Mối quan hệ mật thiết giữa Trichoderma, đất và phân bón

, Trồng và Chăm sóc Tiêu, 235

Việc phối hợp giữa canh tác truyền thống với công nghệ sinh học ngày càng có nhiều vận dụng mới để trồng và chăm sóc hồ tiêu mà nhiều bà con chưa biết. Thậm chí ở vùng cây tiêu đang bị dịch bệnh gây hại, khi được hỏi đến thì chưa biết, chưa nghe… mà với nhiều người biết rồi, nghe rồi thì… chưa đúng. Là một nông gia áp dụng công nghệ sinh học để trồng và chăm sóc hồ tiêu nhiều năm qua ở Đông Nam bộ, Tiêu Phong vừa gửi đến Giatieu.com bài viết chia sẻ sau đây, mời bà con tham khảo.

 Các bạn thân mến!

Để phòng ngừa và tiêu diệt các loài nấm gây hại cho cây hồ tiêu bằng biện pháp sinh học một cách hiệu quả, chúng ta cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản để áp dụng trên vườn cây của chính mình. Tôi xin mạo nuội chia sẻ cách chăm sóc vườn tiêu của tôi được áp dụng dựa trên những tiến bộ của khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp.

Bón phân là cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng nên chúng ta thường nghĩ rằng bón càng nhiều càng tốt. Thế nhưng hiệu quả thu được của việc bón phân chỉ khi chúng ta bón hợp lý. Thay vì cần phải chia làm nhiều lần để bón trong một vụ mùa, bón theo nhu cầu của cây, chúng ta ngại tốn công nên đã làm ngược lại, là chia làm ít lần bón nhưng mỗi lần lại bón quá dư thừa phân, cây hấp thụ không hết dẫn đến tình trạng lãng phí. Với việc làm như vậy, không những không đạt được điều chúng ta mong muốn mà còn làm đảo lộn hệ sinh thái và có thể dẫn đến nhiều hậu quả tiêu cực khác.

Phân bón hóa học, thuốc BVTV, chất kích thích sinh trưởng nhân tạo là các yếu tố chính gây nên tình trạng ngộ độc đất, chua đất, phá vỡ sự cân bằng vốn có của đất.

Người ta đã đào nhiều hố thăm dò và nhận thấy hầu như mọi hố đào nơi dây tiêu đã chết hoặc sắp chết đều có độ pH tương tự nhau. Khoảng 20cm đầu tính từ mặt đất có pH khoảng từ 4 – 5,5, ở khoảng 15cm tiếp theo độ pH khoảng 3 và ở 15cm tiếp dưới độ pH thấp hơn 2. Trong khi các loại nấm hữu ích thường tồn tại trong độ pH khoảng 5 – 8. Khi độ pH dưới 4, nấm Trichoderma bất hoạt hoặc chết. Trái lại, khi đất càng chua thì các loại nấm gây hại càng phát triển lấn át nấm hữu ích cả về quân số lẫn sức mạnh.

Bón phân đạm và phân DAP sẽ làm cho độ pH của đất tụt 2 – 3 bậc chỉ trong khoảng vài ngày, phần nào giải thích được tại sao người ta nói: bệnh gây chết nhanh chết chậm trên cây tiêu là bệnh nhà giàu.

Như vậy ta dễ dàng nhận thấy để phòng ngừa bệnh gây hại cho cây hồ tiêu ta phải quan tâm đặc biệt đến mối quan hệ của phân bón, đất và Trichoderma để giữ gìn sự cân bằng vốn có của nó. Theo đó ta sẽ dễ dàng giải thích tại sao cũng cùng một sản phẩm (Tricho) người thì sử dụng có hiệu quả còn người thì không?

Dùng chế phẩm sinh học để kiểm soát dịch bệnh đã và đang là mục tiêu của toàn thế giới, đặc biệt với mục tiêu sản xuất ra sản phẩm nông nghiệp hữu cơ.

Hiện có hơn 70 loài Tricho được định danh, trong đó tiêu biểu nhất là loài Tricho koningii, Tricho harazianum, Tricho reesei, Tricho viride, chúng sinh sản vô tính bằng bào tử.

Trong mỗi loài có nhiều chủng, được ứng dụng nhiều nhất vẫn là các chủng phân giải hữu cơ (cellulose), các chủng đối kháng nấm bệnh và tuyến trùng.

Ví dụ: Loài Tricho koningii dòng M6 và M8 chỉ có khả năng phân giải hữu cơ thành chất mùn mà hoàn toàn không có khả năng trị tuyến trùng và đối kháng nấm bệnh. Dòng M32, M35 chỉ có khả năng trị tuyến trùng và đối kháng nấm bệnh mà hoàn toàn không phân giải được chất hữu cơ.

Việc nhân sinh khối các dòng cùng một loài cũng khác nhau. Đối với dòng phân giải hữu cơ, chỉ cần dùng thức ăn là xác bã hữu cơ, giống men gốc, rỉ mật và nước là có thể nhân sinh khối được. Đối với dòng kiểm soát đối tượng gây bệnh thì việc nhân sinh khối khó khăn hơn.

Ví dụ: Đối với loài trichoderma dòng M32, thức ăn chính của chúng là protein của nấm rơm, độ pH thích hợp = 6. Dòng M35, thức ăn chính là protein của cám ngũ cốc, độ pH thích hợp = 7,5. Dòng M39, dùng thức ăn chính là protein của hải sản, độ pH thích hợp = 8. Ngoài ra còn phụ thuộc vào nhiệt độ tối thích.

Do vậy, giá thành để nhân giống Tricho trị tuyến trùng và đối kháng nấm bệnh cao hơn so với Tricho ủ xác bả hữu cơ.

Một chức năng khác của Tricho là tiết ra chất kích thích sinh trưởng, giúp hệ rễ ra nhanh, mạnh.

Tuyến trùng có quan hệ mật thiết với nấm, khuẩn và vi rút gây hại, chủ yếu là mở đường cho các loài gây hại xâm nhập vào nốt sần do tuyến trùng gây ra. Sau đó các loài gây hại này lan dần đến rễ cọc, cổ rễ làm chết dây tiêu.

Có nên phối trộn Tricho với các sản phẩm khác để phun lên cây hoặc bón gốc cho cây trồng? Tất nhiên là phải trộn rồi vì Tricho là vi sinh vật sống nên phải có nguồn thức ăn để nuôi dưỡng chúng. Nhưng trộn như thế nào cho đúng, để bảo toàn được Tricho và để Tricho phát huy được hiệu quả cao nhất. Có lẽ điều này sẽ làm không ít người băn khoăn. Như mọi người đã biết, Tricho có thể sử dụng nhiều nguồn thức ăn khác nhau từ carbonhydrat, Amino acid (a xít amin) đến Ammonia. Bản chất của sinh vật trong tự nhiên thường là phải cạnh tranh để sinh tồn, nên khi phối trộn nhiều loại nấm ngay cả cùng loài với nhau ta phải biết được là sẽ đối kháng hay tương tác.

Hiện nay trên thị trường có bán nhiều loại phân amino dùng để phun trên lá hoặc tưới gốc. Ta có thể phối trộn Tricho với loại phân này để bón cho cây, vừa là dinh dưỡng cho cây vừa là nguồn để nuôi Tricho. Theo tôi được biết các chuyên gia về phân bón chỉ khuyên có thể phối trộn Tricho với các sản phẩm phân bón hữu cơ, chứ chưa có tài liệu nào cho phép phối trộn Tricho với các phân bón vô cơ dạng hạt như NPK, DAP… Cẩn thận với các sản phẩm như siêu lân, siêu kali vì khi phối trộn Tricho với các sản phẩm này có thể vô tình ta đã tiêu diệt mất Tricho trước khi đưa chúng đến với cây trồng. Không riêng gì Tricho mà các sản phẩm khác khi phối trộn với nhau ta phải có sự cân nhắc thật kỹ càng, tránh tình trạng đáng tiếc xảy ra, tiền mất tật mang.

Chúc các bạn được những vụ mùa bội thu !

Tieu Phong – Trảng Bom –  Đồng Nai.

(Giatieu.com)

Báo Giá cà phê qua điện thoại
235 Phản hồiGửi phản hồi mới
  1. Cảm ơn anh Tiêu Phong rất nhiều. Anh đã có 1 sự giúp đỡ rất quan trọng cho bà con. Sau bài viết này, chắc chắn mọi người sẽ hiểu đúng và dùng đúng cách các dòng nấm Tricho.
    1 lần nưã cảm ơn anh!

    • Chào Bác Vịnh và mọi người trên diễn đàn.
      Em mới trồng 200 nọc tiêu được hơn 3 tháng. Mầm tiêu lên được 35-40cm rồi… Nhưng mà em thấy tiêu ra lá non không được xanh như những vườn khác. Em đi hỏi thì mấy người nói là do thời tiết nắng quá nên vàng thôi, nhưng mà vườn tiêu nhà trồng xen thêm ngô vào nữa nên không nắng lắm. Em nghi là do thiếu phân. Em lên diễn đàn tìm hiểu thì thấy phân Biogel và Biosol có vẻ tốt. Theo kinh nghiệm của các bác thì em có nên bón chưa? và bón như thế nào là hợp lý ạ? Em xin cảm ơn!

    • Chào @ Võ Tá Tuân.
      theo như bạn mô tả thì đúng là tiêu bạn bị thiếu phân rồi, theo Văn Dân bạn nên bón gốc phân sinh học Biogel và xịt Biosol, nhưng muốn đổ gốc hay xịt thì bạn cũng phải tưới nước trước một ngày để đất đủ độ ẩm rồi mới tiến hành, không biết bạn ở đâu chứ ở Đắk Lắk dạo này nắng nhiều, hoặc chờ vài ngày nữa bão số 15 vào rồi bón.

  2. Xin cảm ơn bài viết rất hay. Nông dân thời @ phải biết áp dụng khoa học kỷ thuật vào sản xuất.

    • Chào @nguyễn nhật
      Câu hỏi của bạn là thuần lý mà rất nhiều bạn khác cũng hỏi. Thực tế bản thân xác bả chính là nguồn dinh dưỡng của nấm. Sự phân hũy là quá trình tiêu hóa của nó. Ta cung cấp thêm nhúm phân hóa học, tí gỉ mật… chỉ là tăng cường thêm điều kiện để nó phân hũy nhanh hơn. Thân

    • Anh cho em hỏi nếu phân chuồng ủ nấm Trichodema mà trộn thêm vôi vào để nâng độ pH của đất lên, thì nấm Tricho có chết ko ạ?

    • @Hải Anh à ! Tất nhiên là ảnh hưởng, vì vôi có khả năng diệt khuẩn rất cao. Bỏ vôi trong đống ủ nhằm nâng độ pH lên cho vi sinh hoạt động theo qui trình là rất tốt. Còn bỏ vôi để nâng độ pH của đất tại sao không bỏ riêng rẽ trước khi bón phân? Tuy sẽ bị giảm vi sinh vật nhưng không đáng kể. Thân.

  3. @Tiêu Phong ơi!
    -“Có nên phối trộn Tricho với các sản phẩm khác để phun lên cây hoặc bón gốc cho cây trồng? Tất nhiên là phải trộn rồi …”
    Nhưng mà bà con làm sao biết thứ nào trộn được thứ nào không hả Tiêu phong? Nhiều bà con chia sẻ với tôi rằng: cứ trộn hằm bà lằng cả phân, thuốc, nấm… theo “người ta” bày cho để xịt 1 lần, chứ xài từng loại không có công.
    Than ôi ! Tiêu đổ bệnh nên nhiều người đang bệnh theo tiêu, mà toàn người có chữ thế mới đau.

    • Cám ơn sự nhắc nhở của bác Tiêu Phong, bác Ng.Vịnh. Bà con hiểu là cần phải lưu ý hơn nữa ! Nhưng khó quá…

  4. Anh Tiêu Phong ơi !
    Cảm ơn bài viết của anh nhưng anh ơi, nông dân chúng tôi chỉ đọc thôi chứ hiểu được rất ít. Anh nên cho vài ví dụ cụ thể mới đi vào đầu nông dân được.
    Thân!

  5. Xin hỏi anh Tiêu Phong một ý
    Nếu muốn ủ xác, bã thực vật cụ thể là bánh dầu và bã đâu nành để tưới cho tiêu thì ta nên dùng loại Tricho nào đem lại hiệu quả nhất vừa tăng dinh dưỡng cho cây vừa phòng được bệnh chết nhanh chết chậm

  6. Trên các gói sản phẩm Tricho bào tử nấm không có gói nào ghi cụ thể là dòng Tricho M32 hay M35 hoặc vv… vậy thưa anh làm sao để phân biệt được đâu là dòng M32 hay M35 ? thứ 2 trong sản phẩm của TKS có dòng M2 ủ xác bã thực vật vậy dòng này nó có đối kháng được với truyến trùng và nấm bệnh không? rất mong amin và diễn đàn cho ý kiến vì không riêng gì tôi mà có lẽ rất nhiều người đang tù mù về vấn đề này.

    • Chào các bạn.
      Các kí hiệu M6, M8, M32, M35… là viết tắt chữ “Microganism” trong các bài báo do yêu cầu ngắn gọn.
      Sản phẩm bán ra thị trường thì được qui định ghi rõ trong mục: THÀNH PHẦN.

      Lấy ví dụ trên 1 bao nấm Trichoderma bán ngoài thị trường có ghi như sau:
      *THÀNH PHẦN:
      1-Trichoderma sp. – là vi nấm kháng bệnh chết nhanh chết chậm
      2-Streptomyces sp. – là vi khuẩn sản xuất kháng sinh, tăng cường sức đề kháng
      3-Bacillus sp. – là vi khuẩn phân giải lân, chất hữu cơ…
      4-Azolobacter sp. – là vi khuẩn vật cố định đạm
      5-Pseudomonas sp. – là vi khuẩn kháng bệnh rụng lóng, thối thân, thối cổ rễ
      Đây là thành phần chiếm đa số trên các sản phẩm hiện được bán phổ biến nhất trên thị trường.
      Một số nhãn hàng khác chỉ có 1 loài nên chỉ ghi là Trichoderma hay Pseudomonas mà thôi.
      Khi mua, các bạn chỉ cần nói để làm gì là người bán sẽ đưa đúng loại các bạn yêu cầu, còn các bạn nói M6, M35, người ta ko biết đâu.
      Câu hỏi của bạn cho thấy bạn đã nắm được vấn đề: Nấm phân hũy và nấm ký sinh, tiêu diệt nấm bệnh khác là 2 chức năng khác nhau mà !
      Thân

    • Xin chào anh Vịnh ! chào các anh chị trên diễn đàn !
      Trước tiên cho em được gủi lời cảm ơn chân thành tới anh Vịnh đã sáng lập ra cuốn cẩm nang vô cùng cần thiết đối với bà con trồng tiêu, cảm ơn các anh Tiêu Phong, Văn Dân, Minh Vịnh và nhiều anh chị tâm huyết với nghề nông trên diễn đàn !
      Em làm quen với cây tiêu mới được mấy năm nay. Lúc đầu khi chưa biết diễn đàn em phải tự mò mẫm, hỏi những người đã trồng trước và tự suy từ các cây trồng khác nhưng kinh nghiệm cũng chưa có được là bao, đồng thời qua những lần thử nghiệm cũng mắc sai lầm không ít.
      Từ 2010 đến nay, nhờ có sự chia sẻ nhiệt tình và tâm huyết của các anh chị mà em có thêm được những kiến thức quý báu, đồng thời giảm bớt được những sai lầm như khi mò mẫm thí nghiệm trước đây.
      Để tri ân các anh chị em sẽ mang những điều biết được về cây tiêu để truyền đạt cho những người cần nó, bởi vì nơi em ở đang là vùng mới phát triển cây tiêu.
      Chúc các anh chị sức khoẻ, thành công, hạnh phúc!

    • Chào bác Vịnh, em đã đọc rất nhiều bài viết của bác. Cám ơn bác rất nhiều vì những kinh nghiệm quý giá, nếu không có bác, anh Tiêu Phong… thì bà con không biết là gì để cứu vườn tiêu của mình nữa.
      Nhân đây cho em hỏi 1 vấn đề về tricho:
      Tricho có 2 loại:
      + 1 là trichokoningii (M6 + M8: phân giải chất hữu cơ mà không kháng bệnh)
      + 2 là trichoderma (M32 + M 35: kháng bệnh mà không phân giải chất hữu cơ)
      Vậy nếu em ủ phân chuồng chưa hoai (phân bò) thì em dùng loại nào? Có thể kế hợp cả 2 loại cho vào 1 đống phân được không bác?
      Mong nhận được phản hồi sớm.
      Thân chào !
      Trịnh Thái Hiền.

    • Chào cháu @trinh thai hien.
      Khi ủ, nhiệt sẽ tăng lên trên 70 độ C để phân hũy chất hữu cơ làm cho nhiều loại vsv cũng bị tiêu diệt. Khi phân hũy mạnh, nhiệt trên 80 độ C thì vsv có lợi, có hại, các mầm bệnh… gần như bị tiêu diệt hết. Vì vậy, trước khi đưa phân đã ủ hoai ra bón cần phải bổ sung tricho đối kháng để phòng bệnh cho tiêu. Rất nhiều bạn nhầm lẫn chỗ này, tưởng tricho vẫn còn trong phân ủ nên chủ quan… Hiểu để chọn chưa?
      Thân

    • Dạ cảm ơn bác Vịnh,
      Vậy mà đầu mùa mưa vừa rồi em đã ủ phân chuồng với Tricho darmar, sau 2 tháng đem bón trực tiếp. Vậy thì vsv đã chết hết rồi thật là uổng phí. Như lời của bác thi trước khi đem bón phải trộn bổ sung thêm Tricho (m32+m35), ủ thêm chừng 1 tháng nữa thì đem bón mới tốt đúng không bác?
      Thân chào!

    • – Bạn ủ 2 tháng nhưng phân đã hoai chưa mà đem bón rồi? Cần phải ủ đúng phương pháp để phân hoai chứ không phụ thuộc thời gian ủ.
      – Chú Vịnh nói trước khi đưa phân ủ ra bón nên bổ sung nấm tricho đối kháng để phòng bệnh cho tiêu chứ chú không nói bổ sung nấm tricho để ủ thêm 1 tháng nữa. Bạn cần đọc phản hồi cẩn thận và nắm nội dung trao đổi chính xác hơn.
      Hiểu nhầm có thể gây hại cho tiêu nhà mình đó !

    • Chào bác Vịnh,
      cho em hỏi 1 vấn đề!
      Theo cách hướng dẫn nhân sinh khối với nấm Trichoderma trên diễn đàn. em đã làm thành công, khối ủ khoản 7 ký, sau 7 ngày, nấm đã lên xanh. Giờ với khối ủ này, em có thể trộn với 250 ký Phân hữu cơ vi sinh Đầu Bò bón cho 250 gốc tiêu kinh doanh được không? khi trộn với Phân hữu cơ vi sinh Đầu Bò, thì 7 ký nấm trên có thể sống tốt hay bị chết đi phần nào. Tuần trước em có tưới gốc Amino Tam Nông (có trộn với Tricho theo tỷ lệ: 2.5lit Amino + 2 kg tricho/ 1 phuy 200lit nước). tuần này em muốn bỏ phân hữu cơ vi sinh và bổ sung nấm đối kháng để bảo vệ. nếu tuần tới em phun Agri-fos 400 + Amitage (lưu dẫn tiếp xúc) trên lá( không xịt gốc) thì nấm đối kháng có bi chết không anh Vinh?
      Mong anh có phản hồi! Thân chào!
      Trịnh Thái Hiền.

    • Chào @trinh thai hien
      -Bào tử nấm được kích hoạt và phát triển thành nấm, có màu xanh, nhưng mức độ thành công là bao nhiêu thì cũng khó xác định, vì mình không thể kiểm đếm mật số tăng lên cụ thể được. Tuy nhiên 7 kg khối ủ bón cho 250 gốc tiêu kinh doanh là khá nhiều rồi. Nhưng ủ dòng tricho nào?
      -Phân hữu cơ vi sinh Đầu Bò hay Amino Tam Nông thì tôi chưa dùng nên không rõ chất lượng.
      -Chắc chắn tricho sẽ bị tiêu hao do thuốc Agri-fos 400 ức chế nấm. Nên xử lý thuốc bệnh cho tiêu xong rồi mới bổ sung nấm đối kháng để phòng bệnh sau thời gian cách ly khoảng 2-3 tuần.
      Thân

    • Anh Vịnh,
      Nếu phát hiện Tiêu mới trồng có Trùn thì có nên dùng Basudin đổ gốc cho Trùn chết đi không anh?
      Thân chào.

    • Trùn + bọ hung được gọi là thợ cày của nhà nông, giúp cho đất tơi xốp, thông thoáng,… Phải trân trọng nó chứ !

    • Anh Vịnh thân.
      Cho phép em hỏi 1 vấn đề: em muốn bón phân cho hồ tiêu bằng biện pháp sinh học. Em đã sử dụng biện pháp này được gần 2 năm. không dùng phân hóa học, không dùng thuốc trị bệnh hóa học (chỉ khi trị sinh học không hết thì mới dùng).
      KHÔNG BỎ 1 HẠT PHÂN VÔ CƠ NÀO. Như vậy hồ tiêu có đủ sức để nuôi cây và trái không anh? đến nay vẫn thấy xanh tốt hơn lúc bón vô cơ. nhưng năng xuất chưa cao lắm , bình quân khoản 2 kg khô/ trụ.

    • Tiêu bạn năng suất 2kg khô/trụ là rất bình thường. Không có căn cứ nào để cho là phân đủ hay thừa, thiếu cả.
      Bạn cần chú trọng khâu hãm nước làm bông. Bông ít, chuỗi ngắn, mà muốn năng suất cao thì lấy đâu ra? Xin hỏi mỗi năm 1 gốc được bạn bón bao nhiêu kg phân ủ hoai, đổ gốc sinh học bao nhiêu lần, loại gì, liều lượng 1 lần đổ ?… thì mới biết có sức hay không?

  7. Chính quyền cần lập địa chỉ tư vấn về khoa học kỹ thuật nông nghiệp trên mạng, và hướng dẫn cách tiếp cận để trả lời những gì nông dân cần biết cần hỏi. Khi trả lời, cần nêu rõ họ tên, học vị, chuyên ngành, nơi công tác… để có trách nhiệm với câu trả lời ấy, hơn là vẽ chuyện cho nông dân làm, kết quả thua lổ thì nông dân mất của, chính quyền im lặng … thế là xong! và chỉ còn đói nghèo ở lại.

  8. Chào anh Tiêu Phong.
    Một bài vô cùng hữu ích cho những người trồng tiêu, nhưng không biết được bao nhiêu người hiểu mà áp dụng ! Nơi tôi ở xã Thanh Bình H. Trảng Bom, nhiều người cứ nói bỏ phân chuồng tiêu sẽ chết, nhưng lại không chịu thăm hỏi, tìm tòi ở những người đã và đang sử dụng. Buồn hơn nữa, cũng chẳng có được mấy người có vi tính (như tôi là một ví dụ)… Rồi cách bỏ phân, hôm qua có người lo lắng lên hỏi tôi sao tiêu em chết nhiều quá, hỏi ra mới biết : em thấy nó chết, em trộn phân đường với ure bỏ cho nó, vì thấy mưa nhiều… càng chết nhiều hơn và nhanh hơn, anh giúp em với. Như vậy mới biết cũng còn những nông dân chẳng hiểu ure với đường là gì. Thôi thì chúng ta biết gì thì sẽ chia sẻ hết sức mình cho những bạn nào chúng ta thấy, và biết họ cần.
    Riêng tư một chút. Xin cám ơn tất cả các bạn đã có lời thăm hỏi, khi tôi nằm viện, đặc biệt anh Ng. Vịnh, một rung cảm nào đó tràn vào tâm hồn, nhất là vì chúng ta chẳng ai biết mặt ai… Xin tạ ơn trời, xin tạ ơn đời… Cầu xin mọi điều tốt lành may mắn cho các bạn.
    Lập cây Gáo, Đồng Nai.

    • Phân chuồng là loại phân có nhiều nấm bệnh nên khi bón thì cần phải ủ cho nó phân hủy (thời gian khoảng 3 tháng) và kết hợp với nấm trico để tiêu diệt các nấm có hại trong phân chuồng và phòng tránh các bệnh nấm, tuyến trùng trong đất, tuy nhiên, bà con nên để ý là nấm này không sống được trong môi trường nước hay nhiệt độ cao, tránh xịt nước trico lên cây vì nó không có tác dụng
      Ngoài ra trường hợp khi tiêu đang bị chết mà trộn đường với ure trong thời gian mưa là chết một cách nhanh chóng là đúng rồi bạn ah
      Mọi người nên chú ý là khi có mưa thì không khí ẩm làm cho nấm rất phát triển, trong khi cây đang bị nấm (trường hợp cây chết) thì giống như cơ thể người đang bi bệnh, rất yếu dù cho có cho ăn không tiêu thụ được, trong khi đó phân lại là thức ăn cho nó nấm phát triển nên nó vừa không trị được cho cây mà còn làm cây chết nhanh hơn nên trong trường hợp này thì kết hợp là thuốc trị nấm xịt cho cây (2-3 lần cách nhau 4-5 ngay) và hạ độ pH cho đất để rễ có thể hấp thụ phân một cách tốt nhất

  9. Chào các bác.
    Mấy hôm nay đã bớt mưa, trời có nắng khoảng 1 tuần rồi nhưng không to, nhưng vườn tiêu có vẻ rầu rầu, lá muốn ngả sang màu vàng. Giờ phải chăm sóc như thế nào xin các bác chỉ cho em với. Em cũng mới bón NPK tuần nay khoảng 3-4 lạng/gốc.
    Em trông vào các bác, xin cám ơn nhiều.

    • Bạn cần cho biết là tiêu của bạn đang ở giai đoạn nào để có chế độ phân bón thích hợp nếu bạn sử dụng không đúng sẽ làm cho cây bị ảnh hưởng như rụng trái, đen trái…
      Trường hợp của bạn nói trên là do hệ rễ của tiêu đã yếu do thời gian mưa vừa qua và khả năng cây đã bị nấm tấn công nên bạn cần kiểm tra và phải phòng nấm cho cây và kết hợp hạ độ pH của đất để cho cây ra rễ cám, hấp thụ các chất dinh dưỡng tốt nhât. và cuối cùng là chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân đối, cần chú ý các yếu tố trung vi lượng cho cây.

  10. Ở đâu hướng dẫn người nông dân sử dụng các sản phẩm sinh học? Ở đâu thẩm định giá trị sử dụng các sản phẩm này? Nếu không thì “tiền mất tật mang”… Mình đang cần địa chỉ tư vấn.

  11. Một số nông dân hay gọi phân SA là phân đường, vì nhìn hạt phân giống đường, những năm về trước tôi từng thấy có người bốc bò vào miệng,…

  12. Xin nói rõ hơn. Tại địa phương, dân thường gọi phân SA là phân đường, hỏi rõ là họ nghĩ “chắc” là thiếu phân, mà “chắc” 2 thứ này trộn chung “có lẽ” tốt hơn. Hộ này bị nguồn nước từ trên đổ xuống theo đừơng mương, mà rẫy phía trên tiêu bị chết trên 300 gốc. Còn hộ dùng SA+URE cũng đã đi gần 200, không bao giờ dùng bất cứ thuốc BVTV nào, bao nhiêu năm chỉ có URE ! Thật đáng cho chúng ta suy nghĩ về sự hiểu biết của nông dân. Họ suy luận : cây trong rừng có thuốc men, phân bón gì đâu… sao vẫn quá tốt.
    Hầu như tôi không bao giờ dùng SA cho tiêu kinh doanh, còn ure dùng cho tiêu mới trồng, chỉ lân nung chảy-DAP (NPK- mỗi lần chỉ trên 100g/gốc- 5 lần/năm) và thêm 3 lần phân bao hạt vàng (trung vi lượng) còn phân chuồng ủ nấm tricho là nhiều. (30.000 tấn)
    Bạn @Tâm Thắng tiêu kinh doanh, hay tiêu mới trồng, rẫy có bị úng nước ? Bạn xem kỹ bộ rễ có tỗn thương ? Bạn có dùng hệ thống tiết kiệm ? (nếu vậy lượng phân quá nhiều) sẽ bị ảnh hưởng. Với tôi, xịt phân bón lá sẽ phục hồi nhanh hơn.Thân
    Lập cây Gáo

    • Chào bác Lập.
      Theo bác, đáng để chúng ta suy nghĩ về sự hiểu biết của nông dân. Kể cũng phải, vi sinh vật với bà con là cái gì? nó có cụ thể như con sâu, con kiến đâu mà lo… tự sinh tự dưỡng là lẽ của đất trời mà. Vậy mà bác vẫn còn đáng để suy nghĩ.
      Còn tôi, hôm kia đành phải than với Tiêu Phong : “Than ôi ! Tiêu đổ bệnh nên nhiều người đang bệnh theo tiêu, mà toàn người có chữ thế mới đau.”
      Thế thì có đáng không hả bác?
      Nay bác gõ bàn phím được là tôi vui rồi !

    • Đọc phản hồi của bạn, nghĩ mà đau. Ở các nước tiên tiến, cơ quan chuyên trách đã thiết lập các “thông số” kỷ thuật, nhà sản xuất (nông dân) chỉ cần áp dụng đúng cac thông số này trong sản xuất. Nếu sự cố ngoài ý muốn xảy ra, thì đến gõ cửa cơ quan chuyên trách, họ phải lập tức đến ngay, mà “không cần bồi dưỡng” tại hiện trường, để tìm ra nguyên nhân và giải pháp khắc phục nếu các nhà cung cấp vật tư (nông nghiệp), thiết bị sai… thì người nông dân sẽ được bồi thường.

  13. Gửi bác Tiêu Phong:
    “…Ví dụ: Đối với loài trichoderma dòng M32, thức ăn chính của chúng là protein của nấm rơm, độ pH thích hợp = 6. Dòng M35, thức ăn chính là protein của cám ngũ cốc, độ pH thích hợp = 7,5. Dòng M39, dùng thức ăn chính là protein của hải sản, độ pH thích hợp = 8. Ngoài ra còn phụ thuộc vào nhiệt độ tối thích…”
    Nhờ bác giúp vậy mình có thể nhân sinh khối những dòng chống gây bệnh này được không, ví dụ dùng nấm rơm, ngũ cốc, tôm xay để nhân những dòng này, bác đã làm thử chưa xin chia sẻ với bà con. Tôi hiểu nôm na nhân sinh khối là nuôi nó trong môi trường hợp với nó để nó được nhân lên nhiều con. Vậy là nó ăn chất nó cần để nó sống, Vậy khi đưa nó ra môi trường, nó sẽ không sống nếu độ pH dưới trên 6, không có protein của nấm rơm thì nó sẽ chết. Nói cách khác là sau khi mình nhân sinh khối đưa ra cho cây tiêu, dòng 35 sẽ có cơ chế hoạt động như thế nào để khống chế, tiêu diệt tuyến trùng khi không có độ pH phù hợp, không có Protein của nấm rơm. Cảm ơn bác vì những thông tin bổ ích .

    • Chào bác Vịnh. bác Tiêu Phong, cộng đồng giatieu mong các bác trả lời câu hỏi của anh Nam với ạ… cháu cũng có thắc mắc như thế… Rất cảm ơn các bác ạ
      2. Bác Vịnh cho cháu hỏi là: tiêu trồng lâu năm chăm sóc lạm dụng hóa học nên đất bị chua… ở trên chua ít hơn ở dưới, ở gốc chua nhiều hơn ở ngoài tán, bón ở mặt đất không biết có cải thiện được pH ở dưới sâu không ạ,… Vậy thì mình phải bón vôi, lân nung chảy như thế nào để đảm bảo cải thiện pH cho đất mà cân đối trong ngoài trên dưới ạ?
      Cháu rất mong được sự giúp đỡ của bác.
      Chúc các bác và gia đình luôn mạnh khỏe.

    • Chào cháu.
      Khi nhân sinh khối, mỗi loại nấm cần một nguồn thức ăn khác nhau để gia tăng cơ số. Còn kích hoạt nó tương đối giống nhau. Độ pH cho nấm hoạt động rất rộng, từ 3-8 tùy loại. Đất chua thì bón vôi, chỗ nào chua nhiều thì bón nhiều hơn.
      Cháu kiểm tra lại, vì sao trên cùng 1 điểm mà trên chua hơn dưới? Trường hợp này chỉ xảy ra trên nền đất vùng đá vôi. Thân

  14. Khi nói về nông nghiệp, bạn thường tìm hiểu về dất dai, thời tiết, nước tưới, phân bón, thuốc trừ sâu bệnh… nhưng có một yếu tố quan trọng nhất về thời tiết trong nông nghiệp lại lãng quên hay ít được chú ý, đấy là ánh sáng, cường độ, và thời gian chiếu sáng của năng lượng mặt trời/1đơn vị diện tích, một yếu tố không mất tiền mua, vậy mình nên tìm cách kết hợp ba loại cây trồng để hưởng được ba tầng ánh sáng, hoặt đừng cho đất trống, sẽ tăng được sản lượng nông nghiệp trên diện tích giới hạn của mình… lãng phí ánh sáng là lãng phí nhiều yếu tố khác trong sản xuất nông nghiệp.

  15. Vật tư nông nghiệp đang ở giá cao leo thang không rớt, sản phẩm nông nghiệp đang ở giá thấp, đảo lộn như diều, lên lên xuống xuống, cũng đã lắm lúc đứt dây, giá tiêu leo cao rồi ngày nào rơi xuống! Để tồn tại cần tìm ra giải pháp tối ưu, giảm giá thành xây dựng cơ bản đến mức thấp nhất, và cũng đừng có mơ nhiều mỗi ha tiêu thu tiền tỷ, mình đã có cao su, caphe kinh doanh, nhưng xây dựng 3 ha tiêu vẫn ngán, cả nhà lo âu buộc mình lấy thu bù chi, nên mình phải vắt óc mà suy nghĩ … cách nào? Hiệu quả.

    • Bác à cứ phân tươi mà bỏ thì có tốn kém bao nhiêu đâu

  16. Cảm ơn các bác, chú, anh chị đã dốc tâm huyết chia sẻ những kiến thức quý giá cho cộng đồng trồng tiêu.
    Nhân đây cháu có mấy câu hỏi, mong cộng đồng giúp cháu.
    1. Một năm bón mấy đợt tricho cho cây?
    2. Sau mỗi lần dùng thuốc trị nấm như mancozed, metalaxyl… thì nấm tricho có chết không?
    3. Trên thị trường bây giờ có rất nhiều công ty sản xuất tricho. Vậy nên chọn những sản phẩm chỉ có tricho thôi hay chọn loại có bổ sung humic và trung vi lượng ạ?
    Cháu xin chân thành cảm ơn.

  17. Chào bác Nguyễn Vịnh, thấy bác trả lời tận tình cho bà con cháu cũng muốn có 1 câu xin hỏi bác, nhưng ko phải về lĩnh vực trồng tiêu, nếu bác biết xin bác trả lời giúp cháu. Cháu trồng rau mầm và cháu ủ giá thể trồng rau bằng Tricoderma, nhưng như vậy thì rau mầm sẽ ko ăn sống được, vì tricoderma để lại 1 số bào tử ko tốt cho hệ tiêu hóa, vậy có loại chế phẩm nào dùng để ủ giá thể trồng cây mà thu hoạch xong ta có thể ăn sống đc ko ạ, Cháu xin cám ơn bác nhiều !

    • Chào @Vũ Sơn Tùng
      Không hề gì, chú sẵn sàng giúp bà con trong khả năng chú có thể.
      Để bảo đảm “sạch” cho rau mầm, giá thể phải được “hấp” thanh trùng mà không cần phải ủ nấm Trichoderma. Với lại, trồng để sử dụng gia đình thì lượng giá thể không nhiều, cháu có thể mua loại giá thể đã hấp được bán sẵn dùng cho tiện. Thân

  18. Anh Nguyễn Vịnh cho tôi được hỏi, tôi định xịt phân bón lá loại hữu cơ sinh học (amino acid liquid) cho vườn tiêu, và tôi cũng muốn phối trộn chung với trichoderma nhằm tăng cường vi nấm có ích cho cây tiêu, theo bài viết của anh Tiêu Phong thì phối trộn được, nhưng tôi muốn hỏi anh một lần nữa cho chắc ăn , mong được anh góp ý. Cám ơn.

    • Chào @Trầm Phúc.
      Về nguyên tắc thì trộn chung các loại phân hữu cơ sinh học với trichoderma đều được, nhưng là với loại phân thông thường. Một số nhà sản xuất có cho thêm những chất khác để tạo ra sản phẩm đặc hữu nên mình phải xem xét cụ thể, cẩn thận thì vẫn hơn. Tốt nhất là xem kỹ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất ghi trên bao bì. Thân

  19. Chào tất cả các chú, các bác !

    Cháu là Thuận ( 23 tuổi ) , cháu đang rất muốn học hỏi về việc trồng tiêu và cũng có ý định trồng thực tế . Nhưng cháu chưa hề có 1 chút kinh nghiệm nào , chỉ có thuận lợi ở chỗ là cháu được 1 người cho mượn đất ( ở Xuân Lộc – Đồng Nai, cũng không nhiều chỉ khoảng 1 sào đất ) và có thể hướng dẫn sơ sơ về trồng tiêu . Các chú , các bác cho cháu hỏi là bây giờ để bắt đầu cháu cần phải có những công tác chuẩn bị như thế nào ? Và cháu có thể xin phép tới trực tiếp một số nhà của các chú các bác để học hỏi thêm kinh nghiệm trực tiếp được không ạ ?

    Xin cảm ơn các chú, các bác rất nhiều !

    • Chào chú Nguyễn Vịnh!
      Chào bác Tieuphong và các chú các bác trong diễn đàn Giatieu!
      Cháu tên Hào, cháu cũng giống như bạn Phạm Thuận đang tìm hiểu cách trồng tiêu, cháu 34 tuổi, cháu hiện đang ở gần trại hươu nai, ấp Sông Mây, xã Bắc Sơn-Trảng Bom-Đồng Nai.
      Nhà cháu có 1 mẫu đất một nửa đang nuôi cá còn nửa còn lại cháu tính mùa mưa tới trồng tiêu.
      Nay tìm đọc được diễn đàn Giatieu thật là quý hóa. Cháu đang nghiên cứu đau hết đầu, chỗ khu cháu không thấy ai trồng tiêu để mà hỏi, may đọc biết bác Tieuphong ở gần mong được bác giúp đỡ, hiện cháu chưa đi xem vườn tiêu nào cả. Cháu mong được mọi người chia sẻ góp ý cho cháu qua diễn đàn Giatieu hoặc email cho cháu (leanhhao2014@yahoo.com), số điện thoại của cháu 0934.111149.
      Cảm ơn diễn đàn Giatieu và mọi người cống hiến kinh nghiệm công sức và thời gian quý báu của mình cho những người trồng tiêu. Cháu chúc sức khỏe mọi người trong diễn đàn Giatieu.

  20. Chào các bác, cháu ở Đông Triều, Quảng Ninh, ko có cây tiêu, cây chủ lực là cây na. Nhà cháu có 500 cây na kinh doanh 1-2 năm nay. Na có hiện tượng vàng là rồi chết, nhổ lên rễ bị thối đen. Nguyên nhân là cây na bị làm sao? dùng nấm tricho trị có được không? Xin các bác tư vấn, cháu xin cảm ơn.

    • Chào @daotuanphong
      Khi na chết có nghĩa là bệnh đã bùng phát. Lúc này sử dụng biện pháp hóa học may ra còn có thể chứ sinh học là không kịp nữa rồi.
      Hiện tượng bạn phản ánh còn sơ lược nên chưa đủ để xác định nguyên nhân nhưng khả năng chết do nấm là cao nhất. Theo tôi, bạn sử dụng các loại thuốc diệt nấm phổ rộng. Nếu chưa bao giờ phun thuốc nấm thì bạn nên tự pha chế boocdo 1,5% để phun và sục gốc cho na là rẻ tiền mà hợp lý hơn cả.
      Biện pháp sinh học chỉ hiệu quả khi phòng bệnh hơn là trị bệnh. Sục và phun thuốc xong, bạn có thể đổ tricho sau thời gian cách ly 3-4 tuần.
      Tham khảo >> http://www.giatieu.com/cach-pha-che-dung-dich-booc-do-phong-tru-nam/4582/

  21. Chào Cộng đồng diễn dàn. Em mới trồng 200 nọc tiêu, đến thời điểm hiện tại tiêu nhà em cao tầm 2 mét. Em định năm nay cắt làm giống, nhưng có 1 số cây cứ vàng vàng và 1 số cây rụng đốt. Em cũng mời nhân viên trạm khuyến nông huyện đến tại vườn kiểm tra. Họ nói tiêu nhà em bi tuyến trùng xâm nhập. Em xin hỏi loại thuốc đặc trị chỉ cho em với. Em ở huyện Cư Jut Đăc Nông, em xin cảm ơn !

    • Chào bạn.
      Một số cây rụng đốt là do nấm gây ra, dùng thuốc Ridomil Gold hay Aliette để trị.
      Vàng lá có nhiều nguyên nhân, kiểm tra hệ rễ nếu thấy những nốt sần là do tuyến trùng làm tổ, dùng thuốc Tervigo hay Marshal đổ gốc sau đó dùng phân amino, đạm cá hay bánh dầu để hồi phục rễ. Vàng lá có thể còn do dất dư acid hay thiếu trung vi lượng, lựa chọn phân hữu cơ sinh học Biogel+Biosol để cải thiện là hợp lý hơn cả. Cần đo độ pH của đất để điều chỉnh.

  22. Cảm ơn Anh Cường ! Em đã đào gốc cây tiêu nhưng không thấy vết sần nào cả. Em sẽ thử tìm loại thuốc như anh đã nói để sư dụng.

  23. Cháu chào bác Vịnh!
    Bác Vịnh ơi cho cháu hỏi cách phân biệt các dòng tricho như M32, M35… một lần nữa được không ạ. Bác có giải thích ở trên cho mọi người rồi. Nhưng sao cháu chỉ đọc được tới chỗ bác ghi là (lấy ví dụ thành phần 1 gói tricho bán ra ngoài thị trường như sau: ) là hết còn đoạn phía sau bác giải thích như thế nào thì cháu không đọc được nữa. Cháu xin cảm ơn bác nhiều!

    • @Đăng nghĩa
      Bác bảo cháu chụp lại màn hình rồi gửi qua email để bác nhờ bộ phận kỹ thuật tìm nguyên nhân, sao chưa thấy? Không lẽ cháu để như vậy mãi !

  24. Cháu cảm ơn bác Vịnh đã phản hồi lại ạ. Cháu lên mạng bằng điện thoại, mà điện thoại cháu là loại thường thôi mong bác thông cảm. Mấy bữa nay cháu bận tưới cafe quá nên cháu chưa ra quán net gửi email cho bác được, với lại quán net xa nhà quá. Một lần nữa cháu mong bác thông cảm cho cháu. Cháu sẽ gửi email cho bác sớm. Cháu cảm ơn bác nhiều!

    • Có thể cháu xem không hết màn hình có liên quan đến phầm mềm cài đặt của điện thoại.
      Cháu có thể yêu cầu nơi bán cài đặt lại phần mềm lướt net. Hi vọng sẽ ổn.

  25. Vâng cháu cảm ơn bác nhiều. Để cháu xem lại cài đặt phần mềm lướt web xem sao. Chúc bác va gia đình luôn khỏe mạnh!

  26. Bác Vịnh ơi cháu đã tải phần mềm lướt web khác rồi. Phần mềm nay đọc được hết phản hồi của bác và mọi người. Cháu cảm ơn bác nhiều lắm.

  27. Chào chú Vịnh và gđ giatieu.com
    Chú ơi cho cháu hỏi. Ở chỗ nào có bán giỗng cỏ VA06? Cháu dự tính mùa mưa này trồng khoảng 1 sào để nuôi bò. Rất mong chú và bà con chỉ giùm địa chỉ. Cháu cảm ơn!

  28. Vâng cháu cảm ơn chú. Nghe người ta nói loại cỏ này phát triển nhanh lắm. 1 sào nuôi đc 6 con chú ạ.

    • Theo tiến sĩ Nguyễn viết Trương, năm 1970 dạy các SV của ông ở SG là: trồng cỏ chăn nuôi bò có lợi nhuận gấp năm lần ruộng lúa, và việc canh tác cũng dễ dàng hơn. Hiện nay có một số dt ruộng lúa, các hộ gia đình tự phát chuyển đổi trồng cỏ nuôi bò, nhưng còn nhỏ lẻ. Theo mình thì các trũng ở trung du và tây nguyên, không chủ động nước, nên trồng cỏ nuôi bò với quy mô kinh tế gia đình (30-50 con bò) là đủ sống ổn định, không lo chết nhanh, chết chậm như trồng tiêu. Đáng tiếc là tài liệu này của mình đã bị thất lạc. nhung chỉ cần một thời gian ngắn đối chứng mình sẽ tìm laị được. Cân đối dt trồng cỏ, giống cỏ trống, và số lượng bò nuôi, các bạn cứ mạnh dạn bước vào kế hoach này. Chắc ăn, không lỗ, ít rủi ro…

    • “các trũng ở trung du và tây nguyên, không chủ động nước,” … thì mùa khô làm sao cỏ sống được? Hay là mình bán bò đi, vào mùa mưa tới mình mua bò, mua giống cỏ về nuôi trồng lại?

    • Đồng cỏ, trồng cỏ nuôi bò là luận trình tốt nghiệp của mình ngày ấy, và cũng là 1 trong những mơ ước cũa mình ngày ấy, nhưng nay không còn nhớ gì về các thông số kỹ thuật, chỉ còn nhớ một số nguyên tắc cơ bản. Nếu bạn muốn thiết lập mô hình này để làm ăn sinh sinh sống, tôi sẽ giới thiệu dến Lê Đăng Đảnh, giáo sư trường đại học Nông Lâm tp HCM, có lẽ là người có hiếu biết số 1 về chuyên môn này, và đang phụ trách chương trình này, là bạn mình nên tin rằng ông ấy có thể nhận lời.
      dt: của mình 0984.500638, hienchau52@yahoo.com

    • Có nhiều cách sắp xếp, tổ chức để hạn chế thiệt hại khi thiếu nước, thiếu cỏ như dùng thức ăn dự trử (dưa cỏ, lấy cỏ làm dưa cho bò như làm dưa cải cho người). Dùng thức ăn thay thế như bắp, cám khoai mì… Bán bò đủ tuổi sử dụng, chỉ giữ lại bò cần nuôi… Cỏ là cây chịu úng hạn khá giỏi, mình thấy rất ít các trường hợp ở vùng trũng cỏ chết mất giống. Chăn nuôi kết hợp với trồng trọt là hợp lý nhất, nên giá thành sản phẩm thấp nhất… để cạnh tranh và tồn tại.
      Một vài lời chia sẻ. Thân

  29. Hiện tại tại nơi cháu ở bệnh chết nhanh, chế chậm là phổ biến cháu đọc thấy có chuẩn nấm đối kháng trichoderma phòng trị được bệnh này. Cháu muốn mua loại chế phẩm sinh học để ủ phân bò bón lót chuẩn bị xuống giống tiêu ngăn ngừa tình trạng chết nhanh chết chậm và tốt cho cây trồng thì mua loại nào trên thị trường hiện nay.

    • Chào cháu.
      -Tricho ngừa chết nhanh chết chậm là tricho đối kháng.
      -Ủ phân bò là vi khuẩn phân giải hữu cơ.
      Còn loại nào trên thị trường để giới thiệu cho cháu là chú chịu, cháu thông cảm.
      Lời khuyên muôn thuở là hãy chọn các thương hiệu, nhà sản xuất có uy tín.
      Thân

  30. Chào anh Nguyễn Minh Vịnh và mọi người. Cho em hỏi là psedemna và trichodema loại đối kháng 2 thứ này pha chung với nhau để tưới cho tiêu được không. Xin cảm ơn

    • Chào Nguyễn văn Chinh!
      Trichoderma dòng đối kháng nấm và Pseudomonas cũng là chủng phòng diệt nấm. Pha chung được có điều khi tưới ra đồng có thể hai loại nầy hoạt động không cùng một lúc. Theo tôi Pseud phun trên lá, Tricho tưới gốc hiệu quả hơn.
      Thân

  31. Chào Chú Vịnh. Gia đình cháu ở Lâm Đồng. Nhà cháu trồng cà phê. Và dạo gần đây trong vườn xuất hiện vài cây cà phê bị chết cành thứ cấp lẫn cả cành cấp 1.
    Sau vài cơn mưa cây phía dưới cũng bị tương tự. Cây bị khô cành héo đọt non ở cành đột ngột. Giống bị cháy lá. Nhưng cây không bị chết. Phần cành chết đa số là cành non. Cháu không biết cây bị gì. Mong bác giúp cháu chữa cho vườn cây!
    Cảm ơn bác!

    • Chào bạn.
      Không rõ bạn trồng cà A hay cà R. Tuy nhiên, bạn có thể phun một lượt phân bón lá loại có nhiều trung vi lượng rồi 2-3 hôm sau phun tiếp Bo thử xem có đỡ không.

  32. Xin chào chú Vịnh!
    Cháu ở Thanh Hóa , nhà cháu trồng dứa thường bị bệnh thối nõn dứa muốn hỏi chú địa chỉ bán nấm Tricho .
    Nhờ chú tư vấn nên dùng sản phẩm nào để có hiệu quả

  33. Cháu chào mấy chú
    Cho cháu hỏi khi ủ phân bằng chế phẩm nấm tricho vậy có thể kết hợp hai dòng nấm cùng 1 lúc được không vd tricho phân bã hữu cơ + tricho diệt tuyến trùng để ủng cho 1 đống phân. Cháu cảm ơn

    • Bạn xem rõ ngoài bao bì, các cơ sở sản xuất nghiêm chỉnh thường ghi rõ chủng loại, thành phần cụ thể, đầy đủ theo qui định. Hoặc có số đt gọi về cơ sở sản xuất để hỏi. Nếu thiếu các thông tin này thì sản phẩm chưa đáng để tin cậy.

    • Chào các anh, tôi mới trồng được một số tiêu nên chưa có kinh nghiệm. Nghe tác dụng của nấm đối kháng tricho rất hay nhưng không biết nếu sử dụng để phòng bệnh tuyến trùng cho tiêu con 3 tháng tuổi thì nên sử dụng loại nào trực tiếp để bón gốc (tôi chưa chuẩn bị được nguồn phân hữu cơ để phối trộn), xin cảm ơn!

    • Chào bạn @Vũ Phụng Uy.
      Trồng tiêu không quá phức tạp nhưng cũng không hề đơn giãn, đặc biệt là cần có kiến thức và sự chuẩn bị kỹ. Dù sao, bạn cũng đã trồng rồi. Tôi khuyên bạn thực hiện ngay những việc sau:
      1. Đo độ pH của đất trồng, điều chỉnh về mức 5,5 – 6,5 để tiêu con phát triển thuận lợi.
      2. Tăng cường bón phân hữu cơ vi sinh để acid humic trong phân kích thích hệ rễ phát triển. Có thể xử lý tạm thời bằng phân sinh học biogel. Rễ không phát triển coi như… chưa trồng !
      3. Bón gốc trichoderma sp. để ngăn ngừa tuyến trùng, vàng lá, chết nhanh chết chậm… mỗi năm ít nhất 2 lần vào đầu và cuối mùa mưa.
      Thân

    • Chào anh Vịnh, cho tôi hỏi mình dùng nấm tricho đối kháng loại nào và dùng như thế nào để bón trực tiếp cho tiêu mới trồng 3 tháng nhỉ. Mong anh chỉ giúp.

  34. Chào anh Vịnh! Cảm ơn anh đã thông tin, tôi sẽ cố gắng làm theo kinh nghiệm mà anh đã chia sẻ. Mong anh tiếp tục trao đổi để chúng tôi có thêm kiến thức trong việc trồng hồ tiêu đạt hiệu quả. Thân!

    • Chào bạn.
      Bạn hỏi thực tình thì biết được gì tôi cũng sẵn sàng chia sẻ, như câu hỏi trên thì tôi nghĩ bạn đang đùa ! Ở trên tôi có nói nấm đối kháng trichoderma sp. là loại chưa phân loại, bạn hỏi loại nào thì tôi chịu… vì lấy gì để chứng minh đó là loại nào trong khi thị trường đầy hàng kém chất lượng và quảng cáo cũng ngất trời ? Mong bạn hiểu.
      Mua loại dùng để rải lên gốc như bón phân cho khỏe.
      Thân

  35. Chào anh Vịnh! Tôi thật sự cầu thị tiến bộ trong việc áp dụng KHKT vào trồng hồ tiêu vì lần đầu chuyển đổi từ diện tích cà phê không hiệu quả sang trồng tiêu nên hầu như không có chút kinh nghiệm nào anh ạ. Tôi ở Đắc Lắc tình cờ đọc trên diễn đàn thấy các anh chị trao đổi nhiều kiến thức bổ ích nên tôi rất muốn được chia sẻ. Nhân đây xin hỏi anh luôn là mình có thể mua trichoderma đối kháng loại rải gốc sử dụng đồng thời với phân sinh học biogel có được không. Mong anh phản hồi.

    • Bạn kết hợp như vậy là rất đúng. Phân đổ gốc Biogel sẽ làm nguồn thức ăn cho nấm trichoderma sp. sinh sôi và hoạt động.
      -Nếu chuyển cây trồng trên đất cà phê, cần đo độ pH đất để điều chỉnh về mức phù hợp.
      Thân

    • Cảm ơn anh! Trước mắt tôi sẽ thực hiện ngay một số biện pháp chăm sóc cho tiêu mới trồng như anh hướng dẫn. Lâu dài mong tiếp tục nhận được những thông tin từ anh và diễn đàn.

  36. Chào chú Nguyễn Vịnh và diễn đàn!
    Cho cháu hỏi tricho với pseud sử dụng chung được ko? 2 loại này có đối kháng nhau ko? Cháu cảm ơn!

    • Chào bạn. Trichoderma là vi nấm, Pseudomonas là vi khuẩn, trong mỗi loại có hàng nghìn, thậm chí hàng trăm nghìn dòng mà khoa học chưa định danh và nghiên cứu hết. Chúng là vi sinh vật do kích thước của chúng cực nhỏ, mắt thường không thấy được.
      Bạn phải sử dụng ngay sau khi pha trộn 2 loại này với nhau.

  37. Chào chú Nguyễn Vịnh
    Cho cháu hỏi bào tử nâm tricoderma khi nhân sinh cháu thấy đến ngày thứ bảy khi rờ vào đống ủ nhiệt dộ lên tới cả 40’c đến 50’c chú cho cháu hỏi bào tử nấm đống ủ có bị chết không?
    Cháu xin cảm ơn

  38. ý cháu muốn hỏi là 2 loại này mình thả vào vườn (thời gian khác nhau) trong thời nó sinh sống loài này có làm giảm hiệu quả phòng bệnh của loài kia ko hay nuôi 2 loài cùng 1 lúc hiệu quả phòng bệnh cao hơn ko?

    • Hai vi sinh vật này là 2 loại khác nhau, do có chung đối tượng phòng trừ là bệnh chết nhanh chết chậm, thối cổ rễ, thối thân… do nấm phytopthora sp, fusarium sp… gây ra, nên thường được dùng kết hợp để có hiệu quả cao. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến cho rằng bạn chỉ cần dùng 1 loại để phòng (trichoderma sp.) là được, nhằm tránh xung đột ngoài ý muốn có thể xảy ra, đặc biệt là khi nguồn thức ăn cho chúng không dồi dào.

  39. Xin chào anh Vịnh! Vườn tiêu mới trồng trên trụ muồng đen nhà tôi có nhiều lá rụng dưới gốc, có người khuyên nên dùng nấm TRICHODERMA để phun xịt lên lá khô để lá nhanh phân hủy và giúp tăng cường hệ vi sinh vật có ích trong đất. Trong khi tôi thấy sách hướng dẫn phải làm thành đống ủ với nhiệt độ thích hợp thì mới phát huy được tác dụng, vì vậy tôi đang phân vân có nên làm thế không và nếu phun xịt trên đất có hiệu quả thì mình nên sử dụng dạng chế phẩm nào của Tricho. Rất mong anh góp ý, cảm ơn anh.

    • Chào bạn. Lá cây phân hũy nhanh hay chậm đều do vi sinh vật làm, gọi là tự nhiên vì ta không tác động vào. Nếu ủ thì giữ được các chất dinh dưỡng, để tự nhiên hầu như chỉ còn mùn. Phải phân biệt dòng trichoderma đối kháng và dòng phân hũy xác bã hữu cơ khác nhau để sử dụng đúng nhu cầu mình cần.
      Thân

  40. Tôi có mấy sào tiêu mới trồng được 5 tháng, lúc đầu cây phát triển cũng khá sau đó bị chững lại. Tìm hiểu trên giatieu thấy chế phấm Biogel có khả năng cung cấp dinh dưỡng cho cây nên tôi đã tìm mua và đổ gốc 2 lần cách nhau 40 ngày như hướng dẫn nhưng qua quan sát thì thấy ít có sự thay đổi, không rõ nguyên nhân vì sao, tôi cần áp dụng những biện pháp nào không. Mong được góp ý.

  41. Chào bạn. Biogel là phân tất nhiên phải cung cấp dinh dưỡng cho cây. Còn tiêu của bạn có tốt hơn hay không phải còn nhiều lý do nữa. Bạn cần xem lại biện pháp chăm sóc tổng hợp để biết mình còn thiếu sót chỗ nào. Phản hồi của bạn cũng không có cơ sở để bà con góp ý cho hợp lý hơn.

  42. Chào anh Thắng Lợi, có lẽ anh nói đúng vì chưa có kinh nghiệm trong trồng hồ tiêu nên có nhiều băn khoăn trong kỹ thuật, có người nói trong thời kỳ đầu cây hồ tiêu chưa cần nhiều dinh dưỡng do bộ rễ chưa phát triển vì vậy phải ưu tiên trong xử lý đất như rải nấm tricho ở gốc và tăng vi sinh vật bằng chế phẩm sinh học biogel. Em đã làm như vậy vì nghĩ rằng tiêu còn nhỏ nên khả năng sâu bệnh tấn công là ít xảy ra, như vậy có đúng không anh, và em có cần thiết phải bón thêm phân vi sinh cho tiêu để cây phát triển hơn không. Mong anh Thắng Lợi và ACE tư vấn giúp em.

  43. Chào anh Vịnh và diễn đàn, vườn tiêu tôi đã bón gốc nấm Trichoderma và tưới gốc phân Biogel, tôi định bón thêm phân bò đã ủ với nấm tricho nhưng khi mở đống phân thấy nhiều sùng đất to màu trắng nên băn khoăn không biết sử lý thế nào vì nghe nói nếu muốn diệt loại này phải dùng thuốc BVTV như vậy liệu nấm đối kháng trong phân bò và ở gốc tiêu có bị tiêu diệt không và nếu buộc phải dùng thuốc BVTV thì dùng loại nào an toàn và hiệu quả. Mong các anh góp ý, xin cảm ơn.

    • Chào bạn. Mở đống phân ra mà có sùng đất sống chứng tỏ đống ủ không thành công, nguyên nhân có thể do mua gói nấm ủ chất lượng kém, dòng nấm không phù hợp hay do ủ không đúng cách. Theo tôi, cần phải ủ lại để tiêu diệt các mầm mống sâu bệnh có trong phân bò.

      Cũng cần phân biệt vi sinh vật phân hũy hữu cơ khác với vi sinh vật đối kháng, mỗi dòng có một chức năng khác nhau. Quá trình phân hũy hữu cơ sẽ sinh ra nhiệt cao nên phần lớn vi sinh vật bị tiêu hao. Cho nên khi đưa phân ra bón phải bổ sung thêm dòng vi sinh đối kháng trichoderma để phòng ngừa bệnh cho tiêu.

  44. Chào bác. Cách đây 3 tuần, vườn tiêu nhà cháu có 200 nọc, 1 số bị chết nhanh. Khi phát hiện tiêu chết nhanh, cháu đã đổ thuốc hết cả 200 nọc tiêu theo hướng dẫn của kĩ sư nông nghiệp ở địa phương cháu bán (huyện Châu Đức- tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu) nhưng có khoảng 30 cây đã chết rồi, còn 1 số cây bị vàng lá trong suốt 3 tuần nay. Xin bác bày cách xử lí và bón phân cho những cây tiêu đang vàng lá như thế nào?

    • Chào cháu @Nguyễn Thị Vân
      Không rõ cháu đã sử dụng thuốc gì do kỹ sư nông nghiệp ở chỗ cháu bán ? Chắc là thuốc có hiệu quả cao ! Coi như phần chữa bệnh đã giải quyết xong.
      Theo tình trạng được phản ánh thì cháu cần phun phân bón lá, loại nhiều thành phần, có chứa các chất điều hòa sinh trưởng như auxin, cytokinin, GA3… như phân sinh học biosol để cung cấp dinh dưỡng kịp thời. Và đổ gốc phân amino, đạm cá, bánh dầu hay phân sinh học biogel để hỗ trợ cho tiêu nhanh chóng hồi phục và bung rễ non mới.
      Cháu cũng cần đo pH của đất, dùng vôi+lân điều chỉnh, đưa về mức 5,5 – 6,5 độ để tiêu phát triển thuận lợi. Và bón thêm vi nấm đối kháng trichoderma để giúp tiêu chống chịu với các nấm bệnh trong mùa mưa này.
      Thân

    • Cháu cảm ơn Bác Vịnh rất nhiều. Bác cho cháu hỏi thêm: Hiện nay tiêu cháu đang ra bông, vậy cháu phải phun phân bón lá và đổ thuốc như thế nào cho phù hợp? Và xin Bác chỉ cụ thể loại vi nấm đối kháng trichodema cũng như cách bón loại vi nấm đối kháng này cho cháu hiều rõ hơn. Cháu chúc Bác nhiều sức khỏe, hạnh phúc.
      Cháu: Vân

    • Chỉ được phun thuốc, phân bón lá vào buổi chiều để khỏi hư bông.
      Các loại phân phun và đổ gốc thường theo liều lượng đã được nhà phân phối tư vấn. Cách sử dụng nấm đối kháng trichoderma cũng khác nhau tùy theo nhà sản xuất hướng dẫn.

    • Chào bác Nguyễn Vịnh!.
      Trước tiên cho cháu gửi lời chúc sức khoẻ đến bác, và cũng mong bác tư vấn cho cháu một số việc sau.
      Cháu trồng được 500 trụ tiêu lươn, đôn đến nay 2 tháng thì xuất hiện bệnh vàng lá, một số cây có rụng đốt. Hiện cháu đã xử lý sục gốc bằng thuốc Tervigo + Ridomil. Dự kiến 15 ngày sau cháu sục gốc và phun cây bằng thuốc Coc 85. Cháu xin hỏi bác làm như vậy có đúng không, cháu vừa đo độ PH thì chỉ có 4. Lâu nay cháu chỉ dùng phân bò ủ, cách đây 1 tháng có bón 25 kg DAP.
      Cháu muốn xin bác một lời khuyên !

    • Chào cháu @ Lương nam thế
      -Bệnh vàng lá có nhiều nguyên nhân, bên cạnh tuyến trùng còn do chăm sóc không đúng cách, bón phân thiếu cân đối, đất dư acid, côn trùng chích hút,… cháu đã xác định đúng chưa mà đổ thuốc?
      -Tại sao khi sục gốc tervigo+ridomil mà không phun lên cây để tiêu diệt triệt để mà chừa lại làm gì? không lẽ muốn “nuôi” bệnh?
      -Thuốc Coc 85 (gốc đồng) gây ức chế sinh trưởng, trong khi cái cần lúc này là kích thích sinh trưởng, nên cần suy nghĩ.
      -Tại sao không dùng Agri-fos nhắc lại sau 7-10 ngày để tiêu diệt sạch bào tử nấm bệnh? không lẽ muốn đợt mưa tới bào tử nấm phát triển lại để gây bệnh tiếp?
      -Cái cần lúc này là bổ sung dinh dưỡng kịp thời và kích thích cho tiêu bung rễ mới. Tại sao không dùng phân bón lá và đổ gốc?
      -Điều cần làm sau cùng là dùng vôi + lân Văn điển để điều chỉnh độ pH ngay khi giải quyết xong những vấn đề trên.

      Bác luôn mong thế hệ các cháu chăm sóc tiêu bằng cái đầu của mình chứ không chăm theo kiểu “thấy người ta làm”. Mà cháu cũng lười suy nghĩ !
      Cháu dành thời gian vào trang Trồng và chăm sóc tiêu đọc để tự trang bị kiến thức trồng tiêu cơ bản cho mình. Cố lên !
      Thân

  45. Chào diễn đàn! Tôi được biết dòng nấm trichoderma có nhiều chủng, nhưng thông dụng nhất là chủng phân huỷ xác bã hữu cơ và chủng đối kháng, trên thị trường lại có loại bên ngoài bao bì có ghi cùng hai tác dụng như trên vì vậy tôi muốn hỏi nếu sử dụng 2 chủng này đồng thời thì chúng có tác dụng tương tác với nhau để duy trì lợi ích cho cây trồng không hay là chúng sẽ đối kháng và tiêu diệt nhau. Mong các bác tư vấn giúp.

  46. Chào các Anh Chị
    Em đang có ý định về quê trồng tiêu (Bình Phước)
    Em đang làm kế toán tại TP.HCM.
    Em muốn hỏi chi phí đầu tư ban đầu cho 0.5ha trồng tiêu khoảng bao nhiêu tiền (Đất đã có sẵn)
    Em cám ơn anh chị

  47. Chào bác Vịnh. Cháu xin hỏi là tiêu con mới trồng thì khoảng sau bao nhiêu ngày thì cho ăn đợt đầu tiên được ạ? và cho ăn phân gì là tốt nhất? và sau khi trồng tiêu con được bao nhiêu ngày thì có thể tưới gốc được nấm Trico đối kháng vào gốc ạ! Xin cảm ơn bác rất nhiều. Chúc bác ngày càng thêm kiến thức để giúp bà con có cơm ăn áo mặc hơn xưa.

    • Tiêu con mới trồng chỉ cần ăn phân ủ hoai đã bón lót là đủ. Cần thiết là bón các loại amino hữu cơ, sinh học, để tiêu bung nhiều rễ, giúp cây mau phát triển. Đổ tricho đối kháng thì càng sớm càng tốt, kể cả … trước khi trồng.

  48. Cháu chú Nguyễn Vịnh! Chú ơi cho cháu hỏi cây tiêu đang thời kỳ mang trái nên có chế độ chăm bón như thế nào … Cụ thể là cây tiêu đang ra hoa thì ít có rụng bông khi đã mang trái non bắt đầu thấy rụng nhiều hơn, lá đang già đi không thấy bụng đọt nữa, cây tiêu như vậy là bị sao hả chú… Mong chú phản hồi giúp ạ!

    • Vấn đề bạn hỏi đã có nhiều bài viết trên diễn đàn và bà con cũng thảo luận nhiều. Bạn vào trang Trồng và chăm sóc tiêu để đọc và trang bị thêm kiến thức về cây tiêu cho mình.
      Tôi có cảm nhận hình như bạn chưa chú ý bón phân khi tiêu đậu trái non, có thể tiêu bị thiếu dinh dưỡng. Bạn cần bón các loại phân chuổng ủ hoai, hữu cơ vi sinh, mỗi gốc phải được 5-6 kg, và dùng thêm các loại phân amino, bánh dầu,… phân sinh học phun lá, đổ gốc…
      Trời đang mưa nhiều, nên hạn chế dùng phân hóa học, tăng cường vi nấm trichoderma đối kháng để phòng chống các bệnh cơ hội mùa mưa cho tiêu.

  49. Cam ơn bạn Trung Anh! Mình vừa trồng tiêu nên còn thiếu hiểu biết về cây tiêu mỗi lời phản hồi là một kiến thức vàng cho mình… Chắc do mình không chú trọng đến chế độ bón phân. Trước khi mùa mưa mình cũng đã bón phần chuồng tự ủ với liều lượng là một xe rùa đổ cho 2 cây. Rồi cách 2 tháng sau mình bỏ đạm cá và xịt bón lá amino + trico đối kháng nhưng thấy tiêu không đẹp lên mà ngược lại. Em thấy buồn quá…

  50. Chào bác Vịnh và mọi người.
    Cho cháu hỏi là cháu nghe nói phân trùn quế khi được ủ với nấm trichoderma để bón cho tiêu và các loại rau hoa thì hiệu quả rất cao phải không. Nếu ủ với phân trùn quế thì nên dùng chủng đối kháng với nấm bệnh và tuyết trùng đúng không ah ?
    Mong bác và mọi người giải thích hộ.
    Cảm ơn mọi người nhiều.

  51. Phân trùn quế (do trùn quế thãi ra) giàu dinh dưỡng hơn các loại phân chuồng khác nếu ủ đúng cách.
    Ủ phân thì dùng tricho dòng phân hũy hữu cơ. Mỗi dòng có một chức năng cụ thể nên bạn phải sử dụng đúng. Nói cho dễ hiểu là bạn không thể bắt thợ hồ đi đóng bàn ghế, bắt thợ mộc đi xây nhà !
    Còn nếu bạn muốn ủ trùn quế để làm phân amino thì bạn tham khảo bài “Tự sản xuất phân cá”.

  52. Chào bà con trong diễn đàn!
    Cho cháu hỏi nếu độ pH thấp thì nấm tricho cũng có thể chết và ta dùng vôi lân Địa Long hay lân nung chảy Văn Điển để nâng pH lên thì có làm nấm tricho chết không? Theo cháu thì pha loãng phân với nước rồi bón cho tiêu thì có tốt không?

    • -Độ pH quá thấp phải chia làm nhiều lần để bón, lượng nhỏ sẽ không gây hại cho vsv hữu ích.
      -Có thể làm theo cách mà mình thấy thuận lợi và có hiệu quả cao, không nhất thiết phải làm y chang như cách của người khác.

  53. Cám ơn Trung Anh đã chia sẻ!
    Mình muốn hỏi thêm là nếu dùng phân cá chung với tricho thì phân cá có làm thức ăn để nuôi tricho được không hay có ảnh hưởng gì tới tricho không?

  54. Xin chào @ Thân. Tricho mà trộn chung với phân cá thì quá tốt vì có nguồn nuôi dưỡng, điều này thì bạn yên tâm.

  55. Cháu chào chú. Chú ơi, cho con hỏi 1 số vấn đề nha, con muốn làm mà không biết làm ntn? Mong chú cho con biết. Con muốn ủ phân bò với nấm trichoderma mà không biết làm ntn? Phân bò mới có cần ủ hoai muc rồi mới ủ nấm hay không? Con muốn dùng phân bò ủ này để trồng tiêu mới, mục đích của con là giảm bệnh cho tiêu. Vườn của con trồng tiêu rồi nhưng bị bệnh chết nhanh chết hết cách đây hơn 3 năm rồi. Mong chú chỉ giùm con.

    • Chào cháu @ han ny
      -Phân bò ủ bằng men nấm tricho nhanh gấp 2-3 lần so với ủ tự nhiên mà còn giữ lại được nhiều dưỡng chất và hạn chế rất nhiều mầm bệnh. Cháu tìm bải ủ phân chuồng để đọc thêm. Nên bổ sung nấm tricho đối kháng khi đưa phân đã ủ hoai ra bón cho tiêu.
      -Cháu cần biết thị trường thường bán 2 loại tricho: loại men nấm trichoderma dùng để ủ phân và loại nấm trichoderma đối kháng dùng để ngừa bệnh.
      -Nếu trồng lại trên vườn đã bị bệnh thì cháu phải xử lý đất thật kỹ rồi mới trồng.
      Thân

  56. Chào cộng đồng giatieu.com ! Mình đang ở Bình Phước, mình muốn hòa trichodarma tưới cho vườn tiêu nhà mình để tạo nấm đối kháng và tăng vsv có lợi cho vườn mà mình ko biết hòa liều lượng bao nhiêu là chuẩn và có nên trộn với loại gì nữa ko. Rất mong sự góp ý của cộng đồng. Chào thân ái !

    • Bạn cần sử dụng nấm tricho theo đúng hướng dẫn của các nhà sản xuất, có ghi rõ trên bao bì sản phẩm. Còn bạn muốn trộn thêm nhưng trộn để làm gì? Nếu vườn bạn thiếu nền hữu cơ thì nên trộn với các loại phân sinh học đổ gốc làm thức ăn cho nấm tricho hoạt động mạnh hơn.

  57. Bác Nguyễn Vịnh, cho em hỏi em có ngâm ủ bánh dầu đậu phụng (còn gọi là xác đậu phụng) em tính cho thêm chichodarma vào trộn để tưới cho cây hồ tiêu bác xem có được ko?… Có bác nào có ý kiến khác góp thêm cho em nha. Cảm ơn nhiều.

    • Thị trường có bán nhiều loại sản phẩm nấm tricho, không rõ bạn dùng loại nào để góp ý.
      Tốt nhất là bạn sử dụng theo cách nhà sản xuất có hướng dẫn trên bao bì.

  58. Chào chú Vịnh và cộng đồng tiêu. Tôi dự định khoảng 2,3 tháng nữa sẽ ủ phân gồm vỏ và thân cây bắp (ngô) với phân chuồng. Hiện tại bây giờ tôi đang để vỏ và thân cây ngoài trời thành đống, hỏi như vậy có ảnh hưởng chất lượng của phân sau khi ủ không, cám ơn mọi người!

  59. Chào anh @Tiêu lép, tôi nghe anh nói ủ phân chuồng mà có sùng đất là ủ không thành công. Anh có thể giải thích rõ hơn về điều này được không? Bản thân tôi năm vừa rồi cũng ủ phân chuồng với nấm trichoderma, sau một tuần kiểm tra đống ủ nóng sốt cả chân và phải khoảng 1,5 tháng sau nhiệt độ mới giảm đi một ít. Chứng tỏ vi sinh vật hoạt động rất mạnh trong đống ủ, sau 4 tháng tôi lấy phân ra bón lót vẫn thấy xuất hiện những con sùng trắng to bằng ngón tay. Còn dư lại một ít tôi không che đậy, vài tháng sau lấy bón cho cây thì thấy rất nhiều sùng, con nào con nấy to như ngón tay cái. Tôi nghĩ do khi ủ mình che đậy ko kỹ nên bọ hung chui vào đống phân đẻ trứng nên mới như vậy.

  60. Xin chào cộng đồng giatieu.com, chào bác Nguyễn Vịnh !
    Trước tiên cho cháu gửi lời chúc sức khoẻ đến cộng đồng và bác, và cũng mong mọi người tư vấn cho cháu một số việc sau.
    Cháu trồng được 100 trụ tiêu ác được một tháng giờ có nên bón phân hay chế phẩm sinh học gì hay không mà có thì loại gì?
    Cháu muốn xin mọi người một lời khuyên. Cháu xin cảm ơn !

  61. Chào chú Vịnh , chú cho cháu hỏi : tricho sau khi nhân sinh khối cùng với cám gạo và xơ dừa thì mình bón cho tiêu khoảng lượng bao nhiêu là đạt ạ (trộn chung với phân chuồng bón lót cho tiêu chuẩn bị trồng và tiêu kinh doanh). Cháu xin cảm ơn và chúc gia đình chú sức khoẻ.

    • Câu hỏi này rất đơn giản để trả lời. Nếu bạn nhân lên tăng được bao nhiêu lần thì bạn giảm tương tự bấy nhiêu lần. Ví dụ: nhà sản xuất khuyến cáo bón 1 gói nấm cho 100 gốc, bạn nhân gói nấm tăng được 5 lần thì bạn bón cho 500 gốc.
      Vấn đề là bạn cần xác định đã nhân số lượng bào tử nấm lên được bao nhiêu lần để bón cho đạt hiệu quả phòng bệnh?

    • Chào @Châu Phong. Mình là người nông dân thì chỉ biết làm nông chứ làm sao biết để mà xác định được nhân sinh khối tăng lên được mấy lần hả bạn?

    • Nếu không chắc chắn, không đủ điều kiện, môi trường không thuận lợi… mà vẫn kích hoạt lên thì bào tử nấm vẫn phát triển. Nhưng khi hết vòng đời có để lại bào tử nấm không hay để lại nhiều ít là chuyện khác.
      Mình có xem 1 clip nhân sinh khối trên mạng, yêu cầu phải thực hiện nhân sinh khối trong môi trường sát trùng, sát khuẩn, vệ sinh cao như trong lồng kính chứ không phải trong góc chuồng heo hay trong cái vại với cuốc xẻng và mấy ngọn lá chuối mà được đâu. Đừng chủ quan tưởng mình đã nhân lên nhiều rồi, đến khi nấm bệnh thâm nhập thì botay.com đấy !

  62. Chào cộng đồng giatieu.com. Mình mới đôn tiêu xuống thì cần bỏ phân gì để cây tiêu ko bị mất chất?
    Xin cảm ơn trước.

    • Nếu đã bón lót nền hữu cơ đầy đủ theo yêu cầu kỹ thuật khi đôn tiêu, bạn chỉ cần đổ gốc sinh học biogel giúp nhanh ra rễ, kết hợp nấm trichoderma phòng bệnh là được.

  63. Chào cộng đồng giatieu.com
    Cho cháu hỏi mình trộn pseudomonas và trico với nhau có được không? Pseudomonas có diệt trico không

    • Bạn cần đọc thêm các bài tham khảo ở trên đã có trả lời rồi

  64. Con chào bác Vịnh,
    Trước đây nhà con có ủ phân chuồng với nấm tricho nhưng do không biết rõ nên khi mang ra bón không thêm nấm tricho. Giờ ba, mẹ con muốn bỏ thêm nấm tricho nhưng lần này là bỏ trực tiếp mà qua bài viết của chú tiêuphong và các tài liệu con đọc được thì khi cho nấm tricho “ra ngoài” phải kèm theo thức ăn. Một người thân của con dùng nấm tricho trộn với cám gạo để làm thức ăn rồi rải vào vậy có được không bác (nếu vậy có vô tình dụ kiến không bác) mặc khác ba mẹ con không biết mua nấm về rải trực tiếp thế có tác dụng không bác, vậy ba mẹ con muốn thêm nguồn thức ăn thì làm sao bây giờ bác – trong gốc hồ tiêu nhà con có phân chuồng (dê) và rác lá cà phê ạ!
    À, còn điều thứ hai con xin hỏi bác là con có thấy ở trên chú tiêuphong nói có hai loại nấm tricho một dùng ủ và một dùng để trị tuyến trùng, đối kháng, mà sản phẩm trên thị trường thì đa phần chỉ ghi số bào tử, công dụng ủ – khống chế tuyến trùng… nhức cả mắt làm sao nhận biết được bây giờ bác. Rất mong nhận được phản hồi sớm của bác.
    Con chào bác.

  65. Chào cháu @Nguyễn Thị Lệ Hằng và các bạn trên diễn đàn.
    Bác trao đổi mấy ý chính mà cháu và các bạn hỏi như sau:

    -Trước đây, khi đưa nấm tricho ra thị trường, yêu cầu sử dụng cần bổ sung chất này, chất nọ khiến nhiều bà con tìm kiếm khó khăn, mất công. Nay nhà sản xuất đã bổ sung trong gói sản phẩm đầy đủ, bà con chỉ việc sử dụng theo hướng dẫn trên bao bì là được.

    -Nhu cầu sử dụng vi sinh vật hữu ích, bao gồm các loại nấm và vi khuẩn được gọi chung là M, EM (Effective Microganism) ngày càng nhiều. Để thuận tiện, nhà sản xuất đã gộp nhiều loại, nhiều dòng,… vào chung 1 gói sản phẩm. Nên trước đây phân ra các loại vsv phân hũy hữu cơ, cố định đạm, phân giải lân, trừ tuyến trùng, đối kháng nấm bệnh… thì nay không cần thiết vì trong gói sản phẩm hầu như có đủ.

    -Vì sao sản phẩm ngoài thị trường “nhức cả mắt”? Đơn giản là nhà sản xuất muốn đáp ứng đủ nhu cầu phong phú, đa dạng của nông dân, kèm theo việc tránh né, không rập khuôn “đụng hàng”, thế thôi.

    -Quan điểm của bác có phần khác biệt, vi dụ, như cháu hỏi. Không cho cám gạo vì sợ thu hút kiến, vậy thì kiến ở đâu? ăn gì? Không trồng lạc dại vì sợ rệp sáp ẩn nấp, vậy thì rệp sáp có chỗ nào nấp? ăn gì để sống?… ngoài mấy cây tiêu của mình. Mong rằng các cháu tham khảo các ý kiến trao đổi trên diễn đàn phải biết vận dụng linh hoạt, phù hợp cây tiêu của mình, không rập khuôn máy móc.

    -Bác xin nói thêm: nhiều bạn còn bỡ ngỡ khi xưng hô với bác, không sao cả, miễn là mọi người cần tôn trọng nhau là được. Bác nghỉ hưu lâu rồi, nhiều bạn gọi anh thì càng thích chứ sao.

    Bác nhấn mạnh, trồng tiêu không khó, nhưng phải biết áp dụng tiến bộ KHKT mới cho năng suất cao. Các cháu cần biết, Ấn Độ có khoảng 250.000 ha tiêu nhưng tổng sản lượng khoảng 70.000 tấn, còn VN khoảng 60.000 ha mà sản lượng bao nhiêu chắc các cháu quá biết rồi nhỉ !

    Chúc các cháu thành công với vườn tiêu nhà mình.
    Thân

  66. Chào chú Vịnh và cộng đồng giatieu.com, chú cho con hỏi biogel + với nấm tricoderma mình đổ mà gặp nắng khoảng ba ngày tricho còn sống không vậy chú ? Mong chú và cộng đồng giúp con. Chúc chú và cộng đồng luôn vui khỏe.

    • Vẫn sống tốt, miễn là gốc tiêu vẫn còn đủ độ ẩm tối thiểu cần thiết và không bị ánh nắng chiếu thẳng vào làm cho hoạt lực của nấm tricho suy yếu đi.

  67. Tricoderma hiện có rất nhiều loại ko biết chọn loại nào mà dùng, bà con nông dân cứ ra mấy đại lý quen họ giới thiệu loại nào thì dùng loại đó thôi. Riêng tôi củng vậy không biết loại nào của công ty nào là uy tín.

  68. Kính gửi chú Vịnh và cộng đồng Giatieu.com
    Nhờ Chú Vịnh và cộng đồng tư vấn giúp cho cháu 2 câu hỏi sau nhé:
    1/ Trên tiêu xuất hiện nhiều trứng nhỏ li ti màu trắng trong, có phải là trứng của rệp muội đen không? Cháu đã dùng Maxfos 50EC phun lần 1 và lần 2 sau 7 ngày. Nhưng 1/2 tháng lại xuất hiện trở lại với số lượng nhiều hơn. Cháu dùng Gepa 50WP để phun. Cháu làm như vậy có đúng không?
    2/ Tiêu của cháu là tiêu tơ, có hiện tượng suy dinh dưỡng và sâu bệnh. Cháu dùng phân và thuốc kết hợp:
    + Phần dưới gốc: Phân NPK 20-20-15 + Norshiel 86.2WG + Phytocide 5WP + Super Humic + Phân chuồng ủ không + Trichoderma + Maclogic. Trộn chung 7 loại này lại rãi xung quanh gốc và lấp một lớp đất mỏng lên trên. Cháu kết hợp và làm như vậy được không?
    + Phần trên trụ: dùng Amino phun. Như vậy có được không?
    Mong nhận được sự quan tâm và giúp đỡ của Chú Vịnh và cộng đồng. Trân trọng cảm ơn.
    Cháu Hiền.

    • Chào bạn.
      1. Trứng nhỏ li ti đó là trứng của nhện đỏ. Loài này có thời gian sinh trưởng ngắn và rất khó diệt, vì khi diệt rồi thì có thể lây từ vườn khác sang và phát triển nhanh trở lại. Vấn đề này cũng trao đổi nhiều trên diễn đàn rồi bạn tìm đọc nhé. Làm như bạn tôi thấy cũng ổn rồi.
      2. Tiêu tơ nhà bạn có bị suy thì dùng phân biogel và biosol đổ gốc và phun 2- 3 lần cách nhau 7 ngày là được. Còn phần sâu bệnh thì trước nhất là bạn phải biết chính xác là bệnh gì để trị. Đọc chia sẻ của bạn tôi thấy chóng mặt luôn. Bạn sử dụng phân và thuốc BVTV phải theo nguyên tắc 4 đúng nhé. Phải tìm hiểu từng loại để sử dụng cho đúng, chứ dùng như bạn tiêu k chết là may lắm rồi. Bạn nên xem lại kiến thức cơ bản của bạn về phân thuốc rất kém. Sử dụng thuốc hoá học phải có thời gian cách li mỗi loại ít nhất 7 ngày để thuốc phát huy tác dụng, tiêu bị sâu bệnh mà bạn còn bón phân hoá học. Bạn nên nhớ phải trị bệnh trước mới bón phân. Nếu là tôi thì tôi hốt bỏ hổn hợp 7 loại của bạn ngay không là tiêu chết sạch. Vài lời cùng bạn. Bạn nên đọc thật kỹ từng bài viết và phần trả lời để học thêm kinh nghiệm. Chào bạn.

    • Chào Đức Hiền! Trứng nhỏ li ti mà bạn nói khả năng là trứng bọ xít muỗi. Khi chiều tối hoặc khi trời sắp mưa hay khi bạn phun thuốc loại này hay bay ra từng đám đông, loại này rất nhỏ. Bọ xít muỗi hút nhựa cây ở phần non và mặt sau của lá cây. Chất thải của chúng rơi vào mặt trên của lá phía dưới lâu ngày chuyển màu đen thành nấm bồ hóng làm cây khó quang hợp. Bọ xít muỗi cư trú trên tiêu, cà phê và nhiều cây khác! Khi ta phun thuốc cho tiêu thì một số di chuyển lên tán cây trụ sống hay những cây gần đó nên không bị diệt, một số trứng không hỏng nên vẫn nở. Nên phun thuốc nhắc lại sau 7-10 ngày, nhớ đổi thuốc khác với lần trước.
      Trong các loại phân thuốc trên có Norshiel 86.2WG là thuốc diệt nấm, khi dùng chung với Trichoderma là nấm đối kháng thì sẽ tiêu diệt luôn Trichoderma! Hãy tách các thứ kỵ nhau ra dùng riêng, thời gian cách ly phải đủ!
      Nên bón gốc phân chuồng + Super Humic + Trichoderma. Nếu có Biogel nữa thì tốt. Không phun phân bón lá khi trên cây còn nấm bệnh. Tiêu tơ nên hạn chế bón phân hóa học vì dễ gây cháy rễ non!
      Phải xác định được sâu bệnh gì thì mới biết dùng thuốc gì cho phù hợp. Dùng phân, thuốc một lần mà nhiều thứ như vậy có nguy cơ Tiêu và Tiền cùng rủ nhau đi !

    • Cảm ơn chia sẻ của Việt Trung và Ho Nam.
      1/Tiêu của mình có hiện tượng tuyến trùng, suy dinh dưỡng. vậy Mình kết hợp phân chuồng + Humic + Trichoderma + thuốc đặc trị tuyến trùng. Kết hợp 4 loại này lại được không? 21 ngày sau mình pha lõng NPK 20-20-15 để tưới gốc được không?
      2/ Còn bệnh trên lá để mình chụp hình gửi lên nhờ tư vấn giúp.
      Trân trọng cảm ơn và chúc sức khỏe.
      DHiền

    • Lời đầu tiên cảm ơn Việt Trung và Ho Nam đã tư vấn giúp nhé.
      1/ Vậy trên trụ mình phải diệt trứng côn trùng.
      2/ Tiêu đang bị tuyến trùng. Dưới gốc: Hiền có thể dùng Maclogic + Norshiel 86.2WG + Phytocide 5WP. Mình trộn 3 loại này lại và rãi xung quanh gốc.
      3/ Từ ngày trồng chỉ bón lót phân chuồng ủ không, nên cây bị suy dinh dưỡng nặng. Cách 10 ngày sau khi làm mục số 2, mình kết hợp: Phân NPK 20-20-15 + Super Humic + Phân chuồng ủ không + Trichoderma. Trộn 4 hỗn hợp này lại và rãi xung quanh gốc, lấp ít đất lên trên.
      4/ Cách 7 ngày sau khi làm mục số 3, mình phun Amino lên thân (sau khi đã diệt được trứng côn trùng).
      => Hiền làm như vậy có được không?
      Mong đại gia đình tư vấn giúp Hiền với nhé. Vì chưa biết cách làm, Hiền hỏi trước nếu được mới thực hiện.
      Trân trọng cảm ơn và kính chào!
      DHiền

    • Mình thấy bạn sử dụng phân thuốc quá tùm lum nhưng có vẻ như bạn chưa hiểu biết gì về phân thuốc. Hình như ai đó bày cho bạn mà bản thân họ cũng rất thiếu kiến thức cơ bản về sử dụng phân thuốc và xử lý sâu bệnh cho cây hồ tiêu. Cách tốt nhất là bạn nên dành nhiều thời gian để lên diễn đàn giatieu.com đọc, trao đổi và tự thu thập những kinh nghiệm trồng và chăm sóc tiêu nhiều hơn nữa bạn nhé.
      Cần đọc thật kỹ nhưng ý kiến của cộng đồng đã góp ý cho bạn ở trên.

    • Sử dụng phân thuốc gì là quyền của bạn lựa chọn. Nhưng quá nhiều loại phân thuốc phối trộn lẫn nhau chắc chắn sẽ có những phản ứng hóa học xảy ra, phần lớn là những phản ứng bất lợi hơn là có lợi.
      Bạn cần cân nhắc kỹ càng, cẩn thận vì cây tiêu rất mẫn cảm với phân thuốc…

  69. Anh ơi chỉ giúp em vườn tiêu ác em mới trồng được 3 tháng. Tiêu trồng lên được 40 phân. Khi trồng em có bón lót phân chuồng + thuốc trị tuyến trùng và có bón phan hóa học DAP + kẽm + giải độc đất hai lần cách nhau 25 ngày với 3kg/200 gốc và bón phân bón lá ( … ) 2 lần nhưng tiêu vẫn không xanh mà lá vẫn bị vàng bạc lá. Cho em hỏi em phải làm sao để cho cây tiêu xanh lá để phát triển? Em dự định bón phân bò + tro trấu vào 30 ngày tiếp theo có được không? Hay phải bón loại phân gì?

    • Tiêu con cần chú trọng bón các loại phân chuồng ủ hoai, phân hữu cơ vi sinh hay phân sinh học càng nhiều càng tốt. Bón nhiều phân hóa học sẽ làm rễ tơ khó phát triển và đổ gốc + phun nhiều phân bón lá núp dưới bóng sinh học chứa nhiều vi lượng gốc sulfat làm lá không thể xanh mà đất càng chua thêm.
      Có lẻ bạn cần tìm hiểu thêm tính chất và tác dụng của từng loại phân bằng nhận thức trước khi sử dụng hay nghe theo quảng cáo…

  70. Xin chào bác Vịnh và mọi người trên diễn đàn. Cháu mới trồng tiêu cách đây không lâu kinh nghiệm còn chưa có nên còn nhiều thiếu sót. Cháu đã trồng hơn 1000 gốc tiêu lươn được hơn 1 tháng nhưng tiêu chậm phát triển, nhiều cây bị vàng lá và ko bung đọt non. Trước khi trồng cháu có ủ phân chuồng với nấm vi sinh trichoderma. Tuần trước cháu có bón phân NPK đến giờ một số cây bung đọt còn đa số chưa bung. Tuần này cháu hòa phân DAP loãng tưới và đổ thuốc trừ sâu tuyến trùng mới được 2 ngày. Cháu làm vậy có đúng ko và cháu phải làm gì tiếp theo ạ. Sáng nay cháu kiểm tra thấy có rệp sáp trên lá màu trắng cháu cần dùng thuốc gì để trị ạ.
    Vấn đề nữa cháu muốn hỏi là cháu còn một số bui tiêu kinh doanh mới bỏ phân và trị tuyến trùng được một tuần tiêu đang ra bông ít cháu phun thuốc tẩm mùng có ảnh hưởng gì đến sự phát triển của hoa ko ạ. Rất mong được sự chia sẻ kinh nghiệm từ bác Vịnh và anh chị trên diễn đàn. Cháu xin cảm ơn nhiều. Chúc mọi người sức khỏe và thành công

    • Tiêu con cần nhất là bộ rễ tơ. Bạn nên sử dụng các loại phân đổ gốc giàu amino như phân sinh học biogel, đạm cá, bánh dầu + tricho để kích thích ra rễ mạnh và phòng các bệnh hệ rễ cho tiêu. Bộ rễ tốt mới hấp thu đủ dinh dưỡng giúp tiêu con phát triển nhanh.
      Pha loãng các loại phân hóa học để tưới là rất tốt, hạn chế được thất thoát và không làm rễ tiêu tổn thương. Nhiều người vãi phân hóa học cho tiêu như cà phê làm cây cháy rễ chết mà không biết vì sao.
      Cây vàng lá, không bung đọt non do thiếu dinh dưỡng. Trước tiên, cần đo độ pH đất, dùng vôi+lân điều chỉnh về mức thích hợp. Sau mới bổ sung thêm phân bón lá loại nhiều thành phần dinh dưỡng như sinh học biosol để nhanh chóng lấy lại màu xanh.
      Cần kiểm tra xem lá non bị côn trùng chích hút làm mất màu xanh thì phu thuốc ngay. Để lâu ngày có thể phát sinh bệnh tiêu điên… Độc kỹ các bài viết về chăm sóc tiêu để nâng cao hiểu biết cho mình.
      Phun thuốc đúng liều, vào mùa này sẽ không gây hại bông, nên phun vào lúc trời dịu mát sẽ hiệu quả hơn.

  71. Chào bà con trên diễn đàn cho cháu hỏi tiêu tơ nhà cháu có mấy bụi bị vàng, cháu bới lên thì thấy có bị tuyên trùng và rệp sáp. Cháu đọc trên diễn đàn nghe nói thuốc nhúng mùng điều trị khá tốt nên cháu muốn mua về sử dụng nhưng không biết cách sử dụng liều lượng như thế nào? Mong bà con trên diễn đàn chỉ giúp. Cháu chân thành cảm ơn

    • Tất cả các loại thuốc BVTV cần sử dụng đúng theo liều lượng nhà sản xuất có nêu rõ trên bao bì. Không tùy tiện thay đổi liều lượng nếu không có lý do thích hợp.

  72. Thân chào Chi Mai.
    Cảm ơn bạn đã quan tâm câu hỏi của mình.
    Tiêu của mình năng xuất khoản 2 ký/trụ, có thể do mình hảm nước, làm bông không đúng nên ít ra bông, hoặc cây ra nhiều, cây ra ít. Cây thì trái rất nhiều, cây thì rất ít trái, cây nào củng phát triển tương đối tốt, chỉ có hay bị nấm như: thán thư + tảo đỏ…
    * Mức đầu tư phân bón của mình cho 200 trụ/năm như sau: (không tính thuốc trị khi bệnh…)
    – 15 ký phân chuồng (bò) đem ủ hoai cùng Tricho.
    – 3 lần đổ gốc Biogel+ bơm lá Biosol: Biosol thì bơm theo hướng dẫn: 1chai 2-3 phuy 200 l nước, Biogel thì mình dùng máy áp xuất để xịt gốc: 1 hủ 2 phuy, 1 cây sục gốc khoảng 1,5-2lit nước thuốc.
    – Vôi lân địa long: 3 lần: mỗi cây 1 ký/lần
    – Bổ xung Trico 2 lần/năm.
    – Agrifoss-400 bơm 2 lần trong năm nay (vì thấy có vài trụ khảm lá, lá không mượt).
    Đây là mức đầu tư của mình, bạn cho ý kiến nhé, mình chưa bỏ phân vô cơ lần nào.
    Chào bạn

    • Nếu hoàn toàn không sử dụng phân hóa học thì bạn dùng phân sinh học này với liều lượng như vậy là quá thấp !
      Nhà sản xuất có khuyến cáo liều lượng này chỉ mới giảm 30% phân hóa học bạn à.
      Trái lại, theo mình vôi lân địa long bạn dùng hơi nhiều nhưng tricho phòng bệnh thì còn ít…

    • Chào bạn,
      mình cũng nghĩ là hơi thấp, nhung mình đã bỏ 15 ký phân chuồng hoai rồi mà, không biết như vậy có đủ chưa bạn,
      Thân chào

    • Chào bạn, mình nghĩ bạn nên tăng lượng biogel lên 1kg cho 100 gốc tiêu kinh doanh nhé, đổ khoảng 25-30 ngày một lần. Nên kết hợp 2kg NPK + 1kg biogel cho một phuy nước 200l mỗi lần, đảm bảo tiêu bạn sẽ không suy.

    • Thực tế với 15 kg/gốc phân chuồng ủ hoai là tạm được, nhưng quy trình ủ phân của bạn đã đảm bảo chuyển hóa tốt sang chất dinh dưỡng hữu cơ dễ hấp thụ chưa? hay ngược lại làm tiêu hao bớt chất dinh dưỡng do ủ không đúng phương pháp? Chi li đong đếm chính xác một cách khoa học đối với nhà nông quả thật là khó lắm bạn nhỉ !
      Mình học theo cách của bác Nguyễn Vịnh là nhìn thấy cây xanh tốt, tươi tỉnh… là được. Còn thấy cây “quân dung” không tươi tỉnh, có dấu hiệu khác lạ, là cần kiểm tra sâu bệnh, hay chi ít phải cho ăn phân tùy vào thể trạng và nhu cầu của cây theo diễn tiến của thời vụ…
      Bạn tự nghĩ còn hơi thấp thì sao không tăng thêm?

    • chào Châu Phong
      Tricho sống gần cả năm mà bạn, bổ sung 2 lần mà ít sao bạn

    • Có lẽ bạn đã nhầm tricho là một động vật nào đó chăng?
      Tricho chỉ là một loài nấm, có chu kỳ sinh trưởng khá ngắn, tối đa khoảng 10-12 ngày thôi. Nhưng tricho để lại khá nhiều bào tử nếu có những điều kiện thích hợp.

  73. Chào bà con trên diển đàn , cho mình hỏi nhà mình trước đây toàn bón phân hoa hóa học cho cây tiêu nay tìm hiểu muốn cho cây tiêu được bền vững thì bón phân hữu cơ sinh học, phân bò ủ trichodema, năm nay nhà mình thực hiện cứ một tháng mình dùng phân hữu cơ sinh học (…), và bơm bón lá , thấy tiêu phát triển tốt chuổi dài hạt to, nhưng không hiểu tại sau chuổi rụng quá trời nhìn thấy dau lòng lám, chuổi rụng xuống xanh đầu cuống thâm đen, mình nghĩ con mưỗi thánh giá, hay sâu cắn mình bơm thuốc BVTV nhưng thấy không khỏi.
    có phải chăng mình bón phân không đủ vi trung lượng không ? mong bà con trên diển đàn tư vấn cho mình với xin cám ơn nhiều

    • Rụng chuỗi tiêu có nhiều nguyên nhân: bón phân không đủ chất trung vi lượng cần thiết, côn trùng cắn phá, nấm bệnh thối cuốn, vì thời tiết thay đổi đột ngột… Bạn phải theo dõi, xem xét thật kỹ mới kết luận và xử lý phù hợp.
      Mới rụng mà cuốn đã thâm đen là do nấm, xử lý thuốc trị nấm là được.

    • chào bạn Châu Phong, cảm ơn bạn đã quan tâm câu hỏi,
      Tất nhiên mình đang nói bào tử, còn tricho mình đã làm nhân sinh khối, trong vòng 7 ngày thì có thể xong 1 chu kỳ, và đem bón. Theo bạn thì trong 1 năm mình nên bổ sung mấy lần tricho là được, (không tính khi tiêu bị bệnh thì phải xử lý thuốc, cách ly và bổ sung sau)
      Nhân đây cho mình hỏi 1 vấn đề luôn: có khi nào bạn dùng bánh dầu để ủ Tricho chưa bạn, mình mới hỏi được chổ mua bánh dầu, định ủ để chăm sóc, bạn biết cho ý kiến nhé.
      Chào bạn.

    • Xong một chu kỳ thì bạn được bao nhiêu tricho ? Đem bón thì tricho có tiếp tục nhân trong môi trường được bón không? nhân được bao nhiêu lần? bạn kiểm tra bằng cách nào?… khoản này thì mình chịu !
      Có lẽ trao đổi như vậy là bạn đã tính ra được cần bổ sung 1 năm mấy lần.
      Còn vấn đề bánh dầu đã trao đổi rất nhiều trên diễn đàn rồi, bạn tìm đọc để tham khảo, ở bài ủ phân cá.

    • Chào bạn Châu Phong
      Tất nhiên là không đong, đo, đếm được số lượng tricho đã nhân lên từ 1 ký ủ với 2 ký sơ dừa, 5 ký cám gạo, đường…. nói chung trọng lượng là 7 ký tất cả khối nhân sinh, khi thấy nấm sau 1 tuần phát triển xanh lên cả bề mặt, đem ra bón cho cây thôi. Nếu là nhà khoa học thì có thể kiểm tra được tỉ lệ bao nhiêu phần trăm trên 7 ký bạn ạ, mình là nông dân mà sao biết được, chỉ án chừng khoản 70% là đem bón, dư hay thiếu 1 chút cũng đâu có sao…

    • Bạn có nghĩ rằng thứ mà mình đem bón là nấm tricho đã thành cây nấm và nó sẽ sống thêm bao nhiêu ngày nữa và … hết.
      Còn số bào tử như chính bạn nói sinh ra được bao nhiêu để mà lên tiếp? đó mới là vấn đề của việc nhân tricho…

  74. Nhúng mùng chỉ diệt đươc rệp sáp thôi bạn nhân đạo, bạn dùng thì tùy theo nồng độ và thành phần của thuốc. Nếu tp là permethrin 50ec thì chai 1lít bạn pha được 500lít nước đó, còn tp là anpha cypermethrin 10ec thì bạn pha 400lít nước, đó là dùng đổ gốc nhé bạn. Còn phun trên cây thì bạn cứ pha 1lít thuốc cho 1000 lít nước. Thân chào!

  75. Xin chào diễn đàn giatieu.com cho tôi hỏi. Tôi đọc trên diễn đàn pha biogel pha với phân npk, xin diễn đàn cho biết hàm lượng loại npk?

    • Nếu là tiêu kinh doanh đang nuôi trái thì bạn nên chọn loại NPK có hàm lượng kali cao.

    • Chào bạn. Pha 1kg biogel + 2 kg NPK loại kali cao như 16-8-16, pha chung 1 phuy 200 lit nước đổ cho 100 gốc là được. Ko được pha quá 2 kg NPK cho 1 phuy nhé, sẽ ảnh hưởng đến vsv trong biogel.
      Thân

  76. Xin chào mọi người !
    Tiêu nhà tôi hiện nay đã ra bông, nhưng tôi quan sát thấy chuỗi bông hơi ngắn, có chuỗi bị cong…
    Nhờ mọi người xem xem tiêu tôi có thể thiếu những yếu tố gì mà có hiện tượng như trên.
    Tôi xin cảm ơn, chúc mọi người sức khỏe !

    • Không rõ bạn trồng tiêu ở vùng nào mà còn nói chuyện ra bông vào lúc này?
      Chuỗi bông không phát triển thường do chăm bón chưa đủ chất, bị thiếu ẩm, hay những vấn đề thời tiết bất lợi khác… Nhưng chủ yếu vẫn là do sử dụng các loại phân bón không đạt chất lượng như mong muốn. Nay thì không thể can thiệp được nữa rồi.
      Rút kinh nghiệm để vụ sau chăm sóc, phân thuốc kỹ càng, cẩn thận hơn.
      Quan trọng là mình phải cung cấp những dưỡng chất phù hợp theo từng giai đoạn cây cần có để ăn chứ không phải theo mình muốn.

  77. Chào mọi người trên diễn đàn! Cho em hỏi muốn đo pH đất chính xác thì cách đo ntn, mọi người có cách đo nào hay dễ làm, chính xác xin chia sẻ. Cảm ơn nhiều ah.

  78. Chào mọi người. Hiện tôi có 1 hồ nước chứa khoảng 10 khối nước dùng để ngâm 500kg phân bò với tricoderma. Dùng cách này có thể tưới hoặc sục vào gốc tiêu được không. Mong cô bác nhà nông gần xa góp ý và cho lời khuyên. Cám ơn bà con!

    • Cây hồ tiêu rất dễ bị lây nhiễm các loại nấm bệnh nên không khuyến khích bà con ngâm phân tươi để tưới. Khuyến cáo bà con chỉ sử dụng các loại phân chuồng đã được ủ hoai.
      Bạn cũng cần phân biệt ủ khác với ngâm !

  79. Chào chú Nguyễn Vịnh.
    Khi ủ phân chuồng hoai mục hoàn toàn rồi ta bỏ trichoderma trị tuýến trùng, trị nấm vào ủ chung có được không chú. Lúc đó thức ăn trong phân chuồng có cho 2 loại nấm đó không chú. Cảm ơn chú.

    • Phân chuồng đã ủ hoai mục hoàn toàn rồi, bỏ thêm tricho trừ nấm, trừ tuyến trùng,… vào là đem đi bón cho cây. Bạn muốn ủ để làm gì nữa? Không hiểu…!

    • Bạn nên biết khi ủ phân, quá trình phân hũy chất hữu cơ sẽ sinh ra nhiệt xấp xỉ 70 độ C.
      Chính nhiệt độ cao này sẽ đốt cháy hạt cỏ dại, các vi sinh vật gây hại, và tất nhiên sẽ đốt luôn cả tricho và các EM bạn đã cho thêm vào đống ủ…
      Vì vậy, khi đưa phân đã ủ hoai ra bón cho cây trồng chúng ta mới bổ sung nấm tricho để phòng các loại sâu bệnh.

  80. Chào diễn đàn giatieu.com. Nhà mình có ủ phân bò đã hoai mục bón tiêu được 2 tháng rồi (lúc ủ không có cho nấm trichoderma). Vậy thời điểm này có thể đổ tricho vào gốc tiêu được không? Mong diễn đàn trả lời giúp.

    • Dùng nấm tricho, loại đóng bao 1-2kg có ghi rõ phân vi sinh vật để đổ lên, rồi phủ 1 lớp đất mỏng tránh phơi nắng là được.

  81. Kính chào !
    Cho con hỏi là dùng nấm tricho cho măng cụt và bưởi da xanh thì có được ko . Và nếu dùng thì con nên dùng loại nào thì phù hợp.
    Con xin cảm ơn

    • Bạn dùng tricho để phòng bệnh cho cây ăn trái thì quá tốt. Nên chọn loại đổ gốc là phù hợp.

  82. Em cảm ơn những chia sẻ hữu ích của bà con trên diễn đàn.
    Cho em hỏi tiêu nhà em mới trồng được 2 tháng, em mới bỏ lân-vôi đươc 2 ngày, khi nào thì có thể tưới trichoderma đc ạ.

    • Còn tùy vào lượng vôi+lân đã bỏ. Có thể để sau 2-3 cơn mưa vừa là bỏ tricho được.

  83. Xin chào mọi người. Xin cho em hỏi, tiêu của em trồng được 3 tháng, tiêu có nhiều trứng nhện, bị nấm nhẹ, em muốn xịt thuốc trị trước rồi mới dùng trico nhưng lại đang gặp mưa dầm cả tuần nay rồi. Vậy cho em hỏi, em có thể dùng trico ngay lúc mưa dầm này để phòng bệnh được không ạ (trước đó em có bón lót phân chuồng). Em xin cảm ơn ạ.

    • Bạn hiểu thế nào là phòng bệnh ? trị bệnh ? Nếu hiểu rồi thì theo bạn nên xịt thuốc trị trước hay đổ tricho để phòng trước ? Đó cũng là câu trả lời cho bạn…

  84. Em cám ơn anh @Hoàng, em biết là nên trị hết bệnh rồi mới đổ tricho, nhưng lại đang mưa dầm nên phun thuốc trị thì sẽ bị rửa trôi mất, mà nấm cũng vừa bị nhẹ nên em muốn đổ tricho lúc mưa (em sợ đợi hết đợt mưa này bệnh nặng lên mất), sau đó hết mưa sẽ phun thuốc trị, tiếp sau đó sẽ bỏ biogel+ tricho. Như vậy có hợp lý ko ạ.

  85. Chào mọi người trên giatieu. Vườn tiêu nhà em em đã bỏ hai lần tricho với phân hữu cơ sinh học, nay em muốn bón NPK không biết nấm tricho có bị chết không? Mong mọi người giúp đỡ. Chúc mọi người luôn mạnh khỏe.

    • Bón từng ít một thì phân hóa học không đủ sức gây hại tricho.

  86. Chào anh Hoàng.
    Theo như anh chia sẻ thì liều lượng phân hóa học bao nhiêu thì không gây hại cho tricho.
    Thân

  87. Chú Vịnh và cộng đồng xin cho con hỏi, tiêu con trồng được 5 tháng rồi, con vừa bón biogel+trico xong mà giờ vườn con không có cỏ hay rơm để tủ gốc giữ ẩm, vậy con có thể dùng lưới đen (loại để che tiêu khi mới trồng) hoặc dùng bao bố (bao đay) để che bề mặt hố giữ ẩm được không ạ, con trồng bằng trụ bê tông nên không có bóng mát ạ.

    • Cần giữ ẩm và che nắng.
      Tùy điều kiện mà làm, miễn sao đáp ứng cả 2 mục đích trên là được.

  88. Anh Phong cho em hỏi: mình có thể phối trộn trichoderma với các vi sinh vật khác được không a, vi dụ các vi khuẩn cố định đạm, vi khuẩn phân giải lân khó tiêu… Em còn đọc được tài liệu nói là khi ủ phân chuồng với trichoderma, nên để phân hoai muc tự nhiên khoảng 2 tuần(có tưới nước làm giảm nhiệt độ đóng ủ) trước khi bổ sung trichoderma. Vì nếu bổ sung trichoderma cùng lúc với phân đang còn tươi, do nhiệt độ đóng ủ cao (khoảng 60-70 độ C) sẽ làm chết nấm. Mà trichoderma là loại tạo bào tử ?

    • Mình sẽ sớm trao đổi vấn đề bạn nêu, nhưng bạn có thể cho mình link để đọc tài liệu ủ phân như bạn nói trên ko? Vì mình muốn kết hợp cho rõ ý ! Mình đợi nhé !

  89. Bón vôi để nâng pH, tối đa 1,5 tạ/sào để cây khỏi bị sốc. Rải phủ 1 lớp mỏng khắp mặt đất để mưa tự ngấm đều, không chừa bất kỳ chỗ nào… Nếu pH quá thấp, khoảng tháng sau lặp lại.
    Tricho hay thuốc, chỉ nên chọn 1. Tự lựa chọn cho phù hợp, có tác dụng bền vững và thân thiện với môi trường.

    • Nhất trí như anh @ Hoàng. Nên chia ra làm nhiều lần bón vôi để nâng độ pH đất từ từ.
      Bón 1 lần nhiều quá sẽ gây sốc cho cây và gây hại cho các vi sinh vật có lợi trong vườn.

  90. Đó cũng không hẳn là tài liệu anh Phong ơi. Chỉ là một trang web chỉ cách ủ phân chuồng với trichoderma thôi anh. Tại em đọc đến đấy mới thấy kỳ kỳ, vậy bào tử trichoderma chỉ là hình thức sinh sản của nó thôi chứ không có chống chịu được các điều kiện bất lợi của môi trường hả anh ? Nếu vậy người ta làm chế phẩm sinh học trichoderma ko được sấy sao anh? Và liệu trichoderma có phối trộn chung được với các vi sinh vật phân giải khác không anh? Em xin lỗi vì hỏi nhiều vấn đề quá.

    • Các vi khuẩn có lợi (EM-lợi khuẩn) hầu hết không đối kháng với tricho nên có thể trộn chung.
      Phần lớn các vi sinh vật có hại đều bị đốt chết khi đống ủ sinh nhiệt cao do sự phân hũy hữu cơ, kể cả phần lớn nấm tricho nhưng chúng cũng kịp thời để lại bào tử. Nếu cho tricho vào, 3-4 ngày sau đống ủ tăng nhiệt yếu thường là do tricho kém chất lượng hoặc ủ không đúng phương pháp. Tricho càng nhiều giúp cho sự phân hũy càng hiệu quả.
      Sau 12-14 ngày đống ủ nguội cần phải đảo trộn lại, bổ sung ẩm (quan trọng)+tricho để thúc đẩy đống ủ phân hũy triệt để hơn.
      Trong tự nhiên cũng có lợi khuẩn phân hũy nhưng mật độ thấp nên diễn ra rất chậm, có thể lên tới 6-7 tháng. Dùng tricho giúp thời gian ủ chỉ còn 5-6 tuần tùy chất liệu ủ.
      Khi sản xuất tricho phải sấy sơ cho bào tử về dạng tiềm sinh chứ có phải nướng đâu mà lo chuyện hư. Vả lại bào tử còn có lớp vỏ bọc bảo vệ giúp giảm bớt tác hại, chống chịu với môi trường..

  91. Cho cháu hỏi là tiêu mình trồng bao lâu thì mới bón phân được ạ. Khi trồng cháu có lót phân chuồng ủ hoai, và cháu trông bằng hom ạ. Rất mong sự phản hồi của mọi người trên diễn đàn…

    • Tiêu mới trồng, có lót phân chuồng đầy đủ thì không cần bón sớm vì chưa có rễ để ăn phân.
      Có thể tưới sinh học biogel định kỳ khoảng 1,5 -2 tháng /1 lần để kích tiêu ra rễ nhanh hơn.

  92. Chào bác Vịnh. Cháu có vấn đề muốn hỏi bác hiện cháu đang ủ phân bò với nấm tricho được khoảng một tháng rồi, giờ cháu muốn trộn thêm trấu hun vào đống ủ có được không. Mong bác giải đáp giúp.

    • Có thể trộn thêm trấu hun hay xác bả nông sản bất kỳ, rồi khởi đầu lại quy trình ủ sẽ phân hũy tốt hơn !

    • Nếu tro trấu đã hun kỹ thành than hoạt tính thì bạn chỉ cần trộn thêm trước khi bón.

  93. Chú Vịnh ơi, chú cho cháu hỏi nếu như đất ở trên độ pH 5~6 ở dưới thì có độ pH 3~4 vậy cháu muốn tăng độ pH ở dưới lên 5,5~6,5 cháu phải làm cách nào ạ. Cám ơn chú

    • Có vẻ như đất vườn đã thoái hóa, chai cứng do dùng quá nhiều hóa học. Cần bón nhiều chất mùn hữu cơ, rải vôi nâng pH chia làm nhiều lần để cây ko bị sốc và nhất là tăng cường hệ vi sinh vật hữu ích (EM) nhằm cải thiện độ màu mỡ, tơi xốp để cho đất được thông thoáng hơn.

  94. Đất tơi xốp có hoạt động sinh học cao pH sẽ ổn định tầng đất dày hơn. Giun đất là máy cày sinh học tuyệt vời !

  95. Cho em hỏi. Khi ủ vỏ cafe có rất nhiều con sùng. Khi em trồng dây lươn nó cắn rễ làm dây chết. Xin hỏi cách sử lý. Em cảm ơn

    • Việc bạn đã làm chưa thể gọi là ủ thành công.
      Ủ là đậy kín, làm cho đống ủ tăng nhiệt để enzyme vi sinh vật có lợi phân hũy chất hữu cơ và phân giải thành các chất dinh dưỡng cây dễ hấp thụ. Nhiệt trong đống ủ thường khoảng 70 độ C, sẽ diệt sạch các hạt cỏ dại, các vi sinh vật và mầm mống sâu bệnh có hại… sao lại có sùng ? Như vậy là bạn đã ủ không đúng cách. Sùng mà sống được thì sâu bệnh chắc cũng tồn nhiều. Đem bón cho tiêu ? Nguy hiểm quá !
      Trước mắt, diệt các loại côn trùng cắn phá bằng cách rải thuốc bột Kosfuran, Marshal hay Vifuran 3GR nhé…

  96. Chào @ Ngok
    Mình hầu như ngày nào cũng theo dõi trang giatieu và các comment để học hỏi đúc rút kinh nghiệm cho bản thân và đến lúc cần có thể chia sẻ, nhưng ủ phân dù chúng ta có ủ đúng cách thì vẫn có con sùng đất, vì trong đống ủ tỏa nhiệt rất cao khi sờ vào rất là nóng nhưng xung quanh đống ủ thì không được như vậy cho nên vẫn có sùng nhiều hay ít mà thôi. Hơn nữa nếu đống ủ đã ủ lâu rồi thì nó sẽ không sinh nhiệt nữa lúc đó vẫn có sùng, không biết ý kiến như vậy có đúng hay ko? Còn việc khắc phục việc có sùng như bạn nói là quá chuẩn.

    • Sùng đất là ấu trùng của bọ hung. Khi ủ xong mọi người vẫn đậy đống phân ngoài vườn nên bọ hung chui vào đẻ. Nó phải chọn nơi nào có thức ăn dồi dào cho ấu trùng mới tìm vào đẻ trứng, nên đống phân ủ hoai đã trở thành kho thức ăn nuôi ấu trùng béo ú…
      Cách tốt nhất mình thường làm là: Ủ xong, đóng bao chất vào kho. Khi cần bón lấy ra, sẽ hạn chế sùng và không thất thoát chất dinh dưỡng. Vừa bón phân ủ, vừa bổ sung tricho+ẸM vì lớp tricho ủ đã chết hết vì nhiệt của đống ủ…

  97. Gửi chú.
    Con không biết nếu con cho nấm tricho và dịch trùn quế thì có cần phải làm như thế nào để không chết nấm ạ? Cho nấm vào giai đoạn của ủ làm dịch trùn thì đạt hiệu quả ạ
    Con cảm ơn

    • Tôi chưa sử dụng dịch trùn quế nên không rõ.
      Dùng tricho ủ thì phải cho vào ngay từ đầu chứ !

  98. Dạ cho cháu hỏi với ạ. Nếu cháu cho tricho vào ủ với phân cá thì nó có gây chết tricho khi đang phân hủy ko ạ? Nếu dùng cháu dùng bao nhiêu thì hợp lý ạ.

    • Có vẻ như bạn nắm vấn đề này chưa rõ ràng…
      Tricho là vi nấm, tiết ra enzyme giúp cho sự phân hũy hữu cơ nhanh hơn. Quá trình này kết hợp với vi khuẩn có hại (tạp khuẩn) thì sẽ lên men thối… Trái lại, kết hợp với vi khuẩn cố định đạm, vi khuẩn phân giải lân và các lợi khuẩn (EM) khác sẽ tạo thành chất dinh dưỡng để nuôi cây.
      Enzyme của tricho thường không gây hại cho các vsv có lợi nhưng lại đối kháng với vsv có hại.
      Đạm cá cũng góp phần nuôi tricho nhưng chưa đủ, muốn tricho phát triển mạnh cần thêm nhiều chất khác nữa.

    • Ý bạn hỏi không rõ ràng… cho tricho vào với phân cá để làm gì ?
      Còn cho tricho vào để ủ cá thành phân là rất cần chứ !

  99. Cho em hỏi, tiêu ở vườn bên cạnh bị bệnh dịch chết quá trời luôn. Em muốn phun thuốc hóa học để ngăn chặn bệnh lây lan qua vườn mình nhưng bạn em nói chỉ cần đổ nấm đối kháng trichoderma là được.
    Em muốn xin diễn đàn cho ý kiến để tham khảo ạ. Em xin cán ơn.

    • Bạn có 2 cách để lựa chọn.
      1. Nếu vườn bạn đã thấy rõ dấu hiệu bệnh cụ thể thì bạn nên dùng thuốc hóa học.
      2. Nếu quan sát kỹ, không có dấu hiệu bệnh bất kỳ thì chỉ cần dùng tricho, liều cao hơn bình thường 1 chút.
      Nấm tricho sẽ tiết ra enzyme đối kháng để tiêu diệt bất kỳ bào tử nấm bệnh nào lan tới gốc tiêu vườn bạn.

    • Xử lý thuốc hóa học đừng quá rập khuôn, máy móc. Thường bệnh nhẹ, mới phát thì 1 lượt, nặng thì 2 lượt, nhưng đã có cây chết có khi phải 3 lượt, còn tùy vào sức đề kháng và sức hồi phục của cây nữa để xử lý. Nhiều bạn thay đổi thuốc này qua thuốc khác trong 1 đợt mà không biết rằng việc thay đổi này thực sự tai hại, lãng phí, có khi làm bệnh nặng thêm.

  100. Bạn cần theo dõi và làm việc cần làm kịp thời. Cây tiêu vào thời điểm này chết thường đã nhiểm bệnh trước một thời gian rồi mới chết. Bệnh chết nhanh biểu hiện không để ý kỹ sẽ không phát hiện. Bạn cần xem bộ rễ của cây có bị thâm đen không, thân có xì mủ không, nếu có thì cây đã nhiểm bệnh rồi. Khi xử lý hóa học qua thời gian cách ly rồi cần bổ sung nấm đối kháng sẽ đạt hơn vì khi xử lý hóa học sẽ diệt hết nấm có lợi. Vài dòng chia sẻ, chúc thành công.

  101. Chào bác @Thanh Hà. Cháu ko hiểu cho lắm chẳng phải khi sử lý nấm bệnh lần đầu thuốc này, cách tuần sau mình sẽ thay đổi thuốc có hoạt chất khác cho khỏi kháng thuốc sao bác. Nhờ bác giải thích giùm chỗ này rõ hơn được không.

    • Giả sử bạn ốm, chắc là bác sĩ sẽ cho bạn chích mỗi ngày một loại thuốc, có phải vậy không?

    • Xe đang lên dốc thì phải tăng ga để chạy tiếp, chứ sao lại tắt máy về mo rồi khởi động lại ? Chữa vậy sẽ không cách gì hết được bệnh, rồi đổ tại thuốc !

    • Sự nhầm lẫn cực kỳ tai hại…
      -Mỗi đợt trị bệnh, nếu xử lý thuốc 1 lần chưa đủ sức tiêu diệt bệnh thì phải xử lý lần 2-3 (xử lý kép) để thuốc mạnh hơn và có thêm thời gian để diệt sạch nấm bệnh.
      -Nếu đổi thuốc trong đợt trị bệnh, sẽ làm mất hiệu quả lần đầu và bệnh sẽ kháng thuốc, lờn thuốc do nấm bệnh chưa bị diệt mà bản năng sinh tồn sẽ giúp nấm bệnh mạnh trở lại. Bạn đã nhầm lẫn ngay chính chỗ này.
      @ Senca ví dụ rất chính xác. Bạn cần suy gẫm kỹ để hiểu rõ.

    • Có nhiều nguyên nhân dẫn tới hiện tượng tiêu bị tháo khớp.
      Đầu tiên thuộc về dinh dưỡng, chủ yếu là thiếu can-xi và các vi lượng. Hoặc bị nấm bệnh làm rụng ngọn, tháo khớp. Hoặc thiếu hormon sinh trưởng làm phát sinh tầng rời…
      Nói chung phải xem kỹ hiện tượng, dấu vết đặc trưng mới chữa trị chính xác được.
      Bạn chụp vài tấm hình thật rõ, gửi về email bác Nguyễn Vịnh để trao đổi kỹ càng hơn nữa nhé !

    • Tạm thời không bón các loại phân bất kỳ.
      Vì bón phân không chỉ làm việc chữa trị bệnh nấm khó khăn hơn mà còn làm cho bệnh nặng thêm.

    • Ủ phân là quá trình chuyển hóa giúp phân hũy các chất hữu cơ, chuyển từ dạng khó tiêu sang dễ tiêu để cây hấp thụ, tăng giá trị của phân. Ngoài ra, ủ phân để tiêu diệt các vsv có hại, giúp vsv có lợi phát triển, góp phần cải tạo đất khi bón phân ủ. Không ủ cũng bón được nhưng tạo môi trường thuận lợi cho vsv có hại sinh sôi nảy nở, cây khó hấp thụ, các chất dinh dưỡng bị tiêu hao, phân bị giảm giá trị…

  102. Mỗi lần em đi mua thuốc nấm xịt cho tiêu đều được cửa hàng bán thêm 1 chai phân bón lá và khuyến cáo em nên pha chung để trợ sức cho tiêu khỏe mới chống được bệnh. Xin các anh chị giải thích cho em hiểu. Em cám ơn !

    • Tuyệt đối không pha trộn bất cứ thứ gì chung với thuốc trị nấm. Không chỉ có khả năng làm thuốc giảm hiệu quả mà còn “nuôi” nấm, làm nấm bùng phát thêm.
      Trị nấm xong phục hồi tiêu cũng không muộn.

  103. Phân dê bón rất tốt cho tiêu, hơn các loại phân chuồng khác, nhưng bạn phải ủ đàng hoàng, mình xài rồi hiệu quả rất cao…

    • Phân dê là chất thãi của gia súc nên cũng giống như các loại phân chuồng khác, phải ủ hoai để làm tăng giá trị. Các chất dinh dưỡng trong phân dê tuy có khác nhưng không nhiều đến mức “rất cao”. Thậm chí, các trung vi lượng trong phân dê rất thấp do thức ăn chủ yếu chỉ là các loại lá cây ! Đọc thêm >> http://www.giatieu.com/phan-chuong-cac-phuong-phap-u-phan/4102/

Gửi phản hồi mới

(?)