Gia Lai: Lúng túng khi xử lý bệnh cho tiêu mới trồng

, Trồng và Chăm sóc Tiêu, 32

Người dân ồ ạt đầu tư trồng tiêu là câu chuyện không mới. Điều này cũng dễ hiểu bởi hiện tại hồ tiêu là mặt hàng nông sản mang lại giá trị kinh tế cao hơn so với các loại nông sản khác. Tuy nhiên vấn đề mà nhiều nông dân đang gặp phải, đó là vẫn rất lúng túng khi thực hiện chăm sóc, phòng ngừa sâu bệnh gây hại trên hồ tiêu. Như vậy xem ra việc trồng hồ tiêu đối với nhiều người dân vẫn mang tính may rủi rất cao. 

Giúp cây tiêu sinh trưởng tốt, nhiều bà con cho biết vẫn đang rất lúng túng.

Nhiều bà con trồng tiêu cho biết vẫn đang rất lúng túng khi chăm sóc tiêu con.

Các hiện tượng khi tiêu trồng được 1 năm tuổi thường xảy ra và rất đáng lo ngại, đó là chết dây, chết trụ, xoắn lá, vàng lá, tháo đốt…Qua khảo sát tại rất nhiều vườn tiêu mới trồng, bà con cho biết hầu như vườn tiêu nào trồng mới cũng có những hiện tượng trên. Tuy nhiên, vấn đề xác định được nguyên nhân để có biện pháp xử lý thích hợp, giúp cây tiêu sinh trưởng tốt, nhiều bà con cho biết vẫn đang rất lúng túng.

Ông Trương Thành Công, xã Đăk SơMei, huyện Đăk Đoa nói: “Tôi trồng tiêu được 3 năm nay nhưng có những bệnh vàng lá, xoắn lá, tháo khớp và đã xử lý nhưng cũng không được. Tôi cũng không biết là bị gì? Trước khi trồng tôi cũng có học hỏi, nắm kỹ thuật chăm sóc cây tiêu, tôi làm thấy cũng được nhưng sao vẫn thấy bị bệnh”.

Theo kinh nghiệm mà nhiều nông dân chia sẻ, vấn đề xác định nguyên nhân và xử lý tiêu bệnh chủ yếu dựa vào kinh nghiệm bản thân hoặc kinh nghiệm người làm trước chỉ cho người làm sau, nên hiệu quả mang lại không như mong đợi.

Anh Phạm Văn Phú, Thôn 18, xã Đăk SơMei, huyện Đăk Đoa chia sẻ: “Theo tôi hiểu là bị tuyến trùng. Mình cũng xử lý có lúc bớt, lúc không bớt nên cũng không biết xử lý sao hết”.

Xử lý nhưng không mang lại hiệu quả đó là vấn đề mà rất nhiều nông dân trồng tiêu đang gặp phải khi vườn tiêu bị bệnh. Hiện nay thị trường phân bón, thuốc bảo vệ thực vật khá đa dạng, phong phú. Tuy nhiên, điều quan trọng người dân cần nắm đó là phải xác định được nguyên nhân, từ đó mới có biện pháp xử lý thích hợp để giúp cây trồng sinh trưởng, phát triển bền vững, mang lại hiệu quả kinh tế cao như mong đợi. Vì vậy, việc trang bị những kiến thức mang tính khoa học kỹ thuật là điều rất quan trọng mà người trồng tiêu cũng như bà con nông dân cần phải quan tâm hơn nữa.

32 Phản hồiGửi phản hồi mới
  1. Trồng tiêu mà đào bới quá nhiều vào vùng gốc rễ như vậy thì hỏi sao tiêu không sinh chứng này, tật nọ!

    • -Bị nấm và côn trùng chích hút nhẹ.
      -Thiếu trung vi lượng
      -Thiếu nền hữu cơ.
      Trước mắt phun và đổ gốc biosol+biogel để tiêu có màu xanh rồi xử lý sâu bệnh sau.
      Có thể xử lý kết hợp nhưng cần chú ý phân thuốc hợp lý.

    • Anh này bị gặp phân đểu rồi ! Chịu khó mà khắc phục thôi.

    • Tiêu này bị bệnh vàng lá chết chậm, chữa trị dài ngày khá tốn kém, nhưng vẫn hồi phục được nếu chữa đúng cách, kiên trì xử lý từng bước.
      Đầu tiên phải sử dụng thuốc hóa học để tạm thời ngăn chặn, không cho bệnh phát triển.
      Sau đó là dùng các chế phẩm hữu cơ, sinh học để tăng sức đề kháng và lấy lại màu xanh…
      Việc đơn giãn là dùng nấm đối kháng trichoderma sp. để phòng bệnh, nhắc hoài nhưng bà con vẫn cứ chủ quan nên mới ra cơ sự này !

    • Tiêu nhà bạn bị bệnh chết chậm rồi ! Loại bệnh này bị từng thân một rồi sau tới cả trụ , thời gian có thể kéo dài tới 2 năm. Nguyên nhân do rệp sáp phá hoại vùng cổ rễ, khi gặp nước mưa từ ngoài tràn vào hay độ ẩm thích hợp thì nấm bệnh sẽ phát triển mạnh tại vùng cổ rễ và gây hại cho tiêu. Loại nấm này rất đáng sợ nó làm chết cả cây trụ sống luôn chứ không riêng chi một mình tiêu. Hiện chưa có thuốc gì để trị được loại nấm này !
      Nếu mới bị nhẹ thì có thể dùng Agriphos-400 hay loại có hoạt chất phosphonate vừa phun vừa đổ gốc. Khi tiêu đã bị nặng hay dây tiêu đã bong ra khỏi trụ thì thôi đừng chữa nữa vì không hiệu quả. Hãy chú ý đến rệp sáp, độ ẩm và nước từ ngoài tràn vào vườn tiêu ngay từ đầu để phòng tránh cho bệnh này !

  2. Chào các bạn, chào cộng đồng !
    Tôi đã từng là “thầy bói sờ voi”. Bây giờ vẫn còn lưu luyến => kimh nghiệm rut ra được từ thực tế không phải dễ.
    Tôi có em, có bạn trồng tiêu – rất gần, nhưng tiêu vẫn chết sạch ! Chỉ vì tôi là nông dân, trong khi họ chỉ nghe lời kỹ sư… Đáng tiếc ! Kỹ sư cũng có nhiều loại lắm… Ai muốn đẹp hãy đến cát tường.

    • Tiêu bị bệnh thối gốc do nấm Rhizoctonia, có thể kết hợp với một số loại nấm khác nữa.
      Xử lý bằng các loại thuốc trừ nấm đã trao đổi nhiều lần trên diễn đàn.

    • Tiêu bạn chết do nấm bệnh đó, vì bị rệp sáp tiêu sẽ vàng và lá nhỏ hơi quăn lại.

  3. Xin chào cộng đồng.
    Phải nói là chưa thấy năm nào có những tình trạng khó trồng và khó hiểu như năm nay.
    Có vườn Tiêu hạ trụ lúc đầu lên đẹp như mơ. Đùng một cái rụng đọt thối ngọn, chữa xong thi xoắn tít như tiêu điên… Có vườn thì lá tiêu phát triển bành to như những lá khoai môn…
    Hiện tượng bạc lá trắng hầu như phổ biến. Gần đây tôi chộp được trong vườn có một trụ tiêu có vài lá trắng bạch tạng như một tờ giấy, xin chia sẻ cộng đồng tìm hiểu nguyên nhân.

    • Chào @Hưng hòa
      Lá trắng như bạch tạng là bệnh khảm lá do 1 loại virus đơn bào, cấu tạo tiền bất định, gây ra làm mất diệp lục. Thường do 1 số côn trùng chích hút như rầy rệp hay dụng cụ cắt giống làm lây lan. Hiện chưa có thuốc đặc trị. Biện pháp tốt nhất là vặt ngọn lá này đem đi tiêu hũy.
      Bệnh không chỉ xuất hiện ở cây hồ tiêu mà cả trên nhiều loại cây trồng khác nữa !
      Thân

    • Rất cảm ơn chú Nguyễn Vịnh đã phản hồi, vậy để cháu ra vặt hết nhanh còn kịp kẻo lây lan
      Chúc chú sức khỏe, được mùa tiêu

  4. Chào chú, cho cháu hỏi. Tiêu con nhà cháu mới trồng tiêu lươn mà khi ra nhánh ác thì ngay đoạn nhánh ác lá bạc trắng gân lá thì vẫn xanh ạ, là bị bệnh gì hay thiếu gì hả chú. Tiêu chưa ra ác cũng bị thế ở ngọn, cháu có trông nhánh ác lá non ra trắng ạ. Mong chú hồi âm.

    • Tiêu bạn bị thiếu trung vi lượng. Có thể dùng các loại phân có đủ các chất trung vi lượng phun và đổ gốc để khắc phục như phân sinh biogel+biosol rất nhanh khỏi.

  5. Trồng tiêu mà làm bồn như vậy mà không bị bệnh thì cũng khó. Bồn sâu mưa nhiều khó thoát nước là môi trường cho nấm gây bệnh chết nhanh.

    • Tiêu bị nhiễm nấm gỉ sắt. Ngắt bỏ, thu gom những lá đã bị nấm đem tiêu hũy, tránh lây lan.
      Có thể pha boocdo để phun hoặc dùng các loại thuốc diệt nấm gỉ sắt có hoạt chất Hexaconazole, Azoxystrobin, Carbendazim, Copper Hydroxide… đều có kết quả tốt.
      Tăng cường che nắng, tưới gữ ẩm. Phun phân bón lá loại có nhiều thành phần đa-trung-vi lượng như phân sinh học biosol.

  6. 2 hình đầu là bệnh đốm lá do nấm, pH đất thấp cũng gây hiện tượng này. Phun thuốc gốc đồng sau đó dọn lá rụng đem đốt. Đo pH đất điều chỉnh tới 6.
    Hình cuối là bênh tiêu điên hoặc thiếu Bo. Phun vi lượng xem cải thiện ko.

  7. Tiêu bị vàng lá đó là điều không thể tránh khỏi. Nhưng chỉ mong mọi người nhìn nhận lại cách làm của mình, mọi người cứ đổ thuốc này thuốc nọ khi môi trường đất bị ô nhiễm thì thử hỏi cây tiêu sẽ như thế nào? Tôi vẫn tin vào điều này “người phụ cây và đất chứ đất và cây không bao giờ phụ người”. Những hành động nhỏ của chúng ta hủy hoại môi trường thì nên tránh

  8. Cả nhà cho mình hỏi tiêu bị rệp sáp với tuyến trùng bỏ thuốc 5g gói 1kg dạng hạt có hiệu quả không ạ? Nếu ko hiệu quả ai biết có thể chỉ giúp mình 1 loại thuốc đặc trị với , mình xin cảm ơn nhiều.

    • Không thể biết bạn đã bỏ thuốc gì thì làm sao biết hiệu quả hay không !
      Theo chú Trịnh Văn Ba chia sẻ, bạn dùng thuốc có hoạt chất Carbosulfan để trị rệp sáp và tuyến trùng rất hiệu quả.

    • Cảm ơn anh nhé, em bỏ thuốc vifu supper 5 GR với hoạt chất là carbosulfan.

    • Thói quen không dễ sửa !
      Nhìn vậy chứ đất cũng dốc lắm đó.

  9. Thuốc tốt, đặc trị, nhưng phải dùng đúng cách mới có hiệu quả !
    Loại thuốc bột chỉ có hiệu quả với các loại cây ngắn ngày thấp tán; cây tiêu không phù hợp. Chỉ bón vào gốc không đủ hiệu lực để diệt mà chỉ mang tính kích thích tăng trưởng mầm mống, giống như người chăn nuôi dùng kháng sinh liều thấp để tăng trong vật nuôi. Lưu ý !

  10. Cháu chào các cô chú trong diễn đàn ạ. Cho cháu hỏi tiêu nhà cháu trong mùa mưa này tự nhiên phần gần gốc, lá xanh rụng khá nhiều thì tiêu bị bệnh gì. Và cách trị dứt điểm ạ. Cháu xin cảm ơn.

  11. Các bác cho em hỏi tiêu nhà em trồng tiêu ác nhưng chỉ ra mấy cành quả sau đó bỏ 6 đốt không ra cành rồi lại ra mấy cành rồi lại bỏ không ra cành. Có bác nào biết tiêu nhà em bị bệnh gì không chỉ cho em với. Em cảm ơn các bác.

    • Tiêu đã bị bệnh thiếu chất, thiếu ăn trầm trọng…!
      Bố sung dinh dưỡng cấp thời, sau đó áp dụng biện pháp bấn ngọn để ra cành ác.

  12. Chào Chú vịnh va diễn đàn tiêu …cho cháu hỏi tiêu nhà cháu xuất hiện mặt sau của lá có chấm đen li ti mặt trên thi đốm vàng nâu là. Bị bênh gì ah cách điều tri mong phản hồi của các bác. Cháu cảm ơn ah

    • Kiểm tra kỹ lại xem, có khả năng bị côn trùng chích hút (bọ trĩ). Tốt nhất là bạn chụp vài tấm hình gửi về qua email của bác Nguyễn Vịnh.

Gửi phản hồi mới

(?)