Quy trình kĩ thuật trồng Hồ Tiêu ở Chư Sê – Phần 2

, Trồng và Chăm sóc Tiêu, 91

(P2)-Xin giới thiệu với bà con nông dân trồng tiêu về qui trình trồng, chăm sóc, thu hoạch và chế biến Hồ Tiêu ở Chư Sê để tham khảo, vận dụng. Bài viết được Hiệp hội Hồ Tiêu Việt Nam (VPA) phổ biến. Để bà con dễ dàng tiếp thu, giatieu.com chia ra làm nhiều phần.

> Quy trình kỹ thuật trồng Hồ Tiêu ở Chư Sê – Phần 1.

>Quy trình kỹ thuật trồng Hồ Tiêu ở Chư Sê – Phần 3.

Buộc dây, công việc làm thường xuyên khi tiêu bắt đầu leo lên trụ

4. Chăm sóc

4.1. Làm cỏ, buộc dây

Làm sạch cỏ trong gốc tiêu thường xuyên, nhổ cỏ gốc bằng tay, tránh làm tổn thương vùng cổ rễ. Thường xuyên buộc dây tiêu vào trụ,

4.2. Tạo hình, nuôi thân

4.3. Xén tỉa tạo hình cơ bản

* Đối với tiêu trồng bằng dây thân:

Sau 1 năm trồng, cắt tạo hình cho tiêu bằng cách cắt ngang toàn bộ dây thân trên trụ, cách gốc tiêu 25 – 30 cm. Cắt tạo hình với mục đích vừa lấy hom nhân giống vừa tạo khung thân dây tiêu trên trụ. Cắt dây tiêu vào các ngày khô ráo, không cắt trong thời gian mưa dầm để hạn chế các loại bệnh hại tiêu. Từ chỗ cắt sẽ mọc lên các dây thân chính. Giữ lại các dây thân khoẻ mạnh phân bố đều chung quanh trụ làm bộ khung chính, vặt bỏ các mầm dây thân còn lại. Số lượng dây thân để làm bộ khung chính phụ thuộc vào kích thước trụ.
– Trụ sống : 9 – 12 dây thân/trụ
– Trụ gỗ hay trụ bê tông : 8 – 10 dây thân/trụ
– Trụ xây gạch: 20 – 30 dây/trụ gạch.
Khi dây tiêu leo lên hết chiều cao trụ thì hãm ngọn và xén tỉa định kỳ.

Nếu không có nhu cầu lấy hom nhân giống thì khi các dây thân ở độ cao 80 – 100cm, có 5 – 6 cành quả/1 dây thân, bấm ngọn lần đầu để kích thích sự phát triển thêm dây thân. Bấm ngọn bằng cách cắt bỏ phần ngọn tiêu mang 1 – 2 cành quả. Sau khi bấm ngọn lần đầu nếu trên trụ tiêu vẫn chưa có đủ số dây thân cần thiết/trụ thì sau khi dây thân mới có từ 3 – 5 cành quả tiếp tục bấm ngọn lần thứ  hai.

* Đối với tiêu trồng bằng dây lươn

Tiêu trồng bằng dây lươn phải áp dụng biện pháp đôn dây tiêu vào 12 – 14 tháng sau trồng. – Sau khi tiêu leo lên trụ được 1,4 – 1,5 m và các dây tiêu đã phát sinh được 2 – 3 cành quả ở ngọn thì đôn dây xuống. Chỉ đôn các dây tiêu có mang cành quả, cắt bỏ các dây không mang quả.
– Đào rãnh sâu 15 – 20cm chung quanh trụ tiêu, cách gốc tiêu 20 – 25cm, khoanh phần dây thân đã cắt hết lá vào rãnh, chừa đoạn ngọn dây có mang lá và cành quả buộc áp vào trụ tiêu.
– Sau đó lấp một lớp đất mỏng để giữ cho khoanh dây được đôn nằm cố định.
– Sau khi rễ từ đốt của các khoanh dây được đôn nhú ra mới vun gốc bón phân cho tiêu.

4.4. Xén tỉa cho tiêu kinh doanh

– Tỉa bỏ tất cả các dây thân, dây lươn, cành ác mọc phía dưới gốc tiêu. Cành lá bộ tán tiêu cách mặt đất 10 – 15cm.
– Tỉa bỏ các dây thân mọc ngoài bộ tán tiêu, các dây thân mọc quá dài ở đỉnh trụ.
– Tỉa bỏ các cành ác yếu ớt, các cành tăm nhang.

5. Bón phân

– Phân hữu cơ: bón hàng năm với liều lượng 30 – 40m3/ha. Nếu không có phân hữu cơ có thể sử dụng các loại phân hữu cơ vi sinh bón cho vườn tiêu với liều lượng từ 2 – 3kg/trụ/năm

– Vôi: bón vôi cho vườn tiêu với liều lượng 500kg/ha/năm. Vôi được bón bằng cách tung đều trên mặt đất, chiếu theo tán tiêu hoặc ủ chung với phân chuồng rồi đem bón cho tiêu.

– Phân khoáng:

Bảng 1: Định lượng tạm thời lượng phân bón khoáng cho hồ tiêu

Năm

Kg /ha/năm

gr/trụ/năm

Urê

SA

Lân VĐ

KCl

Urê

SA

Lân VĐ

KCl

Trồng mới

Năm 2

Năm 3

Kinh doanh

150

350

550

750

50

150

250

300

1000

1000

1000

1000

70

170

500

700

75

180

270

370

25

75

120

150

500

500

500

500

35

80

250

350

– Urê và Kali clorua: Năm trồng mới bón 3 – 4 lần, lần đầu sau khi trồng tiêu 1 tháng, sau đó 2 tháng bón 1 lần. Các năm tiếp theo Urê và Kali clorua được bón 5 lần, mùa khô bón 2 lần kết hợp với tưới nước, mùa mưa bón 3 lần: đầu, giữa và cuối mùa mưa. Phân SA bón vào đầu mùa mưa.

– Phân lân: có thể dùng lân nung chảy hay Super lân. Lân nung chảy bón 1 lần vào đầu mùa mưa, Super lân thì chia làm 2 lần bón: lần 1 vào đầu mùa mưa, lần 2 vào giữa mùa mưa.

Nếu dùng phân NPK hỗn hợp thì dùng các loại và liều lượng sau

Bảng 2: Loại và liều lượng NPK hỗn hợp bón cho tiêu

Năm tuổi

Loại

Liều lượng (kg/trụ)

Năm trồng mới 16-16-8 hoặc 20-20-15 0,2 – 0,3
Năm thứ 2 16-16-8 hoặc 20-20-15 0,5 – 0,6
Năm thứ 3 16-16-8 hoặc 20-20-15 0,6 – 0,8
Các năm KD 15-10-15 hoặc 16-8-16 1,3 -1,5

– Phân bón lá: sử dụng các loại phân bón lá có có vi lượng như  Zn, B làm giảm được tỷ lệ rụng gié quả. Phân bón lá được phun 2 – 3 lần trong mùa mưa.

Tưới nước vào mùa khô khi cây đang nuôi quả.

6. Tưới nước và thoát nước

* Tiêu trồng mới và kiến thiết cơ bản: tưới suốt mùa khô cho đến khi có mưa theo chu kỳ trên. Trong năm trồng mới, nếu mùa mưa gặp hạn dài cũng phải tưới nước cho tiêu.
* Tiêu kinh doanh: tưới vào mùa khô khi cây đang nuôi quả, sau khi thu hoạch xong ngừng tưới nước.

Loại vườn Đất Bazan
Lượng nước (lít/trụ) Chu kỳ (ngày)
Tiêu trồng mới 30-40 7-10
Tiêu kiến thiết cơ bản 60-80 10-15
Tiêu kinh doanh 100-120 20-25

Mùa mưa, vườn tiêu phải được thoát nước tốt vào các rãnh, mương tiêu nước trong lô. Vun gốc tiêu, không cho nước đọng ở gốc.

* Tủ gốc mùa khô: dùng rơm rạ hoặc các loại tàn dư thực vật khác như vỏ ngô, dây đậu, cỏ rác cây phân xanh, đậu đỗ …. Lượng rơm tủ từ 5 – 10 kg khô/trụ.

91 Phản hồiGửi phản hồi mới
  1. Lời đầu tiên xin chúc các anh chị đã có những bài viết hữu ích này để giúp đỡ người dân trồng tiêu có những kiến thức cơ bản trong lĩnh vực trồng tiêu. Qua đây tôi cũng có một vài thắc mắc nho nhỏ là:
    1. Bảng 1: Định lượng tạm thời lượng phân bón tiêu kinh doanh là Urê: 370, SA: 150, Lân VĐ: 500, KCl: 350 (gr/trụ/năm). Như vậy thì lượng KCL luôn ít hơn Lân VĐ. Nhưng Bảng 2: Loại và liều lượng NPK hỗn hợp thì lại dùng NPK 15-10-15 hoặc 16-8-16 (KCL luôn bằng hoặc lớn hơn Lân VĐ), như vậy chúng ta nên áp dụng theo công thức nào cho hợp lý.
    2. Trụ gỗ hay trụ bê tông : 8 – 10 dây thân/trụ. hiện tại tôi chỉ để 6-7 dây thân/trụ nhưng thấy cây tiêu rất lớn và rậm rất khó phun thuốc trừ rầy hoặc rệp sáp nằm phía trong trụ hơn nữa năng suất không đạt vì thiều ánh sáng. Vì thế tôi không thể hình dung được trụ tiêu mà để tới 10 dây/trụ.
    Rất mong quý anh chị giúp đỡ. Xin cảm ơn

    • Bạn à, mổi loại phân có tỉ lệ dinh dưỡng nhất định. Ví dụ như ure có 46% chất đạm, SA có 21% đạm và khoảng 20-25% lưu huỳnh, lân thường dùng là loại supper lân thì cũng có khoảng 19% lân, kcl thì có khoảng 60% kali. Do đó công thức ở bảng 1 nếu tính ra ra vào khoảng 200kg đạm 95kg lân 210 kg kali, tức là giống như bảng 2 đó bạn. Sử dụng phân trộn như vậy sẽ tiếp kiệm chi phí hơn NPK, nhưng loại NPK này được bọc đất sét nên chất dinh dưỡng tan ra từ từ sẽ tốt cho cây hơn.

    • chào chú Vương,
      theo cháu được biết thì KCl có 60% K2O nên trong 100g KCl thì có khoảng 60g K2O, Còn phân lân văn điển thì lượng P2O5 chỉ chiếm 18%, tức là trong 100g lân thì có 18g P2O5, CÒN VIẾT TẮT N-P-K là chỉ lượng N nguyên chất, P2O5 nguyên chất và K2O nguyên chất. Như vậy theo hướng dẫn bón phân theo bảng trên là hợp lí đó chú!
      vài điều chia sẽ với chú! chúc chú thành công!

  2. Bạn Trần Văn Công thân,
    Cho mình hỏi trồng cây nọc sống là cây hông nhanh trồng được tiêu không bạn? Khoảng mấy năm? Chất lượng cây hông này thế nào? Mình ở Đăk Nông.
    Cảm ơn bạn!

  3. Bây giờ là tháng Giêng nếu trồng cây Hông mà tưới được. Đến mùa mưa khoảng tháng 5 thì đã to bằng chai bia khoảng 5cm. Trồng tiêu là buộc được ngay. Không cần mất 1 năm như các loại cây khác

  4. Chú ý nhé, giống Hông mình ươm là nguồn gốc Úc nên nhanh lớn như vậy, sau 1 năm lúc cắt dây hoặc đôn tiêu thì thân cây đã to 15cm rồi. Chứ nếu mua phải giống Trung quốc tuy rẻ tiền nhưng lại thất vọng tràn trề.

    Chất lượng khỏi chê: Không cần nọc giả cây hông vẫn lên thẳng tắp. Cành ra từng cặp song song dễ cắt. Lá rụng giàu dinh dưỡng. Da nhám, rễ tiêu bám tốt. Khi tiêu tàn thu hoạch gỗ hông giá trị cao…

    • Bạn Công, cho mình hỏi : Cây có rễ mềm phía trên mặt đất không ? Nó có cạnh tranh dinh dưỡng khốc liệt với tiêu không ? Mình muốn mua hạt giống, vì ở xa quá, không mua được cây giống ? Bạn có thể gởi hạt cho mình theo đường bưu điện được không ?
      Mong hồi âm .

    • Bạn à! Rễ cây hông là rễ cọc nên đâm xuống là chính, đâm ngang không đáng kể. Cứ chăm sóc tiêu bình thường như các trồng các loại nọc sống khác.

    • Xin chào các bạn. Mình ở Bình Định, mình muốn mua cây hông nhưng không biết địa chỉ cung cấp cây giống ai biết nơi nào cung cấp cây giống thì cho mình xin địa chỉ. Mình xin chân thành cảm ơn !

  5. Mới gọi điện cho bác Công, bữa nào qua xem thử, bác nào đã dùng cây hông làm trụ thấy ưu nhược ra sao chia sẻ kinh nghiệm cho bà con.

  6. Tháng 2 âl. Chư Sê đổi gió, đổ mưa, sấm chớp… Có khi năm nay tiêu mất mùa nữa rồi các bác ạ!

    • Khó khăn nhỉ !
      Trông trời có mưa sớm để giải hạn cho cây cà phê thì tiêu dễ bị bồ cào.

  7. Hôm nay đi hội thảo Giải pháp quản lý tuyến trùng của VFC và Sygenta, chương trình hoành tráng lắm. Các bác cho em hỏi đã có ai dùng Tervigo 020ec + Ridomin gold chưa? Hiệu quả thế nào?

  8. Chào anh Minh Vịnh . Cho em hỏi tiêu nhà em bị tuyến trùng với rệp sáp nặng em muốn phá trồng lại. Vậy anh cho em hỏi phải xữ lý đất như thế nào, và dùng những loại thuốc nào. Mong phản hồi của anh.

    • Chào truong!
      Nhà tôi thường xuyên phải trồng mới tiêu già cỗi, tiêu bệnh tật. Tôi thường xử lý thế này. Trước tiên đào sạch gốc rễ cây hồ tiêu cũ. Chất tại chỗ gốc cũ dùng rác xung quanh đốt. Việc đốt tại chỗ như thế giúp trừ một số nấm bệnh, ngoài ra còn trả dinh dưỡng lại cho đất. Rắc vôi khử trùng đất. Nếu vườn bị chết do nấm thì tốt nhất nên xịt qua một lần các thuốc đồng trị nấm (Aliete, ridomin, metaxyl, coc85, boocdo, đồng đỏ…) . Cho công đào hố trồng tiêu. Gốc tiêu cũ bên này thì ta đào hố phía bên kia. Hạn chế đào ngay hố cũ. Hố 40x40x40 cm nếu đất rút nước tốt, 50x50x50 cm với đất khó rút nước. Tốt nhất là nên phơi đất một vài tháng thì tốt hơn trồng ngay lập tức. Sau đó với mỗi hố ta bỏ tầm 2/3 hố phân chuồng hoai mục ủ nấm đối kháng (1/2 xe rùa). Lấp đất ngang mặt. Khi tưới lên hoặc mưa hố đó sẽ sụp xuống 1 tí là vừa. Khi trồng tiêu con lưu ý trồng cạn trên mặt. Bón lót phân lân gà hoai, cút hoai và bỏ Basudin lót dưới ngừa rầy trắng. Khi đôn tiêu ta cũng đà rãnh bỏ phân chuồng hoai mục + Basudin ngừa rầy trắng rồi mới tiến hành đôn. Do bộ rễ dưới đất rất dài càng tạo điều kiện cho rầy trắng nấm bệnh tấn công. Khi trồng tiêu con áp dụng kỹ thuật bấm đọt cho mau ra ác, khi đôn chỉ cần thêm vài cặp mắt rễ là được. Trường hợp dây lên dài quá không đôn được, thì ta đợi ác gốc hay lươn gốc ra, ta cho nó bò lên cây sau đó kéo xuống đôn. Sau đó ngừa định kỳ thì vườn sẽ khỏe mạnh.
      Lưu ý với những gốc bị dịch bệnh ưu tiên đào hố rút nước hoặc mương thoát nước. Tránh nước tràn qua vùng khác mà cũng chẳng để nước vùng khác tràn vào, đặc biệt úng trong gốc.
      Thân!

  9. Ở nhà mình trồng cây lồng mức, cây lên thẳng, cao, cây nào trái nhiều lên tới chục ký. Ba mình trồng xen trụ gỗ nữa, cứ một trụ gỗ 1 cây, hiệu quả rất cao vì một thành 2, cứ trồng khoảng cach bình thường hoặc rộng 1 xiu cũng được. Có trường hợp trụ gỗ mục, cho nó bám vào trụ sống luôn, tránh trường hợp cây ngã. Đầu tiên chỉ có nhà mình trồng, mấy người trong vùng thấy hiệu quả nên tới học hỏi, giờ mọi người đều trồng hết. Các bạn nên xen vô với trụ chết sẽ rất hiệu quả. các bạn tham khảo để có vườn tiêu đẹp, năng suất cao!

  10. Kính chào các Anh chị, cho em hỏi nếu trồng cây keo Dậu làm choái thì từ khi gieo hạt trồng đến khi dây tiêu bám được thời gian bao lâu ạ.
    Cây Keo có dẻo không hay dễ gãy trong điều kiện trồng tại vùng Quảng Trị có gió Lào và gió Đông Bắc .
    Rất mong nhận được phản hồi.
    Em chân thành cảm ơn!

    • Vùng Quảng Trị thường có gió Lào khá mạnh nên trồng keo dậu ko thuận lợi vì cây thân dẻo dễ bị gió xô nghiêng. Tốt nhất ở vùng này bạn nên trồng cây lồng mức, bà con ở vùng này cũng trồng lồng mức nhiều lắm rồi mà.

    • Ý kiến bạn Cường rất hợp lý. Tôi đã từng tham gia trồng cây tại Nông trường Tân Lâm nên biết khá rõ điều kiện tự nhiên của vùng đất đỏ Quảng Trị. Theo tôi, cây lồng mức là sự lựa chọn đúng đắn nhất để trồng làm trụ sống cho hồ tiêu leo ở vùng này.

  11. Tiêu tôi năm nay năm thứ 4 mấy tuần nay trời mưa nhiều nên tiêu bung đọt non và ra hoa, sắp đến là 2-3 tháng gió lào mạnh mới đến mùa mưa, làm thế nào để tiêu không mất sức trước khi ép nước. Ai biết cách xin mách dùm?

  12. Muốn tiêu được tốt và sống bền các bạn nên thường xuyên sử dụng phân sinh học, hữu cơ vi sinh, các loại phân chuồng ủ hoai, giảm bón phân NPK trước và sau mùa mưa, thời kỳ mang trái…

  13. Các anh chị cho em thắc mắc tí. Trong bài có hướng dẫn trồng 2 dây tiêu trên 1 trụ, thì đào 1-2 hố đúng không ạ? nhưng em mua giống tiêu ươm trong bầu (ươm bằng dây thân) 2 dây 1 bầu thế thì trồng 2 dây sát nhau ah ? vì trong bầu đâu có tách ra đc? rất mong các anh chị có kinh nghiệm chỉ dẫn.
    -Tức là thế này: Em mua giống ươm bầu, mỗi bầu thấy có 2 dây, thì 1 trụ em phải trồng mấy bầu ạ? và đào hố thế nào là hợp lí ah ? Em cảm ơn.

  14. Anh chị cho em hỏi cách phân biệt các giống tiêu ạ ? Cái này em mù tịt quá dù đã tìm hiểu khá kĩ trên mạng.

  15. Anh Chị cho em hỏi, em ở Krong Năng Đak Lak
    Tại sao dây lươn em đôn xuống nó cứ vẫn lên lươn hoài nhỉ? Có dây thì lên khoản 80-100cm mới ra tay, mà dây ác cũng vậy cứ có 1-2 dây lên lươn thẳng 150cm luôn. Nguyên nhân sao và có cách nào không ạ?
    Thân!

    • Chào @ Quốc Chương. Tiêu lươn bạn muốn đôn phải chờ khi dây tiêu đã ra được khoảng 3-4 tay ác khi đó nó mới ra tay dây ác, còn nếu bạn đôn khi chưa ra tay ác thì nó vẫn lên lươn luôn. Giờ có cách bạn bấm dây đó xuống cách mặt đất khoảng 20-25 cm, bấm một vài lần nó sẽ ra cành ác.
      Chúc bạn thành công

  16. Xin chào diễn đàn giatieu.com, em có thắc mắc muốn nhờ tư vấn giùm. Hiện tại em có nuôi trùn quế sống, số lượng trùn quế thịt dùng không hết em có thể thả chúng ra vườn tiêu được không ạ? liệu chúng có sống và phát triển được ở điều kiện tự nhiên không ạ? Vườn tiêu nhà em không sử dụng thuốc BVTV, mong nhận đượcphản hồi của cộng đồng, em cảm ơn nhiều.

  17. Mọi người cho tôi hỏi vấn đề này nha:
    Nếu tôi trồng tiêu trên trụ tạm thì cây trụ tạm sẽ được chôn vào giữa hố tiêu ta đã đào hay sao vậy? Mong mọi người giúp đỡ

  18. Bác Vinh cho hỏi: ở Gia lai, nên trồng tiêu nghiêng theo hướng nào ạ. Tức là trồng gốc tiêu ở phía nào của trụ ấy ạ.

    • Trồng phía mặt trời mọc, lấy thân trụ tiêu để che ánh nắng chiều là đc.

  19. Cho xin hỏi tất cả các anh chị đã trồng tiêu một việc nhé: Tôi cũng đang rất khó khăn về tài chính nhưng thấy trồng tiêu có lợi nhuận nên cũng rất muốn trồng. Nhưng tôi không đủ khả năng mua trụ bê tông hoặc trụ gỗ cà chít, nên vẫn tính mua và trồng trụ sống, có thể là chồi muồng đen hoặc cây gòn. Còn hiện tại tôi đang lấy cây cà phê nhổ thanh lý chôn làm trụ tạm rồi trồng cây sống xen vào bên cạnh. Đến lúc tiêu bám vào trụ tạm, sau một năm chuyển sang trụ sống, thì cách chuyển làm sao, và liệu có ảnh hưởng đến sự phát triển của cây tiêu không ?

    • Không sao đâu bạn. Trồng tiêu trên trụ tạm rồi sau này chuyển qua trụ sống là việc rất bình thường. Bạn yên tâm trồng, diễn đàn giatieu.com sẽ hỗ trợ kỹ thuật giúp bạn khi chuyển được.

  20. Chào chú Vịnh cùng các chú, các ac, các bạn!
    Cháu chuẩn bị trồng 200 trụ tiêu, trước giờ cháu chưa có làm nông nên kiến thức và kinh nghiệm không có. Mong chú cùng mọi người chỉ bảo cho cháu.
    -Trước tiên là xử lý đất:
    Đất cháu chuẩn bị trồng tiêu năm trước là đất trồng cà phê, cháu đã nhổ bỏ, cày xới, đào bồn và thu gom cành, lá, gốc, rể cho vào từng bồn đốt.
    Tiếp theo cháu rắc vôi khắp vườn, sau 10 ngày cháu cho 10kg phân bò ủ với lân Văn Điển, tricho và basudin trộn với đất mặt lấp vào bồn. Cho cháu hỏi cháu làm như vậy đã ổn chưa ạ?
    -Thứ 2 cho cháu hỏi cháu bón lót như trên liệu năm đầu không bón thêm phân vs hay hóa học thì cây tiêu có phát triển tốt không a? Nếu không mong chú cùng mọi người chỉ giúp cháu cách bón phân cho tiêu mới trồng và bón những loại nào ạ?
    -Thứ 3 cho cháu hỏi tiêu mới trồng nên phòng bệnh như thế nào mong chú chỉ giúp cháu,cháu hỏi những người gần nhà họ kêu họ chẳng phòng gì cả và họ rất ít và hầu như không dùng thuốc hóa học nhưng tiêu vẫn phát triển tốt.
    Và cho cháu hỏi câu cuối: Ở phần xén tỉa tạo hình cho cây tiêu, nếu cháu không có nhu cầu lấy hom giống vậy theo bài viết trên khi cây tiêu được 0,8-1m thì thực hiện bấm ngọn, xin chú chỉ cháu chi tiết hơn được không ạ và nếu theo phương pháp này thì ưu nhược điểm như thế nào ạ?
    Mong chú và mọi người có kinh nghiệm bớt chút thời gian chỉ giúp cháu.
    Cảm ơn chú và mọi người!

    • Mình trao đổi ngắn gọn nhé !
      1. Xử lý đất như vậy tạm ổn, còn hiệu quả thì chưa rõ do không biết lượng vôi, thuốc… đã bỏ.
      2. Bạn nên dùng phân sinh học vừa cung cấp dinh dưỡng vừa tăng kháng thể cho tiêu.
      Đặc sắc của phân sinh học biogel+biosol xem ở phần giới thiệu.
      3. Phòng bệnh không gì hơn nấm tricho+EM để giúp cho tiêu gia tăng kháng thể.
      4. Việc bấm ngọn tùy thuộc vào bạn trồng giống lươn hay ác và đầu tư chăm bón nữa…

  21. Chào bác Vịnh và diễn đàn! Cho cháu hỏi câu này: Cháu chưa hiểu nấm tricho đối kháng tiêu diệt tuyến trùng bằng cách nào. Vì nấm tricho là thực vật còn tuyến trùng là côn trùng. Hai loài khác nhau sao tiêu diệt được nhau. Cháu nghĩ nấm thì chỉ tiêu diệt được nấm thôi chứ! Mong bác và diễn đàn chỉ giúp. Xin cám ơn rất nhiều !

    • Chào cháu @Nguyễn huy năng.
      Bác có lời khuyên cháu đừng thấy bất kỳ loại nấm nào cũng cho vào mồm nhé !
      Có ngày toi đấy ! Hiểu chưa?

  22. Chào bạn @nguyễn huy năng ! nấm tricho cũng diệt được tuyến trùng nha ! bởi vì chúng cạnh tranh nguồn thức ăn , và trichoderma giết tuyến trùng bằng cách : tiết chất kháng sinh vào cơ thể chúng gây chết , sau đó tiết enzym phân hủy thức ăn và ăn tuyến trùng.

  23. Hihi… Xin cám ơn bác Vịnh và bạn Huydung đã giải đáp thắc mắc! Có câu này nữa cháu muốn hỏi bác Vịnh và diễn đàn: đọc trên diễn đàn thấy mọi người bảo cây hông làm trụ tiêu tốt lắm. Trồng 1 năm đường kính có thể lên tới 15cm, cây lại rất thẳng, dai. Nếu được vậy thì đúng là thứ cháu đang cần vì khoảng 1 tháng nữa cháu xuống tiêu mà cây trụ của cháu còn nhỏ quá.Cháu trồng cây dái ngựa mới được khoảng 8 tháng, cây nào cao mới được khoảng 1m. Cháu trồng cây anh đào gần bên làm cây trụ giả, tính khi nào đôn mới chuyển qua cây trụ chính. Nhưng mà tình hình này thì cây trụ chính không lớn kịp rồi, cây trụ giả cũng hơi nhỏ. Vậy nhờ bác Vịnh hay ai biết về cây hông xin tư vấn giùm, ai biết ở đâu bán chỉ giùm luôn. Cháu ở huyện Thống Nhất, Đồng nai. xin cám ơn bác Vịnh và diễn đàn rất nhiều!

    • Trồng cây Hông làm trụ sống cho tiêu đã có nhiều ý kiến trái chiều, nhưng nói chung không phải lựa chọn hợp lý vì cây hông cạnh tranh dinh dưỡng mạnh mẽ với cây hồ tiêu.

  24. Chào Nguyễn Huy Năng !
    Năm ngoái, tôi có đến thăm 1 vườn tiêu. Gốc hông vẫn còn – bên cạnh là trụ bê tông để thay thế. Hỏi ông chủ : Lý do – Ổng chỉ lắc đầu ngao ngán, không trả lời. Riêng tôi ! Không bình luận…
    Trên diễn đàn đã nói quá nhiều. Chịu khó đi để kiểm chứng rồi hãy quyết định. Chúc vạn sự như ý !

  25. Cám ơn bác Ba và mọi người.
    Cái gì cũng có 2 mặt của nó nhưng cái này thì lợi bất cập hại đúng không bác?

  26. Em xin hỏi là em mới hãm nước được 20 ngày thì hôm qua trời mưa mất rồi. Em định phun boocdo cho tiêu nhưng không biết là tiêu đã nhú mắt cua rồi thì phun thuốc đồng có ảnh hưởng gì không. Thứ hai là hôm qua trời mưa không to, cái thau em để ngoài sân hứng được gần 3cm nước thì có đủ độ ẩm để xịt cho tiêu không ạ? Em rất mong nhận được phản hồi của mọi người trong cộng đồng sớm để chiều nay em xịt cho kịp. Em xin cảm ơn ạ!

    • Tiêu đã nhú mắt cua vẫn xịt thuốc boocdo được, nếu nồng độ thuốc dưới 1,5 %. Nhưng không rõ bạn xịt nhằm mục đích gì? có liên quan gì đến việc trời mưa hôm qua? Mong lần sau bạn trao đổi rõ ràng, cụ thể hơn để khỏi gây sự hiểu nhầm, hiểu sai rất nguy hiểm !

  27. Cám ơn bạn Trung Anh đã giải đáp giúp mình. Mình muốn xịt boocdo vì đọc hướng dẫn làm bông của anh Minh Vịnh thi nếu trong khi hãm nước mà trời mưa thì xịt boocdo lên sẽ làm lá già rụng và cây sẽ ngủ tiếp. Vì mình thấy nhà bác hàng xóm không tưới cho tiêu nên cách đây 20 ngày có 1 cơn mưa nhỏ mà tiêu cũng ra lộc rồi nhưng không nhiều. Mình cũng mới tập làm nông dân nên chưa đủ tự tin. Thấy bạn hỏi lại vậy, mình lại lo không biết mình hiểu hướng dẫn của anh Minh Vịnh có đúng chưa nữa.

    • Bạn hiểu đúng, nhưng phải xịt thuốc gốc đồng ngay sau khi mưa để gây ức chế bắt tiêu ngủ tiếp, kéo dài thời gian hãm thêm. Nay mưa đã 20 ngày, tiêu đã chuyển mình nhú cựa non rồi, hôm qua còn gặp mưa nữa thì tác dụng gì được mà xịt hả bạn?

  28. Xin chào cộng đông giatieu. Xin mọi người giúp tôi với. Vườn tiêu đang thu bói nhưng mấy ngày nay có hiện tượng rụng đốt. Không rụng tập trung một cây mà mà rụng rải rác nhiều cây. Vậy là bị bệnh gì và xử lý như thế nào?

    • Phun sinh học biosol thử, nếu giảm rụng ngay là do thiếu canxi. Phun biosol tiếp và hòa nước vôi loãng tưới thêm cho cây (mỗi cây khoảng 100 gr vôi bột).
      Nếu không giảm là do nấm bệnh, phun thuốc gốc nhôm hay gốc đồng để trị.
      Độ pH đất vườn tiêu của bạn hiện nay bao nhiêu?

  29. Mọi người cho mình hỏi. Tiêu nhà mình vừa thu hoạch xong, có hiện tượng vàng lá, tháo đốt, tiêu hay bị héo nhưng tưới nước vào lại tươi dù nhà mình tụ ẩm rất kĩ. Xin hỏi tiêu bị làm sao và khắc phục thế nào.

  30. Chào anh @vanhuynh ! Tiêu bị rụng lóng tháo khớp cũng có nhiều nguyên nhân như bị nấm hoặc là trước lúc thu hoạch không cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và nước cho cây… Anh làm vườn thì anh mới biết nguyên nhân nào và khắc phục. Ví dụ bị nấm thì dùng thuốc hóa học gốc nhôm, gốc đồng… còn trường hợp bị thiếu dinh dưỡng thì năm nay chịu khó phục hồi ăn trái ít thôi… Chào!

  31. Cảm ơn Trọng GL! Mấy bữa nay mưa 2 ngày liên tục sáng ra thăm vườn thấy ra đọt cỡ 0,5 cm gì đó. Một số cây năm nay không cho trái hoặc trái ít thì đã bung hoa rồi, giờ mình không biết là có nên đổ phân cho tiêu luôn hay không… Trước khi thu hoạch mình không kịp bổ sung dinh dưỡng cho cây, chỉ tưới thôi… Khi có mưa trở về trước chắc cũng được 1 tuần sau khi tưới…thời gian hãm cho tiều đã đủ chưa… Rất cảm ơn anh.

  32. Xin chào cộng đồng giatieu
    Trước giờ mình toàn nghe và đọc cách trồng tiêu hướng hữu cơ bền vững nhưng đọc qua bài này thì lại thấy toàn dùng hóa học. Hôm bữa mình có đi thực tế tại 1 số vườn thì mình đem kiến thức đọc được xem được và nghe được trao đổi với các chú đó là năm 1-2 là tiêu tơ nên áp dụng toàn hữu cơ, năm 3 trở đi thì áp dụng hữu cơ + hóa học những giai đoạn cần thiết. Các chú ấy hỏi là mục đích như vậy để làm gì mình nói là để bộ rễ phát triển khỏe mạnh và bền vững. Nhưng các chú lại nói năm 1-2 trồng toàn hóa học đặc biệt NPK 20-20-15 đến năm 3 thì mới dùng hữu cơ hoàn toàn mục đích là kích rễ phát triển khỏe mạnh.
    Do kiến thức hạn hẹp mới vừa học trồng tiêu nên không biết cách nào là hợp lý nhất, hoặc do cách 1 của mình làm chưa đúng chăng.
    Mong bà con cộng đồng giatieu giúp đỡ để mình có thêm chút kiến thức.
    Chân thành cảm ơn.

    • Bạn cần biết, bài này của VPA ra đời đã 5-6 năm, trước cái “trước giờ” của bạn. Với lại bạn chưa hiểu trồng tiêu hữu cơ bền vững là gì thì làm sao nói chuyện “kiến thức” với các bác các chú lão nông giàu kinh nghiệm trồng tiêu được.
      Lên Net tìm kiếm là điều cần thiết nhưng quan trọng là phải biết xác định thông tin nào đáng tin cậy trước cả rừng thông tin đa chiều này… Không đơn giản đâu bạn ơi !

  33. Xin chào cộng đồng! bạn Đăng Châu Đức,
    Tôi thấy các Bác trên nói cũng đúng đấy bạn, vì trong 1-2 nặm khi mới trồng thì dùng phân hóa học vừa phải, lúc đó đất chưa bị “bóc lột”, chưa bị chua và chưa bị tàn dư hóa học thì cây sinh trưởng phát triển rất nhanh, khỏe và tốt hơn cả sinh học, chỉ sau đó nếu quá làm dụng hóa học thì pH sẽ thấp, đất chua, nấm bệnh tấn công, nói chung đủ thứ bệnh. Vì vậy bắt đầu từ năm thứ 2-3 người ta giảm lượng hóa học, tăng sinh học, vi sinh lên dần và bổ sung nấm đối kháng, các vsv có lợi nhằm tạo vắc xin phòng bệnh cho cây trồng là vừa. Người ta thường nói: “Bạo phát thì bạo tàn” hy vọng bạn hiểu ý của mình… Tất nhiên các vườn chăm Sinh học ngay từ đầu, với nền hữu cơ tốt thì sẽ hạn chế tối đa bệnh dịch và yên tâm hơn, nhưng thời gian đầu tiêu sẽ chậm hơn so với hóa học.
    Nhà tôi làm Sinh học ngay từ đầu, thấy chậm hơn 2 nhà bên cạnh dùng hóa học.
    Thân chào!

    • Chào anh Quan đúng như anh nói, nếu là đất mới phá rừng ra mà làm rẫy thì dùng như thế nghe còn được. Chứ bây giờ đa số thường phá cà phê ra trồng hoặc trồng lại trên nền tiêu chết. Nếu mà dùng hóa học nhiều ngay từ đầu chắc chắn tiêu sẽ lên không nổi và sẽ có nhiều bệnh tật hơn vì nó có sẵn trong đất dùng hóa học lâu ngày. Đất như thế dùng sinh hoc sẽ tốt hơn cải tạo đất.
      Thân

  34. Các bác cho em hỏi, đất chua dư a xít thì cần bón phân gì đc ạ? Tiêu của em năm 3 đang ra bông năm đầu tiên, em mới chăm sóc tiêu năm đầu tiên nên ko biết kỹ thuật. Tháng trước nghe giới thiệu nên em bón phân hoá học… Bón xong ít hôm thì lá non ra màu trắng và cháy đầu ngọn, lá nhỏ và quăn queo lại, ra hiệu BVTV họ nói bị ngộ độc phân mua thuốc về phun giải độc, sau đó đổ gốc thuốc giệt nấm… Em chưa dám bón phân gì tiếp cả, em đang rất hoang mang. Mong các bác cho ý kiến, em cảm ơn (em ở Tuy Đức, Đắc Nông).

    • Chào Hồ thị Nga !
      Đất chua, dư axit – có vôi bột và lân nung chảy sẽ giải quyết được!
      Tiêu bị ngộ độc phân – nên làm theo cách của Anh Vịnh – bón vôi.
      Sau vài ngày – dùng Agrifos 400 + Amitage + thuốc dâm chiết cành. Xịt kỹ 2 lần, lần 2 cách lần 1 từ 5 đến 7 ngày – giữ ẩm, dừng bón xịt các loại phân trong 3 tuần !

  35. Cảm ơn anh @Quan Pleiku và @Lê Minh, nếu đất rừng thì còn gì bằng nhưng toàn là đất cafe hoặc trồng lại trên nền tiêu đã chết thì chắc chắn lượng hh trong đất, đất chai cằn, bạc màu là không tránh khỏi. Nếu hữu cơ thì tiêu sẽ chậm hơn hh 1 chút nhưng nếu chăm kỹ thì cũng không đến nỗi nào mà có thể là ngang bằng, chỉ thua mấy anh dùng hh siêu khủng thôi. Em hiểu rằng hữu cơ thì bền vững do bộ rễ khỏe mạnh, làm xốp đất và có nhiều vsv…

  36. Nhà bạn quân trồng trụ hông nó chậm lớn đấy. Đất đã trồng caphe hay tiêu giờ trồng lại tiêu. Bạn xử lý đất kỹ, nâng độ pH về trung tính, bón lót phân chuồng ủ hoai đầy đủ. Sau khi trồng ta dùng vi sinh bón, biogel tưới. Tôi làm theo cách nay tiêu phát ào ào.

    • Cho hỏi anh Liêm , là khi trồng lại anh theo luôn sinh học hữu cơ có dùng phân hóa học nữa không xin chia sẻ.
      Thân

    • Chào bạn hoàng bảo. Khi tiêu bước vào giai đoạn kinh doanh nuôi trái nhu cầu dinh dưỡng cao tôi vẫn bổ sung thêm phân hóa học nhưng lượng nhỏ thôi hòa loãng rồi tưới. Còn tiêu con, tiêu tơ tôi dùng hoàn hữu cơ sinh học.

  37. Cảm ơn anh Trịnh văn Ba, anh cho em hỏi thêm vấn đề em hơi dốt tý nữa là, em đổ thuốc nấm được một tuần thì đổ thuốc diệt tuyến trùng và rệp sáp + siêu lân đỏ hôm 26/6, vậy khoảng một tháng sau em bón vôi + lân được không anh, có cần bón thêm phân gì nữa không, cây đang ra hoa liệu có thiếu dinh dưỡng không, bón lá bằng biogel+biosol có được không?
    À còn một vấn để nữa ạ. Em vừa bón phân chuồng (ủ cách 3 tháng, ủ với men chi em nỏ biết, vì nói ủ phân bò là họ đưa cho gói đó em làm theo thôi)… Em bón sau hôm đổ thuốc với siêu lân đỏ một hôm, mà trước khi đưa ra bón em không trộn men trico, vậy nếu lúc bón lân + vôi tới đây em có nên bón trico thêm được không ạ, vườn em chưa bón bao giờ (vì trước đây em thuê người chăm sóc, năm nay em mới tự mình chăm sóc nên đang mù tịt lắm ạ. Mong anh và mọi người giúp đỡ, em có 1000 nọc tiêu mà đã bị gần một nữa rồi ạ. Cảm ơn mọi người rất nhiều.

  38. Chào a Liêm. Thường giai đoạn nuôi trái anh hòa liều lượng NPK như thế nào tưới cho tiêu. Tiêu sản lượng 5-6kg khô thì anh bón bao nhiêu lượng NPK cho 1 trụ tiêu.

  39. Chào bạn ! Mỗi loại phân nhà sản xuất cho dùng liều lượng khác nhau. Mình lấy vd: loại phân bạn dùng nhà sản suất yêu cầu dùng 0,5kg/năm, bạn chia số lượng đó ra làm 5 lần tưới mỗi lần 100g. đối với tiêu kinh doanh tưới mỗi cây 5lít tương đương pha 2kg. Cho 1000lit tươi đc 200 trụ. Pha loãng như vây ko khiến tiêu bi sót rễ. Ko ảnh hưởng đến các vi sinh vật hữu ích. Mình chỉ chia sẻ tương đối chung. Bạn căn cứ vào độ ẩm của đất để tăng hay giảm lượng nưóc. Chú vịnh có nói phải quan sát thật kỹ, thấy cây đói cho ăn rau, cây đau cho uống thuốc, nên mình cũng ko thể xác định 1 trụ một năm ăn bao nhiêu là đủ. Bạn hãy quan sát cây để bón phân sẽ hiêu quả hơn.

    • Chào a Liêm pha 2kg cho 1000 lit nước tưới 5 lít mỗi cây được 200 trụ. vậy tính ra mỗi gốc chỉ cần 10gr NPK thôi ạ. như vậy có ít quá không anh, hay có nhầm lẫn gì.

  40. Trước khi tư vấn mình đã suy nghĩ rất kỹ nên ko nhầm. Thắc mắc này của bạn nhiều người cũng thắc mắc, mình hiểu cái này vì ai cũng bỏ thừa cho chắc ăn. Bón phân cho cây cũng giống mình nấu cơm vậy, ăn bằng nào nấu bằng đó. Đói lại nấu tiếp.

  41. Chào bạn Liêm và Bảo. Bón phân cho tiêu theo hướng hữu cơ sinh học hiện nay thì 1 trụ tiêu chỉ nên cho ăn từ 20-30 gr NPK cho một lần bón hòa nước tưới. Mình thường pha chung với biogel luôn để vừa cung cấp thêm dinh dưỡng vừa kích hoạt vsv trong biogel hoạt động tốt hơn. 1kg biogel + 2 hoặc 3 kg NPK tưới cho 100 trụ tiêu kinh doanh thì rất vừa dinh dưỡng, tiêu ăn hết ko tồn dư trong đất. Còn tiêu con thì cũng vậy những giãn ra 150-200 gốc. Mình đang áp dụng thấy khá tốt. có gì cùng nhau phân tích chia sẻ nhé.
    Trân trọng

    • Chào Lê Minh! Rất vui khi đc trao đổi với bạn. Biogel đã có đầy đủ chất cây cần vùa là nguồn nuôi các vsv nên mình chỉ kết hợp với trcho thôi, còn số phân hóa học mình bón sau. NPK có nhiều chủng loại, trước khi dùng nên xem hướng dẫn rồi căn cứ vào để giảm. Có loại NPK nhà sản suất yêu cầu dùng 0,3kg/trụ/năm mà ta dùng luôn một lần cây sẽ bị sốc.

  42. Ở vùng Quảng Trị em đang thu hoạch thì gặp mưa nhiều, đến nay vừa thu hoạch xong thì một số cây đã ra lá non và hoa rải rác. Bây giờ em muốn rửa vườn bằng thuốc gốc đồng liệu có ảnh hưởng gì không?

    • Tiêu đã nhú cựa, ra lá non thì phun thuốc gốc đồng có ý nghĩa gì nữa đây ?

  43. Mọi người cho mình hỏi mình muốn ủ vỏ đậu xanh với phân chuồng… Nhưng thấy vỏ đậu khó hoai mục mình muốn đốt rồi mới ủ vậy có được k? Vậy có ảnh hưởng gì tới nấm trichoderma ko? xin mọi người tư vấn giúp em ạ !

    • Đốt cháy hết chất hữu cơ có trong vỏ đậu sẽ làm đống ủ giảm bớt chất lượng.
      Tricho không ảnh hưởng gì.

  44. Tiêu nhà em nhiều cây lươn đã được 1 năm tuổi cao 2 mét hơn mà chưa phát cành, Như thế là chưa đôn được phải không ạ. Có cách nào ko ạ?

    • Theo mình, bạn dùng phân sinh học biogel+biosol chăm tiêu sẽ phát cành nhanh hơn.

    • Bấm ngọn mới chỉ điều kiện cần thôi. Còn phải có điều kiện đủ nữa !

  45. Nhà tôi trồng lươn bón toàn phân vi sinh, đổ gốc biogel tiêu leo cỡ 60 đến 80cm là đã ra tay ác rồi à. Tôi cứ chăm sóc tiếp đc 1,5 đến 2m tôi tiến hành đôn là cắt tạo hình luôn nên khi tiêu lươn cho trái cùng với tiâu ác. Muốn tiêu mau ra ác bạn hãy bón phân đầy đủ và cân đối.

    • chào bạn @phạm thanh liêm, bạn có thể cho mình số đt hay địa chỉ mail ?
      Mình muốn trao đổi với bạn một số vấn đề về phân vi sinh !

  46. Chào Quân! Từ ngày tham gia diễn đàn có một số người cũng xin sđt nhưng tôi chưa bao giờ cho ai sđt hay email cả. Ko phải là tôi hẹp hòi hay keo kiệt gì cả. Khi tham gia diễn đàn tôi luôn nghĩ đến cộng đồng, vì thế có gì bạn cứ trao đổi ở đây để cộng đồng đều tham khảo va góp ý. Vậy nhé !

  47. Chào các Bác. Tiêu em mới trồng được hơn 1 tháng, nay đã ra mầm dài khoảng 6~7cm. Nhưng em thấy vườn nhà em nhiều kiến và có rệp bám rất nhiều vào chỗ chồi non mới mọc. Em đang phân vân có nên phun thuốc diệt kiến và rệp không, nếu phun thì liều lượng như thế nào với lại tiêu mới ra mầm phun có sao không. Các bác chỉ em với! Xin cảm ơn.

    • Kiến nhiều thì dùng bả. Còn rệp thì phun thuốc đúng liều

  48. Chào chú Vịnh
    Định lượng phân ở hai bảng ở bên trên là như nhau hay khác nhau ạ? Chúng ta nên bón theo một trong hai bảng ở trên hay kết hợp cả hai ạ? Và theo bảng hai thì phân hỗn hợp bón bao nhiêu đợt một năm ạ? Cháu cảm ơn chú ạ.

  49. Chào anh @ tranvanhao, anh cho em biết dùng bả gì để diệt kiến vậy? và chỉ cho em cách làm luôn. Cám ơn anh nhiều.

  50. Ra cửa hàng BVTV có rất nhiều loại, bạn hỏi thuốc bả kiến hay diệt mối có hoạt chất Fipronil. Ví dụ như Fipent, Agenda, Tefurin… Bạn mua 1 gói thuốc + 2 lạng thịt mỡ + 1 lạng cá băm nhỏ cho thêm ít đường vào rải khắp vườn. Nhớ nhốt gia súc gia cầm lại.

  51. Gửi @Pham Thanh Liêm và cộng đồng !
    Phần trên anh Liêm có nói: “Nhà tôi trồng lươn bón toàn phân vi sinh, đổ gốc biogel tiêu leo cỡ 60 đến 80cm là đã ra tay ác rồi. Tôi cứ chăm sóc tiếp đc 1,5 đến 2m tôi tiến hành đôn là cắt tạo hình luôn nên khi tiêu lươn cho trái cùng với tiêu ác. Muốn tiêu mau ra ác bạn hãy bón phân đầy đủ và cân đối”.
    Anh Liêm cho mình hỏi kỹ thuật khi đôn và cắt tạo hình cho tiêu.
    Cám ơn anh nhiều ! chúc anh khỏe !

  52. Chào @Lê Tuấn Anh ! Nếu tiêu ra mới được từ 3 đến 5 cặp tay ác mà đôn thì lại phải chăm sóc tương đương 1 năm nữa mới cắt tạo hình đc. Còn cắt tạo hình ngay thì tiêu phủ trụ và cho trái bói bằng tiêu ác. Cắt tạo hình ngay cũng đơn giản thôi, tôi lấy vd tiêu leo 1m bắt đầu có cặp tay ác đầu tiên bạn cứ chăm sóc vậy cho đến khi từ đoạn dây ra cặp ác đầu tiên cho đến ngọn là 1m hoặc hơn, tương đương từ gốc trở lên ít nhất 2m vây. Khi đôn bạn cắt chỉ để lại từ 3 đến 5 cặp tay ác là đc.
    Trước khi đôn bạn đào hố, xử lý hố và bón lót giống trước khi trồng ấy. Bạn chôn đoạn lươn xuống mặt đất 10cm. Trên diễn đàn đã có bài viết và nhiều phản hồi được thảo luận rồi mình chỉ viết tóm tắt bạn tìm đọc và tham khảo thêm nhé. Bạn yên tâm ko phải đợi lâu. Với cách làm của tôi tiêu 1 năm cao 3m là chuyên thường nên cắt tạo hình ngay là Ok.

    • Bạn @ Phạm Thanh Liêm !
      Về cách đôn tiêu của bạn rất hay ! Như bạn nói là khi đôn ta cắt bỏ phần dây lươn chính (ngay chổ ra ác) của cây tiêu con ban đầu phải không ?
      Cám ơn bạn !

  53. Mọi người cho em hỏi là đôn tiêu cuối mùa mưa được không? Tiêu em trồng đầu mùa mưa mà giờ đã có 5 – 6 cành ác rồi, nếu chờ đến đầu mùa mưa năm sau thì em sợ tiêu quá lớn.

    • Bạn có thể đôn tiêu quanh năm nếu đảm bảo điều kiện chăm sóc đầy đủ, thuận tiện…
      Có 4-5 cành ác là đôn được rồi.

Gửi phản hồi mới

(?)