Tự sản xuất phân cá giá thành rẻ

, Khuyến cáo, 427

Chế phẩm vi sinh EM 2-3-3

 Phân cá (fish fertilizer) là phân được sản xuất từ nguồn nguyên liệu cá tươi (fresh fish). Loại phân này chứa khá nhiều vitamin có lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng.

Đọc thêm: >> Ủ xác bả thực vật, phân chuồng bằng chế phẩm Trichoderma

Hiện nay, phân cá được chế biến theo hướng công nghiệp và phân phối trên thị trường với nhiều nhãn mác khác nhau. Nổi bật hơn là phân cá của công ty Growmore và VAC Tiền Giang. Tuy nhiên giá bán quá cao (82.000 – 95.000 đ/lít). Với giá bán như vậy, ắt hẳn suất đầu tư đầu vào sẽ tăng, làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế cho sản phẩm nông nghiệp.

Trước bức xúc đó, đa số nông dân bắt đầu tự sản xuất phân cá bằng cách: Mua phế phẩm cá tươi từ các chợ, sau đó tiến hành ngâm (giống như ngâm cá để sản xuất nước mắm). Sau một thời gian, phế phẩm này thối rữa, bà con đem ra tưới cho cây trồng và được xem như phân cá tự chế, thay cho phân cá có bán trên thị trường.

Cách chế biến này không đem lại hiệu quả cho cây trồng. Bởi lẽ: Proteine trong cá tươi là hợp chất cao năng, cây trồng khó hấp thu. Do vậy, cần phân giải chúng thành hợp chất dễ tiêu thì cây trồng mới hấp thu được. Mặc khác, cách ngâm như vậy làm mất thời gian rất lâu (từ 4 – 6 tháng) và tạo mùi hôi thối rất khó chịu, gây ô nhiễm cho môi trường khi sử dụng.

 Để giúp bà con tự sản xuất phân cá phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng, không gây mùi hôi thối, ít tốn thời gian. Xin chuyển giao cách chế biến phân cá gồm các bước như sau:

-Bước 1:  Dùng nguyên liệu là cá tươi, hoặc các phế phẩm từ cá tươi như: đầu cá, vi cá, ruột cá, mang cá…(nếu chọn được cá nước ngọt thì tuyệt vời hơn).

-Bước 2: Cho khoảng 100kg cá tươi vào thùng bằng nhựa, hoặc bằng gốm sứ. Khối lượng nhiều hay ít tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng.

-Bước 3: Dùng sản phẩm EM (effective microorganism) (đây là sản phẩm có chứa nhiều vi sinh vật có tác dụng phân hủy xác bã hữu cơ và khử mùi hôi) cho vào thùng có chứa cá với liều lượng: 0,5 lít sản phẩm EM/100kg cá tươi. Sau khi đổ EM 3 – 4 ngày, xác cá sẽ bị thủy phân hoàn toàn thành nước và không có mùi hôi thối.

-Bước 4: Dùng men protease (men phân hủy protease) để phân phủy các hợp chất proteine cao năng thành các hợp chất dễ tiêu. Tuy nhiên, ở điều kiện bình thường men không hoạt động. Vì vậy cần kích hoạt men bằng nhiệt độ.

Kích hoạt men như sau: Lấy 200g men protease cho vào 15 kg dung dịch cá đã ngâm EM, đun nóng ở nhiệt độ 52 độ C, trong 10 – 15 phút (lưu ý phải dùng nhiệt kế để duy trì nhiệt độ 52 độ C, điều chỉnh lửa cho phù hợp để duy trì nhiệt độ và đảo (khuấy) liên tục để men được trộn đều với dung dịch cá). Sau 10 – 15 phút đun nóng, cho toàn bộ dung dịch này vào thùng dung dịch cá (đã sử dụng EM).

-Bước 5:  Sau khi thực hiện xong từ bước 1 đến bước 4, bà con đậy kín nắp thùng và tiếp tục ngâm khoảng 30 – 40 ngày thì đem ra sử dụng (lưu ý: bảo quản thùng chứa phân cá ở nơi khô ráo, không được để nước rơi vào).

-Bước 6:  Pha loãng phân cá để phun (tưới) cho cây trồng. Dùng 1 lít dung dịch phân cá hòa tan vào 300 lít nước lã để phun hoặc tưới vào gốc cho cây trồng sẽ giúp cây phát triển cực mạnh, năng suất cao (nhất là cây mai ghép, phong lan và kiểng bonsai) (lưu ý: trước khi pha loãng phân cá, cần dùng phễu lưới để loại bỏ tạp chất, tránh trường hợp ngẹt đầu bét bình phun).

Bằng cách chế biến như trên, giá thành tạo ra 1 lít phân cá khoảng 7.000 đ, giảm gấp 10 lần so với giá phân cá đang bán trên thị trường.

Th.S Nguyễn Văn Phong
(Báo Nông nghiệpVN)
Bảng màu để đối chiếu độ pH
bang do pH

Báo Giá cà phê qua điện thoại
427 Phản hồiGửi phản hồi mới
  1. Cảm ơn bác, tôi đang có nguồn cung cá hồ nước ngọt lên tới hàng tấn mỗi ngày. Dự định làm cám cá chăn nuôi, giờ thêm ý tưởng làm đạm cá trồng trọt rồi. Cần tìm hiểu thêm nhiều đây…

    • Chào Bác Công : Tôi cũng là người đã quan tâm đến phân cá và phân bánh dầu, cũng đang tích cực chuẩn bị nguyên vật liệu cần thiết cho loại sản phẩm phân bón này. Rất vui nếu có được người cùng chia sẻ, giao lưu, học hỏi. Tôi hiện ở Chư sê.

    • Em ở Gia Nghĩa Đăk Nông, cũng đang tìm mua cá hồ ủ phân, anh có nguồn thì có thể chia sẽ cho em út với không anh. Rất mong hợp tác với anh.
      Thân !

    • Ở Tây nguyên có nguồn cá giá rẻ tại những làng dân chài sống quanh các hồ tích nước thủy điện. Bạn nên tìm đến đó mà mua.

  2. Trước đây tôi từng xem chương trình hành trình trở về từ đại dương, nói về loài cá hồi. Có những rừng tùng bách, rừng thông cả ngàn năm tuổi, phát triển như vậy là nhờ cá hồi trở về nguồn, nơi chúng sinh ra để đẻ trứng. Sau đó xác cá được các loài động vật trong rừng tha thả khắp khu rừng. Vì thế tôi biết được đây là một loại phân cực tốt.
    Tôi rất hay tìm tòi học hỏi, đọc xong vọc liền thế là tiến hành ủ theo công thức trên. Chế phẩm men EM có chứa hơn 80 loài vi khuẩn có lợi. Nếu không có thì dùng loại Trichoderma có chứa EM cũng dùng được. Khi ủ tầm 1 tạ cá thì cho thêm chừng vài xẻng phân bò cho nó mau hoai.
    Ngặt nổi tìm hỏi mua men phân hủy proteine không phải chỗ nào cũng có. Thế là tôi chợt nghĩ ra mình dùng nhiều sản phẩm phân bón lá của Growmore. Mà công ty này sản xuất từ phân cá. Thế là đổ nguyên chai phân bón lá vào. May thay cá nó phân hủy. Thành ra được một mẻ rất đạt.
    Đây là một sản phẩm phân sinh học hàm lượng đạm rất cao. Dùng vào thời điểm đầu mùa mưa khi nuôi lá, giai đoạn chống suy cây trước và sau khi thu hoạch là hiệu quả nhất.
    Tuy nhiên ủ loại này nếu che đậy kỹ thì cá lâu phân hủy. Do những vi sinh vật trong chế phẩm men EM đa phần là sinh vật hiếu khí. Nhưng che đậy không kỹ thì tha hồ ruồi nhặng. Vì thế muốn dùng loại này vào thời điểm nào đó nên ủ trước lâu lâu một tí. Khi đem ra sử dụng sẽ ít bị hôi hơn.
    Dùng hiệu quả nhất khi kết hợp với phân chuồng hoai mục.
    Anh Admin cho đăng bài viết này nếu người nào ủ thành công, sẽ tiết kiệm một số tiền khá lớn cho việc dùng phân Amino sinh học đổ gốc đấy.

    • Minh Vịnh có thể giải thích vì sao bỏ vài sẻng phân bò vào thì mẻ ủ mau phân hủy hơn không ?

    • Chào Tri Thắm!
      Đơn giản chỉ vì dạ dày bò có chứa nhiều men phân hủy protease, phân bò lại là một loại phân chứa nhiều vi sinh vật có lợi, đặc biệt nấm Trichoderma phát triển rất mạnh trên loại phân này. Cứ thử đi sẽ thấy khác biệt.
      Thân!

  3. Rất cám ơn Giatieu.com đã trích đăng bài viết này, tiếp theo là chúng ta ứng dụng vào thực tế nữa thôi. Thiết nghĩ, ngoài nguyên liệu là cá, nông dân chúng ta nên mở rộng ứng dụng cho các nguyên liệu có sẵn tùy từng vùng, như xác động vật chết, heo – gà con chẳng hạn, (nhưng phải biết rõ nguyên nhân không phải là chết do dịch bệnh), hoặc nhà nào còn nuôi trùn quế thì thật tuyệt vời,…

    Còn men EM thì dễ rồi vì hiện nay đã khá thông dụng – Riêng men protease mới tìm hiểu qua trên mạng thấy giá thành khá cao, quãng 1,5 triệu/kg (bà con nên lưu ý là cũng có nhiều loại giống tricho vậy) – Làm theo cách của bạn Minh Vịnh cũng là 1 cách lựa chọn hay.
    Còn theo tài liệu đăng trên trang web của SKHCN Huế thì men protease trong tự nhiên có 3 dạng chính : “…, Protease được thu nhận từ nhiều nguồn khác nhau như động vật (gan, dạ dày…), thực vật (đu đủ, dứa…) và vi sinh vật (vi khuẩn, nấm…). Trong đó, enzyme vi sinh vật có vai trò to lớn trong các ngành sản xuất công nghiệp….” Đu đủ và dứa (thơm) thì chắc bà con ta có sẵn, chúng ta hãy thử xem.

    Chúc bà con nghỉ lễ vui vẻ.

    • Mình cũng đang chuẩn bị 1 mẻ 50kg, nguyên liệu là EM, riêng men Protease mình sẽ thay thế bằng đu đủ + thơm + tụy heo (lá lách) vì theo mình được biêt, trong sản xuất công nghiệp, có 1 cách là chiết tách men Protease từ tụy heo, kết quả thế nào mình sẽ thông tin sau. Mục đích là làm sao tạo ra những sản phẩm chấp nhận được về mặt chất lượng với chi phí thấp nhất, phù hợp với điều kiện của bà con nông dân ta – Chào thân ái!

    • Chào gia đình giatieu.com
      Mấy Bác cho em hỏi xác động vật (heo chết ko phải bị dịch) có thể ủ làm phân để tưới cho cây tiêu đc ko. Nếu ủ thì phải xử lý bằng cách nào.
      Chúc đại gia đình dồi dào sức khỏe.

  4. Rất cảm ơn vì bài viết hữu ích. Có điều có 1 khó khăn lớn là men phân giải Protease không dễ mua chút nào. Tôi đã liên hệ khắp nơi mà đến nay vẫn chưa mua được, Nếu bác nào biết địa chỉ nào bán chỉ giúp thì tốt quá. Chúc bà con thành công.

  5. Dùng Trichoderma dòng phân giải đạm, hầu như trong gói Trichoderma nào ủ phân chuồng xác bã hữu cơ đều chứa dòng này, kết hợp với đu đủ chín rục, thơm chín rục hoặc dạ dày bò. Nó cũng mau hoai nhiệt độ để men Protease kích hoạt từ 37 -52 độ C. Như vậy ta chỉ cần đun đủ đủ, thơm dứa hay dạ dày bò ở nhiệt độ 52 độ C. Sau đó đổ vào đống cá đã ủ 5-7 ngày bằng Trichoderma hoặc men EM thi đống phân cũng rất mau hoai. Cứ để ý nấu canh đu dủ hay kho thịt cá với thơm dứa thì thịt rất mềm. Men Protease cũng có nhiều dòng như nấm Trichoderma vậy. Sản phẩm cuối cùng ta thu được trong quá trình ủ phân cá là Amino acid.
    Người ta ủ công nghiệp kinh doanh mới cần thời gian ngắn 30- 40 ngày. Còn mình cứ thong thả, bây giờ ủ tới khi chống suy cây dùng là vừa. Dùng xong ủ 1 mẻ khác nữa chuẩn bị cho đầu mùa mưa, thời điểm tưới lại hồi phục rễ cho cây tiêu là quá tuyệt vời. Ngoài ra loại này dùng cho tiêu con cây phát rất mạnh. Tuy hàm lượng đạm cao nhưng nó là Amino Acid nên không ảnh hưởng tới cây trồng như dùng đạm vô cơ. Dư đạm vô cơ cây rất yếu. Với những bà con vùng sông nước hay những nhà có ao cá đây là nguồn phân rất quí. Đặc biệt là dùng cho trồng rau ăn lá. Ngoài ra còn vài loại phân quí tương tự khác như lục bình, bèo dâu, rong biển có vi khuẩn lam tự chuyển hóa Nitơ thành đạm. Hay vi khuẩn nốt sần trên cây họ đậu, cố định đạm trong đất…

    • chào Minh Vịnh
      Trichodarma dùng để ủ phân phát triển mạnh trong môi trường giàu độ ẩm, không phải môi trường nước, vậy ta dùng ủ cá, hay ủ bánh dầu gì thì cũng đều có nhiều nước cả. Như vậy liệu các dòng nấm này có hoạt động hiệu quả không ?

    • Chào Tri Thắm!
      Trichoderma chủ yếu phân giải xenlulozơ hay tinh bột là tốt. Còn phân giải phân cá giàu đạm chỉ có xạ khuẩn phân giải đạm, xạ khuẩn phân giải lân chậm tan, các vi sinh vật hiếu khí và yếm khi trong EM hoạt động. Nó thủy phân đạm khá tốt, ngoài ra men phân giải protein thành axít amin trong các phụ gia ta bỏ thêm giúp quá trình phân giải nhanh hơn. Đa phần trong các gói Trichoderma đều có tích hợp các dòng này.
      Thân!

  6. Chào cộng đồng, anh M.Vịnh cho em hỏi chút. Đun đủ đủ, thơm dứa ở 52 độ, cho em hỏi số lượng bao nhiêu vd. Cho 10kg cá thì bao nhiêu đu đủ, khi đun thì có đun kèm với cá không hay là đun 1 mình đu đủ thôi.
    Xin cám ơn anh!

    • Chào nguyễn tiến toàn!
      Tôi cũng vừa ủ thành công 1 mẻ rất đạt. Đun với cá thì mau hoai hơn, nhưng rất hôi. Mùi đó tôi chịu thua đành đun đu đủ không thôi vậy. Ở nhiệt độ 37 độ C men phân hủy protein vẫn hoạt động mạnh. Do đó tác động đun chẳng qua cho nó nhanh hơn thôi, còn không cứ quăng đại vô đó ủ từ từ sử dụng cũng tốt. Lúc Trichoderma phân hủy xác bã hữu cơ nhiệt độ tăng rất cao. Cứ yên tâm. Tôi ủ 50 kg cá dùng 1 kg Trichoderma có EM, 1 chai phân bón lá của công ty Growmore, 1 quả đu đủ chín rục, 3 xẻng phân bò. Thế là yên tâm có 1 mẻ phân Amino sinh học đủ dùng cho 1 đợt. Người ta có men phân hủy Protein thì chỉ cần 40 ngày là đem sử dụng. Còn mình kiếm không ra dùng thứ khác thay thế thì thời gian ủ phải lâu hơn 1 chút. Khi nào kiểm tra thấy nó mũn như bùn là dùng tốt. Loại này dùng cho cây vàng lá kết hợp thuốc trị tuyến trùng rệp sáp trị cho cây thì tuyệt vời.
      Thân!

  7. Chào anh M.Vịnh ! Anh vui lòng cho hỏi là : ở chỗ của em Lộc Ninh BP không có phân bón lá của công ty Growmore , mà chỉ có chế phẩm sinh học Weviro này thôi. Vậy em sử dụng chế phẩm này thay cho chế phẩm EM dược không ? Cám ơn anh nhiều.

    • Chào Lý Tuấn Kiệt!
      Chế phẩm EM phải có để nó phân hủy xác bã hữu cơ. Nếu không có thì dùng Trichoderma dùng để ủ phân chuồng xác bã hữu cơ, tìm loại trong đó thành phần có xạ khuẩn phân giải đạm, EM thay thế cũng được. Nếu có men phân hủy protein thì dùng tốt. Còn phân bón lá, hay phân bón sinh học,… có thành phần nguyên liệu làm từ cá, thì chỉ dùng thay thế bất đắc dĩ.
      Thân!

  8. Chào cả nhà ! Cả nhà cho em hỏi là nếu mình ủ cá mà không sử dụng thêm phân bón lá được sản xuất từ cá có được không? Và thành phần dinh dưỡng trong phân cá gồm những gì ạ ? Cảm ơn mọi người

  9. Chào anh Minh Vịnh ! Anh chia sẻ cho em cùng diễn đàn xíu nhé. Anh dùng 50kg nguyên liệu để ủ như cách trên thì anh bón được bao nhiêu trụ tiêu kinh doanh và dùng để tưới cho tiêu nhỏ thì khoảng bao nhiêu trụ. Rất mong nhận được phản hồi của anh. Cảm ơn anh rất nhiều

    • Chào Nguyễn Văn Xuân!
      Với phân cá tự ủ tôi không dùng xịt lên lá mà chỉ dùng để đổ gốc. Dùng tầm 1 kg phân cá hòa vào 1 phuy 250 lít nước. Đổ cho tiêu kinh doanh 1 cây 10 lít nước phân cá. Sau đó tưới lại cho thấm đều vùng rễ là ok. Cách dùng tương tự phân amino sinh học đổ gốc. Vậy 50 kg phân cá đổ được cho 1250 cây tiêu kinh doanh. Với tiêu tơ dùng khoảng 5 lít thì được 2500 trụ. Còn tiêu con chỉ cần 1-2 lít thì tưới được tầm 12500-6250 trụ.
      Thân!

  10. Chào anh Minh Vịnh!
    Em cũng đang định ủ phân cá để bón cho cây tiêu, nhưng ở chổ em không có phân bón lá từ phân cá nên em định dùng nấm Trichoderma có EM + đu đủ chín + một ít phân bò thì có được không anh. Em mong anh chỉ giúp.

    • Chào Nguyen Thanh Xuan!
      Tôi cũng đang ủ với công thức đó đấy. Sẽ có kết quả ngoài mong đợi. Khi nào thấy xương cá rục nát là dùng tốt. 1 năm tồi dùng 2 lần. Vào thời điểm đầu mùa mưa lúc nuôi lá non và giai đoạn chống suy cây trước khi thu hoạch. Tiết kiệm 1 số tiền khá lớn cho việc sử dụng phân Amino sinh học đóng chai bán trên thị trường đấy. Hiệu quả thì sau 2 năm sẽ thấy rõ. Cây xanh mướt.
      Thân!

    • Anh Minh Vịnh ơi cho em hỏi, ngoài đu đủ, thơm dưá… mình có thể dùng thêm quả khế chín được ko anh? Nhà em nhiêù quả này, em thấy khế cũng hay dùng nấu canh như đu đủ, thơm… Mong anh chỉ giúp.
      Chúc anh nhiều sức khỏe.

    • Chào Hoàng Đức!
      Trong quả đu đủ có một enzyme gọi là papain, một chất protease có tác dụng làm mềm thịt, cá và các chất protein khác.
      Trong quả dứa có chứa enzym bromelain, có thể phân huỷ protein.
      Còn trong khế chủ yếu là axít hữu cơ như: axít oxalic, axít tartric, axít succinic… Tôi không biết là có tác dụng ủ phân hay không nữa.
      Thân!

    • Chào anh!
      E tiến hành ủ phân cá được 6ngày rồi. 50kg cá, 4kg trichoderma konight m8 m32 m35 tự nhân. Mà sao mùi hôi nó bốc lên kinh khủng quá… em chưa cho thêm đu đủ, thơm, phân bón lá làm từ cá. Có cách nào khắc phục được ko anh? Hay là do em xài ko đúng dòng tricho? Mong anh chỉ giúp.
      Chúc anh và đại gia đình nhiều sức khỏe.

    • Không biết tự nhân là thế nào? Dùng bào tử nguyên chất, chủ yếu là dòng có tích hợp xạ khuẩn phân giải đạm + EM. Nếu ủ đúng sau 5 ngày sẽ bớt mùi hôi mà chuyển dần sang mùi mắm. Mùi này cũng nặng lắm. Sau 2 tới 3 tháng là mất mùi gần hoàn toàn. Đậy thật kỹ, tránh nước mưa lọt vào. Ruồi nhặng rất thích loại này. Bỏ đầy đủ nguyên liệu vào xong quên nó đi. Dùng loại phân này sau này vườn nhà sẽ mướt mát hơn những vườn khác. Thật hạnh phúc khi tận dụng được nguồn phân này làm phân bón. Nếu vườn nào có lạc dại ủ phân xanh thì tác dụng cũng gần bằng phân cá.
      Thân!

    • chào Hoàng Đức, Minh Vịnh !
      Cách đây 3 ngày tôi có ủ 26 kg cá (cá nguyên con, đã ươn và có mùi), mà tôi chỉ cho 0.5 kg TKS_M2 vào và đậy thật kỹ (có lót bì nilon trước khi đậy nắp). Thật ngạc nhiên khi hôm nay tôi dở ra xem để bỏ tiếp men proti vào thì thấy thùng cá không có mùi hôi thúi mà đã chuyển sang mùi mắm. Trước đây tôi đã làm như thế nhưng không lót tấm nilon bên trong thì mùi hôi cũng phải mất 7 ngày mới dần chuyển sang mùi mắm.
      Vì là cá nguyên con nên khi phân hủy hoàn toàn thì nó trở nên đặc quánh, có thể là không đảo được. Tôi có đọc 1 tài liệu về cách sản xuất đạm cá, họ nói rằng để men proti phân hủy protein trong cá thì tỷ lệ nước trong dung dịch, cá là 1:1 .
      Minh Vịnh nói là đừng cho nước mưa rơi vào, ngoài lý do cần phải đậy kín để VSV có điều kiện hoạt động thì việc bổ sung thêm nước để tạo điều kiện cho men phân hủy protein tốt hơn chứ. Như vậy thì nước mưa có khác gì nước ta thêm vào ?

    • Chào Tri Thắm.
      -Bạn kiểm tra lại xem điều kiện để VSV lên men phân hũy protein phải là hiếm khí và môi trường pH cao, từ 6 độ trở lên là tốt nhất. Không cho nước mưa vào đồng nghĩa với việc ngăn chặn VSV lên men thối lọt vào theo, và nước mưa có thể làm cho độ pH giảm xuống thấp khiến VSV phân hũy protein hoạt động chậm lại.
      -Chúc mừng thành công của Tri Thắm, nhớ chú ý độ pH của nước cho vào để kích hoạt men protit và cá phải phân hũy hết, không còn mùi hôi nữa nhé.
      Thân !

    • Chào anh Minh Vịnh, Tri Thắm!
      Dạ là em dùng 1 bịch 250g bào tử tricho nhân lên 7kg rồi lấy 4kg đã nhân đó cho vào ủ. Dạ em nhầm, hôm nay mới đúng là ngày thứ 6. Ngày nay em mở cá ủ ra kiểm tra, em thấy cá phân hủy thành nứơc được khoảng 60 phần trăm và có mùi mắm heo. Em cho 2 quả đu đủ, 1kí vỏ thơm, nửa lít phân cá amino vào đảo trộn đều rồi ủ tiếp.
      Em cũng như anh Tri Thăm là có đậy ni lông trứơc khi đậy nắp và là cá ủ nguyên con. Nhưng lúc em đảo trộn lỏng sền sệt chứ ko đặc quánh. Vậy em có cần phải cho thêm nứơc vào ko anh? và cho thì cho vào lúc nào? nhà em ko có máy tính nên em chỉ lên mạng được bằng chiếc điện thoại cùi, em it tìm hiểu được thông tin.
      Mong các anh, chú, bác chỉ giúp. Em cám ơn nhiều
      Thân mến!

    • À, cá tạp em ủ có nhiều tôm. Mà em đọc đâu đó đầu tôm chứa nhiều men phân hủy protease thì phải

    • Chào Hoàng Đức !
      Bạn đừng gọi mình là anh nhé, mình không phải là con trai. Với lại mình còn nhỏ tuổi hơn cả Minh Vịnh !
      Tất nhiên là khi cá chưa phân hủy hoàn toàn thì lấy gì mà đặc quánh được, nó đặc là do thịt cá phân hủy mà thành. Khi nào thấy nó đặc quá thì thêm nước vào sao cho dung dịch vừa vừa là được. để đảm bảo nước thêm vào không ảnh hướng xấu đến quá trình thủy phân đạm thì theo tôi bạn nên thêm nước sôi để hẩm (khoảng 45 độ chẳng hạn) vào. Như thế vừa đảm bảo nước cho vào không có VSV gây thối, đồng thời tăng nhiệt độ dung dịch giúp quá trình thủy phân nhanh hơn.
      Còn men protease thì có trong trái thơm, dứa, đu đủ nội tạng động vật,… và có cả trong đầu tôm như bạn nói đấy. Vì tôi muốn làm cho nhanh nên tôi mua luôn men proteas về dùng, thích thì bỏ thêm mấy thứ đó vào, nhiều thì nó thủy phân nhanh hơn chứ sao.

  11. Cảm ơn chú Nguyễn Vịnh nhiều !
    Cháu đang theo dõi và làm nhiều cách xem cách nào là tốt nhất và nhanh nhất cho cả phân cá và bánh dầu, có thể là trong 40 đến 60 ngày chẳng hạn. Cháu định thường xuyên dùng phân này để hạn chế bớt phân hóa học đồng thời để bổ sung tricho cho đất mỗi đợt tưới kèm với phân cá, bánh dầu…
    Nhân tiện chú chỉ dùm cháu cách nào kiểm tra độ pH ngoài cách dùng máy kiểm đo độ pH, có thể dùng giấy quỳ tím thì tiện hơn nhưng giấy quỳ tím cháu chưa biết mua ở đâu. ?

    • Chào Tri Thắm.
      -Muốn kiểm tra độ pH ở dạng đơn giản nhất là thử bằng giấy quỳ tím. Mua ở cửa hàng bán Thiết bị Trường học, vì đây là đồ dùng thường xuyên trong phòng thí nghiệm nhà trường.
      -Có thể mua dụng cụ đo độ pH bán ở các tiệm bán thức ăn, đồ dùng cá cảnh, họ thường dùng để đo nước trong bể cá.
      -Cũng có chỗ bán đồ đo độ pH nữa là chỗ các cửa hàng bán thuốc và thức ăn chăn nuôi thủy sản, nhất là nuôi tôm.
      Có cách nữa là tự chế ra giấy quỳ để đo độ pH. Cách này cũng dễ… chú sẽ bày sau nhé.

      *Tất nhiên là trên diễn đàn Giatieu.com, chú cổ súy cho bà con trồng tiêu sử dụng phân, thuốc BVTV theo hướng hữu cơ sinh học nên tất cả những ai theo hướng này chú đều ủng hộ.
      Thân

    • Chào bạn Thắm!
      Chất anthocyanin có nhiều trong quả bắp cải tím, dâu tằm, lá tía tô, vỏ nho, vỏ cà tím…
      Cách làm một tờ giấy quỳ tại gia như sau:
      Xắt nhỏ bắp cải tím.
      Xay nhuyễn bằng máy xay sinh tố hoặc giã nhỏ, dâu tằm chín, lá tía tô, vỏ cà tím,… cũng được.
      Thêm một ít nước. Gạn lấy phần nước sau khi giã nhuyễn.
      Ngâm một tờ giấy thấm (loại dày) trong dung dịch màu thu được ở trên.
      Phơi khô tờ giấy thấm.
      Cuối cùng, cắt tờ giấy thấm thành những mẩu nhỏ để dễ dàng sử dụng.
      Lên mạng tìm bảng màu đo độ pH để so sánh. Thế là có thể đo độ pH tại nhà.
      Thân!

  12. Hay quá! cảm ơn chú Vịnh và đồng nghiệp nhiều nhiều.
    Cái thước đo màu này dễ mà, trong sách giáo khoa hóa học phổ thông cũng có.
    Hồi đó học hóa thấy phần này hay hay nên còn nhớ cả sự chuyển màu sắc của bảng đó khi nồng độ ion H+ thay đổi nữa.

    • Dạ. Em cũng mới tập tè làm nông nghiệp thôi…chưa có kinh nghiệm. Mong được học hỏi nhiều. Còn tuổi em thì còn nhỏ lắm chưa tròn 20 nữa mà. Có gì liên quan đến vấn đề này chưa hiểu nhờ chị chỉ giúp thêm nhé!
      Thân mến.

  13. Chào bạn Hoàng đức mình thấy bạn cũng có niềm đam mê giống mình. níu bạn sẵng lòng có thể cho mình số phone của bạn để được giao lưu. số điện thoại của mình là 0988792980 . bạn nhỏ tuổi mà chọn vào diễn đàn mình là đúng địa chỉ rùi chúc bạn học hỏi từ diễn đàn mình được nhiều thêm kinh nghiệm thân chào bạn
    Chúc diễn đàn mình có nhiều sức khỏe và thành đạt

  14. Chào mọi người. Tôi đã đọc bài viết và các thảo luận quy trình làm phân cá. Tôi ứng dụng và làm thành công 1 mẻ phân 50kg cá. Nhà tôi có lợi thế sát hồ thủy điện nên nguồn cá tạp rất sẵn. Cảm ơn mọi người đã hướng dân tôi. Chúc gia đình giatieu.com sức khỏe , đoàn kết và phát triển.
    Thân ái!.

  15. Chào anh Nguyễn Vịnh, anh Minh Vịnh và cộng đồng!

    Cho em hỏi phân bánh dầu có thành phần ra sao và có những tác dụng gì? Mình phải mua hay tự sản xuất được? Cách làm như thế nào (nếu tự sản xuất được)? Mong các anh hướng dẫn tận tình!

    Trân trọng và cảm ơn các anh!

    • Chào Liu.bp!
      Anh Admin thường xuyên quá tải. Thay mặt anh admin tôi xin trả lời thắc mắc giùm bạn.
      Phân bánh dầu là phân được lên men ủ thành phân vi sinh từ các chế phẩm nông nghiệp. Như xác đậu nành, đậu phộng… Trong phân bánh dầu có chứa hơn 40% là đạm. Ngoài ra nó còn khá nhiều dưỡng chất.
      Loại này có bán ngoài thị trường, các loại sản phẩm phân hữu cơ khoáng đậm đặc có thành phần giống cám. Chính là nó ủ thành. Giá cũng khá chát.
      Nếu có nguồn bánh dầu thì có thể tự ủ được. Bằng Trichoderma hoặc thủy phân bằng EM + men phân hủy protein đều được. Ủ như ủ xác bã hữu cơ, phân chuồng. Lưu ý với loại phân này chưa hoai thì tuyệt đối không đưa ra bón cho cây. Sẽ làm chết cây đấy.
      Thân!

  16. Chào anh Minh Vịnh và mọi người, em vừa mua đuợc 1kg EM dạng bột, em định ủ mẻ 10kg cá nhưng không biết nên trộn bao nhiêu EM và cách trộn như thế nào? Mong được hướng dẫn, em xin cám ơn!

    • Chào Thành Công!
      Thường trên bao bì nó có hướng dẫn cách ủ xác bã hữu cơ. Nếu không có hướng dẫn thì cứ dùng 100 Gam cho 10 kg cá là được. Rắc thành từng lớp. Hoặc rắc đều càng tốt. Sau 5-7 ngày mở ra kiểm tra nếu chưa chuyển sang mùi mắm mà vẫn còn mùi thối thì cho thêm EM bột đó. Nhắm nhắm mà làm thôi chứ tuyệt đối quá cũng khó.
      Thân!

    • Anh Minh Vịnh thân mến!
      Cho em hỏi chút. Nhờ áp dụng kĩ thuật làm bông của anh nên bông ra nhiều vừơn tiêu phát triển theo chiều hướng tốt. Nhưng tiêu nhà em vẫn thuộc dạng tiêu suy lắm, em có thể dùng phân cá này đổ gốc khoảng 1-2 tháng lần, lần từ 3-5 lít dung dịch đã pha được ko anh? Đổ kèm với tricho phòng ngừa tuyến trùng cho tới khi cắt nước là ngưng để cây mau phát triển bộ tán. Như vậy có ảnh hưởng gj tới vụ sau ko ạ? Mong anh và các bác tư vấn giúp cháu cách để nhanh chóng phục hồi lại vườn tiêu suy! Cháu cám ơn

    • Chào Hoàng Đức!
      Với kỹ thuật làm bông này tiêu sung sẽ cho năng suất đều và ổn định. Vì vậy việc cân đối dinh dưỡng trong năm là cần thiết. Phân cá là một loại phân rất giàu đạm. Bón sẽ giúp cây ra giàn lá thật mướt mát giúp tiêu suy mau hồi phục. Dùng dư đạm quá cũng không tốt. Cây đề kháng yếu đi thấy rõ. Chỉ dùng khi cây thực sự cần từ từ nó khôi phục. Dùng nhiều phân đạm thì quá trình phân hóa mầm hoa càng trở nên khó khăn hơn. 1 năm dùng tầm 4-5 lần phân cá là được. Cách dùng, liều dùng tôi đã có chia sẻ phần thảo luận phía trên. Loại này dùng tốt từ giai đoạn hãm nước xong cho tới khi vào hạt. Lúc mưa dầm mà dùng nhiều đạm cây đề kháng yếu rất nguy hiểm. Nó là phân tốt. Giống thuốc bổ vậy. Không phải thuốc bổ uống nhiều là tốt. Sử dụng đúng giai đoạn phát triển của cây mới tốt. Cái gì cũng từ từ. Trồng hồ tiêu sợ nhất là bạo phát bạo tàn.
      Thân!

    • Dạ vâng. Em cám ơn anh!
      Em cũng mới biết,vào diễn đàn này được khoảng 2 tháng thôi. Vụ cà phê này tới em sẽ tích cực sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ vỏ cà phê theo quy trình chuẩn và phân chuồng là phân gà để chuẩn bị cho vụ tới. Để có phân chất lượng tốt, giá rẻ giúp cây mau hồi phục…phần kali em mua thêm vài khối tro trấu giảm thiểu tối đa phân hóa học. Còn phân gà có nhiều vỏ trấu khó phân hủy em nhờ anh tư vấn thêm sau nhé!
      Chúc đại gia đình thật nhiều sức khoẻ và 1 muà màng bội thu.

  17. Xác cá (nếu là cá biển) thì sẽ chứa một hàm lượng muối nhất định trong đó. Những nhà sản xuất có công nghệ hiện đại thì người ta có thể chưng cất để loại bỏ thành phần NaCl (muối) có trong đó ra để đảm bảo phân sử dụng an toàn. Vì ta sử dụng phân có hàm lượng NaCl cao thì sẽ gây ra tình trạng kém phát triển ở cây (đặc biệt là cây hoa rau), nói chung là những cây có rễ ăn nông dễ bị ảnh hưởng, trừ loại lấy củ như khoai, môn …
    Nếu chúng ta tự sản xuất, nếu dùng xác cá nước ngọt thì tuyệt vời. Còn nếu nguyên liệu là cá nước mặn thì phải làm sao để có được phân an toàn cho đất trồng, để đạt được giá trị bền vững đây? Các anh chị gỡ rối cho em với …
    Nếu chúng ta có được công nghệ loại bỏ muối tốt và có thể áp dụng rộng rãi thì phân cá sẽ trở nên rẻ hơn 80.000d/lít.
    Cũng rối thật nhỉ … các anh chị giúp em với. Cảm ơn các anh chị

  18. Thưa anh Vịnh,

    Anh có thể cho tôi hỏi là khi thủy phân cá và bánh dầu thì trong chế phẩm EM có nấm Trichoderma phân hủy xác bã thực vật có ảnh hưởng như thế nào đến giá thể trồng lan như vỏ dừa và vỏ đậu phộng nếu tôi tưới vào.

  19. @bùi văn đại. @Tri Thắm.
    Em rất muốn được gặp trao đổi trực tiếp với 2 tiền bối về lĩnh vực ủ phân cá. Nếu đọc được mong bác Đại và bác Thắm để lại sđt hoặc alô em nhé! 01662807000. Thân ái

  20. Chào anh Vịnh, rất cảm ơn bài đăng hữu ích của anh, cho tôi hỏi:
    1. Công thức bón phân cá cho cây vải từ lúc cây ra hoa cho đến khi được thu hoạch quả.
    2. Dùng phân cá có thể thay thế được đạm lân và Kali không? à phân cá có tác dụng chống rụng quả không?

  21. Xin giới thiệu một số chế phẩm men sinh học có bán ở các địa chỉ sau đây:
    -EM tại số 12 Nguyễn Chí Thanh , Q.10 TPHCM mua từ 08g đến 11g , giá 350.000₫/kết 4 chai
    -hay đến: 138/31 Nguyễn Xí P 26 ,Q.Bình Thạnh TPHCM đt:08 3601 7025 , giá bán 27.000₫/chai hoặc gói.
    Mình mới mua sáng nay(06-07-13) mong các bạn vui lòng!

  22. Anh Nguyễn Vịnh cho em hỏi ở Cư Kuin mình mua chế phẩm EM ở đâu , em tìm hoài không có . Em xin cảm ơn gia đình giá tiêu và 2 anh Vịnh

    • @ Nguyen Canh!
      Nếu tìm không ra dùng trichoderma loại ủ phân chuồng xác bã hữu cơ có ghi xạ khuẩn phân giải lân phân giải đạm,… Em thì xài cũng được. Đa số các loại Trichoderma ủ phân chuồng đều có các dòng này.
      Khi dùng phân cá lưu ý nên dùng thêm Trichoderma. Loại bào tử ta tự nhân sinh khối sẽ hiệu quả hơn.
      Thân!

  23. Chào các thành viên trong diễn đàn! Mình có đọc các bài viết và suy nghĩ rằng: Sao chúng ta không đổ tất cả các nguyên liệu vào dùng túi nilon buột kín lại. Vì quá trình phân hủy của trico tạo ra nhiệt độ, nên các men Protease sẽ tự hoạt động. Chúng ta cứ để thời gian lâu hơn một tí sẽ sử dụng được! Theo mình làm như vậy không ảnh hưởng môi trường! Cách của mình có gì không ổn xin các thành viên chỉ dùm! Cám ơn rất nhiều!

  24. Chào anh Minh Vịnh em cũng ủ phân cá theo cách anh hướng dẫn, có điều bận việc nên để cá ươn mất mấy hôm mới đưa ra ủ. Theo em được biết cá khi để ươn protein sẽ bị phân hủy thành acid amin, phenol và nh3+ H2S, vậy liệu để cá ôi thối rồi mới ủ thì lượng đạm mất đi có nhiều lắm không, có làm hỏng mẻ phân này không anh ? Em xin cảm ơn!

    • @ Lê Vũ!
      Vài ngày đạm không thể mất được, do đạm trong cá rất lâu phân hủy hoàn toàn. Tuy nhiên để cá ươn cũng có thể làm cho vi sinh vật có hại phát triển trước, vi sinh vật lên men thối hoạt động, mùi thối đó chính là của H2S, mùi khai là mùi đặc trưng của NH3. Mẻ phân của mình sẽ có mùi kinh lắm. Mất thời gian lâu hơn mới mất mùi được. Không ảnh hưởng nhiều tới mẻ phân của mình.
      Thứ này là của để giành. Cứ từ từ cho phân hủy hoàn toàn mới sử dụng. Sau thời gian ủ cách kiểm tra tốt nhất cho loại phân này chính là thử cho rau ăn lá. Nếu cây phát triển xanh mướt mát là đạt. Dùng loại này nên kết hợp với nấm đối kháng.
      Thân!

  25. chào anh Minh Vịnh phân cá do mình ủ bón cho tiêu non thì có đảm bảo dinh dưỡng cho cây không nếu thiếu thì mình bổ sung chất gì cho phù hợp mong anh tư vấn giùm xin cám ơn anh.

  26. @ Bùi Văn Đại!
    Phân ủ từ cá thành phần của nó rất nhiều đạm. Khi chỉ dùng 1 mình nó cây chỉ phát lá, ngoài ra có thể làm dư đạm nữa, Khi cây dư đạm cây sẽ rất dể bị một số bệnh như thán thư, cháy mép lá, rộp lá… Vì thế cần phải bổ sung một ít nguyên tố đa lượng khác như P và K và một số trung và vi lượng như Ca, Si, Mg, Zn, Bo… Để cây tăng đề kháng. Tôi chỉ dùng 1 năm 2-3 lần. Chứ không dùng thường xuyên thay thế phân hữu cơ vi sinh được. Cái này giống thuốc bổ dùng khi cây thiếu đạm, suy dinh dưỡng nặng… Dùng vào thời điểm cây cần sinh trưởng mạnh.
    Thân!

  27. Xin chào diễn đàn.
    Em muốn dùng cách ủ phân cá này để ủ bánh dầu đậu phộng và đậu phộng loại 2, 3 để làm phân bón được không? Em chưa nghe ai ủ bánh dầu hay đậu phộng, đậu nành để làm phân bón cả.
    Nếu được thì cách ủ như thế nào xin diễn đàn hướng dẫn cho.
    Em xin cám ơn nhiều. Thân chào !

  28. Chào @Văn Tâm.
    Cách ủ phân hữu cơ vi sinh từ Bánh dầu hoặc đậu phộng kém phẩm chất được chia sẻ trên khá nhiều trang mạng về nông nghiệp do có lợi cho cây trồng. Tôi cung cấp cho bạn cách làm như sau:

    Cách ủ phân hữu cơ vi sinh từ Bánh dầu
    -Cho vào thùng nhựa, lu, vại sành…có nắp đậy 30 lít nước + 100cc Acid phosphoric trộn lại và dùng đủa tre, gỗ quậy đều. Tuyệt đối không dùng dụng cụ kim loại, không để nước mưa hay sinh vật lạ lọt vào.
    -Cho vào 10 kg bánh dầu xay nhỏ vào quậy tiếp cho thật đều, đậy nắp, sau đó mỗi ngày quậy 1 chút cho mau tan.
    -Sau 7 ngày, bổ sung thêm 150g Super lân và 700- 800 cc men thứ cấp, quậy thật đều và đậy nắp. 10 ngày sau thêm 100cc Enzim Proteaz (men phân rã protein) tiếp tục trộn đều và đậy nắp.
    -Cứ 10 ngày quậy 1 lần thật đều.
    -Đến ngày thứ 45 là hoàn tất, ta sẽ có được 25 lít phân bánh dầu đậm đặc, có mùi “thơm” nhẹ.
    Lưu ý:
    -Nguyên liệu cần xay nhỏ để dung dịch mau ngấm, dễ dàng phân hũy

    -Để có men thứ cấp, cách làm như sau: 1L nước + 100g EM2 + 3cc nước mắm + 20g rỉ đường (hoặc đường tán) quậy và để 24 giờ sẽ cho ra men thứ cấp. EM2: là chế phẩm khử mùi hôi
    -Emzim proteaz và EM2: mua tại cửa hàng bán các loại men vi sinh
    -Acid phosphoric: mua ở tiệm bán hóa chất
    Liều lượng sử dụng:
    + Pha 20-30 cc/lít nước: tưới gốc cho các loại cây ăn trái, hoa cảnh, rau màu…
    + Pha 3-4 cc/lít nước: để phun xịt, bón qua lá.
    Khi sử dụng các loại phân sinh học giàu đạm bạn cần điều chỉnh giảm lượng phân đạm bón gốc.
    Chúc bạn thành công.

    • Chào chú Vịnh và Mọi người,

      Con đọc trên mạng thì có tài liệu nói % đạm của cá nước ngọt dao động từ 17 đến 28% ( http://yoshinguyn-fish.blogspot.com/2012/04/gia-tri-dinh-duong-ca-tra.html ) nhưng % đạm của bánh dầu đến 40%.

      Một điều cháu thắc mắt là khi pha 1 lít phân bánh dầu chỉ pha được 30 lít nước nhưng 1 lít phân cá có thể pha được 300 lít nước trong khi lượng đạm của cá thấp hơn so với bánh dầu.

      Mọi người giải đáp giúp cháu thắc mắt này nhé.

      Cháu cám ơn và chúc mọi người năm mới thành công, vạn sự như ý ạ.

    • 13 loại axit amin trong cá đều tổng hợp thành đạm. Đây là thứ mà bánh dầu không bằng cá.
      Thân!

    • Chào cháu @Nguyen Trung Truc.
      Thông tin cháu đọc điều hợp lý, nhưng do cách nói và cách hiểu nên có nhiều chỗ không khớp. Chú giải thích ngắn, nếu chưa hiểu thì cháu hỏi thêm nhé.

      -Đạm cá nước ngọt dao động 17 – 28 %, trong khi một số cá biển lên tới trên 40 % như cá hồi, cá ngừ đại dương… tùy loại, tùy mùa nữa.

      -Đạm trong đậu phụng, đậu nành đều trên 40 % hoặc cao hơn nữa là còn do điều kiện canh tác.

      -Bánh dầu là phó sản (sản phẩm phụ) của công nghiệp chế biến dầu, nếu là phó sản công nghiệp thì dầu chỉ còn 2-3% trong khi phó sản thủ công dầu có thể còn lên tới 5-7%, nghĩa là tùy thuộc vào phương pháp chế biến, còn tỷ lệ đạm hầu như không thay đổi.

      Khi dùng các loại đậu (sản phẩm chính) để ủ phân với việc dùng bánh dầu (sản phẩm phụ, đã được trích ly dầu, chỉ còn lại xác bã) thì tỷ lệ đạm trong phân ủ bánh dầu tương đương đạm trong phân cá. Hy vọng cháu nắm rõ vấn đề.
      Thân

  29. Chào cộng đồng giá tiêu.com! Chào anh Nguyễn Vịnh, Minh Vịnh và các anh chị trên diễn đàn! Xin cho tôi hỏi: nếu ủ nguyên liệu hoàn toàn là cá biển thì mẻ phân đó có đạt chất lượng và dùng cho tiêu có an toàn không? Theo bạn Phùng Hào nói trong cá biển có thành phần muối NaCl cao nên không an toàn cho cây trồng. Vậy muốn xử lý muối NaCl trong mẻ phân đó thì phải làm sao? (tôi mới mua cá biển và tiến hành ủ hôm nay rồi). Mong phản hồi của các anh! Xin chân thành cảm ơn!

    • Chào Bùi Thân Tùy!
      Hàm lượng muối đó không đáng kể. Nếu là cá ướp muối thì rửa sạch muối sau đó mới ủ phân. Cá biển sẽ lâu hoai hơn cá nước ngọt. Cá biển dùng ở gốc sẽ tốt hơn xịt lên lá. Khi dùng tốt nhất nên thử với rau ăn lá trước. Nếu không ảnh hưởng gì thì mới dùng cho hồ tiêu. Cây xà lách và rau cải là 2 loại cây tôi thường dùng để kiểm tra chất lượng phân ủ, vừa có rau an toàn dùng.
      Tôi vẫn thường dùng muối ăn trị tuyến trùng, rệp sáp. Hay sử dụng phân gà (có nhiều muối trong cám). Quá trình phân hủy, đem ra sử dụng trong đất, nhiều vi sinh vật có lợi sẽ sử dụng hết lượng muối dư thừa không cần thiết đó. Giống như con người sử dụng muối ăn hằng ngày vậy.
      Thân!

  30. Xin chào cộng đồng giatieu.com, xin chào mọi người.
    Mình là dân Xây dựng đang làm việc tại TP.HCM. Những ngày cuối tuần mình thường hay về Châu Đức – BRVT tập tành làm “nông dân thời @” mà mọi người hay goị…. Cũng do duyên số lấy được vợ ở nơi này nên mình mới hiểu được khái niệm của hai chữ “trồng tiêu”. “Trồng” không được là “tiêu”..hì..hì.. Cũng nhờ tình cờ biết được giatieu.com và đọc được những chia sẻ của mọi người, nhất là những bài viết rất hay của Chú Phát của Minh Vịnh và một số bài của các Chú các Anh Chị khác… Nên từ đó mình mới có ấn tượng về cây tiêu và đã bắt đầu tìm hiểu nó và bây giờ mình đã có những khái niệm cơ bản về quá trình trồng và chăm sóc cây tiêu cũng như phân biệt và phòng trừ một số loại bệnh trên cây tiêu mà trước đây mình chỉ biết “tiêu” qua nồi “thịt kho tiêu” do mẹ nấu. Nhưng khi bắt tay vào trồng thì mình mới biết được sự khác biệt giữa việc “trồng tiêu” và việc ngồi thưởng thức món “thịt kho tiêu” là như thế nào.? hiz…đúng là không có đơn giản như mình nghĩ..
    Vườn tiêu của bên vợ mình được 1,4 ha, trồng xen canh giữa tiêu và cà phê + một ít điều. Trong vườn có 30% là tiêu già gần 20 năm tuổi còi cọc xác xơ, 30% là tiêu tơ 1,2 và 3 năm tuổi, còn lại là tiêu kinh doanh. Đất là đất đỏ bazzan nhưng bị tuyến trùng rất nặng, cây cứ bị vàng vàng. Đợt vừa rồi mới lần đầu áp dụng kỹ thuật làm bông, do mình không xịt ngừa sâu rầy và một phần do thiếu dinh dưỡng nên lá tiêu nhỏ bị xoắn rất nhiều giống triệu chứng của bệnh tiêu điên… Đầu năm mình có mua 12m3 phân bò (hình như bị giả thì phải vì mình thấy có mạt cưa trong phân bò..hiz thế là không đạt chất lượng) + với 4m3 vỏ cà phê tự có. Sau nhiều lần hì hục đảo trộn, cuối cùng cũng được mẻ phân chuồng ủ trecho đầu tiên và mỗi cây vừa tròn một xẻng. Đọc được bài viết này mình định ủ thử một mẻ để tăng cường đạm cá khôi phục vườn tiêu đang bị suy. Do nhà mình ở gần công ty Thuỷ Kim Sinh nên mình đã mua proteine + men M2 của công ty này rồi nhưng do chưa có thời gian về BRVT đi tìm cá tạp nên mình chưa thực hiện được. Rất mong mọi người chia sẽ giúp, có ai ở khu vực Châu Đức -BRVT biết được nơi nào bán cá tạp chỉ giúp mình với. Xin cảm ơn mọi người rất nhiều.
    _Àh. Phần phản hồi bên trên thấy Tri Thắm và Minh Vịnh có nhắc đến dụng cụ đo độ pH. Do Công ty mình nằm gần Trung tâm Nghiên cứu đất, Phân bón và Môi trường Phía Nam tại 12 Võ Văn Kiệt, Phường Nguyễn Thái Bình, quận 1, Tp.HCM (lúc trước do Chú Phát giới thiệu mình mới biết), tại đây có bán dụng cụ đo độ pH. Giá chỉ tầm khoảng 70.000 – 80.000 đồng gì đó, mình thấy nó rất tiện lợi dể sử dụng và dùng được rất lâu. Nếu ai đang cần mà không có điều kiện lên mua thì cứ điện thoại cho mình. Mình mua dùm rồi gửi bằng đường bưu điện về, đảm bảo không tính tiền công còn khuyến mãi 3000 đồng tiền giữ xe nữa đó.
    Mình mới bắt đầu trồng tiêu nên không giúp được mọi người trông việc châm sóc cây tiêu giống như Chú Phát và Minh Vịnh. Nhưng việc mua dùm mọi người dụng cụ đo độ pH này thì mình làm được… rất vui khi được giúp đỡ. Số điện thoại của mình: 0906.97.05.84

  31. Chào cộng đồng giá tiêu.com! Chào anh Nguyễn Vịnh, Minh Vịnh và các anh chị trên diễn đàn!
    Cho em hỏi 2 vấn đề
    1. Ngâm bánh dầu: Em có thử ngâm bánh dầu bằng phương pháp A Vịnh có nhắc trên. Quá trình ngâm mỗi lần dở nắp trộn thì rất hôi, có khi thấy có vài con dòi nữa (chắc do em đậy nắp không kin). Em ở khu đông dân cư nên phiền hàng xóm quá. Không biết em làm sai gì không hay là quá trình ngâm nó hôi thế sau khi ngâm xong sẽ hết. Nhờ các anh cho em vài lưu ý để ngâm đạt chất lượng mà không hôi khỏi phiền hàng xóm.
    2. Em thấy phương pháp ngâm cá cũng tương tự bánh dầu. Các anh ngâm cá trong quá trình ngâm có mùi hôi không? Cho em vài lưu ý để khi ngâm không bị hôi. Chứ em sợ mọi người la quá rồi chưa dám thử nghiệm ngâm cá.
    Anh Nguyễn Minh Vịnh, A Nguyễn Vịnh có thể cho em xin điện thoại để có gì e hỏi trực tiếp được không ạ.
    Em Phong. 0912 415191

    • Chào Phong le!
      Chắc là đậy nắp không kỹ. Đậy càng kỹ càng ít hôi. Nắp đậy kỹ lưỡng. Ủ khu dân cư nghe bà con phàn nàn là đúng. Bánh dầu nó còn ít hôi hơn nhiều so với cá đấy. Dùng EM hoặc M2 nó sẽ phai mùi sau 1 tuần. Tuy nhiên để mất hoàn toàn ủ bình thường cũng phải mất 3 tháng. Nhà tôi ủ bằng Trichoderma nhưng trong vòng 1 tuần là hết mùi. Đậy nắp kỹ. Chỉ khi nào mở nắp thì có mùi mắm nhẹ. Sau 3 tháng là mất mùi hoàn toàn. Có mùi phân amoni.
      Thân!

    • Cảm ơn anh. Thế mà em cứ nghĩ vi sinh vật trong EM là hiếu khí nên đậy nắp không kín với lại khi ngâm đc 10 ngày nó nở ghế quá trào cả ra ngoài. Để em thử ngâm lại.

    • Chào Phong Le!
      Khi trào ra. Lấy cây dài. Chọt chọt xuống đáy nó sẽ rút xuống. Để trào ra ngoài gần khu dân cư chắc có người qua nhà ném gạch mất.
      Thân!

    • Chào Minh Vịnh
      Minh Vịnh ủ phân cá bằng Trichoderma thì tỷ lệ như thế nào? chỉ giúp Văn Dân với. Cảm ơn

    • Chào anh Dân!
      Bản thân cá nếu mình ngâm không có cái gì thời gian từ 6 tháng vi sinh vật mới bắt đầu hoạt động mạnh. Thời gian 1 năm ta mới dùng được. Còn nếu dùng các sản phẩm như Proti, M2, men protease, EM… sẽ rút ngắn thời gian ủ nhanh hơn rất nhiều lần.
      Trichoderma chủ yếu phân hủy xenlulo, xác bã hữu cơ ở điều kiện hiếu khí. Ở điều kiện thủy phân nó chỉ hoạt động giai đoạn ban đầu, sau đó hoạt động chậm lại. Thậm chí không hoạt động. Chủ yếu là các dòng khác tích hợp trong trichoderma như: xạ khuẩn phân giải đạm, xạ khuẩn phân giải lân, EM và các vi sinh vật có tích hợp trong Trichoderma hoạt động. Do đó mọi người đừng hiểu lầm Trichoderma phân giải loại đạm cực quý nhưng khó phân hủy này.
      Tôi dùng Trichoderma cách dùng của tôi cũng khác hoàn toàn. Đó là không đổ nước vào thủy phân. Mà ủ khô để nhờ Trichoderma hoạt động giai đoạn ban đầu.
      1 lớp cá 1 lớp Trichoderma cá càng nhỏ càng dể phân hủy. thường 50 kg tôi dùng 1 -2 kg trichoderma. loại nào có chữ xạ khuẩn phân giải đạm + EM là dùng không thua gì các loại khác.
      Sau 1 tuần mùi giảm hẳn lúc này tôi cho phụ gia vào lúc đó mới thủy phân. Sau 1 tháng sẽ ra mùi mắm tôm. Sau 3 tháng sẽ không còn mùi khó chịu.
      Lúc này khi sử dụng. Tôi nhân sinh khối Trichoderma dùng chung. Bảo đàm chắc ăn 100%.
      Cái khó ló cái khôn.
      Tuy nhiên nếu tìm được loại chuyên dùng ủ cá thì vẫn tốt hơn nhiều.
      Nếu ai đã từng xem chương trình hành trình trở về từ đại dương của bầy cá hồi. Khi đó tôi tin là mọi người sẽ nghĩ :” Thật hạnh phúc khi được sử dụng nguồn phân quí này” như tôi.
      Thân!

    • Quy trình công nghệ sinh học được xây dựng trên cơ sở sử dụng vi sinh vật hữu ích vào sản xuất, chế biến… Vì là vi sinh vật nên thường chỉ tiến hành trong môi trường được kiểm soát nghiêm ngặt, như phòng cách ly, vô trùng chẳng hạn. Vậy mà thùng ủ có cả dòi nữa thì… bó tay. Chắc chắn trong thủng ủ của bạn có vô số loại tạp khuẩn !
      Quá trình phân rã protein là môi trường hiếm khí, nên hạn chế mở nắp ủ khi không cần thiết. Dù sao cũng cố gắng tương đối chứ.

  32. Chào diễn đàn cho mình hỏi ủ cá mình có cho nước vào ko, nếu có thì liều lượng bao nhiêu?
    Cám ơn diễn đàn

    • Nước có ngay trong dung dịch EM rồi ! Trong quá trình ủ nếu thấy khô thì cho thêm khoảng 1/2 lít nước sôi để nguội bớt còn khoảng 50 độ C vào cũng được. Nhớ đảo đều.

  33. Với nông dân thì cách làm càng đơn giản càng tốt. Bà con thử cách này xem sao nhé.
    + 05kg cá vụn
    + 15 lít nước sạch
    + 0.5 lít mật rỉ đường (hoặc 0.5kg đường đen)
    + 01 trái thơm chín, băm nhỏ (tùy chọn, có thì tốt hơn, không có cũng chẳng sao)
    + 200 ~250 gram phân bón DAP

    Cho tất cả mọi thứ trên vào khạp (loại hủ đựng tương), trộn đều, đậy kín nắp và đem ra nắng phơi, càng nhiều nắng càng tốt. Thỉnh thoảng mở nắp ra khoáy trộn cho đều. Khi nào thấy cá chìm xuống đáy hết thì mang đi sử dụng, thường thì khoảng 30 ~45 ngày là dùng được nhưng để càng lâu sử dụng càng tốt. Pha tỷ lệ 1:50 để tưới gốc, tỷ lệ 1:100 để phun qua lá.

    Việc bổ sung rỉ đường và DAP sẽ giúp hệ vi sinh có sẵn trong ruột cá hoạt động mạnh mẽ nên quá trình phân hủy protein sẽ nhanh hơn. Ngoài ra cách làm này còn cân đối hàm lượng NPK trong phân cá, vì trong phân cá đạm rất cao nhưng nghèo Lân và Kali, trong rỉ đường rất giàu Kali. Với cách làm này bạn tưới thoải mái mà không sợ cây bị bệnh vì nó rất cân đối rồi.

    Chúc bà con thành công,

    • Mình bổ sung thêm rỉ đường chứa Canxi, Magie và Sắt (mấy thành phần cực quan trọng cho tiêu)

  34. Chào bạn Nguyễn Minh Vịnh, chào cộng đồng. Cho mình hỏi một chút về ngâm bánh dầu nhé, mình có ngâm một mẻ bánh dầu như sau : bánh dầu ngiền nhỏ 20kg +200lit nước +100cc tricho dạng nước +100cc chế phẩm Alaska Fish Fertilize. đậy kín sau 1 tuần có váng trắng , mùi chua mùi tương, có xộc khí cay mũi khi mở nắp. Vậy đã ngâm thành công chưa? ngâm bao lâu thì dùng được, có thiếu men gì không? Mình định hòa thành 400lit tưới gốc 4lit/ trụ tiêu kd có được không? mong bạn và mọi người tư vấn giùm, xin cảm ơn!

    • Riêng cái loại bánh dầu này thời gian thủy phân sẽ lâu. Mới 1 tuần mà dùng bón cây cây sẽ chết đấy. Tốt nhất phải để 1-2 tháng. Nó lên váng có nghĩa là men anh hoạt động tốt. Không cần thêm chất gì.
      Liều dùng của nó như phân cá tôi đã hướng dẫn bên trên. Hòa loãng tưới sẽ an toàn hơn.
      Thân!

  35. Xin chào cả nhà
    Em hiện nay có nuôi trùn quế, em đang tìm cách chế biến dịch trùn quế để cho gia cầm, gia súc ăn. Nay vô tình vào diễn đàn này thấy hay quá nhưng không biết nếu ủ trùn quế như ủ cá thì có cho gia cầm, gia súc ăn được không? mong cả nhà giúp đở. Cám ơn nhiều

  36. Chào anh nguyễn trung trực! Anh nói “Mình bổ sung thêm rỉ đường chứa Canxi, Magie và Sắt (mấy thành phần cực quan trọng cho tiêu)”. Vậy có phải trong rỉ đường có chứa các chất trên không. Em cũng muốn bổ sung vào phân cá (toàn chất đạm) trung vi lượng hữa cơ mà không biết từ nguồn nào, mong anh nói rõ hơn. Cảm ơn

    • @nguyenthi hue
      Bổ sung vào khối ủ những thứ gì vi sinh vật cần để hoạt hóa mạnh hơn chứ không phải bổ sung thứ bạn cần, có thể làm quá trình hoạt hóa của vi sinh vật bị ức chế và khối ủ bị hỏng.
      Trong gỉ đường có các chất đó.

  37. Chào cộng đồng!
    Hôm nay tôi có mua 2 thùng 50kg thuốc sâu bột, bột màu tím loại VIFU-SUPER 5GR của Cty thuốc sát trùng Việt Nam để bỏ gốc, đang bỏ thì gặp trời mưa, sau khi vào trú mưa tôi phát hiện túi thuốc của tôi toàn là bột cát. Tôi kiểm tra lại 1 lần nữa, tôi lấy 1 túi nguyên trong thùng đổ ra tô rồi cho nước vào xối vài lần rồi hiện nguyên hình toàn là bột cát. Vậy không biết đó là chất phụ gia của thuốc, hay là thuốc bị giả. Cộng đồng có ai biết xin cho biết với.
    Xin cảm ơn!

    • Chào @tvhao
      VIFU-SUPER 5GR là sản phẩm của VIPESCO (Cty thuốc sát trùng Việt Nam) chứa hoạt chất Carbofuran, 5GR (hay 5G) tỷ lệ thuốc 5%, dạng granule (hạt nhỏ), chất phụ gia thường dùng là cát mịn… Thân

  38. Bạn @tvhao à. Các loại thuốc trừ sâu dạng hạt có chữ G hay H hàm lượng hoạt chất thuốc chỉ có 3-5 gam cho một kg thuốc thành phẩm. Phụ gia để trộn thường được các công ty sử dụng là cát mịn. Trước đây mình cũng gặp như thế và hơi lo nhưng sử dụng vẫn thấy có hiệu quả.

  39. Chào diễn đàn! Anh Nguyễn Vịnh, Minh Vịnh và mọi người. Cho tôi hỏi phân cá mình ủ xong pha với mật rỉ đường bón cho cây trồng được không? cách pha và tỉ lệ bao nhiêu là được? Xin chân thành cảm ơn!

    • Có thể pha được nếu dùng chung trichoderma. Nò là chất hoạt hóa trichoderma cực tốt. Chỉ cần 1 lạng cho 1 phuy là được. Tuy nhiên cá là tuyệt đỉnh rồi dùng rỉ đường chi cho tốn kém. Thân!

  40. Chào anh Minh Vịnh, anh cho tôi hỏi là khi mình ủ cá tươi thì có ít nước cũng được hay là phải để ráo nước. Thứ hai là khi mình đậy nắp là để không cho nước vào hay là đậy kín luôn. Cảm ơn anh.

    • Chào Hữu Nghĩa GL!
      Nếu dùng men EM hay trichoderma dạng bột có EM thì ta ủ khô 1 tuần sau đó đổ men proti hoặc protease vào chung với nước thủy phân. Vì thế có nước cũng không sao cả. Thậm chí ta đổ cá và nước + men EM cùng lúc nó cũng hoạt động ào ào. Nhưng để đạt ta nên để nước xấp xấp ngang với cá. Sau đó 15 ngày mới đổ thêm nước vào. Có thể đổ tỉ lệ 1 cá 1 nước hoặc 1 cá 2 nước tùy vào thời gian ủ và liều dùng.
      Anh mà không đậy kỹ tha hồ mà nghe hàng xóm mắng vốn.
      Thân!

    • Chào anh Minh Vịnh! anh cho em hỏi em ủ phân cá đã được 9 ngày chiều nay em mở ra xem thử thì cá đã phân hủy hoàn toàn và nồng mùi mắm nêm mặc dù đậy rất kỹ nhưng cái mùi mắm đó vẫn còn làm nhà em rất khó chịu có cách nào làm hết mùi mắm đó không anh?em ủ theo hướng dẫn và nếu pha nồng độ 1% thì mình tưới cho được mấy trụ vậy anh?

  41. Xin chào cả nhà. Xin chào anh Nguyễn Vịnh.
    Tôi là thành viên mới nên chưa biết cách làm việc như thế nào nên mong các anh chỉ bảo thêm để có thêm kiến thức về kỹ thuật trồng cây tiêu.
    Nội dung là như thế này: Tôi đã trồng tiêu lươn được từ đầu mùa mưa đến bây giờ thì tiêu đã bò phủ trụ tạm rồi nên tôi muốn diễn đàn tư vấn giúp 2 việc như sau:
    – Đôn tiêu để tiêu đẻ tiêu ác.
    – Kéo tiêu lươn xuống cách mặt đất khoảng 30 cm rồi buộc dây lại để tiêu đẻ nhánh ra tiêu ác.
    Với 2 phương pháp này thì nên làm phương pháp nào là hợp lý và hiệu quả về sau? Tôi nghe bà con quê tôi trồng tiêu nói đôn tiêu sẽ sinh ra nhiều rễ mà nhiều rễ sẽ có 2 mặt: sức sống tốt và dễ bị nhiễm bệnh khi có dịch bệnh.
    Vậy mong anh Vịnh và diễn đàn tư vấn và đóng góp ý kiến giúp tôi.
    Tôi xin cám ơn nhiều.

  42. Xin chào cả nhà, tôi là người ngoài ngành nhưng có trồng cây hoa ở nhà, và nghe nói có thể vùi phân cá, đầu cá vào gốc cây để làm phân bón. Tôi đã vùi ít đầu cá tép dầu vào một chậu đất rồi chụp túi nilon trùm lên trên trực tiếp góc đất, sau vài tuần, định đem ra bón gốc cây nhưng ko biết có nên bón không vì trong đám đất đó giờ là các con bọ giòi. Xin cả nhà cho ý kiến giúp, tôi phải làm gì bây giờ?

  43. Cháu nhờ diễn đàn và Anh Minh Vịnh giải đáp giúp cháu một thắc mắc là như a M. Vịnh nói là nếu dùng trcho thì phải tìm loại trcho có dòng xạ khuẩn phân giải đạm. Em tìm hoài mà trên bao bì sản phẩm không có dòng xạ khuẩn phân giải đạm.
    Vậy Anh và diễn đàn có thể cho em biết tên sản phẩm được không ạ. Nếu Vì lý do tế nhị anh M. Vịnh và diễn đàn có thể gửi vào Gmail em : nongvanthanh10@gmail.com
    Em xin cảm ớn.

  44. Chào Bích Hiền!
    Cũng nhờ diễn đàn này mà mấy hôm nay tôi chạy ngược, chạy xuôi để tìm cho ra được những sản phẩm cần thiết trong bài “Ủ phân cá”. May mắn thay, tôi được gặp một anh kỷ sư thủy sản và đựơc anh tư vấn kỷ về dòng sản phẩm EM. Chủ yếu chế phẩm này có chứa các chủng vsv Bacillus và enzyme có lợi, nhiệm vụ của chúng là giúp phân giải nhanh các xác bã hửu cơ từ phân chuồng, xác tảo tàn, các chất lơ lửng, mùn bã hửu cơ… Giảm nhanh lượng khí độc( NH3, H2S, NO2…) Vậy Bích Hiền nên tìm mua loại tricho nào trên bao bì có ghi các dòng Bacillus. Còn men protease ( men phân hủy các hợp chất proteine) nếu tìm không ra thì nên dùng đu đủ chín, dứa, hoặc bao tử bò như Minh Vịnh đã thực hiện bài viết ở trên. Những ý tôi đang nói trong bài này được trao đổi từ một kỷ sư Thủy hải sản tỉnh BRVT. Thân!

    • Chạy ngược chạy xuôi gì cho vất vả vậy.
      Chỉ cần 1/3 hộp phân Biogel và 1 quả dứa chín là xong ngay mà !

  45. Thân chào cộng đồng!

    Cho tôi hỏi: Khi bón phân cá có thể hổn hợp cùng với trichoderma đã nhân sinh khối nước vi sinh vật thì như thế nào, so với dùng nhân sinh khối khô? Và có thể dùng chung với sản phẩm phân bón hóa học có hàm lượng chủ yếu là Kali, lân cao để cân đối với hàm lượng đạm trong phân cá thì có tốt không? Xin cám ơn !

    • Chào @Huỳnh Anh Tuấn
      Về cơ bản thì khô hay nước giống nhau, nhưng trong môi trường nước thì tricho được “nuôi” nên sống lâu, ít bị hao hụt hơn. Không được trộn phân hóa học vào mà nên sử dụng riêng rẽ, vì có thể làm tricho bị chết trong môi trường phân hóa học đậm đặc.
      Thân

  46. Chào các anh chị trên diễn đàn!
    Qua tìm hiểu một số bài viết về cách ủ phân cá tôi đã ra chợ xin được 5kg đầu và ruột cá để tiến hành thử nghiệm. Có bài viết trên mạng nói chỉ cần trộn 1 lít chế phẩm EM cho 100 kg cá, tôi sợ EM như vậy ít quá ko kịp phân hủy lượng cá cả trăm ký và như vậy thì nó sẽ bốc mùi và ko ai chịu nổi, nên tôi đã pha khoảng 100cc EM với 0,5 lít nước và trộn đều với 5kg đầu ruột cá, cho vào thùng đậy kín và ngồi chờ đợi. Loại chế phẩm EM tôi dùng trên nhãn mác có ghi sử dụng trong chăn nuôi, ko biết sử dụng để ủ phân cá có phù hợp ko? Nhờ các anh chị tư vấn thêm về tỷ lệ chế phẩm EM phù hơp cho 100 kg cá, loại chế phẩm EM dùng để ủ phân cá.
    Cám ơn các anh, chị nhiều!

    • Chào @Mai Viết Tùng
      Ý kiến của bạn có nhiều chỗ không rõ nên không nắm được để trao đổi.
      EM trong chăn nuôi có nhiều loại mà loại phổ biến là khử mùi và lót nền chuồng.
      Xin nhắc lại ý của bác Vịnh là cần dùng EM để làm phân cá là loại “phân giải” chứ không dùng loại “phân hũy”.
      Bạn cho nhiều EM thì càng tốn tiền mà tốc độ làm việc cải thiện không nhanh như mong muốn đâu. Muốn ủ cũng phải đủ chất chứ không thể chỉ cần là được. Chất phụ gia đôi khi cũng cực kỳ quan trọng đó.

    • Chào anh tieu lép!
      Loại chế phẩm EM tôi đang sử dụng có ghi ở phần hướng dẫn sử dụng gồm
      – Pha cho gia suc, gia cầm ăn hoặc uống…
      – khử mùi chuồng gia súc, gia cầm…
      – Chế biến phân hữu cơ…
      Nhờ anh tư vấn thêm, chỗ tôi ko có bán TKS EM2
      Tôi ủ cũng đã được cả tháng nhưng mùi vẫn còn ghê lắm

    • Chào bạn @Mai Viết Tùng.
      Bạn cần chú ý, men phân giải protein khác men phân hũy hữu cơ.
      Tôi chưa dùng men EM2 của TKS nên không rõ.
      Tham khảo ý của bạn @Trọng Trí : Chạy ngược chạy xuôi gì cho vất vả vậy. Chỉ cần 1/3 hộp phân Biogel và 1 quả dứa chín là xong ngay mà !

    • Sao các chia sẻ bên trên bảo nên đậy kín càng kín càng tốt để vsv hiếm khí hoạt động tốt. Còn các chia sẻ gần đây lại bảo ko cần kín quá, làm theo cách nào đây ta?

    • Nói là 1 việc còn làm là 1 việc. Đậy kín chủ yếu để tránh ruồi nhặng đẻ dòi vào trong thôi. Tôi năm nay đã ủ được 1 mẻ 1tạ cá rất đạt. Vsv không chỉ hiếu khí mà còn có cả yếm khí nữa. Yếm khí thì che kín cũng được hoặc sục khí cho cá mau hoai hơn và chất lượng hơn.

    • Chú có mấy ý kiến trao đổi.
      Trong mẻ ủ có rất nhiều loại, dòng vi sinh vật khác nhau, nên có cả vi sinh hiếu khí lẫn yếm khí cùng hoạt động…
      Mục đích đậy kín để ngăn ruồi bọ, bụi bặm, mang tạp khuẩn thâm nhập gây lên men thối, làm hỏng quá trình phân giải chất hữu cơ, nhất là đạm.
      Quá trình ủ nếu đảo trộn nhiều và để nơi khô, ấm, nền nhiệt cao, sẽ rút ngắn thời gian ủ rất đáng kể.
      Phải loại bỏ cá ương, bánh dầu bị ẩm mốc và dụng cụ ủ sạch sẽ, sử dụng nước sạch, thao tác cẩn thận, ngăn chặn tốt ruồi bọ, bụi bặm trong những lúc đảo trộn…. mới ủ thành công.
      Tuyệt đối không sử dụng những mẻ ủ bị hôi thối ra bón cho tiêu, do mang theo nhiều mầm bệnh, coi chừng “tiêu” luôn !
      Chớ có chủ quan ! Hãy xòe tay ra, trên bàn tay bạn đang có không dưới vài ngàn loại vi khuẩn đang ngồi chơi ở đó !
      Thân

  47. Chào bà con trên diễn đàn, chào anh Nguyễn Vịnh !
    Sau thời gian tìm hiểu trên mạng, 1 số người trồng mai, em được biết phân cá rất tốt. Em vừa ủ 1 mẻ, với 50kg cá (có cả mực, tép,… nói chung là mấy con biết bơi), 1 lít Proti và 1 bịch M2 của Thủy kim sinh. Do mua gom cá ở chợ nên mất cũng cả tuần mới đủ 50kg, cá chứa trong thùng phuy nên lúc mở ra để trộn men khá là ngất ngây (nhà em trong khu dân cư nên em đang lo không biết mai mốt hàng xóm có báo công an không, vì lúc em trộn em nghe người ta cứ hỏi nhau mùi gì như có gì chết vậy.
    Em có vài thắc mắc nhờ bà con tư vấn giúp:
    1. Sau này, để theo hướng dẫn trên chai của nhà sản xuất là 1 tháng, có bớt mùi không, nếu mà còn hôi chắc em đem phi tang cái thùng luôn quá.
    2. Nước phân cá để dùng lâu dài có bị hư không ạ? vườn em không lớn, trước đây em dùng 250 lít nước để tưới cho cả vườn thôi.
    3. Cách tưới phân cá, em nên pha loãng phân cá với nước để tưới như trước đây dùng nước để tưới hay là tưới theo kiểu 1 tuần bón 1 lần ạ?
    4. Sau khi dùng hết nước phân trong thùng ủ thì mình nên làm gì với phần cặn ạ?

    Em xin cám ơn trước và chúc bà con năm mới vui vẻ.

  48. Chào mọi người ! Xin mọi người cho em ý kiến với. Tình hình là khoảng 4 tháng trước em có ủ một mẻ cá gồm 100kg cá, 4 bịch trico có thành phần EM, phân bò và một ít dứa. Nhưng theo em đc biết là cá phải mục xương và k hôi nữa mới đạt phải k ạ. Nhưng em thì ngược lại mùi thì không cần phải bàn mà xương cá thì vẫn y nguyên. Như vậy là hư rồi phải k ạ. Tính đổ thêm 2 chai phân bón lá Grow more vào rồi ủ tiếp có đc không hay bỏ cái gì vào để cứu vớt mẻ cá không ạ? Xin cảm ơn mọi người.

    • Chào @Nhật tân
      Không rõ “tricho có thành phần EM” bạn dùng thuộc loại nào? có thể bạn đã gặp những gói men chất lượng kém. Mùi tỏa ra giúp cho việc sớm biết hiệu quả của mẻ ủ, lên men thối đồng nghĩa với khả năng thất bại nhiều hơn.
      Bạn có thể đổ Growmore hay Biogel may ra còn cứu được chăng.

  49. Chào anh Minh Vịnh!
    Cho em hỏi thành phần gói tricho như sau : tricho spp (tricho aureaviride, tricho viride, tricho harzianum, tricho konigi).Azospirillium Lipoferum: 1000triệu cfu/g. Với thành phần như vậy có thể ủ với cá được không anh. Mong anh trả lời giúp em với nha. Cảm ơn anh nhiều!

  50. Mình đã làm phân cá bằng men sống LG (men tiêu hóa gia súc)+ all Zimyl + bio max, + trico, + đu đủ chín sau 1 tháng ít mùi thối, nhiều mùi hôi tanh, và tưới cho cà phê bằng cách hòa tan theo nước đưa lên, béc quay,
    nghĩ rằng protic chưa phân giải hết thành axit amin, và chất hữu cơ trong cá cũng thế, các bạn và cộng đồng biết diển tiến phân giải, phân hủy thế nào của phân cá sau khi tưới, xin mách bảo giúp.
    cảm ơn

  51. Chào mọi người,

    Cháu muốn ủ cá biển nhưng không biết làm sao để khử muối (ngoài việc rửa nước). Mọi người giúp cháu xem có cách nào không ?

    Cháu chân thành cảm ơn !

    • Các bạn giúp mình trả lời, hóa học lâu quá rồi quên, phàn ứng này có xảy ra không?
      2NaCl (muối ăn)+Ca(OH)2(vôi ngậm nước) ..>2NaOH +CaCl2 nếu có là mình đã khử muối bằng vôi ngậm nước, mình cũng đang quan tâm như bạn

    • Cám ơn bác HienChau đã gợi ý, cháu tìm trên mạng thì thấy được đoạn này, cháu trích dẫn “Chuẩn bị một chậu nước rồi cho 2-3 chén giấm, sau đó mới bỏ cá vào ngâm chừng 4 – 5 giờ. Có thể ngâm cá vào chậu nước vo gạo có một lượng muối ăn với thời gian như trên rồi vớt ra rửa sạch để nấu nướng. Làm như vậy cá sẽ không bị mặn mà vẫn giữ đợc độ tươi, mềm.”

      Mọi người cho thêm ý kiến thế nào nhé !

    • Chào bác HienChau,

      Cháu hỏi thầy cháu rồi (thầy cũng dạy Hóa), rằng phản ứng 2NaCl (muối ăn)+Ca(OH)2(vôi ngậm nước) ..>2NaOH +CaCl2 không xảy ra. Xem ra dùng giấm để trung hòa muối trong cá biển, rồi dùng tiếp rỉ đường để (cũng trung hòa muối, dùng cho chắc ăn lần nữa). Cháu sẽ làm thử 1 phuy xem sao.

    • Khi viết phản ứng trên, mình đã nghĩ, dùng vôi để khử chua (acit), mặn (muối an*), ở những vùng dất ngập nước ven sông, ven biển, như thường làm… Nay bạn tìm cách khử muối ăn trong môi trường axit yếu (giấm), vậy phản ứng NaCl +CH3COOH (giấm, axit acetic) có xảy ra không ? và phân cá này có tốt cho cây tiêu không (giấm pH:2,4)… Mình cũng dự tính làm phân cá bằng cá biển.
      Một vài trao đổi. Thân chào bạn

  52. theo lý thuyết thì phản ứng không xảy ra, giải thích: định luật hóa hoc:” axít mạnh đẩy xít yếu ra khỏi muối của nó”, thì Nacl là muối của axit mạnh HCl axit acetic yếu không khử được…bạn dùng axit để khử muối, mình muốn dùng bade để khử muối, mình chỉ cần biết NaOH và Ca(OH)2 bade nào mạnh là đã có câu trả lời … vấn đề trở nên quan trọng vì minh muốn dùng cá phế phẩm này làm phân cá sử dụng lâu dài trên diện rộng…

  53. Theo tôi, các bạn không cần lo lắng một cách thái quá khi dùng cá biển để ủ phân cá. Vì tôi cho rằng vị “mặn” là thiên về cảm tính nhiều hơn khi nghe nói tới biển.
    -Bạn @Nguyen Trung Truc quan tâm nhiều tới vị mặn. Nhưng tôi thấy hình như bạn lo xử lý vị mặn trong thức ăn do nêm nếm quá tay nhưng lại cho là vị mặn từ trong cá tỏa ra.
    Tôi ví dụ, nếu kho cá hay nấu canh, tất nhiên phải làm sạch sẽ rồi. Nhưng khi nấu, chúng ta không nêm mắm muối thì sao? món cá sẽ nhạt hay mặn? Có ai lo ngại cá biển mặn, bỏ cá vào nước ngâm chừng 4-5 giờ rồi mới nấu không?
    Cho nên, rửa cá sạch trước khi ủ phân không chỉ hạn chế “mặn” của muối biển, nếu có, mà còn loại bớt các vsv có hại khi mua cá hay phế phẩm của cá từ ngoài chợ về để ủ.
    Xin được bày tỏ suy nghĩ theo kinh nghiệm nhà nông cùng các bạn.

  54. Cho mình hỏi làm phân cá như đã nêu ở trên có đổ nước vô ngâm không, liều lượng bao nhiêu, đổ nước vào thời gian nào (số lượng cá làm 100kg). Nhân có làm rồi đổ nước vô ngày từ đầu đã được 6 tháng mở nắp thùng thì thấy có mùi mắm nêm nhưng khi sử dụng tưới thì có mùi nặng lắm dính vô tay thì rửa hoài không hết mùi, có cách nào khử cho hết mùi không. Xin cám ơn.

  55. Chào chú Nguyễn Vịnh cùng bà con trên diễn đàn, cho cháu hỏi vừa rồi cháu có ủ 50 kg bánh dầu như sau: cho 50kg bánh dầu ngâm cho trương lên xong, sau đó cháu lấy 1kg men EM2 cho vào 20 lít nước quậy đều rồi đổ vào phi, cho thêm 2 xẻng phân bò, tiếp tục đổ nước vào gần đầy phi 200 lit.
    Tới nay được 1tháng rồi, kiểm tra thì thấy chưa phân hủy hoàn toàn có mùi chua hơi thối sơ, mong các chú cùng các anh đã có kinh nghiệm ủ bánh dầu cho biết vậy là đem sử dụng được chưa?
    Nếu chưa thì cháu phải làm sao? Cháu xin chúc chú Nguyễn Vịnh cùng bà con trên diễn đàn luôn vui khỏe hạnh phúc.

    • Chào @Đổ Thanh Nhân và @nhân đạo
      Không rõ bạn dựa vào qui trình nào mà ngâm bánh dầu cho trương sình lên rồi mới cho men EM2 vào?
      Khi đã nghe có mùi hơi thối thì khả năng bị hỏng rất cao. Nguyên nhân có thể do vi khuẩn lên men thối xâm nhập khi ngâm cho trương sình hay do gói EM2 kém chất lượng.
      Bạn có thể đổ Growmore và 1 quả dứa hay đổ Biogel may ra còn cứu được chăng.

  56. Chào bà con !
    Tôi xin giới thiệu với bà con một nguồn cung cấp cá nước ngọt và đầy đủ các loại men để làm phân cá.
    Liên hệ anh Phạm Minh Hùng, số 35 Nguyễn Tuân, tp Pleiku, đt: 0988.202443.
    Anh Hùng có thể tư vấn kỹ thuật và hỗ trợ để bà con tự làm phân cá.
    Thân

  57. Chào các Bác các Chú trên diễn đàn. Cho cháu hỏi. Nhà cháu nuôi con Nai, phân nhiều mà ko biết nó có dinh dưỡng thế nào. Phân nai khi bón gặp mưa thì choẹt, gặp nắng thì chai cứng như đất sét. Nhà cháu ở Buôn Ma Thuột. Có ai có cách ủ phân cho nó nhanh hoai chỉ cho cháu với.

    • Chào @phong trần
      Phân Nai thuộc loại có chất dinh dưỡng cao nhưng sử dụng như cách của bạn thì hiệu quả rất thấp, thậm chí có thể lây nhiễm bệnh cho tiêu
      Bạn cần gom lại khi còn tươi, vài ngày 1 thành đống rồi rải tricho lên hoặc tưới Biogel và đậy lại, có thể cho vào bao, để vsv phân hũy thành mùn trước khi đem ra bón

  58. Mình ủ với men ủ ng ta hay bán nhưng ko được tơi ra, có khi cứ bón cục lại. Vì nhà mình nuôi nhốt, mấy tháng hốt phân một lần. Nếu phân khô thì ko sao, phân mà bị ướt thành tảng sẽ khó rời ra lắm. Có men gì ủ nhanh rời ko các bác mong chỉ giúp cho em với.

    • Bạn mua gặp gói men kém chất lượng rồi !
      Nên lựa chọn mua men của các thương hiệu được nhiều bà con tin dùng.

  59. Chào các bác, các anh thân mến! Qua diễn đàn em thấy ý kiến mọi người rất hay, em rất muốn làm thử để sử dụng. Nhưng ở chỗ em kiếm đc nhiều cá vậy rất khó tuy nhiên khu vực em ở lại có rất nhiều ốc sên và ốc biêu vàng, không biết hai loại này dùng ủ phân có đc không các bác nhỉ? và quy trình có gì khác không? Mong các bác giúp đỡ…

  60. Chào các chú các bác. Cháu định ủ một mẻ phân cá, mà cá nước ngọt giá đắt quá. Cháu mua cá biển bị ương để làm có được không? Mong các bác chỉ cháu với.

    • Trong cá nước mặn có những vi sinh vật hữu ích khác với cá nước ngọt nên ít được chọn để làm phân amino. Khi cá ương là đã bị vi khuẩn lên men thối tấn công và xâm chiếm, nên không dùng để ủ phân được nữa.
      Cháu tìm được nguồn cá nước ngọt giá rẻ ủ phân mới kinh tế và chất lượng hơn.

  61. Chào bác tiêu lép cùng toàn thể các chú các anh!
    Như @cảnh bình có nói ở trên, cháu thấy cũng là một ý tưởng hay. Không biết chúng ta có thể sử dụng ốc biêu vàng hay ốc sên để u phân amino không? Vì ở một số địa phương hai loài này đang rất nhiều và gây không it phiền toái cho bà con nông dân. Không biết ý của bác tiêu lép cùng toàn thể các chú các anh như thế nào? Nếu dùng được thì quy trình như thế nào và có gì khác không thưa bác…?

    • Chào các bạn. Theo tôi nghĩ làm được, vì tất cả đều là protein động vật. Qui trình làm cũng không có gì khác đâu. Chú ý rửa sạch rong rêu bám bên ngoài vỏ ốc kỹ hơn chút nữa.
      Các bạn nào có điều kiện thì nên làm thử với số lượng ít đã.
      Chúc các bạn thành công.

  62. Chào bác tiêu lep.
    Cháu rất cảm ơn bác đã giúp cháu giải đáp những thắc mắc, tuy nhiên cháu đi tìm mua chế phẩm EM nhưng không ở đâu có hết. Cháu có vào phòng nông nghiệp huyện hỏi, nhưng họ nói chế phẩm EM là chất để khử mùi hôi không có cũng được. Cháu đang rất băn khoăn rất mong bác chỉ bảo thêm…

  63. Chào @tiêu non.
    Vấn đề bạn đang băn khoăn tôi đã phản hồi cho bạn @Mai Viết Tùng trên trang này rồi.
    Bạn nên đọc hết trang này để thấy được nhiều vấn đề rất hay trong các trao đổi, thảo luận của bà con.

  64. Chào chú Vịnh, con muốn hỏi là quá trình ủ phân cá thì giai đoạn dùng trái thơm, dứa thay thế cho men protease mình có phải đổ nước vào nấu cho rục rồi mới cho vào thùng ủ ko ạ.

    • Ủ được khoảng 10 ngày, bạn lấy trái thơm thật chín, bắt đầu thoảng mùi men rượu càng tốt, gọt sạch vỏ, băm nhỏ cở ngón tay út, cho vào thùng ủ, đảo nhẹ, không cần đun nấu gì cả.

  65. Chị Trang BP ơi. Cho em hỏi là em có trồng vườn tiêu con 500 trụ nhưng vì gấp quá nên em ko bón lót phân chuồng ủ hoai kịp, chỉ bón mỗi phân vi sinh và một ít Lân, sau đó em có mua phân bò về ủ nhưng chỉ ủ với nấm Tricho thôi ạ, vi lúc đó em chưa biết ủ thế nào, đến giờ thì đống ủ cũng được hơn 1 tháng rồi nhưng mở ra thì thấy có vẻ chưa đạt, có thể do cách ủ cũng có thể do chất lượng của nấm nên em cũng ko dám bón cho tiêu mặc dù tiêu em trồng đc gần 3 tháng rồi, bây giờ chị có cách nào giúp em xữ lý đống ủ đạt chất lượng mà cũng kịp để bổ sung nền hữu cơ cho tiêu ko chị, với lại chị cho em hỏi là tất cả các dòng nấm Tricho đối kháng hay phân hủy xác bã hữu cơ đều có thể tiến hành nhân sinh khối phải ko ạ. Và một câu nữa là em tính ủ phân cá nhưng nguyên liệu cá khó kiếm quá mà trên em thì có nguồn đậu nành dạt (hạt hư và những hạt ở phần ngọn) người ta bán rẻ hơn, với nguồn nguyên liệu này thì em có thể làm phân đc ko ạ ? Và làm ntn ? Câu hỏi hơi dài và lộn xộn mong anh chị và mọi người thông cảm !

  66. Xin chào anh Vịnh.
    Tôi đã ủ phân bánh dầu hơn 1 tháng nay do mấy bạn quen chỉ cách làm, nhưng giờ đọc cách hướng dẫn của anh tôi thấy băn khoăn hình như mình đã làm sai. Xin nhờ anh góp ý, tôi đã làm như sau :
    Tôi xay nhỏ 200 kg bánh dầu, trộn thêm 100 kg lân Văn điển, rồi trộn đều với 2 kg nấm trichoderma của (…), tưới nước vừa ướt nhẹ, sau đó tôi đóng chặt vào trong bao phân và để trong im mát, nghe nói là khoảng 3 tháng sau là đem ra sử dụng được.
    Xin anh góp ý giúp tôi, và xin anh cho biết tôi sử dụng phân bánh dầu này theo cách nào mới có hiệu quả cho cây tiêu. Cám ơn anh và chúc anh nhiều sức khỏe. Hẹn ngày gặp anh.

    • Chào bạn. Cách làm của bạn sai hoàn toàn.
      Ủ phân bánh dầu là phân giải đạm khó tiêu thành các acid amin cho cây dễ dàng hấp thụ. Trong khi cách bạn làm là ủ phân hữu cơ vi sinh, phân hũy xác bã hữu cơ thành humate (mùn) để bón cải tạo đất cho tơi xốp là chính. Số bánh dầu giá trị này đã bị bạn vô tình biến thành đống rác thãi nông sản.
      Bạn xem cách ủ phân bánh dầu bác Vịnh có hướng dẫn ngay trên trang này, và cũng cần đọc thêm phần bà con thảo luận để rút ra những kinh nghiệm cho mình.

  67. Hiện tại ở chỗ em ko có nấm Tricho dòng phân giải đạm vậy Anh chị có thể chỉ cho em cách ủ phân cá bằng Biosol-biogel đc ko ạ.

    • Lấy khoảng 50 kg cá nước ngọt rửa sạch, loại bỏ sạch cá ươn, để ráo nước, cho vào vại sành hoặc thùng nhựa đã rửa sạch, phơi khô. Hoà loãng nửa hộp Biogel với lượng nước vừa đủ phủ đầy lên cá, đổ vào, đậy kín, tuyệt đối không để bụi bặm lọt vào, không cần dùng nilon bịt chặt quá, khoảng vài hôm dùng dụng cụ tre, nhựa (ko dùng đồ kim loại) đảo nhẹ 1 lần.
      Khoảng 10 ngày sau, lấy 1 quả dứa (thơm) thật chín, gọt sạch vỏ, cắt miếng nhỏ như ngón tay, cho vào, trộn đều, vậy là … xong !
      Khoảng 50-60 ngày là dùng được.

  68. Xin cho hỏi nhà tưới phân cá tự ủ cho tiêu mới trồng thì thời gian cách ly với phân hữu cơ là bao lâu và có thể pha chung với trichoderma được không. Xin cám ơn

    • Cây mới trồng thì đâu cần đòi hỏi dinh dưỡng nhiều nhất là khi đã có phân hữu hoai mục ủ gốc. Theo tôi khi nào cây ra tược mới thì có thể bổ sung thêm phân cá.

    • 50 kg cá ủ được 100 lít phân. Hướng dẫn pha tỷ lệ 1 lít phân cá pha 300 lít nước, mình đã pha 1 lít phân cá và 0,5 kg NPK cho 200 lít nước đem tưới gốc nhưng như vậy quá loãng và không thấy hiệu quả.

      Tham khảo một chuyên gia của diễn đàn thì phuy 200 lít nước pha với 4 lít phân cá và 4 kg NPK (chú Vịnh xem giúp cháu 4 kg NPK có quá đậm không vì như cháu nói ở trên 0,5 kg NPK và 1 lít cá con tưới gần như không thấy tiến triển gì luôn, con cảm ơn). Tiêu con tưới 5 lít /goc, tiêu kinh doanh 10 lit/goc

    • Chào cháu @Nguyen Trung Truc
      Hiệu quả sử dụng phân cá phụ thuộc nhiều vấn đề, chú trao đổi ngắn gọn thế này :
      -Phân cá tự ủ làm theo lối thủ công chất lượng không đều nên cách dùng cũng khó đồng nhất, thường pha 1 lít phân cá với 150-200 lít nước để phun, với 300-400 lít nước để tưới cho khoảng 80-100 gốc tiêu kinh doanh (có thể pha chung với phân sinh học biogel + tricho đối kháng).
      -Không pha với các loại phân thuốc hóa học, tránh phản ứng không mong muốn (chủ yếu là sủi bọt) làm mất chất.
      -Chất lượng phân chỉ tương đối, còn tùy thuộc vào loại cá, cá nước ngọt tốt hơn cá nước mặn, cá da trơn tốt hơn cá có vảy, cá to tốt hơn cá nhỏ, cá ăn phiêu sinh rau cỏ tốt hơn cá ăn thịt …
      -Khi ủ có nhiều mùi hôi là do các nguyên nhân: bị lẫn tạp khuẩn, không rửa sạch sẽ, không loại bỏ cá bị ươn, do cá ăn tạp…, không đậy kín, để cho bụi bặm nước mưa lọt vào… 50 kg cá ủ được 100 lít phân là quá loãng !
      -Hiệu quả của phân cá còn do chất lượng men ủ và cách ủ.
      Chú hướng dẫn nhiều người lấy cá ở các hồ đập thủy lợi, thủy điện sử dụng phân sinh học Biogel ủ thành công, dùng phun tưới cho tiêu mùa này, ai cũng hài lòng khi nhìn vườn tiêu của mình…
      Thân

  69. Mình cũng đang ủ loại phân này từ phế phẩm trong quá trình chế biến cá và đang tìm men protease nhưng không có, có nghĩ đến dứa và đu đủ nhưng chưa biết làm thế nào. Giờ thì biết rồi. Cảm ơn chú Nguyễn Vịnh và Minh Vịnh và bà con!

  70. Kính chào các bác, cháu là một người trồng tiêu trước chủ yếu sử dụng những sản phẩm hóa học để chăm sóc tiêu. Và đang tập tành làm phân cá nhưng có một số thắc mắc như sau:
    1. Phân cá có thể thay thế được phân đạm hóa học không?
    2. Và nếu thay thế được, trong phân cá chủ yếu là đạm và các amino axit cho nên có thể bổ sung kaly và trung vi lượng bằng cách nào và tỷ lệ là bao nhiêu sẽ hợp lý.
    Mong các bác, các cô, các chú, các anh chị giải đáp thắc mắc giùm cháu.
    Cháu xin cảm ơn ạ.

    • Chào bạn. Phân cá có gần 20 amino acid nên tốt hơn đạm hóa học vì cây sẽ hấp thụ triệt để hơn. Do chức năng chủ yếu của amino acid là tổng hợp protein, nên bạn có thể bón Kali và các trung vi lượng khác giảm so với bình thường, tuy nhiên tỷ lệ giảm chỉ khoảng 20-30% tùy chất lượng ủ và nguồn nguyên liệu.
      Bạn có thể thay thế bằng các loại phân bón lá phù hợp.

  71. Trong phân cá chứa hàm lượng đạm cao, nếu thấy tiêu thiếu đạm có thể bón rất tốt, nên bổ sung thêm các chất khác như lân, kaly, một vài chất trung vi lượng nữa để giúp cây đầy đủ các chất. Phân sinh học thì tốt nhất pha trộn thêm loại phân đổ gốc, trên lá có thể phun các loại phân bón lá chứa trung vi lượng.
    Bỏ phân hóa học cây sẽ ăn liền. Tùy vào cách làm và tình trạng của cây tiêu mà bón phân cho hợp lý, tránh bón một lúc quá nhiều sẽ không có lợi cho cây tiêu.

  72. Chào chú Vịnh và diễn đàn thân mến, hôm qua cháu mới ủ phân cá khoảng 5kg và 500g trichoderma ủ phân chuồng. Cháu dùng nước hòa loãng tricho sau đó cho vào thùng ủ, nhưng cháu cảm thấy nước hơi nhiều không biết có ảnh hưởng gì không?

    • Chào bạn. Có lẽ do bạn nhầm lẫn hay áp dụng cách ủ phân cá ở đâu chứ trên diễn đàn giatieu.com chưa hề nêu cách ủ như vậy. Vả lại, không rõ bạn dùng nguồn tricho nào nên cũng không thể thảo luận chính xác được.

    • Bạn muốn trao đổi về việc ủ phân cá hay ủ phân chuồng?
      Cố gắng nói thật rõ ràng, gây hiểu nhầm là tai hại lắm đó.

    • Chào cháu @thượng thiên bá
      Chú khuyên cháu 2 điều:
      1.Trên net là kho kiến thức vô cùng đồ sộ cho những ai ham học hỏi. Bản thân chú học được trên đó nhiều lắm. Nhưng cháu phải học theo một hệ thống nhất định, từ khái quát đến chi tiết chẳng hạn.
      2.Muốn sử dụng sản phẩm bất kỳ, cháu phải tìm hiểu hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất thường có ghi rõ trên bao bì hay tờ rơi kèm theo. Không thể tùy tiện sử dụng khác đi khi mình chưa hiểu rõ về nó.
      Mong cháu có nhiều cố gắng.
      Thân

  73. Dạ cháu cảm ơn chú Vịnh nhiều. Nhưng cháu không biết cách ủ phân cá như thế nào là hợp lý. Ví dụ như, khi mình bỏ lượng cá vào thùng sau đó cho chế gì gì đó vào có cần trộn đều và cho thêm nước không chú? Hay là ủ khô vẫn được xin chú tư vấn giúp cháu!

  74. Cháu dùng trichoderma để thay thế chế phẩm EM đó chú. Tại chỗ cháu không có bán chế phẩm EM.

  75. Xin chào @thượng thiên bá. Vừa rồi mình có ủ một mẻ phân cá tương đối thành công, mình xin chia sẻ lại bạn như sau: Cá hồ mua về bạn nên rửa sạch sẽ, sau đó bạn cho vào phi. Ví dụ bạn có 50kg cá trước tiên bạn cho vào khoảng 30 lít nước cộng với 1kg M2, nếu có chuối chín hay bơ bạn bóp kĩ cho vào luôn. Sau 1 tuần bạn đỗ khoảng 1 lit proti + với hai trái dứa chín bằm nhuyễn bỏ vào cùng 20 lít nước nữa đậy kín không cho nước mưa hay ruồi lằn vào, khoảng 60 ngày bạn có thể dùng được. Vài dòng xin chia sẻ cùng bạn, chúc bạn thành công.

  76. Xin chân thành cảm ơn bạn và diễn đàn. Mình sẽ thực hiện lại theo cách của bạn hướng dẫn và rút tích kinh nghiệm nhiều hơn. Một lần nữa xin chân thành cảm ơn diễn đàn, chúc cho diễn đàn càng ngày càng phát triển để giúp ích cho cộng đồng nông dân trồng tiêu nói chung. Thân

  77. Chào các anh!
    Em đang tính ủ phân bánh dầu bằng hạt điều phế bằng phương pháp ủ khô.
    Em đã chuẩn bị được 50kg nhân điều phế, 01 kg M2 và 01 lít protease. Em đang phân vân là có phải mang nhân điều phế ra nghiền nhỏ ra trước khi ủ hay để vậy ủ củng được, vì trong M2 có Tricho sẽ giúp mình phân hủy xenlulo rồi. Rất mong các anh, chị tư vấn thêm.

  78. Tôi có dự định trồng rau thủy canh hữu cơ. Xin hỏi có thể sử dụng chế phẩm phân này để trồng rau thủy canh được không? Pha vào dung dịch có bị thúi và biến chất không? Cám ơn.

  79. @ Mai Viết Tùng!
    Nhân hạt điều chứa nhiều chất béo(lipit). Lipit chỉ bị phân hủy khi thủy phân có sự xúc tác của enzym lipza, tạo ra sản phẩm là rượu đa chức glicerol C3H5(OH)3 và các axit béo.
    Nhân hạt điều để nguyên đem ủ rất khó phân hủy do chất béo bảo vệ, ngăn không cho tricho và protea tiếp xúc với xenlulozơ và protein. Bạn nên xay nhuyễn trước khi ủ. Thân!

  80. Chào gia đình giatieu.com
    Em định ủ bánh dầu mà bánh dầu thì cũng 8.000đ/ kg, còn đậu tương thì khoảng 16.000đ/kg. Nên em nghĩ rằng mua luôn đậu tương về ủ cho hàm lượng đạm cao hơn. Mọi người thấy như vậy có được không hay là ủ bánh dầu tốt hơn.
    Chỗ em hạt ngô, mì rất rẻ khoảng 4.000đ/kg nên em muốn mua ngô, mì về ủ. Cho em hỏi các thành phần trong hạt ngô, mì khi ủ đi có tốt hơn ủ bánh dầu không ạ? Cám ơn mọi người.

  81. @Tran Toan!
    Hàm lượng đạm trong đậu tương thấp hơn trong bánh dầu đậu tương, trong đậu phộng thấp hơn bánh dầu đậu phộng. Bắp và mì chứa chủ yếu là tinh bột, đạm trong bắp cao hơn trong mì nhưng thấp hơn nhiều so với bánh dầu. Ủ bắp và mì cho ra các sản phẩm sau cùng khác nhau tùy vào loại men ủ, như ủ với men rượu tao thành rượu, ủ lên men lactic tạo ra axit acetic và axit lactic, ủ với tricho tạo ra sản phẩm giống như ủ tricho với vỏ cà phê, vậy dùng bắp mì không bằng bánh dầu. Thân!

  82. Chào bạn @mttaynguyen
    Cám ơn bạn đã phản hồi. Bạn có thể giải thích cụ thể hơn được không ” Hàm lượng đạm trong đậu tương thấp hơn trong bánh dầu đậu tương, trong đậu phộng thấp hơn bánh dầu đậu phộng”. Mình thấy khó hiểu về vấn đề này. Sau khi ép dầu thì phần bánh dầu còn lại không bằng lúc chưa ép. Mong bạn giải thích thêm. Cám ơn.

  83. Chào bạn Tran Toan!
    Trong đậu tương, đậu phộng, nhân hạt điều chứa nhiều đạm (protein) và nhiều lipit (ta quen gọi là chất béo, là dầu ăn đấy). Bạn xem phản hồi của mình gửi @Mai Viet Tùng sẽ rõ hơn.
    Chât đạm (protein) là chất rắn nên không bị chiết xuất khi ép dầu sau khi ép, chất dầu (lipit) chảy ra hết, trong bánh dầu còn lại toàn là protein. Vì vậy nên hàm lượng đạm trong bánh dầu cao hơn trong hạt đậu. Nếu bạn còn điều gì thắc mắc, cứ gửi phản hồi mình sẽ giải thích nếu thuộc lĩnh vực mình hiểu biết. Thân ái chào bạn!

  84. Xin cộng đồng cho tôi hỏi: tưới phân cá gặp trời nắng có bị bốc hơi không? Mong được góp ý. Thân

  85. Chào @hiền nguyễn!
    Thành phần chính của phân cá là axit amin (anpha amino acid). Bản thân nó là chất rắn, vị ngọt, tan nhiều trong nước, không thể bị phân hủy ở nhiệt độ môi trường (nắng gắt) nên không bị bốc hơi như đạm vô cơ. Thân!

  86. Thưa chú Vịnh, cháu có ủ 50kg cá tầm bằng tricho được 1 tuần thì có cho thêm 2 quả thơm chín thái nhỏ và một chai phân cá 1 lít. Bây giờ đã ủ được 2 tháng mà cháu thấy vẫn còn thơm, sụn, sợi gân của cá (vì cá này ko có xương). Vậy mẻ cá của cháu có phải đã hỏng rồi không. Có cách nào cứu không chú.

    • Cách ủ cá làm phân đạm sinh học đã được diễn đàn thảo luận nhiều rồi, bạn nên tự đọc các ý kiến để đối chiếu cách mình đã làm xem sai sót ở chỗ nào mà “tự cứu”. Thông tin của bạn không đủ cơ sở để kết luận được điều gì. Tôi cũng không muốn góp ý với chữ nếu, vô chừng…

    • Chào bạn lddthang

      Bạn ủ cá gì ? Mỗi loại cá khi ủ xong có mùi khác nhau. Ví dụ: cá tra có mùi mắm linh, cá mè có mùi mắm tôm. Đối với cá tra khi ủ xong thì da cá, sụn cá, mở cá vẫn còn chưa phân hủy hết được (mình ủ 3 tháng và đang dùng). Mẻ cá ủ đạt thì thì khi ta mở nắp phuy ra sẽ có một lớp màng rất mịn và bọt (bọt là vi sinh vật hoạt động).
      Trường hợp của bạn, thì mình gợi ý như sau:
      1. Bạn xem thịt cá có phân hủy chưa, nếu phân hủy thì đạt rồi, da, sợi gân cá, sụn cá và thơm thì chưa phân hủy kịp đâu.
      2. Bổ sung 1 lít EM hoặc Biogel để giúp phân giải nhanh phần còn lại.
      3. Bổ sung Protease, nếu không có thì bạn mua bao tử bò về mổ cái bao tử ra và cạo cái lớp phía trong bao tử (chứa vi sinh vật phân giải protein) rồi cho vào phuy cá để phân giải protein.

  87. Mình hiện đang ở Bà Rịa – Vũng Tàu, bạn nào có nhu cầu mua cá để làm phân thì liên hệ với mình. Sdt: 0937442096. Cá mình cung cấp là cá nguyên con, 1 con có trọng lượng trên 1kg, là cá nước ngọt nên hàm lượng đạm cao. Giá: 8.000đ/kg.

  88. Chào diễn đàn ! Cho cháu hỏi những ai đã từng sử dụng phân đạm cá. Nhà cháu có 1000 trụ vào kinh doanh năm thứ 2, vậy sử dụng khoảng bao nhiêu đạm cá trong một năm là phù hợp mà không ảnh hưởng tới cây tiêu ạ ? Cháu rất mong những ai có kinh nghiệm chia sẻ cho cháu với ! Chúc diễn đàn luôn thịnh vượng.

    • Rất khó để cho bạn một con số cụ thể vì còn phụ thuộc mức độ sử dụng đạm cá, chất lượng chất cá ủ… và tình trạng sức khỏe, năng suất của trụ tiêu.
      Tôi thường pha 2 lít đạm cá tự ủ chung với 1 hộp biogel đổ cho 150 trụ tiêu kinh doanh hay 200 trụ tiêu tơ tiêu con. Bình quân khoảng 2 tháng đổ 1 lần xen kẽ với phân hóa pha loãng, tôi có bổ sung thêm nấm trichoderma đối kháng nữa.

    • Chào chú Thắng Lợi. Tiêu con, tiêu tơ thì ta dùng loại phân hóa học gì để dùng xen kẻ với biogel ạ.

  89. Chào cả nhà, đọc diễn đàn này cháu thấy rất hay nhất là cách làm phân cá. Chú Vịnh và mọi người cho biết với là hiện cháu đã chuẩn bị được nguồn cá và chế phẩm chỉ có (…) liệu có ủ được phân cá hay không. Vì cháu thấy trên bao bì chỉ ghi cách làm đệm lót sinh học, ủ phân hữu cơ, xử lí bể phốt…

  90. Chào @hoangcuong !
    Các chế phẩm sinh học dùng làm đệm lót chuồng trại chăn nuôi và ủ phân hữu cơ trong thành phần chủ yếu gồm các vi sinh vật hiếu khí là chính. Ủ phân cá trong môi trường nước nên chỉ có vsv kỵ khí mới có khả năng tồn tại và phát huy tác dụng. Bạn nên dùng chế phẩm EM và protea, kết hợp với biogel.

  91. Anh Vịnh ơi! cho Ý hỏi nhờ: khi đã ủ 50kg cá (sơn) với EM2 một tuần sau thấy tan ra nước. Vậy Proti 1lit đổ trực tiếp vào mà không cần pha thêm nước có được không?

  92. Lưu ý mọi người,
    Hàm lượng papain trong đu đủ chín rất thấp. Nên dùng nhựa đu đủ xanh thì sẽ hiệu quả hơn. Tôi chưa bao giờ làm thủy phân cá bằng papain, nhưng lý thuyết là vậy. Các bạn có thể trích mủ đu đủ trực tiếp từ trái còn xanh trên cây đu đủ, bằng cách lấy dao khứa dọc trên trái đu đủ xuôi xuống đến đuôi trái, các lát cắt dọc hình chữ V miệng rộng 1cm, với khoảng cách đều 2cm và lấy ly hứng nhựa chảy ra từ các vết khứa này chảy xuống đuôi trái. Nên thu nhựa đu đủ vào sáng sớm lúc trời còn mát và sử dụng để ủ phân cá ngay trong ngày, vì để lâu men papain sẽ giảm hoạt độ. Nhiệt độ kích hoạt men papain trong nhựa trái đu đủ là khoảng tứ 50-60oC duy trì nhiệt độ này và khuấy đảo tốt sẽ cho kết quả nhanh.
    Đây chỉ là chia sẻ chút ít kiến thức về protease papain với mọi người thôi nhé. Nhắc lại, Tôi chưa làm phân cá từ papain bao giờ nên không biết bao nhiêu nhựa đu đủ cho 1 kg cá, cứ thử 1 ly mủ (300ml) cho 20 kg cá xem . Mọi người cứ thử rồi công bố kết quả để người khác áp dụng. Chúc tất cả mọi người thành công.

  93. Papain của trái đu đủ được sử dụng trong công nghiệp sản xuất đồ hộp để làm mềm thức ăn chứ không phân giải hay tiêu hũy thức ăn. Men protease trong trái đu đủ chín sẽ giúp phân giải protein từ khó hấp thụ thành dễ hấp thụ. Hai việc này hoàn toàn khác nhau. Nếu cho papain vào để thức ăn tiêu ra nước, không còn hình dạng, thì công nghiệp đồ hộp sẽ “dẹp tiệm” sớm !
    Tôi cũng mong cộng đồng thử áp dụng ủ phân cá và phản hồi kết quả.

  94. Chào chú Vịnh và mọi người cho cháu hỏi chút. Cháu đọc trên diễn đàn định ủ phân cá thấy khó quá, vì chỗ cháu không có chế phẩm EM nên cháu định ủ cá với biogel được không. Có phải cho thêm thơm, đu đủ, phân bò không? Tư vấn giúp cháu với. Cám ơn chú và mọi người.

    • Nội dung bạn hỏi không có gì mới lạ, hầu hết đều đã được trao đổi trong phần thảo luận trên trang này. Bạn cố gắng tự đọc sẽ rút ra được nhiều kinh nghiệm bổ ích cho mình. Chúc bạn thành công !

  95. Chào các bạn trên diễn đàn, cho mình hỏi, phân cá có bón được cho cây na không, hiệu quả thế nào. Mình ở Miền Bắc, quê mình chỉ trồng na, không có tiêu.

    • Đã là phân thì cây gì bón chẳng được. Phân cá rất giàu đạm. Khi bón cần chú ý liều lượng và nhu cầu của cây cần, không nên lạm dụng.

  96. Chào cộng đồng. Cho em hỏi, phân cá em đã ủ được 1 tháng rồi, cá đã nhừ và giảm mùi hôi. Em bỏ thêm chuối chín và đu đủ chín vào tiếp có được không. Nếu bỏ dược thì bỏ trực tiếp vào hay phải làm cách nào và khoảng thời gian bao lâu thì dùng được. Em cảm ơn nhiều.

    • Theo như bác Vịnh đã hướng dẫn, bạn phải bỏ dứa chín nục hay đu đủ chín nục vào sau khi bắt đầu ủ khoảng 10-12 ngày để tăng cường men phân giải proteas và sau 40-45 ngày là dùng được. Bỏ để làm men mà như bạn là quá muộn.

  97. Khi ủ cá được 1 tuần em đã cho đủ đủ rồi. Ý em muốn nói là bây giờ được 1tháng, em muốn cho thêm đu đủ chín hay chuối chín vào nữa được ạ, chị Thanh Hà.

    • Không cần, và cũng không nên bỏ gì vào nữa cả.
      Bạn cố gắng giữ cho đủ nhiệt (trên 25 độ C) là được.
      Có thể dùng khi không còn nghe tí mùi hôi nào. Nếu thơm mùi nước nắm thì rất tốt.

  98. Chào tất cả các anh các chị, tôi có ủ phân cá. Tôi mua cá đã chết mang về ủ nhưng nghi ngờ cá đó họ cho muối vào để cho đỡ hôi. Giờ tôi ủ đã xong nhưng phân vân không dám sử dụng. Các anh và các chị có cách nào để KT hàm lượng muối trong phân cá đã ủ không và nếu giả sử có hàm lượng muối trong đó tôi pha lỏng ra tưới cho hồ tiêu có gặp vấn đề gì không, cảm ơn tất cả mọi người

    • Chào bạn Nguyễn khánh Dương.
      Cách kiểm tra hàm lượng muối ăn trong mẻ ủ của bạn là rất khó, chỉ có các trung tâm nghiên cứu như viện Pasteur là làm được. Bạn nên chú ý xem mẻ ủ của bạn có bình thường không, nếu thời gian ủ lâu hơn bình thường thì cá bạn mua là có hàm lượng muối cao, không nên bón cho cây tiêu. Hãy thử bón cho loài cây khác trước, nếu kết quả tốt đem bón cho cây tiêu cũng không muộn.

    • Theo mình thì không có vấn đề gì vì khi bón phải pha loãng với tỷ lệ 1-2 % nên không sợ mặn nữa. Nếu quá mặn thì vi sinh vật không thể hoạt động được và bạn sẽ không ủ thành công. Còn cá bị ươn, thối thì quá trình ủ sẽ có mùi hôi, nhưng ít hôi cũng có nghĩa là chất lượng mẻ ủ sẽ thấp thì không nên bón vì cây tiêu khá mẫn cảm với nấm bệnh.

  99. Chào cả nhà, có ai biết những cty sản suất phân bón hữu cơ dạng lỏng sử dụng nguyên liệu cá ở Việt Nam không? Chỉ giúp mình với ạ. Xin cảm ơn.

  100. Chào Anh/Chị trên diễn đàn! Em có một câu hỏi này không biết anh/chị có thể chia sẻ một chút được không, em theo dõi diễn đàn đã lâu và thấy việc dùng EM để phân giải cá để làm phân bón rất hiệu quả nhưng không biết dùng dung dịch này để trộn vào thức ăn cho gia súc và thủy sản ăn được không vì hiện tại em có nuôi thêm vài chú heo và 1 ao cá định trộn vào cho ăn nhằm tăng độ đạm cho heo và cá mau lớn (Câu hỏi hơi ngoài diễn đàn nhưng rất mong nhận được sự chia sẽ từ anh). Em cảm ơn nhiều!

    • Ý bạn muốn trộn đạm cá vào TĂCN, sao lại không? Phân giải ra đạm cũng tương tự như làm nước mắm vậy mà. Nhưng tại sao bạn không cho cá vào thức ăn để con vật nuôi tiêu hóa luôn mà phải ủ ra đạm cá làm chi cho mất công vậy?

    • Chào Ngok! Vì hiện tại mình đang có dung dịch này và muốn trộn vào cho vật nuôi ăn, bên cạnh đó thì dung dịch này có thể giữ được lâu và cho ăn từ từ vẫn được, trong khi đó cá để lâu sẽ bị ương. Bên cạnh đó thì mình nghĩ khi dùng EM phân giải hợp chất hữu cơ thì các hợp chất cao phân tử (mạch rất dài) sẽ bị chia nhỏ ra và vật nuôi sẽ dễ hấp thụ hơn và mau lớn hơn nhiều so với cho ăn trực tiếp bằng cá. Ngoài ra, hiện nay trên thị trường có nhiều loại thức ăn giá rẻ thì đạm ít, giá cao thì đạm nhiều, nên mình muốn mua loại thức ăn có đạm thấp trộn dung dịch này vào sau đó phơi khô (đối với gia xúc thì cho ăn luôn khỏi phơi khô, còn đối với thủy sản thì phơi khô để dung dịch thấm trọn vào thức ăn và khi cho vào nước sẽ không tan làm hao hục đạm) và cho vật nuôi ăn nhằm làm tăng độ đạm tiết kiệm chi phí mua thức ăn mà vật nuôi lại nhanh lớn hơn. Không biết mình suy nghĩ vậy có hợp lý không nhờ anh/chị cho thêm ý kiến.

  101. Chào cộng đồng giá tiêu, em làm tiêu cũng đựơc mấy năm rồi. Em cũng giống mọi người ở xung quanh nhà, mua phân chuồng khô về đậy bạt khoảng 1 tháng là đem đổ gốc cho tiêu (đổ trên mặt bồn). Khoảng 1/2 tháng nay em xem giá tiêu trên mạng vô tình phát hiện được diễn đàn này và thấy mình quá hạn hẹp. Bây giờ em đang ủ phân chuồng theo đúng hướng dẫn và em kính mong mọi người chỉ cho em cách bón hiệu quả nhất cho tiêu con (em mới trồng nhưng chưa bón lót) và tiêu kinh doanh. Rất cảm ơn các anh chị trong diễn đàn !

  102. Chào cộng đồng, cho em hỏi em ủ phân bánh dầu với men trichoderma + phân bò có được không. Xin cảm ơn mọi người.

    • Phân bò + bánh dầu bạn nên ủ bằng EM trước. Sau 1 tháng đảo trải mỏng phun tưới trichoderma một tuần sau là dùng được. Tôi đang ủ cách nầy. Thân

    • Chúc mừng em tiêu đã hết suy !
      Mình trồng tiêu mà để bị suy thì cũng quê lắm !

  103. Em muốn bổ sung tí xíu : khi bón phân chuồng cho tiêu con và tiêu kinh doanh nếu đổ phân trên lớp đất mặt thì sợ không hiệu quả , nếu xơí đất lên thì lại sợ ảnh hưởng đến rễ. Em phải bón như thế nào mong các tiền bối chỉ bảo, em rất biết ơn !

  104. Cháu chào chú Vịnh, chú cho cháu hỏi : Có thể dùng biogel để ủ phân bánh dầu được không ạ ? Nếu được, chú bày giùm cháu cách ủ và lượng bón cho tiêu con, tiêu kinh doanh luôn chú nhé! Cháu cảm ơn và chúc sức khỏe gia đình.

  105. Chào chú Vịnh và cộng đồng cho cháu hỏi phân cá này có thể bón lúc tiêu đang ra bông được không. Cháu xin cảm ơn.

    • Phân cá ủ theo phương pháp này rất giàu đạm sinh học. Mọi giai đoạn của cây đều cần đạm tùy mức độ nhu cầu nên bạn có thể sử dụng phân này với liều lượng hợp lý quanh năm.
      Tuy nhiên không lạm dụng vì dễ dẫn đến thừa đạm, sẽ thu hút nhiều loại sâu bệnh.

  106. Chào chú Vịnh.
    Chào cộng đồng giá tiêu!
    Cho tôi hỏi là khi ủ phân cá mình có thể tận dụng thơm chín vửa dập, thối để ủ có đc ko? Hay phải dùng thơm chín tươi nguyên.
    Mong phản hồi sớm của cộng đồng, tôi xin chân thành cảm ơn!

    • Hãy cẩn thận ! Ủ đồ thối thì sẽ lên men thối.
      Các vi sinh vật lên men thối thì 99,9% là loại gây độc hại cho đối tượng sử dụng…

    • Cảm ơn @Trọng GL. Tại thơm nguyên trái ngon giờ mua cũng đắt tới 20 ngàn 1 trái. Còn thơm mình nói dập nát đây nó cũng mới sơ sơ thôi chứ chưa đến nối thối rửa đâu. Mình cũng đã lỡ ủ rồi hy vọng là không sao, lần sau mua loại ngon mà ủ. Tốn kém tí mà chắc ăn.

    • Bạn cho sản phẩm vào can nhựa trong đem phơi nắng. Đảm bảo với bạn sản phẩm của bạn sẽ đạt kết quả tốt. Chúc bạn thành công.

  107. Chào anh Vịnh và cộng đồng giatieu cho mình hỏi. Nếu không mua được các loại men protese, EM, proti… như nêu trên mà chỉ có biogel và trichoderma. Chỗ mình ít có cửa hàng bán các loai chế phẩm trên nhưng nguồn khô dầu (bánh dầu thì có nhiều. Biogel và trichoderma mình cũng gửi mua xa vậy muốn ủ phân mình phải mua thêm những chế phẩm gì nữa. Nếu được cho mình tỷ lệ pha: biogel-nước-tricho-bánh dầu. Bà con ở thôn mình ở đang chờ mình hỏi cách ủ phân này để áp dụng. Vì ở mình mùa lạc nhà nào cũng sản xuất được vài tạ, rất mong được các anh và cộng đồng giúp đỡ, xin chào.

    • Nếu không mua được men proteas, EM…, bạn có thể tận dụng EM có trong phân biogel, trong gói nấm tricho, và Enzyme của đu đủ, dứa… để ủ phân bánh dầu.
      Tuy nhiên, phần lớn bà con đều ủ thất bại do qui trình ủ không đảm bảo vệ sinh, dụng cụ bẩn, bánh dầu bị ẩm mốc, bị nhiễm tạp khuẩn… làm đống ủ mất chất, lên men thối. Đưa ra bón cho tiêu càng thêm gây hại.
      Chỉ khi có mùi thơm, mùi chua nhẹ… thì đống ủ mới giàu dinh dưỡng, ủ thành công.

    • Cảm ơn anh Châu Phong đã cho mình lời khuyên, hôm trước mình thử ủ 30kg bánh dầu như sau: bánh dầu xay nhỏ trước lúc xay đã phơi khô + 1kg trichodecma + 0.5hộp biogel hòa với nước sạch cho bột bánh dầu vào khuấy đều hỗn hợp đó quánh như cháo heo, được đựng trong phi nhựa đã làm sạch, mình dùng tấm ni lông bịt kín miệng phi, để trong nhà đã được 2 ngày rồi. Như vậy theo Châu Phong chỉ giúp mình cần cho thêm những gì nữa, vào thời điểm nào là thích hợp, cách làm của mình như vậy có đúng không ? Thời gian bao lâu thì đưa ra sử dụng được ? và cho mình hỏi trong thời gian ủ đó có cần đảo trộn thường xuyên không ? Cảm ơn Châu Phong. Chúc anh khỏe và hạnh phúc.

    • -Đừng đậy quá kín vì cần có oxy cho quá trình lên men, nhưng phải tuyệt đối ngăn được ruồi nhặng, bụi bặm lọt vào.
      -Khoảng 3 ngày đảo lại cho lên men đều. Nếu khô quá thì cho thêm nước+biogel vào đảo đều lại. (nước phải thật sạch, hơi ấm càng tốt)
      -Khoảng 10-12 ngày sau cho ezyme vào đảo đều lại là xong. Nếu lấy enzyme đu đủ, thơm… cần phải chín nục, nghe mùi lên men rượu, gọt sạch vỏ, băm nhỏ hoặc xay nhuyễn rồi mới cho vào.
      -Khoảng 42-45 ngày là sử dụng được.
      Chúc thành công

    • Vấn đề không nằm ở chỗ đậy kỹ sẽ hết hôi mà là do quá trình ủ không đảm bảo vệ sinh, để tạp khuẩn lẫn vào lên men thối, không phân giải thành đạm hữu cơ để bón cho cây.
      Khắc phục bằng cách bỏ vào một ít men độn chuồng, loại men khử mùi hôi sử dụng trong chuồng trại chăn nuôi…

    • Cảm ơn Thắng Lợi nhiều, mình sẽ làm tốt đợt này nếu thành công mình sẻ mua biogel về chia sẻ với bà con trong thôn, sẻ đồng loạt ủ bánh dầu để làm phân bón cho hồ tiêu, cà phê… Chắc bà con mừng lắm đây.

    • Ủ phân mà bị thối ở giai đoạn đầu cũng không đáng lo lắm đâu. Tôi ủ bằng nhiều phương pháp cũng có lúc nghĩ là hỏng, nhưng cuối cùng thành công hết. Cái chính là bạn phải nêu được quy trình cho mình và phải biết khử vi sinh vật gây mùi thối “chủ yếu là khí sunphua hidro” để được sản phẩm cuối cùng không thối, tan nhiều trong nước và có mùi hơi chua “mùi amino acid”. Chúc bạn thành công!

    • Ủ hôi thối như này rồi đưa ra bón cho tiêu, không “tiêu” luôn mới là lạ !

  108. Mong các bác cho em biết dùng phân cá đổ gốc kết hợp với phun lá cùng 1 lần có hiệu quả hơn ko? Em ủ được 1 mẻ hơn 3 tháng rồi, giờ đã sử dụng bơm cho tiêu con mới trồng 1 tháng được ko? Cám ơn các bác nhé.

    • Cách bón của bạn là đúng rồi, nhưng lưu ý cách pha cho phù hợp với diều kiện nữa là phân bón của bạn không có mùi thối hoặc khai. Chúc bạn thành công!

    • Theo mình, các loại phân bánh dầu, đạm cá, amino… rất giàu đạm, nhưng không nên phun lên lá vì đạm sinh học dễ thu hút côn trùng và các loại sâu bệnh tìm đến. Đặc biệt, cây hồ tiêu rất mẫn cảm với các loại sâu bệnh thì càng không phun lên lá, chỉ dùng để đổ gốc thôi.

  109. Chào cộng đồng giatieu cho mình hỏi, nếu không có men phân hủy protease mình dùng trái đu đủ với trái thơm xay nhuyễn đun ở nhiệt độ 37 đến 52 rồi đổ vô phân cá, có cần phải trộn đều ko. Xin cảm ơn.

    • Bạn đổ thơm và đu đủ chín xay nhuyển sau đó trộn đều và đậy kín là đc. Mình cũng vừa ủ 1 mẻ cá với men trico và thơm, đu đủ rất thành công. Chúc bạn thành công.

  110. Cảm ơn bạn le duc hoan, cho mình hỏi thêm ở bước thứ 3 khi ủ được 3 đến 4 ngày thì cá sẽ như thế nào? có thủy phân hết thành nước không hay còn xương cá? Nếu có thể bạn miêu tả được không tại mình đang tập ủ. Xin cảm ơn

    • Mình đọc hết các ý kiến của các bạn! Cảm ơn diễn đàn đã giúp cho nông dân nhiều bài học hữu ích đặc biệt là anh 2 anh Vịnh. Nhưng đọc thấy nhiều ý kiến quá không tổng hợp kịp. Bạn nào có kinh nghiệm xâu chuỗi lại quy trình ủ phân cá chi tiết từ A – Z cho anh em xin. Cám ơn

    • Chào bạn. Mỗi người có đều cách ủ khác nhau. Tôi cũng góp ý theo suy diễn của mình.
      Với nguyên tắc chung như sau:
      -Giữ vệ sinh hay khử trùng môi trường ủ đảm bảo để hạn chế tạp nhiễm.
      -Thủy phân ở dung dịch lỏng, tỷ lệ dung dịch và chất khô hợp lý.
      -Dùng đủ liều lượng VSV có lợi để khống chế VSV có hại và đồng thời tiết ra các loại enzym vào môi trường ủ.
      -Cho thêm đủ enzym để đảm bảo thủy phân nhanh và triệt để.
      -Tạo nhiệt độ phù hợp với các enzym và phù hợp với VSV.
      Chỉ cần nắm được các yếu tố trên là thành công cao.
      Chúc bạn thành công.

  111. Lúc mới ủ được 3-4 ngày, cá vẫn còn mùi hôi khó chịu. Ủ cá với men trico khoảng 7 ngày thì cho hỗn hợp đu đủ và thơm được băm nhuyễn và đun nóng vào phuy cá đang ủ đảo trộn đều. Sau đó đậy kín để tránh mùi hôi và nước mưa. Khoảng 1 tháng sau khi ủ, bạn mở ra kiểm tra và trộn đều. Lúc này cá đã phân hũy hết và không còn mùi hôi, chỉ có mùi mắm. Bạn ủ thêm 2 tháng nữa là có thể dùng bơm cho cây. Chúc thành công.

  112. Cảm ơn bạn lê đức hoàn cho mình hỏi là mình ủ cá mà ủ khô, 1 lớp cả l lớp men mà mình không cho nước vào giờ mở ra thấy cá chưa thủy phân mà mình nghĩ tại mình chưa cho nước vào nên men không hoạt động đúng không. Nếu giờ mình cho nước vào có kịp không. Xin cảm ơn

  113. Chào bạn @Hoan
    Bạn có phải ở Hà Lan không mình ở xã Bình Thuận rất vui đc làm quen và trao đổi với bạn.

  114. Chào chú Vịnh. Cho cháu hỏi là cháu đã ủ thành công 2 tạ cá, giờ có thể bón cho tiêu con mới trồng hơn 1 tháng không chú. Cháu có thể hòa cùng với men tricho hoặc phân vi sinh để bón không. Nếu được thì nên dùng tricho hay phân vi sinh tốt hơn? Rất mong được chú hướng dẫn. Cám ơn chú.

  115. Chào khanhnguyen. Bạn ủ như thế là đúng rồi. Bạn ủ khô và khoảng 1 tuần bạn đun đu đủ và thơm đổ vào thì lúc này mẻ cá đã đủ độ ẩm do cá phân hũy, Và nước bạn đổ thêm vào nên men tricho hoạt động tốt vì men tricho chỉ hoạt động tốt trong môi trường ẩm. Mình ủ 2 mẻ, 1 ủ khô và 1 ủ nước, mình thấy ủ khô hiệu quả hơn nhiều. Chúc bạn thành công.

    • Bạn ủ để thủy phân ra đạm amino hay ủ khô để phân hũy ra chất mùn hữu cơ vậy?

  116. Chào cộng đồng. theo tôi khỉ ủ thủy phân dùng EM là tốt nhất + với men protease, hay dứa, đu đủ thay men protease.
    Nếu ở vùng khó mua EM thì mới phải dùng tới chế phẩm khác, vì các chế phẩm khác không phải chuyên để thủy phân nên phải cho thật nhiều thì mới hiệu quả, như vậy đương nhiên tốn kém và hiệu quả không cao. Chẳng hạn Trichodema chủ yếu là nấm hiếu khí mà ủ thủy phân cơ bản là vi khuẩn kỵ khí.
    Theo tôi nếu không có EM có thể làm như sau (ở đây tôi chỉ nói để thay cho EM. Cách làm đã có bài viết ở trên): ủ cho 100kg cá, dùng 1 trong các chế phẩm khác (trichodema, Biogel. v.v…)
    Cho 1 – 1,5 kg chế phẩm vào + 80 lít nước sach + 3kg rỷ đường + 30 gam muối không có iot + thêm ít nước vo gạo.
    Đổ tất cả vào thùng khuấy đều bịt lại để khoảng 4-6 ngày tùy theo mức độ lên men. Khi thấy men sôi lên mạnh ta đổ vào phuy cá, ủ như bài viết ở trên, “làm vậy là nhân sinh khối để VSV kỵ khí sinh sôi và hoạt động mạnh vì hầu như các loại chế phâm ít nhiều điều có vi khuẩn kỵ khí”.
    Như vậy thành công sẽ cao hơn đổ trực tiếp ché phẩm vào phuy cá.
    Chúc tất cả cộng đồng thành công.

    • Xin trao đổi với bạn mấy ý:
      – chế phẩm EM là chất gì?
      – tại sao chỉ dùng 1 trong các chế phẩm bạn nói mà không dùng nhiều hơn 1?
      – đợi 4-6 ngày cho lên men sinh khối thì cá bị ươn thối hết rồi, còn ủ được nữa không?
      – căn cứ vào đâu để cho rằng làm vậy thành công hơn đổ trực tiếp chế phẩm vào cá?
      Với bà con nông dân, cách làm nào thuận tiện, dễ làm là tốt, còn phải tìm kiếm chất này chất khác, chờ đợi, nhiêu khê… có nên chăng?

  117. Tôi thường hòa 10l phân đậu nành + 4l phân cá + 1l biogel + 2kg tricho… vào bồn 1000l tưới cho 300 hốc tiêu kinh doanh. Tiêu nhà tôi lúc nào cũng xanh mướt.

    • Vấn đề là sau bao nhiêu ngày mình tưới lặp lại?
      Coi chừng cây thừa đạm, yếu ớt, dễ bị nấm bệnh tấn công.
      Cần tăng cường, chú trọng bón cân đối các chất dinh dưỡng hơn nữa !

    • Anh hàng xóm làm nhiều rồi. Trước tiêu nhà anh ấy bị điên, làm theo phương pháp trên năm nay tiêu mỡ lá đẹp lắm.

  118. Chào anh Mguyễn Vịnh, anh cho em hỏi. Cách đây mấy hôm em có ủ một mẻ cá, vì lần đầu nên chưa có kinh nghiệm em ủ khô một lớp cá một lớp tricho. Em mua một lít EM gốc mỗi lớp đổ một ít, có cho một ít phân bò và đậy lại nhưng mùi không chịu nổi. Sau đó em có nhân sinh khối một lít EM gốc khi đổ vào thì đỡ mùi hơn, em chưa dám cho dứa và đu đủ. Liệu mẻ cá có bị hư không? Anh giúp em với, cám ơn anh nhiều

    • Không rõ bạn ủ phân cá theo cách hướng dẫn nào? ở đâu tư vấn như vậy? Mình có hỏi bác Vịnh thì bác bảo cứ đưa lên cho cộng đồng góp ý, còn kiểu đó bác thì… bó tay.

    • Mọi người thủy phân cá mà bạn lại ủ khô như ủ phân bò. Làm như bạn sao có kết quả thành công được. 1tạ cá, 1lít EM gốc của bạn, 5 hay 10 kg rỉ đường, 100lít nước. Hòa tất cả vào phi 200lít. Kiểm tra những ngày tiếp theo khuấy đảo để cá ướt đều. Khi nào cá tan thành nước là ok. Chúc bạn thành công.

  119. Xin chào bác Vịnh. Cho cháu hỏi, khi ủ phân cá cần sử dụng men protease (phân giải protein), khi nguồn men này vừa khó mua, mà giá thành cao, khi đó ta có thể thay thế bằng đu đủ chín như mọi người chia sẻ ở trên, cháu có thể sử dụng nhựa đu đủ xanh (quả xanh luôn) trực tiếp được không, cháu được biết trong một bài viết enzim papain (men protease) lấy được từ nhựa quả xanh và thân cây này.

    • Mủ đu đủ, gọi là papain, dùng trong công nghiệp chế biến đồ hộp, giúp làm cho thực phẩm mau mềm mà không nát còn men protease để chuyển hóa đạm khó tiêu sang dễ tiêu nên khác nhau. Các cụ nhà mình hay lấy đu đủ xanh để hầm xương là vậy, hình như đã có thảo luận trên diễn đàn rồi.
      Khi ủ phân cá có thể dùng rất nhiều nguồn men protease khác nhau, đơn giản nhất là lấy quả đu đủ chín, quá dứa chín (nục, nghe mùi rượu càng tốt) vì rẻ tiền, dễ tìm kiếm. Bỏ 1 xẻng phân bò cũng được, nhưng phải là phân mới thải, chưa nhiễm tạp khuẩn ngoài môi trường tự nhiên, còn nóng thì càng tốt. Lấy phân bò vớ vẩn thì cả làng bỏ chạy là phải rồi.

  120. Cháu chào mọi người trên diễn đàn. Ở nơi cháu ở có bác cũng ủ phân cá như sau ạ. 100k cá tươi ủ vào phi nhựa 200 lít, cứ bỏ 1 lớp cá xong lại rải 1 lớp tricodemar, sau đó hòa 1 kg biogel với 40 lít nước, sau đó đậy kín . Mong mọi người tư vấn liệu phương pháp ủ như vậy có hiệu quả không. Và liệu bón phân cá này có thể thay thế phân chuồng ủ hoai không ạ.

    • Cá tươi ủ thủy phân để tạo ra phân amino, nên còn gọi là đạm cá, có giá trị hơn phân chuồng ủ hoai hàng chục lần. Bạn hỏi có thể thay thế phân chuồng ủ hoai không cũng có nghĩa là bạn chưa hiểu gì về các loại phân bón cả.
      Điều cơ bản chưa biết thì làm sao để trao đổi cách ủ phân cá với bạn đây ?
      Hy vọng bạn dành thời gian để lên giatieu.com đọc nhiều hơn nữa !

    • Đồng ý với bạn ! Ủ đúng phương pháp thì cá sẽ thủy phân ra amino acid giàu chất dinh dưỡng. Ủ không đúng phương pháp có khi còn thua phân chuồng mà còn mang đủ thứ vi sinh độc hại ra đổ gốc cây gây bệnh tùm lum cho tiêu nữa…

    • Chào bạn. Phân cá chủ yếu lượng đạm cao. Có thể thay thế đạm hóa học, không thay thế hoàn toàn phân chuồng được, vì phân chuồng còn có độ mùn cao làm tơi xốp cho đất.

  121. Chào cộng đồng giá tiêu !
    Xin cộng đồng tư vấn lại giúp, liều lượng đổ gốc phân bánh dầu. Bên trên thì thấy chú Vịnh bảo hòa 1 lít bánh dầu trong khoảng từ 30l-50l nước. Còn anh Minh Vịnh thì bảo dùng liều lượng như phân cá. Tức là hòa 1l với khoảng 200l-300l nước tưới mổi gốc đổ 10 lít. Không biết hòa theo liều lượng nào đây ?
    Mong cộng đồng tư vấn kỹ lại giúp !
    Cảm ơn cộng đồng nhiều.

    • Chào Bạn Tiêu Rớt.
      Bánh dầu hay phân cá còn tùy vào số lượng bạn ủ, sau đó mới tính cách pha để đổ gốc hoặc phun lên lá. Theo kinh nghiệm của tôi chia sẻ với bạn như sau;
      1/Phân cá tôi ủ 1 phuy 200l là 100kg nguyên liệu. Sau khi thủy phân xong xử dụng 3>4 lít/200 lít nước tưới gốc. Phun lá 1lit/phuy 200 lít nước cộng thêm vi lượng.
      2/Bánh dầu phuy 200 lít ủ 50 kg nguyên liệu. Liều dùng như phân cá.
      Chúc bạn thành công.

    • Trời ạ ! Bạn đọc nhiều, đọc khá kỹ mà sao máy móc vậy? mà câu hỏi của bạn cũng không rõ ràng (30-50 lít đổ cho bao nhiêu cây?). Mùa mưa thì hòa ít nước lại, còn mùa nắng phải nhiều nước để cho đủ ẩm cây mới hấp thụ được chứ.

      Nếu bạn đã kỹ vậy thì mình nói thêm: tưới bao nhiêu gốc tiêu cho 1 lít đạm bánh dầu còn tùy chất lượng ủ và lượng nước (nhiều, ít, đặc, lỏng…) cho vào để ủ nữa! Ủ kỹ, đạt chất lượng, nghe mùi thơm thì tưới 1 lít/50-70 gốc là ít. Ủ không kỹ, nghe còn nặng mùi thì tưới 1 lít/20-30 gốc cũng là nhiều… Cho nên chất lượng ủ thủ công sẽ không tính như ủ công nghiệp được.

      Tuy nhiên mức bình quân khuyến cáo là 1 lít đạm bánh dầu đổ cho khoảng 50 gốc/lần, mỗi năm đổ 4-5 lần là vừa. Đổ nhiều sẽ thừa đạm, cây dễ thu hút sâu bệnh tấn công.

    • Cảm ơn cộng đồng nhiều.
      Tại mới lần đầu ủ phân bánh dầu mà mùi còn nặng nên chưa biết dùng liều lượng thế nào. Sợ đổ mà tiêu đổ bệnh thì khổ. Nhờ chia sẻ của động đồng mà tôi mới yên tâm sử dụng, tại mới làm tiêu nên còn nhiều điều băn khoăn. Một lần nửa cảm ơn cộng đồng nhiều! Chúc bà con nhiều sức khỏe vụ mùa bội thu.

    • Cần phân biệt nặng mùi với bị thối là khác nhau.
      Lỡ bị thối thì bỏ đi, đừng tiếc, lợi bất cập hại.

    • Chào bạn, xem bảng thành phần dinh dưỡng tôi thấy 1kg bánh dầu khô lương đạm 40-48%,
      1kg cá tươi lượng đạm 13-18%. Tức là bánh dầu khô đạm cao hơn 2,5 – 3 lần cá tươi. Khi thủy phân thành phẩm hơn kém bao nhiêu tôi cũng không nắm chắc.
      Bón bao nhiêu thì theo tôi tùy theo mức đậm đặc của phân. Nếu so với phân cá theo tôi liều lượng phân bánh dầu có hàm lượng đạm cao thể giảm theo tỷ lệ đạm để tránh cây thừa đạm.

  122. 0,5 kg EM sao trộn với 100 kg cá được vậy ta, có đổ thêm nước khg vậy.
    Xin hướng dẫn cụ thể giùm.

    • Kiến thức về kỹ thuật mà sao các bạn đọc lơ mơ vậy? Ủ đạm cá, đạm bánh dầu là ủ trong MÔI TRƯỜNG THỦY PHÂN, không phải ủ khô như ủ phân chuồng, ủ vỏ cà phê… !
      Cố gắng tự đọc các thảo luận trên trang này để nâng cao hiểu biết của mình nhiều hơn.

    • Cá và bánh dầu chứa nhiều protein. Nhiệm vui ủ phân cá hoặc bánh dầu là thủy phân protein trong cá hoặc bánh dầu thành acid amin và pepstit để cây hấp thụ. Vì vậy phải dùng các chủng vsv phân giải đạm đẻ ủ, EM chỉ làm giảm mùi hôi thôi. Hiện nay người ta dùng enzim để phân hủy rất nhanh không hôi hàm lượng aicd amin cao mà thời gian ủ rất ngắn khoảng 30-40 ngày là dùng được.

    • Có vẻ bạn chưa phân biệt được vsv, EM, enzim… là gì nhỉ ?

  123. Tôi ở Chư Sê, có nguồn cá hồ rất rẻ. Ai có nhu cầu mua cá ủ làm phân để tưới cho hồ tiêu, cà phê thì liên hệ với tôi. Tôi sẽ phục vụ tận nơi.
    Liên hệ: 01629169013

  124. Xin chào các anh chị. Qua diễn đàn em có học và tham khảo khoảng hai tháng trước em có ủ phân bánh dầu và phân cá. Được hai tháng rồi, nay bánh dầu có mùi chua, nước mầu sữa. Còn phân cá thì có mùi mắm tôm, rất đặc và có mùi hơi nặng một chút. Vậy xin hỏi các anh chị cho ý kiến vậy đã được chưa? khi nào thì có thể sử dụng được, em ủ như vậy đã đúng chưa. Em xin cảm ơn nhiều.

    • Bánh dầu có mùi chua nhẹ là lên men tốt.
      Còn phân cá có mùi hôi, nặng mùi, là do chất lượng men và các EM dùng để ủ. Cũng không loại trừ dụng cụ ủ không được vệ sinh sạch sẽ, một số cá bị ương, nên sẽ lên men thối, chất lượng phân ủ sẽ thấp. Ủ cho tới khi phân rã hết xác cá, khoảng 6-7 tuần là sử dụng được.

    • Nếu đặc, lấy nước sạch cho thêm biogel hòa loãng rồi đổ vào và đảo đều.
      Sau khoảng 2 tuần là có thể đổ gốc hoặc phun lá cho tiêu.
      Bạn nhẫm tính 1 kg cá cho ra 1 lít dung dịch đạm cá là vừa.

  125. Xin chào chủ Vinh và bà con. Lần đầu tiên em làm phân cá nên chưa có kinh nghiệm, xin bà con góp ý dùm mấy vấn đề sau. Thứ nhất, em làm 50kg cá cho vào phi nhựa và 100l nước đến nay đã hơn 40 ngày rồi. Em nghe có mùi mắm hơi nặng và em pha một ít để bón những cây vàng lá thì nghe mùi của nó rất là tanh. Không biết như vậy là em đã ủ thành công hay chưa? Thứ hai là với lượng cá và nước như trên thì có phải đã quá lỏng hay không? (vì em mua cá và men proti người ta bày như vậy) và với lượng nước như vậy thì em nên pha như thế nào để tưới cho tiêu kinh doanh và tiêu con cho phù hợp. Xin cám ơn chú Vịnh và bà con. Chúc chú Vịnh và bà con luôn mạnh khỏe để cho diễn đàn luôn được vững mạnh.!

  126. Thân chào chú Vịnh và bà con. Em là Cường ở Đak Nông. Em muốn làm phân cá để bón cho cây cà phê sau khi thu hoạch xong. Hiện tại cà phê bên em đang bị bệnh vàng lá, quăn lá, đốm lá… cây kg phát triển cành nên xơ xác quá. Vậy em mong diễn đàn tư vấn giúp em xem loại phân này có thể thay phân vi sinh mà các công ty đang bán trên thị trường dược không ạ. Vì diễn đàn cây tiêu mà lại xin tu vấn cà phê, mong cả nhà thông cảm cho em

    • Sao bạn không nghĩ đến việc chữa bệnh cho những cây cà phê đang mắc phải trước đã rồi hãy nghĩ đến việc phải dùng phân gì để thay thế sau ?!

  127. Mình cũng đang ủ 1 mẻ cá tầm 20 ngày rồi. Cá đã phân hủy hết thành nước,nhưng vẫn chưa dám tưới cho cây tiêu. Định để 1 thời gian nữa mới tưới. Minh ngâm cá với EM và men proteas. Mình cho thùng cá vào đống ủ phân bò, vì đống ủ lúc nào cũng nóng nên chỉ vài ngày là phân hủy hết mà mùi rất dễ chịu.

    • Có thể bón phân này xen kẽ giữa những lần sử dụng phân hóa học hay bón chung với phân sinh học theo định kỳ quanh năm cho tiêu. Rêng trong giai đoạn làm bông thì không bón.

  128. Chào mọi người cho tôi hỏi một mẻ cá ủ đạt thì cần nhận biết thế nào là đạt ạ.
    Cám ơn mọi người nhiều.

    • Ủ phân cá đạt yêu cầu thì cá phải phân hũy hết, màu nước trong, có mùi thơm nhẹ của amino acid như “nước nắm hảo hạng”… Tuyệt đối không có mùi “khó ngửi” do tạp khuẩn gây ra.

  129. Xin chào cộng đồng. Tôi có một vấn đề cần trợ giúp. Tôi ủ thùng 40kg vào thùng nhựa 80l, phân cá được 35 ngày rồi, tôi ủ cùng với nấm EM. 7 ngày sau tôi cũng cho đu đủ chín đã xay và đun với nhiệt độ khoảng 50oC vào. Hôm nay tôi mở ra đảo lên thì thấy còn một số da cá chưa phân huỷ hết. Mùi mắm của thùng phân vẫn hơi nặng. Điều đặc biệt là tôi có thấy một số con ròi đang ngoe ngẩy trong đó, tôi cũng đã che đậy rất cẩn thận. Tôi không hiểu vì lý do gì, xin hỏi cộng đồng là tôi ủ thùng phân như vậy có đạt không, nếu không đạt liệu có biện pháp gì khắc phục không ạ. Tôi xin cảm ơn cộng đồng.

  130. Chào chú Vịnh và cộng đồng cho con hỏi. Tiêu bây giờ là tháng 12, con tưới nước 2-3 ngày một lần. Mà con để ý một lần tưới xong là tiêu rụng một ít trái. Cho con hỏi vậy có sao ko?

    • Tưới nước chắc chắn không là nguyên nhân làm tiêu rụng chuỗi mà vì lý do nào khác, cần xem xét. Trước mắt có thể phun phân bón lá loại nhiều thành phần dinh dưỡng như sinh học biosol để xem có giảm rụng không? Nếu loại trừ sâu bệnh hay thời tiết chuyển mùa, bạn kiểm tra lại xem đã cung cấp cân đối các chất dinh dưỡng đảm bảo đủ sức cho tiêu nuôi trái chưa?

  131. Việc ủ phân cá để bón cho tiêu hiện nay đang phổ biến. Tuy nhiên để phân cá đạt chất lượng, có hàm lượng đạm cao thì phương pháp ủ phân là điều quan trọng. Nhưng sử dụng nguồn Enzyme Protease để thủy phân cá thành các axit amin, giúp cho quá trình ủ cá được nhanh và triệt để hơn lại mang tính quyết định.
    Bà con nên cân nhắc, thận trọng, chỉ mua men ủ ở những địa chỉ tin cậy, của các thương hiệu đã quen dùng hay qua những người thân quen giới thiệu… Với những nguồn hàng mới, thương hiệu mới, biện pháp tốt nhất vẫn là dùng thử nghiệm với số lượng ít, nếu không đạt vẫn chưa gây hậu quả nghiêm trọng hay thiệt hại gì đáng kể cho bà con.

    • Cháu thấy trên nhiều trang mạng hay trên facebook, quảng cáo, giới thiệu sđt bán men ủ phân cá nhiều lắm !

  132. Cho cháu hỏi bây giờ tiêu nhà cháu bị vàng là cháu nghĩ là cháy rễ tơ nên giờ cháu đổ phân cá tự ủ được không ạ.

    • Nếu tiêu chưa suy thì phân cá cũng không giúp rễ tái sinh tốt bằng lân, kali hay phân tổng hợp. Nếu tiêu đã suy thì phân bón lá tổng hợp mới là lựa chọn đầu tiên.
      Tìm hiểu thêm tiêu bị vàng lá còn vì lý do nào khác chăng?

  133. Em cảm ơn. Nếu giờ em xịt phân bón lá kết hợp với phân cá có được không, nó có ra lá non không?

  134. Chào mọi người. Cháu ủ 70kg cá nước ngọt như thế này được không ạ. Cháu rửa sạch cá cho vào 1 phi nhựa đã rửa sạch phơi khô. Sau đó hòa 1 hộp biogel với nước sạch và đổ vào phi . Mực nước sấp sỉ cá. 3 ngày sau cháu khuấy đều rồi lại đậy kín. 7 ngày sau cháu cho thêm 1 quả đu đủ và 1 quả thơm đã nấu để nguội khoảng 50 độ cho vào phi rồi quên đi trong 60 ngày. Cháu làm thế đã được chưa ạ. Cháu mong được sự góp ý của mọi người. Cháu xin cảm ơn

    • Chào thằng “cháu lỳ lợm”
      Cháu có 2 sai sót nghiêm trọng:
      1. Sau khi cho cá vào thùng ủ, cháu đã cho EM phân hũy hữu cơ vào chưa?
      Thông thường, các vi sinh vật có lợi (EM: Effective Microganism) rất nhiều chủng, loại, tùy theo nhà sản xuất lựa chọn để làm sản phẩm đặc hiệu riêng của mình, nên chỉ công bố chung là EM, cháu đã cho vào cá ủ chưa? Trong Biogel có nhiều EM, nhưng chủ yếu là vsv quang hợp, cố định đạm, phân giải lân… để nâng cao hiệu quả phân bón sinh học này. Biogel chỉ là thức ăn để nuôi các vsv mà không làm thay nhiệm vụ phân hũy hữu cơ, đó là việc chính của tricho dòng phân hũy chứ không phải các dòng khác như đối kháng, ăn thịt…
      2. Sử dụng men protease trong quả đu đủ và dứa chín nục cũng rất tốt, nhưng nấu chín lên thì còn vsv nào sống để làm việc phân giải nữa? Chỉ hâm nóng lên khoảng 50 độ, hay phơi nắng vài giờ như phơi yaourt, là “kích” cho vsv “hoạt” động mạnh chứ không phải nấu rồi để nguội.
      Có lẽ cháu đã hiểu sai sót của mình rồi. Bác không nghĩ cháu “chậm” vậy.
      Thất bại là mẹ thành công nhé ! Cố lên !
      Thân

    • Vậy là khi cho cá vào phi cứ 1 lớp cá cháu cho 1 lớp tricho có EM sau đó hòa 1 hộp biogel với 30 lít nước đổ vào hả bác?
      Cháu cảm ơn bác

    • Bạn đổ nước vừa ngập xấp xỉ với cá. Khi cho dứa, đu đủ chín vào có thể thêm nhiều nước hơn.
      Có nhiều bạn lúc đầu cho ít nước để tricho dễ phân hũy, khi đảo trộn men protease mới cho thêm nhiều nước, được nhận định là ủ thành công hơn.

  135. Mọi người cho con hỏi 1 lít phân cá pha 300 lít nước tưới cho 25 cây tiêu kinh doanh, có thể thay bằng 4 lít phân cá pha vào phuy 220 lít nước dùng bét xít gốc xịt 100 gốc tiêu kinh doanh rồi tưới lại, cho con hỏi như thế có đúng không?

    • -Theo dự tính thì định lượng bằng nhau, chỉ là pha (tưới) nhiều hay ít nước thôi.
      Tuy nhiên, còn tùy chất lượng ủ và nguồn cá nguyên liệu nữa, nên chỉ là tương đối do mình ko xác định (đo) được độ đạm.

    • – 1 lít phân cá pha … tưới cho 25 cây tiêu kinh doanh, …
      – 4 lít phân cá pha … xịt 100 gốc tiêu kinh doanh rồi tưới lại… thì khác gì nhau?
      hì,… tự tin lên chứ !

    • hi, em cám ơn anh Trung Anh với chị Thanh Hà. Tại đây là lần đầu em xịt phân cá nên không tự tin lắm, mà em u được 5 tháng mà khi tưới nó cũng còn hôi quá, cũng có mùi khai. Anh chị có cách nào giúp em cho nó không hôi nữa không. Em sợ người ta mắng vốn…

    • Hôi là do sự lên men thối ! Vậy thì đạm đâu ra mà xịt cho tiêu?
      Không sợ xịt nấm bệnh lên trên cây à !

    • Trước khi tưới cho thêm EM loại khử mùi vào 1 – vài ngày cũng giảm hôi…

  136. Ý của Ngok nói là mình ủ như vậy là chưa đạt hả ? nếu được xin Ngok chỉ cho mình công thức ủ với có thể cho mình biết tên sản phẩm mà Ngok ủ phân được không. Xin cám ơn nhiều.

    • Bạn Ngok nói đúng ! Ủ bị lên men thối không phải là do công thức hay phương pháp mà do quá trình ủ không sạch sẽ, vệ sinh, để ruồi nhặn vào chích hút hoặc bụi bặm lọt vào làm lây nhiễm các loại tạp khuẩn… Nói chung có nhiều yếu tố, kể cả men ủ, nguyên liệu, dụng cụ… nhưng đầu tiên là khâu vệ sinh không bảo đảm.

  137. Mọi người cho con hỏi nếu phân cá ủ bị lên men thối như vậy có xịt cho tiêu được không. Không lẽ bỏ đi thì thấy uổng quá, xin mọi người giúp con với. Phân cá ủ đã được 5 tháng.

    • Bạn có thể xịt cho tiêu, nhưng vừa xịt vừa cầu nguyện không có nấm bệnh, vi khuẩn có hại nào khác lẫn lộn trong đó để khỏi gây bệnh cho tiêu nhé. Cầu mong được như vậy !

    • Trời ạ ! Tiếc chi nữa, “lợi bất cập hại” !
      Đợi cho tiêu rủ nhau lên đường rồi tiếc luôn một thể.

  138. Năm mới, kính chúc giatieu.com và bà con trông tiêu sức khỏe.
    Ba tháng trước tôi có hỏi các bác về mẻ phân cá. Mới lần đầu ủ phân còn bỡ ngỡ, mùi phân cá nặng mùi. Các anh đã cho ý kiến, đến nay mẻ phân thơm mùi mắm tôm không còn hôi nữa. Xin cảm ơn giatieu, và các anh đã cho ý kiến.
    Đúng là một diễn đàn để bà con nông dân học hỏi và giao lưu. Xin cảm ơn nhiều

  139. Chú ơi, cho cháu hỏi. Cháu đi chợ thấy bán cá nhiều lắm, cá nuôi đánh bắt ở hồ thủy điện. Bà bán cá bảo mua về làm phân bón cho tiêu, người ta mua nhiều lắm. Cháu cũng muốn mua, nhưng vì thấy cá đã chết nên băn khoăn nên muốn hỏi chú. Mua làm phân cá được chứ chú nhỉ !?
    Mong chú tư vấn giúp, cháu cảm ơn.

    • Cá chết thì không vấn đề gì nhưng tuyệt đối không dùng cá ươn vì đã lên men thối.
      Cá hồ thủy điện tương đối sạch, chỉ có những con nào bụng phình to do ăn no phải nặn chất thãi ra bớt. Rửa cá sạch sẽ, để ráo nước mới cho vào vại sành, phuy nhựa để ủ theo quy trình đã thảo luận trên trang này. Chúc thành công !

  140. Chào chú Nguyễn Vịnh và bà con, cháu có vấn đề xin được hỏi. Cháu có ủ 1 thùng phân cá (40kg cá cho vô thùng nhựa 80l) khoảng gần 3 tháng nay, cháu cũng làm đúng quy trình là mua cá về rửa sạch, để ráo rồi đặt cá vô thùng. Cứ 1 lớp cá cháu rải 1 lớp men EM chuyên để ủ phân cá và bánh dầu. Khi xong cháu đổ ngập nước, 7 ngày sau cháu cho 3 trái đu đủ chín xay nhuyễn cho lên bếp đun tầm 45-50oC vào thùng ủ và khuấy đều, xong cháu đậy nắp kín, cứ 10 ngày cháu lại đảo khuấy 1lần và chế thêm nước ấm khi thấy hơi khô, cho tới nay xương và da cá đã rục hết, nhưng có 1 điều là thùng ủ có mùi mắm tôm rất nặng. Cho cháu hỏi liệu cháu ủ vậy có đạt không, và xử lý mùi mắm nặng đó bằng cách nào. Cháu rất mong chú và mọi người phản hồi giúp. Cháu xin cảm ơn nhiều.

    • Chào cháu @bảo minh.
      Cháu có thể xem xét từ các nguyên nhân sau:
      -Nguyên liệu ủ không đảm bảo chất lượng, do cháu không loại bỏ cá bị ươn chẳng hạn…
      -Chất lượng men EM ủ không đạt yêu cầu.
      -Quy trình ủ không đảm bảo vệ sinh, để côn trùng, bụi bặm, tạp khuẩn lẫn vào.
      Khi đã phát sinh mùi hôi là giá trị dinh dưỡng hầu như không còn, thậm chí có thể sinh bệnh cho cây trồng nữa.
      Dùng men khử mùi sẽ giảm bớt hôi nhưng không thể thay đổi được chất lượng phân ủ.
      Thân

  141. Em chào tất cả các thành viên cộng đồng giatieu.com !
    Em là nông dân trồng hoa ở Đà Lạt. Trước giờ em toàn dùng loại phân cá người ta ủ nguyên con, không biết ngta ủ với gì mà cá còn nguyên con trong bao và mùi rất hôi thối. Trải ra ruộng nếu làm ko cẩn thận thì cây con trồng xuống rất dễ bị chết (em nghĩ chết do bị xót vì cá mặn). Cứ mỗi lần em trải phân cá này xong, phải mấy hôm sau tay của em mới hết mùi. Nay em mới được biết tới phương pháp ủ phân cá theo kiểu này. Cho em hỏi là phân cá ủ như vậy thì mình có thể pha chung với thuốc BVTV để bơm ko ạ? (hiện em đang trồng hoa cúc trong nhà kính) Rất mong nhận được phản hồi của cộng đồng. Em xin cảm ơn ạ.

    • Trước đây nhà vườn hay sử dụng xác mắm hay cá tự hũy để làm phân bón nhờ vào các vsv có sẵn trong đất. Chỉ khi nhận thức về giới vsv được nâng cao, mới thấy rõ cách làm này không khoa học, giá trị thu được rất thấp, rất lãng phí, nhất là môi trường sống tự nhiên ngày càng bị thoái hóa do phân thuốc hóa học giết chết hầu hết các vsv có sẵn. Tuy nhiên, do nhiều người chưa hiểu, trong đó có cả bạn nên vẫn còn dùng phân cá theo cách cũ.
      Hiện nay ủ phân cá đúng cách sẽ làm giá trị phân cá tăng lên hàng chục lần. Hạn chế tối đa việc pha trộn thuốc BVTV vì sẽ gây hại cho vsv hữu ích (EM) có trong phân đã ủ.

  142. Chào anh Vịnh.
    Qua cách hướng dẫn của anh tôi thấy rất khả quan và hữu ích cho bà con tuy nhiên tôi cò thắc mắc một số vấn đề như sau mong anh tư vấn và giải thích giúp.
    – Khi cho 0,5 lít EM vào 100kg cá thì EM có pha loãng với nước hay không, vì khi tôi bỏ nguyên chất vào EM không đủ thấm vào cá.
    – Nguyên liệu tôi làm là phế phẩm từ nhà máy sản suất cá Basa rất sạch và tươi tuy nhiên chỉ có phần đuôi, vây, xương giữa, thịt bám trên xương giữa và lường bụng chứa nhiều mỡ (EM có phân hủy được mỡ cá Basa khống?). Tất cả tôi xay nhỏ ra và đem làm nhưng không thành công.
    Rất mong sự phản hồi và tư vấn của anh.

    • -Phần nguyên liệu không vấn đề gì, xay nhỏ hay không xay cũng không quan trọng. Miễn là phải sạch sẽ, không bị nhiễm tạp khuẩn.
      -Dụng cụ ủ phải được súc rửa sạch sẽ, đậy kín, không để ruồi nhặng, bụi bặm có thể lọt vào.
      -Không rõ đã dùng EM và men proteas loại nào, có đảm bảo chất lượng ko? Quy trình ủ như đảo trộn, pha men, thời gian cho men vào, giữ nhiệt, … có hợp lý không?
      Nói chung việc ủ phân cá cũng khá đơn giản nhưng để thành công cũng có nhiều vấn đề cần phải nắm bắt được.

  143. Cháu chào chú Nguyễn Vịnh và bà con. Cháu có một vấn đề xin được hỏi cháu có ủ một thùng phân cá được khoảng 3 tuần, và có mùi mắm tép. Vậy làm sao để biết được phân cá mình ủ là thành công và khi nào thì có thể mang đi sử dụng ạ? Và khi ủ thành công thì phân cá còn có mùi mắm tép không ạ? Cháu rất mong chú và mọi người phản hồi giúp. Cháu xin chân thành cảm ơn!

    • Ủ phân cá, không nghe mùi cá mà nghe mùi mắm tép ?!
      Chỉ khi nào nghe như mùi nước mắm hảo hạng thì ủ thành công !
      Khi xác cá phân hũy hết, chỉ còn một ít bả không đáng kể là đưa ra sử dụng được.

  144. Xin chào các bác. Các bác cho em hỏi bây giờ mình sử dụng phân bón như thế nào để mình thay thế phân bón hóa học hả các bác. Mong các bác giúp dùm em. Em xin cám ơn.

    • Muốn thay thế hoàn toàn phân hóa học thì tăng lượng phân ủ hoai lên và sử dụng thêm các loại phân sinh học, vi sinh vật, amino, humic và các trung vi lượng cần thiết hay các loại phân bón đa thành phần thế hệ mới như biosol+biogel…

  145. Tôi rất kinh sợ khi nghe, đọc phản hồi của 1 số bạn ủ phân cá không thanh công. Vì khiếp nên tôi nấn ná mãi, mặc dù ngyên liệu chính không thiếu. Vừa rồi học hỏi bạn bè ; tôi làm thử 1 phuy – Quá dễ ! Thành công ngoài sự mong đợi.

  146. Cháu chào các bác ạ. Cháu có 1 vấn đề xin được phép hỏi: cháu cho cám gạo vào phân cá thì thấy nó phân hủy nhanh và mùi thơm hơn khi k cho cám gạo. Vậy cám gạo ở đây có vai trò gì trong quá trình phân hủy ạ? Ai biết thì giúp cháu với ạ. Cháu xin cảm ơn!

  147. Chào bác Ba, có thể chia sẽ cách ủ thành công của bác như thế nào cho cháu học hỏi với ạ. Cảm ơn bác.

  148. Chào cháu !
    Bác cũng học của người ngang tuổi cháu, bác có cải biên 1 chút :
    Cá không cần kén lắm, ươn cũng không sao ; 100 kg cho vào phuy 200 lít, loại phuy có gioăng và cùm, dùng 0,5 lít EM pha 10lít nước + 5 lít rỉ đường đổ vào phuy đậy kín, cùm chắc. Phuy này phải để nơi có nắng. Nếu không có rỉ đường thì dung đường phên thay thế.
    Nhân sinh khối – Tôi dùng 1 lít EM + 3 quả mít chín (khoảng 25 kg). Bổ như dưa hấu, cắt bỏ loãi, bỏ vỏ, bỏ hạt, cho vào thùng 30 lít + 10 lít nước, đậy kín, mỗi ngày quấy vài lần. Bốn ngày sau đổ vào phuy cá.
    Đổ xong đậy nắp cùm chặt (nhưng phải nhớ đổ nước trên nắp phuy lút 2 nắp phụ, nới lỏng nắp nhỏ để khí ga thoát ra, nới vừa phải, chỉ bằng lỗ châm kim là được, phải làm ngay kẻo nổ phuy).
    Phải 2 tuần khí ga mới hết, tiếp tục nhân sinh khối đổ cho đầy, lúc nay phân đã thơm, đậy kín toàn bộ, thỉnh thoang kiểm tra và xả khí. Chúc cháu làm thành công !

  149. Bác Ba ơi, ban đầu bác hòa 10lit nước với EM, và 5 lít rỉ mật thì hỗn hợp này có ngập 100 ký cá không bác? Nếu cá không ngập thì sau 2, 3 ngày sẽ ươn, thối. Chỗ cháu ko tìm ra rỉ mật thì dùng 5ky đường cát được không ạ… ! Mình không dùng rỉ mật thì 0.5lit EM pha với 15 lít nước phải không bác Ba. Cháu bón ít nên không dùng nhân sinh khôi, vã lại nếu nhân sinh khối cho đầy phuy thì được cả 200 lít nước cá thương phẩm, trong khi nguyên liệu chỉ có 100 ký cá thì chất lượng phân cá sẽ kém hơn…

  150. Chào cháu !
    Như anh Vịnh đã khuyến cáo – Ủ yếm khí, nếu để hở dòi bọ nhung nhúc, mùi nặng, không thể thành phân.
    10 lít nước và 5 lít rỉ đường, 0,5 lít EM không thể ngập. Yên tâm – trong môi trương yếm khí nó không thối nhưng hơi nặng mùi.
    Nhân sinh khối – mục đích để tăng nhanh vi sinh hữu ích trong thời gian ngắn ở môi trường thuận lợi – khi bổ sung vào cá EM sẽ chiếm ưu thế.
    Bác ở gần nhà máy mía đường cứ ngỡ dễ mua rỉ đường ai dè ! Mít ở vườn chín quá nhiều, thay thế cho rỉ đường quá hay. Nếu không có rỉ đường cháu có thể thay thế = mít chín, chuối chín, hoặc lên rẫy xin vác mía về thuê ép lấy nước mía dùng càng hay.
    100kg cá – với phuy 200 lít – đó là công thức bác học được. Phân tốt – không phải riêng cá mà còn do sự tương tác giữa đất trồng, cây trồng với hệ vi sinh EM > Để đến với canh tác sinh học hữu cơ bác cháu ta còn phải học nhiều. Thân chào cháu !

  151. Cháu chân thành cảm ơn những lời chia sẽ thật chân thành của bác. Đọc xong phản hồi của bác cháu thât sự rất vui…, vừa vui vừa thấy cảm động Bác ạ, cộng đồng có được những người như bác Ba thật đáng quý biết bao…

  152. Cháu thấy có 2 ý kiến mong được cộng đồng trao đổi, tham khảo thêm.
    1.Ý kiến anh @Châu Phong (05/02/2016): tuyệt đối không dùng cá ươn vì đã lên men thối.
    2.Theo chú @Trịnh Văn Ba (09/04/2016): không cần kén lắm, ươn cũng không sao.
    Tóm lại, cháu nên nghe theo ai?

  153. Chào các bạn! Tôi cũng đã ủ được 2 mẻ đều thành công, ý kiến của chú Ba tôi thấy có lý vì tôi mua ruột cá vì vậy phải mất 1 tuần mới đủ một phi. Vì ruột cá họ bán 1 ngày vì vậy khi lấy về đã có mùi hôi rồi nhưng ủ vẫn thành công. Vì vậy tôi có ý như vậy mong cộng đồng cho ý kiến. Chúc các bạn ủ thành công.

    • Bạn có thể cho biết kết quả mình ủ như thế nào được bạn đánh giá là thành công không?
      Tôi thấy có người ủ nghe mùi thơm nhẹ, ngửi dễ chịu. Có người ủ nghe hôi thối không chịu nổi. Nhưng cũng có người ủ khá nặng mùi… Nói chung tôi có thể ngửi thấy nhiều mùi khác nhau, nhưng người nào cũng tự nhận là mình ủ thành công. Tôi chưa ủ nhưng cũng rất phân vân ở chỗ này, mong được trao đổi thêm để tham khảo rút kinh nghiệm.

    • Hình như đã có sự nhầm lẫn giữa ủ để phân hũy hữu cơ và ủ để phân giải đạm amino. Dùng quá dứa, quả đu đủ hay quả mít, quả xoài… về bản chất không khác gì nhau, chỉ là 1 cách bổ sung men proteas để phân giải đạm mà thôi các vị ạ.

  154. Chào bạn buivan! Ý kiến của ai lúc này ko quan trọng, bạn ủ thành công bạn nên tưới thử nghiệm cho vài trụ tiêu nếu ko có biểu hiện gì thì bạn mới dùng cho cả vườn. Còn ý mình cũng giống Châu Phong ko dùng cá ươn. Nói chung ủ cá làm phân cũng giống ủ cá làm nước mắm, phải đặt vệ sinh an toàn thực phâm lên hàng đầu.

  155. Xin lỗi tôi đang ở Mỹ. Tôi đã làm phân cá theo cách giatieu.com chỉ và đã thành công.
    Tôi muốn đóng góp thêm cách làm EM1 rất dễ và rất rẻ so với đi mua. Nếu bạn nào khá tiếng Anh thì seach chữ “how to make EM1” thì sẽ thấy có nhiều bài chỉ cách làm.

    Còn đây là cách làm EM1: Lấy nước vo gạo (loại gạo nào cũng đuợc) không đặc mà cũng không loãng, để trong hũ thủy tinh khoảng nữa lít, đậy nắp nhưng không vặn chặt chỉ để nắp lên hũ thoi, để trong bóng tối khoảng một tuần, đem ra sẽ thấy một lớp màng bên trên, gạt bỏ lớp màng đó. Cứ 1 phần nước vo gạo thì trộn 10 phần nước sữa tươi, xong bỏ vào hũ thủy tinh dậy hờ nắp lên hũ, cũng để trong bóng tối khoảng 1 tuần sau đó sẽ thấy lớp màng dày bên trên, hớt bỏ lớp màng đó cho gà hoặc chó ăn, xong đem dung dịch hỗn hợp đó trộn với mật đường, cứ 1 lít dung dịch thì cần một lít mật đường, đó là nước EM1, để khoảng đuợc một năm bên ngoài mà không cần để trong tủ lạnh. Khi mình ủ cá hoặc bánh dầu hoặc đậu nành cho nhiều EM1 một chút sẽ không có mùi hôi và phân hũy nhanh bởi EM1 chứa toàn vi khuẩn tốt nó sẽ ăn vi khuẩn xấu mà vi khuẩn xấu thì tạo ra mùi thúi.
    PS: không nên lấy thẳng nước từ trong máy ra dùng mà phải để qua 24 tiếng hoặc 48 tiếng để không còn chất khử trong nước.

  156. Chào các bạn. Ý của tôi ở trên là bạn cứ ủ, nếu sau 50 ngày mà vẫn còn mùi thối thì mẻ ủ có vấn đề, còn không thì mẻ ủ đã thành công tôi đã tưới cho cả tiêu kinh doanh và tiêu non chúng phát triển tốt không bị sao cả. Còn bạn phan thành liem có ý phải an toàn thực phẩm tôi hiểu nhưng ở đây ủ phân cá cho tiêu chứ không phải ủ mắm cho người ăn, còn bạn Trọng GL bạn chưa ủ sao biết thành công hay không, cứ ủ đi sẽ rút ra được kinh nghiệm vậy. Tôi có ý vậy mong cộng đồng cho ý kiến.

    • Chính xác ! Sau 50 ngày chất hữu cơ đã phân hũy hết nên không còn gì để hôi nữa.
      Các bạn an tâm sử dụng.

  157. Không sao ! Ra loại nào đều cũng bón cho cây được cả. Thậm chí xác mắm cá người ta còn dùng làm phân bón cho cây nữa là… Nhưng mùi càng nặng thì tỷ lệ đạm amino thu được càng thấp.

    Vấn đề là ở chỗ bà con cần xác định mục tiêu làm phân đạm cá hay phân hữu cơ từ cá? Qua theo dõi các phản hồi tôi thấy bà con không xác định được chỗ này thì không thể thảo luận đi tới đích được.

    • Tôi thấy vụ ủ phân cá này cũng giống như nhân sinh khối vi nấm đối kháng trichoderma. Nhiều nhà sản xuất tên tuổi có phòng Lab để nuôi cấy còn chưa dám tự hào, sản phẩm cho ra nhiều đợt bị kém chất lượng, bị bà con phàn nàn… Còn mình áp dụng công nghệ cuốc xẻng nên ai cũng thành công hết.
      Dù sao đó cũng là sự cố gắng hết sức của bà con rồi !

  158. Bác rất thích những câu hỏi : tại sao ? vì sao ?
    Hãy đọc để biết ;
    Hỏi để biết ;
    Học để biết ;
    Thử để biết ;
    Chú chưa dám nói lụi – khi chưa qua các công đoạn này ! Chúc mọi người : Vạn sự như ý !

  159. Chào buivan! Châu Phong nói đúng đó bạn. Bạn ko nêu rõ mục đích ủ cá làm đạm amino hay làm phân hữu cơ nên mình ko có ý kiến cụ thể. Làm phân hữu cơ như đầu ruột cá, cá ươn, xác động vật, rác thải nhà bếp… đều sử dùng đc. Nhà mình thì có ao giữ nước tưới tiêu nên mình có thả cá vừa để nhậu vừa để ủ nên mình ko phải đi nhập khẩu… cá ươn

  160. Chào bạn @Huong Hoang, thấy ý kiến của bạn về EM1 rất hay, xin hỏi bạn khi cho nước vo gạo vào sữa tươi thì dùng loại sữa có đường sẽ tốt hơn đúng không vậy? sau đó giảm tỷ lệ khi cho mật đường vào?

    • Để làm EM1 bạn nên dùng sữa tươi nguyên chất, không đường, chưa qua chế biến.
      Tốt nhất là sữa tươi mua trực tiếp từ các trang trại nhỏ hay mua tại chuồng của bà con nuôi bò sữa theo từng nông hộ.

  161. Vì lâu quá không về Việt Nam nên không biết bên đó có bán sữa thùng 1 gallon như bên Mỹ không. Bên này họ bán sữa tươi không có đường, mỗi thùng là 1 gallon. Có 3 loại, loại sữa có đầy đủ chất béo, loại lấy ra bớt 2% và 1 loại nữa lấy ra bớt nhiều chất béo hơn thành ra giống như nước vo gạo, khi làm EM1 nên chọn loại sữa đầy đủ chất béo. Hy vong thật nhiều người biết đến công thức này.
    Nếu như có trồng cây ăn trái và rau cải nên vô mạng đánh chữ “how to make bokashi” hay “how to make IMO, IMO1, IMO2, IMO3, IMO4” học hỏi thêm. Cách làm những công thức này rất dễ,…
    Nếu cần trao đổi thêm thì tôi rất sẵn sàng trả lời. Xin chào.
    Huơng Hawaii.

    • Chào bạn Hương Hoàng. ( Hương Hawaii )
      Bạn cho mình xin số đt để mình tiện hỏi cách làm EM với. Vì mình hỏi mua EM gần chõ mình không có bán. Cám ơn Hương Hawaii nhiều.

  162. Chú cho cháu hỏi. Sau khi ủ xong phân cá mình muốn sang từ phuy sang can. Rồi bảo quản dùng lần, thời gian bảo quản trong can được bao lâu vậy chú? Mình có thêm gì vào phân cá để bảo quản tốt không chú?

  163. Xin chào mọi người, cho cháu hỏi là men protease mình mua hay tự nhân ạ.
    Nếu tự nhân thì mình làm như thế nào? Xin mọi người giúp cháu.
    Cháu cảm ơn rất nhiều.

  164. Bạn Nguyễn Tuyết có thể mua men protease nhưng sao phải mua khi có thể tận dụng những thứ khác để làm men. Ở diễn đàn tôi thấy có nhiều người chỉ cách làm men phân hủy protein (đạm). Ngoài quả dứa và đu đủ xanh thì có thể dùng đọt non của cây dứa (thơm, khóm). Bạn dùng đọt dứa xay nhuyễn với nước sau đó kích hoạt men phân hủy protein bằng cách cho một ít cá đã ủ vào phần nước đọt dứa và đem phơi nắng hoặc đun trên bếp. Lưu ý nhiệt độ để kích hoạt men từ 37 đến 52 độ C, thời gian khoảng 15 đến 20 phút.

    • Tất cả các loại trái cây chín vàng như dứa, đu đủ, mít, bơ, xoài…, để nục cho lên mùi rượu rồi dùng làm men phân giải protein đều tốt cả (không phải là phân hũy). Đu đủ xanh có chất papain, loại enzyme này chỉ giúp chất ủ mau mềm hay giúp phân hũy cellulose hiệu quả hơn.
      Khi đun hỗn hợp trên (cá hay bánh dầu đã ủ + trái cây chín nục xay nhuyển hay băm nhỏ) cần lưu ý để lửa lớn sẽ làm chết vsv, chỉ nóng lên xấp xỉ 52 độ C là được. Tôi không đun mà chỉ phơi nắng buổi trưa như làm yaour.

  165. Chào công đồng – chào các bạn !
    Sau 1 thời gian ngâm ủ, rồi đến công đoạn mang ra sử dụng … Hồi hộp giống như đi thi. Qua 1 tuần – vườn tiêu quá đẹp. Hay thật : tạ cá – ủ ngâm thành 200 lít. Mỗi 1 lít pha với 10 lít nước tưới cho 10 trụ tiêu KD – Tuyệt !
    Riêng tôi ghét cái mùi đặc trưng của nó ! Làm sao khử được mùi này ?
    Các loại trái cây chín thay thế rất tốt cho men proteas. Vừa rồi tôi dùng mít chín – không cần xay – để y nguyên cả hạt lẫn xơ vậy mà vẫn tuyệt. Giá thành quá rẻ – hiệu quả quá cao – ngoài sự kỳ vọng. Tự làm để bớt lệ thuộc vào phân thị trường !

    • Chúc mừng anh Ba đã ủ thành công !
      Tôi xin trao đổi thêm vài điều.
      -Nếu không loại bỏ cá đã ương thối thì phải chấp nhận mùi này ! Muốn khử mùi, có thể dùng men ủ đệm lót chuồng trong chăn nuôi.
      -Xay là tạo điều kiện để thúc đẩy quá trình lên men nhanh hơn. Để nguyên cả trái không sao cả, nhưng thay vì ủ khoảng 1 tháng thì anh phải ủ lâu hơn.
      -Kết quả, 1 lít phân cá tôi tưới cho 100 trụ tiêu KD, khoảng 2 tháng tưới 1 lần và cắt hết mọi nguồn phân N. Anh tưới 1 lít 10 trụ, không sao cả. Khác nhau là do tỷ lệ độ đạm tuy chưa có điều kiện để đo. Xin nhắc anh, khi lá tiêu xanh bóng lên thì anh phải giảm vì thừa đạm dễ thu hút sâu bệnh tấn công.
      -Phân ủ thành công có mùi thơm dễ chịu của nước mắm có độ đạm cao (nên tôi thích ngửi !).

  166. Chào bác Trịnh Văn Ba! Cho tôi hỏi nếu dùng mít chín thì có cần kích hoạt men khong vậy bác?

    • Vấn đề không phải là cần mà là nên kích hoạt để ủ nhanh hơn !

  167. Chào cộng đồng, chào chú Ba đúng như chú Ba nói mùi phân cá khó khử cháu có mách nhỏ bác mua tinh dầu quế sẽ khử được mùi. Vậy mong bác thử xài xem sao.

  168. Cảm ơn Thắng Lợi – buivan !
    Mặc dù chưa có tí N nào mà tiêu đã quá mướt. Với tình trạng này ; số Urê đã mua phải cho nằm im trong kho. Chú sẽ thử ngay cách của buivan.
    Kich hoạt cho nó nhanh thì không cần đun nóng, mà hãy tận dụng năng lương mặt trời; để ở nơi nắng nhiều nhất. Tuần đầu tiên ngày quậy từ 2 đến 3 lần. Với cách này thời gian được rút xuống cực ngắn. Cảm ơn các bạn !

  169. Chào các anh chị, các bác. Em đọc bài viết và comment của các tiền bối mà thấy ham, muốn tự ủ phân cá, nhưng phân vân chần chừ mãi k biết bắt đầu từ đâu. Các nguyên liệu có đễ kiếm không, em ờ Gia Nghĩa-ĐăkNông nên không biết rỉ đường là cái gì. Mong các anh chị, các bác chỉ giáo thêm. Em cảm ơn ạ.

    • Bài viết + hàng trăm phản hồi mà không đọng lại cho cháu điều gì sao ? Đọc hết , đọc kỹ đi cháu !

  170. Em chào các anh chị !
    Các anh chị cho em hỏi một vấn đề nho nhỏ này tý. Thay vì mình dùng cá ủ làm phân bón thì mình dùng mỡ động vật (loại mỡ thừa ở các quán bán thịt quay ) ủ làm phân bón có được không . Nếu ủ được thì làm theo cách sau có khả thi không .Dùng 20 lít mỡ động vật + 2 kg tricoderma EM + 1kg đường đen + 1kg đu đủ chín rục phơi nắng 3 tiếng .Tất cả các nguyên liệu trên cho vào can nhựa 50 lít đậy kín nắp lại 2 tháng sau mang đi sử dụng . Em rất mong nhận được ý kiến của các anh chị . Chúc các anh chị sức khỏe và được mùa , được giá.

    • Bạn bị nhầm lẫn rất cơ bản. Bạn vào Google đọc lại các chất Protit, Glucid, Lipid sẽ rõ hơn.

    • Ủ phân cá là phân giải Protit thành các amino acid, gọi chung là đạm hữu cơ, dễ tiêu.
      Ép dầu là lấy chất béo, một hợp chất hữu cơ đa chức và để lại trong bánh dầu protit, là chất đạm khó tiêu, khó hấp thụ, nên cẩn phải ủ bánh dầu mới tưới cho cây trồng được.

  171. Các loại dầu, mỡ không thể chế thành phân bón. Công thức cháu đưa ra, khi tưới cho tiêu – chắc chết !
    Khi ủ cá thành phân, bác phải loại bỏ lớp mỡ cá nổi lên trên rồi mới dám dùng !

  172. Xin chào anh Nguyễn Vịnh, anh Trịnh văn Ba, chào Ngok. Tôi thấy người ta dùng men thủy phân cơm nấu từ gạo lức bảy ngày sau thấy nó mục rã hết vậy theo các anh thì ta có thế dùng loại men đó thủy phân bánh dầu thành phân bón cho tiêu được không. Mong nhận được phản hồi của các anh.

  173. Đục đá phá đường – có xe, máy chuyên dụng.
    Các loại vi sinh có ich đã được phân lập tùy vào mục đích sử dụng.
    Cơm gạo lứt có thể thành rượu, dấm, mẻ…
    Ủ bánh dầu – bạn nên dùng EM !

  174. Xin hỏi các bác trên diễn đàn giá tiêu về con ốc sên lan tràn như dịch ốc bưu vàng trước đây gây nguy hại cho nong nghiệp chúng ta . Vậy ta có nên lấy ốc ủ thành phân để bón cho cây được không ? Xin các bác cho ý kiến !

    • Quá tốt, làm ngay ! Bạn làm theo cách như ủ phân cá. Chúc thành công.

  175. Xin chào Chú Ba! Cháu đang tập tành trồng rau (rau cần nước), Cháu đã theo dõi chú Ba và các anh chị trao đổi cháu cũng mê lắm. Xin cho cháu hỏi phân cá ủ để bón cho cây tiêu, sử dụng bón cho rau cần hiệu quả tốt hơn phân hóa học không Chú? Cám ơn Chú nhiều !

    • Cây trồng nào cũng cần đủ các chất, trong khi phân cá chủ yếu là đạm hữu cơ…

  176. Chào cháu !
    Phân cá bón cho các loại rau ăn lá thì quá tuyệt, tốt bền. Khi dùng loại này cho rau không cần bón đạm hóa học !

  177. Chào các anh !
    Tôi có trồng 250 gốc tiêu con khoảng 3 tháng tuổi. Nhưng bây giờ mới ủ phân cá thì vài tháng sau mới dùng bón được nên cho tôi xin hỏi các anh thì chúng ta nên mua phân đạm cá hiệu gì, của nước nào là tốt ? Mong các anh đã dùng rồi chỉ dẫn giúp. Xin chân thành cám ơn nhiều và chúc các anh mạnh khỏe !

    • Lượng đạm cá hữu cơ cần dùng rất thấp nên chưa cần thiết với tiêu con nhưng rất cần cho cây có nuôi trái. Tiêu con nên quan tâm các loại phân tổng hợp có đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết giúp cây phát triển cân đối.

    • Tiêu con nên dùng phân sinh học tổng hợp biogel tưới gốc định kỳ, thỉnh thoảng nhứ thêm 1 tí NPK cho bốc là đủ.

  178. Chào bạn Ngon !
    Bạn có thể chỉ cho mình quy trình ủ phân cá theo cách của bạn được không?
    Xin cảm ơn nhiều.

  179. Chào các anh chị, vui lòng cho mình hỏi : gần nhà mình có trại nuôi heo (vài chục ngàn con), họ xử lý xác heo chết, nhau heo đẻ… bằng cách trộn với mùn cưa (quy trình xử lý xác động vật chết của họ mình không rỏ) qua thời gian xác đã phân hủy hoàn toàn, giờ thì chỉ còn lại mùn cưa và xương thôi.
    Hỏi mình có thể lấy làm phân bón cho cây trồng (bưởi, sầu riêng…) được không, và cần làm những gì nữa để tốt cho cây ? Xin cảm ơn.

    • Xử lý theo cách này sẽ không còn chất dinh dưỡng đang kể mà chỉ còn mùn hữu cơ giúp đất tơi xốp thôi. Cần bổ sung đầy đủ các chất đa-trung-vi lượng cần thiết để nuôi cây.

  180. Muốn dùng xác động vật làm phân bạn phải ủ 2-3 tháng với vi nấm tricho + EM + men proteas như ủ phân cá…

  181. Xin hỏi mọi người ngoài cá có thể dùng ốc bươu vàng, ốc sên, cua, ghẹ để ủ như ủ phân cá hay không ạ?

    • Đều là protit động vật nên vẫn ủ được như phân cá. Tuy nhiên tỷ lệ đạm cao thấp tùy theo loại.

  182. Cảm ơn đã phản hồi. Hiện tại trong vườn ốc sên rất nhiều, nếu tận dụng được thì tốt quá!

  183. Chào cộng đồng!
    Em mới học làm đạm cá và đạm bánh dầu đậu phộng ! Cho em hỏi, không mua được acid photphoric mình dùng humic được không? Nếu không dùng được mình phải làm sao? Mong mọi người trong diễn đàn giúp đỡ !

    • Humic là phân bón giàu chất dinh dưỡng hữu cơ dùng cho cây trồng. Acid photphoric được dùng làm men kích thích cho vi khuẩn phân giải hữu cơ hoạt động mạnh nên không thể thay thế nhau. Cách làm phân đạm cá, bánh dầu đã được thả luận quá nhiều. Nếu dành thời gian đọc những thảo luận trên trang này bạn sẽ biết phải làm sao.

  184. Chú Vịnh với cộng đồng cho cháu hỏi xíu. Nhà cháu có cây đu đủ nhưng giờ chưa ủ phân cá được vậy cho cháu hỏi có cách nào để dự trữ đu đủ làm men ko ạ.
    Chúc cộng đồng sức khỏe.

    • Chào cháu @ Thế Vũ Eakar
      Tìm cách dự trữ làm chi cho vất vả, quả nào chín đen lên chú ăn giúp cho.
      Khi nào ủ phân cá ra chợ mua 1 quả cho nhanh.
      Thân

  185. Hi. Cháu thấy nó chín nhiều quá tiếc nên cháu nghĩ nếu có thể để dành thì vẫn hay chứ ạ. Nhưng cần dùng có một quả thì mua cũng được ạ !

  186. Em ở Đak Song – Đak Nông chuẩn bị ủ phân cá nhưng chưa mua được men EM và men protease mong được mọi người chỉ dùm địa chỉ nào gần nhất, xin cảm ơn !

    • Chào @Lê Thanh Mười
      Tôi có người bạn đã và đang làm và rất có hiệu quả đó là dùng Biogel để thủy phân cá thay cho EM, dùng đu đủ chín thay cho men Protease

  187. Ý kiến rất nhiều, rất phong phú và hữu ích nhưng cũng có không ít ý kiến còn cần phải bàn bạc thêm. Có ai đó có thể tổng kết lại những cách nào là đúng nhất chăng, cần quá đi thôi ! Bởi lẻ, với một rừng ý kiến như thế cũng khó cho người muốn thực hiện lắm, nhất là những người mới tìm hiểu để làm.
    Rất cám ơn nếu mong mỏi này được thực hiện.

    • Ý kiến nhiều nhưng khó tổng hợp vì điều kiện thực hiện mỗi người khác nhau. Nhiều ý kiến không nói được gì hay trùng hợp với người khác nhưng diễn đàn cũng phải đưa ra.
      Theo bạn những ý kiến nào còn phải bàn ?
      Bạn có ý kiến ủ phân cá cụ thể nào đóng góp với cộng đồng ko ?

    • Chào Nguyễn hữu triệu !
      Muốn biết cách làm nào hiệu quả thì hãy bắt tay vào làm ; làm lần đầu ta gọi là làm thử.
      Hãy chọn cách nào dễ làm, nguyên liệu dễ kiếm. Thử một ít thôi ! Không làm thì vẫn mãi loay hoay với: Thế nào , tại sao …
      Sợ què chân mà không dám đi thì cũng không khác chi đã què. Chúc thành công !
      Thân chào !

  188. Thân chào diễn đàn!
    Cháu có nguyên liệu là cá sông 100kg, biogel 1 hộp, trico 1 kg, đu đủ chín và 1 phuy nhựa 200l, nhưng cách thức ủ như thế nào thì cháu chưa biết, mong diễn đàn hướng dẫn cho cháu, cháu mới là nông dân học việc nên kiến thức còn mơ hồ lắm… Cảm ơn diễn đàn.

    • Chịu khó đọc kỹ phần thảo luận, trao đổi của bà con trên trang này sẽ tìm thấy câu trả lời. Nêu vướng mắc ở chi tiết cụ thể nào để cộng đồng chia sẻ.

    • Dụng cụ, nguyên liệu phải sạch sẽ không bị nhiễm bẩn, để khô ráo. Không chọn cá ương, sẽ làm giảm chất lượng đạm cá. Cho cá vào phuy, trộn với tricho như thính, được vài hôm cho biogel pha loãng vào vừa ngập cá. Khoảng 1 tuần, cho đu đủ chín xay nguyển vào, hoặc trái cây chín vàng khác cũng được. Nên phơi nắng trái cây đã xay như phơi yaour, để kích hoạt men mạnh hơn. Quá trình làm thỉnh thoảng cần đảo đều, đậy kín, không cho bụi bặm lọt vào. Vài hôm nhớ mở nắp cho khí ga thoát ra. Khoảng 35-40 ngày, khi cá phân hũy hết, có mùi thơm nhẹ như mùi nước lắm là sử dụng được. Có thể lưu trữ được vài ba năm. Chúc bạn thành công !

  189. Dạ cảm ơn anh @sonle và @Hoàng nhiều ạ.. Em dặn cá rồi đang chờ lấy. Lần đầu làm hy vọng sẽ thành công… Lên diễn đàn thật sự thấy kiến thức của mình nó còn quá nhỏ bé, thân chúc diễn đàn ngày càng phát triển và hoàn thiện hơn nữa…
    Cảm ơn bác Vịnh và diễn đàn nhiều ! Thân

  190. Cộng đồng cho em hỏi, em ủ được 1 phuy phân cá, giờ em tưới cho tiêu kinh doanh khoảng 10 trụ 1 lít được không? Em cũng nghe nói dùng nhiều phân cá sẽ giúp cây kháng được nhiều bệnh như bệnh chết nhanh vàng lá thối rễ… Mong mọi người giúp em.

  191. Em có mua 1 can phân cá để tưới cho tiêu. Người bán nói em có thể pha loãng 1 lít tưới cho 10 – 20 gốc tiêu kinh doanh, mỗi tháng tưới 1 lần.
    Tưới như vậy có được không xin cộng đồng cho ý kiến. Em cám ơn.

    • Phân cá ủ đúng kỹ thuật sẽ chứa hàm lượng đạm rất cao. 1 lít phân cá pha loãng có thể tưới cho 100 gốc tiêu kinh doanh, 2-3 tháng tưới 1 lần. Tuy nhiên phải theo dõi thường xuyên để tránh hiện tượng thừa đạm, dễ thu hút sâu bệnh tấn công…
      Cũng cần phân biệt ủ đạm cá khác với ủ cá làm phân hữu cơ vi sinh.

    • Phân biệt cơ bản là đạm cá ủ trong môi trường (phân giải) thủy phân, yếm khí trong khi phân hữu cơ, hữu cơ vi sinh ủ trong môi trường (phân hũy) khô, hảo khí.
      Ủ đúng phương pháp, nguyên liệu càng chất lượng sẽ thu được phân đạm cá có tỷ lệ đạm càng cao.

  192. Kính chào các bác trên diễn đàn. Em muốn các bác góp ý em một vấn đề như sau: Sau khi làm đậu phụ sản phẩm loại thải là bã đậu, vậy bã đậu đó có thể ủ như ủ bánh dầu không? và sản phẩm bã đậu đó có chất lượng ngang bằng với bánh dầu không? mong các bác có chuyên môn, kinh nghiệm tư vấn giúp em với. Em xin chân thành cảm ơn.

    • Bã đậu nành ủ phân đạm hữu cơ rất chất lượng như ủ bánh dầu, quan trọng là ủ đúng cách.
      Trên bài này đã trao đổi nhiều, bạn nên tự tìm đọc để đúc rút kinh nghiệm cho mình.

  193. @Ngok cho mình hỏi bã đậu nành sau khi xay làm sữa đã trích lấy hầu hết dinh dưỡng, vậy bã đậu nành đó còn tác dụng gì không ?

    • Chào cháu.
      Nếu lấy được hết dinh dưỡng thì còn bã, lấy không hết thì còn đạm.
      Theo kết quả phân tích bã đậu khô của nhà máy sản xuất sữa đậu nành thì đạm còn 25% – 28%. Như vậy, trong bã đậu tươi sẽ còn khoảng 8% – 12% đạm. Cháu có thể ủ làm phân đạm theo phương pháp thủy phân. Nhưng cần phải chú ý là bã còn tươi, chưa nghe mùi lạ.
      Thân

  194. Em nghe nói ủ đạm cá là phải dùng men EM để thủy phân còn trong Biogel chỉ có một số vi sinh vật có lợi nên không ủ phân cá được. Bác nào đã ủ thành công rồi xin cho ý kiến với ạ.

  195. Dạ cháu đang chuẩn bị ủ một ít bánh dầu từ bã đậu tương làm đậu hũ thải loại ra. Đọc hết cmt trên diễn đàn mà không thấy ai hướng dẫn cụ thể cả. Các cô chú có thể hướng dẫn giúp cháu được không. Ở khu vực cháu phân cá và bánh dầu hầu như không ai tự làm cả, nên cháu chẳng biết hỏi ai. Cháu cảm ơn diễn đàn.!

    • Ủ bánh dầu, bã đậu hay ủ phân cá có mục đích giống nhau là để thủy phân lấy phân đạm amino sinh học tổng hợp nên cách ủ gần như nhau.
      Mấu chốt để thành công là sạch sẽ, không bị nhiễm tạp khuẩn !

  196. Xin chào diễn đàn.
    Em đang cần mua cá tạp ủ phân. Bác nào có mối chỉ em với, em cảm ơn nhiều. DT 0906814158

  197. Chú Vịnh cho con hỏi. Giữa cá tôm tép thì loại nào ủ sẽ cho chất lượng đạm cao hơn. Ủ với quy trình như nhau đều thành phân hết và loại nào tốt hơn. xin chú và mọi người cho ý kiến.

    • Các acid amin trong tôm cá làm cho ngon miệng. Loại càng ngon thì hàm lượng đạm càng cao và giá càng mắc. Theo bạn là loại nào ?

  198. @ Hoàng cho em hỏi, em đã ủ một mẻ cá 80 kg và làm theo cách bác Vịnh và anh hướng dẫn, bây giờ được 20 ngày rồi… Tuần đầu tiên thì hơi thối nhưng qua 1 tuần là chỉ nghe mùi như mắm tôm, giờ mùi cũng nhẹ không khó ngửi lắm, nhưng em chỉ cho 40 lít nước, và đu đủ chín em cho có 1 quả khoảng 1kg vậy có ít không ạ… Có cần phải cho thêm nước và đu đủ nữa không ạ…? Em cảm ơn !

    • Có vẻ như bạn không loại bỏ cá ươn, nhất là lượng nước, men proteas, EM …quá ít.
      Cần bổ sung !

  199. Dạ cảm ơn anh @ Hoàng ! Em rửa sạch sẽ cá không bị ươn và không có tạp chất… Vậy em sẽ bổ sung thêm 40 lít nước và thêm đu đủ nữa.. .trico thì em bỏ 1kg. Vậy giờ có cần bổ sung thêm nữa không ạ.

  200. Bác ơi cho cháu hỏi. Cháu nghe nói ủ cá làm phân đạm sinh học để bón cho cây nhưng các cán bộ khuyến nông ở chỗ quê cháu nói ủ cá làm phân vi sinh bón cây thì không cần bón các loại phân khác nữa là thế nào hả bác? Cháu ở Chơn Thành, Bình Phước ạ.

    • Ủ cá thành đạm cá rất giàu amino acid khác với ủ cá làm phân (hữu cơ) vi sinh…
      Lạm dụng đạm cá sẽ làm cây thừa đạm, chỉ ra nhiều lá ít bông, thậm chí khỏi có bông luôn mà còn thu hút nhiều sâu bệnh.
      Ủ làm phân vi sinh có thể không cần các chất khác, nếu cần bổ sung còn tùy theo liều lượng sử dụng nhưng cũng không đáng kể.

    • Ủ cá làm phân vi sinh sẽ trở thành phân sinh học tổng hợp, có mùi hơi nặng, nước đục.
      Ủ cá làm đạm sinh học sẽ giàu các amino acid, có mùi thơm hơn, nước trong.

  201. Chào cháu Sơn Thành !
    Năm ngoái bác ủ thử 1 tạ cá – dùng thử – quá tốt cho dù không sử dụng bất cứ chút xíu đạm hóa học nào. Năm nay bác đang ủ nhiều để sử dụng cho tất cả các loại cây trồng ; trong phân cá đã ủ nó rất giàu đạm và nhiều trung vi lượng cần thiết cho cây trồng ; Kaly và lân có nhưng hàm lượng thấp. Vì vậy ta phải bổ sung thêm P và K liều lượng tùy thuộc vào nhu cầu từng giai đoạn phát triển của cây trồng.
    Cá rất rẻ – trái cây quá rẻ – chỉ có EM là đắt ; nhưng bác đã lấy chính phân cá đã ủ năm ngoái thay cho EM – kết quả tuyệt vời – 1 tạ cá ủ phuy 200 lít giá thành khoảng 800 ngàn. Lành, sạch, rẻ, tốt và rất tốt – không có loại siêu phân nào hiện có trên thì trường sánh được !
    Thân chào cháu !

  202. Chào bác Ba và cộng đồng. Cháu ở Eahleo-Đaklak, hiện tại chỗ cháu mọi người mua cá biển dưới Nha Trang gởi lên khoảng 13 nghìn 1kg nên ủ một phi mắc hơn bác Ba khoảng 500 nghìn rồi, bác lấy cá ở đâu giới thiệu cho cháu với ạ.

    • Tùy theo loại cá, cá càng ngon khi ủ ra phân có hàm lượng đạm càng cao.
      Bạn sử dụng cá biển loại nào để ủ ?
      Nhớ loại bỏ cá ươn đi vì khi ươn là đã bị vi khuẩn phân hũy lên men thối xâm nhập rồi…

  203. Cháu chào cả nhà, Cháu muốn hỏi là khi mình ủ thì nhiệt độ sẽ tăng lên cao, khoảng bao lâu thì nhiệt độ giảm xuống ạ? Và khi nhiệt độ tăng lên cao có ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật có ích trong đó hay không? Nếu có thì cháu có cần phải cho thêm vi sinh vật vào không ạ?
    Cháu cảm ơn.

    • Phân cá được ủ thủy phân nên nhiệt độ tăng cũng không đủ để gây hại cho vsv.
      Chu kỳ tăng giảm nhiệt tùy thuộc vào loại EM bạn dùng, nhưng tối đa chỉ trong 2 tuần.

  204. Năm nay đã là năm thứ 2 tôi không dùng đạm hóa học cho tất cả các loại cây trồng do vậy mà an tâm tiết kiệm được khá nhiều tiền. Ủ phân cá đơn giản không khó ! nó sẽ không nóng như ủ phân hữu cơ, khi ủ phân cá ta mang để nơi nhiều nắng sẽ nhanh hơn. Khi phần bã chìm xuống, nước nổi lên trên là dùng được – nhưng để cho thật tốt – thì lúc này nên cho thêm mỗi phuy 200 lít khoảng 2 kg trichoderma lấy cây quấy đều đậy kín – nó sẽ nổi phần bã lên trên, ít ngày sau bã sẽ chìm. Lúc này mang sử dụng cực tốt. Nhất cử lưỡng tiện.

  205. Xin hỏi các anh chị trên Diễn đàn : sau khi ủ đạm cá và bón cho tiêu thấy phát triển xanh và tốt hơn trước. Giờ mình muốn hỏi anh chị và bác Nguyễn Vịnh có thể dùng đạm cá pha với Biogel tưới gốc cho tiêu được không? Liều lượng thế nào thì phù hợp. Mong mọi người chỉ bảo giúp em với ah.

    • Rất khó để đưa ra một con số cụ thể vì còn tùy vào chất lượng đạm cá bạn đã ủ.
      Qua theo dõi phản hồi, tôi thấy bạn ủ đạm cá chưa đạt chất lượng cao nên càng khó định lượng. Trên diễn đàn thường khuyến cáo pha chung 1 hộp Biogel với 2 lít đạm cá. Quá trình sử dụng nếu thấy lá xanh mướt, bóng loáng thì giảm bớt đạm cá lại.
      Chú ý tăng cường trung vi lượng vì cây tiêu có nhu cầu nhiều hơn các cây khác.

    • Nên phối trộn Biogel+tricho+đạm cá để đổ gốc. 1 kg Biogel pha thêm 2 lít đạm cá là tối đa.
      Thận trọng, không lạm dụng, thừa đạm cây sẽ yếu và thu hút nhiều sâu bệnh tấn công…

  206. Chào mọi người, chào chú Nguyễn Vịnh. Nhà cháu hiện có một thùng cá để được hơn một năm. Tuy nhiên không ủ bằng men hay chế phẩm, mà lại cho khoảng một kí muối vào định làm mắm nuôi chó. Vậy cho cháu hỏi sản phẩm này có dùng cho tiêu được không. Mọi người ai biết tư vấn giúp mình luôn.

    • Vẫn sử dụng được. Nhưng trong đất vườn phải giàu vi sinh vật để chuyển đổi chất hữu cơ khó tiêu thành dễ tiêu để cây cối hấp thụ. Hoặc là bạn nên dùng vi sinh vật để ủ lại thành phân rồi mới đem đi bón (dùng EM+Biogel).

  207. Em ủ mẻ đầu có mùi hôi khá khó chịu. Mẻ sau em nghe lời các bác loại bỏ hết cá ương thì không còn nghe mùi hôi nữa, chỉ hơi nặng mùi vài hôm đầu khi cá bắt đầu phân hũy. Hiện nay em nghe thơm mùi nước mắm… Em pha khoảng 1 lít với 1 phuy để tưới 50-60 gốc tiêu tơ, như vậy có nhiều không?
    Xin các bác cho ý kiến…

  208. Năm 2013. Em cũng đã học được cách làm phân cá trên mạng sử dụng men vi sinh EM của công ty … nhưng không thành công, phân cá sau khi ủ 5 tháng trời vẫn còn mùi hôi nồng nặc, bị hàng xóm cho một trận vì làm ô nhiễm môi trường.
    Em quyết lên mạng học lại lần nữa và may mắn em đã tìm được trang này.
    Bác nào có nhu cầu về phân hữu cơ các loại, hay men vi sinh về ủ làm phân hữu cơ thì liên hệ với em…

  209. Ko ai có thể so sánh được chất dinh dưỡng khi ủ phân từ đỗ tương, bánh dầu lạc, cá. Phân nào tốt hơn mọi người?
    Dinh dưỡng từng loại ra sao nhỉ?

    • Bạn không biết thì hỏi. Những người hiểu biết sẽ giúp bạn, không vấn đề gì…
      Mình chỉ lấy làm lạ, bạn đã phủ định hết “không ai có thể…” thì sao lại còn hỏi nữa.
      Có gì đó không bình thường chăng ?!

  210. Bạn @ phamminhhung nói theo cảm tính mà không dựa trên cơ sở có tính khoa học nào cả. Hy vọng những ý kiến lần sau bạn sẽ thận trọng hơn.
    Hàm lượng đạm trong cá chính là những acid amin tạo nên vị ngon của cá, bất kỳ là cá biển hay cá nước ngọt. Rất dễ xác định khi bạn ăn cá A thấy ngon hơn cá B là do lượng acid amin trong cá A nhiều hơn. Đơn giản nhất là loại cá nào được bán giá cao hơn thì chắc chắn loại cá đó nhiều acid amin hơn. Vậy nhé !

  211. Con xin chào chú Nguyễn Vịnh. Trước tiên con cảm ơn chú đã có những chỉ dẫn nhiệt tình trong quy trình làm phân đạm hữu cơ. Nhưng con không biết với độ đạm bao nhiêu sau khi ủ thì đạt chất lượng. Hiện tại con ủ chỉ đạt trên dưới 3% đạm tổng mà thôi như vậy có đạt không. Xin chân thành cảm ơn

    • Căn cứ vào đâu để bạn có con số 3% ?
      Chất lượng đạm tùy theo nguyên liệu, về cảm tính càng ngon càng thơm thì độ đạm càng cao.

    • Cá biển ủ phân đạm cá chất lượng hơn cá nước ngọt là nhận định của những người bán cá !
      Cá càng ngon, giá càng đắc thì độ đạm càng cao. Kinh nghiệm đúc kết của ông cha bao đời nay rồi… Không ai dại gì đi mua cá ngon ít với giá cao hơn !

    • Nếu qui trình đúng thì cá hồi cho hơn 40%, cá ngừ gần 40%, cá thu khoảng 30%, cá nục 18%… tùy theo mùa để cá tích lũy dinh dưỡng nữa, mùa nóng thường cao hơn mùa lạnh do thức ăn dồi dào hơn…

  212. Cá biển ủ phân đạm cá chất lượng hơn cá nước ngọt là nhận định của… bà bán cá !
    Cá càng ngon, giá càng đắc thì độ đạm càng cao. Kinh nghiệm đúc kết của ông cha bao đời nay rồi… Không ai dại gì mua cá ngon ít với giá cao hơn cá ngon nhiều !

  213. Chào các chú, bác, anh chị.
    Mấy hôm vừa rồi khi lang thang trên mạng cháu thấy bài biết này, theo cảm nhận của cháu đây là một bài viết cực kỳ hay, lôi cuốn được nhiều người tham gia. Từ năm 2013 đến nay các ý kiến vẫn được tiếp tục, về nội dung tập trung xử lý phân đem bón cho tiêu là chính.
    Là người ngoài bắc, cháu cũng xin hỏi các chú, bác và mọi người câu hỏi ngoài lề chút, có thể những ai đã ủ tới xin chia sẻ giúp ạ:
    Phân cá sau khi tạo ra có dùng cho vật nuôi được không ạ? Vì theo ý hiểu của cháu thành phần chính của phân cá là các axit amin.
    Thành thật xin lỗi vì câu hỏi ko liên quan mấy đến chủ đề.

  214. Chào các bạn !
    Mấy năm trở lại đây, người trồng tiêu chúng ta ngày càng nhiều người hướng tới hữu cơ sinh học để chăm sóc cho cây hồ tiêu nhằm đáp ứng nhu cầu thực phẩm sạch, thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng cũng như giảm giá thành sản xuất, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Hầu hết để giảm giá thành chúng ta đều tự sản xuất các loại phân hữu cơ với các chế phẩm sinh học, nguyên liệu bao gồm các phụ phẩm nông nghiệp – cá tươi, bánh dầu, đậu tương…
    Về vấn đề này, tôi muốn chia sẻ cùng cộng đồng và các bạn một cách làm nhỏ khi sử dụng phân cá, đậu tương, bánh dầu đã ủ thành phân đạm sinh học để tưới cho hồ tiêu.
    Thực tế những năm vừa qua đi tới 1 số nông hộ, anh em trồng hồ tiêu có sử dụng các loại phân này gặp khó trong lúc pha tưới cho cây do đồ dùng dụng cụ không phù hợp nên vừa nhọc nhằn vừa chậm.
    Thông thường, ta vẫn sử dụng loại phi 200 lít để pha chế sau đó dùng thùng sơn có 1 gáo múc đi kèm để tưới cho từng gốc (chậm chạp, nhọc nhằn lắm chưa kể xách thùng đi vướng víu, cúi đầu vào phi phân để múc nguyên liệu chẳng hề dễ chịu chút nào).
    Để giảm thiểu bớt những cái khó tôi có chút mẹo vặt chia sẻ cùng cộng đồng và anh em. Cách làm đơn giản, không tốn kém gì nhiều, tiết kiệm được chi phi công lao động (với giá tiêu xuống quá thấp như hiện nay, giảm chi phí đầu vào là ưu tiên số 1, vì thời gian cũng là tiền bạc).
    Các loại máy ta đang có trong tay không thể dùng để bơm tưới các loại phân này được cho nên việc tưới vẫn theo kiểu 1.2…
    Sau đây, tôi xin chia sẻ cách làm cùng các bạn :
    a) dụng cụ:
    Một thang hái tiêu chuyên dụng, nhà ai trồng tiêu cũng có
    Ba cây vừa đủ dài đủ chắc, nhẹ.
    Bạt tưới nước- thứ này rất sẵn trên thị trường.
    Đôi thùng tưới – khi sử dụng bỏ đôi hoa sen, buộc dây, một cây đòn gánh.
    Cái thang và bạt rất cơ động dễ di chuyển khắp vườn mà không gặp trở ngại, chỉ cần 1 lao động cũng làm rất nhẹ nhàng.
    Phù hợp với địa hình của vườn.
    b) gia cố bồn:
    Đưa thang đến chỗ thuận lợi cho thang nằm xuống đầu thang trên cao, rộng hẹp tùy theo dung tích cần dùng lấy thun, dây và cây buộc ngang chân thang và giữa, lót bạt xoắn và túm góc dùng dây cột vào chân thang.
    Xong!!! Ta đã có một bồn chứa cơ động tiện dụng.
    Pha phân xong, với đôi thùng tren vai, 1 lao động bình thường làm từ a-z tưới được trên 1000trụ trong 1 ngày. Vẫn còn cực lắm nhưng nếu lọc ra dùng máy để tưới sẽ mất đi phần xương cá, thứ quý giá này sẽ mất đi canxi và phốt pho cùng 1 số chất khác, những thứ mà cây trồng rất cần bỏ đi thì không thể. Bạn nào có cách hay xin cùng chia sẻ.
    Có chút kinh nghiệm nhỏ, cùng chia sẻ.
    Thân chào các bạn !

  215. Chào @ Hoàng Nam. Bạn không nên ủ theo cách để bón cho cây, ủ để chăn nuôi thì cho muối vào làm ruốc hay nước mắm để cho vật nuôi ăn. Không nên làm theo cách này vì ủ để bón cho cây không bỏ muối mà dùng các men vi sinh học để phân giải bạn nhé. Hiện nay chăn nuôi có men tiêu hóa sinh học dùng rất tốt bạn, bạn có thể ủ cá và cho muối vào để tránh các vi khuẩn có hại cho vật nuôi.

  216. Cho em hỏi nếu mà mình dùng phân cá cho cây cà phê không xài phân hóa học thì ta dùng liều lượng bao nhiêu là thích hợp vậy ?

    • Cây trồng có nhu cầu đủ các chất đa lượng (nhiều), trung lượng (vừa) và vi lượng (ít, rất ít)…
      Phân cá chủ yếu là chất đạm (amino) và một số rất thấp trung, vi lượng. Chỉ dùng phân cá sẽ làm cây thiếu dinh dưỡng, năng suất thấp và sẽ bị bệnh thừa đạm.
      Nên dùng phân cá cho cà phê dưới dạng tăng cường, bổ sung. Khoảng 2-3 tháng dùng 1 lần, pha 1 lít phân cá tưới cho 100 gốc.

Gửi phản hồi mới

(?)