Khai mạc Hội nghị Hồ tiêu quốc tế lần thứ 42

, Thị trường hạt tiêu, 32

Ngày 27/10, tại TP.HCM, Hội nghị Hồ tiêu quốc tế lần thứ 42 (diễn ra từ ngày 27 – 30/10) đã khai mạc với sự tham dự của 250 đại biểu đến từ hàng chục quốc gia trên thế giới. 

Thứ trưởng Lê Quốc Doanh và các đại biểu IPC khai mạc hội nghị

Thứ trưởng Lê Quốc Doanh và các đại biểu IPC khai mạc hội nghị

Phát biểu khai mạc hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh khẳng định, đây là lần thứ 2 Việt Nam giữ vai trò chủ nhà đối với cuộc họp hàng năm của Cộng đồng Hồ tiêu Quốc tế (IPC), một sự kiện quan trọng để chia sẻ thông tin cũng như thúc đẩy các mối quan tâm đối với việc phát triển ngành công nghiệp hồ tiêu trên thế giới.

Với trách nhiệm là nước chủ nhà đăng cai tổ chức hội nghị, Bộ NN-PTNT Việt Nam cùng với Hiệp hội hồ tiêu quốc tế và Hiệp hội ngành hàng của các nước trong IPC sẽ tập trung thảo luận những vấn đề liên quan tới việc nâng cao chất lượng sản xuất, chế biến và thương mại hồ tiêu, đáp ứng nhiều hơn nữa yêu cầu của thị trường hồ tiêu toàn cầu.

Theo ông Đỗ Hà Nam – Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), vị thế hồ tiêu VN đã được khẳng định bằng việc giữ vững kỷ lục sản xuất và xuất khẩu số một thế giới suốt 14 năm liền. Nếu như năm 2001 xuất khẩu hồ tiêu mới chỉ đạt 90 triệu USD, thì đến năm 2014 kim ngạch xuất khẩu dự kiến sẽ đạt 1 tỷ USD.

Từ năng suất dưới 1 tấn/ha, thì nay đã đạt bình quân 2,5 tấn/ha và trở thành ngành hàng có hiệu quả cao nhất trong số 5 loại cây công nghiệp lâu năm của Việt Nam (gấp 2,6 lần cà phê, 6 lần cây chè, 3,8 lần cây điều, 4 lần cây cao su).

Sản phẩm hồ tiêu của Việt Nam đã xuất khẩu đi khắp thế giới, trong đó thị phần châu Âu chiếm 34%, châu Á 36%, châu Mỹ 20% và châu Phi 10%.

Theo NNVN

 

32 Phản hồiGửi phản hồi mới
  1. Rất nhiều câu hỏi được đặt ra về dư lượng thuốc BVTV trong hội thảo này từ ASTA, Australia, Russia… Chưa được đoàn Việt Nam giải thích thoả đáng.
    Cảm thấy rất lo lắng !

    • Cần nghiên cứu và sử dụng thuốc BVTV sinh học có nguồn gốc thảo dược.
      Hạt tiêu là thực phẩm, phải dùng thuốc hóa học mình cũng ớn !
      Bà con cần chú ý thời gian cách ly an toàn tối thiểu 60 ngày trước thu hoạch…

  2. Xin gửi đến các bạn trên trang giatieu.com.
    Hiện trên cây hồ tiệu rất nhiều sâu bệnh. Tuy nhiên hiện có 02 loại bệnh tôi chưa biết nguyên nhân, xin bác Nguyễn Vịnh cùng các bạn giúp đỡ:
    1. Dưới mặt lá tiêu có nhiều hạt giống như cát trắng, có nhiều nơi dày đặc.
    2. Trên lá tiêu nhiều vết bệnh hình tròn, rìa mép vết bệnh không đều.
    Không biết đây là sâu bệnh gì, loại thuốc sử dụng. Xin cám ơn

    • 1. Trứng côn trùng chích hút, chủ yếu là nhện đỏ.
      Phun thuốc trừ côn trùng, 7 ngày sau phải phun nhắc lại.
      2. Không rõ kích cở, màu sắc…, nên không thể kết luận bệnh chính xác.
      Bạn chụp vài tấm hình gửi qua email để nhờ bác Vịnh chẩn đoán giúp cho.

  3. Theo câu hỏi 1 của @ Lương Xuân Phước. Hiện nay có hai nhóm đối nghịch nhau ở kết luận.
    1.Một số cho rằng đó là nhựa của cây tiết ra do sinh lý, trên lá kể cả ở đọt non. Không cần phun xịt thuốc BVTV, vì không gây hại cho tiêu.
    2.Số khác cho rằng đó là trứng nhện đỏ, sau khi nở ra chích hút để lại dấu đen nhỏ li ti, lâu ngày lây lan trở thành vi khuẩn gây hại lá.
    Để làm rõ hai ý kiến nầy giúp bà con hiểu rõ hơn, xin anh Nguyễn Vịnh và cộng đồng cho ý kiến. Trân trọng

    • Theo cháu, hạt lấm tấm trắng đó chắc chắn là trứng nhện đỏ, không thể cho là nhựa cây tiết ra được. Dựa trên cơ chế nào để nhựa cây tiết ra vừa trên thân vừa trên lá non như vậy?

    • Cháu chào chú @Tiêu suy chư pưh
      Những lời chú nói ở trên làm cháu rất phân vân, nếu là những hạt nước của đọt tiêu thì không có gì lo ngại nhưng nếu nó là trứng của loại côn trùng hút chích thì vấn đề này đáng để quan tâm.

    • Chào @Tiêu suy chư pưh!
      – Chính xác đó là trứng của nhện đỏ, thường xuất hiện khi nhiệt độ từ 31 độ C chích hút mặt dưới của lá non, vòng đời ngắn (21 ngày) và cực kỳ dễ kháng thuốc BVTV. Nếu anh muốn tìm hiểu về nó thì vào lúc sáng sớm (khi mặt trời vừa lên ngọn sào) thì anh hái những lá non có trứng nhiều và nhìn vào mặt dưới sẽ thấy 01 con nhỏ xíu (cỡ đầu cây kim số 9) có 6 chân di chuyển (nó kỵ ánh sáng mặt trời).
      Vài ý cùng anh.

  4. Cám ơn anh Vịnh và cộng đồng đã chia sẻ. Quan điểm của mình cũng giống @ Minh Trung Lê. Khi đi xem vườn thấy tình trạng như hình trên, mình góp ý phun thuốc. Một số bà con cho rằng do sinh lý nhựa tiêu tiết ra. Đáng buồn thay.

  5. Theo mình không phải là trứng nhện đỏ, vì nhiều như vậy, sẽ có rất nhiều nhện sẽ làm cho phần lá nhện bám có mầu vàng đỏ. Khi đưa vào kính hiển vi sẽ thấy nhện to băng con ruồi, mầu hơi đỏ vàng, và đưa 3 con lên đầu kim, nhìn bằng mắt thường không thấy gì, chi cảm nhận đầu kim hơi khác mầu thêm đôi chút. Có lẽ sinh vật này sẽ nở vào ban đêm, rồi rơi rớt đi mất, chỉ để lại cái xác cũng nhỏ xíu mấu xám, và gió cũng làm bay mất, và không thấy có hại chi, chứ nếu là nhện đỏ nhiều như vậy, sẽ gây hại vô cùng.

  6. Bạn @xuân Phước. Bạn xem kỹ những vết bệnh đó có những vòng tròn (hay nửa vòng tròn thường ở mép lá) đồng tâm, bị thán thư do fusarium, thường bị từ phần thấp, dùng thuốc trị nấm xịt ngưng ngay.

  7. Chào bác Lập, tiêu suy và cộng đồng.
    Không có gì đáng buồn, vì nó cũng tương tự như con vsv, con tricho… “đầu cua tai nheo” như thế nào mà bà con phải nghe, trong khi ngay cả các anh cũng chưa khẳng định 100%, vẫn còn “hình như” kia mà…! Ta phải có cách chỉ cho bà con thấy chứ. Và đây là cách tôi chỉ cho bà con:


    Lá tiêu đã bị nhện đỏ chích hút làm mất lớp biểu bì dưới lá.

    -Để thấy rõ hơn trên cây tiêu, dùng kính lúp, loại có đèn LED để nhìn buổi tối (mua ngay 1 cái, 50k thôi). Xem thời sự VTV tối xong, ra vườn, lật lá tiêu lên, sẽ thấy nhện đỏ đang chích hút chi chít. Nếu thấy, tôi tin chắc bà con trông trời mau sáng để phun thuốc, vì nó nhiều vô kể.
    Loài nhện đỏ này chỉ hoạt động ban đêm, ban ngày ẩn núp, và lây lan rất nhanh, có thể lan theo gió. Do vòng đời khá ngắn, khoảng 12-14 ngày là nhện con trưởng thành và sinh sản thế hệ khác, nên hầu như phải phòng chống liên tục.
    Và đó cũng là cách tôi chỉ cho các vị kỹ sư công ty Thiên Nông tự chứng minh tại một vườn tiêu ở Trảng Bom năm ngoái, do các vị đó cũng không thấy nhện đỏ bằng mắt thường.


    Khi đã bị nhện đỏ chích hút nhiều quá, lớp biểu bì dưới bị mất, sẽ làm lá tiêu quăn queo và không phát triển được nữa, cây suy yếu. Hiện tượng này cũng được gọi là “bệnh tiêu điên”.

    -Tất nhiên nó sẽ không đáng lo nếu mật số ít, nhưng sẽ là rất đáng lo nếu nó sẽ nhiều như thế này bác Lập ạ.


    Trứng nhện đỏ sau khi nở để lại vết chi chít trên lá tiêu. (Phóng to để thấy rõ hơn)

    • Hay quá ! Bữa nay mới xác định là do côn trùng chích hút. Trước đây mình cứ nghĩ là do thiếu trung vi lượng mà còn bị nấm bệnh tấn công. Cửa hàng BVTV cứ bán thuốc nấm cho mà xịt.
      Cám ơn diễn đàn giatieu.com

  8. Thật cám ơn Lương Xuân Phước đã mang chủ đề này ra và cám ơn Chú Vịnh đã mỗ xẽ rõ ràng để mọi người tham khảo. Nhà cháu cũng bị tình trạng này nhưng cháu cũng nghĩ là không sao, cũng may mà có phun 2 lần diệt côn trùng nên cũng chưa đến nỗi nào. Bây giờ mong trời nhanh tối để được thấy con nhện đỏ như chú Vịnh nói, trứng nhện này chủ yếu bám vào mặt sau là nhiều nhất. Trong đợt giữa mùa mưa vừa rồi cháu có bứt mấy lá cắm vào miếng xốp giữ ẩm để trong nhà khoảng hơn 1 tuần trứng nó chuyển thành màu đen sau 2-3 ngày tiếp theo thấy nó vỡ ra mà không thấy có con gì hết nên không biết nó là nhện đỏ, nhưng mà cũng nghi là trứng côn trùng (vì nó chuyển thành màu đen) nên phun thuốc. Mà đúng là nó khó trị thật, bây giờ vẫn còn lác đác chứ không dày đặc như trong giữa mùa mưa vừa rồi.

    • Cháu @Nguyễn Ngọc Hoàng Hảo nói đúng.
      Nếu bà con muốn biết những hạt trắng li ti dày đặc trên lá tiêu là thứ gì, chỉ cần hái ngọn lá đó bỏ vô 1 cái lọ thủy tinh cho dễ thấy. Khoảng vài hôm sau hạt trắng sẽ trở thành cái gì, hay nở ra nhện đỏ là biết ngay.
      Bà con tự kiểm chứng thử xem, có gì khó đâu.

  9. Cám ơn anh Vịnh đã quan tâm chia sẻ. Em đã nhiều lần chứng minh như sau:
    1.Dùng cọ sơn quét sạch trứng, dùng dây cột làm dấu cái lá, hai hôm sau nó di chuyển đến dầy đặt như lúc mình chưa quét.
    2.Quét sạch xong dùng túi pe, bao lá đó lại cột chặt, hai hôm sau không thấy một con nào.
    3.Dùng kính lúp phóng đại 40 lần, thấy nó có chân.
    Từ đó em khẳng định nó là trứng nhện như ý kiến của Anh, khi nở ra chích hút tại chỗ, để lại những đốm đen li ti. Lá mất diệp lục, nấm theo vết thương lây lan từng tảng lớn, gây vàng hay khảm lá.
    Loại nhện này rất dễ diệt, tuy nhiên bà con thường xuyên thay đổi hoạt chất để tránh lờn thuốc.
    Mong những thông tin nầy làm thay đổi nhận thức của bà con, tránh rủi ro đáng tiếc.
    Chào thân ái.

  10. Cháu chào Chú Vịnh, chào cộng đồng giatieu.com !
    Tối nay cháu đã dùng kính lúp kiểm tra và đầu tiên cháu đã thấy được con nhện đỏ, con non thì màu trắng sữa (khó nhìn thấy bằng mắt thường), con lớn (có thể nhìn được bằng mắt thường) thì màu đỏ nhạt, bụng tròn kích thước nhỏ hơn cái trứng màu trắng mà mình thấy, và còn một điều nữa là giống như anh @Tiêu suy chư pưh nói cháu thấy qua kính lúp những vệt hoặc mãng nấm mịn màu rêu xẩm.
    Lúc chiều thì mong trời mau tối để đi kiểm tra, bây giờ thì như Chú Vịnh nói mong trời mau sáng để phun thuốc.

  11. Em chưa gặp con này bao giờ, mà theo như chú Vịnh nói nó chỉ chích hút vào ban đêm còn ban ngày thì ẩn nấp. Vậy sao chúng ta ko chịu khó xịt vào lúc ban đêm lúc nhện đi ăn cho diệt trực tiếp luôn, chứ ban ngày nó đi núp rồi liệu xịt còn hiệu quả ko?

    • Chào @hấu nghĩa và cộng đồng !
      Đây là loài nhện đỏ gây hại, có vòng đời rất ngắn và dễ kháng thuốc BVTV (phun 2 lần liên tiếp đã hình thành tính kháng) nên khó trị. Mặt khác do nó rất nhỏ, khó nhận thấy bằng mắt thường, chỉ khi thấy trứng hoặc lá non bị mất màu thì mới phát hiện ra.
      Các kỹ sư thường khuyên nên sử dụng kính lúp nhưng không phải lá non nào có trứng là có con nhện này do có kích thước nhỏ (mình quan sát hơn 1 năm mới xác định được).
      Luôn nhớ: Xịt thuốc diệt nhện đỏ, lặp lại 2 lần cách 7 ngày và phải thay đổi thuốc.
      Xịt từ lúc 4 giờ chiều là tốt nhất.
      Vài dòng chia sẻ.

  12. Chào gia đình giatieu.com

    Tiêu con của tôi mới trồng được hơn 3 tháng. Tôi thấy có những hạt nhỏ giống như hình trên. Xin cho tôi hỏi bà con đã xịt thuốc gì để trị bệnh trên. Tôi mới trồng tiêu chưa có kinh nghiệm mong bà con giúp đỡ. Cám ơn mọi người.

    • Chú đã trả lời nội dung hỏi này rồi ! Cháu chưa đọc ?
      Đây không phải là bệnh mà do côn trùng chích hút. Phun thuốc sâu bất kỳ đều được.
      Quan trọng là phải phun nhắc lại lần 2 sau 7 ngày mới diệt hết.
      Thân

  13. Chào gia đình giatieu.com! mọi người cho hỏi là tủ góc tiêu bằng rơm có ảnh hưởng như thế nào đến cây tiêu? thân!

    • Tủ gốc để giữ ẩm cho tiêu mùa khô rất tốt. Rơm rạ cần phải khô, sạch.
      Trước khi tủ nhớ bổ sung nấm tricho đối kháng cho tiêu.

  14. Chào tất cả bà con cộng đồng giatiêu.com. Đọc được bài viết nầy tôi có hiểu biết thêm được nguyên nhân của nhện đỏ, chứ đầu mùa mưa vừa rồi vườn tiêu tôi cũng có hiện tượng như thế. Nhưng tôi cứ nghĩ là nấm bệnh. Cũng may là tôi phun thuốc trừ bệnh cộng chung với thuốc trừ sâu nên cũng sạch. Nay đã rõ nguyên nhân vậy là tôi đã có một bài học quí báu để chăm sóc vườn tiêu được tốt hơn. Xin cảm ơn cộng đồng. Thân chào.

  15. Tiêu con có những chấm trắng dưới mặt lá giống trứng côn trùng, rất nhỏ bằng 1/4 trứng chấy. Theo trên diễn đàn là trứng nhện đỏ gây lá vàng, lấm tấm trên lá, có xịt thuốc rầy Subside và thuốc nấm Mexyl 72wp + Mataxyl 500wp (2 cái cộng chung xịt 10 ngày) khô mép lá non, gân lá giữa bị khô. Ai có tiêu mới trồng xin cấp cứu và chữa dùm. Xin cám ơn.

  16. Vườn em rất nhiều con này. Phun thuốc mấy lần không hết. Anh chị có thể tư vấn dùm cây bị nó chích hút xoăn lá, mất diệp lục, tiêu điên, thì phục hồi lại bằng cách nào. Em đang tưới với phun biogel+biosol để phục hồi mà không biết được không. Nhìn tiêu thấy xót quá. Em mới trồng lần đầu nên kinh nghiệm còn ít. Cảm ơn!

    • Phun thuốc diệt côn trùng chích hút. Cần xử lý kép vì nó có vòng đời ngắn, đẻ trứng rất nhanh, rất dễ lây lan từ những cây trồng khác hay vườn bên cạnh, là côn trùng ăn đêm nên phải phun thuốc vào lúc chiều tối mới hiệu quả.
      Tiêu điên là do virus, hiện chưa có thuốc đặc trị. Chỉ tăng cường bón các loại phân hữu cơ, humic… để giúp cây tăng sức đề kháng, hoặc cắt bỏ những nhánh bị điên nếu không thấy dấu hiệu hồi phục. Một số trường hợp phải nhổ đem đi tiêu hũy.

  17. Tiêu cháu bị vàng lá, mặt sau có nhiều cái gì giống vãy nhỏ li ti, vảy nhỏ đó mà lang hết mặt sau là lá vàng hết luôn, xin tư vấn giúp là bệnh gì và thuốc. Thân

    • Bệnh nấm gỉ, khá dai dẳng. Phải phun thuốc thật kỹ, liên tục 2-3 lần mới khỏi.
      Chú ý thực hiện theo “4 đúng” đã được khuyến cáo khi sử dụng thuốc BVTV.

  18. Tiêu nhà tôi bị những mảng trứng trắng như giọt sương mặt dưới lá tiêu rất nhiều. Theo tìm hiểu thì kêu nhện đỏ. Vậy chỉ giúp tôi xịt thuốc gì để hết trứng ?

    • Ra hiệu thuốc bvtv, nói thuốc làm ung trứng côn trùng chích hút, ngta bán cho…

Gửi phản hồi mới

(?)