Phòng trừ dịch bệnh gây hại hồ tiêu khi thời tiết thay đổi

, Trồng và Chăm sóc Tiêu, 123

Sự biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp dẫn đến các loại bệnh hại trên cây trồng cũng xuất hiện nhiều hơn. Đặc biệt, đối với cây hồ tiêu là loại cây công nghiệp được cho là khó tính nhất, rất mẫn cảm với các loại sâu bệnh.

Đọc thêm : >> Ứng dụng xạ khuẩn Streptomyces sp trong nông nghiệp

Tuy hồ tiêu có giá thành cao mang lại hiệu quả kinh tế lớn cho bà con nông dân nhưng kỹ thuật chăm sóc và cách phòng ngừa sâu bệnh cũng phức tạp hơn so với nhiều loại cây công nghiệp khác như chè, cà phê, cao su… Để giúp bà con có những kiến thức tốt về việc chăm sóc cũng như phòng ngừa các loại sâu bệnh cho cây trồng nói chung, Giatieu.com mời bà con cùng tham khảo qua hướng dẫn phòng trừ các dịch bệnh hại cho cây hồ tiêu:

Mô hình sản xuất tiêu hữu cơ ở Đăk Lăk

Hồ tiêu là loại cây trồng thích nghi với điều kiện ánh sáng tán xạ. Để cây sinh trưởng tốt cần có cây che bóng vĩnh viễn cho hồ tiêu trong suốt thời gian sinh trưởng. Bóng mát chính là cơ chế điều hòa giúp cây ra hoa đậu trái. Đất trồng hồ tiêu cần có độ ẩm thích hợp, thoát nước tốt vào mùa mưa. Một số hộ trồng tiêu không hiểu rõ đặc tính của loại cây trồng này nên trồng không che bóng và trồng những nơi đất trũng thường xuyên bị ngập úng khi có mưa.

Những dịch bệnh gây hại thường xuất hiện trên cây hồ tiêu như bệnh vàng lá chết chậm, bệnh chết nhanh, bệnh thối thân thối rễ,các loại bệnh nấm, rệp sáp, tuyến trùng và nhiều bệnh nguy hiểm khác làm thiệt hại lớn về kinh tế. Để phòng ngừa những loại bệnh này bà con cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

Thường xuyên thăm vườn tiêu để khi bệnh vừa xuất hiện những hiện tượng của bệnh như vàng lá, bạc lá, quăn lá, đốm trên lá, úng nước, sâu gây hại…thì phát hiện và có biện pháp sử lý sớm sẽ dễ khắc phục hơn

Hồ tiêu là loại cây trồng rất mẫn cảm với khí hậu thay đổi. Môi trường đất đai cũng vậy, nắng khô lâu ngày hay mưa thất thường cũng ảnh hướng lớn đến năng suất của cây tiêu.

Luôn ghi nhớ nguyên tắc phòng bệnh trước sẽ tốt hơn là chữa bệnh. Vì khi những bệnh hại xuất hiện, bà con phải phun thuốc hay tìm các biện pháp diệt trừ nhưng tỷ lệ thành công còn hạn chế làm ảnh hưởng lớn đến năng suất hồ tiêu.

Khi phải tiến hành sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để xử lý, bà con cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Các loại thuốc dạng hạt hoặc dạng bột cần rãi đều quanh tán.
  • Chỉ rãi khi đất có độ ẩm tương đối, không rãi khi đất khô.
  • Các loại thuốc được pha loãng để tưới gốc cần theo đúng tỷ lệ hướng dẫn của chuyên môn hoặc hướng dẫn sử dụng có ghi rõ trên bao bì

Đặc biệt, để ngăn chặn bệnh chết nhanh do mấm Phytophthora sp thường gây ra trong mùa mưa thì biện pháp tốt nhất vẫn là phòng bệnh bằng cách sử dụng vi nấm đối kháng trichoderma. Chú ý cách phòng như sau:

  • Cắt tỉa thông thoáng những cây che bóng khi vào mùa mưa dầm, tốt nhất là ngay sau khi cây hồ tiêu vào hạt.
  • Rà soát lại hệ thống thoát nước để tiêu không bị ngập úng
  • Sử dụng vi nấm đối kháng trichoderma để phòng bệnh tối thiểu 3 lần/năm, vào đầu, giữa, cuối mùa mưa. Khi dịch bệnh bùng phát tại địa phương, cần bổ sung tăng cường thêm 1 lần nữa.
  • Thận trọng khi muốn nhân sinh khối vi nấm đối kháng vì sẽ làm giảm hiệu quả, nếu không chắc chắn mình sẽ nhân sinh khối thành công.

Trường hợp bệnh đã gây hại, gây ra hiện tượng rụng lá xanh, xuất hiện nhiều vết thối loang trên mặt lá. Bà còn sử dụng thuốc BVTV để tiêu diệt bệnh theo liệu pháp giatieu.com đề nghị như sau:

  • Sử dụng thuốc hỗn hợp, có 2 hoạt chất Mancozeb + Metalaxyl 72WP. Tùy theo mức độ bệnh, tối thiểu đổ gốc 1 lần và phun lá 2 lần liên tiếp.
  • Xem xét bệnh chưa giảm, hoặc thấy cần thiết, có thể đổ gốc và phun lá thêm 1 lần nữa. Chú ý thời gian cách ly giữa 2 lần thuốc tối đa 7 ngày, nếu xa hơn thì hiệu quả sẽ thấp.
  • Lưu ý, trong thời gian trị bệnh, tuyệt đối không sử dụng phân thuốc gì khác. Cũng không tùy tiện phối trộn thêm phân thuốc, sẽ làm giảm hiệu quả. Thậm chí, còn làm bệnh nặng thêm.

Hiện nay, thị trường xuất hiện biện pháp trị bệnh cho cây trồng bằng cách sử dụng các nhóm vi sinh vật đối kháng, hữu ích, nổi bật là nhóm vi khuẩn kháng sinh Streptomyces. Bà con cân nhắc, tham khảo kỹ để sử dụng.

Rất mong những chia sẻ trên đây góp phần hỗ trợ bà con trồng hồ tiêu trước biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp khó lường khiến dịch bệnh phát triển tràn lan như hiện nay.

Giatieu.com sẵn sàng chia sẻ việc chăm sóc, phòng chống dịch bệnh với bà con nông dân. Vui lòng gửi yêu cầu theo phần liên hệ có trên đầu trang.

Ghi chú: Bài viết có cập nhật.

Giatieu.com

123 Phản hồiGửi phản hồi mới
  1. Các tiền bối cho em hỏi: Tiêu nhà em trồng được 4 năm tuổi, năm nay vào thu chính. Tiêu trồng trụ gỗ bị chết trên ngọn (từ ngọn xuống khoảng 50cm héo dần và rụng đốt lá) rải rác trong vườn từ tháng 7 âm lịch, bên dưới vẫn xanh bình thường (1000 trụ bị bệnh 50-70 trụ). Nhà em trồng 1 hàng trụ gỗ 1 hàng trụ cây gòn. Các tiền bối chẩn đoán giúp em xem bệnh gì và cách chữa trị với ạ. Em cám ơn !

  2. Tiêu bị bệnh nấm rụng lóng tháo khớp, để bệnh nặng thêm sẽ thối cổ rễ, thối rễ và chết dây…
    Do bị nhiễm nấm từ cây lấy hom giống hay mua giống không rõ nguồn gốc.
    Bệnh sẽ bùng phát khi cây chính thức nuôi trái. Xử lý theo hướng hóa học hay sinh học tùy chọn.

  3. Hiện nay cây tiêu ở vùng em rủ nhau ra đi hàng loạt, bà con ra đại lý bán thuốc bvtv tư vấn mang về 3-4 loại thuốc pha trộn với nhau vẫn không thấy có hiệu quả gì, tiêu vẫn chết !
    Có người trong thôn dẫn về 1 vị bác sĩ cây trồng ở trên phố đem theo mấy can thuốc nước màu xanh không có nhãn mác, bảo là thuốc từ nước ngoài gửi về trong phuy lớn chiết ra. Họ đòi 1 can 5 lít giá 2 triệu, khuyến cáo pha với 200 lít nước vừa phun vừa đổ gốc… Xin hỏi diễn đàn có ai biết là thuốc gì? Có chữa được bệnh chết nhanh hồ tiêu hiện nay không? Xin cám ơn.

  4. Ai mà cho ở nước ngoài gửi về cả phuy thuốc bvtv như gửi quà vậy ?
    Chắc họ không muốn nói ra tên thuốc nên phải nói tránh. Thôi thì bà con nông dân mình liệu cơm gắp mắm, nếu muốn sử dụng thì buộc ông bác sĩ cam đoan. Chỉ cần tiêu hết bệnh thì trả tiền.

  5. Nếu cây vẫn chết hàng loạt thì làm gì được nhau. Nếu chỉ chết rải rác, chết 5%, 10% hay 20%… liệu sẽ tranh cãi nhau như thế nào ?
    Theo tôi, với loại thuốc tự chế (tôi dự đoán có khi là dung dịch đồng sunfat) nên tránh xa cho nó lành, đổ xuống sẽ hũy diệt môi trường, gây nhiễm độc lâu dài cho đất… Nói chung là lợi bất cập hại !
    Đồng ý như bạn @Tran Tu nói, làm gì có chuyện thuốc hóa học nước ngoài gửi về cả phuy.
    Sao không dùng Mancozeb+Melataxyl 72WP như trên bài giới thiệu, mua loại có bao bì minh bạch rõ ràng mà xài. Tôi vẫn mua loại 72WP trên Chú Ri, QL 27 để trừ các loại nấm bệnh trong vườn thấy cũng hiệu quả. Thuốc tốt chưa chắc đã hiệu quả nếu không dùng theo nguyên tắc 4 đúng !

  6. Năm ngoái tôi xử lý đám tiêu kinh doanh bị vàng lá chết chậm bằng Mancozeb + Melataxyl 72WP
    Năm nay thì đám tiêu tơ bị chết nhanh, tôi đã xử lý bằng xạ khuẩn Streptomyces cũng rất hiệu quả.
    Chắc tôi giả từ hóa chất chuyển sang dùng sinh học để cho an toàn, đỡ ô nhiễm.

  7. Xin chia sẻ với cộng đồng hình ảnh tiêu nhà em đã hồi sinh sau 6 tuần xử lý Streptomyces và đổ biogel. Không chỉ lá non đọt non ra mạnh, em còn thấy bông mới bung theo đáng kể.
    Gia đình em xin cám ơn bác Vịnh chú Ri và cộng đồng giatieu.com rất nhiều… Phấn khởi lắm ạ !

    http://www.giatieu.com/wp-content/uploads/2018/11/tuankbang14.jpg
    http://www.giatieu.com/wp-content/uploads/2018/11/tuankbang15.jpg
    http://www.giatieu.com/wp-content/uploads/2018/11/tuankbang16.jpg
    http://www.giatieu.com/wp-content/uploads/2018/11/tuankbang17.jpg

  8. Tiêu nhà em có vài trụ bị chết dây, có trụ chỉ còn 1 dây. Nhiều trụ bị vàng lá, rụng lóng tháo khớp, trên đầu chẳng còn ngọn lá nào nữa, chuỗi bông rụng đáng kể… Em đã mua thuốc trị nấm Mancozeb+Melataxyl 72WP phun và đổ gốc nhưng hiệu quả rất thấp. Bây giờ em có phải dùng thuốc lần nữa hay nên dùng xạ khuẩn, em mong được mọi người góp ý tư vấn giúp. Cám ơn mọi người.

    • Tiêu bị các loại nấm cơ hội tấn công thì xử lý thuốc này là đúng rồi. Tuy nhiên hiệu quả chưa cao có thể do cách xử lý hoặc liều lượng chưa phù hợp (xem lại nguyên tắc 4 đúng khi sử dụng thuốc BVTV). Không loại trừ chọn mua nhằm thuốc chất lượng thấp, trong khi loại 72WP này có hàng chục thương hiệu được phép lưu hành…
      Bạn tự quyết để lựa chọn chứ. Với tôi, mua được thuốc chất lượng, tin cậy là quan trọng, không phải chỉ nghe vào quảng cáo trên thông tin đại chúng…

  9. Cám ơn bác @Hoàng. Bác có thể giúp em chọn thuốc của thương hiệu nào không ?
    Em ra cửa hàng thấy cả một rừng thuốc, không biết nên chọn thương hiệu nào ?

  10. Xin chào anh tuấn k’bang.
    Anh có thể nói rõ hơn về cách thức xử lý, thời gian xử lý và liều lượng xử lý cho mỗi cây là như thế nào được không ạ.
    Em cảm ơn ạ.

  11. @An nhiên
    Liều lượng tùy theo loại sản phẩm nào mà mình mua được, thường sẽ khác nhau !
    Tôi mua xạ khuẩn ở Chú Ri, chú hướng cách xử lý loại thuốc đó luôn. Tuy nhiên, cũng đơn giản : Phun lá thật kỹ và đổ gốc, 5-6 ngày sau chỉ phun nhắc lại.
    Có thể đổ gốc lần nữa nếu cần kết hợp xử lý kỹ rệp sáp, tuyến trùng…

  12. Em hỏi về xạ khuẩn, liều lượng cho 1 cây là khoảng bao nhiêu lít. Phun thật kĩ trên lá thì có cần đổ gốc hay không.
    Anh có thể cho biết về tình trạng cây tiêu của anh khi chưa sử dụng hay không.
    Cây đang còn xanh hay cây đã bắt đầu héo hay là cây khi đã bị rụng lá và quả.
    Và khi anh xử lý sau bao nhiêu ngày thì bắt đầu tình trạng bệnh có dấu hiệu giảm.

  13. Hình như bạn chưa suy nghĩ về những gì tôi đã trao đổi !
    Cố gắng lên nhé. Trao đổi, chia sẻ kỹ thuật mà hời hợt là nguy hiểm lắm.
    Bạn mua xạ khuẩn thương hiệu nào thì pha theo liều lượng của thương hiệu đó.
    Về hình ảnh tôi đã gửi theo phản hồi để hỏi giatieu.com trước khi tôi mua được thuốc. Tình trạng tiêu như thế nào và kết quả xử lý cụ thể bạn xem qua 3-4 đợt hình ảnh đã gửi để tự mình đánh giá…
    Tiêu bị bệnh chết nhanh cần xử lý khẩn trương, kịp thời mà cứ hỏi loanh quanh như bạn chắc sẽ không còn cây nào… Nếu còn thì không ai gọi là bệnh chết nhanh !

    • Không rõ bạc màu cụ thể bạn nói là gì? Tuy vậy, về cơ bản có 2 lý do chính:
      1.Bị virut bệnh khảm làm bạc lá. (Không có thuốc chữa, cây tự đề kháng giảm bệnh)
      2. Thiếu các vi lượng, chủ yếu thiếu magiê. Phun lá sinh học biosol vài lần liên tiếp sẽ khỏi.
      Để chẩn đoán chính xác, bạn gửi vài tấm hình thật rõ lá bị bạc cho giatieu.com

  14. Cho em hỏi, em muốn dùng xạ khuẩn streptomyces để phòng trừ sâu bệnh cho cây chanh dây được không ? Tại em đã dùng các loại sản phẩm hóa học nhiều rồi, nay em muốn thay đổi…

    • Nếu bệnh chưa nghiêm trọng thì bạn có thể thử nghiệm trên một diện tích nhỏ để tự mình đánh giá hiệu quả… Hy vọng bạn sẽ có kết quả vừa ý khi ứng dụng streptomyces với tất cả các loại cây trồng, chứ không riêng gì cây chanh dây bạn nhé !

  15. Xin chia sẻ hình ảnh tiêu nhà tôi sau 11 tuần xử lý Streptomyces:
    -Đám tiêu tơ, dự tính thanh lý trồng lại. May nhờ có chú Ri khuyên… nay rất sung và bật bông luôn…
    http://www.giatieu.com/wp-content/uploads/2018/12/tuankbang18.jpg
    http://www.giatieu.com/wp-content/uploads/2018/12/tuankbang19.jpg
    http://www.giatieu.com/wp-content/uploads/2018/12/tuankbang20.jpg

    -Đám tiêu kinh doanh, may mắn chỉ chết vài dây mà không có em nào giã từ…
    http://www.giatieu.com/wp-content/uploads/2018/12/tuankbang21.jpg

  16. Xin chúc mừng bạn @Tuan K’Bang
    Xin hỏi bạn, tiêu tơ ra chuỗi bông sớm bạn ngắt bỏ hay để lại ? Ở chỗ mình bà con khuyên ngắt bỏ hết để tập trung ra bông đúng vụ dễ chăm hơn.

  17. Năm nay tiêu trong xã em chết khá nhiều, may mà nhà em chỉ chết vài trụ, so với hàng xóm là không đáng kể. Em đã dùng Mancozeb+Metalaxyl 72WP phòng chống đợt cuối khoảng đầu tháng 9. Nay em có cần dùng xạ khuẩn strep để phòng chống đầu mùa khô không ? Xin cộng đồng tư vấn giúp, em cám ơn.

    • Lựa chọn, chuyển sang dùng sinh học là xu hướng đúng. Vì có nhiều mặt lợi, nhất là bớt gây độc hại cho người sử dụng và môi trường sống của các loại cây trồng.
      Bệnh vàng lá chết chậm thường phát triển trong mùa khô, nên cần phòng ngừa sớm nhất nếu có thể… Bạn sẽ yên tâm khi ứng dụng xạ khuẩn strep để phòng trừ các sâu bệnh cho hồ tiêu.

    • Chúc mừng bạn đã có sự lựa chọn hợp lý.
      Đã quyết định phòng ngừa nên thực hiện càng sớm càng tốt bạn nhé !

  18. Vậy mà bà con ở chỗ tôi vẫn làm bồn cho tiêu như làm bồn cà phê…
    Mùa mưa nước đọng trong bồn tưởng chừng như bà con trồng tiêu trên hồ cá.

    • Không sao đâu bạn, miễn là không ngập úng quá 24 giờ làm cây ngộp thở…

  19. Con người ngộp nước bao lâu thì chết ? đất đã “chết” bao lâu rồi ? phân thuốc hóa học giết đất đó – bây giờ phải bồi bổ cho đất thôi các bạn ạ.

  20. Em đang băn khoăn giữa việc chọn xạ khuẩn Forge SP hay Mancozeb+Melataxyl.
    Các chú trong xóm tranh cãi nhau suốt làm em cũng khó nghĩ…

    • Xạ khuẩn Forge SP là sản phẩm mới nhập khẩu, thuộc nhóm vi sinh nên có nhiều ưu thế để lựa chọn hơn so với hóa học. Nếu còn băn khoăn, bạn và bà con có thể sử dụng trên phạm vi nhỏ để tự mình đánh giá hiệu quả.
      Với giá tiêu thấp như hiện nay mà bà con phải tốn kém để thực nghiệm quả là đáng ngại. Do vậy, khi giatieu.com đã lựa chọn giới thiệu để hỗ trợ, mong bà con an tâm sử dụng…

  21. Một tháng trước tiêu nhà em cây còn xanh mà bị rụng lá nhiều, nay lại rụng trái.
    Mong cộng đồng cho biết bị bệnh hay thiếu chất.

    • Rụng lá xanh chủ yếu là do bị nhiễm nấm phytoph gây ra.
      Bạn chụp vài tấm hình, gửi về cho giatieu.com để quan sát cụ thể, rõ ràng hơn…

  22. Cho cháu hỏi mình dùng xạ khuẩn để trị các bệnh nấm hồ tiêu, một số bà con chỗ cháu vẫn thích dùng thuốc hóa học Mancozeb+Melataxyl 72 vì họ nói hóa học có hiệu quả hơn. Nhưng nhiều người lại bảo dùng thuốc Mancozeb+Melataxyl 72 thì tiêu vẫn chết. Theo các bác mình phải làm sao ?!

    • Theo tôi, ai cũng biết lợi ích khi dùng thuốc sinh học khác với thuốc hóa học để phòng chữa bệnh cho cây trồng. Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn là mua được thuốc có chất lượng, không bị hàng nhái, hàng dỏm… Tôi vẫn biết có nhiều người quen dùng thuốc hóa học, mà đã là thói quen thì khó thay đổi nếu không quyết tâm…
      Mancozeb + Melataxyl 72WP có gần 2 chục thương hiệu được nhà nước cấp phép…
      Mong bà con mua được thuốc có chất lượng !

    • Tôi và bà con trong thôn vẫn dùng thuốc nấm Mancozeb+Melataxyl 72WP mua ở chú Ri 5-6 năm nay cho các rẫy hồ tiêu vẫn tốt chứ có vấn đề gì…
      Đặc biệt thuốc này dùng trị bệnh phấn trắng cho chanh dây cũng rất hiệu quả !

    • Chuyện bình thường… Chỗ nào mình tin cậy thì mình mua, có sao đâu !

  23. Cháu pha 1 phi thuốc Forge SP xong mới xịt được nửa phi thì dính đám ma của ae nên bỏ dở.. để 1 ngày 1 đêm mai cháu xịt tiếp thì có ảnh hưởng gì không ạ.. thuốc có mất tác dụng không?

  24. Cảm ơn @Ngok em sợ các kháng khuẩn chết do ở trong nước quá lâu… Nếu vậy sáng mai lại xịt tiếp.

    • Xạ khuẩn Forge SP hoạt động mạnh mẽ, hiệu quả hơn khi môi trường thực sự thuận lợi.

  25. Hiện nay thuốc BVTV, các loại hóa chất bị lạm dụng quá nhiều. Trái đất ô nhiễm vì con người giờ mà không dùng kháng sinh thì đời con cháu sau này biết sống sao, ung thư bây giờ đã đầy rồi. Mong các ngành cần tuyên truyền cho người dân để tránh lạm dụng thuốc để kiếm lợi cho nình mà quên đi lợi ích lâu dài.

    • Khi đã lạm dụng phân thuốc bvtv gốc hóa chất thành thói quen sẽ cực kỳ khó chữa.
      Không thiếu lý do đưa ra nhằm biện minh vì thế này thế nọ để duy trì thói quen này, kể cả trên phương tiện thông tin đại chúng…

  26. Lạm dụng phân thuốc hóa học rồi sẽ trả giá… Không ai kề dao vào cổ bắt mình phải dùng cả !
    Trở về sinh học, hữu cơ là đúng hướng nhưng hàng nhái, hàng hóa học, hàng dỏm núp bóng sinh học, hữu cơ cũng không ít, nông dân khó thoát khỏi mê hồn trận phân thuốc hiện nay…

  27. Bác ơi, cho cháu hỏi. Sầu riêng nhà cháu bị thiếu chất gì hay bị bệnh gì vậy?
    Cháu ra hiệu thuốc bvtv hỏi, họ bán phân bón lá và thuốc trị bệnh thán thư 2-3 loại, về pha chung để phun, sau 5 ngày phun lặp lại lần nữa. Cháu phun không thấy bớt mà lá càng rụng nhiều bác ạ.
    Xin bác tư vấn giúp. Cháu cám ơn bác nhiều !
    http://www.giatieu.com/wp-content/uploads/2019/06/la-sau-rieng-bi-benh.jpg

    • Chào cháu @Gia Bảo.
      Lá sầu riêng bị bệnh do nấm Rhizoctonia. Nhiều loại thuốc trị nệnh nấm bán trên thị trường đều chữa trị hiệu quả. Tất nhiên phải cần thuốc có chất lượng, tin cậy.
      Cháu nên dùng thuốc hóa học hoặc thuốc xạ khuẩn trên bài này có giới thiệu.

      Cây trồng nào về cơ bản cũng có những nguyên tắc giống nhau. Cây mắc bệnh cần tìm đúng thuốc để chữa trị. Khi đang chữa phải tuyệt đối ngưng phân bón các loại. Chỉ khi bệnh giảm mới dùng phân để trợ sức cho cây mau hồi phục. Cháu cần rút kinh nghiệm.
      Thân

  28. Sầu riêng của bạn bị nhiễm nấm Phytophthora cùng loại với bệnh xì mủ hay bệnh chết nhanh hồ tiêu rồi.
    Phun và đổ xạ khuẩn Forge SP nhanh lên, để chậm là thành củi hết đó.

  29. Thưa bác Nguyễn Vịnh. Cháu thấy chăm sóc sầu rầu riêng phức tạp quá. Như 1 tấm hình của @Gia Bảo gửi lên đã có 3 ý kiến khác nhau: thiếu dinh dưỡng, bị nấm Rhizoctonia, bị nấm Phytophthora…
    Bác có cách nào giúp chúng cháu dễ nhận biết không ạ. Cháu cám ơn bác nhiều.

    • Chào cháu @Đức Mạnh
      Cách tốt nhất là sưu tầm thật nhiều hình ảnh các lá sầu riêng bị sâu bệnh và quan sát kỹ dấu hiệu để xác định bị gì. Bác sẵn sàng hỗ trợ khi cháu cần.
      -Thiếu kali: rìa là chuyển sang màu vàng rồi hoại tử dần và bị gần như cả cây. Dễ nhầm với bệnh thán thư nhưng số lượng lá bị thán thư ít hơn.
      -Quan sát kỹ lá của @Gia Bảo sẽ thấy bệnh nấm Rhizoctonia ăn trên lá như vết dầu loang, phần hoại tử bị khô giống như thán thư và được bao quanh bằng 1 đường viền rất rõ.
      -Bệnh nấm Phytophthora cũng tương tự như bệnh nấm Rhizoctonia nhưng phần hoại tử bị chết thối có màu đen và không có đường viền bao quanh.
      Thân

  30. Chào các cháu !
    Tất nhiên việc chăm sóc cây trồng không đơn giản, nhất là trong khi thị trường nhiều loại phân thuốc thật giả lẫn lộn như hiện nay. Việc bón phân không đáp ứng đúng nhu cầu của cây hay sử dụng thuốc BVTV chất lượng kém, hiệu quả thấp, làm sâu bệnh bùng phát khiến nhiều chuyên viên kỹ thuật nông nghiệp phải bó tay cũng không có gì lạ. Sầu riêng hay cây trồng nào cũng vậy thôi các cháu ạ !

    Việc phân biệt các loại sâu bệnh cũng không đơn giản, nhưng cũng không quá phức tạp nếu các cháu biết tích lũy kiến thức cho mình từng ít một. Bác nói 3 điểm khái quát về lá sầu riêng nhé !
    1. Dấu hiệu bộc lộ đồng loạt, rất nhiều. Chủ yếu do sinh lý. Xem xét, điều chỉnh cấc chất cần bón.
    2. Dấu hiệu rải rác, chỉ một số ít hoặc tương đối. Chủ yếu do các bệnh nấm. Dùng thuốc trừ nấm.
    3. Để lại vết thương cụ thể như cong queo, vết rỗ hay sức mẻ. Chủ yếu do côn trùng chích hút, cắn phá.
    Sơ lược vậy đã nhé.
    Thân

  31. Các bạn cần tư vấn, trao đổi kinh nghiệm về sâu bệnh trên cây trồng nói chung, vui lòng gửi email và hình ảnh về địa chỉ của bác Vịnh: nguyenvinh@giatieu.com hoặc nguyenvinh@giacaphe.com

    Chúng tôi đang cần một số hình ảnh về sâu bệnh trên lá cây sầu riêng để tư vấn cho bà con, xin được cộng đồng chia sẻ.

  32. Cộng đồng cho em hỏi trồng cây bỏ viên long não có ảnh hưởng gì tới Forge SP không ạ? Em cảm ơn.

    • Sẽ làm hoạt lực của xạ khuẩn Forge SP yếu đi. Nên cách ly vài ngày…

  33. Sau đợt mưa bão vừa qua, em thấy nhiều trụ tiêu kinh doanh của nhà hơi ngả sang màu vàng.
    Em cần phải chăm sóc thế nào để cây khỏe, có màu xanh trở lại.
    Mong được cộng đồng tư vấn giúp. Em xin cám ơn ạ !

    • Có nhiều nguyên nhân làm vàng lá sau đợt mưa nhiều, có 2 nguyên nhân chính:
      -Mưa nhiều, gốc bị ngập úng làm thối rễ tơ, cây không hấp thụ được dinh dưỡng nên vàng lá. Xử lý bằng cách phun bón lá sinh học 1-2 lượt, sau đó đổ phân gốc để kích rễ. Không nên dùng hóa học, đặc biệt dùng hóa học liều cao có thể làm thối gốc.
      -Mưa nhiều, độ ẩm cao làm cây bị nhiễm các bệnh nấm cơ hội. Cần quan sát kỹ để xác định đúng nguyên nhân do bệnh hay do thiếu dinh dưỡng để xử lý phù hợp. Dùng xạ khuẩn để xử lý, tùy theo liều trị bệnh hoặc phòng bệnh.
      Lưu ý, tạm thời ngưng dùng các loại phân, có thể làm bệnh nặng thêm, khó chữa.
      Nếu còn băn khoăn, gửi vài tấm hình về diễn đàn để xem xét cụ thể. Gửi theo email nguyenvinh@giatieu.com

    • Bài viết đã quá rõ rồi. Bạn đọc kỹ để vận dụng.
      Dành thời gian đọc thêm các phản hồi để rút bài học kinh nghiệm thiết thực cho bản thân !

    • Vệt đen do nấm Phytop quá rõ, thấy trên lá nhiều lắm rồi.
      Khẩn trương dùng xạ khuẩn phun và đổ gốc theo phác đồ trị các bệnh do nấm đã chia sẻ.
      Xem xét kỹ nguồn gốc lây nhiễm để có biện pháp ngăn chặn hợp lý.

    • Có thể khẳng định môi trường sinh thái ở đây đã bị ô nhiễm, đầy tràn bào tử nấm bệnh, nên phải mạnh tay xử lý cả trong lẫn ngoài gốc tiêu mới không bị tái nhiễm.
      Tái nhiễm còn do bào tử nấm của vườn bên cạnh bay sang, khó tránh khỏi.

  34. Bà con chỗ em vẫn tranh cãi nhau kịch liệt về việc sử dụng thuốc bvtv hóa học hay sinh học.
    Nhiều bà con lo ngại dạo này thuốc bvtv sinh học cũng bán tràn lan, nhiều loại chẳng thấy dấu hợp quy…

    • Dùng phân thuốc sinh học thường tác dụng chậm nhưng lâu dài, bền vững.
      Khi đã quen dùng hóa học rồi thì ai cũng muốn mau chóng thấy kết quả. Kể cả phải dùng lặp lại nhiều lần, chi phí tốn kém nhiều hơn do bệnh dễ tái nhiễm vì cây thiếu sức đề kháng !

  35. Chào cộng đồng giatieu.com
    Tôi thấy làm nông nghiệp theo hướng thuận tự nhiên là rất tốt, hiện tôi đang làm như vậy.
    Tôi đang tìm kiếm giống cỏ ba lá để trồng. Ai biết xin chia sẻ hoặc chỉ giùm. Xin cám ơn !

  36. Cháu mới vào thăm rẫy, đã thấy tiêu như thế này. Chú xem hình tư vấn giúp cháu:

    http://www.giatieu.com/wp-content/uploads/2019/10/hai-chu-se1.jpg
    http://www.giatieu.com/wp-content/uploads/2019/10/hai-chu-se2.jpg
    http://www.giatieu.com/wp-content/uploads/2019/10/hai-chu-se3.jpg

    Cháu xin nói thêm, chỗ cháu mới ngớt mưa 5 ngày nay thôi. Hiện trời đang nắng và khá nóng chú ạ.
    Cháu cám ơn chú nhiều !

    • Chào @Hai Chuse
      Tiêu đã bị hỗn hợp các loại nấm cơ hội tấn công, gồm các bệnh thường gặp trên cây hồ tiêu như bệnh héo chết nhanh, vàng lá chết chậm, đốm lá, thán thư… Nguy hiễm nhất là bệnh héo chết nhanh do nấm phytophthora hiện đã làm tiêu bị rụng lá xanh và rụng chuổi non ồ ạt, như hình 3 cho thấy.
      Dùng xạ khuẩn Streptomyces trong sản phẩm Forge SP để xử lý chung các loại nấm. Chú ý tuân thủ theo đúng phác đồ được tư vấn mới ngăn chặn được bệnh tái nhiễm.
      Tạm thời cháu ngưng hết phân thuốc cho tiêu nhé. Đừng làm bệnh nặng thêm !
      Thân

  37. Tôi muốn sử dụng xạ khuẩn để phòng bệnh định kỳ cho hồ tiêu thay cho thuốc hóa học thì phải sử dụng thế nào mới phù hợp, mong được hướng dẫn. Xin cám ơn

    • Thời gian đầu bạn sử dụng 1 tháng/lần để phòng. Sau vài lần sẽ thưa dần lên 2 tháng/lần. Về sau định kỳ 3 tháng/lần là ok. Nhưng bạn phải giảm phân hóa học, tăng cường phần hữu cơ, sinh học thì kháng thể của cây trồng mới tăng lên được.

    • Sử dụng xạ khuẩn để phòng lần đầu, bạn phải vừa phun lên cây (xử lý kép) vừa đổ gốc mới bảo đảm không còn sót bào tử nấm bệnh.
      Sau đó sử dụng định kỳ theo ý kiến của @Thanh Hà chia sẻ…

  38. Em muốn phòng các bệnh nấm cho vườn cây ăn quả của nhà em, nhưng em đang phân vân nên dùng xạ khuẩn streptomyces hay dùng thuốc hổn hợp Mancozeb+Melataxyl 72 WP như trong bài này giới thiệu. Cho em xin lời khuyên ạ !

  39. Bạn @PhanLan.
    Chọn thuốc hóa học hay sinh học là do bạn tự chọn, chúng tôi không thể chọn thay cho bạn.
    Tuy nhiên, tham kảo kỹ ý của mọi người trên diễn đàn giatieu.com thì bạn sẽ thấy hầu như bà con đều có xu hướng chọn thuốc sinh học, trước tiên vì sức khỏe của chính bạn, vì gia đình và bà con sống gần gũi chung quanh bạn. Mong bạn có sự lựa chọn sáng suốt, phù hợp !

    • Bạn @PhanLan nên thử theo cách mình đã làm.
      Mình chia diện tích vườn tiêu thành 2 phần, 1 phần dùng thuốc hóa học, 1 phần dùng thuốc sinh học để đối chứng… Rồi tự mình kết luận, đánh giá hiệu quả trừ bệnh của từng loại thuốc.
      Quan trọng nhất là bạn phải mua được thuốc của những thương hiệu uy tín, có chất lượng mới đánh giá đúng !

  40. Xin diễn đàn cho tôi hỏi. Vườn tiêu nhà tôi đang ở giai đoạn nuôi trái non nhưng bị rụng chuỗi rất nhiều, có thể làm mất 30-40% năng suất vụ tới. Tôi xem xét kỹ phần cuống theo bác Nguyễn Vịnh hướng dẫn, không thấy dấu hiệu côn trùng cắn phá hay nấm bệnh, nên tôi nghĩ là do thiếu chất.
    Tôi hỏi hiệu thuốc bvtv gần nhà, họ cũng cho là thiếu chất và bán cho tôi Canxi Bo về phun 2 lượt. Nhưng không thấy hết rụng mà càng rụng nhiều hơn nữa. Mong diễn đàn chia sẻ kinh nghiệm chống rụng chuỗi giúp cho tôi với. Tôi xin chân thành cám ơn mọi người !.

  41. Vấn đề bạn @Sơn Thành trao đổi về cơ bản không có gì mới, đã được bác Nguyễn Vịnh và cộng đồng chia sẻ nhiều rồi. Bạn loại trừ côn trùng cắn phá và nấm bệnh, nên còn rụng do sinh lý là đúng. Nhưng cách khắc phục chưa chính xác nên vẫn cứ rụng, vì sinh lý cây trồng có rất nhiều yếu tố…
    Thông thường, cây sẽ rụng bông khi thiếu dinh dưỡng, nhất là thiếu Bo. Nhưng không chỉ thiếu Bo, vì bạn đã xịt bổ sung 2 lần vẫn rụng, mà do thiếu các vi lượng khác thì sao? Đó là chưa kể hầu hết là Bo dưới dạng sunfat nên tỷ lệ cây hấp thụ không cao…
    Các loại phân sinh học được diễn đàn giatieu.com giới thiệu đều là phân tổng hợp, bao gồm 17 dưỡng chất cần thiết. Dùng các loại phân này sẽ cung cấp đủ dưỡng chất cho cây, bạn không phải lo thiếu chất.
    Tuy nhiên, nhu cầu phân bón của mỗi cây đều khác nhau, ở mỗi giai đoạn sinh trưởng cũng khác nhau… thì bà con bổ sung như thế nào? Băn khoăn này rất hợp lý, nên gần đây công ty Innolite đã bổ sung thêm một số chủng loại phân sinh học tổng hợp, có tỷ lệ các dưỡng chất khác nhau để hỗ trợ bà con chăm sóc cây trồng hợp lý. Trường hợp của bạn dùng phân sinh học tổng hợp có tên nhãn là Calcimax-B được tăng cường tối đa dưỡng chất Canxi và Bo để chống rụng trái non, to trái, chắc trái… được sử dụng cho các loại cây trồng lấy trái nói chung để nâng cao năng suất.
    Dôi lời chia sẻ cùng bạn và cộng đồng.

    • Anh @Hoàng có tấm hình của sp này ko? Cho em xem thử.
      Em cũng nghe nói nhưng chưa thấy.

    • Cho em hỏi sản phẩm này mình pha chung với xạ khuẩn Forge SP được không?

    • Khi phòng bệnh, pha chung sản phẩm Forge SP với các loại phân sinh học tổng hợp, các phân amino hữu cơ đều được. Còn khi trị bệnh, bạn cần cho cộng đồng biết cụ thể để giúp bạn hợp lý, đạt kết quả cao, tránh những sai sót đáng tiếc.

    • Phòng bệnh thì bạn pha chung vô tư, nhưng trị bệnh thì nên phun riêng rẽ. Phun xạ khuẩn theo hướng dẫn để trừ bênh trước, cách ly khoảng 1 tuần sau mới phun Canxibo này !

  42. Bữa trước tôi cũng chia vườn mình thành 2 lô để dùng thử. Tôi thấy thuốc hóa học hiệu quả rất nhanh chóng nhưng cũng mau tái nhiễm. Thuốc sinh học chậm hơn nhưng vườn cây xanh mướt, sạch sẽ, sau vài tháng nhìn rất thích. Hiện nay tôi sử dụng xạ khuẩn định kỳ 2 tháng/lần phòng bệnh cho cả vườn, phun thoải mái, khỏe hơn trước nhiều. Điều quan trọng là cần tăng cường dùng phân hữu cơ, sinh học, giảm bớt hóa học để giúp cây tự sinh kháng thể mới có sức chống chịu…
    Những vùng có nhiều vườn bị bỏ bê, không quan tâm trị nấm bệnh thì bà con chăm sóc cực hơn nhiều !

    • Mình dùng Forge SP để diệt tuyến trùng nên không phải đổ gốc để phòng bệnh nấm nữa.
      Khi phòng bệnh mình phun thật kỹ, để thuốc giọt xuống gốc phần nào là được.
      Hoặc khi thấy những vườn lân cận bị chết nhiều mình mới đổ…
      Tùy tình hình thực tế, phải cẩn thận nhưng đừng cứng nhắc quá bạn à…!

  43. Tôi cũng nghe mấy ông bạn giới thiệu nên dùng phân sinh học Calcimax-B để làm chắc hạt to trái như trong hình chụp. Tôi muốn tìm hiểu thêm qua ý kiến của cộng đồng nhưng thấy vẫn chưa được rõ ràng. Mong bà con đã dùng sản phẩm này chia sẻ ý kiến thêm. Xin cám ơn.

    • 2 năm nay tôi dùng loại phân này để nuôi trái, chắc hạt cho tiêu và cả bơ, sầu riêng nữa luôn. Tôi thấy vừa ý nhờ lượng canxi-bo hữu cơ rất cao, rất thuận lợi vì có thể phun hoặc đổ gốc tùy ý hay kết hợp cả 2. Tôi chỉ phun phân sinh học Biosol trong thời kỳ làm bông thôi.
      Chú Ri nói kiểm định phân này có đầy đủ các dưỡng chất cần cho cây trồng nên làm bông cũng đạt hiệu quả như Biosol. Xin có vài dòng chia sẻ với bà con.

  44. Mình có vườn tiêu khoảng 4000 m vuông, trong những năm cao điểm thu khoảng 2,5 tấn bình quân nhưng được mấy năm nay bị chết dần, số còn lại cũng bị bệnh. Mình muôn cải tạo đất trồng lại nhưng không có giống, với lại không biết nên cải tạo thế nào vì mình rất thích trồng tiêu, nhờ cộng đồng tư vấn và chia sẻ kinh nghiệm. Xin cảm ơn.

    • Bạn để nguyên hiện trạng, thu gom tất cả tàn dư tiêu chết đem đi tiêu hũy.
      Phun Forge SP phủ khắp mặt đất và trên các cây trụ sống lẫn chết để tiêu diệt nấm bệnh.
      Sau đó, rải vôi bột, khoảng 2 tạ/sào rồi tiến hành cày xới.
      Đào hố, bón lót phân chuồng ủ hoai theo quy trình trồng mới.
      Đa số giống ngoài thị trường hiện nay khá sạch, chọn mua ở nơi uy tín.
      Với lại, sẽ không quá lo khi bạn chăm bón theo hướng hữu cơ sinh học ngay từ đầu, giúp cây sản sinh nhiều kháng thể, có sức chống chịu, bền vững.

  45. Tôi ra tiệm hỏi mua xạ khuẩn streptomyces, cô bán hàng đưa ra 3 gói khác nhau để lựa chọn.
    Vấn đề tôi muốn hỏi là, trên cả 3 gói đều có ghi vài chất khác nữa, đều là chất sinh học để bổ trợ nhưng tôi chưa rõ tác dụng. Tôi đưa hình Forge SP lưu trong điện thoại để hỏi, nhưng tiệm không có. Vậy làm sao để tôi mua đúng loại mình cần, hoặc những loại tương tự có đạt hiệu quả trừ nấm bệnh như cô bán hàng nói ko ? Mong được mọi người chia sẻ.

    • Lưu ý, phải mua được thuốc có xạ khuẩn streptomyces chứ không phải mua hỗn hợp thuốc có chất kháng sinh streptomycin.
      Trên trang web có giới thiệu thuốc xạ khuẩn thương hiệu Forge SP của Mỹ, do Cty TNHH Innolite nhập khẩu và phân phối.

  46. Bác Vịnh và cả nhà cho mình hỏi việc này tí ạ.Tiêu nhà mình chết rải rác toàn vườn, mình đã dùng malaxyl 500 xịt toàn vườn một lần rồi ,tính tuần nữa mình xịt tiếp lần nữa. Rồi mình sử dụng xạ khuẩn tiếp có được không ? Malaxyl 500 có làm chết xạ khuẩn không? Nếu sử dụng được thì sau thời gian dùng hóa học bao lâu thì ta dùng xạ khuẩn được?
    Nhờ cả nhà chỉ giúp mình xin cảm ơn nhiều.
    Chúc cả nhà nhiều sức khỏe

    • Dừng ngay kẻo muộn, 3 hôm sau dùng xạ khuẩn phun+đổ gốc theo đúng phác đồ.
      Nấm bệnh chủ yếu tấn công rễ, không chỉ ăn trên lá.

    • Malaxyl chỉ diệt được các loại nấm làm yếu cây, ít độc hại như đốm lá, thán thư…

    • Cháu nhớ xử lý thật kỹ theo phác đồ. Thà tốn kém một lần cho sạch bệnh, không để dai dẳng kéo dài để bệnh quá nặng là bó tay. Sau xử lý, phải hạn chế dùng phân hóa học, nên dùng phân sinh học hữu cơ để hồi phục và giúp cây gia tăng kháng thể để có sức chống chịu.
      Cháu lưu ý, phân sinh học hữu cơ là loại phân tổng hợp, đầy đủ các dưỡng chất cần thiết, hoàn toàn khác với phân sinh học thường được pha thêm các chất hóa học để cây nhanh bốc, làm nông dân nhầm tưởng “xịn” hơn.

  47. Năm nay sau khi ra đọt và mầm hoa vườn tiêu nhà em bị bạch tạng đến 30% (màu bạc) các bác cứu em với.

    • Bạn chụp cận ảnh vài hình, thật rõ ngọn lá bị bệnh, gửi về giatieu.com để xem xét cụ thể.
      Gửi qua email nguyenvinh@giatieu.com của bác Vịnh nhé !

    • Chưa có cơ sở để kết luận do bệnh gì.
      Cũng có thể do chăm bón bị thiếu dinh dưỡng, chủ yếu thiếu các trung vi lượng…
      Chờ thêm thông tin của bạn.

  48. Năm nay ở chỗ tôi mưa khá nhiều, chắc là sẽ có nhiều mưa hơn mọi năm. Nhiều vườn tiêu phát triển tốt, đạt mong muốn. Ngoại trừ 1 số vườn bị bỏ bê.
    Tôi quan sát vườn nhà gần 1 tuần nay, thấy có xuất kiện rải rác trên mỗi trụ khoảng mươi lá vàng, có 1 số lá vàng đã rụng. Xin hỏi, đó có phải là hiện tượng của bệnh vàng lá chết chậm? Cách phòng trừ?
    Tôi xin cám ơn !

    • Trên bài đã nói rõ 2 lựa chọn, hóa học hay sinh học, tùy bạn quyết định.
      Chúng tôi vì lợi ích chung của cộng đồng, mong muốn sản xuất bền vững và vì lợi ích của chính bản thân bạn đã đưa ra lời khuyên dùng các sản phẩm sinh học, sinh học hữu cơ.
      Bạn tham khảo sản phẩm xạ khuẩn streptomyces trị tất cả các bệnh do nấm, nhất là nấm chết nhanh chết chậm của Cty Innolite ở đây:
      >> http://www.giatieu.com/phan-bon-huu-co-sinh-hoc-vi-sinh-cua-cong-ty-tnhh-innolite/9571/

    • Cháu vừa đi Cư Kuin chơi nhà bạn. Ngang qua nhiều vườn tiêu thấy xảy ra hiện tượng này nhiều lắm…
      Mong bác và cộng đồng cảnh báo, nhắc nhở bà con phòng trừ chu đáo.

    • Nhiều nhà đổ thuốc bay mùi nồng nặc nhưng vẫn lần lượt ra đi… Khó thật !

    • Đó là quyền lựa chọn phân thuốc của nhà nông.
      Dường như trang Giatieu.com không ủng hộ quan điểm này !

  49. Cho tôi hỏi, phân hữu cơ khoáng là phân như thế nào? Nghe đại lý nói phân hữu cơ khoáng của Nhật đóng viên tốt lắm nhưng tôi chưa hiểu rõ. Mong cộng động tư vấn giúp. Tôi xin cám ơn !

  50. Cho cháu hỏi. Cháu phun xạ khuẩn lên cây để trị nấm mới được gần 3 tiếng thì mắc mưa, cơn khá lớn. Vậy cháu có cần phải phun lại không?

  51. Tất nhiên phải phun lại. Số phun lá bị trôi xuống đất coi như bổ sung cho đổ gốc.

    Bạn nên pha thuốc trước khi phun khoảng 1 giờ để giúp vi khuẩn hoạt động ngay lập tức !

  52. Cho cháu hỏi, sáng nay cháu thấy tiêu bị gì mà chuỗi và lá xanh rụng khá nhiều.
    Mỗi gốc rụng khoảng 20 chuỗi+lá, xin giúp cháu cách khắc phục ạ. Cháu cám ơn !

    • Có thể tiêu bị sốc nước, do mưa quá nhiều làm rễ tơ bị hỏng không lấy được dinh dưỡng. Cũng không loại trữ khả năng bị nhiễm nấm bệnh do độ ẩm quá cao.
      Cách tốt nhất, bạn dùng xạ khuẩn trong Forge SP pha chung với phân Neem lỏng phun liên tiếp 2 lần cách 5-6 ngày để cung cấp dinh dưỡng qua lá, kết hợp phòng các bệnh nấm mùa mưa luôn.

    • @hoàng, khu vực Lâm Đồng đã nắng được 14 ngày.sử dụng forge sp phối hợp neem lỏng, calcimax.B nên bơm hay đổ mong anh góp ý.

    • -Để phòng thì chỉ cần phun qua lá liên tiếp 2 lần cách 5-6 ngày.
      -Để trị thì phải đổ gốc, do nấm bệnh thường tấn công trước tiên vào hệ rễ.
      Hoặc kết hợp cả hai, tùy bạn chọn !

  53. Có thể pha chung phân với thuốc để phun phòng.
    Khi trị bệnh nên hạn chế pha chung để thuốc đạt hiệu quả cao nhất.

  54. Tiêu nhà em có hiện tượng rụng lá xanh lác đác, em sợ đã bị nhiễm bệnh chết nhanh chết chậm. Tham khảo bài này, em hoang mang không biết nên chọn thuốc hóa học hay sinh học để xử lý.
    Xin mọi người tư vấn giúp. Em xin cám ơn nhiều !

    • Quan trọng là bạn phải mua được thuốc thật.
      Hóa học hay sinh học mà gặp hàng nhái, hàng đểu cũng đành bó tay !

  55. Thuốc hóa học hay thuốc sinh học đều có những ưu điểm khác nhau, đã có nhiều ý kiến thảo luận về vấn đề này rồi. Bạn đọc thêm những ý kiến phản hồi trên bài này, cân nhắc thật kỹ để lựa chọn biện pháp phù hợp. Chúc bạn thành công !

  56. Chú cho cháu hỏi, cháu có thể pha chung canxi-bo để làm chắc hạt với xạ khuẩn forge sp để phòng bệnh nấm sau mùa mưa được không? Cháu cám ơn.

  57. @Tan Sinh
    Tùy theo loại sản phẩm canxi-bo và cách pha nữa.
    Tốt nhất là phải pha loãng riêng rẽ rồi mới hòa chung.

  58. Tiêu xuất hiện lá vàng lác đác, có xu hướng tăng dần. Không rõ là do thiếu phân hay bị bệnh?
    Thời gian vừa rồi do mưa kéo dài nên cũng chưa bỏ phân…
    Xin tư vấn cho mình nên xử lý như thế nào? Cám ơn cộng đồng nhiều !

    • Tiêu bị vàng lá thường có 2 khả năng: thiếu phân bón hoặc có thể đã bị nấm bệnh. Đối chiếu tình trạng thực tế với nội dung bài viết để tự xác định.
      Tạm thời ngưng phân thuốc hóa học để xem xét rõ ràng, cụ thể.
      An toàn nhất là dùng phân bón hữu cơ sinh học Neem pha chung với xạ khuẩn trong Forge SP để can thiệp kịp thời.

    • Tiêu nhà em cũng có hiện tượng như vậy. Em xử lý Forge SP + Neem nước 2 lần liên tiếp nay đã hồi phục lại rồi.

    • Theo tôi thấy, nếu tiêu không suy thì nên xử lý kết hợp (Forge SP + Canxi-B) vừa phòng trị bệnh, vừa làm chắc hạt, có lợi hơn.

  59. Trời vừa giảm mưa, rễ tơ chưa kịp hồi phục. Bà con tạm thời chưa bón phân hóa học để ngăn ngừa dịch bệnh bùng phát. Nếu thấy cây có dấu hiệu suy yếu, biện pháp tốt nhất là phun các loại phân bón lá sinh học hữu cơ tổng hợp !

  60. Bạn Tuấn ở K’Bang cũng vừa nhắn tin cho biết sau thời gian dài có quá nhiều mưa, vườn bị nấm phytoph tấn công mà không phát hiện được. Nay trời hết mưa, thấy cây suy yếu, bạn lo ngại vội đổ thuốc phòng ngừa. Hỡi ôi, càng nắng cây càng héo, 1 số trụ lần lượt héo rũ do bộ rễ đã thối…
    Chia sẻ điều này với mong muốn các bạn phải quan sát kỹ càng, ra tay phòng ngừa sớm đừng để quá trễ như tôi… Chăm bẳm khi mất giá chả sao. Nay được giá mà chết thì quá tiếc !
    Nơi tôi ở thuộc phía Đông Trường Sơn. Chỗ các bạn nắng thì chỗ tôi mưa, ngược lại…

    • Cần phải gom sạch tàn dư của cây bị nấm bệnh đem tiêu hũy.
      Tuyệt đối không để cành lá khô mang bào tử nấm rơi vãi…

  61. Mình mua đuọc 5 tấn tiêu giá gần 73k mua của đại lý. Chỗ mình tiêu không còn, nhiều nhà trụ tiêu còn sống cũng không ra trái. Nhìn giá mạng thì rẻ chỗ mình họ không bán giá đó.

  62. Trời bắt đầu chuyển sang mùa khô, nhiều vườn tiêu cũng bắt đầu ngả sang màu vàng vì nấm bệnh, tuyến trùng do bà con lơ là, không phòng ngừa sâu bệnh đầy đủ… Thật là đáng tiếc khi cây hồ tiêu bước sang giai đoạn hồi phục giá cả !

Gửi phản hồi mới

(?)