Hiểu biết về chất điều hòa sinh trưởng thực vật

, Khuyến cáo, Trồng và Chăm sóc Tiêu, 25

Hiện nay trong sản phẩm phân bón, chủ yếu là phân bón lá, nhà sản xuất ngày càng có xu hướng cho ra đời sản phẩm tổng hợp nhiều thành phần, bao gồm các chất đa, trung, vi lượng. Đối với dòng phân sinh học hữu cơ còn có thêm các chất điều hòa sinh trưởng, các vi sinh vật hữu ích… Bài viết nhằm giúp bà con nông dân có thêm hiểu biết về một số chất này.

So sánh hiệu quả sử dụng chất GA trong sản xuất nông nghiệp

So sánh hiệu quả sử dụng chất GA trong sản xuất nông nghiệp

Chất điều hòa sinh trưởng thực vật là gì?

Chất điều hòa sinh trưởng thực vật (còn gọi là các hocmon sinh trưởng) là những chất được sinh ra trong cây để điều khiển các quá trình phát triển của cây. Trong suốt đời sống, cây phải trải qua nhiều giai đoạn phát triển như nảy mầm, lớn lên, ra hoa, kết quả. Các chất điều hòa sinh trưởng giúp cây tiến hành các giai đoạn này một cách cân đối hài hòa theo đặc tính và quy luật phát triển của cây với liều lượng rất thấp. Mỗi giai đoạn được điều khiển bởi một nhóm chất nhất định. Ở các giai đoạn trước khi ra hoa có nhóm chất kích thích sinh trưởng. Tới mức độ nhất định cây chuyển sang thời kỳ phát triển ra hoa, kết quả thì có nhóm chất ức chế sinh trưởng hình thành.

Nhóm chất kích thích sinh trưởng có các chất Auxin, Gibberellin (GA) và Cytokinin.

Nhóm chất ức chế sinh trưởng acid Absicic, Ethylen và các hợp chất Phenol.

Các gibberellin được đặt tên là GA1, GA2,….GAn theo trật tự phát hiện. Axít gibberellic là gibberellin đầu tiên được mô tả cấu trúc, có tên gọi GA3.

Hiện nay nhà khoa học đã xác định cấu tạo hóa học của các chất này nên đã điều chế ra được. Ngoài ra còn điều chế được những chất có tác dụng tương tự như các chất điều hòa sinh trưởng sinh ra trong cây để ứng dụng trong sản xuất.

Ứng dụng trong nông nghiệp

Các chất điều hòa sinh trưởng thực vật tổng hợp được ứng dụng trong nông nghiệp ngày càng phổ biến với rất nhiều mục đích. Có thể nêu lên một số mục đích chính thường được ứng dụng như sau:

– Kích thích hạt giống nẩy mầm nhanh và đều thường dùng các chất Auxin và GA.

– Kích thích ra rễ cho cành chiết, cành giâm: Chất có hiệu quả cao là Auxin.

– Kích thích nhanh sự sinh trưởng của cây: Với những cây trồng cần tăng chiều cao như mía, các cây lấy sợi (như đay, gai) thì sử dụng chất GA. Đối với lúa, rau, màu, hoa, cây ăn quả và cây công nghiệp lâu năm có thể dùng Auxin, GA hoặc Cytokinin.

– Kích thích ra hoa: Với nhiều loại cây ăn quả như dứa, nhãn, xoài … muốn ra hoa sớm và tập trung thường dùng các chất điều hòa sinh trưởng. Tùy theo loại cây, có thể dùng nhiều chất như Auxin, GA hoặc Etylen, Paclobutrazol. Với mỗi loại cây và mỗi loại chất có cách dùng cụ thể riêng.

– Hạn chế rụng hoa, rụng quả: Thường dùng các chất Auxin và GA.

– Làm quả mau chín và chín đồng loạt: Chất thường dùng là Ethylen, có thể áp dụng cho các cây ăn quả như xoài, chuối, dứa, sapô, cà chua, ớt. Phun thuốc khi quả đã già hoặc có một vài quả bắt đầu chín. Ngược lại, muốn cho quả chậm chín để kéo dài thời gian thu hoạch có thể dùng chất GA. Với hoa, muốn tươi lâu có thể dùng chất Cytokinin.

– Kích thích tiết nhựa của các cây có mủ: Ngành cao su thường dùng Ethrel bôi lên miệng cạo để kích thích ra mủ, tăng sản lượng mủ.

– Điều khiển sự phát sinh rễ và chồi trong kỹ thuật nuôi cấy mô: Trong môi trường nuôi cấy thường cho một tỷ lệ thích hợp giữa Auxin và Cytokinin để tạo thành một cây hoàn chỉnh, cân đối đủ cả rễ, thân và lá. Trong đó, Auxin kích thích ra rễ, còn Cytokinin kích thích ra chồi.

Ngoài ra, còn được ứng dụng với nhiều mục đích khác như kích thích hoặc kìm hãm nẩy mầm của củ giống (khoai, hành, tỏi), kích thích ra nhiều hoa đực hoặc hoa cái (dưa, bầu, bí), tạo quả ít hoặc không hạt (nho, cam, chanh, cà chua, dưa), làm rụng lá để dễ thu hoạch (đậu, bông), làm cây thấp lại để tăng mật độ trồng (bông vải), tạo dáng cho cây cảnh… Một lượng rất nhỏ gibberellin cũng ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển thực vật, nhưng chúng không có tác dụng đối với động vật và vi sinh vật.

Có thể nói các chất điều tiết sinh trưởng thực vật có tác dụng thật kỳ diệu, giúp cây trồng sinh trưởng phát triển theo ý muốn của con người. Tuy vậy, các chất này thường biểu hiện tác dụng ở những liều lượng rất thấp và hiệu quả có thể thay đổi tùy theo từng giai đoạn sinh trưởng cây. Vì vậy, khi sử dụng cần thận trọng thực hiện đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Nhất thiết phải sử dụng lần đầu trên diện hẹp, thăm dò kết quả và đúc kết kinh nghiệm mới sử dụng trên diện rộng.

>>  Phân đạm, những điều cần biết

>>  Phân lân, những điều cần biết

Giatieu.com (St)

Báo Giá cà phê qua điện thoại
25 Phản hồiGửi phản hồi mới
  1. Em thấy trong phân Boisol và Biogel Ấn Độ cũng có các chất này mà. Vậy thì sử dụng phân này sẽ giúp hạt tiêu tăng trọng? Nếu vậy thì em sử dụng bữa nay có còn kịp không?

  2. Chào bạn.
    Mình không biết chỗ bạn thu hoạch tiêu tháng mấy, ở chỗ mình qua tháng 3 tây mới thu nên mình hy vọng phân Bio này giúp hạt nặng hơn. Bố mình cũng bảo nhìn hạt tiêu thấy xanh bóng và có vẻ mẩy hơn. Dù sao mình cũng mới dùng vụ đầu tiên nên cứ thử đã, tiêu tăng trọng được vài % với giá cả này thì quá tốt. Nếu tăng được như trên hình thì quá tuyệt vời phải không bạn.

    • Chào @Nam còi.
      Theo tôi được biết, nghiên cứu và thực nghiệm của ĐH Nông nghiệp I công bố là sản lượng cây trồng tăng 10 – 15%. Của Trung Quốc là tăng 20-25%. Còn của Nhật và Ấn Độ đưa ra con số bình quân 20 %. Tuy nhiên có nói rõ thêm nhiều điều kiện đi kèm như giống cây, cách bón phân, lượng phân bón, chế độ chăm sóc, ánh sáng, nước tưới vv… nôm na là nước, phân, cần, giống… đủ cả. Con số cụ thể quả là khó !
      Thân

  3. Bác Vịnh ơi. Cháu mua KNO3 để xịt làm bông theo như bác dặn nhưng nhiều người bảo là coi chừng phân kém chất lượng, xịt lá cháy lá tiêu luôn. Cháu lo quá !
    Đại lý bán phân thuốc BVTV ở ngoài thị trấn bảo cháu xịt siêu kali cũng được, nhiều người cũng mua xịt để làm bông. Cháu tính là qua đầu tuần phải xịt rồi. Bác cho cháu xin ý kiến sớm bác nhé.

    • Chào @Kiên Trung
      Không có cách nào khác là cháu phải phun thử vài cây trước và theo dõi khoảng 24-48 giờ xem có gì lạ xảy ra không.
      -Siêu kali là phân NPK có hàm lượng kali cao. Nếu dùng siêu kali thì khác gì dùng DAP trộn với lượng lớn Kali trắng, loại của Israel hay Jordani nhập khẩu, thay vì bón gốc thì hòa loãng với tỷ lệ 2 % để phun lên lá.
      -Thị trường hiện cũng chưa phân biệt rõ ràng giữa phân KNO3 để bón gốc và bón lá.
      -Có thể dùng kali 64% phun cũng được, pha nồng độ 2%.
      Thực sự, bác cũng thấy lúng túng khi đưa ra phương án dễ dàng cho cháu. Có lẽ chọn cách hòa loãng phân kali, và tưới gốc 3-4 lần cách nhau tuần/lần để thay thế chăng ?!
      Thân

  4. Con chào bác Nguyễn Vịnh, chào các cô chú, anh chị trong diễn đàn giatieu.com
    Bác Vịnh cho con hỏi, có phải phân bón NPK mình chỉ dùng để bón gốc, còn phân kali hoặc N đơn đều có thể pha loãng với tỉ lệ hợp lý để phun qua lá theo ý muốn của mình đúng ko ạ?

    • Có thể sử dụng phân đơn các loại như Ure, SA, Kali hay phân DAP pha loãng với nồng độ 2% để phun qua lá, nhằm bổ sung dinh dưỡng tạm thời, khi cây có dấu hiệu vàng lá do hệ rễ không hấp thụ đủ dinh dưỡng.

    • Anh @ Thắng Lợi ơi, cho em hỏi.
      Tiêu nhà em có vẻ như thiếu chất lá không xanh, em tính bón một ít phân hóa học nhưng mấy người bạn em can ngăn. Bạn em bảo lúc này mà bón phân hóa học vào là cây chết liền. Nhà em ở thành phố mới về, chưa có kinh nghiệm trồng tiêu.
      Mong anh và mọi người giúp đỡ, em cám ơn nhiều !

  5. Thân chào @K.Loan. Đúng rồi bạn, thời điểm này mưa nắng luân phiên bộ rễ tiêu đang yếu không nên bón phân hóa học. Bạn nói tiêu bạn không xanh là do thiếu chất nhưng bạn đã nghĩ là bộ rễ tiêu bị gì chăng vv… theo mình nghĩ bạn nên xịt phân bón lá sinh học cung cấp cho tiêu hấp thụ trung vi lượng trước và kiểm tra độ pH ngay để điều chỉnh, và xem phần rễ tiêu có biểu hiện bệnh gì không? nếu có thì trị. Sau đó dùng phân amino đổ gốc phục hồi rễ và nấm đối kháng trichoderma để phòng bệnh. Thân.

  6. Cháu chào chú và cộng đồng giatieu.com
    Tiêu nhà cháu bị như thế này, cháu không biết bị sao nên chú xem ảnh rồi chú và bà con cộng đồng giúp cháu nên chữa làm sao ạ.
    Cháu cảm ơn.

    • Tiêu bị thiếu ẩm nghiêm trọng. Tăng cường tưới giữ ẩm và tìm cách che bóng, tủ gốc, giúp cây khỏe mới chống chịu được với sâu bệnh.
      Bạn cần tìm hiểu thêm các biện pháp chăm tiêu theo lối tổng hợp IPM để áp dụng.

    • Tiêu bị nhiễm bệnh nấm chết chậm, khẩn trương xử lý ngay bằng các loại thuốc diệt nấm như Mancozeb, Melataxyl, Folicur, Aliette, Đồng đỏ… phun + đổ gốc 2 lần liên tiếp cách 7 ngày.
      Sau đó hồi phục và chăm sóc tiêu theo biện pháp IPM như bạn @Chi Mai góp ý.

    • Nếu trường hợp này mà bị cả vườn thì mệt đấy. Còn nếu bị vài cây thì phá bỏ và trồng lại, không cứu chữa kịp nữa bạn à, nhiễm nấm nặng, hư hết bộ rễ rồi. Bạn chú ý giữ ẩm cho vườn, trồng cây che bóng, tăng cường phân hữu cơ, kiểm tra lại pH. Thân chào!

  7. Nhổ bỏ. Khoanh vùng. Đào tung lên phơi nắng, vùng gốc tiêu đào cái hố lấy rơm hoặc cỏ khô đốt. Như vậy mới mong trồng lại được

  8. Con xin chào chú Vịnh và cộng đồng giatieu. Xin cho con hỏi, tiêu của con trồng được gần 3 tháng mà cây lên yếu, rụng đọt non. Con bới lên thì thấy rễ rất ít, nếu bây giờ con muốn bón thêm phân vi lượng để kích thích bộ rễ phát triển hơn đươc không ạ. Con mới làm tiêu nên không rõ xin mọi người giúp con với ạ. Con xin cám ơn.

    • Bộ rễ yếu sẽ làm cây còi cọc, thiếu dinh dưỡng. Nên sử dụng các loại phân hữu cơ, hữu cơ sinh học, loại tổng hợp nhiều thành phần để giúp cây bung rễ mạnh và sản sinh kháng thể chống sâu bệnh. Dùng phân hóa học sớm quá sẽ bất lợi hơn là dùng kết họp.
      Thiếu trung vi lượng cũng làm tiêu rụng đọt non…

  9. Tiêu con lên yếu, rụng đọt non là có thể là do mưa nhiều độ ẩm cao tiêu ra rễ ít thậm chí thối rễ tơ. Nguyên nhân nữa là tiêu đã bị nhiễm bệnh, quan sát kỹ nếu tiêu bị nhiễm bệnh thì dùng thuốc trị nấm đổ + phun. Sau đó dùng các loại phân hữu cơ sinh học có nhiều thành phần dinh dưỡng đổ gốc hai lần cách nhau 7 – 10 ngày là tiêu phát triển trở lại ngay thôi.

  10. Chú Vịnh ơi cho cháu hỏi mình pha phân đơn ví dụ như SA để phun cho cây với nồng độ 2% là 2 lạng phân+1lit nước hả chú. Còn phân NPK hay phân lân Văn Điển mình có thể sử dụng như vậy được không? Mong chú phản hồi, con cám ơn chú nhiều.

    • – 2 lạng SA = 200 gr.
      1 lít nước = 1000 gr
      Vậy là tỷ lệ 20%
      Đủ sức diệt cả cỏ.
      – Lân Văn Điển không tan trong nước, không dùng để phun.

  11. Chào chú Vịnh,
    Thưa chú Vịnh hiện cháu đang trồng 1ha cây Sâm Đương Quy trồng lấy củ. Độ tuổi thu dự kiến là 12-16 tháng. Nhưng giờ mới được 6-7 tháng cây đã bắt đầu ra hoa. Chú có cách gì giúp hạn chế sự ra hoa không ạ? Nhờ chú giúp cháu ạ.

    • Cây ra bông là đã chuyển từ thời kỳ sinh trưởng (phát triển thân, cành, lá…) sang thời sinh thực (ra bông, đậu trái,…) thì làm sao có thể đảo ngược. Muốn can thiệp chậm ra bông là phải kéo dài thêm thời kỳ sinh trưởng bạn ạ.

    • Quá muộn để xử lý rồi !
      Không còn cách nào đâu, phải chấp nhận thôi !

Gửi phản hồi mới

(?)