Chia sẻ kinh nghiệm bón phân cho cây tiêu

, Trồng và Chăm sóc Tiêu, 179

Bạn đọc Nguyễn Minh Vịnh đã gửi đến bài viết chia sẻ kinh nghiệm trồng và chăm sóc tiêu. Giatieu.com xin giới thiệu bài viết với bà con trồng tiêu và mong đón nhận được nhiều ý kiến tham gia chia sẻ.

Cấy Hồ tiêu là cây cực kì khó tính nhưng nếu các bạn hiểu rõ nó thì cũng không có gì là ghê gớm. Nếu các bạn không siêng năng thì tôi khuyên các bạn nên trồng cà phê, cao su hay đại loại những cây trồng khác.

Nói về hồ tiêu là một chủ đề mênh mông mà bất cứ người trồng hồ tiêu nào cũng nhắc đến. Từ cách bón phân, tạo cành tỉa tán cho tới chăm sóc sâu bệnh. Cho nên nói như TS Nguyễn Hoàng thì chỉ mới giới thiệu sơ lược. Các bạn đã biết sử dụng internet để tìm hiểu về cây hồ tiêu thì ít nhiều cũng là người có học thức. Theo kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn trồng tiêu lâu năm của tôi, xin chia sẻ việc thực hiện các bước cơ bản bón phân như sau: “Tốt nhất nên bón phân theo hướng phát triển bền vững hữu cơ vi sinh kết hợp hóa học theo thời điểm“.

Chọn giống cây tốt phù hợp với chất đất, sau đó bón lót cho tiêu con bằng phân chuồng hoai mục 10-15 kg trên gốc như TS Nguyễn Hoàng hướng dẫn trộn với Metharizum (lấy từ đất Chư Sê) ngừa rệp sáp hại rễ. Bạn biết đấy, rễ tiêu rất dễ bị tổn thương nếu vi sinh vật có hại tấn công lúc nhỏ thì cây sẽ không phát triển tốt. Nên bỏ phân hữu cơ vi sinh chia nhỏ ra làm nhiều đợt trong mùa mưa cây sẽ phát triển rất tốt. Lưu ý cây tiêu rất ít bệnh tật trong 3 năm đầu tiên trồng nếu xử lý đất tốt. Cuối mùa mưa bạn nên bón thêm một ít lân tăng khả năng chịu hạn cho hồ tiêu vào mùa khô (bón phân lân hữu cơ phân gà hoai). Trường hợp cây vàng lá do thiếu vi lượng như Mg, Bo… nên xịt ít phân bón lá vi lượng hoặc một loại hữu cơ vi sinh đậm đặc nào đó đạt tiêu chuẩn là cây hồi phục rất nhanh. (Có thể sử dụng cách này cho tiêu lớn bị tháo khớp và vàng lá).

Về phần bón thúc và tưới thúc, các bạn nên sử dụng theo phương pháp phát triển bền vững, cần chú ý: Rễ tiêu rất để tổn thương, các bạn không nên xới phạm rễ. Vì vậy, nên ngâm phân cho tan trước khi bón và bón cách gốc 50-60cm ngoài tán tiêu một chút. Thời điểm bón phân và xử lý thuốc tốt nhất là vào lúc sáng sớm và chiều mát (không bón quá 9h sáng và trước 3h chiều), cây tiêu khó tính chỗ này đây. Trường hợp  không ngâm tưới mà chôn để cho ăn dần thì nên xới nhẹ ngoài tán gốc cây 60cm và sâu khoảng hơn 5cm, lấy đất ngoài xa lấp lại. Bón theo TS cũng được nhưng lưu ý thêm 2 kg phân gà hoai rải xung quanh tán tiêu. (xử lý tuyến trùng và sâu hại không đề cập trong bài viết này)

Bón phân khi tiêu chính thức cho thu hoạch, vấn đề này rất nhức nhối vì lúc nào tôi cũng nghe hỏi bón phân khi nào? lúc nào? thời diểm nào? và bón như thế nào?… hàng vạn câu hỏi như thế nào.

Trước tiên, tùy vùng hồ tiêu mà bón phân. Phải căn cứ từ thời điểm thu hoạch năm trước. Nếu nhà bạn phải có từ 2 đến giống tiêu trở lên thì dễ có kinh nghiệm hơn. Thông thường là khi tiêu Ấn Độ vừa chín bói thì tiêu Vinh Linh làm chắc hạt, bạn nên bỏ Kali và phân hữu cơ Amino đổ gốc để chắc hạt to trái. Lượng phân đợt cuối giúp cây có năng suất mà chống suy tiêu.

Sau khi thu hoạch, phải tạo cành tỉa tán không bón gì cả để hãm tiêu. Thời gian hãm tiêu từ 30-45 ngày tùy tiêu sung hay suy. Gần tới mùa mưa, nên rửa lá tiêu bằng  thuốc gốc đồng + vôi ngăn ngừa nấm. Sau đó tưới nước 2- 3 lần cho ướt đẫm như mưa (lưu ý không bón phân). Cây chỉ ăn phân khi bắt đầu ra lá non, lá non ra là rễ đang nhú. Bón đợt đầu thật đậm, nên dùng hữu cơ giàu humate, lần này rất quan trọng vì tiêu làm bông đồng loạt. Hồ tiêu có năng suất hay không thì quan trọng nhất là lần này, vì hồ tiêu mà bón phân không đúng cách sẽ ra 2 đợt hoa khiến cho việc thu hái hay chăm sóc sẽ rất khó. Sau khi thấy lá non lớm chớm xuất hiện là xịt thuốc trừ rầy, rệp chích hút nhựa và xử lý tuyến trùng gốc. Nên xịt một lần phân bón lá loại giàu trung vi lượng hoặc bón phân hữu cơ đậm đặc. Xịt theo thời điểm nào bạn thấy cây có dấu hiệu thiếu vi lượng vàng lá.

Khi cây bắt đầu đâu đậu trái non, nên đổ gốc bằng phân hữu cơ vi sinh và xịt thuốc chống rụng trái non, thối trái. Để ý mùa này là mùa mưa sâu hại chích hút rất nhiều, lật mặt sau lá mà có rầy bám lá non thì bạn nên xịt thuốc tiêu diệt.

Khi tiêu bắt đầu làm hạt, bón một lần nữa là 3 lần, đều sử dụng hữu cơ sinh học chuyên dùng cho cây tiêu (Humic,…) và lần 4 làm chắc hạt là dùng NPK trong đó Kali cao, N và P ít thôi. Và lần to trái thì như tôi nói ở trên lúc tiêu Ấn Độ chín bói là 5 lần. +1 lần bổ sung hữu cơ phân gà hoai mục đã được xử lý. Các bạn nên chia ra làm nhiều lần mà bón, như ăn cơm mà các bạn nấu một lần một bao gạo thì ăn có nổi không, thì cây tiêu cũng vậy. Hàm lượng bao nhiêu ư ? tùy cây mà rải quanh tán, gốc to thì nhiều nhỏ thì ít. Bón phân hay xịt và bón gốc đều theo hướng dẫn trên bao bì phân. Chú ý đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng, tránh tư tưởng của người Việt Nam mình là bón thừa ra cho chắc. Nên bón đúng bón đủ, đúng liều lượng và đúng thời điểm (theo 4 đúng).

Lưu ý: Các bạn không nên cho người khác cỏ dê vì sẽ làm bạc màu đất của bạn. Đốt và tháo gỡ những cây tiêu bị bệnh trong vườn sạch tới chiếc lá cuối cùng, trồng mới thay những cây xấu lèo tèo sau đó đôn tiêu kỹ càng. Xử lí đất tốt, ngừa bệnh hơn chữa bệnh, làm mương thoát thủy kỹ càng vì cây tiêu rất sợ úng, làm chồi tiêu lươn bò sạch sẽ cách gốc 40-50cm… Chúc các bạn thành công.

 Giatieu.com

179 Phản hồiGửi phản hồi mới
  1. Sao lại bón lót phân chuồng hoai mục trộn với Metharizum (lấy từ đất Chư Sê) là thế nào nhỉ? Em không hiểu câu này lắm, chẳng lẽ Metharizum có trong đất Chư Sê, rồi nhưng ai muốn có nó thì đến lấy đất sao?
    Hình như Metharizum là tên một loại nấm sinh học, chuyên để trừ các loai côn trùng trong đất như là rệp sáp hại rễ tiêu chẳng hạn, cũng có thể pha với nước để xịt lên cây luôn. Loại nấm này được người ta trộn chung với gao nên muốn pha để xịt thì ta phải lọc cho kĩ để tránh tắc béc. Đó là em mới tìm hiểu sơ qua thôi chứ chưa sử dụng lần nào, ai có cao kiến gì thì xin bổ sung thêm nhé.

    Theo nghiên cứu, Metharizum có nhiều trong đất tự nhiên tại vùng Chư Sê.

  2. Kính gửi anh Vịnh
    Thời tiết ở Dakrlap – Dak Nông mưa liên tục thì làm sao hảm tiêu cho được, anh có cách nào để tiêu ra bông nhiều không? Xin cho em ít kinh nghiệm.
    Em cảm ơn!

  3. Cây hồ tiêu chỉ cần hãm từ 30 đến 45 ngày, nếu mưa liên tục dùng một số loại thuốc gốc đồng xịt lên là lá già lá nấm địa y, nấm hồng rụng sạch. Bạn có thể dùng phân bón lá hữu cơ sinh học, hay ra cửa hàng thuốc BVTV tin cậy người ta sẽ hướng dẫn bạn.
    Sau khi rửa cây bạn nên tưới ướt đẫm như mưa sau đó thúc phân ra hoa hàng loạt, nhớ trị sâu hại vì lá non và đọt non rất dể bị tấn công, không xịt lúc bông đang làm nhụy tiêu sẽ bồ cào bạn nhé!

  4. Mong anh Minh Vịnh hướng dẫn cho em cách sử lý thuốc khi cây bị cháy đầu lá và dùng loại thuốc gì để xịt khi cây ra lá non.

  5. Chào Bạn “Nguyen Phuoc Bang”

    Cây tiêu nhà bạn bị cháy đầu lá đó là biểu hiện của bệnh thán thư. Đó mới chỉ là biểu hiện đầu tiên sau đó nó sẽ rụng sạch và tháo khớp cây tiêu của bạn sẽ suy và chết từ từ. Trước tiên bạn hãy xem lại vườn tiêu nhà mình. Vườn tiêu phải thông thoáng rút nước. Nếu không trị rồi thì nó vẫn xuất hiện.
    Bạn rửa cành lá bằng thuốc BONJOUR Super có hướng dẫn cách pha chế, tôi vừa sử dụng để rửa lá tiêu nhà tôi xong, hay dung dịch Boocdo vôi đồng…

    Với bệnh thán thư bạn sử dụng thuốc gốc đồng để xịt lên thân và lá.
    “Bệnh thán thư: Do nấm Collectotrichum gây ra, đầu tiên lá tiêu có đốm lớn màu vàng nhạt, sau hoá nâu và đen dần, rìa vết bệnh có quầng đen, bệnh thường xuất hiện ở chót và mép lá, bệnh nặng làm gié, trái rụng nhiều. Để phòng trị nên giữ cho vườn tiêu được thoáng mát, không úng nước. Mô hay hốc có nhiều chất hữu cơ để được tơi xốp. Khi bị bệnh có thể dùng các thuốc gốc đông hay gốc nhôm… để phun xịt cho cây. Để phòng bệnh ngừa bệnh trên cây tiêu cần thoát nước tốt trong mùa mưa, tránh gây úng đọng nơi gốc tiêu. Cắt bỏ các bộ phận bị bệnh đưa ra xa vườn hồ tiêu để tiêu huỷ. Với những cây bị hại nặng cần triệt bỏ, tiêu huỷ. Tiêu diệt các loại côn trùng làm bệnh lân lan như rệp sáp, rệp gốc, rầy, bọ xít tưới bằng các loại thuốc như Diaphos 10H, Pyrinex 20EC, Cáo Sa Mạc…”

    Tùy từng thời điểm mà có nhiều loại phân bón lá khác nhau. Như phân bón lá kích thích ra hoa, phân bón lá kích thích đâu quả, phân bón lá chắc hạt …
    Khi cây ra lá non bạn xịt phân bón lá Amino DatNong (hay loại thuốc chuyên dụng cho hồ tiêu, có rất nhiều loại trên thị trường). Thời điểm này bạn xịt phân bón lá kích thích ra hoa hàng loạt có bổ sung vi lượng kết hợp với thuốc bảo vệ thực vật phòng trừ sâu hại chích hút hoa và lá non. Xịt vào sáng sớm và chiều mát. Rất quan trọng vì giai đoạn này ngoài phân bón gốc, xịt phân bón lá giúp cây bổ sung vi lượng, các yếu tố cần thiết giúp cây mau chóng hồi phục và kích thích ra hoa hàng loạt năng suất cao.

  6. Việc bón phân thừa đạm cũng làm cháy đầu lá Tiêu và dẽ phát sinh bịnh, đôi khi làm cho chúng ta lầm tưởng đó là bệnh thán thư. Cần xem lại chế độ dinh dưỡng của mình có hợp lý không? Chúc các bạn sức khỏe, mong bạn Nguyễn Minh Vịnh có nhiều bài viết cho bà con tham khảo.

  7. Thực ra bài viết của tôi không phải bài viết hoàn chỉnh về kỹ thuật chăm sóc tiêu. Chỉ là một vài tranh luận nhỏ trong bài viết của TS Nguyễn Hoàng.

    Vấn đề bạn tieuphong nói hoàn toàn chính xác. Vì có khi xịt thuốc xử lý thuốc vào buổi trưa cũng làm cháy lá. Dư đạm thì cây dể bị sâu bệnh. Thiếu thì cây còi cọc kém phát triển. Nhưng tôi có miêu tả biểu hiện bệnh rõ ràng thì có lẽ bạn ấy cũng biết. Còn bài viết về hồ tiêu thì mênh mông lắm. Ai thắc mắc vấn đề gì thì thảo luận mới giúp đỡ nhau được chứ.

    Khi các bạn hỏi hay đặt vấn đề gì thì miêu tả rõ ràng để người khác có thể giúp bạn chính xác hơn nhé !
    Cảm ơn bạn tieuphong đã đóng góp ý kiến.

  8. Đọc ở đâu cũng thấy nói bón phân cân đối nhưng chưa thấy ai nói cụ thể cân đối là như thế nào? Bón thừa không được mà thiếu cũng không ổn. Vậy nhờ anh Minh Vịnh tư vấn thêm về liều lượng bón phân đa lượng cho tiêu nhé.
    Em đặt trường hợp ví dụ tình trạng tiêu nhà em như thế này. Tiêu thu hoạch xong bình quân 3kg khô/trụ, một ô thì xanh rờn như cây đa, một ô thì hơi suy một chút. Em biết là tiêu tốt lá quá là bón thêm K và giảm N, còn tiêu suy thì làm ngược lại, nhưng em không biết là gia giảm thế nào cho phù hợp. Đa số nông dân khu vực em thúc phân cho tiêu theo kinh nghiệm thói quen, một là 5 lạng Ure và hai là 5 lạng NPK (16-8-16 hoặc 16-16-8 tùy sở thích mỗi người). Khi nào thì mình thúc tiêu là hiệu quả nhất? chẳng hạn như thời tiết vẫn khô nóng mà tiêu đã ra cựa dài rồi hoặc là mưa đã nhiều và đều hơn mọi năm mà tiêu vẫn chẳng ra cựa gì hết. Mong anh giúp em nhé.

  9. Bón thừa không được mà thiếu cũng không ổn nên cần phải cân đối; thừa thì lãng phí mà thiếu thì cây sẽ mất sức, dễ lây nhiễm bệnh hại.
    Bón 1 lần đến 5 lạng phân hóa học thì cây chưa chết (nhưng cũng ngắc ngư) là may lắm rồi.

  10. @trung_tin_727
    Chào bạn!
    Có thể nhiều người đã biết cách bón phân, hoặc là bón phân theo kinh nghiệm lâu năm của họ. Có rất nhiều cách bón phân sinh học, hóa học, sinh hóa, hữu cơ, vô cơ… theo thói quen của người bón phân thôi. Tôi thì sử dụng phương pháp bón phân sinh hóa kết hợp theo thời điểm.

    Trước tiên bạn phải biết quan sát cây hồ tiêu. Khó nhưng rất dể nhìn quen là biết thôi.
    Biểu hiện sức khỏe bệnh tật cây tiêu đều thể hiện lên lá. Tôi lấy một vài ví dụ cho bạn dể hình dung nhé:
    Đám tiêu lá xanh đen đậm, lươn cùi không nứt lá non cái này là tiêu nhà bạn dư đạm rồi. Dư đạm cây rất dể nhiễm sâu bệnh đặc biệt là thán thư và thúi cổ rể.
    Đám mà lá vàng khè nhà bạn về phân tro thì do thiếu phân hữu cơ và vi lượng. Về sâu bệnh thì là tuyến trùng sâu hại chích hút rễ, bạn thử nhổ một gốc lên thử đi rễ sưng vù nhẹ thì còn chữa được chứ nặng thì nhổ lên luôn cho vườn tiêu đỡ xấu. Thường thì vùng này bạn xử lý tuyến trùng hại rễ và thúc phân hữu cơ đậm đặc là hồi phục à. Sau đó hằng năm tự ủ phân chuồng (phân gà có trấu trộn với tricoderma)

    Ngoài chăm sóc sâu bệnh thì khó nhất vẫn là khâu làm trái. Vì bón phân không đúng cách thì cây năng suất rất kém nhiều khi còn phải hái tiêu 2 3 đợt vì tiêu trổ bông 2 3 lần > Thất bại.
    Tiêu không suy và biết cách làm bông thì không có tình trạng trổ bông 2 đợt đâu. (trừ tiêu ấn độ đọt trắng, cái giống này ra hoa quanh năm). Cách làm tiêu không suy là khi gần thu hoạch bạn thúc phân hữu cơ vi sinh Amino đổ gốc, tiêu bạn vừa có năng suất lại không bị suy tiêu kết hợp trị tuyến trùng mùa khô luôn > Quá tiện.
    Đầu mùa mưa sau khi rửa cây: Xử lý tuyến trùng rễ bạn kết hợp Amino đổ gốc như vậy cây sẽ ra lá non hàng loạt
    Thời điểm thúc phân thích hợp nhất là lúc cây nhú mắt cua lá non. Thời điểm đó bộ rễ phát triển mạnh nhất thời điểm này không có phân thì giống như con người ăn chay vậy. Bạn giữ giàn lá này thật tốt bị sâu hại cắn chích hút thì thua. Xịt phân bón lá 2 lần trước khi hoa trổ và 1 lần sau khi đậu trái non. (Tốt nhất bạn nên dùng phân bón lá kết hợp phân hữu cơ đậm đặc giai đoạn này. Phân bón lá và phân hữu cơ đậm đặc sẽ bổ sung vi lượng cho cây). Sau khi cây đậu hạt bạn dùng phân NPK 10-10-30 +TE để bón cho cây to hạt chắc trái kết hợp phân bón lá chống thối bông rụng trái.

    Từ khi hoa nhú cho tới hoa đậu có 30 ngày. Thời điểm này phải nói là quan trọng nhất vì đầu mùa mưa ngoài xử lý tuyến trùng, chết nhanh chết chậm, sâu bệnh… còn phải bón phân nữa. Rất là dồn dập nếu xử lý không đúng liều lượng thì cây sẽ bội thực phân hoặc thiếu phân. Bội thực thì cây yếu dể bệnh tật, thiếu phân thì làm bông chuỗi ngắn thì không đạt. Một năm tiêu có trái chỉ đúng một lần vì vậy việc xử lý phân thời điểm này rất khó. Không phải đơn giản là quăng nắm phân NPK là xong. Phân bón lá hiện nay trên thị trường rất là nhiều chủng loại bạn nên dùng loại phân có thương hiệu và nhiều người đã sử dụng có năng suất.
    Bón phân cân đó có nghĩa là bón phân làm nhiều lần và xoay tua. Tôi vẫn làm thế này: Đổ gốc phân hữu cơ Amino, 7 ngày sau xịt phân bón lá, 7 ngày sau bón phân phân hữu cơ đậm đặc, sau 7 ngày xịt lại phân bón lá. Lượng phân xịt bón đổ gốc liều lượng trên bao bì, nhãn chai hướng dẫn rất kỹ. Vậy là 30 ngày làm bông của tôi là rất tốt (năng suất >> của bạn trung_tin_272). Thời điểm này tôi nói tới đây thôi. (Còn tiếp)

  11. Chào các bạn!
    Hôm nay tôi sẽ giới thiệu sơ lược cho bà con cách trồng mới hồ tiêu ít bệnh tật. Ngoài xử lý sâu bệnh bằng phương pháp thường trồng bà con có thể trồng hồ tiêu ghép.
    Cái này cũng nhiều người nghĩ đến nhưng thực hiện có lẽ bà con không biết cách thực hiện như thế nào. Tôi ghép thử nhiều cách và cũng đã thành công, tôi viết ra cách dễ thực hiện nhất.
    Chọn dây gốc ghép là những giống tiêu mạnh kháng bệnh tốt như: Tiêu trâu, tiêu Thái lan, tiêu rừng (tôi làm cách đây 20 năm),… hoặc có thể là gốc trầu. Chọn dây ghép là những giống tiêu năng suất cực cao ít bệnh tật.
    Trồng 2 dây chung 1 bịch, sau khi 2 dây đã sống và có rễ phát triển tốt bạn vạt mỗi bên một nửa thật ngọt và nhanh. Áp sát 2 phần với nhau sau đó quấn chặt lại với nhau bằng nilon. (Thao tác thực hiện không được quá 10 phút) vì nhựa tiêu rất mau khô. Để chỗ mát tránh mưa, nước thâm nhập vào vết ghép.
    Sau 1 tháng gỡ ra xem có dính với nhau chưa. Nếu dính thì cắt phần ngọn của cây tiêu mạnh (Tiêu trâu, tiêu rừng, …Trầu) chừa lại 2 gốc nuôi dây ghép. Sau 7 ngày cắt nốt gốc tiêu của dây ghép.
    Chúc các bác thành công!

  12. Chào các bạn!
    Sắp vô mùa mưa bà con ta đang tấp nập ươm cây giống chuẩn bị trồng. Nhân tiện kỹ thuật ghép tiêu ở trên tôi xin giới thiệu thêm một cách nhân giống vô cùng hiệu quả và nhanh chóng. Tiết kiệm hơn 1-2 năm so với cách trồng thông thường, cây tiêu sẽ phát triển rất nhanh và mạnh. Đó chính là kỹ thuật chiết tiêu.
    Đầu tiên các bạn chọn những cây tiêu bố mẹ là những cây tiêu khỏe mạnh thường thì là tiêu từ năm 1-3.
    Cây tiêu đã ra ác cao chừng 2 mét bạn bó tiêu y như chiết cây bình thường, chọn những dây có mắt rễ bám thân nhiều sau đó bó lại chừng 2-3 mắt rễ. Dùng rễ lục bình trộn với tro trấu và đất ẩm. (Hoặc thứ khác thay thế có thể chiết được). Đợi sau 5 ngày kể từ ngày bó bạn dùng kềm bấm dập phía dưới bầu đất. Nếu bầu đất khô thì phải tưới. Sau đó đợi từ 20-25 ngày kể từ ngày bấm dập thì bạn cắt khúc tiêu đó xuống trồng. Trồng chừng 5-7 mắt rễ khỏi mắc công đôn tiêu. Bạn có thể trồng tiêu quanh năm. Với phương pháp này có người có 125 trụ thu được khoảng 1,5 tấn.
    Chúc các bạn thành công!
    Giúp đời, đời sẽ mĩm cười với ta.

  13. Hiện nay hồ tiêu đã làm bông. Hiện tượng thối bông rụng trái cũng làm đau đầu bà con. Nhiều người email hỏi tôi cùng chung một vấn đề nên tôi viết lên đây cho bà con để tham khảo. Lý do rụng bông thì do 2 nguyên nhân chính là: rệp chích hút, và thiếu dưỡng chất do bông ra quá nhiều. Trường hợp rệp chích hút thì thì quá đơn giản tôi không nói ra làm gì. Bông quá nhiều thì nên kết hợp phân bón lá thì sẽ hạn chế hiện tượng bông rụng tức khắc. Hiện nay có loại thuốc rất đặc hiệu và công dụng nhanh đó là phân bón lá SADA T. Nguyên liệu nhập khẩu từ ấn độ.
    Chúc các bác được mùa!

  14. Bà con chú ý mùa mưa đang đến, phải chủ động thoát nước và tạo thông thoáng cho vườn tiêu nhé. Nếu không, khi bị bệnh sẽ trở tay không kịp.
    Phòng bệnh hơn chữa bệnh.

  15. Chào các bác, vườn tiêu tôi năm nay chỉ toàn ra lá, rất ít bông. Thông thường tôi bón 2 bao NPK 16-16-8 trộn với 1 bao SA ko biết có ảnh hưởng gì đến năng suất ko? Lúc đầu mùa mưa tôi có xịt 1 lần phân bón lá Biomix và Amino alexin nhưng kết quả ko tốt cho lắm, hình như tôi bón quá nhiều đạm và thiếu kali thì phải. Mong các bác tư vấn dùm, cám ơn các bác nhiều !

  16. @châu anh tú
    =)) Do mưa nhiều không hãm bông được thôi. Năm nay nhiều nhà bị vậy lắm. Riêng nhà tôi bông đặc nghẹt lớp này chưa ra hết lớp kia lại ra tiếp ai đi ngang thấy cũng tắc lưỡi. Bạn yên tâm nếu để yên đó thì tiêu nhà bạn sẽ ra bông chậm vào tháng 8. Người ta thu hoạch xong 2-3 tháng tiêu nhà bạn mới bắt đầu chín. Còn muốn ra bông ngay bây giờ có lẽ tôi không dám chỉ. Vì bạn làm không đúng cách sẽ nguy hiểm lắm tốt nhất sang năm hãm bông trái năng suất gấp đôi cũng lợi vậy.

    Cảm ơn Admin nhờ anh mà tôi có động lực chia sẻ kinh nghiệm với bà con. Chúc anh và gia đình sức khỏe.

  17. Rất cảm ơn bác Nguyễn Minh Vịnh đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm quý về kỹ thuật bón phân, làm bông. Nói thiệt nếu không có những kinh nghiệm của bác thì việc ra bông cho vụ mới nhiều bà con chỉ nhờ vào trời.
    Cây tiêu đã vô kinh doanh thì phải chống suy tiêu sau đó rửa cây, rồi bón phân như bác đã hướng dẫn để làm bông. Còn cây tiêu mới phủ trụ, chuẩn bị ra bông đợt đầu thì kỹ thuật làm bông ra sao, bác có thể hướng dẫn cụ thể dùm được không ạ ?
    Chúc bác và Gia đình sức khỏe, ngày càng có nhiều kinh nghiệm để giúp đỡ bà con.

  18. Cám ơn bác Vịnh nhiều, àh mà bác có biết loại phân bón lá nào mà giúp cho tiêu nhỏ phát triển thật tốt ko? Tiêu nhỏ nhà em nhiều cây phát triển èo uộc lắm, với lại bón phân cho tiêu nhỏ có gì khác so với tiêu kinh doanh ko bác?
    Chúc bác và gia đình mạnh khỏe và luôn thành công trong công việc nha !

  19. @Nguyễn Văn Nhân
    Do lượng mưa năm nay quá nhiều, nhiều bà con trước giờ chỉ có hãm tiêu bằng không tưới nước nên năm nay có rất nhiều bà con tiêu sung cành lá xum xuê mà bông chẳng có. Nếu để tự nhiên thì cây chỉ ra bông lác đác sau đó ra bông đợt 2. Như vậy hái rất cực, lại tiếp tục làm cho sang năm khó ép tiêu. Vì vậy bà con nào mà biết rửa cây đúng cách thì không lo thời tiết lắm. Cây tiêu mới phủ trụ phải có mẹo làm cho cây tức mới ra hoa được. Chứ không thì bông nó cũng chỉ lác đác bói. Bạn tháo những đọt non trên cùng cho nó rủ xuống kéo xuống chừng 30 cm sau đó cột ngay chỗ đó cho nó nứt nhánh khác. Cho đọt thật xum xuê vì trái chủ yếu tập trung trên đọt. Mục đích làm như vậy là làm cho cây tiêu cứng cáp không sinh trưởng mà nó tức nó ra hoa. Chỉ áp dụng cho những bụi thật sung chỉ ra đọt mà không ra hoa nha. Cái này là bí kíp làm vườn của mấy ông hàng xóm làm tiêu siêu ở đây đó chứ ai mà rảnh làm vậy chi cho cực, để nó phủ trụ tự nhiên sau đó hết chỗ mọc thì nó cũng tự nhiên hết phát triển đọt được thì tập trung nuôi tay nuôi trái thôi mà. Mới phủ trụ tức là tiêu năm 3 muốn nó ra trái nhiều cũng khó, phải làm cho nó tức thì năm 4 mới bắt đầu thu hoạch chính được. Riêng tiêu chiết thì nhanh hơn, năm 2 phủ trụ năm 3 thu chính. Tốt nhất không nên ép nó ra bông sớm vì nó sẽ mau cỗi. Phủ trụ nó tự khắc ra bông thôi. Ba năm cây mít ra đài cây cau có trái cây xoài trổ bông mà bạn lo chi việc thúc ép.
    Chỗ tôi khuyến nông có ông kỹ sư chỉ thế này:
    “Dùng thuốc kích thích ra bông xoài xịt cho những cây sung chỉ ra lá. Sau 2 tuần nó rụng lá chừng 30%. Sau đó đổ DH phục hồi rễ cái này là loại phân nước cho cây dễ hấp thu đó mà. Sau đó xịt phân bón lá thế là ra bông lại “ào ào” Phương pháp này áp dụng cho nhà nào không hãm tiêu được mà cây chỉ ra lá không ra bông đó.
    Còn muốn tác động mạnh hơn thì xịt đồng đỏ cho nó rụng bớt lá sau đó dùng DH phục hồi rễ và xịt phân bón lá Amino kích thích ra bông đậu trái non là ok. Bà con nào kinh nghiệm nhiều mới nên áp dụng nhé. Vì tác động khá mạnh không biết thực hiện sẽ làm cây tiêu yếu đi đó.

    @châu anh tú

    Phân bón lá đa phần chỉ là dùng để bổ sung vi lượng dùng khi cần thiết thôi. Chủ yếu và quan trọng nhất vẫn là bộ rễ. Cây tiêu nhà bạn còi cọc kém phát triển là do bộ rễ yếu. Hoặc là do không bón lót phân chuồng, không lót lân, ngập úng, quá thừa hoặc quá thiếu ánh sáng, bộ rễ quá ít, chất đất không phù hợp trồng tiêu… Tiêu nhỏ khác với tiêu kinh doanh ở chỗ tháng nào cũng phải bón 1 tí xíu nhử cho cây phát triển mạnh. Chừng nào mà đọt tiêu non nhà bạn to hơn ngón tay út thì như vậy mới là đạt. Tiêu non phát triển chăm sóc đúng kỹ thuật thì tiêu kinh doanh mới năng suất. Cũng có thể do giống tiêu đó nhỏ giống sẻ thì biểu sao nó bự như Vĩnh Linh được.
    Chúc bà con sức khỏe!

  20. Trích bài bác Vịnh “Phân bón lá đa phần chỉ là dùng để bổ sung vi lượng dùng khi cần thiết thôi. Chủ yếu và quan trọng nhất vẫn là bộ rễ. Cây tiêu nhà bạn còi cọc kém phát triển là do bộ rễ yếu. Hoặc là do không bón lót phân chuồng, không lót lân, ngập úng, quá thừa hoặc quá thiếu ánh sáng, bộ rễ quá ít, chất đất không phù hợp trồng tiêu… Tiêu nhỏ khác với tiêu kinh doanh ở chỗ tháng nào cũng phải bón 1 tí xíu nhử cho cây phát triển mạnh. Chừng nào mà đọt tiêu non nhà bạn to hơn ngón tay út thì như vậy mới là đạt. Tiêu non phát triển chăm sóc đúng kỹ thuật thì tiêu kinh doanh mới năng suất. Cũng có thể do giống tiêu đó nhỏ giống sẻ thì biểu sao nó bự như Vĩnh Linh được”.
    Làm phiền bác tý nữa : “Tiêu nhỏ khác với tiêu kinh doanh ở chỗ tháng nào cũng phải bón 1 tí xíu nhử cho cây phát triển mạnh” Thông thường trên bao bì hướng dẫn người ta đã ghi số lượng bón cho một gốc/lần, lần/năm. Tuy nhiên bón hàng tháng cho tiêu nhỏ thì có lẽ chỉ những người nhiều kinh nghiệm mới biết được liều lượng ra sao cho tốt nhất. Bác giúp em luôn liều lượng bón hàng tháng cho một gốc, loại phân dùng cho mùa mưa, mùa khô, cách thức bón cho tiêu năm 1, năm 2, năm 3 nhé. Cảm ơn bác nhiều.

  21. @Nguyễn Văn Nhân
    Tiêu non nếu đã có phân chuồng thì khi bộ rễ đã phát triển mạnh và được đôn lấy nhiều bộ rễ thì lượng phân chuồng hằng năm đó đã đủ cho cây non phát triển mạnh. Phân chuồng ủ hoai mục rất tốt. Nếu tiêu chưa đôn thì chịu khó cột cho tới khi nó ra vài cặp tay ác cứng cáp thì đôn xuống nhử 2 nắm lân gà hoai xử lý là nó ra rễ ào ào. Khi cây ra rễ gặp phân chuồng của mình bón lót cây phát triển rất mạnh. Lượng phân cho từng cây tiêu con vào từng thời điểm là khác nhau. Tiêu năm nhất chỉ cần 1 nhúm. Bón nhiều không đúng cách thì nó cũng xót rễ cây không phát triển được. Tiêu năm 2 thì một nắm. Đó gọi là nhử cho cây ra rễ thôi chứ cái chính vẫn là phân chuồng. Tôi chưa cân đo đong đếm khi bón phân bao giờ vì chỉ cần nhìn màu lá và tán cây cũng biết là nhu cầu phân bón cho cây đó là bao nhiêu. Bị bệnh gì cần xử lý ra sao. Thấy thực tế còn khó. Bạn chú ý khi nào cây thiếu phân lá sẽ nhỏ đi một tí và thường thì nếu tiêu đạt thì sẽ ra tay đều tiêu thiếu phân sẽ bỏ mắt. 3 4 mắt mới ra ác lại thì đó là thiếu phân. Kỹ thuật bón phân chủ yếu là tán lá. Tán lá càng bự thì bón càng nhiều tán lá nhỏ bón ít, bón ngoài tán lá. Đơn giản thôi mà. Còn về phần mùa mưa hay mùa khô bón phân gì. Thì dù mùa mưa hay khô thì phân chuồng vẫn là chủ lực. Sau đó đầu mùa khô thì bổ sung lân cho cây tăng khả năng chịu hạn. Mùa mưa thì bón NPK bình thường. Ngoài ra có thể bón thêm phân hữu cơ khoáng hoặc là xịt phân bón lá. Phải tính chi phí đầu tư cho cây hồ tiêu làm sao mà đầu tư ít mà cây phát triển đạt hiệu quả cao nhất. Bón lót cho hố tiêu xử lý 1 bao phân gà hoai 15kg. Và hằng năm bón thêm 10kg phân chuồng. Với lượng phân chuồng như thế thì đất nhà bạn rất màu mỡ cây phát triển rất mạnh. Không hẳn là phải bón tiêu theo năm 1 năm 2 năm 3 mà phải bón theo tán cây. Vì vậy việc bổ sung phân chuồng là ta không cần quan tâm là tiêu cần phân bao nhiêu. Mấy cái đó để mấy ông TS tính. Tôi thấy tôi bón phân chuồng, sau đó lúc nào thấy cây phát hơi yếu tôi quăng cho 1 nắm phân hữu cơ Humik, hoặc phân DAP là nó phát ào ào. Đa phần cây non không phát triển được là do không có lót phân chuồng thôi. Bón phân hóa học thì bao nhiêu cho đủ vì cây ăn ngay mà hết nó lại không phát nữa.

  22. Chào bác Nguyễn Minh Vịnh, cho cháu hỏi cây tiêu nhà cháu bị bệnh gì mà lá của nó có màu trắng bạc cây không phát triển nữa vậy? cây tiêu cháu hỏi là cây tiêu năm 1.

  23. Chào tất cả mọi người. Tiêu nhà tôi mắc một loại bệnh mà tôi chưa biết là bệnh gì. Biểu hiện là trên mặt dưới cuả lá xuất hiện những vết đen như mò hóng có khi màu nâu vàng sau đó lá rụng nhiều và đốt cuả cành cũng rụng, rồi đốt cũng rụng. Nhiều trụ bị nặng thì cành lá từ dưới gốc lên tầm 1m50 rụng hết. Đem lá bệnh ra cửa hàng bảo vệ thực vật họ bảo là bị mốc sương mai. Mà theo tôi được biết bệnh này chỉ xuất hiện ở cà chua và khoai tây thôi. Còn một số cây thì lá xuất hiện những chấm ở mặt dưới lá méo mó, cây kém phát triển. Ai biết đó là bệnh gì xin chỉ giúp. Xin chân thành cảm ơn.

  24. Chào bạn Phước, bạn thừ dùng sản phẩm Đồng Xanh pha với Trico super xem sao, tôi dùng sản phẩm này gần năm nay rồi, năm ngoái tiêu của tôi cũng bị bịnh như tiêu của bạn vậy, phun hai lần cách nhau 10 ngày rất hiệu quả. Chúc bạn may mắn.

  25. @hlong
    Bệnh “ Tiêu điên” thường thấy ở vườn tiêu 1, 2 năm tuổi, vườn cắt ngọn để nhân giống, bệnh có thể do nhiều nguyên nhân :
    – Do cây thiếu hay mất cân bằng về dinh dưỡng
    – Do thiếu nước.
    – Do các loại côn trùng chích hút như rầy mềm, nhện đỏ…hút nhựa làm lá biến dạng
    – Do cây bị bệnh nhiễm siêu vi khuẩn (virus)

    Để xác định nguyên nhân, trước hết quan sát mặt dưới lá xem có nhện đỏ hay rầy mềm chích hút, quan sát màu sắc lá xem cây có triệu chứng thiếu phân, thiếu nước hay không (nhất là trong mùa nắng), nếu loại trừ các nguyên nhân trên thì nguyên nhân gây nên bệnh tiêu điên là do nhiễm Virus .
    Tác nhân truyền bệnh virus là côn trùng chích hút như rệp sáp, tuyến trùng …Trong thực tế, cây bị nhiễm virus rất dễ nhận diện bởi các triệu chứng thể hiện rất đặc trưng : cây còi cọc, lá nhỏ, phiến lá dầy, nổi các vết khảm, nhọn, màu vàng xanh nhạt, mép lá cong lại, đọt không phát triển. Để phòng trị hiệu quả cần xác định nguyên nhân chính gây hại.
    Nếu là do nhện đỏ thì phải dùng thuốc trừ nhện như Saromite 57EC. Rầy mềm sử dụng Secsaigon 25, 50EC, Dragon 585EC … nếu cây bị virus nên nhổ bỏ để cắt đứt nguồn bệnh lây lan.
    Hoặc là xử lý tuyến trùng, rửa cây bằng đồng đỏ, sau đó bỏ lượng phân chuồng nhiều vào từ từ cây ra lá mới rụng hết lá xấu mới mong cây hồi phục được. Với loại bệnh này cây không chết nhưng làm giảm năng suất và còi cọc nhìn rất khó chịu.

    @Nguyễn phước
    Bệnh này gọi là bệnh rụng lóng tháo khớp. Cây bị bệnh sẽ sinh trưởng chậm lại, tược non ra chậm, năng suất giảm nhiều, có trường hợp bệnh lan thành dịch rất khó phòng trị.
    Tiêu nhà bạn vừa bị thán thư vừa bị tuyến trùng nên nó như vậy đó.
    Để hạn chế bệnh xuất hiện và gây hại nặng , nhất thiết vẫn là việc phòng bệnh là chính, kế tiếp là sử lý bệnh bằng thuốc hóa học. Điều trị như bệnh chết nhanh + chết chậm.

  26. Chào anh Minh Vịnh, tôi nghe nói dùng đồng đỏ hay đồng sunphat 25% phun cho tiêu vừa có tác dụng như phân bón lại vừa giúp cây phòng chống được một số nấm bệnh nhưng không biết phun vào thời điểm nào là hợp lý? thời kỳ tiêu đang ra bông thì có phun được không? có bị rụng bông không? Mong anh tư vấn giúp. Xin cám ơn!

  27. Chào bạn!

    @Van Huong
    Đồng đỏ có tác động khá mạnh và trực tiếp lên nấm bệnh. Tác động nhanh hiệu quả tức thì. Thường thì ta xịt đồng đỏ lúc nào cũng bị rụng lá thê thảm. Thường dùng để rửa cây sau khi thu hoạch. Ép bông làm bông và xịt vào những vườn không có hệ thống thoát nước, nước tràn sau cơn mưa dầm. Đồng đỏ có thể phun trực tiếp lên cây hoặc đổ gốc cũng rất tốt.
    Bạn lưu ý xịt đồng đỏ chỉ là bổ sung vi lượng đồng và tiêu điệt nấm bệnh. Tác dụng tốt nhất của đồng đỏ là rửa những lá thán thư, địa y, nấm hồng,… và một số loại nấm khác. Vì loại này tác động mạnh nên người ta thường xịt vào thời điểm sau khi thu hoạch để rửa cây hay vào mùa mưa để ngăn ngừa nấm phát triển. Thời điểm tiêu đang ra bông xịt thì nó chỉ rụng lá và một phần bông non, nên hạn chế. Còn đối với bông đã đậu hạt thì không sao nhưng cũng làm hạt chai đi, hạt già trước tuổi không mẩy hạt. Thường thì người ta chỉ dùng đồng đỏ xịt rửa lá sau đó trong năm người ta xịt lựa những cây nấm bệnh. Còn lại là người ta dùng đổ gốc để năng ngừa thúi, lở cổ rễ. Bạn cũng có thể pha đồng đỏ sau đó di quét gốc cũng khá tốt.
    Đồng đỏ tôi dùng thấy cũng khá hay. Nhưng lượng lá rụng nhiều quá cũng làm bà con ta hoang mang và rụng lá thì nó ra lá và hoa mới làm cho ta khó thu hoạch. Nên bạn lưu ý nên dùng đúng thuốc và đúng thời điểm. Loại nào cũng vậy.
    Chúc bạn sức khỏe!

  28. Chào mọi người mình đọc được trên một số thông tin là trong các hàng tiêu trồng thêm chuối.
    1.Vào mùa khô các con côn trùng như ốc sên và các loại côn trùng chích hút trong điều kiện thiếu nước thời tiết khô hạn sẽ vào gốc tiêu chích hút nhựa để sinh tồn, nếu trồng thêm chuối thì gốc chuối là một khách sạn cho chúng.
    2.Cứ 10 năm có một năm có hạn, lấy dao chọc củ chuối chết sẽ dự trữ một lượng nước.
    Không biết như vậy có đúng không ai biết chỉ dùm nha… Cám ơn.

  29. Trồng lạc dại giữ ẩm cho đất. Trồng cúc vạn thọ ngừa tuyến trùng. Bón phân chuồng ủ Trichoderma ngừa chết nhanh giữ ẩm cho đất. Còn trồng chuối cho rợp đất cho vui vậy.

    @nguyen tien toan

  30. Chào anh Minh Vịnh: Về cây cúc vạn thọ có tài liệu nói nó là cây diệt tuyến trùng, có tài liệu nói nó là cây thu hút tuyến trùng về rễ. Vậy phải hiểu thế nào cho đúng đây bởi nếu nó tiêu diệt tuyến trùng thì ta trồng trong gốc còn nếu nó thu hút tuyến trùng thì phải trồng ra xa và nhổ gốc tiêu hủy. Xin anh và mọi người có ý kiến !

  31. @nguyen tien toan
    Chào bạn!
    Tôi không bón phân theo tháng mà bón phân theo thời điểm. Mà thời điểm thì mỗi vùng có điều kiện khác nhau thì ta bón khác nhau. Ví dụ như làm bông, dưỡng bông, đậu trái, to hạt, chắc trái, chống suy cây, hồi phục cây sau thu hoạch… Và tùy theo thời tiết nữa. Ví dụ bị bão lay gốc thì bón nhiều K cho cây chắc khỏe, Chắc trái mẩy trái… Một lời không nói hết. Thậm chí vài trang nói cũng không hết. Nói tóm lại làm bông là kỹ thuật khó nhất trong trồng tiêu. Khó gấp mấy lần so với mấy cái bệnh chết nhanh chết chậm mà bà con ta thường than như ri kia. Vì ngừa chết nhanh chết chậm thì chỉ vài ba lần trong năm. Còn dưỡng bông làm trái là cuộc chiến dai dẳng trường kỳ. Tôi chỉ khuyên bạn là chia ra nhiều đợt trong năm mà bón. Hãy quan sát lá tiêu, nó biểu hiện rõ nhất cho bạn thấy là nó đang cần gì.

    @tinh tran ba

    Cúc vạn thọ xua đuổi rầy trắng tác nhân lớn nhất gây tuyến trùng rễ, ngăn ngừa tuyến trùng. Nếu có lượng thân lá lớn mà ủ với Trichoderma bón cho hồ tiêu thì quên đi bệnh chết nhanh chết chậm. Có thể trồng cây hoa cúc vạn thọ giữa 2 hàng hoặc xung quanh gốc hồ tiêu. Khi cúc ra hoa, thì chặt cây, băm nhỏ vùi vào lớp đất ở tầng mặt của gốc hồ tiêu để diệt tuyến trùng trong đất… Tuy nhiên vẫn bị các loại bọ cánh cứng ăn lá non và cắn rụng bông. Cần kết hợp xịt thuốc diệt loại này khi cây chuẩn bị ra hoa và lá non. Xu hướng bây giờ là thiên địch và đối kháng. Vừa có tốt cho môi trường lại có lợi kinh tế.
    Phải không bà con?

  32. Anh M.Vịnh có thể nói rõ cho tôi và bà con hiểu thêm về chỗ này “Cúc vạn thọ xua đuổi rầy trắng tác nhân lớn nhất gây tuyến trùng rễ, ngăn ngừa tuyến trùng” là sao? Có phải ý anh là cúc vạn thọ xua đuổi rầy trắng (có phải là rệp sáp?) mà rầy trắng lại gây nên tuyến trùng rễ. Nếu vậy ta chỉ nên trồng cúc ở trong gốc tiêu chứ trồng ở giữa băng nó lại xua hết rầy trắng, tuyến trùng vào gốc tiêu thì nguy hiểm quá? Có phải không anh và bà con ?

  33. Đuổi 1 2 mét thì gọi là đuổi à ? Cứ trồng giữa 2 hàng tiêu và xung quanh gốc tiêu đều tốt. Rẫy trồng nhiều cây này là không có tuyến trùng đâu. “Khi cúc ra hoa, thì chặt cây, băm nhỏ vùi vào lớp đất ở tầng mặt của gốc hồ tiêu để diệt tuyến trùng trong đất” Đọc kỹ chứ?

  34. Về cây cúc vạn thọ thì tôi hiểu thế này: cây cúc vạn thọ xua đuổi côn trùng (cả kiến, theo đó có ảnh hưởng tới sự di chuyển của rệp sáp) nhưng có thu hút bọ rùa (thiên địch của rệp). Cây cúc đã ra hoa thì có khả năng ức chế sinh sản của tuyến trùng (tuyến trùng và rệp là 2 đối tượng sâu hại khác nhau). Ngoài cúc vạn thọ, còn có rất nhiều loại cây có khả năng ức chế tuyến trùng, sâu hại và nấm: Neem (soan chịu hạn), cỏ Lào (cây phân xanh, nhưng cây này chỉ dùng khi chưa ra hoa, khác với cây cúc).

  35. Các bạn ơi! Cúc vạn thọ là cúc đồng tiền phải không? Hay là bông vạn thọ chưng ngày tết? Ngoài thị trường có bán giống này không? Có bạn nào thử trồng củ nghệ trong vườn tiêu chưa?

  36. Cúc vạn thọ, cúc quỳ hay cúc dại đều là một. Ở Tây Nguyên lâu lâu có nguyên 1 quả đồi toàn loại cây này không. Nói chung muốn lấy giống dễ lắm. Em hồi trước trồng vào tiêu tơ nhưng được 1 năm lại phá đi, chưa biết tốt xấu thế nào nhưng cây nó lớn lên vướng víu, mát gốc tiêu lắm nên em phá hết luôn. Nếu ai thích trồng thì nên trồng ngoài biên rồi mang vào vườn tủ gốc thì hơn, mất công tí nhưng đỡ rợp vườn.

  37. Cúc vạn thọ và cúc đồng tiền là 2 loại khác nhau. Bông vạn thọ = cúc vạn thọ.
    Mình không biết chỗ bạn thế nào, nhưng bạn có thể nhân giống từ cây cúc mua từ chợ.

  38. seach google là ra mà. Trồng cây này tốt lắm với lại đẹp nữa. Ngoài ra còn có thể trồng cây đậu phộng vào giữa hai hàng tiêu mới trồng nữa. Nên trồng vào mùa nắng thì vườn tiêu sẽ rất mát. Sau khi nhổ đậu thì vùi dây đậu xuống bồn tiêu luôn. Tôi ở Chư Pưh. Cảm ơn những chia sẻ của các anh, chị, cô, chú.

  39. Chào các bác! Tôi ở huyện miền núi của tỉnh Đồng Nai (giáp Lâm Đồng). Tôi có diện tích trồng tiêu 6000m2. Sản lương: 3 tấn/năm. Khoảng cách trồng như sau:
    Khoảng cách 1 : 3,3 x 3,3 m, cao 7 – 8m, cho 5-6kg/trụ.
    Khoảng cách 2 : 2,2 x 2,4 m, cao 6 -7 m cho 2kg/noc nhưng 4m dưới không có trái
    Khoảng cách 3 : 2,2 x2,2 m, cao 6 – 7m cho 2kg/nọc nhưng 4,5m dưới không có trái
    Có lúc tôi muốn cưa bớt khoảng cách 2 và 3 nhưng giá tiêu này tiếc quá. Cách đây mấy năm tiêu chưa có giá thì vài năm mình có cưa một lần. Nhưng giá tiêu này nói thật là ko dám. Bạn nào có chiêu nào tư vấn giúp mình. Cám ơn nhiều.

  40. Chào tất cả mọi người. Đầu tiên tôi xin chúc cho tất cả mọi người có một vụ mùa bội thu và tràn đầy sức khỏe nhé. Tôi ở Buôn Hồ cũng có được 4000 trụ tiêu,tất cả đều đc 4>7 năm nhưng quả thật 2 năm nay thật là buồn. Không biết vì mưa sớm mưa nhiều hay là 1 lý do nào đó mà 4000 trụ tiêu của tôi chỉ toàn ra lá mà rất ít bông. Gđ tôi cũng như gần 85% các hộ gđ khác trong vùng đều như vậy. Mong các cao nhân chia sẻ cho ít kinh nghiệm với. Chứ biết bao công sức đổ ra mà như vậy thì thấy buồn quá. Tôi nghe người ta nói bón phân Kali thi nó sẽ ra hoa dợt 2. Giờ bí bách quá mong mọi người nhanh chóng giúp đỡ. Số dt của tôi 0979919279 email manhho203@gmail.com

  41. @ngọc trung
    Không phải bạn là người đầu tiên than về điều này. Làm nông nghiệp quan trọng nhất là xem dự báo thời tiết. Cơn bão số 1 mang theo 1 lượng mưa lớn làm cây sung và bà con ta không hãm tiêu được, tiêu chỉ có lá mà không có hoa. Nếu có thì chỉ lác đác. Những vườn tiêu ở vùng đất đen thì nhờ đó mà năm nay rất trúng mùa. Vì đất đen thu hoạch sớm và mùa khô thì khắc nghiệt nên cơn mưa đó làm cây ra hoa hàng loạt. Còn vùng bạn chắc là đất đỏ bazan nên có tình trạng đó. Nguyên nhân chính là bạn không biết cách rửa cây làm cho cây rụng bớt lá. Nếu bây giờ làm cho cây ra bông cũng được nhưng thu hoạch rất khó khăn và khó cho năm sau tiếp nữa. Vì bây giờ cho ra bông thì đang hái thì cũng gặp mưa tiếp và sang năm sang năm nữa cũng như thế là trời bắt bạn khổ dài dài. Vì vậy nếu là tôi tôi sẽ không cho ra bông vào thời điểm này chấp nhận hy sinh một năm. Tôi chỉ bạn cho mùa sau: Là ngoài hãm nước không tưới. Nếu gặp mưa dầm thì nên rửa cây sau đó thúc phân như hãm cây xong thì cây sẽ cho bông đúng vụ.

    Còn muốn ra bông thời điểm này thì trước tiên bạn phải làm rụng 30% lá bằng thuốc rửa cây. Sau đó xịt thuốc kích thích ra bông đồng thời đổ phân bón nước đổ gốc là cây sẽ ra hoa. Tác động khá mạnh nếu không biết làm cây tiêu sẽ suy, vì vậy tôi không dám hướng dẫn tiếp. Chịu khó mùa sau bạn nhé.

  42. Cây tiêu thường ra bông 2 đợt, đợt 1 tháng 4 đợt 2 tháng 8. Những vườn tiêu mà năm nay ra bông ít hoặc không có bông chăm sóc đúng cách sẽ cho bông tháng 8, thu hoạch cùng lúc với Braxin. Không phải hoàn toàn do bạn đâu. Có khi do trồng trúng giống tiêu 1 năm trúng 1 năm thất đó. Nhà tôi may mắn là năm nào cũng trúng mùa.

  43. @Phan Viết Phát
    Dày mà rợp thì không có trái là đúng rồi chứ hỏi gì nữa. Muốn ra trái phải thường xuyên giựt chồi, làm sạch tay sát gốc cách gốc 30-50cm, rửa cây sau khi thu hoạch. Năng suất sẽ cải thiện. Nghe ai mà cưa đi là dại đó.

  44. Cám ơn anh Minh Vịnh! Nói thật tôi cắt tay từ mặt đất ngồi xuống cao khỏi đầu, tháng nào cũng giựt chồi cành để lại 10% (vì nọc keo nên giựt thường xuyên). Mình tính mùa thu hoạch tiêu này những cây kém năng suất cưa bớt đi có được ko? Nói thật vườn tiêu nhà mình xanh tốt lắm. Cũng có bệnh 1-2 trụ/năm. Hiện tại những nọc tiêu có khoảng cách 3,3 x3,3m năm nay có thể cho 8kg/ nọc. À có dịp bạn nào đi ngang qua QL 20 đến TT Tân Phú thì alo cho mình ĐT 097 57 57 859. Mình thích ngồi trao đổi về nông nghiệp lắm. Chính dân gốc rạ mà. Chào đoàn kết.

  45. Hiện tượng này y hệt vườn tiêu gần nhà tôi. Do tiêu sung quá, dư phân. Nhà đó trồng 2x2m. Chịu khó sang năm rửa cây là năng suất thôi. Xem lại chế độ phân tro của mình.
    Kỹ sư vào không cho bón phân nữa. Cho tới khi rửa cây xong làm bông mới cho bón. Đối với cây đang nuôi trái thì bón bình thường. Cây keo tán mau mọc lắm. Rợp là chắc.

  46. Em xin chào tất cả các anh, thấy mọi người bàn luận về tiêu nhiều quá nên em cũng có câu hỏi muốn hỏi, các anh nào biết thì giúp đỡ em với.
    Các anh có biết chỗ nào bán giống cây lạc dại (đậu dại) không? Nếu ở tỉnh Đăk Nông thì càng tốt, em đang ở huyện Đăk Rlấp – Đăk Nông.
    Cho em hỏi anh Nguyễn Minh Vịnh chút xíu. Anh ơi, anh có thể cho em xin sdt và địa chỉ của anh được không? Nếu có thể em muốn đến nhà anh tham quan và học hỏi chút kinh nghiệm.
    Em xin cám ơn tất cả các anh. Chúc các anh sức khỏe!

  47. Lạc dại rất dể mọc. Kiếm nhà nào có trồng xin chừng 1 bó trồng là sang năm mọc kín rẫy. Thấy vô xin là người ta cho thôi. Siêu kỹ thuật trồng tiêu là phủ xanh bằng lạc dại. Sau đó nhiều quá cắt băm nhỏ chung với vạn thọ ủ với Trichoderma, bón cho hồ tiêu là chẳng có bệnh tật gì.

    Cải tạo đất.
    Cây họ đậu có khả năng cố định đạm trong đất nhờ vi khuẩn có lợi.
    “Một cách đơn giản, ta có thể giải thích rằng đó là trong các loài cây họ đậu đó có chứa các vi khuẩn có khả năng cố định Nitơ ở trong không khí,
    Xúc tác cho quá trình cố định N2 là enzim nitrogenaza. Thực chất của quá trình này là sự tạo phức của N2 (như là một phối tử) với hợp chất chứa kim loại chuyển tiếp (Mo và V) có trong thành phần của vi khuẩn.Sau khi Nitơ được giữ lại trong vi sinh vật, nó sẽ tiếp tục bị chuyển hóa thành các dạng đạm khác nhau dưới tác dụng của các enzim
    Một số loài vi khuẩn khác thuộc giống rhizobium mặc dù tự mình không cố định được nitơ không khí, nhưng lại có khả năng làm được việc này nhờ hợp tác với tế bào của rễ cây họ đậu hay một vài loại rau củ khác. Vi khuẩn xâm nhập vào rễ cây và kích thích cây họ đậu hình thành các nốt sần ở rễ. Sự hợp tác của tế bào cây họ đậu và tế bào vi khuẩn để có khả năng cố định đạm là một quá trình không thể thực hiện được một mình. Vì vậy các cây họ đậu thường được trồng để phục hồi độ phì nhiêu của đất sau khi loài cây khác được trồng ở đó nhiều vụ. Những nốt sần vi khuẩn đó có khả năng cố định được trên 150kg N/ha/năm, gấp nhiều lần sự cố định N của vi khuẩn đất (18kg/ha/năm).
    Mặc dù nitơ chiếm 4/5 khí của khí quyển, nhưng chỉ có một vài loại thực vật có khả năng dùng được nitơ phân tử. Khi các cơ thể của vi khuẩn cố định nitơ chết, các amino axit được đồng hóa thành amoniac và sau đó được biến đổi sang nitrit và nitrat nhờ các vi khuẩn nitrit và nitrat hóa.
    Nitơ khí quyển cũng còn được cố định nhờ năng lượng điện hoặc sấm sét tự nhiên.”
    Trích “Dương Xuân Thành”

    Trước đây gần nhà tôi có người làm vườn tiêu đẹp nhất vùng. Ai cũng biết đến tìm đến học hỏi. Người ta tham quan nhiều quá vô tình đem theo bệnh tật của nhà người ta lây lan sang. Làm vườn tiêu chết thê thảm. Đến nay đã hồi phục được tí nhưng năm nào chết trung bình trên trăm nọc. Nếu bạn muốn chia sẻ hay hỏi gì thì cứ hỏi tại đây hoặc email cho tôi. Tôi sẽ giúp đỡ trong khả năng của mình.

  48. Dạ trước tiên em xin cám ơn anh Vịnh!
    Em thấy cây lạc dại có nhiều lợi ích quá nhưng em kiếm mãi không ra chỗ nào có, vì gần chỗ em chẳng có nhà nào trồng cả. Em muốn trồng cho nó che phủ đất và mát đất vào mùa khô.
    Anh cho em hỏi tiêu Vĩnh Linh nhà em năm nay sao bây giờ vẫn chưa thấy ra bông gì hết. Liệu có mất mùa không anh, tiêu sẻ thì có rất nhiều bông.
    Em xin cám ơn anh rất nhiều!

  49. Cây này chỗ tôi trong quân đội người ta trồng nhiều lắm. Người ta cũng thường trồng làm kiểng. Lợi ích lớn nhất của nó là phát triển rất nhanh. Mà thân và lá của nó ủ làm phân xanh thì rất mau hoai mục. Cái này chưa phổ biến lắm nên khu bạn kiếm không thấy cũng dể hiểu.
    Đây là loài cây che phủ đất đa tác dụng, dễ trồng, sinh trưởng nhanh, phù hợp với hầu hết các loại đất, kể cả đất khô hạn, bạc màu từ đất đồi núi dốc đến đất cát, đất chua mặn ven biển. Ngoài mục đích làm cây cảnh, cây cải tạo đất chống xói mòn nó còn có thể sử dụng làm thức ăn cho gia súc và cả nuôi cá nữa đấy.
    Cây Lạc dại (Arachis pintoi) là cây họ đậu thuộc loại thân bò, sinh trưởng vô hạn, hoa có màu vàng tươi, hạt nhỏ (8-12mm x 4-6mm), màu nâu nhạt, rễ có nhiều nốt sần có khả năng cố định đạm từ nitơ khí trời rất tốt. (có khả năng cố định đạm từ 200-300kg N/ha/năm hoặc với lượng chất xanh có thể cung cấp cho đất mỗi năm 595kg N/ha, 140kg P2O5/ha và 200kg K2O/ha). Do sản lượng Lạc dại có thể lên đến 150 tấn chất xanh/ha/năm nên làm phân xanh cũng tốt vì trong thân, lá có hàm lượng đạm rất cao, từ 2,5-3%N ).
    Cây Lạc dại rất dễ nhận biết bởi nó y chang cây Đậu Phộng (Lạc – Arachis hypogaea) chỉ hơi khác là có thân lá nhỏ xanh non và mọc đan xen dày đặc chứ không mọc thành bụi và đặc biệt là hoa có tính chỉ thiên luôn vươn lên cao khỏi ngọn lá trong khi hoa Đậu phộng có cuống ngắn hơn và lại nằm thấp dưới gốc khuất dưới lá khó thấy. Cây Lạc dại tuy có hoa nhiều nhưng không đâm xuống đất để tạo củ như đậu Phộng nên chủ yếu nhân giống bằng hình thức dâm hom mà thôi.
    Tuy nhiên còn một điều nữa mọi người còn ít biết đến là cây Lạc dại còn mang lại hiệu quả to lớn khi trồng ghép dưới tán cây công nghiệp dài ngày như trà, cà phê, tiêu…
    Những người bán loại cỏ này là chỉ lợi dụng sự không biết của bà con thôi. Cây này sinh trưởng rất nhanh. Dùng cho nông nghiệp thì tốt, chứ để ra môi trường là nó xâm thực làm giảm sự đa dạng sinh thái, ảnh hưởng tới lưới thức ăn. Rồi con cháu ta sẽ khổ thôi.
    Có thễ tiêu nhà bạn ra bông đợt 2. Nếu tới tháng 8 không ra bông thì là mất mùa. Tình trạng này là tình trạng chung của dân trồng tiêu. Nếu nhà nào hãm nước được và rửa cây được thì không sao. Năm nay sẽ có khối người than thở vì thu hoạch tiêu lác đác.
    Những cây tiêu sung quá như vậy dể chết bất tử lắm. Nếu ai chưa phòng ngừa chết nhanh thì phòng giờ còn kịp. Sau bão sẽ phát bệnh và đợt mưa tiếp theo ủ bệnh. Vô nắng phát bệnh rất nguy hiểm.

  50. Nhà em mới đổ arifos 400 cho tiêu, cũng mong là tới tháng tám sẽ ra bông. Mấy năm trước nhà em cũng có rửa lá cho tiêu, nhưng mấy năm nay người ta không bán dung dịch boocdo nữa nên nhà em không xịt. Anh hay dùng loại thuốc nào để rửa lá vậy ạ!
    Cách hãm tiêu thì chắc vùng em không làm được, vì chỗ em mưa sớm lắm. Như năm nay ra ngoài tết chút xíu là cứ cách tuần là mưa 1 lần, anh cho em hỏi loại phân nào mà có tỉ lệ 16-16-21 vậy anh. Em ra đại lý phân tìm mà không có?
    Cám ơn anh nhiều nhiều ạ!

  51. Xuân Lực ở đâu mà lại mưa sớm thế nhỉ? Nếu như thế thì làm cà phê không phải tưới. Theo em nghĩ phân không cần phải thật đúng hàm lượng đâu, mình có thể dùng loại nào đó hàm lượng tương đương cũng được.
    Ở BMT em thấy nhiều người pha cả loại phân NPK bón gốc để xịt lên cà phê đó, với liều lượng khoảng 2 Kg phân pha trong phi 200L. Dùng như thế có được không các bác?

  52. Dạ em đang ở Đăk Rlâp – Đăk Nông, năm nay chỗ em mưa sớm lắm. Nhà em có ít đất thôi nên trồng tiêu anh ạ! Tại em thấy trên bài viết của anh Vịnh có nói bón phân đợt cuối thì cho nhiều kali nêm em mới tìm loại phân đó.

  53. Bản thân em rất thích bài viết của anh Nguyễn Minh Vịnh và anh Tiêu Phong, nhiều kiến thức hay và hữu ích cho em và cho mọi người, cám ơn anh Vịnh và anh Tiêu Phong nhiều lắm. Những kinh nghiệm quí này có lẽ em sẽ dùng tới khoảng 2 năm sau (trồng mới lại), vì em cũng trồng tiêu nhưng kém kiến thức và kinh nghiệm nghe lời người ta bón phân gà tươi giờ tiêu còn lại số ít nhưng èo ọt. Mong anh Vịnh cho chút ý kiến là hiện giờ em bón trichoderma 50g một cây 20-30 ngày bón 1 lần xin hỏi anh, có sợ bị lờn kháng sinh do bón nhiều trichoderma hay không? Vì năm nay em thấy cây tiêu bón tricho không được tốt bằng năm ngoái. Chúc anh luôn mạnh khoẻ và hạnh phúc. Em ở Tân Phú, Đồng Nai.

  54. @tự nghĩa dương
    Phân gà tươi nếu bón cho cây một là nó nóng quá làm cháy rễ hai là nó vàng chạch ra nhiễm tuyến trùng chết từ từ. Thường thì ta mua phân gà vào mùa khô ủ tới đầu mùa mưa bón 1 lần duy nhất vào lúc làm bông. Cây năm năm nay không được tốt bằng năm ngoái là do phân gà chưa hoai chứ không phải là do Trichoderma. Trichoderma chỉ có tác dụng đối kháng, ngừa chết nhanh chứ không có tác dụng làm tốt cây như bạn nghĩ. Lượng phân người ta bỏ vô đó là không đáng kể. Chủ yếu là phân chuồng hoai mục làm tốt đất, vi sinh vật có lợi phát triển thông thoáng đất thì cây ít bệnh tật. Một năm bỏ Trichoderma 4 lần thôi. Bạn bỏ vậy nhiều quá lãng phí. Bỏ vào đầu giữa cuối mùa mưa và một lần mùa khô. Thường thì chết nhanh chỉ phát triển mạnh trong điều kiện nóng ẩm. Nấm mà. Còn tiêu nhà bạn nên ngừa tuyến trùng vì còn dư âm của phân gà chưa hoai mục. Thân!

  55. @tự nghĩa dương
    Xử lý tuyến trùng bằng thuốc Vimoca, Nocap, Cáo SA Mạc,… kết hợp với phân hồi phục rễ. Đối với cây vàng vàng xử lý 2 lần cách nhau 1 tuần. Sau đó bổ sung đồng là cây sẽ khỏi hẳn.
    Sau 2 tuần bạn mua thuốc đồng về đổ cho cây, cây sẽ hồi phục rất nhanh. Coc85, Super Cook85, Đồng đỏ, Boocdo “CuS04 + vôi”… Thì cây bạn sẽ xanh lại thấy rõ. 2 Tuần tiếp xịt thêm Agrifos 400 ngừa hoặc Aliete bổ sung.
    Thoát nước cho cây bị ngập úng thì cây sẽ khỏi hẳn.
    Trị bệnh nó khổ thế đấy.
    Xem thường phương pháp chăm sóc tiêu bằng phương pháp tổng hợp. Vô nắng tiêu chết rũ rượi lại bảo xui.
    Với lại ở Đồng Nai năm nay lượng mưa quá lớn nên cây dể nhiễm bệnh. Hiện ở Đồng Nai đang có ổ dịch. Bây giờ điều trị phòng ngừa còn kịp. Ngay cả nhà tôi chăm sóc kỹ như vậy mà còn bị nhà hàng xóm lây chết 1 cây gần hàng ranh. Đau đớn thay mất 1 nọc mất hơn 15kg. Nguyễn nhân là do nước tràn từ hàng xóm qua làm cây úng chết.

  56. Phân gà bón lâu rồi mà sao chưa hoai mục. Đã xử lí trechoderma 4lần (một lần 50g/gốc) đến bây giờ đổ thuốc diệt tuyến trùng, thuốc có gốc đồng,… tới tấp như thế thì ko biết như thế nào? Được cái này mất cái kia, chỉ sợ tiền mất tật mang.
    Quan điểm riêng tôi có tiền tỉ mời GS.TS đến cũng bó tay (vì bộ rễ như bị đỗ nước sôi). Thôi còn nước còn múc, bỏ thì tiếc. Nông dân mình là chỗ đó. Tiêu càng có giá thì càng bệnh, càng chăm sóc càng bệnh. Hì.hì…

  57. @Phan Phát
    Hoai mục mới bón khác với bón rồi mới hoai mục. Phân gà tươi mà không ủ nằm trong bao có khi 6 tháng vẫn còn tươi.
    Trị bệnh thì nó khác với ngừa bệnh. Vòng đời của nấm bệnh rất nhanh. 1 tuần lễ là tái phát lại thôi. Ngay cả trị hắc lào cho con người còn phải trị liên tục 2 tuần liền. Càng chăm sóc càng bệnh là quan điểm của những người trồng tiêu chưa có kinh nghiệm. Chỉ có chăm sóc không đúng cách mới làm tiêu yếu đi, còn vườn có chăm sóc lúc nào cũng năng suất hơn cây mọc dại.

  58. @Minh Vịnh!
    Qua thông tin anh trồng tiêu đạt 15kg/nọc khiến cả nước phải khâm phục. Anh có thể cho tôi xin số ĐT hoăc địa chỉ, tôi đến xin học hỏi. Chào đoàn kết. Tôi cũng ở Đồng Nai mà.

  59. @Phan Phát
    Đó là trụ tiêu lớn mà chết nhanh của tôi thôi. Còn bình thường chỉ khoảng 10kg.
    Xin lỗi bạn có đến tôi cũng ko dám chỉ. Vì bạn siêu quá mà.

  60. Anh Vịnh ơi, bữa nào anh up vài tấm hình lên cho anh em thưởng thức vườn tiêu của anh nhé! Anh cho em xin địa chi email được không?
    Cám ơn anh rất nhiều!

  61. Chào các anh. Em đi kiếm cây cúc vạn thọ nhưng mà không thấy, không biết cây đó có bán không hay có cách nào kiếm ra nó không chỉ cho em với. Em ở Minh Hưng, Bù Đăng, Bình Phước.

  62. Trong diễn đàn này tôi không biết up hình chỗ nào. Trong email thì tôi cũng có cho một vài người xem mô hình trồng tiêu năng suất cao của mình. Nhìn cây thang 4 chân cao 7m mà hái không tới ai cũng hoảng hồn.
    Năm nay bị bão số 1 với mưa nhiều bà con không hãm tiêu được, nên năng suất dự đoán là sẽ khá mất mùa, mà nhà tôi làm đúng kỹ thuật, rửa cây được nên trái mẹ đèo trái con chi chít. Ngay cả tôi còn trầm trồ đứng ngắm hoài không chán. Tôi làm tiêu cao lắm nên có khi không hợp lắm với mô hình trồng tiêu ở Gia Lai Chư Sê. Vùng tôi rất ít gió.
    Cây hoa vạn thọ tết người ta bán đầy. Mua vái chậu chơi xong lấy làm giống vài tháng là mọc đầy rẫy. Lưu ý hoa vạn thọ chỉ hạn chế ngừa tuyến trùng không ngừa nấm. Vì vậy khi dùng phải kết hợp.

  63. Cảm ơn anh Vịnh đã chia sẻ kinh nghiệm cho bà con, những thông tin này rất hữu ích cho tôi. Mấy năm nay tuy chỉ có vài chục trụ tiêu xen trong cà phê, không chú ý đến nó, nhưng nay tôi giật mình vì thu nhập của tiêu so với cà phê, cho nên năm nay tôi trồng thêm 100 trụ (trụ bê tông). Tôi đang học hỏi cách chăm sóc, gặp những thông tin của anh như đuối nước gặp phao. Cảm ơn tấm lòng của anh với bà con mình!

  64. Bà con ta có thói quen xấu. Là khi cần cái gì mới tìm tới phát bệnh mới tìm thuốc. Đối với các cây trồng khác thì còn được nhưng với hồ tiêu thì nên tìm hiểu trước. Và biện pháp chăm sóc tốt nhất là triệt nguồn gây bệnh thì cây sẽ ít bệnh. Giống như con người tiêm Vacxin vậy. Ngoài ra phải cân đối chế độ dinh dưỡng. Chăm sóc nó kỹ quá mà không cân đối thì nó làm lá không mà không có bông. Kỹ thuật trồng chăm sóc tiêu thì dể chứ làm bông là khó nhất đấy. Để năm nào cũng trúng mùa và ít phụ thuộc vào thời tiết thì cần phải học hỏi nhiều. Ngoài ra còn phải nắm bắt chính xác thổ nhưỡng vùng mình, để lấy kinh nghiệm của người khác áp dụng cho mô hình của vườn mình một cách hợp lý nhất. Không nên áp dụng rập khuôn cứng nhắc.
    Đa phần bà con tìm hiểu thông tin trên mạng thì là nông dân trí thức cả. Tôi chia sẻ ở đây thì cũng chân thành y như email vậy. Vì vậy bà con nào thắc mắc cứ hỏi tại đây. Vừa có thêm một kinh nghiệm cho bà con ngoài ra còn làm tư liệu cho người khác học hỏi nữa. Với lại làm cho website thêm tính chuyên nghiệp, chuyên sâu. Chúc bà con sức khỏe.

  65. Chào Anh Minh Vịnh! Tôi ở Bình Phước, khi cần mua phân Sata T và HD phục hồi rể là của doanh nghiệp nào và mua ở đâu nhờ Anh chỉ giúp. Cám ơn anh!

  66. Chỗ tôi thì hiệu thuốc bảo vệ thực vật nào cũng có bán, còn chỗ bạn tôi không biết được. Bạn có thể thay thế bằng loại phân bón lá khác có chức năng tương đương và dùng loại phân bón nước đổ gốc khác.

  67. Anh Vịnh cho em hỏi là tiêu trồng hai tháng rồi đang lên. Được ba đọt thì tự nhiên đọt thứ ba mất tiêu luôn là sao anh biết không?

  68. Bạn có thể mô tả chi tiết hơn được không?
    Ý bạn là rụng đốt hay là không lên đọt. Trường hợp rụng đốt là do bộ rễ bị tổn thương thôi. Thường thì do trồng quá sâu hoặc ngập úng hoặc có thể hỏng rễ do bón lót không đúng cách.

  69. Hiện gia đình em có thể cung cấp dây tiêu giống Vĩnh Linh kháng bệnh và đạt năng suất cao 12 – 18 tấn/ha, mật độ trồng 2,3m*2,3m, ai có nhu cầu vui lòng liên hệ: 0945.818389, rất vui được đón tiếp các anh chị tới thăm quan và khảo sát vườn tiêu trực tiếp.

  70. Sau khi trồng khoản 10 ngày thì anh ấy bỏ một nhúm phân NPK 16-16-8 13S rồi tưới cho tan. Sau 2 tháng thì thấy đọt thứ 3 mất luôn ngọn nhưng nay thấy đang nức mậm mọc lại, không biết có sao không?

  71. Nhà em có mấy trụ tiêu rụng đốt, nhờ anh bày cách điều trị để cho cây tiêu phát triển bình thường. Chân thành cảm ơn.

  72. @nguyen tien toan
    Tôi nghĩ mới trồng 10 ngày mà đã nhử phân thì sớm quá, khi đó bộ rễ chưa ổn định và dễ bị tổn thương nên phân hóa học bón xuống làm hỏng rể, tuy nhiên vẫn còn một số rể không bị hỏng (phía bên kia của bầu, không bị tác động của phân) nên cây vẫn sống nhưng yếu và có hiện tượng rụng đọt. Nay nếu ngọn nứt lại tôi nghĩ nếu ngọn nứt có màu tím ngắt, phóng đọt thì cây đã ổn định, ra rể lại tốt. Còn nếu nứt mầm xanh, rụt thì có lẽ là ngược lại. Nhờ mấy bác tư vấn thêm. Tôi nghĩ đây là hiện tượng mà những anh em mới vô nghề như tôi hay gặp vì ít kiến thức và nôn nóng thúc phân.

  73. Tôi chẩn bệnh đúng mà. Đó là do tổn thương rễ. Vì bà con ta nôn nóng muốn cây phát triển mạnh nên nó như vậy đó. Sau khi trồng khoảng 10 ngày mà bón phân là cây bị cháy rễ non. Làm cho cây rụng đọt. Một số cây yếu sẽ chết còn cây mạnh sẽ nứt rễ khác và mọc lại đọt khác. Như vậy đợt phân đó phải làm tổn thương 25% số tiêu giống mà bạn trồng. Thường là do bà con ta nôn nóng và ít kinh nghiệm nên mới bị hiện tượng này. Bạn để ý cây leo lên cột được 1 hoặc 2 lần thì bón cây sẽ phát rất mạnh còn mới trồng không nên bón thêm phân vô cơ gì cả. Vì dây hom cũng dư sức nuôi cây rồi. Có bón thì cho nó một ít phân hữu cơ như Humix, Comic…vùi xuống gần gần đó. Xem dự báo thời tiết, bắt đầu đợt mưa bón sẽ tốt hơn sắp kết thúc đợt mưa.

  74. @thanh tùng
    Để rụng đốt rồi mới điều trị là hơi bị nặng. Chắc chắn 100% là bộ rễ cây tiêu đó đang bị tổn thương Vì vậy ưu tiên là hồi phục rễ (Tôi hay dùng DH phục hồi rễ kết hợp thuốc trị tuyến trùng). Rụng đốt có thể do nhiều nguyên nhân:
    – Tuyến trùng
    – Rầy trắng, sùng, mối cắn hư rễ.
    – Thán thư, chết chậm.
    – Chết nhanh
    – Nước tràn, úng nước
    – Thiếu vi lượng cũng làm cây yếu và dể bị nấm, sâu bệnh tấn công

    Thường thì người có kinh nghiệm sẽ xác định chính xác cây bị gì thì điều trị sẽ hiệu quả hơn. Thường thì dịch hại nặng người ta nhổ thử 1 bụi nặng nhất xem thử rễ có còn không? Để điều trị đỡ tốn thuốc. Theo kinh nghiệm của tôi thì điều trị loại cây bị bệnh này không triệt để sẽ tái phát. Và có điều trị thành công cũng giảm năng suất 1 tới 2 năm.
    Tôi thường làm thế này:
    Nặng. Nhổ đem đốt tránh lây lan cây khác. Rắc vôi cách ly vùng bệnh. Xử lý tuyến trùng và xịt trị nấm những cây gần đó. Xử lý đất, trồng lại cây tiêu chiết.
    Nhẹ. Xem biểu hiện là bệnh gì thì trị bằng thuốc đó.
    Sau đó phải bỏ nhiều phân chuồng thì cây mới hồi phục hoàn toàn được.
    Và một lời khuyên chân thành là nên diệt mầm bệnh hơn là phát bệnh mới chữa.

  75. @nguyen tien toan
    Bạn có thể thay thế bằng Trichoderma hoặc vi nấm 3 màu gì đó mà anh tiêu phong và mọi người vẫn thường làm. Hoặc băm nhỏ bông vạn thọ cũng có chức năng tương đương hoặc có thể bỏ basudin hay furadan dạng hột ngừa mối những vùng đất mới khai phá hay có loại này. Tiêu con rất ít bệnh tật. Chăm sóc không đúng cách không khéo tiền mất mà tiêu chẳng tốt hơn được đâu.

  76. Xin hỏi bác Vịnh tiêu tôi mới trồng năm nay có cần thiết phải sử dụng Trichoderma hoặc vi nấm 3 màu không. Đúng như bác nói, trên tôi bệnh chết nhanh, chết chậm thường xảy ra khi tiêu bắt đầu phủ trụ hoặc vào KD được vài năm. Khi trồng tôi cũng đã trộn basudin 1kg/100 gốc như vậy đã đảm bảo chưa ?
    Để tránh đọng nước, tôi định không làm bồn và dùng hệ thống tưới béc phun, tưới kiểu này tôi thấy cũng hay tuy nhiên đến khi tiêu vô KD thì lại khó điều tiết lượng nước, xử lý phân để làm bông. Mong bác giúp cho.

  77. @phạm thị thu hằng
    Vơi khoảng cách 2.3m*2.3, thì chị Hằng trồng được trên lý thuyết là 1890 trụ. Và với khoảng cách đó thì chỉ có trụ gỗ hoặc trụ bê tông thông thường cao 4m, chôn 80cm còn lại 3,2m. Với chừng đó trụ mà năng suất bình quân 12 – 18 tấn có nghĩa là tầm 7kg khô /trụ bq thì quả là tôi chưa thấy. Theo tôi được biết đối với tiêu Lộc Ninh (trên tôi thường gọi là tiêu cao sản) chín muộn vào tầm tháng 4 dương, năng suất rất ổn định, trái nhẹ hơn tiêu Vĩnh Linh, tiêu Vĩnh Linh thì chín sớm, trên tôi trước và sau tết Nguyên Đán là đã thu hoạch, trái đạt thành nhưng để điều khiển năng suất đồng đều giữa các năm thì rất khó đối với những người ít kinh nghiệm như tôi.
    Chị Hằng có thể chia sẻ bí quyết làm bông, chăm sóc vườn của chị với anh em ham mê tìm hiều cây tiêu chứ? Chị có thể cho địa chỉ cụ thể nếu thuận tiện, anh em sẽ xin tới tham quan, học hỏi thêm kinh nghiệm?

  78. @Nguyễn Văn Nhân
    Chào!
    Chị phạm thị thu hằng theo tôi được biết là ở BRVT. Ở đó cũng như Đồng Nai thường trồng trụ sống. Chỗ tôi có người trồng 2x2m trụ sống chiều cao 6m vẫn có năng suất. Còn bình thường thì 2,2×2,2 hoặc 2,5×2,5 tùy từng nhà. Đặc biệt kỹ thuật làm bông ở vùng BRVT có nhiều mô hình năng suất rất khủng khiếp. Tuy nhiên vẫn bị dịch hại tấn công. Đặc biệt năm nay cơn bão số 1 làm nhiều bà con không hãm bông được.
    Tôi thì chăm sóc tiêu theo phương pháp kết hợp. Triệt nguồn gây bệnh trước, nếu có biểu hiện như: Thời tiết xấu, sâu bệnh, dịch hại,… thì phòng ngừa trước. Có thể bằng phương pháp hóa học hoặc vi sinh tùy thời điểm và tình trạng sức khỏe của cây. Tiêu con và tiêu lớn nhu cầu phân hữu cơ hoai mục là rất lớn. Khi ủ phân lúc nào cũng nên trộn Trichoderma cho phân mau hoai mục. Vì vậy chắc chắn giai đoạn phát triển nào của hồ tiêu cũng cần nấm đối kháng. Nếu bỏ thêm basudin nữa thì đảm bảo mối sùng và một số loại rầy trắng tấn công nữa thì quá đảm bảo. Cây tiêu bộ rễ là quan trọng nhất, nếu bộ rễ không tổn thương và không ngập úng thì tuổi thọ rất cao. Cây công nghiệp mà. Đã xài biện pháp hóa học thì không nên dùng chung với sinh học. Vì có dùng thì hiệu quả cũng không cao. Có kết hợp thì cũng phải có thời gian cây nghỉ.
    Chỗ tôi thì người ta không làm bồn, chẳng có nhà nào làm bồn cả mà người ta đắp mô cho nước khỏi úng gốc, thay vì làm bồn ta làm mương thì hiệu quả hơn. Gốc cây khô ráo thì nấm bệnh không có điều kiện phát triển. Giảm hẳn hiện tượng thúi lở cổ rễ. Có nhà xẻ mương thoát nước giữa vườn có người làm quanh hàng ranh. Cũng có người không làm mương thoát nước mà đào hố cho nước rút xuống đó.
    Mô hình xài béc thì tưới tiêu con hay tưới bắp gì đó thì tốt chứ tiêu lớn thì những cây gần béc dư nước còn xa béc thì có khi nước không tới được. Vì chăm sóc đạt trụ tiêu rất to. Nên có thì xài hệ thống tưới nhỏ giọt tới từng trụ thì hiệu quả hơn. Mô hình này chỉ áp dụng cho những vùng khan hiếm nước hoặc không có nhân công lao động tuy nhiên chủ động được việc tưới và bón phân.
    Tôi cũng có dự định làm mô hình này. Nhưng xem bảng báo giá thì 50-70 triệu /ha. Xài trong 10-15 năm. Suy đi tính lại thấy để tiền đó gởi ngân hàng một năm thuê vài công tưới vài đợt là xong.

  79. Cảm ơn bác Vịnh nhiều, chúc bác và gia đình nhiều sức khỏe.
    Anh em ở Gia Lai đã có ai xài hệ thống tưới nhỏ giọt chưa nhỉ. Nếu có nhờ anh em cho xin địa chỉ, mình muốn tham quan xem thế nào.

  80. http://tailieu.vn/tim-kiem/tai-lieu/h%E1%BB%93%20ti%C3%AAu.html?page=1
    Để có kiến thức vững chắc về cây hồ tiêu, tôi giới thiệu các bạn vào trang này tìm tài liệu. Trang này có rất nhiều tài liệu hay và bổ ích. Từ kỹ thuật nhân giống, kỹ thuật bón lót, kỹ thuật chăm sóc dịch hại, sâu bệnh, IPM, ICM, phân, tro, sinh lý sinh vật,… Bà con có thể tự tìm hiểu.
    Người ham học hỏi thì tốt. Nhưng cái gì không hiểu thì mới nên hỏi, thảo luận. Còn cái gì cũng hỏi thì thua. Vì cái gì không hiểu thì tự tìm tài liệu để cập nhật kiến thức cho mình được. Khi tự nghiên cứu, tự tìm tòi được cái gì thì mới thích vì khám phá được cái mới cái hay cái lạ. Thân!

  81. Chào bác Minh Vịnh, cháu là khoa ở Đồng Nai. Ở chỗ cháu làm hệ thống tưới tiết kiệm cho 1ha tiêu chỉ khoảng 25tr trở lại thôi, không tốn kém như chỗ của bác đâu, đó là thực tế cháu đã làm. Năm rồi cháu làm 1ha tưới khoảng 1400 gốc tốn khoảng 20tr kể cả công cán. Chắc là vật liệu trên dó đắt nên mức giá cao vậy.

  82. Chào bà con.
    Thời điểm này một số bà con thấy tiêu nhà mình không ra hoa nên áp dụng bừa bãi phương pháp kích thích ra hoa, như vậy thì tiêu sẽ ra bông trái vụ. Sau này thu hoạch rất khó. Ngoài ra áp dụng không đúng cách thì tiền mất mà chẳng được gì. Bà con phải hiểu là hồ tiêu phải cần có giai đoạn phân hóa nhủ hoa. Không có giai đoạn này thì tiêu sẽ không ra bông được đâu. Và làm lệch giai đoạn phân hóa mầm hoa này. Thì sang năm lại khổ như vậy. Hiểu rõ đặc tính cây tiêu thì sẽ làm cho ra bông đúng vụ và năng suất cao đều đều. Trường hợp như Tây nguyên mưa nhiều không hãm nước được thì ngoài thị trường cũng có bán thuốc phân hóa mầm hoa xịt cho cây tiêu xung tốt.
    Chúc bà con sức khỏe.

  83. nguyen tien toan :
    @ nguyễn văn nhân & nguyễn minh vịnh
    Cám ơn hai anh đã chia sẻ, đúng là ít kinh nghiệm đã nôn nóng. À cho em hỏi tí nha, hai anh có biết chế phẩm Metharizum không ai biết chỉ em cách làm nhé.

    Chế phẩm này ít công ty làm được, chỉ có Đại học Cần Thơ làm còn tin tưởng được chứ mấy bác công ty không làm nổi đâu, bạn nên dùng phương pháp hóa học thôi!

  84. Nguyễn Minh Vịnh :
    @tự nghĩa dương
    Phân gà tươi nếu bón cho cây một là nó nóng quá làm cháy rễ hai là nó vàng chạch ra nhiễm tuyến trùng chết từ từ. Thường thì ta mua phân gà vào mùa khô ủ tới đầu mùa mưa bón 1 lần duy nhất vào lúc làm bông. Cây năm năm nay không được tốt bằng năm ngoái là do phân gà chưa hoai chứ không phải là do Trichoderma. Trichoderma chỉ có tác dụng đối kháng, ngừa chết nhanh chứ không có tác dụng làm tốt cây như bạn nghĩ. Lượng phân người ta bỏ vô đó là không đáng kể. Chủ yếu là phân chuồng hoai mục làm tốt đất, vi sinh vật có lợi phát triển thông thoáng đất thì cây ít bệnh tật. Một năm bỏ Trichoderma 4 lần thôi. Bạn bỏ vậy nhiều quá lãng phí. Bỏ vào đầu giữa cuối mùa mưa và một lần mùa khô. Thường thì chết nhanh chỉ phát triển mạnh trong điều kiện nóng ẩm. Nấm mà. Còn tiêu nhà bạn nên ngừa tuyến trùng vì còn dư âm của phân gà chưa hoai mục. Thân!

    Theo bạn trichoderma mang ủ phân gà, phân hữu cơ nhiệt độ đống ủ 60 – 70 độ C trong nhiều ngày thì con tricho sống được không? Nếu sống được thì nấm gây bệnh thì sao?
    Bạn có biết trichoderma có màu gì không?
    Theo bạn sử dụng tricho như thế nào cho đúng?
    Nhiệt độ lớn hơn 35 độ C tricho không phát triển được đúng không?
    Theo bạn có phải bây giờ người dân có thói quen dùng chứ chưa biết rõ thực sự bản chất của tricho đúng không?
    Bạn có thể tranh luận về những câu hỏi trên không? Vì tôi thấy bạn cũng có nhiều kinh nghiệm!

  85. Chào bạn!
    Trichoderma mới ủ nó sẽ có màu trắng sau 3-5 ngày chuyển sang màu xanh thì ủ mới đạt. Nhiệt độ thích hợp để Trichoderma phát triển tốt là 20-30 độ C. Và phát triển tốt nhất với điều kiện phải hơi tối tối một chút. Trichoderma rất cần ôxi để phát triển. Vì vậy việc thường xuyên xới trộn đống ủ là cần thiết.
    Mục đích chính của Trichoderma là phân giải Cellulose giải độc cho đất, cạnh tranh dinh dưỡng với nấm gây hại, đối kháng như đã nói. Ngoài ra nó còn xâm nhập vào thành tế bào tạo nốt sần y như nốt sần cây họ đậu cố định đạm trong đất. Trichoderma có hơn 30 loài lận.
    Vì phân gà rất nóng. Muốn ủ đạt thì phải chất đống ít nhất 6 tháng cho phân gà bớt nóng. Trong lúc hốt phân chuồng thì ta bỏ đại mấy gói vào trộn rồi hốt luôn. Mục đích gieo bào tử, hạt nào đủ điều kiện thì mọc trước nấm gây hại. Chất đống đó con nào sống được thì sống. Vào đầu mùa mưa khi chuẩn bị bón phân cho tiêu làm bông. Trước đó 1 tháng, ra đống trộn Trichoderma xới tung lên. 3 ngày xới 1 lần mới có đủ không khí cho nấm phát triển. Và phải thường xuyên tưới giữ cho đống phân có ẩm độ cao. Khô quá nấm chẳng phát triển được.
    Thường thì phân gà rất nóng, nên chỉ một số ít nấm hồng là phát triển được trên đống phân gà chưa hoai mục đó. Phân gà chưa hoai mục bón rất dễ bị tuyến trùng, và hay vàng vàng lá do nóng quá cháy rễ. Những trụ tiêu mà gần đống phân gà đó thế nào cũng chết vì cháy rễ. Nhưng những cây chịu được thì sau này trái rất khủng khiếp. Vì vậy ủ hoai rồi bón thì tuyệt vời. Nhà tôi thì chắc ăn tôi ủ cả năm. Cho hoai mục. Khi đầu mùa mưa tôi bón thì rắc thêm một ít bào tử lên đống phân hoai đó. Mục đích giống như tiêm vác xin cho cây vậy. Gặp điều kiện nấm phát triển thì Trichoderma có bào từ nhiều nên phát triển trước cạnh tranh dinh dưỡng, đối kháng.
    Chỉ cần bón 1 lần duy nhất trong năm là đủ. Cỏn ngừa chắc ăn thì rắc Trichoderma vu vơ để tạo bào tử phòng ngừa thì thêm 2 lần là chắc ăn. Đối với cây đã phát bệnh. Thì nên dùng biện pháp hóa học. Sau đó mới ngừa lại bằng Trichoderma. Như vậy mới an toàn.

  86. Các kết quả nghiên cứu của Trường Đại học Cần thơ, Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long, Công ty thuốc sát trùng Miền Nam, Viện Sinh học Nhiệt đới đã cho thấy hiệu quả rất rõ ràng của nấm Trichoderma trên một số cây trồng ở Đồng bằng Sông Cửu long và Đông Nam Bộ. Các nghiên cứu cho thấy nấm Trichoderma có khả năng tiêu diệt nấm Furasium solani (gây bệnh thối rễ trên cam quýt, bệnh vàng lá chết chậm trên tiêu) hay một số loại nấm gây bệnh khác như Sclerotium rolfsii, Fusarium oxysporum, Rhizoctonia solani. Công dụng thứ hai của nấm richoderma là khả năng phân huỷ cellulose, phân giải lân chậm tan. Lợi dụng đặc tính này người ta đã trộn Trichoderma vào quá trình sản xuất phân hữu cơ vi sinh để thúc đẩy quá trình phân huỷ hữu cơ được nhanh chóng, vậy là trichoderma cũng trị được chết chậm.
    Theo em được biết sản phẩm mới này là tricho-ĐHCT được viết tắt Đại Học Cần Thơ.

  87. Xin chào bác Minh Vịnh.
    Gia Đình Cháu ở Thanh Bình, Trảng Bom, Đồng Nai. Ban đầu trồng tiêu gia đình chưa có kinh nghiệm nên không bón lót, khử trùng và cũng không đổ phân chuồng, mà chỉ đào sâu và trồng tiêu xuống. Nọc cây cao su.
    Năm nay là năm thứ 3, tiêu có bói lác đác. Trước đó khi chưa biết được trang web của bác, gia đình cháu chỉ bón NPK và DAP. Sau này khi tham khảo kinh nghiệm ngày 15/8 vừa qua gđ cháu đã bỏ 9 bao phân lân (lân Long Thành, lân Lâm Thao) cho 1300 nọc. (Vì bố cháu muốn tăng cường bộ rễ tốt)

    Bác cho cháu hỏi: gđ cháu bón phân như vậy có đúng hay không? Nếu đúng thì cháu cám ơn bác. Nếu cháu sai thì Bác cho cháu xin thêm ý kiến. Và tháng tiếp gđ cháu nên bón phân nào tiếp?
    Xin Chân Thành Cảm Ơn Trang Web và đặc biệt là cảm ơn bác Minh Vịnh.

    • Chào bạn!
      Tôi chỉ trùng tên với anh admin thôi. Xin chia sẻ với bạn.
      Nhu cầu dinh dưỡng của hồ tiêu trên 1ha tiêu đạt chuẩn 2,5 x 2,5 trong năm là : Khoảng 12 tấn xác bã hữu cơ (Phân chuồng hoai mục) + 400kg N + 400kg P + 200kg K. Bà con ta hay bón phân NPK 16-16-8 là thế. Bón DAP thì tốt quá còn gì.
      Thói quen bón phân vô cơ lâu dài mà không bỏ xác bả hữu cơ làm cho cây suy kiệt sức dần. Lúc cây đã suy yếu mà nhiễm bệnh thì không có thuốc men nào chữa khỏi. Phân lân ngoài tác dụng kích thích bộ rễ phát triển mạnh nó còn làm cho tay và mắt tay dày, dài hơn. Thường thì người ta bỏ vào đầu mùa mưa để hồi phục rễ. Và cuối mùa mưa cho cây tăng khả năng chịu hạn.
      Vào giữa mùa mưa thường nếu muốn cho bộ rễ mạnh thì dùng phân nước đổ gốc dạng Amino cây dể hấp thu hơn. Đặc biệt thời điểm từ mùa thu sang đông thì bộ rễ hoạt động rất kém, bón phân trên mặt hiệu quả không đạt 100%. Mưa nhiều cũng làm phân lặn sâu xuống dưới lòng đất. Mà những lông mao của rễ cây thường chỉ tập trung trên bề mặt tầng canh tác. Do vậy việc đào bới đất bón như kiểu càfe là không nên vì sẽ làm đứt rễ tiêu, rễ mà tổn thương sẽ thúi rễ dẫn đến chết cây.
      Cây cao su tán khá rộng. Độ che phủ ánh sáng dày. Cây đa phần chỉ sử dụng được ánh sáng khuếch tán (Tán xạ) 25% thiếu ánh sáng trực tiếp. Vì vậy việc phân hóa nhủ hoa rất khó. Cây chỉ ra hoa lác đác.
      Bạn có ý định trồng tiêu ăn vài năm rồi phá tiêu cạo mủ cao su. Như vậy cả 2 đều không đạt. Đặc biệt nước tràn trong vườn cao su rất nhiều mà cây tiêu sợ nhất là điều đó. Làm mương là điều cần thiết.
      Bạn nên ủ phân chuồng để đầu mùa mưa sang năm bón, nên bón 1 lần vào thời điểm làm bông.
      Tôi chỉ đóng góp một ít kinh nghiệm tôi thường làm thôi. Hãy quan sát chiếc lá tiêu. Lá của cây tiêu không bao giờ biết nói dối. Tôi sẽ viết 1 bài về lá tiêu sau để bà con tham khảo. Nhu cầu dinh dưỡng hay bệnh tật biểu hiện rất rõ trên lá.
      Còn có thể phương pháp của nhiều người khác còn tuyệt hơn tôi nhiều.
      Chúc bạn sức khỏe.

  88. Chào bạn Nguyễn Đức Thành Công!
    Nói về kĩ thuật trồng tiêu và chăm sóc tổng hợp thì có rất nhiều bà con trồng tiêu không biết.
    Như bạn nói nhà bạn trồng tiêu chỉ bón phân NPK – DAP nó cũng tùy vào thổ nhưỡng vùng đất của khu vực nhà bạn. Nếu trồng 3 năm nay tiêu vẫn phát triển bình thường là tốt rồi, bạn nhớ đừng để gốc tiêu bị úng nước nhé.
    Theo tôi biết thời gian trở về trước bà con mình trồng tiêu chỉ có bón phân để cây phát triển mà thôi, vì thế cây hay bị bệnh và xảy ra trường hợp chết nhanh, chết chậm…vv. Còn bây giờ nhiều người biết cách chăm sóc tổng hợp cho cây tiêu lắm đó bạn.
    Bạn nên lưu ý trồng tiêu nhất là giống tốt, không để úng nước trong gốc tiêu, phun thuốc dưỡng lá, bông, sâu rầy, phun thuốc phòng tuyến trùng, rệp sáp định kì. Bạn nhớ khi trồng tiêu bạn nên lót khoảng 10 kg phân chuồng có trộn nấm trichodrma, khi đôn hoặc trồng ác thì khoảng 15 kg nha bạn.
    Nếu tiêu cao khoảng 4m bạn có thể đào cách gốc tiêu 80cm dài 1m, sâu 20cm, ngang 30cm lấy đất đó vun vào gốc tiêu cao lên. Đầu mùa mưa bạn đổ vào mương đó 15 kg phân chuồng ủ cho đạt có trộn nấm trichodrma + với phòng trừ tổng hợp tiêu bạn sẽ phát triển mạnh.
    Còn việc bón phân, bạn nên dùng phân hữu cơ, như komi, humic, phân gà đậm đặc có trộn nấm trchodrma, khi trái vào hơi chắc hạt bạn có thể bón phân NPK có hàm lượng kali cao (10-10-30 hoặc 15-15-20). Lân bạn nên bỏ vào đầu mùa mưa thì hay hơn, vài ý chia sẻ cùng bạn nhé.
    Chào bạn, chúc bạn và gia đình sức khỏe.

  89. Xin chân thành cảm ơn sự chia sẻ kinh nghiệm của Bác Minh Vịnh và bác@ Công Châu Đức.
    Bác cho cháu hỏi thêm vài câu…
    Theo quan sát, lá tiêu nhà cháu không dày và xanh sẫm như vườn khác, liệu có sao không bác?
    Sau lần bón phân này gđ cháu nên bón gì cho vụ tiếp theo để đạt hiệu quả cao?

    Theo tài liệu trước Bác Vịnh cung cấp, thời gian 3 năm có lẽ chỉ là loại tiêu kiến thiết, mà loại NPK ở khu vực cháu lại khó kiếm. Vậy mình có thể tự pha đạm lân kali được không? Và nếu được thì xin bác giúp cháu phần công thức vì gđ cũng sợ bệnh thán thư như bác từng cảnh báo.

    Cháu chờ bài viết về Lá Tiêu của Bác. Gđ cháu ở Cây Gáo, Thanh Bình, Trảng Bom, Đồng Nai. Nếu có lần các bác ghé qua xin hãy gọi số 0613 925241 để gđ cháu được cám ơn bác nhiều hơn.
    Chúc các bác và gđ có nhiều sức khỏe.

    • Chào bạn!
      Lá tiêu mà xanh đen, lươn cùi tháo khớp đầu đọt tiêu lươn thì mới hay chết nhanh. Còn lá màu xanh sáng, có đọt non lá non ra thì là cây mạnh khỏe. Còn cây vàng vàng lá là biểu hiện của tuyến trùng, rệp sáp, thiếu phân, thiếu Mg, đất chai bạc màu…. Nên bạn yên tâm. Lá xanh um mà vườn độ ẩm không khí cao, thì chỗ tôi chả ai dám cười mà toàn sợ.
      Bạn ở Đồng Nai sao lại không dùng phân Humik chuyên dùng cho tiêu nhỉ, chỗ tôi có người cứ thấy cây hết phân là bón phân hữu cơ này, thế mà năm nào cũng năng suất đó thôi. Phân bón này của Đồng Nai mà. Việc lạm dụng phân vô cơ nhiều quá cây sẽ suy yếu đấy. Nhất là tiêu bạn lại trồng chung với cao su, cây cao su này rất nhiều nấm Phytophthora capsici tấn công. Vì vậy bạn để ý rẫy nào gần lô cao su thì hay chết hàng loạt lắm. Trong khi đó bạn lại trồng chung với loại cây này nữa, tôi cũng bái phục bạn. Trồng chung với cao su thì phải xữ lý thuốc mệt lắm đấy. Phân vô cơ nó khác với hữu cơ là cây sử dụng ngay. Và hết rất nhanh. Còn phân hữu cơ cây ăn từ từ. Tôi nói vậy là bạn hiểu khác biệt rồi. Ăn nhiều một lúc thì dể bội thực.

  90. Anh Vịnh cho em biết phân humik của anh. Chỗ em có ông kia sử dụng không phải là humik như anh mà là humic phân túi 1 kí phân màu đen, túi màu xanh lá không biết phải không? Không biết tiêu trồng 2 tháng rưỡi rồi giờ muốn kích thích bộ rễ được không? được thì dùng loại nào mà không phải là hóa học nhé. Mong anh giúp đỡ, xin cám ơn

  91. Trước tiên là gởi lời cám ơn chân thành tới bác.

    Nhà cháu trồng 1400 nọc cao su đã là tuổi thứ 5, tiêu 3 tuổi.
    Theo kinh nghiệm quê cháu, nhiều người đã thành công trên nọc cao su nhưng giờ nghe bác nói cháu mới vỡ lẽ. cháu không còn cách thay đổi. Bác biết bịnh gì của cây cao su khi kết hợp với tiêu thì giúp cháu với.
    Xin hỏi thêm bác nếu mình mua thuốc trị bênh cho cao su thì có ảnh hưởng nhiều tới tiêu hay không? Một vài người bạn của bố cháu nói sau lần này nên bón 1 lượt kali. Bác nghĩ có được không?

    Xin cảm ơn và chúc sức khỏe đến gia đình bác.

    • Chào bạn!
      @ Toàn
      Có khi ông ấy bỏ Trichoderma mà bạn tưởng là Humik đó. Có sản phẩm Trichoderma bón cho cây là 1 gói màu đen đó là bào tử nấm. Gói màu xanh da trời nhạt là phân để nuôi nấm và tiêu.
      Còn phân humik hay phân hữu cơ bình thường có màu đen. Và có mùi Amoniac ” mùi khai” nồng nặc phân sản xuất từ phân chuồng, phân bắc…. Phân mà ít khai thì thường chiết xuất từ bã mía, rác hữu cơ…Có loại phân hữu cơ khoáng thì người ta chiết xuất từ bã đậu nành, đậu phộng, bắp … thì nó có màu nâu nâu như màu cám heo. Tiêu 2 tháng rưỡi là bạn dùng con dao nho nhỏ moi 1 lỗ vùi xuống để cây ăn dần. Cây phát rất mạnh. Khi nào hết phân thì lá trên ngọn sẽ nhỏ dần nhỏ dần, và màu nó sẽ trắng nhạt. Cứ để ý lá mà bón phân.
      @ Công
      Cả tiêu và cả cao su đều không năng suất. Người ta nói 1 nghề cho chính còn hơn chín nghề là thế.
      Được cái là người ta có cao su mình có cao su. Người ta có tiêu mình cũng có tiêu.
      Việc trồng cao su thì bắt buộc hồ tiêu phải để ở truồng “Cắt bỏ hết những tay dưới thấp để cạo mủ “. Như vậy cây hồ tiêu đã mất một số năng suất rồi. Cộng thêm cây cao su rợp nữa thì giai đoạn phân hóa mầm hoa rất khó khăn. Vì vậy việc làm trái sẽ rất khó. Cây lúc nào cũng năng suất kém hơn cây thoáng.
      Nên bạn cứ chăm cao su đi. Vì nó cũng sắp mở miệng rồi. Hồ tiêu trời cho bao nhiêu thì hưởng bấy nhiêu thôi. Chứ tôi chuyên về hồ tiêu. Mà 2 cây này chế độ phân tro khác nhau. Tôi chỉ cho bạn chăm tốt hồ tiêu thì cao su lại kém. Nên bạn chịu khó hỏi những bác nông dân Vip vùng bạn. Đã thành công với 2 cây này 1 lúc nhé. Người ta đã có bí kíp thành công thì kinh nghiệm nhiều lắm đấy. Mang vài con gà qua cộng vài thùng bia, mà kiếm lại được vô số kiến thức chẳng lỗ đường nào. Chỗ tôi chưa thấy ai thành công hồ tiêu trên cây cao su. Mặc dù cũng thấy nhiều nhà trồng.
      Chúc bạn sức khỏe.

  92. Phân bón hữu cơ khoáng Hướng Dương Xanh là loại thích hợp cho vườn trồng hồ tiêu xen cao su nhé. Lượng phân chuồng nhiều hơn bình thường. Vì ngoài hồ tiêu còn cao su ăn nữa.

  93. Một lần nữa cám ơn bác Vịnh.

    Nhà cháu trồng cao su không phải để lấy mủ mà mục đích làm nọc (choái). Nọc cao 7m và xuống tàn. Nhà cháu xuống tàn cao su như lồng mức nhà bác vậy. Nhà cháu trồng vậy vì sợ sau này không may, tiêu chết hàng loạt thì gđ cháu còn có thể cạo mủ kiếm thêm thu nhập.

    Đương nhiên một thùng bia và vài con gà thì không thành vấn đề nếu là bác. Vì gđ cháu cảm thấy bác tư vấn thật tình và chi tiết. Chứ không như hàng xóm nhà cháu, họ mặc dù cùng “là người Việt”… nhưng họ dấu nghề chứ không như bác.

    • À. Nếu bạn đã rong tán thì không phức tạp lắm trong khâu phân hóa mầm hoa. Chỉ lưu ý chịu khó làm mương thoát nước thật sâu. Bình thường tầng canh tác của rễ tiêu là 40cm thì làm mương sâu 60cm, nhưng với mọc cao su phải sâu hơn. Trong vườn cao su nước không rút được mà thường tràn trên mặt. Khi mưa lớn, bạn chịu khó ra xem nước chảy như thế nào trong vườn, và nó tập trung chỗ nào. Ngay chỗ đó, bạn đào một cái hố sâu chừng 2m để cho nước rút xuống hết. Hết mưa, bạn raquăng vôi xuống hố đó. Và xung quanh hố trồng kín hoa vạn thọ nhé. Lượng nước tràn vào hố đó chứa toàn là nấm bệnh không đấy. Chỗ tôi cũng có nhà như bạn, cũng trồng bằng nọc cây cao su nên tôi biết.
      Bón nhiều phân chuồng hoai mục. Bón 1 lần vào đầu mùa mưa, có trộn Trichoderma.
      Phân hữu cơ Hướng Dương Xanh có tác dụng như phân sinh khối vậy. Ngừa bệnh chết nhanh, nhưng nó còn bổ sung vi lượng Mg, Bo…
      Nếu bạn ủ được phân sinh khối và mua phân khoáng bỏ thì cũng có tác dụng như Hướng Dương Xanh, mà giá lại rẻ hơn. Phân sinh khối trong diễn đàn này anh Phát có hướng dẫn chi tiết đó.
      Ngoài chi tiết đó thì chăm sóc y như bình thường. Không nên lạm dụng phân bón hóa học nhé. Bón nhiều phân hóa học thì cạo mủ cao su thật đấy.
      Chuyển đổi phân hóa học thành phân hữu cơ chuyên dùng cho tiêu, chỉ bón thêm NPK vào lúc trổ bông và lúc to hạt chắc trái. Vì lúc đó cây tiêu cần nhiều phân đa lượng.
      Tôi thì không nhậu. Cảm ơn bạn.

  94. Chào anh Minh Vịnh.
    Tôi là một nông dân hơi bị dốt, nay nhờ Giatieu.com, tôi mới ý thức dược việc chăm sóc và bảo vệ vườn tiêu nhà mình qua những góp ý, chia sẻ kinh nghiệm của bà con trồng tiêu. Những ý kiến của anh rất chân thành và hữu ích. Vườn tiêu nhà tôi trước giờ chỉ bón phân hóa học, năm nay tôi đã bón phân bò ủ với nấm trichoderma. Về vệ sinh vườn tôi sử dụng thuốc diệt cỏ năm 2 lần, giữa và cuối mùa mưa. Vậy nếu tôi vẫn sử dụng thuốc diệt cỏ thì ảnh hưởng gì dến những bào tử nấm trichoderma trong đất không?
    Mong dược anh góp ý.

    • Chào bạn!
      Câu đầu tiên tôi xin chân thành khuyên bạn là nên mua ngay 1 cái máy phát cỏ. Bỏ thói quen xịt thuốc cỏ ngay lập tức.
      Nếu là rẫy trồng tiêu thì không nên xịt thuốc cỏ. Vừa hại môi trường vừa hại chính bản thân mình. Mặc dù là cây công nghiệp nhưng rễ hồ tiêu rất dễ tổn thương. Mùa mưa gốc rễ cỏ chống rửa trôi màu đất, mùa khô giữ ẩm cho đất. Điều quan trọng là ta giữ trong gốc tiêu thật sạch, ra ngoài tán lá ít nhất 30-40cm. Nếu có làm cỏ cũng chỉ nhổ bằng tay, không nên dùng cuốc để sạc hay xịt thuốc cỏ sẽ làm tổn thương rễ tiêu. Bạn để ý thấy vườn nào xài nhiều thuốc cỏ thì cây hay có hiện tượng vàng vàng lá. Vì ngoài diệt cỏ nó diệt luôn những sinh vật có lợi.
      Mặc dù có nhiều nhà xài thuốc diệt cỏ thấy cũng không sao. Nhưng về lâu dài tôi chắc chắn là không bền vững. Chẳng qua là sợ tốn công lao động nên phải làm thế chứ nếu mình chủ động thì không nên.
      Bạn nên tìm lạc dại phủ xanh đất nhà mình, bạn sẽ khỏi mất công làm cỏ. Vì loại cây này rất tốt, có vi khuẩn nốt sần cố định đạm trong đất. Mà một số loài nấm Trichoderma cũng có chức năng cố định đạm tương tự vậy. Tôi chỉ lấy ví dụ này cho bạn so sánh nhé. Cây keo cũng có nốt sần vì nó là cây họ đậu nên làm trụ cho tiêu sẽ rất xanh tốt. Bạn dùng phân chuồng hoai mục ủ Trichoderma bón vào nữa thì nó sẽ ít bệnh tật. Nhưng nếu bạn dùng thuốc hóa học, đặc biệt là thuốc gốc đồng nhiều, thì cây tiêu leo lên cây keo sẽ có màu vàng vàng. Vì không có vi khuẩn cố định đạm nên cây keo sẽ tranh chấp phân với hồ tiêu. Nói vậy để cho bạn hiểu là thuốc gốc đồng còn làm Trichoderma và vi khuẩn cố định đạm trong đất chết huống chi là thuốc cỏ.
      Trồng keo cũng là con dao 2 lưỡi. Biết thì tốt, mà không biết thì nguy hiểm lắm. Thuốc diệt cỏ cũng vậy.
      Chân thành chia sẻ với bạn.

  95. Chào Minh Vịnh.
    Tôi đã đọc nhiều bài viết của Minh Vịnh, nhưng đến bài này theo tôi là một trong những bài hay nhất của anh. Phương pháp chăm sóc vườn tiêu sạch đúng nghĩa của nó.
    Qua bài viết của Minh Vịnh, tôi tha thiết yêu cầu anh Tinh Trần Ba, và anh Minh Quang chia sẻ với mọi người về cách sử dụng các sản phẩm hóa học của mình, như hai anh đã chia sẻ với tôi. Thú thật tôi đã có ý định này từ lâu nhưng chưa có thời gian rảnh rỗi để gõ bàn phím. Hôm nay nhân đọc bài viết của MV, tôi “liều mạng” xin hai anh chia sẻ những thành công, thất bại của mình với mọi người khi sử dụng thuốc hóa học để trị bịnh cho cây tiêu. “Thất bại là mẹ thành công”. Theo tôi những điều của hai anh nói ra là vô cùng dũng cảm, đầy tinh thần trách nhiệm và cũng là bài học lớn sâu sắc cho lớp con, cháu.
    Thường thì người ta hay nói về thành công của mình, nhưng nay tôi xin hai anh làm điều ngược lại. Vì sao? Những lần nói chuyện qua điện thoại với hai anh, tôi cảm nhận được tâm trạng băn khoăn, lo lắng kể cả khi một trong hai anh thốt lên: “tôi dại rồi” đầy cảm xúc. Tôi thường xuyên tiếp xúc với những người bạn nhỏ (cũng như hai anh, chưa biết chân dung) có nhiều bạn hoang mang lo lắng khi đứng trước một rừng thuốc BVTV, có bạn reo mừng vì tìm ra giải pháp trị bịnh cho vườn tiêu nhà mình. Tình cảm của các bạn ấy coi tôi như là người anh, người chú, xúc động lắm.
    Xin nói lời cám ơn tới các bạn đã tin cậy, chia sẻ và những tình cảm đã dành cho tôi.

  96. Trong diễn đàn này mà có những anh nhiệt tình như anh Minh Vịnh đây… Những người chưa biết gì rồi cũng sẽ biết tất cả về cây tiêu. Vậy chúng ta khi trồng tiêu thành công rồi thì hãy nhiệt tình giúp đỡ lại những người chưa biết các bạn nhé… Đừng phụ lòng những người đã từng giúp đỡ mình nha… Em xin chúc gia đình anh Minh Vịnh, tieu phong … và đại gia đình giatieu.com đã nhiệt tình giúp đỡ mọi người. Chúc các bác và gia đình khỏe mạnh làm ăn phát đạt.

  97. Bạn nào có biết nơi nào bán giống dây đậu lông không? (hay trồng trong vườn cao su)… Nếu biết thì mách dùm. Cám ơn nhiều!

  98. Chào anh Phan Phát! Anh muốn lấy cây đậu dại phải không? Hôm trước em có đi qua Bình Phước thấy người ta trồng nhiều lắm. Cây này hình như là cây sắn dây dại thì phải. Anh muốn lấy thì cứ lên Bình Phước xin chắc họ cho thôi! Hôm trước em mới xin cây lạc dại xong. Chào anh!

  99. Chào anh Tiêu phong và tất cả mọi người.
    Đúng là lâu nay tôi không tham gia diễn đàn nhưng nếu có điều kiện lên mạng là ghé thăm gia đình NHÀ TIÊU. Lý do là tôi muốn có thời gian ngẫm nghĩ về cách làm của mình cũng như những chia sẻ của mọi người. Về thuốc hóa học, tôi muốn chia sẻ với những ai có vườn tiêu hiện đang khỏe hoặc mới trồng hãy hạn chế tới mức tối đa mà nên chuyển sang sử dụng sinh học. Thật may mắn cho chúng ta là anh Phan Phát đã giúp mọi người cách kiểm tra chất lượng Trico nên khi tìm được sản phẩm nào tốt thì tích cực sử dụng và chia sẻ với bà con. Đối với những vườn tiêu đã sử dụng nhiều thuốc hóa học, theo tôi phải cai nghiện từ từ, bên cạnh việc tích cực bón phân hữu cơ và sử dụng vi sinh. Với những vườn cây già cỗi thoái hóa hay chết do đã dùng quá nhiều thuốc và phân hóa học, bây giờ tái canh lại, theo tôi nên ưu tiên sử dụng gốc ghép.
    Nhân đây tôi rất muốn mọi người chia sẻ những ý kiến của mình về cây tiêu ghép, đặc biệt là loại gốc để ghép. Thực tế thì tại vườn tiêu của tôi cũng như mọi người xung quanh, tiêu chết mà trồng lại là rất khó khăn nhưng nếu sử dụng gốc ghép thì vấn đề có thể giải quyết được, do đó rất mong mọi người cùng quan tâm chia sẻ vấn đề này. Chúc mọi người sức khỏe. Trân trọng.

    • Anh Tình Trần Bá thân mến.
      Cây tiêu ghép tuổi thọ không cao đâu anh à. Cái gốc cây mẹ mạnh khỏe thì ít bệnh tật thật, và nó sống rất khỏe. Nhưng ngay vết ghép rất dễ tổn thương. Và phía trên vết ghép vẫn bị bệnh như bình thường. Vì nấm không phải chỉ tấn công từ dưới lên mà còn tấn công từ trên xuống nữa. Điển hình như bệnh “Sài Đầu”.
      Nếu anh sợ bệnh tật thì nên chọn giống Sẻ Đất Đỏ “Vĩnh Linh lá nhỏ” trồng sẽ ít bệnh tật. Giống này kháng bệnh rất tốt, trải qua bao lần dịch hại tấn công mà nó vẫn sống trơ trơ oai hùng. Có điều dé bông nó ngắn, nhưng rất sai. Chăm sóc đúng cách thì năng suất rất cao. Chăm sóc không đúng cách thì nó chỉ vàng vàng lá chứ không chết. Nhà tôi những trụ tiêu Sẻ Đất Đỏ đã trồng được 27 năm mà vẫn cho năng suất cao. Hồi đó đã có kỹ thuật gì đâu, đào 1 hố con con mà bỏ xuống.
      Qua nhiều năm trồng và chăm sóc tiêu tôi mới làm chủ được loại cây này.
      Một vài chia sẻ chân tình với anh. Thân!

  100. Nhân tiện có ý kiến anh Nguyễn Vịnh trao đổi vấn đề đảm bảo sự bền vững qua bón phân cho cây hồ tiêu, tôi tán thành ý kiến anh ấy hoàn toàn. Như vườn tiêu của tôi các bạn thấy bên bài viết “nhân sinh khối”. Vườn tiêu năm thứ 14. Các ông kĩ sư nông nghiệp vào nhìn bị lầm và đoán là mới năm thứ 6 khi nhìn kỹ thấy gốc to thì mới biết mình đoán nhầm. Với 6 sào một năm tôi chỉ bón 2 đợt phân hóa học (400kg lân + 100kg ure + 100kg Kcl) sản lượng 5 tạ/sào. Hãy quan tâm đến nguồn phân hữu cơ và các vi sinh vật có lợi, tăng cường nấm trecho,… Cứu vườn tiêu, cứu lấy môi trường chính là cứu chúng ta và cứu thế hệ mai sau. Thân chào!

  101. Theo yêu cầu của cộng đồng, kể từ hôm nay Giatieu.com mở phần thảo luận ở bài này để bà con tiếp tục trao đổi. Tuy nhiên, bà con cần lưu ý vì một số thông tin không còn phù hợp với những nhận thức khoa học mới về việc bón phân, nhất là với một số loại phân hữu cơ, hữu cơ sinh học, phân vi sinh vật… hiện đang được phép lưu thông trên thị trường.

  102. Tiêu nhà tôi mới trồng được 1 năm mà xuất hiện rụng đốt một số cây rất ít cành, vàng lá thì tôi phải làm thế nào? Do tôi mới vào nghề mong bác chỉ dùm phải bón phân gì, phun thuốc gì? Vào những thời điểm nào ? Xin cảm ơn bác.

    • Có thể do bạn bón phân chưa đủ nhu cầu, thiếu trung vi lượng và các chất hữu cơ cần thiết. Bạn nên sử dụng phân sinh học bigel+biosol và bổ sung humic, trung vi lượng… giúp cây nhanh chóng tăng sức rồi tiến hành chăm bón bình thường theo định kỳ bón phân, chăm sóc trên các bài viết có nêu cụ thể.
      Tuy nhiên, bạn nên tăng lượng hữu cơ, sinh học, và giảm lượng phân hóa học mới kích kháng cho tiêu chống chịu các loại sâu bệnh được.

  103. Em có thắc mắc một vấn đề. Về 4 lần bón phân đầu tiên thì ok. Còn lần thứ 5 dùng NPK thì em thấy không đúng với khuyến cáo của chú Nguyễn Vịnh là không dùng phân hóa học vào mùa mưa. Mong chú cho cháu lời khuyên.

    • Mưa dầm làm thối rễ tơ nên phải hạn chế dùng phân hóa học lúc này. Nhiều vườn đã bị chết oan vì thuê công bón phân. Thay vì rải đều quanh gốc, công chỉ đổ một chỗ khiến nồng độ quá cao làm cháy rễ. Bác Vịnh khuyến cáo hạn chế dùng chính vì điều này.
      Theo bác trao đổi, mình có thể bón NPK nhưng với lượng nhỏ để đỡ gây hại, tốt nhất là pha loãng để tưới nhưng nhiều người sợ tốn công. Ở Hà Lan, Buôn Hồ năm ngoái nhiều vườn trồng tiêu xen trong cà phê cũng bị chết vì lý do này đã được báo chí đưa tin.

  104. Cô bác cho cháu hỏi mùa mưa có nên bỏ phân ko, phân amino có bỏ cho tiêu nhỏ mới 4 tháng được không.

    • Tiêu con mới trồng chỉ cần bón lót đầy đủ là được. Nếu muốn cho ăn thêm nên chọn các loại phân tổng hợp đủ các thành phần như biogel. Không cần bón Amino quá sớm sẽ làm tiêu con phát triển mất cân đối, nhiều đạm làm yếu sức đề kháng.

    • Phân sinh học biogel đổ gốc vừa cung cấp đủ chất dinh dưỡng vừa giúp tiêu gia tăng kháng thể và hệ rễ phát triển mạnh, cây nhanh phát hơn.
      Bạn cần chú ý bón nấm đối kháng trichoderma phòng bệnh cho tiêu luôn.

  105. Mình đã sử dụng đổ trichoderma thường xuyên, tiêu nhà mình lá gần gốc không thấy rụng, hay rụng ít nhiều cây lắm quả lá rụng nhiều đa số rụng nửa trụ, lá ngả màu đốm vàng nhìn tiêu ngọn vẫn xanh tiêu vẫn phun đọt non. Mình bới thấy rễ tơ không bị tổn thương, rễ vẫn trắng. Xin cộng đồng giatieu và anh Vịnh tư vấn giúp. Xin chân thành cảm ơn

    • Có dấu hiệu tiêu bị thiếu dinh dưỡng vì phải nuôi nhiều chuỗi. Nên tăng cường bằng các loại phân tổng hợp nhiều thành phần đảm bảo chất lượng, ưu tiên phân hữu cơ, hữu cơ sinh học và các loại amino, humic… Tuyệt đối không để suy cây sẽ ảnh hưởng tới cả vụ sau nữa.

    • Tiêu thiếu ăn nên vàng lá rụng chuỗi. Bón phân chống đói ngay thôi.
      Phun phân bón lá để cấp cứu trước đã..

    • Đất bazan, vườn mới chuyển đổi thường có độ pH thấp do tồn dư hóa chất, bón Lân Văn Điển tốt hơn. Supe lân nên bón cho vùng đất đá vôi, thường có độ pH đất cao hơn.

    • Hầu hết đất trồng ở Tây Nguyên chỉ nên bón Lân Văn Điển. Nếu phải bón Supe Lân, bà con cần rải thêm vôi bột để nâng pH.

  106. Chào cả nhà giatieu hiện nay mưa hơi nhiều việc bón phân lúc này thật khó khăn, mà tiêu thì có hiện tượng đói ăn, mọi người tư vấn cho mình giờ dùng phân gì mà không ảnh hưởng đến rễ mà cây vẫn hấp thụ dinh dưỡng tốt được. Chúc cả nhà sức khỏe.

    • Rễ tiêu mùa mưa dầm rất dễ bị tổn thương, nếu không muốn đụng rễ thì cách duy nhất là phun phân bón lá. Nếu ngại làm rễ tổn thương thêm thì không dùng phân hóa học mà chỉ dùng phân hữu cơ sinh học tổng hợp nhiều thành phần như biogel của Ấn Độ chẳng hạn…

  107. Em ở Nghệ An, nhà em có một vườn tiêu giờ đang ra bông.
    Em nên bỏ phân gì và xịt phân bón lá loại nào. Xin hỏi mọi người ạ.

  108. Chào bác Vịnh và mọi người, vườn điều nhà cháu hiện giờ lá đã già chuẩn bị rụng để ra lá non rồi ra bông. Vậy bây giờ cháu xịt biosol được không, có ảnh hưởng gì tới quá trình ra bông không (cháu sợ ra đọt nhiều ít bông) hay để chừng nào ra lá non đối xịt hay hơn? Tại chưa thấy ai xài cho cây điều nên cháu hơi lo, mong bác và mọi người giúp. Xin cám ơn !

    • Bạn cần chú ý thời điểm : Đổ gốc Biogel khi điều rụng hết lá. Phun Biosol tối thiểu 2 lần cách nhau 7 ngày khi lá non bắt đầu có màu xanh. Chúc bạn thành công.

  109. Cám ơn bạn @ Hoàng nhiều. Mình sẽ làm như bạn tư vấn.
    Hi vọng mùa điều năm nay sẽ trúng hơn năm trước. Năm nay bắt đầu thử nghiệm hi vọng tốt đẹp !

  110. Chào chú Vịnh và tất cả mọi người trên diễn đàn này. Cho cháu hỏi tiêu lươn nhà cháu mới đôn thì nên bón phân để kích thích ra rễ không. Một số cây mới chỉ có 1, 2 cành non vậy có nên đôn cho kịp mùa mưa hay để lúc có nhiều cành rồi đôn. Cháu sợ đến lúc được nhiều cành thì cũng là lúc hết mưa. Cháu mới làm tiêu nên ít kiến thức, mong chú và mọi người giúp đỡ thêm.

    • Chào cháu @ hiếu hường
      Bón các loại phân hữu cơ, hữu cơ sinh học để kích rễ, tăng kháng thể. Chỉ đôn khi thân đã cứng cáp, đủ già để bung rễ mới, khoảng 5-6 tay ác là vừa. Cần chủ động chăm bón mới đạt hiệu cao hơn. Chú ý đổ nấm đối kháng trichoderma để phòng bệnh càng sớm càng tốt.
      Thân

  111. Hiện tại cháu đang ủ phân bò với cỏ được khoảng 20 ngày. Cháu chưa lần nào đổ nấm tricho. Giờ cháu trộn tricho với phân rồi ủ tiếp có được không ah. Như vậy cây vẫn chưa nhận được nấm tricho. Vậy cháu phải mua thêm nấm đó đổ trực tiếp lên gốc tiêu được không ah. Cháu sợ đến lúc phân ủ mục thì cũng là lúc hết mưa. Mong chú giúp cháu.

    • Chào cháu @ hiếu hường
      Rất ngạc nhiên vì cháu hiểu quá sai về nấm tricho. Ủ với tricho sẽ giúp phân hũy xác bã hữu cơ nhanh hơn. Khi đống ủ tăng nhiệt sẽ đốt chết hạt cỏ dại, mầm mống các loại sâu bệnh và… đốt cả tricho. Khi đưa phân ủ ra bón phải bổ sung tricho lại mới phòng được sâu bệnh, tuyến trùng… Đổ tricho trực tiếp lên gốc khi mới trồng hay đổ bổ sung là việc làm cần thiết, thường xuyên. Cháu nên tìm hiểu tricho kỹ hơn để sử dụng có hiệu quả.

    • Cháu xin bổ sung. Lựa chọn sản phẩm tricho có chất lượng để phòng bệnh cho tiêu rất quan trọng. Cần tìm hiểu kỹ càng để tránh tiền mất mà tiêu vẫn chết. Phải phòng bệnh sớm cho tiêu. Để bị bệnh rồi chữa trị sẽ rất tốn kém mà hiệu quả chưa chắc đã cao.

  112. Cháu cảm ơn chú nhiều. Rất mong nhận được những thông tin hữu ích khác từ chú cũng như những người khác trên diễn đàn.

  113. Chào cộng đồng giatieu.com. Chào bạn @ Hoàng cho mình hỏi 1 hộp biogel tưới được bao nhiêu gốc điều và mình tưới mấy lần. Mình cũng đang sử dụng biogel và biosol cho tiêu thấy rất hiệu quả nên mình đang định sử dụng cho điều và sầu riêng. Chúc bạn luôn mạnh khỏe nha.

    • Bạn nên tưới biogel theo khuyến cáo của nhà sản xuất khoảng 5-8 hộp cho 1 ha, hoặc tưới 1 hộp/100 gốc điều kinh doanh là được.

  114. Cháu chào mọi người trên diễn đàn. Cháu mới trồng tiêu được thời gian ngắn, nay mới biết đến diễn đàn này thật may qua. Chú Vịnh cho cháu hỏi tý ak. Cháu có 1000 trụ tiêu vừa mới cắt dây đuợc 2 tháng ak. Nhưng tiêu chỗ cháu đang bị xoăn lá khoảng 30-40 %. Cháu sợ do rối loạn dinh duỡng nên chưa biết phải bón phân thế nào cho hợp lý. Mới đây cháu chỉ dám bón 1 ít phân vi sinh và phân chuồng hoai mục + đổ gốc tuyến trùng. Chỗ cháu chưa có phong trào sử dụng phân hữu cơ vi sinh. Mà cháu thấy sử dụng phân hữu cơ vi sinh như Biogel+Biosol cũng rất hay mà lại bền vững. Mong chú giúp cháu với ak. Cháu xin cảm ơn !

    • Tiêu bị xoăn lá có nhiều nguyên nhân, do côn trùng chích hút, thiếu trung-vi lượng, nhiễm virus, rối loạn dinh dưỡng, khô hạn… mỗi nguyên nhân cần có cách chăm bón phù hợp mới khắc phục được. Hình như bạn muốn nói về phân hữu cơ sinh học nhưng đã nhầm lẫn với phân vi sinh… Bón phân có hiệu quả thấp thường do chất lượng phân, do cách ủ chưa đúng làm mất chất, chuyển hóa dinh dưỡng kém. Bạn cần lên diễn đàn nhiều hơn, vào mục Trồng và chăm sóc tiêu đọc và tìm hiểu để tự trang bị kiến thức về tiêu cho mình.
      Phản hồi về tiêu mới cắt dây của bạn chưa xác định được gì. Bạn chụp vài tấm hình gửi về email bác Nguyễn Vịnh để cộng đồng tư vấn giúp bạn chính xác cụ thể hơn.

  115. Chào @ trần tích. Điều thường chỉ 200 gốc 1 hecta. Nên chỉ cần 2kg/lần, tưới khoảng 2-3 lần trước khi trổ bông thôi là ok rồi. Phun biosol 3-4 lần trước khi trổ bông là ok. Mình phun có 2 lần năm ngoái mà bông trổ đặc nghẹt luôn. Đó là chưa tưới biogel đó, nếu bạn tưới biogel nữa đảm bảo ra trái nhìn mê luôn.

  116. Cho mình hỏi nếu điều trổ bông rồi phun biosol được không vì điều thường không ra bông đồng loạt cây ra trước cây ra sau. Xin cám ơn!

    • Vẫn phun Biosol được, nhưng chưa phát huy tối đa ưu điểm của loại phân hữu cơ sinh học này.

  117. Cảm ơn @ Thắng Lợi nhé. Đúng là mình muốn hỏi phân hữu cơ sinh học Biogel. Tiêu nhà mình được 1,2 năm thi dùng phân này đổ gốc 2-3 tháng một lần thì có cần dùng thêm NPK nữa không bạn? Vì tiêu nhà mình chắc do rối loạn dinh dưỡng nên sợ dùng NPK lắm. Cho mình vài chia sẻ sử dụng phân hũu cơ sinh học này nhé. Cảm ơn bạn !

  118. Chào anh Vịnh và cộng đồng giatieu. Cho tôi hỏi tiêu nhà tôi mới trồng được 3 tháng (Giống tiêu Ấn Độ) có vẻ tiêu bị thiếu chất gì đó mà tôi ko biết, 1 số bị rụng đọt, 1 số lá hơi xoăn và ko được xanh, anh Vịnh cho tôi lời khuyên với. Tôi định trộn tricoderma sp với phân bã đậu tưới cho tiêu có được ko? Có giải pháp nào hay anh Vịnh và anh em giúp tôi lời khuyên. Xin cám ơn mọi người.

    • Có thể tiêu bị côn trùng chích hút lá non gây ra xoăn lá.
      Rụng đọt, không xanh chủ yếu do thiếu trung – vi lượng. Có thể phun lá phân sinh học biosol để khắc phục nhanh, sau đó bón gốc bổ sung trung vi lượng.
      Phân bã đậu tươi là phân gì, cách ủ hay làm thế nào ? Không nên sử dụng phân tươi chưa qua ủ, dễ lây nhiễm bệnh…
      Bã đậu nành tươi muốn làm phân phải ủ theo quy trình ủ đạm cá. Tham khảo bài này : http://www.giatieu.com/tu-san-xuat-phan-ca-gia-thanh-re/4846/

  119. Chào cộng đồng mình có thắc mắc về vấn đề trichoderma bón cho cây trồng. Các anh chị có kinh nghiệm cho mình hỏi khi hòa biogel+trichoderma bón cho tiêu thì ta hòa luôn gói tricho vào phuy với biogel rồi tưới ngay luôn hay là phải kích hoạt tricho+biogel để 8-12 tiếng rồi mới tưới tiêu. Ai chuyên dùng tricho phòng bệnh có thể chia sẻ cho mình học hỏi nhé. Cảm ơn
    Thân

    • Cả hai cách đều được, tùy điều kiện hay sự thuận tiện của mỗi người để áp dụng.

    • Vấn đề ở chỗ gói tricho mình mua có chất lượng không mới là quan trọng.

  120. Chào anh Ngok anh thường áp dụng theo cách nào khi sử dụng tricho. Tưới trực tiếp thì nó hoạt động tốt như hoạt hóa xong mới dùng không.

  121. Cháu chào chú.
    Nhờ chú tư vấn dùm cháu. Tiêu nhà cháu khoảng gần 1 tháng nữa là thu hoạch. Bây giờ cháu có nên bỏ phân chuồng hoai ko. Tại trong vườn thấy mấy cây vàng lá. Mà nếu bỏ thì bỏ toàn vườn hay chỉ bỏ những cây suy thôi ạ.
    Cháu hỏi vì cháu sợ bỏ bây giờ nó ra bông. Cháu chưa có kinh nghiệm nhiều mong bác chia sẻ.
    Cháu cám ơn

  122. Ai có thể cho em biết cây tiêu mới trồng lên được tầm 40 đến 80 phân giờ nó bị vàng lá với phát triển hơi chậm thì nên cho phân hay phun thuốc định kỳ như nào vậy ạ.

  123. Chào anh Vịnh.
    Trong một phản hồi của anh có đoạn: “Tuy nhiên còn một điều nữa mọi người còn ít biết đến là cây Lạc dại còn mang lại hiệu quả to lớn khi trồng ghép dưới tán cây công nghiệp dài ngày như trà, cà phê, tiêu… Những người bán loại cỏ này là chỉ lợi dụng sự không biết của bà con thôi. Cây này sinh trưởng rất nhanh. Dùng cho nông nghiệp thì tốt, chứ để ra môi trường là nó xâm thực làm giảm sự đa dạng sinh thái, ảnh hưởng tới lưới thức ăn. Rồi con cháu ta sẽ khổ thôi.”
    Tôi thật không đồng tình với quan điểm của anh Vịnh về cây lạc dại sẽ “xâm thực là giảm sự đa dạng sinh tái, ảnh hưởng tới lưới thức ăn. Rồi con cháu ta sẽ khổ”.
    Tôi không buôn bán cây lạc dại nên không có lợi ích khi nói về những ưu điểm của loại cây này.
    Nếu thực sự đã trồng lạc dại anh sẽ thấy tốc độ phát triển của cây không thể so sánh với cây cỏ dại khác. Do vậy, nó thường bị ảnh hưởng bởi sự phát triển của các cây cỏ dại khác nếu ta không chăm sóc. Vậy nên, khả năng xâm thực của cây lạc dại là không đáng kể so với các loại cỏ dại khác.
    Tác dụng của cây với môi trường và với cây nông nghiệp chủ đạo khi được trồng xen là rất rõ ràng. Tôi có nghiên cứu và giảng dạy về cây phân xanh nói chung và cây lạc dại nói riêng nên cũng có một chút hiểu biết về loại cây này. Theo quan điểm của tôi, nếu đem cây phân xanh nói chung và cây lạc dại nói riêng trồng xen với cây trồng chính sẽ có nhiều lợi ích và không có vấn đề ảnh hưởng tới lưới thức ăn như anh đã nói.
    Ngoài ra, lượng phân bón vô cơ cho cây tiêu trên 1 ha là rất cao 400kgN, 400kgP2O5 200kg K2O, tương đương 869kg Ure, 2500 kg Supe lân, 333 kg KCl. Với lượng bón như vậy cho cây trồng trong 1 năm trên 1 ha là rất nhiều và nguy cơ làm chua đất, chai cứng đất, lãng phí phân bón là rất cao. Hiệu quả kinh tế cũng giảm, hiểu quả môi trường còn giảm nhiều hơn. Ngoài ra, hiệu quả của phân bón đem lại cho cây tiêu chắc chắn không cao. Lượng dinh dưỡng cây hấp thu được từ phân bón là không nhiều.
    Tôi đã đọc bài viết của anh về phân bón và phương pháp bón. Tôi thấy nguyên nhân của vấn đề sử dụng nhiều phân bón là do phần lớn phân vô cơ không được vùi vào trong đất vì sợ ảnh hưởng tới bộ rễ của cây tiêu.
    Có một câu hỏi đặt ra ở đây là: làm thế nào để đưa phân vào đất mà ảnh hưởng đến bộ rễ của cây tiêu là thấp nhất?
    Theo anh, chúng ta có nên sử dụng phương pháp “đục lỗ bỏ phân” giống như hình thức canh tác nương rẫy của đồng bào dân tộc thiểu số?
    Trên đây là một số ý kiến của tôi khi đọc bài do anh viết và những phản hồi của anh với người đọc. Có chỗ nào chưa hợp lý rất mong được sự đóng góp ý kiến của anh.

    • Chào anh @ Nguyễn Văn Thao
      Trước khi thảo luận, trao đổi nội dung phản hồi trên của anh, xin được hỏi anh muốn trao đổi với Nguyễn Minh Vịnh hay với Nguyễn Vịnh.
      Trân trọng

  124. Chào bác Vịnh, tiêu cắt để cho cành tay phát triển to, sau khi cắt bao lâu mình bỏ phân được, và bỏ loại phân gì. Xin bác chỉ bảo.

    • Bón các loại phân tổng hợp, có đầy đủ các chất đa-trung-vi lượng. Ưu tiên các loại phân hữu cơ ủ hoai, phân sinh học tổng hợp để giúp cây tiêu gia tăng kháng thể chống sâu bệnh.
      Chỉ bón các loại phân hóa học sau khi vết cắt đã khô ráo !

  125. Chào anh !
    Anh cho em hỏi thời điểm nào thì làm bông là hợp lý nhất. Và khi làm bông thì nên sử dụng những phân gì. Khi bông ra hoa có được xịt phân bón lá không hay phải đợi thời điểm nào để bổ sung…

    • Nội dung bạn hỏi đều có trong những bài chia sẻ kinh nghiệm hãm nước làm bông cho tiêu. Bạn cố gắng tự tìm đọc để nâng cao kiết thức và lựa chọn phương án, cách làm, phù hợp với tình trạng tiêu của mình hiện tại.

  126. Có người bảo em không cần bón phân cho tiêu khi mới đôn vì chưa ra rễ. Nhưng có người khuyên em cần phải đổ phân biogel kết hợp nấm đối kháng tricho ngay khi đôn.
    Em mong được giải thích rõ ràng hơn. Xin cám ơn.

    • Biogel là phân sinh học tổng hợp, bạn có thể dùng cho mọi giai đoạn phát triển của cây trồng. Đổ biogel ngay khi đôn sẽ giúp cho tiêu nhanh ra rễ mới nhờ các chất GA3, Cytokinin, Acid Alginic. Các phân khác chỉ nên bón khi cây đã có rễ tơ.
      Vi nấm tricho dùng để phòng ngừa sâu bệnh, nên phải bón trước khi sâu bệnh tấn công mới có hiệu quả cao. Kết hợp tricho với biogel nhằm cải tạo hệ vi sinh hữu ích (EM) trong đất giúp cây trồng phát triển thuận lợi hơn.

  127. Xin chào cộng đồng. Em mới trồng tiều. Tiêu em giờ bắt đầu sang năm thứ 2. Cho em hỏi cách thức bón phân và cách phòng tránh bệnh như thế nào ah.

    • Bạn dùng phân chuồng ủ hoai làm chủ lực bổ sung thêm bằng phân hữu cơ sinh học giúp cây tăng kháng thể, chỉ dùng phân hóa học khi thấy cần thiết, phòng bệnh bằng vi nấm đối kháng trichoderma theo định kỳ… Tất cả nội dung này đều có trong phần Trồng và chăm sóc tiêu. Bạn vào đọc để tự trang bị kiến thức cần thiết cho mình. Chỗ nào vướng mắc có thể trao đổi thêm trên diễn đàn.

  128. Cho cháu hỏi. Cháu đang thắc mắc là sau khi thu hoạch xịt thuốc rửa cây luôn hay là vào đầu mùa mưa mới xịt ạ.

    • Nội dung bạn hỏi đã được trao đổi rất nhiều trên diễn đàn rồi, cố gắng tìm đọc để tự nâng cao kiến thức cho chính mình. Cố gắng lên bạn nhé !

  129. Xin hỏi. Hiện nay cây tiêu bắt đầu ra lá non, có nghĩa là đã có rễ non vậy lúc này bón loại phân nào là hợp ạ. Có bón phân lân Văn Điển được không?

    • -Ra lá non không nhất thiết đã có rễ non mà cũng có thể chưa có.
      -Bạn không nói rõ ở vùng nào để tư vấn cho phù hợp với thực tế.
      Nói chung, bạn cần bón phân chuồng hay phân vi sinh tự ủ hoai và lân Văn Điển ngay từ đầu vụ mới. Các loại phân khác tùy nhu cầu của cây sẽ bổ sung sau.

  130. Tiêu nhà em cuối năm nay thu hoạch vụ đầu tiên, em nghe nói hiện nay tiêu sắp vào làm chắc hạt, cần tăng cường phân bón. Nhiều bác nói chỉ cần tăng cường bón lân Văn Điển, nhưng có bác nói phải bón nhiều kali… Xin cộng đồng cho em ý kiến tham khảo ạ !

    • Không cần quan tâm đến các loại phân bón đa lượng, vì bà con đã cung cấp thường xuyên, đầy đủ. Trong khi vi lượng mới là tối cần để làm to nhân, chắc hạt.
      Bạn cần kiểm tra độ pH đất, nếu quá thấp sẽ ngăn cản cây hấp thụ trung vi lượng, không thể giúp làm chắc hạt, cần phải điều chỉnh độ pH đất về mức 5,5 là tạm được.
      Có thể phun phân bón lá, loại nhiều thành phần như sinh học biosol, hay những loại có canxi, sắt, borat hàm lượng cao. Đặc biệt, cần chú ý thường xuyên bổ sung vi lượng magiê vì tiêu có nhu cầu khá cao. Nếu bón lân Văn Điển sẽ không thiếu magiê.

    • Thị trường có nhiều loại như Kali-Bo, Canxi-Bo hay trung vi lượng… để bổ sung làm chắc trái.
      Phải xem xét cả quá trình bón phân mới lựa chọn hợp lý, tránh gây tốn kém lãng phí. Tư vấn để sử dụng loại nào cũng khá tế nhị.
      Tuy nhiên, ưu tiên phân 100% hữu cơ sinh học vẫn là lựa chọn hợp lý hơn cả.

    • Em sử dụng phân bón lá tổng hợp của Ấn Độ có hàm lượng CanxiBo cao ở chỗ chú Ri mới phân phối, phun cho chanh dây luôn… Vừa ý lắm, anh @Hoàng biết chưa ?

    • Cám ơn @Ngok
      Anh cũng có nghe chú Ri nói về sản phẩm mới, phân bón sinh học làm chắc hạt có hàm lượng CanxiBo cao, của Ấn Độ.

  131. Anh ơi cho em hỏi: Có phải cả tuần nay không cập nhật giá tiêu trên sàn Kochi Ấn Độ đúng không ạ? Tại em thấy nó vẫn đứng im cả tuần nay rồi.

    • Bảng giá sàn Kochi được cập nhật theo chế độ tự động.
      Hiện nay sàn tạm dừng giao dịch kỳ hạn vì không có khách, thu không đủ chi.
      Chỉ còn giao dịch giao ngay giữa nhà cung ứng (đại lý) với nhà XK.
      Bảng giá không thay đổi có thể vì không có giao dịch hoặc giao dịch theo giá trước đó.
      Thân !

  132. Em thấy Biosol Biogel quảng cáo trở lại trên giatieu.com với hình ảnh có khác trước.
    Điều này có liên quan gì đến chất lượng hàng không?
    Em tính mua dùng nhưng còn băn khoăn. Cho em xin ý kiến ạ !

  133. Các ace cho mình hỏi trong đạm cá có những hàm lượng gì. Và nếu bón cho hồ tiêu thì có phải bón thêm đạm vô cơ không. Xin cảm on.

    • Hàm lượng chính là Amino (đạm hữu cơ), chứa các acid amin quan trọng cho nhu cầu dinh dưỡng của các loại cây trồng.
      Ngoài ra có các trung vi lượng, khá thấp.
      Có thể coi như là thực phẩm chức năng của cây.
      Tùy mức độ sử dụng, có thể thay thế hoàn toàn.

    • Vâng, cảm ơn bạn. Giá phân đạm cao quá. Mình đang tính làm mấy tạ cá về tự ủ để thay thế đạm vô cơ, không biết có ổn không.

  134. Xin chào mọi người trong cộng đồng giatieu.com. Tôi thấy những bài viết trong diễn đàn rất hay. Vậy tôi muốn xem lại những bài viết về cây hồ tiêu để học hỏi thêm, vậy tôi phải xem ở đâu mong mọi người chỉ giúp !

  135. Phải thừa nhận dùng các loại phân sinh học tổng hợp để chăm tiêu không có loại nào qua được biogel+biosol.
    Vụ năm nay nhà tôi dùng phân biogel+biosol phải nói là trên cả tuyệt vời!

Gửi phản hồi mới

(?)