Giá hạt tiêu đảo chiều sụt mạnh

, Thị trường hạt tiêu, 30

Theo các thương lái, tiêu đen giống Vĩnh Linh, tiêu Sẻ còn được thu mua cao hơn giá sàn 2-3 ngàn đồng/kg cho nhu cầu chế biến tiêu sọ (tiêu trắng).

Qua 3 phiên liên tiếp sau ngày chuyển kỳ hạn tháng (19, 21, 22/5), giá tiêu kỳ hạn thế giới trên sàn NCDEX tại Kochi-Ấn Độ tăng trưởng mạnh mẽ trong sự đẩy giá của nhà đầu cơ và nỗi lo về nguồn cung. Kỳ hạn giao tháng 6 tăng tổng cộng 1.275 Rupi lên mức 40.390 Rupi/tạ, tức tăng 3,26 % lên tương đương 7.369 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 7 tăng tổng cộng 1.260 Rupi lên mức 40.980 Rupi/tạ, tức tăng 3,17 % lên tương đương 7.477 USD/tấn. ( 1 USD =  54,8106 Rupi )

Giá hạt tiêu giao ngay tại thị trường nội địa Ấn Độ đồng loạt tăng thêm 1.500 Rupi theo xu hướng của thị trường tương lai và nguồn cung trong nước vẫn còn hạn chế. Tiêu xô có giá 38.200 Rupi/tạ, tương đương 6.969 USD/tấn và tiêu chọn MG1 giá 39.700 Rupi/tạ, tương đương 7.243 USD/tấn, tăng 130-140 USD so với tuần trước.

Giá tiêu kỳ hạn trên sàn SMX tại Singapore cũng tăng mạnh. Kỳ hạn giao tháng 6 tăng 260 USD, tức tăng 4,03 %, lên 6.710 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 7 tăng 259 USD, tức cũng tăng 4,03 %, lên 6.689 USD/tấn trong ngày 22/5. Đây là những phiên giao dịch tăng mạnh hiếm thấy trên sàn tiêu kỳ hạn này.

Tuy nhiên sang phiên 23/5, tình hình lại thay đổi hoàn toàn trên khắp các thị trường bởi hoạt động chốt lời của nhà đầu tư. Tại sàn NCDEX, kỳ hạn giao tháng 6 mất 1.465 Rupi, tức giảm 3,63 %, xuống còn 38.925 Rupi/tạ, tương đương 7.033 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 7 cũng mất 1.415 Rupi, tức giảm 3,45 %, xuống còn 39.565 Rupi/tạ, tương đương 7.149 USD/tấn. ( 1 USD = 55,3446 Rupi )

Giá hạt tiêu giao ngay tại thị trường nội địa Ấn Độ đồng loạt mất 800 Rupi theo xu hướng giảm của thị trường kỳ hạn. Giá tiêu xô giảm còn 37.400 Rupi/tạ, tương đương 6.758 USD/tấn và tiêu chọn MG1 giảm còn 38.900 Rupi/tạ, tương đương 7.029 USD/tấn, mất 70-80 USD so với tuần trước.

Giá hạt tiêu trong nước cũng sụt giảm theo giá tiêu kỳ hạn. Chiều 23/5, giá tiêu đen xô trên các thị trường đồng loạt mất 1-2 ngàn đồng/kg trong tâm trạng lo lắng của các thương lái.

Đóng cửa phiên giao dịch cùng ngày, giá tiêu kỳ hạn trên sàn SMX tại Singapore cũng sụt giảm. Kỳ hạn giao tháng 6 và giao tháng 7 cùng mất 110 USD, tương đương mất 1,64%, xuống còn 6.600 USD/tấn và 6.579 USD/tấn. Đây là những phiên giao dịch trầm lắng vì thiếu khách.

Tiêu đặc chủng (MG1) Ấn Độ trên thị trường quốc tế có giá 7.200-7.250 USD/tấn (C&F) đối với hàng đi châu Âu và 7.500-7.550 USD/tấn (C&F) đối với hàng đi Mỹ, không đổi, tương đương với giá hàng của các xuất xứ khác.

Hạt tiêu đen Việt Nam được các nhà nhập khẩu chào mua loại 500 Gr/l-FAQ với giá 6.350-6.400 USD/tấn và loại 550 Gr/l-FAQ với giá 6.650-6.700 USD/tấn, (FOB), không đổi so với tuần trước. Tiêu đen loại 570 Gr/l-Asta được chào mua giá 7.050-7.100 USD/tấn, (FOB).

Tính đến thời điểm này, 2 quốc gia châu Á có sản lượng tiêu đứng đầu thế giới là Việt Nam và Ấn Độ đã cơ bản hoàn tất vụ tiêu 2011/2012. Nhưng giá tiêu thế giới vẫn nóng bởi IPC dự kiến năm 2012 thế giới sẽ thiếu khoảng 51.000 tấn. Do nhu cầu tiêu thụ cao nên Ấn Độ chỉ dành 1 phần cho xuất khẩu. Trái lại người trồng tiêu ở Việt Nam rút kinh nghiệm giá những năm qua nên không vội vàng bán ra nếu không có nhu cầu bức thiết.

Các thương lái thường thu mua hạt tiêu cho biết, khi giá ổn định thì còn có hàng để thu mua, còn khi giá biến động thì thị trường gần như đóng băng. Tâm lý người trồng tiêu thường e ngại, sợ bán hớ khi giá đang tăng nhưng tỏ ra tiếc nuối khi giá đảo chiều vì không bán kịp thời, nên rất khó mua được hàng những khi giá cả không ổn định.

Theo thống kê của Hải Quan, xuất khẩu tháng 4 đạt 16.580 tấn tiêu các loại với giá trị kim ngạch 111,9 triệu USD, giảm 11,7% về lượng và giảm 12,6% về giá so với tháng trước, nâng lượng xuất khẩu 4 tháng đầu năm lên 47.360 tấn tiêu các loại, tăng 14,3% về lượng và tăng mạnh đến 52% về giá trị kim ngạch so với cùng kỳ năm trước. Mỹ, UAE, Đức vẫn là các thị trường truyền thống dẫn đầu về nhập khẩu tiêu của nước ta.

Anh Văn

30 Phản hồiGửi phản hồi mới
  1. Giá cả bấp bênh quá Anh Văn ơi! Nay lên mai lại xuống chóng cả mặt, ko biết nên bán hay nên giữ tiêu lại? Anh tư vấn cho bà con đi… Cảm ơn anh!

  2. Theo tôi, giá tiêu sẽ lên cao vào khoảng tháng 9, tháng 10, rồi sẽ giảm dần đến tháng 2, tháng 3 năm sau.
    Tôi cũng đang có 30 tấn tiêu kỳ hạn trên sàn SMX, hy vọng sẽ bán được giá cao.

  3. Cảm ơn Châu Huế nha. T.Tâm đọc bài này rồi và yên tâm cất tiêu đến tháng 6 xem sao. Năm ngoái mình để 3 tấn đến cuối tháng 8 bán được giá 118k sau 1 tháng tiêu lên 140k tiếc quá. Năm nay mình chưa bán hạt nào, đang chờ vận may đây.

  4. @Thanh Tâm – Cưkuin
    *TT hãy nhớ lại bài học từ lịch sử để rút kinh nghiệm cho mình chứ. Tuy không phải năm nào nó cũng xảy ra giống nhau nhưng qui luật là thuộc về nó ! Sao năm nay TT lại nôn nóng vậy?

    *Cám ơn Châu Huế nha, bạn tuyệt lắm đó.

  5. Tham gia giao dịch tiêu đen trên sàn giao dịch SMX từ giữa tháng 2 tới nay, tôi thấy rất ít người giao dịch, dường như là có một vài cá nhân hay tổ chức nước ngoài có vốn cũng mạnh họ đang tự mua vào và bán ra số lượng tương tự nhau (mỗi lần 10 lot = 50 tấn) với giá rất thấp (khoảng $6150 đến $6350/ 1 tấn).
    Với việc giao dịch này thì họ chỉ phải trả phí môi giới commission 6USD/1 lot = 5 tấn cho SMX, nhưng họ sẽ đạt được mục đích quan trọng là tạo mặt bằng giá thấp trên sàn, và từ đó các công ty của họ sẽ mua được tiêu đen (tiêu vật chất trong nước ta) với giá quy đổi tương ứng với giá trên sàn là rất rẻ.
    Tôi nghĩ bà con ta nên trữ lại tiêu, không nên bán lúc này. Các năm qua, giá tiêu thường đạt đỉnh vào khoảng tháng 9 và tháng 10. Hy vọng năm nay cũng không ngoại lệ.
    Chúc bà con mạnh khỏe và bán được vùng giá cao nhất.

  6. Tôi đồng tình với những quan sát của bạn Nguyễn Tri. Tôi cũng cho là những đại gia buôn tiêu thế giới đang mượn sàn SMX để đè giá tiêu của VN. Chỉ cấn bỏ ra vài chục USD phí giao dịch rồi tay trái bán tay phải mua là đã áp được giá khớp trên sàn. Sẽ kiếm lời hàng trăm nghìn USD khi chỉ cần 1 ngày thâu tóm tiêu tại thị trường HCM nhờ đã áp được giá.
    Tôi nghĩ là VN cần xem lại việc tham chiếu giá của sàn này.

  7. Ý kiến của bác rất hợp lí, chỉ tội cho nhà vườn trồng tiêu thôi. Đầu cơ nước ngoài lợi dụng giá sàn SMX để ép giá tiêu XK của VN. Còn DNVN cũng lợi dụng giá sàn SMX để ép giá mua rẻ của bà con.
    Người bị thiệt chính là nông dân mình, người trực tiếp sản xuất ra hạt tiêu để XK, làm ra một chuỗi lợi nhuận cho biết bao nhiêu người hưởng theo, mà chẳng ai quan tâm.
    Dẹp cái sàn này là vừa, còn duy trì nông dân mình còn khổ !

  8. Dù đang bị áp lực của nhà nhập khẩu quốc tế nhưng cũng không thể ngăn chặn đà tăng giá kể từ tuần này.
    Bà con nhà vườn hãy yên tâm chờ đợi, giá sẽ tăng qua mốc 140k trong tháng 6…

  9. Trên nhiều trang mạng có 1 đoạn dịch này được đăng trong nhiều bài viết khác nhau:
    Theo báo cáo từ Indonesia, sản lượng vụ này sẽ tăng lên 30.000-35.000 tấn, so với mức thông thường chỉ 22.000-25.000 tấn. Tương tự, Sri Lanka cũng sẽ bội thu với 15.000 tấn, khiến nguồn cung trên toàn cầu nửa cuối năm nay khá dồi dào. Bởi vậy, phần lớn khách hàng châu Âu đang chờ đợi lúc Indonesia và Sri Lanka thu hoạch rộ.
    Hình như thông tin này ko được chính xác và viết có ý gì? Xin tham khảo các bác.

  10. Ui zà ! Tin của nhà đầu cơ thuê viết í mà, sao mà chính xác được. Chỉ cần có mấy từ: tăng, bội thu, dồi dào, khách hàng đang chờ đợi… là tạo ra cảm giác liền.

  11. Vậy năm nay tôi nghe theo các bác xem sao. Năm ngoái tôi bán chỉ được có giá 110 về sau giá lên tiếc quá.

  12. Tại sao mấy bữa nay san SMX không giao dịch hay là nhiều người lên tiếng phản đối quá nên không hoạt động nữa, theo tôi hãy dẹp bỏ sàn này đi là vừa, chẳng có lợi gì cho người làm ra hạt tiêu mà chỉ tạo đều kiện cho nhóm người…
    Các bạn thân mến chưa tới lúc chúng ta phải bán hàng đâu, cung năm nay thiếu rất nhiều, nếu cứ ghim hàng như hiện nay buột giá phải bức phá trong một ngày gần đây, tới lúc đó chúng ta bán không muộn. Đây là phương án tốt nhất dành cho những người ghìm giá hạt tiêu Việt Nam chúng ta buột phải tăng giá còn không thì vỡ hợp đồng.

  13. Cảm ơn Anh Văn, cảm ơn mọi người. Năm nay tôi cũng nghe các bác cứ làm liều quyết để tiêu trong kho, lúc nào các bác bảo bán được thì ta bán ? Năm ngoái bán xong giá lên tiếc quá….

  14. Theo quy luật thị trường thì ai có sản lượng hàng hóa lớn nhất sẽ khống chế được thị trường. Vậy mà Việt Nam có sản lượng tiêu đứng đầu thế giới mà sao mình cứ phải phụ thuộc giá cả vào người ta là thế nào hả các bác? Thật khó hiểu!

  15. Mọi người cần kiên nhẫn. Kinh tế thế giới đang khủng hoảng nặng nề, bị mắc lầy tại Euro. Đồng USD đang tăng mạnh, khiến tất cả các mặt hàng đều giảm mạnh. Vì thế các bác nông dân cần kiên nhẫn chờ đợi. Vì thời điểm này cũng còn quá sớm, so với chu kỳ năm trước. Cũng dễ hiểu thôi, mọi sản phẩm tạo ra chỉ chờ đến Tết (Tết thế giới). Cho nên các nhà chế biến phải tập trung mua để chế biến cho cuối năm mà ăn, mà bán chứ. Do đó bắt đầu thời điểm tháng 06 đến tháng 09 sẽ sôi động. Cuối tháng 06 nhìn nhận thị trường một lần nữa rồi quyết.

  16. Vừa rồi bán 500 kg giá 132 vnđ mua phân bón, giờ nghe theo các bạn không bán nữa chờ ý kiến của các bạn. Năm ngoái bán có 100k tiếc quá.

  17. Năm ngoái mình bán giá 160 nhờ theo dõi sát thị trường, nhưng năm nay quả thật mình không biết sao nữa.

  18. Mình có nhu cầu mua tiêu hạt, nếu bạn nào có bán, alo mình nhé. Mình mua về công ty mình sản xuất. Mình mua không nhiều. Sắp tới, mình định xuất khẩu tiêu luôn nhưng không biết có gặp trở ngại gì không nữa. Cũng hơi ngại!

  19. Bạn Nam BRVT, bạn trồng tiêu lâu chưa? Bạn chỉ cho mình cách phòng trị bịnh, tuyến trùng theo kinh nghiệm bạn làm. Cảm ơn bạn.

  20. Số đt của mình 0902 550 442. Chắc chắn mình sẽ mua cao hơn rồi, nhưng mà hiện giờ mình mua ít thôi bạn à. Vì mình tranh thủ ký được họp đồng xuất khẩu thì lúc đó mình sẽ mua nhiều hơn, hiện tại mình mua để sản xuất. Khi chuẩn bị bán, bạn cứ alo cho mình thử, hiện tại mình đang chuẩn bị các giấy tờ thôi à, giấy công bố chất lượng sản phẩm,… Cám ơn bạn đã quan tâm.

Gửi phản hồi mới

(?)