Pha chế thuốc sâu bệnh sinh học “M5”

, Trồng và Chăm sóc Tiêu, 51

Giatieu.com xin giới thiệu cách pha chế thuốc trừ sâu bệnh “M5” bằng các loại cây gia vị qua video hướng dẫn sau đây, được phổ biến rộng rãi ở khu vực Trung Mỹ. Mong góp phần giúp bà con sản xuất nông sản theo hướng hữu cơ sinh học, thân thiện với môi trường.

Phần trình bày của Kỹ sư Jesus Aguillon, chuyên gia sinh học của El Salvador, một quốc gia khu vực Trung Mỹ.

Giatieu.com lược dịch như sau :

 Để có 100 lít thuốc sinh học “M5”, cần:

1,5 kg tỏi

1,5 kg hành tây

1,5 kg ớt

1,5 kg gừng

1 kg rau mùi

2 lít mật mía

2 lít dấm

2 lít cồn 90 độ

Thực hiện theo cách làm trên video hướng dẫn. Sau 3 tuần, có thể đưa ra sử dụng được, theo liều lượng  : Pha 125cc cho bình 18 lít, phun 15 – 22 ngày/lần cho tất cả các loại cây trồng để trừ côn trùng và các loại nấm bệnh.

Chú ý :

Xử lý dụng cụ sạch sẽ, hạn chế bị tạp khuẩn lẫn vào.

Mật mía không bị lẫn chất tẩy trắng hóa học.

Không dùng cồn công nghiệp.

Dùng tỏi trắng, loại thường, củ vừa…

Gừng vừa đủ già, không lấy gừng còn non.

51 Phản hồiGửi phản hồi mới
  1. Quá trình xem hướng dẫn qua video và tự thực hiện, bà con thấy chỗ nào mình chưa rõ cứ mạnh dạn trao đổi với diễn đàn để nắm bắt được kỹ càng, sáng tỏ hơn.
    Thân

  2. Rất cảm ơn giatieu về thông tin này, có vài vấn đề xin giatieu hổ trợ.

    1. Rau mùi họ sử dụng trong video ở Việt Nam có thể thay thế bằng loại nào?
    2. Cồn 90, có thể dùng cồn 90 dùng trong y tế được không?
    3. Mật mía hiện nay, nhà máy gần nơi tôi ở sử dụng các muối Photpho và lưu huỳnh để tẩy trắng, có thể dùng đường mía được không?

    Chân thành cảm ơn giatieu

  3. 1. Rau răm, húng quế, húng thơm, tía tô, mùi tàu… các loại rau gia vị nói chung đều được.
    2. Thử mật mía bằng cách rưới vào nấm tricho xem, nếu nấm tricho phát triển mạnh sinh khối là dùng tốt.
    3. Cồn y tế, thậm chí rượu mạnh cũng được nhưng thêm 0,5 lít, vì sau đó pha loãng thêm với nước nữa cho đầy thùng…

  4. Có vẻ được đấy !
    Thứ này – vườn nhà tôi có dư. Cũng sẽ thử coi !
    Xem trên VTV có người họ dùng cây ruốc cá để làm thuốc sâu sinh học – Kinh quá !
    Coi chừng – có người sẽ dùng lá ngón để dùng với cái gọi là : “Thuốc sâu sinh học”.
    Suy diễn thông thường: kinh hơn cả thuốc sâu hóa học ! Ai quản ? Ai kiểm soát ? Ai công nhận ?

    • Cháu nghĩ, chú Trịnh Văn Ba nên tin tưởng vào cái logo xuất hiện đầu tiên cho biết nội dung đã được Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) thẩm định, tài trợ.
      Với lại cháu cũng tin bác Nguyễn Vịnh rất thận trọng trong những việc này !

    • Đường cục màu vàng do các lò đường thủ công sản xuất ở những vùng trồng mía thì trên cả tuyệt vời !

  5. Xin chào cộng đồng. Tôi đã xem đoạn clip giới thiệu cách pha, nhưng tôi là nông dân chân lấm tay bùn nên không hiểu tiếng nước ngoài. Tôi xin trình bày những gì tôi hiểu có gì sai xin cộng đồng giúp đỡ.
    Bước 1: thái nhỏ các loại gia vị tỏi, hành tây, ớt, gừng, rau mùi đổ vào phi đã có 50% nước
    Bước 2: hòa mật mía, cồn, dấm vào thùng khuấy đều và đổ vào phi.
    Bước 3: châm đủ 100 lít nước và đậy kín nắp
    Ghi rõ ngày tháng năm pha chế để theo dõi

  6. Theo tôi, bà con có thể pha thuốc với tỷ lệ 1/10 để thử nghiệm. Có thể qua quá trình pha chế, thử nghiệm có gì sai sót mình có thể dùng diễn đàn để trao đổi, điều chỉnh, đúc kết thành kinh nghiệm chung cho cộng đồng.

  7. Xin chào cộng đồng. Cho cháu hỏi giấm họ pha là giấm gì vậy. Có phải giấm nấu rượu không ?

    • Giấm nấu rượu ? lần đầu tiên mình nghe. Bạn có thể nói rõ hơn dược không ?

  8. theo nhiều video trên YouTube, thuốc sinh học M5 có tác dụng đặc biệt nhất là khả năng làm ung trứng côn trùng. Mình nghĩ phun để diệt nhện đỏ chích hút đọt non và lá non trên cây hồ tiêu và làm ung trứng nhện là hiệu quả rõ rệt nhất.

  9. Cho tôi hỏi mật mía là gì? Và có thể mua ở đâu thường hay bán? Còn cồn 90 độ thì mua ở chỗ bán thuốc tây có được không? Vì tôi là người yêu thích công nghệ sinh học, hôm nay may mắn đọc được website này. Kính mong các cô, các chú, các bác, bà con nhiệt tình giúp đỡ cho tôi. Xin chân thành cảm ơn!

  10. Chào bạn @ thomas Nguyen. Mât mía là nước cây mía được ép ra, rồi nấu cô lại đặc như mật ong bạn ở đâu mà chưa biết Quê mình hồi nhỏ nói về mật mía lại nhớ tuổi thơ ăn vét chảo thì ngon tuyệt..

  11. Tôi thường uống nước mía, và mật mía thì cũng nghe nhiều, nhưng không biết nó làm từ chất gì.
    Chân thành cảm ơn bác !

  12. Mật mía là ép từ cây mía ra sau đó nấu cho cô đặc lại đó bạn, nước mía bạn uống là chưa được cô đặc

  13. Không biết có hiệu quả không nhưng tôi đã ủ được 1 tuần rồi. Mong kết quả sẽ khả thi.
    Cám ơn anh Nguyễn Vịnh đã chia sẻ.

  14. Tất cả đều dễ tìm chỉ có cái cồn 90 độ không biết tìn ở đâu, rượu gốc cũng chỉ 40 độ, bác nào biết chỉ tôi với

  15. Chào mọi người. Tôi cũng rất quan tâm đến cách SX các chế phẩm sinh học thân thiện với môi trường. Khi xem kỹ nhiều lần video này tôi có một số thắc mắc như sau xin chia sẻ để mọi người cùng có ý kiến:
    1. Trong video giới thiệu nguyên liệu (ở phút thứ 2-3) họ có nói quan trọng là có “vi sinh vật núi” (nước màu đục mà họ giới thiệu đó). Vậy vi sinh vật núi đó là gỉ? ở mình thì lấy đâu ra?
    2. Trong khi pha chế (ở phút 9-11) họ cũng nói thêm 5 lit vi sinh vật núi nữa đó.
    Mong mọi người xem kỹ và cho ý kiến chia sẻ.
    Mặc dù không có “vi sinh vật núi” nhưng tôi cũng làm thử một mẻ nhỏ khoảng bằng 1/3 hướng dẫn để xem sao. Hy vọng đây sẽ là thước trừ sâu sinh học tuyệt vời.

    • Chào @ lê thắng
      -5 lít dung dịch “sinh vật núi” chính là nấm metharizum (còn gọi là nấm xanh) lấy từ trong đất, có khả năng ngừa rệp sáp hại rễ. Theo tôi được biết ở đất Chư Sê Gia Lai có khá nhiều. Do nhiều người khó tìm kiếm nên tôi thấy cũng không nhất thiết.
      -Có thể thay gừng bằng củ riềng sẽ hiệu quả hơn.
      Thân

  16. Cảm ơn chú Vịnh. Bây giờ cháu mới hiểu “sinh vật núi” chính là nấm xanh. Cháu cũng đã thử ủ 1 mẻ như HD trên nhưng cháu nghĩ “sinh vật núi” chắc là 1 loại nấm gì đó nên đã dùng nấm tricoderma vào ủ chung luôn không biết có phát huy được tác dụng hay không? Để thử nghiệm xong cháu sẽ chia sẻ cùng mọi người. Chúc chú và cộng đồng sức khỏe.

    • Chào cháu @ lê thắng
      Theo chú, các loại vi sinh vật như trichoderma, metharizum cho vào với mục đích bổ sung thêm enzyme (kháng sinh) do nó tiết ra làm tăng hiệu quả của thuốc…
      Cho chú hỏi thêm, nông trường Tân Lâm bây giờ ra sao rồi, bà con ở đây sống tốt chứ ?
      Thân

  17. Xin chú Vịnh cho cháu hỏi thuốc sinh học M5 sau khi làm thành công có thể bảo quản được trong thời hạn để sử dụng là bao lâu. Chân thành cảm ơn chú.

    • Hiện không thấy tài liệu nào nói về thời gian, nhưng theo mình nên để tối đa 1 năm thôi. Để lâu hoạt lực của vi sinh vật sẽ yếu đi.

  18. Chào chú Nguyễn Vịnh. Như vậy là cháu trộn thêm trichoderma vào cũng không sao. Cảm ơn chú.
    Cháu ở Bà Rịa – Vũng Tàu chứ không phải ở Tân Lâm Quảng Trị chú ạ.

  19. Không biết đã có ai ủ thành công chưa nhỉ? Em ủ được 10 ngày và pha mang ra xịt sâu ăn lá cây mai nhưng xịt 2 lần rồi mà chưa thấy có kết quả?! (chắc của em ủ chưa đến ngày) Không biết bác Trần Hải hôm trước nói đã ủ 1 tuần rồi nay đã dùng chưa? hiệu quả ra sao nhỉ? Mong mọi người cùng chia sẻ.

    • Thuốc sinh học cần phải có thời gian lên men. Trên bài giới thiệu có ghi rõ : “Sau 3 tuần, có thể đưa ra sử dụng được, theo liều lượng : Pha 125cc cho bình 18 lít, phun 15 – 22 ngày/lần…”
      Khi thời gian lên men chưa đủ thì hiệu quả ở đâu ra..?!

  20. Mình cũng làm thử 10 lit sau 3 tuần đem xịt sâu rầy thì thấy cũng không hiệu quả, xịt nhện đỏ thì thấy nhện chết.

  21. Tôi cũng đã ủ thử 1 mẻ, sau 4 tuần đưa ra sử dụng nhưng thấy chưa hiệu quả. Nếu như “sinh vật núi” nói trong video là “nấm xanh” thì chắc là mình thiếu “món” đó nên chưa hiệu quả?! Vì qua tham khảo trên mạng thì “nấm xanh” có tác dụng trừ sâu rất tốt. Không biết mọi người thì thử nghiệm ra sao? Có kết quả gì khả quan hay chưa? Xin chia sẻ.

  22. Chào các bác, về thuốc trừ sâu sinh học những năm 1980 về trước khi đó quê tôi thường dùng các lọai lá cây như chim chim, lá xoan đâu đem cho nước vào nấu cho nhừ nó ra các chất trừ sâu và rầy nâu hiệu quả. Hiện nay người trồng cây xoan đâu làm trụ cho tiêu có thể tận dụng lá để làm thuốc trừ sâu và rầy nâu

  23. Em ủ 2 thùng mỗi thùng 10 lít cùng lúc. Làm đúng theo video hướng dẫn. Ủ được 1 tháng. Mở ra thấy mùi rất khó chịu. Mà xác gia vị như gừng thì không tan được. Hỏi như vậy là đã được chưa ạ. Có đem sử dụng được không.

    • Có mùi khó chịu là do tạp khuẩn lẫn vào trong quá trình sơ chế.
      Có thể trong gỉ mật có chứa hóa chất tẩy trắng gây bất lợi cho các EM.
      Vẫn còn một số xác bã hữu cơ tối thiểu chứ !
      Bạn nên sử dụng thử nghiệm ở phạm vi nhỏ để tự mình kiểm chứng, đánh giá.

  24. Chào tất cả bà con. Le@ đã thực hiện theo hướng dẫn trên video thấy hiệu quả rất cao. Từ thàng 5/2017 đến nay mình không dùng thuốc BVTV nữa, cứ sau 20 ngày mình dùng máy xịt 01 lần kế hợp với phân bón lá của Ấn Độ, xịt 02 đợt liên tục sau đó dừng 02 tháng và xịt lại 02 lần để chờ thu hái. Vườn cây luôn xanh tốt và không thây có côn trùng gây hại nữa, rất phù hợp với việc thực hiện nông nghiệp hữu cơ của mình. Đặc biệt, các năm trước tiêu của mình bị bọ thánh giá, nhện tơ phá bông nên phải dùng thuốc BVTV (sau khi đã xác định), nhưng năm này thì không.
    Với 5 ha cà phê trưởng thành chen tiêu, mình làm đúng công thức theo Video, tuy không mua được mật mía thì mình thay vào 02 kg đường đen (đường cục thủ công) và không có cồn thực phẩm thì mình thay vào 05 lít rượu trắng nồng độ 37-40 độ, rau mùi thì mình dùng toàn là rau răm, sau 20 ngày mình lọc bỏ bả và dùng máy phun. Về hàm lượng thì mình dùng cao hơn hướng dẫn, cụ thể là pha 15 lít thuốc sinh học đã ngâm với bình 500 lít nước phun cho 01 ha.
    Chúc tất cả bà con thực hiện thành công !

    • Chào anh Le@
      Cám ơn anh đã chia sẻ với cộng đồng giatieu.com
      Tôi xin nói thêm
      – Nên dùng nhiều loại rau mùi (còn gọi là rau gia vị) khác nhau, sẽ bổ sung nhiều chất kháng sinh gốc hữu cơ khác nhau giúp “M5” có nhiều hiệu quả tốt, hơn là chỉ dùng 1 loại.
      – Dùng gỉ mật, nên chọn mua từ các lò đường thủ công. Hạn chế dùng gỉ mật của các nhà máy đường công nghiệp, do một số dùng hóa chất tẩy trắng khiến cho các vi sinh vật có lợi (EM) “chết không kịp ngáp”.
      – Anh điều chỉnh liều lượng sử dụng phù hợp là rất hay, miễn sao đạt hiệu quả cao là tốt !
      Mong nhận được thêm nhiều chia sẻ từ anh và các “lão nông tri điền”.
      Thân

    • M5 diệt các loại côn trùng bất kỳ, không chọn lọc.
      Sau khi làm xong chỉ nên để tối đa trong vòng 6 tháng.

  25. Tôi làm thử 100 lít lên men rất đẹp, sau 20 ngày mang dùng thử phun cho rệp trên cây tiêu mà không chết. Ai làm rồi chia sẻ cho mình thêm với ạ.

  26. Mọi người cho mình hỏi thêm ít là có thêm nước vào không. Nếu có thì thêm bao nhiêu để có 100 lít thuốc khi ngâm

  27. Cách đây 3 năm tôi đã từng ngâm hỗn hợp gừng, tỏi, ớt và rượu đế loại rẻ, ngâm đầy xô 10 lít. Ngâm khoảng 2 tháng đem ra pha với 4 phuy nước phun cho tiêu. Chết hay không thì không biết vì không thấy xác nhưng khá sạch côn trùng.

  28. Hiệu quả không cao, nhất là khi mật độ sâu và rầy rất nhiều…
    Nên dùng các loại thuốc hóa học trước để tiêu diệt sâu rầy, sau đó định kỳ 10-15 ngày bằng thuốc sinh học thì hiệu quả là tuyệt đối.

    • Trong clip chỉ nói sử dụng các loại cây rau mùi, do có chất kháng sinh thực vật.
      Lá cây thuốc lá có chứa độc tố thần kinh, không phù hợp !

Gửi phản hồi mới

(?)