cháu hiện tại ở Gia Lai. Cháu mới bắt tay vào trồng tiêu được 1 năm nay, tuy nhiên còn thiếu nhiều kinh nghiệm vì vậy cháu xin hỏi một số điều về kỹ thuật chăm sóc tiêu 1 năm tuổi trong mùa mưa.
    1. Tiêu bị hiện tượng teo ngọn, lá trắng bạc, gân xanh vậy là bị hiện tượng gì và mùa mưa này nên tiến hành bón phân như thế nào hợp lý.
    2. Từ tháng 04 đến nay cháu mới bón Lân Văn Điển. 20 ngày sau khi bón Lân cháu lấy 10 lít Đạm cá ủ khoảng 6 tháng và pha chung với 2kg nấm trico đổ gốc . Cách đây 1 tuần cháu có phun phân biosol cho tiêu rồi. Tiêu cháu chủ yếu là phân chuồng ủ trico, Lân Văn Điển, Biosol và chưa có xử dụng NPK lần nào. Anh chị cháu có hướng dẫn lấy phân Humic + Nấm trico phun tiếp sau 15 ngày khi phun biosol.
    KL : Cháu xin hỏi như vậy thì có hợp lý không và cách dùng phân mùa mưa của cháu như vậy có thể phục hồi cho tiêu bị hiện tượng teo ngọn, xoăn lá và bạc lá hay không. xin Bác Vịnh và anh chị phản hồi chỉ giúp em với ah.
    Cháu kính chúc anh em trên diễn đàn sức khoẻ và làm vườn thật tốt

    • Đo kiểm tra khả năng độ pH đất thấp, thiếu trung vi lượng.
      Humic+tricho tưới gốc hiệu quả hơn phun
      Số lượng bạn nói không có ý nghĩa gì cả…
      Tiêu mới trồng chưa cần cho đạm cá, lãng phí.
      Bạn chụp hình thật rõ những ngọn bị teo ngọn xoăn lá, gửi về diễn đàn để xem xét cụ thể.

  376. Vậy Ngok cho mình hỏi thêm: Mình mới phun Biosol rồi cách đây 10 ngày rồi. Giờ mình có thể bón vi trung lượng được không? Số lượng tiêu mình trồng là 1000 trụ, số lượng đổ gốc bằng đạm cá và nấm trico nói ở trên là 10 lít đạm cá đậm đặc (Cá + chế phẩm EM + Mật mía ủ trong 4 tháng) + 2kg nấm trico hoà chung một phi 1000 lít tưới 1 gốc 2-3 lít. Cuối tuần này mình sẽ chụp hình gửi lại Ngok coi giúp mình nhé. Có thể cho minh Email để thuận tiện trao đổi được không ạ?

    • Mình không chắc bạn đã ủ cá đúng phương pháp để ra thành đạm cá hay thành phân vi sinh và cũng không rõ chất lượng thương hiệu tricho bạn dùng nhưng theo vậy là quá ít. Nếu đã phun sinh học biosol, hy vọng bạn sử dụng loại đúng theo giới thiệu trên giatieu, còn loại khác thì không rõ. Trung vi lượng có thể bón lúc nào cũng được… Bạn gửi hình về cho giatieu theo địa chỉ email của bác Nguyễn Vịnh.

  377. Ngok coi mình ủ thế này đã đúng quy trình chưa nhé : Mình làm phân đạm cá theo một người bạn thuộc Phòng Nông Nghiệp huyện hướng dẫn : Lấy 2kg bào tử nấm EM1 + 5 lít mật mía + 200 lít nước sạch đậy kín 36h, sau đó mở nắp ngăn không cho nước mưa và côn trùng, ruồi nhặng…. Sau đó cứ 1 ngày khuấy đảo đảo đều 1 lần trong vòng 7 ngày, khi thấy hổn hợp đóng váng màu trắng-vàng đục là được một chế phẩm mới (Bạn mình nói đó là chế phẩm thứ cấp EM2). Sau đó lấy 500kg cá nước ngọt + 800 lít (nước sạch pha đều 20 lít mật mía ) + Chế phẩm thứ cấp EM2 đổ vào một bồn 1000lít ủ trong vòng 4 tháng (20 đầu tiên khi ủ cứ 5-6 ngày mở nắp khuấy đảo đều rồi đậy lại, ban đầu mùi hôi rất khó chịu, sau khoảng 20-25 ngày hết mùi hôi chỉ còn mủi nhẹ như nước mắm). Sau 4-5 tháng mình bắt đầu sử dụng đạm cá đó pha với 2kg nấm trico tưới gốc như mình nói ở trên. Biosol mình dùng là loại của ấn độ như hình trên Giatieu.com đăng mình quét mã vạch kiểm tra rồi.

    • Không rõ bạn muốn ủ đạm cá hay ủ phân hữu cơ vi sinh bằng nguyên liệu cá !

  378. Cho mình hỏi nhé, tiêu tơ một năm bửa giờ mưa nhiều có nhiều lá già ở gốc bị thâm đen phía mặt sau và rụng là bị gì cách chưa ra sao, cho mình xin ý kiến nhé. Cám ơn rất nhiều.

  379. Xin hỏi bác Nguyễn Vịnh và anh em trên diễn dàn:
    Nhà em ở Gia Lai hiện giờ là mùa mưa. Từ tháng 04/2017 đến giờ em mới bón 1 lần phân chuồng, 1 lần bón Lân Văn điển, 1 lần Trung vi lượng và có đổ 1 lần phân cá. Thời gian bón phân cách nhau 30 ngày, chưa có bón NPK nên bây giờ muốn bổ sung cho tiêu được không ạ. Hiện giờ đất vùng em trồng đang là mùa mưa. Tiêu em trồng được 13 tháng rồi ạ, mong anh em chỉ bảo giúp em ạ.

    • Mưa dầm làm phần lớn rễ tơ bị hỏng, phải hạn chế bón các loại phân hóa học vào lúc này. Nếu tiêu có dấu hiệu suy yếu, nên phun phân bón lá sinh học để trợ sức cho tiêu.

  380. Cây tiêu Vĩnh Linh bị hơi vàng, lá bị quăn lại. Và mùa nắng ngã vàng, khi mình tưới thì xanh lại nhưng lá vẫn quăn là bị sao anh nhỉ? Có cách nào gửi hình qua cho anh xem được không ạ? Em cám ơn!

  381. Cháu chào chú Vịnh cùng mọi người trong diển đàn, cho cháu hỏi 1 chút ạ.
    Cách 2 hôm cháu không vào. Giờ vào thấy khỏang 40 trụ bị đốm đen ở lá rụng và bị thối. Đốm đen ở đầu lá và giữa lá ah, vậy là bị gì và có cách sử lý không ạ. Cháu xin cám ơn ạ.

    • Tiêu bị bệnh chết nhanh, nấm bệnh phát ra ở lá còn chữa kịp. Nấm bệnh tấn công lên rễ thì … thua !
      Dùng thuốc hoạt chất Mancozeb+Melataxyl 72WP phun + đổ gốc 2-3 lần mới diệt hết nấm bệnh. Cố gắng tìm mua thuốc tốt nhé !

    • Hoạt chất này là thuốc trừ các bệnh về nấm như chết nhanh chết chậm, vàng lá thối rễ, thán thư, nấm hồng… nói chung là các bệnh nấm trên tất cả các cây trồng, với khoảng gần 20 thương hiệu khác nhau, tùy bạn lựa chọn. Diễn đàn hạn chế nêu tên cụ thể bạn nhé !

  382. Chú cho cháu hỏi tiêu nhà cháu bị vàng lá già, đầu cuống lá thì xanh, đọt thì vẫn phát triển bình thường. Vậy là nó bị bệnh gì hay bị thiếu gì ạ.

  383. Chào chú Nguyễn Vịnh. Tiêu nhà cháu có 2 trụ lá bị đen một ít (giống như bị thán thư) chùm quả bị đen rồi rụng. Cành cũng rụng nhưng mà rụng ít. Cho cháu hỏi đó là bệnh gì va cách trị và phòng cho khỏi lây lan được không ạ. Mong chú phản hồi sớm giúp cháu. Cháu cảm ơn ạ.

    • Theo phản ánh thì tiêu đã bị nấm Phytoph chết nhanh tấn công, hiện nay đang bùng phát ở tây nguyên. Giờ phải xử lý bệnh trên toàn vườn chứ còn phòng gì nữa. Những cây chưa thấy hiện tượng bệnh xuất hiện không có nghĩa là chưa nhiễm bệnh mà đang trong thời kỳ ủ bệnh.
      Bạn có thể tùy chọn dùng thuốc hóa học hay sinh học…

Gửi phản hồi mới

(?)