Chữa bệnh chết nhanh cho cây tiêu bằng vi khuẩn

, Trồng và Chăm sóc Tiêu, 10

bat-luc-nhin-tieu-chet-khoTrong những năm qua, bệnh chết nhanh (CN), hay còn gọi là thối gốc, rễ trên cây tiêu, đã gây thiệt hại lớn cho người trồng tiêu trên cả nước. Tuy nhiên vẫn chưa có một phương pháp phòng và điều trị bệnh hữu hiệu.

Chia sẻ những khó khăn trên, mới đây các nhà Khoa học tại Đại học Nông lâm Huế đã nghiên cứu thành công giải pháp phòng trị bệnh CN trên cây tiêu bằng chế phẩm sinh học Pseudomonas. Giải pháp đã được áp dụng thử nghiệm tại nhiều vườn tiêu ở Quảng Trị, Đăk Lăk… và cho kết quả rất cao.

Dùng vi khuẩn ức chế vi khuẩn

Trong những năm qua, sản xuất hồ tiêu của Việt Nam bị hạn chế do một số bệnh hại gây nên, trong đó bệnh CN do nấm Phytophthora capsici là bệnh gây hại chủ yếu.

Nấm Phytophthora capsici có thể tấn công, gây hại trên tất cả các bộ phận và các giai đoạn sinh trưởng của cây tiêu. Tại một số vườn tiêu, bệnh CN gây chết hàng loạt, có khi lên đến 100%, khiến cho nông dân nhiều nơi phải phá bỏ vườn tiêu, chuyển đổi cây trồng gây tốn kém, mất thời gian, công sức…

Trước khó khăn đó, đầu năm 2005, các nhà khoa học tại Đại học Nông Lâm Huế đã bắt tay nghiên cứu, thực nghiệm tại nhiều vườn tiêu bị bệnh trên cả nước. Qua nghiên cứu, tìm, phân lập, các nhà Khoa học đã phát hiện trong rễ cây tiêu có vi khuẩn Seudomonas, là vi khuẩn có khả năng ức chế nấm gây bệnh chết nhanh Phytophthora capsici trên cây tiêu. Đây được xem là một phát hiện mang tính đột phá dẫn đến sự thành công sau này.

TS. Trần Thị Thu Hà trưởng nhóm nghiên cứu cho biết, bệnh chết nhanh do nấm Phytophthora capsici tồn tại trong đất xâm nhập vào phá hủy bộ rễ cây, gây ra hiện tượng rụng lá và đốt, thường bắt đầu từ ngọn trở xuống… Chính vì vậy, việc nghiên cứu và sử dụng vi khuẩn đối kháng Seudomonas cấy lây nhiễm vào rễ, thân cây tiêu bị bệnh để ức chế và triệt tiêu nấm bệnh gây hại Phytophthora capsici đã cho kết quả rất cao.

Biện pháp phòng trừ sinh học bằng các vi sinh vật đối kháng nói chung chưa được nghiên cứu và ứng dụng nhiều trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta. Vì vậy, việc nghiên cứu sản xuất chế phẩm sinh học Pseudomonas ứng dụng trong phòng và điều trị bệnh CN trên cây tiêu là việc làm cấp thiết nhằm vực lại diện tích trồng tiêu của cả nước bị bệnh CN tàn phá trong thời gian qua.

Hiệu quả cao – dễ sử dụng

Ở Việt Nam, bệnh CN làm năng suất hồ tiêu hàng năm giảm 15 – 20%, nhiều vườn tiêu bị thiệt hại lên tới 100%, do không có kinh nghiệm phòng trừ, quản lý bệnh, sử dụng thuốc hóa học không đúng cách và đặc biệt là sử dụng lại giống đã bị nhiễm bệnh. Thực tế cho thấy đã có nhiều phương pháp được bà con nông dân áp dụng, tuy nhiên vì một số lý do nên kết quả không được cao. Hơn nữa, hiện nay ở Việt Nam chưa có giống tiêu chống chịu được bệnh CN.

Theo TS. Hà, sử dụng chế phẩm pseudomonas để phòng bệnh hơn là chữa bệnh. Thực hiện phòng bệnh trước mùa mưa (mùa mưa là thời điểm cao nhất của bệnh CN) bằng cách tưới vào thân, gốc và bón lót giống như các loại phân hóa học nên rất dễ dùng. Nếu áp dụng đúng kỹ thuật có thể giảm tỉ lệ cây chết do bệnh xuống từ 15 – 35%, cao hơn nhiều so với các phương pháp khác.

Bên cạnh đó vi khuẩn Seudomonas còn tiết ra chất kích thích sinh trưởng idole, acetic acid, kích thích cây trồng sinh trưởng phát triển mạnh tăng sức đề kháng chống bệnh. Đồng thời, sản phẩm không ảnh hưởng tới môi trường cũng như nông sản sau thu hoạch.

Đặc biệt chế phẩm pseudomonas có thể dùng để xử lý hom tiêu giống, giúp loại bỏ các mầm bệnh và phát triển nhanh gấp 2 lần so với nhân hom giống bình thường.

Với sáng kiến sản suất chế phẩm sinh học từ các chủng vi khuẩn seudomonas và phát triển thành chế phẩm sinh học Pseudomonas để phòng trừ bệnh, áp dụng từ khâu sản xuất tiêu giống cho đến khi trồng đại trà, mở ra một triển vọng mới giúp người dân trồng tiêu hạn chế thiệt hại do bệnh CN gây ra. Ưu điểm của chế phẩm là giúp nông dân chủ động sản xuất và giá thành rất thấp, thấp hơn 2 – 3 lần so với các phương pháp khác, lại không gây ô nhiễm môi trường, không độc hại…

TS. Hà cho biết thêm, nhóm nghiên cứu sẽ tiếp tục phát triển chế phẩm sinh học đa dạng hơn để áp dụng cho các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao khác… Hiện chế phẩm sinh học Pseudomonas mới chỉ được sản xuất quy mô nhỏ phục vụ cho việc nghiên cứu và thử nghiệm tại một số tỉnh như: Quảng Trị, Đăk Lăk… Trong thời gian tới, sẽ được chuyển giao công nghệ để sản xuất theo quy mô lớn nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân.

10 Phản hồiGửi phản hồi mới
  1. Mong các nhà khoa học sẽ sản xuất chế phẩm sinh học trên một cách đại trà và phát triển rộng rãi trên các thị trường có trồng tiêu để đáp ứng được nhu cầu của nông dân chúng tôi.

  2. Tôi ở Đồng Nai, tôi rất muốn biết chế phẩm sinh học pseudomonas của trường ĐH Huế đã chuyển giao công nghệ cho nơi nào sản xuất chưa? Và được bán ỏ đâu? Nếu ai đã sử dụng hoặc biết nơi bán xin chỉ giúp tôi qua địa chỉ email hay số điện thoại dưới đây. Tôi chân thành cảm ơn.

    Email : phuocthienmail@gmail.com
    DT : 0979697273

  3. Bạn Vịnh ơi, sao lại dùng TRICODERMA ngăn ngừa là chắc nhất? vậy nếu đã dùng Tricho rồi thì không cần Pseudomnas nữa phải không? Nhờ bạn nhé.
    Thân

  4. Chào cộng đồng Giatieu.com !
    Theo như bài báo” Hiện chế phẩm sinh học Pseudomnas mới chỉ được sản xuất quy mô nhỏ cho việc nghiên cứu và thử nghiệm tại một số tỉnh như Quảng Trị, Daklak…Trong thời gian tới sẽ được chuyển giao công nghệ để sản xuất theo qui mô lớn nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân.”
    Vậy theo bà con sản phẩm Pseudomnas của (… đoạn này được ẩn…) là thật không nhỉ?
    Xin các bạn có thông tin về việc này xin cho bà con biết với nhé.
    Thân!

    • Chào @Minh, @Liêm BMT
      Các bạn thắc mắc có vẻ hợp lí, nhưng các bạn không chú ý là bài báo được giatieu.com đăng từ ngày 25/04/2012, nghĩa là ít nhất cũng được 16 tháng rồi.
      Hi vọng lần sau các bạn thận trọng hơn. Thân

  5. Xin chào.
    Xin chia sẻ với cộng đồng về chế phẩm Pseudomonas sử dụng phòng bệnh chết nhanh chết chậm trên cây tiêu mà nhiều người chưa dùng nó. 2 năm qua tôi đã dùng SP loại này thấy hiệu quả rất tốt. (…) Tiêu nhỏ phát triển nhanh, tiêu lớn xanh và năng xuất. Điều quan trọng là hiện tượng chết nhanh và chậm không còn thấy tái diễn trong vườn nữa. Sản phẩm này có 2 loại nước và bột sử dụng rất tiện.

  6. Tôi đã sử dụng loại pseudonas được 9 tháng rồi, sục gốc 3 lần xịt 3 lần, làm theo hướng dẫn của nhân viên công ty (…). Tôi chỉ dùng thử 100 gốc trên 600, kết quả đến bây giờ 100 gốc bệnh lên bệnh xuống. Tôi không hiểu nhiều về công dụng của các loại thuốc. Tôi dùng thử và so sánh thực tế, tôi thấy hiệu quả không đc như mong muốn.
    Thân chào

  7. Chào anh Vịnh !
    Xin lỗi anh nhé lần sau tôi sẽ thận trọng hơn bởi do không chú ý, tưởng bài mới đăng.
    Thân!

  8. Vấn đề là lựa chọn chủng vi khuẩn nào để trị bệnh cho cây trồng.
    Theo rôi thấy giatieu.com quảng bá sử dụng vi khuẩn Streptomyces có trong sản phẩm Forge SP do cty Innolite nhập khẩu từ Mỹ là hợp lý hơn cả.
    Streptomyces là dòng vi khuẩn kháng sinh, từ lâu đã được nuôi cấy để chiết xuất hoạt chất kháng sinh chữa bệnh cho người. Hơn nữa dòng vi khuẩn này có tính năng rất đa dạng, vừa phòng trừ các loại bệnh nấm hại như chết vàng lá thối rễ, chết nhanh chết chậm hồ tiêu, xì mủ sầu riêng, mà còn diệt cả tuyến trùng gây hại hệ rễ.
    Ngoài ra vi khuẩn có khả năng phân giải cellulose nên còn dùng để ủ phân hữu cơ, luôn giữ cho vườn cây sạch sẽ, ngăn chặn nám bệnh lây lan.
    Ghi nhận chưa có dòng vi khuẩn nào đa năng như dòng vi khuẩn streptomyces này !

Gửi phản hồi mới

(?)