Giá tiêu trong nước tiếp tục giảm vì tiêu nhập khẩu

, Thị trường hạt tiêu, 10

Hôm nay 01/6, giá tiêu đen xô tại Bà Rịa – Vũng Tàu giảm xuống mức 58.000 đồng/kg, các thị trường khác ở trong nước cũng giảm theo, xuống dao động trong khung 56.000 – 58.000 đồng/kg.

Đọc thêm: >> Hàng nhập khẩu “đì” giá hồ tiêu trong nước

Nhà nông phơi hạt tiêu trong mùa thu hoạch

Tuy nhiên, theo các thương lái ở huyện Châu Đức, Xuyên Mộc mức giá này chỉ được các công ty cung ứng hạt tiêu mua vào dành cho các “mối ruột” với lý do “chưa có nhu cầu”. Được biết, các công ty xuất khẩu hạt tiêu ở phía nam đang hướng về nguồn cung vụ mới từ Indonesia và Malaysia sẽ thu hoạch trong tháng 7 tháng 8 đang được cho là có giá cạnh tranh nhất hiện nay.

Trong bản tin ngày 19/4 (Xin mời đọc lại bản tin: Giá hạt tiêu tiếp tục tăng nóng) đã có đề cập đến “quả bom nổ chậm” từ Indonesia.

Được biết, một số diện tích trồng tiêu ở vùng Lampung của Quốc Gia Vạn Đảo này bắt đầu thu hoạch sớm nên giá chào bán tiêu đen đã giảm xuống dưới mức 3.000 USD/tấn, giảm 4% so với tuần trước đó. Do đó không loại trừ việc xả hàng đầu cơ vụ trước hiện đã được tiến hành, theo các nguồn tin thị trường nhận định.

Trái lại, hợp đồng cung ứng tiêu trắng cho các thương nhân Trung Quốc vào thời điểm này đã bị từ chối từ phía khách mua, theo các nhà sản xuất chế biến tiêu trắng ở Xuân Lộc – Đồng Nai cho biết. Khách chuyển sang nguồn cung khác có giá cạnh tranh hơn như Indonesia chào bán tiêu trắng giá 4.120 USD/tấn (FOB – Pkl Pinang) và của Malaysia chào giá 4.055 USD/tấn (FOB – Kuching), trong khi giá chào bán tiêu trắng của Việt Nam xấp xỉ 4.280 USD/tấn (FOB – HCM) và của Trung Quốc 6.000 USD/tấn (FOB – Hainam).

Rõ ràng, sức ép của vụ hạt tiêu mới ở Indonesia và Malaysia, hai nhà sản xuất cũng là thành viên của Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) vào thời điểm này là không hề nhỏ.

Theo báo cáo thương mại của IPC, trong năm 2017 Indonesia đã xuất khẩu 42.700 tấn hạt tiêu các loại với tổng giá trị kim ngạch 236 triệu USD, giảm 20% về lượng và giảm 45% về giá trị so với xuất khẩu của năm 2016. Trong đó, riêng thị trường Việt Nam đã nhập khẩu 16.500 tấn, chiếm tới gần 40% lượng hạt tiêu xuất khẩu của quốc gia này. Trong khi Mỹ, thị trường tiêu thụ quan trọng chỉ nhập 7.200 tấn, chiếm 17% và Ấn Độ cũng nhập với con số đáng kể khoảng 4.600 tấn, chiếm 11% lượng xuất khẩu của Indonesia.

Theo báo cáo của Ngành Nông nghiệp & PTNT Việt Nam, khối lượng tiêu xuất khẩu tháng 5 năm 2018 ước đạt 22 nghìn tấn, với giá trị đạt 70 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu tiêu 5 tháng đầu năm 2018 ước đạt 108 nghìn tấn và 377 triệu USD, tăng 5,4% về khối lượng nhưng giảm 37,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017. Giá tiêu xuất khẩu bình quân 4 tháng đầu năm 2018 đạt 3.537 USD/tấn, giảm 42% so với cùng kỳ năm 2017.

Anh Văn

10 Phản hồiGửi phản hồi mới
  1. Bác Vịnh cho cháu hỏi, cháu pha trico với Pseudomonas xong tưới xuống hố đã bỏ phân dê, rải thêm vôi vì phân dê cháu bỏ chưa được ủ như vậy có được không ạ.

    • Ủ là tủ kín lại cho nóng để lên men phân giải hữu cơ.
      Bạn làm vậy không phân giải mà chỉ phân hũy thành chất mùn giúp tơi xốp đất là chính.
      Sai phương pháp và sai cả mục đích, cần xem lại !

  2. Không phải cháu ủ phân mà không có phân ủ nên cháu trồng trực tiếp, sử lý như vậy có được không ạ.

    • Theo chú @Thắng Lợi đã trao đổi, bạn chỉ mới cung cấp chất mùn giúp cho đất tơi xốp hệ rễ dễ phát triển là chính. Như vậy cây trồng sẽ phát triển chậm vì còn thiếu dinh dưỡng.

  3. Không được rải vôi nhiều, gây ức chế cho các vsv có lợi.
    Còn tùy thuộc vào đất giàu hay nghèo chất dinh dưỡng nữa.
    Nói chung là 1 cách làm lãng phí !

  4. Hiện nay chỉ có vài Cty XK của VN mua tiêu thôi, nghe nói mấy công ty có vốn ngoại FDI qua mua tiêu Indo và Mã lai hết rồi…

  5. Theo dự đoán của tôi, có lẽ năm tới tiêu còn giá 40k. Mọi người cho ý kiến, nếu với giá đó, cây hồ tiêu có tồn tại được bao lâu…

Gửi phản hồi mới

(?)