Bà Rịa – Vũng Tàu: Hạt tiêu lại “được giá thì mất mùa”

, Trồng và Chăm sóc Tiêu, 48

Giá tiêu hiện ở mức khoảng 130.000-150.000 đồng/kg, tùy loại. Theo dự báo, giá tiêu có thể tăng thêm, bởi nhu cầu thế giới tăng, trong khi sản lượng tiêu ở các nước như Indonesia, Ấn Độ… đều giảm. Thế nhưng, niềm vui của người trồng tiêu trên địa bàn Tỉnh không được trọn vẹn bởi điệp khúc “được giá- mất mùa”.

Một vườn tiêu ở xã Tân Giao (huyện Châu Đức) chết trắng.

Một vườn tiêu ở xã Tân Giao (huyện Châu Đức) chết trắng.

Nhìn đợt tiêu chín bói đầu vụ mà gia đình vừa hái xong, anh Nguyễn Hải ở Tân Long, huyện Châu Đức cho biết: Tiêu vừa hái xuống đã có người đến đặt hàng với mức giá 130.000 đồng/kg. Nếu như tiêu giữ ở mức giá này thì vườn tiêu gần 1ha của gia đình anh trong vụ tiêu này đã thu lãi khoảng 150 triệu đồng. Tuy nhiên, gia đình anh vẫn chưa bán mà đang cất chờ giá cao hơn. Cũng theo anh Hải và các hộ trồng tiêu ở huyện Châu Đức, nếu vườn tiêu không bị chết vì bệnh, úng nước và chăm sóc tốt thì vụ tiêu 2013-2014 sẽ thu được lợi nhuận rất cao, nhưng đa số người trồng tiêu đang gặp cảnh được giá lại mất mùa.

Nhận định về giá hạt tiêu, Chi cục Phát triển nông thôn BR-VT cho biết, trong các loại cây nông sản thì tiêu có giá trị cao nhất, giá luôn ở mức cao. Toàn tỉnh hiện có hơn 7.500ha tiêu và đây là mặt hàng nông sản có lượng xuất khẩu khá lớn (khoảng 7.000 tấn/năm). Thế nhưng, những năm gần dây sản lượng tiêu thu hoạch của người nông dân đang giảm dần bởi các yếu tố về thời tiết và dịch bệnh.

Theo thống kê của Trạm BVTV huyện Châu Đức, Châu Đức là địa phương có diện tích trồng tiêu lớn nhất tỉnh với khoảng 5.000ha, tập trung tại các xã Kim Long, Bình Ba, Bình Trung, Tân Giao… Những năm gần đây, việc trồng tiêu của người nông dân gặp khó khăn. Đặc biệt là vào mùa mưa khi độ ẩm đất cao và đọng nước đã làm cây tiêu chết nhanh vì bị nhiễm nấm ở rễ hoặc chết vì úng nước. Khi tiêu nhiễm nấm chết rất nhanh. Những cây không chết thì năng suất giảm. Trước tình hình này, ngành nông nghiệp đã cùng bà con nông dân khảo sát, nghiên cứu các giải pháp khắc phục nhưng vẫn không khả quan. Nhiều vườn tiêu vẫn tiếp tục bị vàng lá và giảm năng suất. Theo ghi nhận của Trạm Bảo vệ thực vật huyện Châu Đức, tình hình dịch bệnh trên cây tiêu năm nay xuất hiện sớm hơn những năm trước. Từ tháng 7 và tháng 8 -2013 đã xuất hiện những đợt mưa lớn và dồn dập nên kéo theo dịch bệnh của cây tiêu xuất hiện sớm làm 30ha tiêu chết. Diện tích đang cho thu hoạch thì năng suất giảm 40%.

Một trụ tiêu cao 6m trong xen trong cà phê bị chết do nhiễm bệnh.

Một trụ tiêu cao 6m trong xen trong cà phê bị chết do nhiễm bệnh.

Theo Chi cục Phát triển nông thôn BR-VT, việc trồng tiêu trên địa bàn tỉnh vẫn chủ yếu là tự phát. Những vườn tiêu được trồng khoa học, có sự tư vấn của cơ quan chuyên môn còn rất ít. Ngoài ra, việc chọn lọc và cải tạo giống ít được quan tâm, người trồng tiêu vẫn chọn giống theo kinh nghiệm dẫn đến năng suất thấp và dễ nhiễm bệnh.

Nhằm giúp bà con khống chế dịch bệnh trên cây tiêu, Trạm BVTV huyện Châu Đức đã phối hợp với Cty CP-BVTV Sài Gòn tổ chức hội thảo phòng bệnh cho cây tiêu. Theo các kỹ sư của Cty CP-BVTV Sài Gòn, hiện tượng tiêu chết, mất mùa có nhiều yếu tố, trong đó mưa nhiều là yếu tố bất lợi nhất. Mặt khác, việc trồng tiêu đang diễn ra tự phát mà không tuân theo các kỹ thuật canh tác, sử dụng phân bón cũng như thuốc bảo vệ thực vật phù hợp cũng dễ dẫn đến tiêu chết và giảm năng suất. Để hạn chế tiêu chết vì dịch bệnh, các chủ vườn phải tuân thủ theo khuyến cáo của các nhà khoa học trong chăm sóc cũng như phòng trừ dịch bệnh, nếu không tình trạng tiêu chết sẽ không khắc phục được.

Theo Quang Nguyễn (Báo Bà Rịa-Vũng Tàu điện tử)

48 Phản hồiGửi phản hồi mới
  1. Thấy tiêu có giá cao, nên nhiều bà con mình bón nhiều phân hoá học hơn. Rễ tiêu bị cháy, nên tiêu bị chết nhiều hơn, nhất là bón cho “vào sọ” .

  2. Ở chổ con người ta bỏ phân hóa học rất nhiều. Cô của con có 4sào trồng tiêu xen cfe mà mỗi lần bỏ phân cho tiêu 1 năm thì bỏ tới 3 bao npk với 2 bao ure. Con nói sao không bỏ ít má bỏ nhiều lân cho tốt thì cô con trả lời bỏ 1 lần cho lợi công. Con còn nhỏ nên nghe nói vậy con cung chẳng dám nói gì thêm.

  3. Giá hồ tiêu cao ngất ngưỡng nên diện tích hồ tiêu trồng mới tại các vùng trọng điểm đang tăng ồ ạt, nếu không có phương pháp quản lý dịch hại tốt thì nguy cơ bùng phát đại dịch trên cây hồ tiêu là rất cao. Vì đâu nên nỗi, chúng ta càng mong tiêu mau lớn hạt, cho nó ăn phân vô tội vạ đến bội thực thì nó chết là điều tất yếu. Chỗ mình có nhiều người vườn tiêu bị dịch chết hết chỉ còn lại vài chục trụ, họ cứ để dây lươn bò khắp mặt đất, chẳng buồn chăm, chẳng cho ăn hạt phân nào, vậy mà cây tiêu vẫn có quả, vẫn xanh tốt không bị bệnh tật gì, có nhiều chuyện thật cứ như đùa.

  4. Tiêu nhà bạn thu hoạch năm thứ mấy rồi mà bạn vẫn ép xanh vậy? Bạn không sợ bị đứt rể sao? Mình cũng thích tận dụng nguồn phân sẵn có này nhưng thấy mọi người trên diễn đàn này nói không nên vì sẽ bị phạm rể nên mình cũng sợ. Bạn có kỹ thuật làm như thế nào chia sẻ cho mình biết với.

    • Chào bạn @hien
      Ở vùng bạn có nguồn cây cỏ để ép xanh dồi dào thì bạn nên chất đống và ủ với tricho như cách ủ phân vi sinh từ vỏ cà phê hay xác bả nông sản. Cách ủ này không gây tổn thương rễ tiêu nên không sợ bị lây nhiễm dịch bệnh.
      Tôi cũng đang khuyên bà con trồng cây lạc dại che phủ vườn. Vài tháng cắt gom một lượt, trộn thêm phân chuồng, phân gà vịt, ủ thành phân hữu cơ vi sinh để bón cho cây tiêu do nguồn phân chuồng ngày càng khó mua. Thân

  5. Chào hien. Mình đào nhưng không chạm rễ. Chỉ ép năm 1, 2, năm 3 đào xa. Tránh đụng rễ. Đào sâu rộng thì rác mây năm mới đầy. Năm sau thì mới tốt. Chỉ bón phân hóa học lúc ra bông. Cây lúc nào cũng xanh đen, sai quả. Như vậy đất tơi xốp, rễ khoẻ. Giảm sâu bệnh.

  6. Bạn nói đúng, bệnh không chừa một ai. Nếu chăm sóc không đúng thì nó sẽ tàn phá như bom nguyên tử. Còn chăm sóc đúng kỹ thuật mới thì sâu bệnh không thể làm gì được ta. Ở xóm mình năm nay cũng chết gần hết nhưng nhà mình chỉ bị vài trụ là dừng, vì tiêu nhà mình rất khỏe nên chữa trị dễ hơn. Tiêu nhà bạn có chết nhiều không?

  7. Chúc mừng bạn. Hàng xóm quanh nhà bạn chết gần hết, nhưng của bạn cũng bị vài trụ ! Không biết dùng phương pháp gì (đọc trong bài bạn chia sẻ) bạn chỉ ép xanh, hình như không thuốc sinh học, hóa học, chỉ bón phân lúc ra bông, bón phân chuồng thứ gì ? Có trộn Tricho loại gì ? Tôi sợ lắm đó ! quanh gốc mấy năm rác mới đầy. Theo tôi bạn đang thu gom các loại nấm bệnh vào quanh gốc và ủ lại ở đó. Và rồi có ngày bạn sẽ trở tay không kịp. Hay bạn có phương pháp nào đặc biệt ? Bạn hãy nêu lên cho bà con học hỏi. Nếu có mà bạn không tiết lộ, thì tôi xin nhắc bà con không nên dùng cách của bạn @Tiêu10kg. Xin lỗi bạn nhé!

  8. Chào bác Hoàng Văn Lập. Tiêu nhà tôi làm đơn giản lắm. Một số người thấy tôi làm cũng nghĩ như bác. Nhưng thực tế lại khác xa vì bồn tiêu nhà tôi không đọng nước. Không phải bón phân hoá học nên không lo mất cân bằng về dinh dưỡng, cây lên tự nhiên lúc nào cũng sung sức. Tôi vẫn phòng trichoderma trị nấm và tuyến trùng thường xuyên. Còn ở vùng bệnh vẫn phải dùng thuốc hoá học để trị. Mong được bác chia sẻ kinh nghiệm!

    • Bác Tieu10kg nói rất chuẩn, nói thật trồng tiêu cần phải có kĩ thuật và kinh nghiệm, nghe báo nói tiêu chết nhiều nơi mà sợ quá. Đọc báo thấy ở Chư Sê và Chư Prông mình tiêu chết nhiều lắm, nhưng nhà mình không bị gì, vì ba mình làm rất khác người ta. Lúc tiêu năm 1,2 ba mình đào một cái hố rất to, sâu ngang lưng quần, sớt cỏ cho xuống dưới, và để thoát nước lúc mùa mưa, tiêu vô kinh doanh thì 2-3 năm đào. Ng ta nhìn vào cứ nghĩ là đứt rễ nhưng ba mình làm theo cách của ba, phân bò năm nào cũng mua mấy chục triệu. Năm nào cũng đạt năng suất 4-5 tấn cho 1.000 trụ. Mấy nhà xung quanh năng suất vẫn cao như thế. Trồng tiêu phải có kinh nghiệm, em thấy có mấy bác không biết gì như “nguyễn thị mai” người ta chia sẻ đúng không chịu nghe còn bác bỏ, thảo nào trồng tiêu chả ra gì là đúng rồi.
      bác Tieu10kg ở đâu thế ạ? có ở Gia Lai ko bác.

  9. Chào Đoàn Gialai. Tôi ở Chư Prông Gia Lai. Lâu rồi mới có bạn ủng hộ ý kiến của tôi, chứ mọi khi ai cũng chê cách tôi làm. Vì tôi ít vốn nên toàn làm trụ sống. Trồng lai rai mỗi năm vài chục trụ, tới nay mới được gấn 1000 trụ, kinh doanh 150 tru. Và tận dụng rơm rác là chủ yếu. Thân!

    • Chao bạn Tiêu 10kg
      Xem bạn chia sẻ tôi cho rằng bạn quá chủ quan về cách trồng tiêu của gia đình bạn. Tuổi thọ của cây tiêu rất dài, không phải ngày một ngày hai mà cho rằng cách trồng tiêu của bạn là an toàn. Xung quanh nhà bạn tiêu bị chết nhưng nhà bạn không chết, tôi cho rằng mầm bệnh chưa lây lan, chưa viếng vườn bạn đó thôi. Trước đây tôi có trao đổi trên điễn đàn, tôi có anh bạn trồng 2000 trụ, năm 2011 chết có vài trụ, năm 2012 chết 1000 trụ, năm nay đã chết hết số còn lại. Bạn biết không vườn tiêu nầy đầu tư rất kỹ, năm 2011 năng suất lên đến 12 tấn. Theo tôi biết cứ 1 m2 đất chỉ cần 170 lít nước là đủ bảo hòa, đất đỏ bazan hàm lượng sét rất cao do đó chỉ cần mưa liên tục ba bốn ngày dù đất vườn bạn thoát nước cũng chỉ trên mặt, còn tầng 40cm trở xuống không thể thoát nước được. Bộ rễ tiêu ăn rất sâu, nhất là rể cọc và rể bàng, dễ bị úng. Khi đó nấm các loại tấn công thì trở tay cũng không kịp. Cách làm của nhà bạn chỉ thích hợp với tiêu tơ, trồng mới chứ khi vào kinh doanh bạn đừng chủ quan nhé. Vài dòng chia sẻ. Chúc bạn may mắn. Thân.

    • Trồng gần 1000 trụ và mới vào kinh doanh 150 trụ thì chưa nói lên được điều gì !

  10. Chào chú Nguyễn Vịnh cùng bà con trên diễn đàn, giá tiêu các nơi như thế nào chứ ở Đăk Nông chiều nay còn 148ngàn kg. Đăk Nông đang vào thu hoạch khô mẻ nào bà con bán mẻ nấy, đúng vào thời điểm lễ Giáng sinh và Tết dương cứ 1 ngày đại lý báo hạ 2 đến 5 ngàn.
    Chúc mọi người trên diễn dàn luôn vui khỏe hạnh phúc.

    • Chào @nhân đạo.
      Giá tiêu ở mỗi nơi mỗi khác do cách mua và tập quán mua bán cũng khác nhau. Nhưng về tổng thể thì chênh lệch nhau cũng không lớn lắm.
      Hiện nay, giá tiêu vụ mới thấp hơn vụ cũ 7-8k/kg. Công ty cũng thích nhập hàng vụ cũ vì nhu cầu của khách cao hơn.

  11. Chào Tieu suy chưpưh. Cảm ơn bạn và mọi người trên diễn đàn đã đóng góp ý kiến nhắc nhở để tôi xem lại cách chăm sóc của mình. Mỗi một ý kiến như một thang thuốc bổ, giúp tôi tỉnh lại hơn.

    • Chào @Tieu10kg
      Rất vui khi bạn đã nhận thức ra vấn đề. Chắc chắn trong cách làm của bạn có gì đó không ổn nên bà con mới phản đối. Tất nhiên cách làm của bạn là quyền bạn. Bà con lên tiếng là lo ngại sự chủ quan này khi đưa lên mạng sẽ lây lan qua người khác.
      Tôi chia sẻ thêm với bạn, những vườn tiêu lớn ở Chư Sê, Chư Pưh có hàng chục ngàn trụ, thuê hẳn kỹ sư về chăm sóc… mà nay có nhiều vườn chỉ còn lèo tèo vài đám. Trước đây các chủ vườn cũng vỗ ngực tự hào, mà họ có quyền tự hào khi thu mỗi năm hàng chục tấn tiêu, có nhiều đại gia trên số trăm tấn. Nhưng nay thì sao? Bạn đọc những bài báo đăng về tiêu của Báo GiaLai thì biết…
      Phòng bệnh hơn chữa bệnh, tục ngữ đã khẳng định. Để cho nó bùng phát, có khi cho nó mồi lửa rồi trồng lại hơn là đổ tiền ra cứu chữa cực kỳ tốn kém mà không được gì.
      Thân

    • Bác Nguyễn Vịnh nói đúng, trồng tiêu không nên chủ quan, nhưng ý em và bác Tieu10kg ở đây là trồng tiêu cũng phải có cách hợp lý. Vì em thấy đa số mọi người trồng tiêu khi tiêu vào thu hoạch thì cái hố trũng lắm, không đào bồn cho rễ thoáng và hút nước thì mầm bệnh càng dễ tấn công. Ở xóm nhà em ông bên cạnh đào hố sâu ngang lưng quần, bề ngang thì hẹp để tránh đụng rễ. Em nghĩ đó cũng là cách hay mà mọi người nên học hỏi, chứ cứ khư khư cho mình là đúng cũng không được.
      Còn trồng tiêu thì có ai chủ quan được bác, ngày nào ông già em cũng ra vườn tiêu trông mom cả, nghe xung quanh chết nhiều quá cũng lo lắm.
      @ bác Tiêu10kg: nhà em cũng ở Chư Prông. Bác làm ở xã nào, có gần chổ em không?

  12. Đọc bài của Bạn, lá tiêu xanh “đen”, Bạn xem lại có dư đạm không đó ? Mà dư đạm thì chắc chắn tiêu không khỏe đâu, thêm nữa chỉ bón phân hóa học lúc ra bông, theo kinh nghiệm không chỉ khi ra bông mới cần phân hóa học, nó vẫn cần sau khi thu hoach, trước khi ra bông, sau đậu trái và trước thu hoạch nhưng số lượng tùy thời điểm, chủ yếu là kali – cần cho cây khỏe – cấn cho phân hóa mầm hoa – chiu hạn… Mầm bệnh nó như bệnh ung thư, tiểm ẩn rất lâu, ta không biết để phòng ngừa, rồi nó mới như bom nguyên tử… Còn trồng tiêu mà đánh bồn như trồng cafe thì tôi không bao giờ tin tưởng và cũng không bao giờ làm.
    Mong bạn thành công, vườn của tôi, cạnh rẫy và cuối rẫy chết lai rai, tôi đang phải xịt ngừa, may mắn chỉ 2 cây chết 1, 2 giây mà tôi đang lo. Thân.

    • Chào bác Hoàng văn Lập
      Cạnh rẫy nhà em cũng có tiêu bị chết đã nhắc họ gom đốt nhiều lần mà họ chẳng buồn phá bỏ. Thật lo vì tiêu nhà em đứng sát bên cạnh. Buồn lắm bác à, dập dịch bệnh phải cần có sự chung tay chung sức của nhà vườn xung quanh, một mình phòng chống chắc không xuể. Bác có kinh nghiệm gì để bệnh không lây lan qua vườn mình ? Bác dùng thuốc gì để phun phòng? Mong bác chia sẻ cho em và bà con có trường hợp trên để áp dụng. Chúc bác sức khỏe.

  13. Chào mọi người. Cháu thấy mọi người trên diễn đàn bình luận. Riêng suy nghĩ của cháu, cháu cũng không biết đúng sai là như thế nào.. Cháu đọc báo và chứng kiến thực tế thì tiêu bị chết cũng nhiều. “Người chăm sóc tốt xấu, thậm chí thuê kỹ sư bằng đỏ về làm đúng kỹ thuật mà cũng chết”. Còn người dân mình chỉ hiểu biết phần nào, tiêu bị chết là đương nhiên. Người dân ở vùng cháu giờ rất hoang mang vì chết nhiều quá. Những nhà còn sót lại thì bây giờ mặc phó cho trời. Chúc cả nhà mạnh khoẻ…

  14. Cháu chào bác Lập. Cháu ở Định Quán. Ở đây bây giờ tiêu chết nhiều lắm, mà không thấy họ xịt gì hêt. Cháu đầu tư xịt rất nhiều mà vẫn đi lai rai. Cháu thấy bác rất cẩn thận nên cháu cần học ở bác nhiều. Chúc bác nhiều sức khỏe.

  15. Năm nay bệnh phát tán rộng ở nhiều vùng. Mầm bệnh đã dày và nhiều hơn mọi năm. Nếu chúng ta không có những các biện pháp phòng trừ tốt thì năm tới còn chết nhiều hơn. Ở chỗ tôi mọi người đa số là rất chủ quan hoặc vẫn mù mờ với bệnh tật. Bồn tiêu hầu hết là trũng cành lá để loà xòa sát đất. Những cây chết vẫn để nguyên không gom đốt. Nhìn cảnh tượng như vậy thật là lo ngại cho năm tới.

    • Chào bạn Nguyễn Văn Chinh.
      Nếu những vườn bên cạnh đã bị bệnh chết nhưng vẫn không gom để đốt bỏ thì chỉ cần một cơn gió là bào tử nấm bệnh tha hồ bay sang, mà không chỉ sang mỗi vườn nhà bạn.
      Giờ bạn và bà con xung quanh phải làm sao đây?

  16. Mình thì nhặt đến chiếc lá cuối cùng mà đốt xử lí. Còn hàng xóm chết nhiều mà để y nguyên. Tôi ái ngại quá.

  17. Thân chào @Thanh Sơn!
    Nấm Phytophthora gây dịch bệnh thối cổ rễ chết nhanh là nấm thủy sinh, muốn khống chế dịch bệnh thì phải vun cao gốc tiêu, đào hố rút nước cục bộ trong vườn, không để gốc tiêu bị ngập úng trong mùa mưa thì bào tử nấm này cũng khó phát triển thành nấm, dùng phân chuồng ủ nấm đối kháng, phòng ngừa nấm bệnh bằng hóa học và sinh học định kỳ, mật độ phòng ngừa dày hơn bình thường. Theo mình với biện pháp canh tác và phòng ngừa bệnh như vậy hy vọng vượt qua cơn đại dịch này.

    • Chào Nguyễn Thành Xuân
      Hình như đang lẫn lộn đề tài. Mình đang nói chuyện để ngăn chặn sự lây lan trong môi trường chứ không nói về cách chăm sóc và phòng ngừa.

  18. Mình cũng chia sẻ với bà con quanh đó rất nhiều, nhưng chẳng ăn thua. Hầu hết mọi người cho là không phòng trừ được bệnh chết nhanh này. Nếu vừa rồi mình không chữa trị tốt thì chắc là bây giờ chỉ còn già nửa số trụ.

  19. Anh Chinh nói đúng đó. Vừa rồi lo chữa tiêu mà mất ăn mất ngủ sụt 6 kg. Hàng xóm họ nói trời cho thì ăn, không chữa được đâu mà còn tốn tiền.

    • Đói ăn rau, đau uống thuốc. Trời nào cho mấy anh không chịu làm mà chực chờ sung rụng !

  20. Thân chào bạn @tiêu lép!
    Mình rất vui khi nhận được chia sẽ ý kiến của bạn, nhưng ý của mình là biện pháp sống cùng lũ, muốn tránh lũ nhưng không tránh được thì phải học cách chấp nhận và sống chung cùng lũ bạn à.
    Thân!

  21. Chào các bạn, phòng trừ cho cây tiêu có nhiều cách, cũng như có nhiều cách lây lan, nhiều khi lây bằng cách nào chúng ta không ngờ. Mình sử dụng sinh học là chính, để phòng ngừa. Nhưng khi trị, buộc phải dùng hóa học. Chung quanh chúng ta nhiều rẫy đã bị chết (c. nhanh), ta buộc phải xịt ngừa ngay. Mình thường dung aliette+ridomin xịt và đổ gốc agri. Khi xịt không chỉ trên cây tiêu, mà mình xịt gốc tiêu phần trên mặt đất và tất cả diện tích đất (khá hao thuốc) trên hàng rào, và lấn sang cả rẫy giáp ranh, vì bào tử nấm đâu chỉ ở trên cây tiêu. Mình thấy làm bồn cho gốc tiêu không hợp lý, nơi trũng trong gốc tiêu, là nơi thu gom các nấm bệnh ủ trong đó, và dễ dàng bùng phát, dù có ngừa cách nào, cũng không chết hết bao tử nấm trong đó, nhất là cần tưới, có độ ẩm đủ nấm phát triển, chờ xâm nhập vào trong rễ, thân tiêu… Rồi vét bồn, có chắc chắn không đứt rễ ? Mùa mưa có chắc không bị úng nước ? Vườn làm sạch cỏ cũng dễ bệnh nhiều, lý do khi bước đi, bào tử dính vào chân, dưới dép và ta đưa đi gieo vãi khắp rẫy ! Rẫy nhiều cỏ, hay trồng cỏ (cỏ lạc dại) khi đi, đã đươc cỏ lau sạch dưới dép. Giới hạn nấm tha đi nơi khác, cả khi kéo ống đi tưới, cũng là cách lây lan.
    Rất đồng ý với bạn Ng.thanh Xuân (ngày3-1-14). Một chút ý mọn, mong đem lại kết quả tốt. Chúc Sáng và T.suy Chư Pưh vẫn còn năng suất như mọi năm, tới mùa thu hoạch rồi. Thân

    • Chào Bác Lập. Cám ơn bác đã chia sẻ. Xem ra biện pháp nguồn bệnh ban đầu sẻ giúp giảm nguồn bệnh tích lũy và lây lan trong vườn và giữa các vườn tiêu lân cận. Rất hiệu quả. Mong bà con có vườn tiêu kề bên bị chết nhanh bởi P.capcisi hãy nhanh chóng phòng ngừa như cách làm của Bác Lập để hạn chế thấp nhất sự lây lan. Tôi cũng chia sẻ thêm cho các bạn là P.capaisi luôn tồn tại dưới tán cây tiêu, Động bào tử là nguồn xâm nhiểm chính trong mùa mưa gây ra triệu chứng chết nhanh, trong khi đó hệ sợi và bào tử có thể xâm nhiểm vào rể cây trong mùa khô khi độ ẩm vùng rể được chúng ta tưới nước. Khi đủ độ ẩm chúng lập tức bùng phát. Vùng tiêu trên tôi khi vườn đang bị bệnh, tưới nhiều nước lại tiếp tục chết thêm. Một ít chia sẻ mong các bạn đón nhận. Thân

  22. Năm tới những vườn đã nhiễm bệnh có nguy cơ bùng phát rất cao. Mong mọi người trên diễn đàn cùng tìm hiểu về cách phòng trừ. Mỗi người đều có cách hay. Chúng ta cùng chia sẻ, thảo luận để tìm ra những giải pháp hữu hiệu nhất thì mới có thể dập tắt được đại dịch này.

  23. Chào bác Lập. Những lời bác chia sẽ thật là tâm huyết và nhiều kinh nghiệm mà bác đã đúc kết qua nhiều năm. Thật quý giá bác ạ. Cảm ơn bác nhiều. Chúc bác một mùa bội thu.

  24. Chào bác Hoàng Văn Lập.
    Em nhớ có lần đọc một comment của bác về việc tháo rủ ngọn tiêu để tiêu bung đọt nhiều hơn. Em nhờ bác giúp một việc như sau:
    Số là em có hai trăm trụ tiêu trồng trên trụ chết bị suy mặc dù chỉ mới 9 năm tuổi. Em cố chăm sóc nhưng chỉ phát tay ác ở dưới, còn ngọn không bung tí nào ! Những cây nầy trái vẫn bình thường, em định thu trái xong sẽ tháo ngon rủ xuống chừng 30cm. Không biết làm như vậy có bung được đọt mới không? Hay thời điểm nào thích hợp nhờ bác chia sẻ. Cám ơn bác. Chúc bác sức khỏe.

  25. Chào tiêu suy chư pưh. Những vườn tiêu nhanh bị suy thường là nền hữu cơ thấp. Trước tiên bạn phải chống suy cây. Khi cây khoẻ thì mới theo ý mình được. Bạn nên bón nhiều phân hữu cơ, sinh học thì cây mới hồi phục được. Thân.

  26. Chào tieu suy chư pưh, cám ơn lời chúc sức khỏe, chắc vì thế mình mới được xuất viện hôm qua (11-2).
    Trụ tiêu chết cao độ 3,5m thì nước và dinh dưỡng vẫn bơm lên đỉnh thoải mái, nhiệt độ không thể quá nóng bị bốc hơi quá nhanh phần trên đỉnh, chỉ phát tay ác bên dưới (?) 9 năm rồi thì tay ác bên dưới dã đầy đủ và phủ hết nọc rồi chứ ? Bạn kiểm tra trên ngọn, có thể đã bị sâu đục thân (rất hiếm), rầy bám bó nhiều, hoặc dây cột xiết quá chặt? Trái vẫn bình thường, tức đủ dinh dưỡng (?). Bạn dùng phân gì, hóa hay sinh ? Độ ẩm đất tốt chứ? Có thừơng dùng phân bón lá? Đừng tháo ngọn rũ xuống mà hãy cắt từ mắt không ra ác, nó sẽ tăng thêm ngọn và ra ác. Bạn nhập ngay ý cuả Nguyễn văn Chinh. Thân

    • Chào bác Lập. Chào bạn Chinh.
      Cám ơn bác rất nhiều, bác mới ở viện về mà đã chia sẻ ngay cho, em rất cảm động và biết ơn. Vâng số tiêu suy nhà em đã phủ trụ, cách nay hai năm bị nấm mạng nhện gây tuột hết đỉnh trụ, em đã cắt ngọn, một số bung được ngọn mới còn một số không nhúc nhích tí nào nên mới mạo muội hỏi bác. Em chăm sóc theo hướng hữu cơ, dùng phân cá tự ủ + Humic là chính. Đầu mùa dùng lân nung chảy+vôi+phân chuồng ủ chung với trấu cà, chỉ dùng đạm và kali thời kỳ ra hoa đậu trái, nuôi trái. Phòng chống tuyến trùng và nấm rất kỹ, năm nay em định số không bung đọt sẻ phá bỏ vì để không kinh tế, nhưng cũng thấy tiếc. 55 tuổi rồi mà vườn tiêu chưa đẹp thấy cũng buồn, chỉ được không chết như những vườn kề bên. Em sẽ cố lần nữa.
      Cầu chúc bác luôn mạnh khỏe, sẳn lòng chia sẻ cho anh em những kinh nghiệm quý về trồng chăm sóc tiêu.
      Bạn Chinh thân! tôi và bạn trước đây cùng huyện mà, có dịp tôi sẽ ghé thăm bạn giao lưu hoc hỏi. Thân

    • Chào @tiêu suy chư pưh.
      Tôi cũng biết bạn cố gắng chăm, nhưng đến nay tiêu vẫn chưa vừa ý. Như trên diễn đàn đã có nhiều chia sẻ, hy vọng bạn sẽ thấy được đâu là nguyên nhân.
      Đúng là tiếc thật !
      Tôi chỉ xin góp ý nhỏ : kiểm tra độ pH đất để điều chỉnh, bón đạm thường xuyên hơn, mua ngay 1 cặp Biosol+Biogel để xử lý mấy trụ tiêu “không nhúc nhích”…
      Chắc là không khó để bạn thực hiện (nếu cần thiết thì trao đổi qua email).
      Thân

  27. Chào Tiêu suy chư pưh. Cảm ơn bạn đã có nhã ý tới thăm. Số đt của tôi là 01676165734. Mong được gặp bạn.

  28. Chào bác Minh Vịnh!
    Cháu ở Quảng Trị, nơi xuất phát giống tiêu Vĩnh Linh. Hiện nay, ở ngoài cháu tiêu chết cũng nhiều lắm. Nghe nói trong nam có giong tiêu ghép góc tiêu rừng Amazon, Không biết có nên thay thế giống tiêu này đê chống bệnh chết nhanh, chết chậm. Không biết năng suất thế nào? Mong bác tư vấn cháu với. Cảm ơn bác nhiều

    • Chào nguyễn xuân sơn!
      Nó đang trong giai đoạn thử nghiệm. Cũng lên khá mạnh nếu biết chăm sóc. Cái gì cũng phải yêu cầu có kỹ thuật. Đã có người thành công với cây trầu ta. Theo tôi nghĩ cũng sẽ thành công với cây trầu Nam Mỹ thôi. Nên trồng trực tiếp cho cây mạnh rồi ghép sẽ tốt hơn.
      Thân!

    • Cảm ơn Bác Minh Vịnh. Em nghĩ loại cây tiêu ghép này khả năng chống bệnh rất tốt nhưng năng suất không cao. du sao cung muốn thử nghiệm xem sao

    • Bạn thật lưu ý là gốc ghép Amazon không chịu hạn, do đó nếu trồng loại này phải có phương án chủ động tưới nước. Chúc bạn thành công.

Gửi phản hồi mới

(?)