Qui trình kỹ thuật trồng Hồ Tiêu ở Chư Sê – Phần 1

, Trồng và Chăm sóc Tiêu, 267

(P1)-Xin giới thiệu với bà con nông dân trồng tiêu về qui trình trồng, chăm sóc, thu hoạch và chế biến Hồ Tiêu ở Chư Sê để tham khảo, vận dụng. Bài viết được Hiệp hội Hồ Tiêu Việt Nam (VPA) phổ biến đã khá lâu. Để bà con dễ dàng tham khảo, giatieu.com chia ra làm nhiều phần.

Trồng mới trên cây trụ chết.

1.Yêu cầu đất đai 

Đất trồng tiêu cần được bảo đảm các yêu cầu cơ bản sau:

– Dễ thoát nước, có độ dốc dưới 5%, không bị úng ngập.

– Tầng canh tác dày trên 100cm, mạch nước ngầm sâu hơn 2m.

– Đất giàu mùn, thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình, pHKCl từ 5 – 6.

2. Giống tiêu sử dụng và kỹ thuật nhân giống

2.1. Giống sử dụng: Giống tiêu Vĩnh Linh, tiêu trung Lộc Ninh, tiêu Ấn Độ.

2.2. Kỹ thuật nhân giống: Nhân giống bằng dây lươn và dây thân, hom giống cần đạt các tiêu chuẩn sau

-Hom tiêu dây lươn:  Hom dây lươn bánh tẻ có  3 – 4 đốt, cắt hết lá khi ươm. Dây lươn không sâu bệnh, lấy ở các vườn > 4 năm tuổi không có triệu chứng bệnh.

-Hom tiêu dây thân: Hom thân bánh tẻ khỏe mạnh, có 4 – 6 đốt, các đốt có rễ bám tốt. Hom được cắt vào các ngày tạnh ráo, trên các vườn tiêu 12 – 18 tháng hoặc từ các vườn nhân giống tiêu. Dây thân tiêu được cắt ở vị trí 25 – 30cm cách mặt đất. Loại bỏ phần ngọn dây còn non. Cắt tỉa bớt các lá cành trên hom ở các đốt vùi vào đất, chỉ giữ lại 1 – 2 cành ở các đốt trên mặt đất với số lá hạn chế để giảm bớt sự bốc hơi nước. Hom tiêu cắt xong đem ươm ngay là tốt. Nếu phải chuyển đi xa thì xếp các hom cẩn thận vào tấm đệm, tránh làm giập nát.

-Ươm trồng hom tiêu: Hom tiêu cắt xong ngâm trong các dung dịch kích thích ra rễ theo hướng dẫn. Sau đó ngâm toàn bộ hom trong các dung dịch thuốc để  khử trùng. Sau khi xử lý xong đem ươm trồng như sau:

*Trồng thẳng ra vườn : Sau khi xử lí đem trồng trực tiếp ra vườn tiêu, che chắn kỹ lưỡng cũng đảm bảo tỷ lệ sống rất cao.

* Ươm trên líp cho đến khi ra rễ rồi đem trồng: đất lên líp phải tơi xốp, thoát nước tốt. Hom tiêu đặt xiên 45 0 cách nhau 5 – 7 cm, hàng cách hàng 10cm. Thường sau khi ươm 25 – 30 ngày hom tiêu bắt đầu ra rễ đã có thể đem trồng tốt. Ươm trên líp  không nên để quá lâu, hom tiêu mọc mầm, rễ ra dài khi nhổ đem đi trồng động rễ, ảnh hưởng xấu tới tỷ lệ sống và sinh trưởng của cây tiêu con.

* Ươm trong bầu: đất cho vào bầu phải là lớp đất mặt tốt, không có nguồn nấm gây hại. Trộn kỹ đất với phân chuồng, phân lân và tro dừa để tạo độ tơi xốp cần thiết.
Bầu ươm hom thân có kích thước 15  – 17 x  27 – 30cm, bầu ươm hom lươn có kích thước 12 x 22cm. Hàng lỗ thoát nước dưới cùng cách đáy bầu 2cm để thoát nước tốt. Hom lươn ươm 2 hom/bầu, còn hom thân có chỉ ươm 1 hom/bầu. Cây được ươm từ     4 – 5 tháng trong vườn ươm, có ít nhất 1 chồi mọc 5 – 6 lá trở lên mới đem trồng.

3. Trồng mới

3.1. Thời vụ trồng: Thời vụ bắt đầu vào đầu mùa mưa, khi đã mưa đều và kết thúc trước mùa khô 2 – 2,5 tháng.

3.2. Mật độ khoảng cách:

– Trụ gỗ, trụ đúc bê tông trồng với khoảng cách 2 x 2,5 m hoặc 2,5 x 2,5 m, mật độ từ 1600 – 2000 trụ/ha tuỳ theo giống tiêu có tán rộng hay hẹp.

– Trụ gạch xây cao 3,5m có đường kính gốc trụ 70 – 100cm và đường kính đỉnh trụ 40 – 60cm: trồng với khoảng cách 3 x 3m, mật độ 1110 trụ/ha.

– Trụ sống như lồng mức, vông, keo dậu, gạo, cóc rừng ….trồng với khoảng cách 2,5 x 2,5m, mật độ 1600 trụ/ha. Trụ sống cây muồng đen trồng với khoảng cách rộng hơn: 3m x3m, mật độ 1100 trụ/ha.

Trồng mới trên cây trụ sống.

3.3. Kỹ thuật trồng tiêu trên cây trụ chết:

– Đối với trụ đúc hoặc trụ gạch xây, việc dựng trụ thực hiện trước khi trồng tiêu khoảng 1 – 1,5 tháng để được các trận mưa to rửa sạch bớt hồ, vữa.

– Đào hố trồng tiêu:

* Đối với trụ đúc và trụ gỗ trồng 2 hom hay 2 bầu tiêu/trụ, có thể đào 1 – 2 hố/trụ để trồng.

* Đối với trụ gạch đào 6 – 7 hố chung quanh trụ, mép hố cách mép trụ 10 – 15cm. Hố được đào với kích thước 40x40x40cm để trồng 1 hom. Nếu trồng 2 hom/hố, kích thước hố đào là 40x80x40cm. Trộn đều đất mặt với 10 – 15kg phân chuồng, 0,2-0,5kg phân lân, 0,2 – 0,3kg vôi bột và lấp xuống hố. Xử lý đất trong hố trước khi trồng bằng 1 trong các loại thuốc như Confidor 100 SL 0,1%, 0,5 lít/hố hoặc Basudin 10 H,  20 – 30 g/hố. Việc trộn phân lấp hố và xử lý đất trong hố được thực hiện trước khi trồng tiêu trồng tiêu ít nhất là 15 ngày.

– Làm giàn che nắng và chắn gió: Trước khi trồng tiêu, làm giàn che phía trên và xung quanh bằng các vật liệu như lưới ni lông, lá dừa, cỏ v.v.. sao cho 70 – 80% ánh sáng tự nhiên đi qua.

– Kỹ thuật trồng:

* Nếu trồng bằng bầu, xé bầu tiêu nhẹ nhàng tránh vỡ bầu rồi móc hố trồng, đặt bầu vào giữa hố, đặt bầu hơi nghiêng, hướng chồi tiêu về phía trụ, mặt bầu ngang với mặt đất, không trồng âm. Lấp đất, dậm chặt đất chung quanh bầu.

* Trồng bằng hom dùng hom thân 5 mắt đã ươm ra rễ, đặt hom xiên với đất mặt 450, đầu hom hướng về phía trụ, chôn 3 mắt vào đất, chừa trên mặt đất 2 mắt, dậm chặt đất quanh hom. Trồng tiêu xong phải dùng vật liệu phù hợp như lá dừa, líp cỏ che bổ sung cho hom tiêu mới trồng.

* Sau 7 – 10 ngày trồng tiêu bằng bầu, 2 – 3 ngày trồng tiêu bằng hom thân nếu trời không mưa phải tưới nước cho dây tiêu.

* Trồng dặm kịp thời những dây tiêu bị chết và chấm dứt trồng dặm trước khi dứt mưa 1,5 – 2 tháng.

3.4. Kỹ thuật trồng tiêu trên cây trụ sống

– Cây trụ sống được trồng ngay vào đầu mùa mưa, làm cỏ bón phân thúc cẩn thận. Có thể trồng cây trụ sống 1 – 2 năm trước khi trồng tiêu.

– Trồng cây trụ tạm: trồng tiêu cùng năm với cây trụ sống bắt buộc phải trồng trụ tạm. Sau khi trồng trụ sống 2 – 3 tháng thì trồng tiêu. Cây trụ tạm được trồng cách cây trụ sống 15 – 20cm. Trụ tạm có đường kính 10 – 15cm, chiều cao tính từ mặt đất hơn 3m, chất lượng cây trụ tạm tương đối tốt để tiêu có thể leo bám trong vòng 2 – 3 năm trước khi cây trụ sống đủ lớn cho tiêu leo bám.

– Làm dàn che nắng và chắn gió: do cây trụ sống còn nhỏ, chưa có tác dụng che bóng, cần làm dàn che nắng và chắn gió tương tự tiêu trồng với cây trụ chết.

– Đào hố trồng tiêu: đào 1 hố hoặc 2 hố 2 bên cây trụ tạm, ở phía xa cây trụ sống, mép hố cách trụ tạm 10 – 15 cm, sao cho tâm hố là vị trí đặt bầu tiêu hay dây tiêu cách cây trụ sống từ 40 – 50cm. Các kỹ thuật về trộn phân lấp hố và trồng tiêu tương tự như tiêu trồng với cây trụ chết.

3.5. Trồng cây đai rừng, cây che bóng

Cây đai rừng: Tiêu trồng theo kiểu nông hộ, diện tích dưới 0,5 ha, chỉ cần trồng 1 hàng muồng đen ở đầu lô chắn hướng gió chính.

Cây che bóng :

– Tiêu trồng với cây trụ chết như trụ gỗ, bê tông, trụ gạch cần được trồng cây che bóng lâu dài. Cây keo dậu được trồng với khoảng cách 6 x 12m, trồng sát vào vị trí trụ trong vườn tiêu để vừa là trụ cho tiêu leo vừa là cây che bóng.

– Các vườn tiêu đã trồng trên trụ chết như trụ gỗ, trụ đúc, trụ gạch mà chưa có cây che bóng cần phải được trồng bổ sung cây keo dậu với mật độ 120 – 150 cây/ha.

– Tiêu trồng với cây trụ sống đã có bóng mát. Chú ý rong tỉa hợp lý cây trụ sống và cây bóng mát.

> Qui trình kỹ thuật trồng Hồ Tiêu ở Chư Sê – Phần 2.

Báo Giá cà phê qua điện thoại
267 Phản hồiGửi phản hồi mới
  1. Tôi có 200 dây tiêu lươn (còn gọi là dây dải) được cắt từ Vĩnh Linh mang về, đã ươm được 10 ngày, thấy có chồi non rồi, nay trời mưa dầm, vậy ko biết tôi đã trồng được chưa? Ai biết mách dùm tôi. Xin cám ơn.

    • Xin hỏi gia đình tôi mới trồng 500 trụ tiêu (Tiêu trồng bằng dây ác tiêu đã ươm trong bầu được 3 tháng), chồi tiêu có bầu mầm lên dài được 15 cm. Tôi đem ra trồng tại vườn mà tại sao chồi tiêu bị rụng đọt non trong khi đó đất và phân chuồng tôi đã ủ với vôi cách đây đã được 2,5 tháng trước khi trồng tôi đã rỡ che vườn ươm được 1 tuần từ hôm trồng đến nay đều mưa vậy xin hỏi diễn đàn. Tiêu bị bệnh gì và cách sử lý ai biết xin chỉ dùm. Xin chân thành cảm ơn.

    • Do không rõ bạn đã bón phân phân hữu cơ tự ủ như thế nào? xử lý hố, phòng ngừa bệnh trước khi trồng ra sao?… nên không chắc điều gì.
      Có thể do bạn ủ phân chuồng không đúng cách, xử lý hố trồng chưa triệt để, nên tồn dư mầm mống sâu bệnh. Nay gặp mưa, có điều kiện để nấm bệnh bùng phát… cũng có thể do mưa làm thối rễ tơ, nấm bệnh cơ hội tấn công…
      Thực đáng tiếc, tiêu con mới trồng mà mắc những bệnh này chữa trị tốn kém, nếu sống cũng không khỏe. Có khi bạn nên cân nhắc biện pháp tiêu cực là nhổ bỏ, xử lý hố, trồng lại còn tốt hơn.

  2. Trước đây tôi cũng có trồng dây lươn. Theo tôi thấy khi ươm bằng dây lươn, thông thường mầm sẽ nhú trước, sau đó mới có rễ. ( Trừ phần lươn thân hoặc lươn gốc bò trên đất có sẳn rể).
    Thông thường nếu trồng lươn tôi sẽ ươm trước hoặc sau tết nguyên đán. Đến tháng 5 dương lịch có khoảng 5-6 cặp lá. Trời đổ mưa vài cơn là có thể trồng. Đến thời gian này, cây tiêu đã phải bò lên trụ và có cây đã bắt đầu có nhánh ác ( nếu chăm sóc tốt, buộc tốt).
    Còn bây giờ bác mới dập, ươm thì tôi nghĩ quá muộn. Nếu bác trồng, đến mùa mưa năm sau, may ra cây tiêu chỉ mới phát một vài cặp ác cằn cổi, nếu bác đôn thì bụi tiêu sẽ yếu, nhỏ tàn. Nếu chờ mưa xuống nhiều, phát thêm cành ác rồi mới đôn thì sẽ dể gãy thân vì tiêu đã no nước. Các biện pháp khác như cắt nhiều lần mà không đôn để tiêu phát cành ác thấp, tránh hiện tượng quần đùi cũng không hữu hiệu vì trồng muộn, muốn hay không thì cây tiêu cung yếu, tán tiêu sẽ nhỏ.
    Năm 1999 tôi trồng lươn ươm bì ngày 25 /5/1999 dương lịch, tháng 4/2000 khi gỡ dây tiêu để đôn thì phải đứng trên ghế đẩu, cầm thêm một cái dao dài mới với tới ngọn để gỡ xuống, cuối mùa mưa năm 2000 đã mọc lại gần phủ trụ. Tiếc rằng hồi đó không biết gì về chống tuyến trùng chết nhanh nên 2007 thì chết gần hết. Vài hiểu biết về trồng lươn góp ý với bác, có gì sai sót mong các bác góp ý thêm.

    • Cháu chào diển đàn, cháu ở Vĩnh linh Quảng Trị. Vườn tiêu nhà cháu hơi bị ngập nước nên tiêu bị vàng lá và chết, có cây chết rất nhanh mà thường vào mùa mưa. cháu xin hỏi diễn đàn tư vấn cho cháu cách phòng trị bệnh và các lọai thuốc đặc trị ạ. Cháu chân thành cảm ơn

  3. Xin chào các bạn trồng tiêu, tôi có chuyện muốn hỏi: Mình trồng tiêu nên mua giống ở đâu là tốt nhất, mình muốn học cách trồng tiêu nhưng không có kinh nghiệm mong các bạn chỉ giúp mình với. Ở An Giang trồng được không? có dễ trồng không? thời gian trồng đến ra trái luôn là bao lâu mới thu hoạch được. Mong các bạn giúp mình với, mình chân thành cám ơn !

  4. Ngày hôm qua tôi có ĐT hỏi anh Nguyện vấn đề xịt trechoderma trên lá anh ấy giải thích tôi nghe chưa hợp lý mấy. Tôi có suy nghĩ như thế này: “Mình đem bào tử ủ trong một môi trường rất thuận lợi nhưng có lúc chưa phát huy tác dụng, mà bây giờ đem xịt trên lá dưới tác dụng của ánh nắng mặt trời và lấy cái gì cho nó ăn mà nó hoạt động được nên vô tác dụng”. Công ty BVTV nào cũng chạy đua vũ trang để bán được hàng lãi siêu lợi nhuận nên khi sử dụng chúng ta cần chọn lọc kĩ. Nói đến thuốc thì kể cả năm cũng không hết. Hậu quả cuối cùng là người nông dân nghèo như chúng ta ôm đủ.

    • Nếu bạn phun trico trên lá sẽ mất tác dụng vì loại nấm nầy sẽ bị ánh nắng chiếu vào và sẽ chết hoại tử, nấm nên tốt hơn bạn nên đọc kỹ hướng dẫn trên bao bì hoặc kham khảo trên mạng

  5. @Phan Phát
    Chào anh Phan Phát. Tôi tuy chưa trồng tiêu, mới đang tìm hiểu, riêng về nấm trechoderma thì mọi người đều biết là nấm đối kháng, trị nấm hại Phytophthora capsici và các loài nấm hại khác nữa, 2 loài nấm này đều sống trong môi trường, nấm hại Phytophthora capsici chủ yếu phá bộ rễ tiêu từ bên ngoài thông qua các động bào tử, các động bào tử này chỉ hoạt động mạnh trong môi trường nước (chúng bơi và lây lan), vì vậy chống ngập nước là tối cần thiết (cây cho dù có nhiễm có thể vẫn sống) và xịt trechoderma qua lá tác dụng sẽ kém hơn.

    Lá cây hấp thụ phân thông qua các lỗ gọi là “khí khổng”, các lỗ này đóng khi trời nắng (nhằm giảm thoát hơi nước) và mở khi hết nắng nên bà con nên phun vào lúc trời mát, khi cây no nước nó cũng mở, và đóng khi cây khô hạn, nên tưới nước cho cây trước khi phun lá nếu trời không mưa, trời nắng, cây khô phun lá hiệu quả sẽ thấp hơn.

    Nhân tiện có bác nào rành về khí khổng của lá tiêu làm ơn chỉ giúp tôi, tôi đã tìm hiểu hơn 2 tháng mà chưa ra, chỉ biết là từ 60 đến 130 lỗ / 1mm2 tùy loại, mặt trên bao nhiêu, mắt dưới bao nhiêu thì chưa biết – Xin cám ơn các bác trước.

    Chúc bà con khỏe!

  6. Hỏi bác Nguyễn Minh Vịnh, bác tieuphong, Phan Phát và các bác…

    Bác Vịnh có viết về cách chiết tiêu rất hay, nhưng tôi vẫn chưa hiểu lắm là đoạn thân mà mình cần chiết ra dài tầm bao nhiêu, khi cắt phần chiết ra trồng thì trồng xuống đất 5-7 mắt cho khỏi mất công đôn, vậy đoạn ngọn mình có cần cắt bỏ không hay để vậy luôn, nếu cắt thì để lại bao nhiêu mắt, nếu để cả ngọn thì liệu thân mới có nuôi nổi không?
    Thông thường năm thứ 2 người ta thường cắt lấy giống, sau khi cắt thì các gốc mẹ thường nứt rất nhiều, ví dụ năm nay trồng hai dây chí ít phải được 4-5 thân cho vụ sau, nếu chừa một thân 5 mắt thì nó sẽ nảy ít nhất 5 mầm, vậy sẽ có tối thiểu 25 mầm mọc ra sau khi cắt, vậy với trụ bê tông thì mình nên tỉa rồi để lại bao nhiêu mầm để định hình cho tán tiêu sau này?
    Tôi nghĩ cắt tiêu vào năm sau vừa là để lấy giống, vừa để điều chỉnh, tạo tán, tạo sự đồng đều. Nhưng nếu có những vườn chăm tốt, tán đều, đẹp, không có nhu cầu lấy giống thì không cắt mà để nuôi luôn thì có ảnh hưởng gì tới tuổi thọ, năng suất của vườn tiêu hay không ?
    Nếu vườn không đồng đều mà không có nhu cầu lấy giống thì mình nên cắt bỏ sớm để tạo tán. Tôi định nếu năm sau không lấy giống thì sẽ cắt khi mùa mưa bắt đầu có đúng không?
    (Mùa trồng đại trà trên tôi bắt đầu từ khoảng 15 tháng 6 âm nếu trồng ác. Mùa mưa lai rai bắt đầu vào khoảng cuối tháng 4 đương lịch). Chân thành cảm ơn bác.

  7. @Tiêu Sầu!
    Anh hỏi tôi về khí khổng của cây hồ tiêu là ko đúng địa chỉ. Vì tôi là dân gốc rạ, anh nên hỏi các nhà khoa học hoặc các chuyên ngành có liên quan. Tôi chỉ biết trồng và chăm sóc một ít kiến thức truyền thống thiết thực về cây tiêu. A thông cảm. Chúc anh sức khỏe.

  8. @Nguyễn Văn Nhân
    Chào bạn!
    Với phương pháp nhân giống này cây phát triển tiếp chứ không có gián đoạn như phương pháp nhân giống thông thường. nên không cần phải cắt bỏ cái gì hết nếu thấy không cần thiết. Gởi xuống đất sau đó cắt đi cũng tương tự như chiết. Với giá thể chiết giữ nước tốt thì ta có thể để thời gian trên cây lâu một chút cho nó ra nhiều và già rễ. Giá thể tốt nhất là rễ lục bình bó bên trong bên ngoài đắp lớp đất pha với tro trấu thì cây tiêu sẽ ra rễ mạnh nhất. Có thể bó nhiều mắt một lúc như bó củ tỏi cũng được. Hoặc để nguyên dây dài để trồng cho trụ tiêu sống lớn mà tiêu chưa mọc. Thường thì nếu nọc sống cây quá bự thì trồng hom theo kiểu truyền thống sẽ phát triển không mạnh. Vì cây tiêu bị cây trụ sống ăn hết dinh dưỡng. Nhưng với cách chiết tiêu thì cây phát triển tiep1 không có gián đoạn. Thay vì leo cây cũ, nay nó leo tiếp cây mới vậy thôi. Rất nhanh và hiệu quả. Và cây mẹ khi cắt ra nó nứt trụ sẽ đều hơn. Đó là một công đôi việc.
    Nếu chăm tốt không cần cắt thì cũng chẳng ảnh hưởng gì tới năng suất tuổi thọ của tiêu. Theo kinh nghiệm của tôi là cắt khi nào cây bỏ mắt (ra liên tiếp vài mắt lươn không ra tay) chứ không phải đầu mùa mưa. Cắt phần trên mắt ác (tay) thì cây sẽ tiếp tục ra mắt ác.

  9. Xin chào anh Phan Phát và Tiêu Sầu.
    Tôi ở xã Đông hòa H.Trảng Bom đây. Tiêu Sầu chưa trồng tiêu mà tìm hiểu về cây tiêu như bạn là đáng nể lắm. Bạn tìm hiểu về nấm tricho, các lỗ khí khổng và lựa chọn đất như thế thì trồng tiêu được rồi, bạn muốn tìm hiểu sâu hơn về lỗ khí khổng hoặc nhiều vấn đề khác có lẽ phải hỏi các nhà nghiên cứu thôi.
    Đúng như anh nói anh Phát ạ, trước kia tôi cũng băn khoăn như anh, dưới ánh nắng gay gắt của mặt trời thì làm sao nấm tricho có thể sống được. Thế nên tôi có tìm hiểu về cách sử dụng nấm tricho và cũng thấy sự khác biệt của từng cty. Có những cty hướng dẫn chuyên bón gốc, còn có những cty hướng dẫn bón gốc và phun lên cây.
    Cách chăm sóc vườn tiêu của anh hay quá nên tiêu của anh bị bệnh không đáng kể. Không may cho tôi có lúc tiêu của tôi bị bệnh trầm trọng, như anh thấy đó, anh Dương bây giờ như thế nào thì trước kia tôi cũng như vậy. Tôi may mắn được người giúp đỡ tận tình hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, sử dụng thuốc. Người làm công cho tôi chỉ kéo dây để tôi phun thuốc, tự tay tôi phun thuốc cho từng cây tiêu, phun thuốc phải phun cả hai mặt lá và choái cây tiêu. Theo tôi mặt dưới của lá và các choái tiêu ít bị tác động của ánh nắng mặt trời hơn là mặt trên của lá, do đó nấm tricho có thể tồn tại ở một thời gian nhất định nào đó. Các loài nấm cũng khôn lắm, nó cũng biết ẩn nấp vào mặt dưới của lá, trong các choái của trụ tiêu để phá hoại. Đó là kinh nghiêm thực tế, tôi không được học hành bài bản nên không có cơ sở lý luận về chuyên môn. Rất mong có những góp ý mang tính phản biện của anh. Chào thân ái.

  10. Tôi đã thí nghiệm việc chiết tiêu và cũng đã có một số kết quả, những lưu ý khi chiết tiêu như sau:
    1- Phải bó bầu chiết càng to càng tốt, bó 3-4 mắc. Sau này sẽ thành 3-4 bộ rễ, nuôi thân tốt mà không cần đôn tiêu.
    2- Thời gian bó bầu trước khi cắt khỏi dây mẹ phải từ 30 đến 40 ngày, khi này bộ rễ đã khá hoàn thiện, cắt khỏi dây chính là dây chiết sống được ngay, không cần thêm thời gian phục hồi.
    3- Phải chiết tiều tơ (mới được 1-2 năm tuổi) có sức tăng trưởng hiệu quả hơn.

  11. Cám ơn anh Vịnh, anh Phát, anh Tieuphong cùng bà con. Về lỗ khí khổng tôi sẽ tìm hiểu thêm, vì nếu biết được mặt trên, mặt dưới của lá tiêu là bao nhiêu sẽ tiết kiệm nhiều nhân công, tiết kiệm thuốc, tăng hiệu quả sử dụng phân cho bà con, nếu mặt dưới nhiều ta sẽ chỉ ưu tiên phun mặt dưới của lá và ngược lại, như anh Vinh chỉ tôi cũng đã coi kỹ nhưng Wikipedia chỉ là kiến thức phổ thông thôi. Đúng như anh Phát nói, đây là sinh học chuyên sâu về cây tiêu, VN tôi chưa thấy tài liệu nào nói đến, nước ngoài thì tôi cũng mới chỉ tìm thấy mấy tài liệu nói chung chung thôi, chủ yếu là từ Ấn độ, Indo, khi nào có kết quả tôi sẽ up lên cho bà con cùng tham khảo.

  12. Hì, anh Tieuphong!

    Xin lỗi anh, mình quên bén mất vụ hôm trước.
    Sau khi so sánh phun thuốc theo hướng dẫn của anh, và một phương pháp khác làm đối chứng (phun boocdo xong 7 ngày sau phun phân bón lá) thì mình thấy như sau:
    Hiệu quả cách phun boocdo cao hơn một ít so với cách anh hướng dẫn, hơn nữa giá thành khá rẽ. Không biết do mình pha thuốc không đúng như anh hướng dẫn hay sao mà hiệu quả đạt được khoảng 70%, còn cách kia là gần như 100%.
    Cám ơn anh đã giúp đỡ, chúc anh cùng gia đình sức khỏe, thành công.

  13. Bác tiêuphong cho cháu hỏi câu này với. Tiêu nhà cháu bị thúi mất một mắt rễ thì có thể phục hồi lại được không và cây tiêu có sống khỏe mạnh lại không? Vì đợt mưa vừa rồi cháu chủ quan không vun gốc cho nó nên nó có hiện tượng vàng lá. Cháu đã kiểm tra và nghi ngờ là bị thúi rễ. Cháu đang dự định đổ phân bón gốc cho nó như vậy được không ạ. Cháu xin cảm ơn.

  14. Chào hoàng Long.
    Tiêu của cháu bị bệnh thì phải chữa bịnh trước đi chứ, nhưng cũng có thể kết hợp trị bịnh và bổ sung dinh dưỡng cùng một lúc, có điều gì thắc mắc thì alo cho chú 01693968134. Cám ơn cháu đã tin chú.

  15. Chào anh tieu phong, lúc này bận rộn quá nên tôi chưa thể liên lạc được với anh. Tôi có thắc mắc này muốn hỏi anh, hy vọng anh có thể giúp tôi. Mặc dù tôi có bỏ phân chuồng cho cây tiêu nhưng do vườn nhà tôi tiêu bị bênh chết khá nhiều nên tôi đã dùng thuốc hóa học để phun xịt cho tiêu. Tôi đã dùng 2 năm nay, bình quân mỗi năm tôi xịt từ 5 đến 6 lần và vấn đề bệnh đã tương dối ổn định. Nay tôi muốn hỏi anh là nếu bây giờ tôi đưa chế phẩm nấm 3 màu và dầu sáp vào vườn tiêu để tiêu diệt rệp sáp dưới gốc liệu chế phẩm đó có thể phát huy tác dụng không? Nếu cần phải cách ly giữa thuốc và nấm thì phải cách ly bao lâu để nấm phát huy được tác dụng? Xin cám ơn anh và chúc anh nhiều sức khỏe.

  16. Chào anh Khoa.
    Nếu anh chỉ tiêu diệt rệp sáp thì dùng dầu sáp thôi cũng đủ rồi, không cần phải dùng thêm vi nấm cho đỡ tốn tiền. Theo tôi dùng dầu sáp thì cách ly với thuốc hóa học hơn tuần lễ là được rồi, tuy nhiên chỉ đổ dưới gốc thôi cũng chưa tiêu diệt hết rệp, (trời nắng đổ thuốc hiệu quả hơn, vì thuốc dễ ngấm vào lòng đất) anh phải phun lên cây, nếu thấy mật độ rệp nhiều nên phun toàn bộ cây tiêu còn ít thì cũng nên phun lên các choái tiêu vì rệp thường trú ẩn trong đó. Trong dầu sáp có dinh dưỡng phun lên lá cũng tốt lắm, các loại thuốc hóa học như nokahp, vimoca không được phép phun lên cây. Tôi có chút ít kinh nghiêm sử dụng dầu sáp khi nào sử dụng hãy alo cho tôi.
    Anh dùng thuốc hóa học như thế thì nấm tricho và những vi sinh vật có ích trong đất làm sao mà tồn tại được. Thân ái.

  17. @Tiêu Sầu
    http://www.ebook.edu.vn/?page=1.15&view=2719
    Nếu bạn đã là người thích sinh vật học nghiên cứu này nọ thì tốt nhất nên vô đây tìm sách. Cây nào thì cũng có tính năng tương đương nhau thôi. Miễn sao ta áp dụng có hiệu quả nhất. Bộ sách tôi giới thiệu bạn khá hay đó. chuyên dùng cho sinh viên nghiên cứu sinh vật.

    Hoặc bạn có thể lên google gõ từ khóa: “Giáo trình sinh lý thực vật”. Như vậy sẽ cho bạn khá nhiều tài liệu tha hồ mà nghiên cứu cây có bao nhiêu lỗ khí khổng. quá trình trao đổi chất, hút nước, quang hợp,…
    Cỏn nếu bạn muốn tính toán gì tôi sẽ cho bạn một vài công thức tự tính.
    Công thức bay hơi nước của Dalton:
    V=[K(F-f).760.S]/P
    Trong đó:
    V tốc độ thoát hơi nước
    K hằng số thoát hơi nước phụ thuộc nhiệt độ
    F áp suất nước bão hòa bề mặt bay hơi
    f: áp suấthơi nước của khí quyển.
    S: diện tích bay hơi nước
    P: áp suất không khí nơi thí nghiệm
    (F-f): độ thiếu hụt bão hòa hơi nước
    Còn thắc mắc gì thì tự tìm hiểu trong giáo trình.

  18. @Anh Nguyễn Minh Vịnh thân!
    Cách nhân giống tiêu anh hướng dẫn cho bà con nói chung rất hay. Nói thật cách nhân nào tôi cũng làm qua vì tính tôi hay khám phá hay hoc hỏi. Tôi có một góp ý nhỏ như thế này khi cắt dây tiêu xuống nhúng vào kích thích ra rễ (bằng chế phẩm sinh học). Sau đó đem đi trồng, trồng đến đâu mở bầu ni lông đến đó. Mục đích của việc nhúng kích thích rễ, sát trùng vết cắt,nơi cắt sẽ ra rễ rất mạnh đây chính là rễ chính, còn những chổ rễ moc ra từ mắt sau này rễ không mạnh bằng từ vết cắt. Đây là kinh nghiệm qua quá trình làm vườn mong chia sẻ cùng anh. Một nông dân suy nghĩ lập luận như thế có đúng sai anh thông cảm. Thân chào.

  19. @Nguyễn Tiến Toàn thân!
    Mục đích của nhân sinh khối mình đã nói ở đây rồi, còn quy trình làm thì lúc nào bạn chat qua email hoặc alo cho mình. Trình bày ở đây rất khó hiểu. Bạn thông cảm. Thân chào.

  20. @Phan Phat
    Tùy người, mỗi người có một suy nghĩ lập luận riêng. Nhưng lập luận thế nào cho phù hợp với điều kiện của mình thì tốt nhất. Đối với trồng hom bình thường thì tôi cũng ngâm dung dịch ra rễ cực mạnh. Nhưng với tiêu chiết tôi không ngâm vì tôi sợ cháy rễ non mới mọc. Với lại lượng phân chuồng ủ hoai mục của tôi bón lót xuống tiêu là phát ào ào. Cây mới xuống mà tưởng trồng từ năm ngoái, trồng 1 năm mà người ta tưởng 2-3 năm.
    Email của tôi là nguyenminhvinh@gmail.com cẩn thận vì dễ nhầm email anh admin.
    Email Admin là nguyenvinh@giatieu.com

  21. Về đề tài phân vi sinh, theo tôi loạt bài trên giacaphe.com là đủ những kiến thức cơ bản để các bạn vận dụng.
    Đọc theo link sau: http://giacaphe.com/tag/phan-vi-sinh/
    Nếu có điều gì cần thiết phải làm rõ thêm thì các bạn trao đổi qua phản hồi.

    Những bài viết về chuyên môn cần được thẩm định trước khi đăng, trừ những trao đổi, không ngoài mục đích làm cho giatieu.com trở thành chỗ dựa thực sự đáng tin cậy của bà con nông dân trồng tiêu.
    Thân ái !

  22. Chí Trung thân mến !
    Hoàng Long hôm trước có hỏi tôi về cách trừ rệp sáp, Long thua Trung vài tuổi mong rằng anh em gặp gỡ giúp đỡ lẫn nhau.
    Chí Trung có cho tôi biết về hiệu quả sử dụng thuốc do tôi mách bảo, so với thuốc hóa học thì đạt khoảng 70%, như thế là tốt rồi vì màu xanh của lá khi sử dụng sản phẩm sinh học khác với màu xanh của lá sử dụng sản phẩm hóa học. Có dịp bạn thăm vườn anh Phan Phát sẽ thấy, lá tiêu của vườn anh ấy màu xanh không đậm nhưng bóng mỡ lá to không có tì vết nhìn rất thích mắt. Mến!

  23. @tieuphong
    Dạ thưa anh Tieuphong.
    Dung dịch boocdo được xem là một loại thuốc hóa học không độc hại (bao gồm dung dụng Sunphat đồng hòa trong nước vôi) nhưng không gây độc hại cho môi trường cũng như con người, chỉ tiêu diệt nấm gây hại, không diệt các vi sinh vật có lợi.
    Nếu mọi người sử dụng rồi cũng thấy được hiệu quả thật sự của boocdo trong việc trừ nấm.

  24. @Nguyễn Văn Nhân
    Cám ơn Bạn Nhân!
    Tuổi bạn hơn mình nhiều đấy ạ, hy vọng được gặp anh trong thời gian đến. Mình đã lưu số bạn trong máy rồi, tí gọi hóng chuyện tí.

    @tieuphong
    Vậy vườn bị nấm mà không trị nấm thì làm sao đây ạ?

  25. Anh tiêu phong thân mến. Nếu em trộn vi nấm 3 màu với phân vi sinh bón cho hồ tiêu không biết vi nấm 3 màu có phát huy hiệu quả không, nhờ anh chỉ giúp. Cám ơn anh nhiều.

  26. Chào Chí Trung, Nguyễn Phước.
    Vườn bị nấm mà không trị nấm, thì cây sẽ bị bịnh nấm, và chết vì nấm bịnh.
    Vi nấm 3 màu có nhiều cách sử dụng. Bạn sử dụng với mục đích gì diệt rệp sáp, ve sầu hay các loại mọt đục cành? Bạn lưu ý các loại nấm như 3 màu, Trichoderma muốn sử dụng có hiệu quả phải kèm theo chất nuôi nó.
    Thân ái!

  27. Trichoderma Không phải là thuốc diệt nấm mà nó chỉ là một loại nấm. Loại nấm này có khả năng phân hủy cellulose mạnh, xạ khuẩn vào trong các nguyên liệu chứa cellulose để việc phân hủy được nhanh chóng và triệt để hơn. Tạo điều kiện cho sinh vật có lợi phát triển.
    Trichoderma có khả năng đối kháng được với nấm bệnh nhờ vào nhiều “hoạt động” khác nhau, chúng có thể sử dụng:
    Kháng sinh: Chúng tạo ra chất có hoạt tính tương tự như “thuốc kháng sinh” có tác dụng kìm hãm sự tăng trưởng của tác nhân gây bệnh.
    Cạnh tranh: Trichoderma sử dụng cùng một nguồn tài nguyên (dinh dưỡng, không gian sống) với các sinh vật gây bệnh nhưng Trichoderma “xâm chiếm” môi trường trước khi tác nhân không mong muốn đến.
    Ký sinh: Tức giết chết các loài gây bệnh bằng cách xâm nhập vào bên trong loài nấm gây hại và/hoặc tiết ra những chất (enzyme) để phân hủy chúng.
    Thường là chỉ dùng phòng bệnh dùng 1 lần lúc làm bông. Khi bỏ phân chuồng.
    Còn khi vô mưa dầm. Sau đó có hiện tượng thối rễ. Đa phần do ngập úng nước. Các mao mạch của rễ cây không có dưỡng khí làm thúi rễ dần dần chết cây. Biểu hiện bệnh này cũng tương tự như chết chanh chết chậm. Nên bà con ta dể nhầm lẩn. Vùng đất mà bị như vậy thì đất sẽ rất ẩm ướt. thậm chí còn nhơn nhớt nữa.
    Trường hợp bệnh nặng. Ta không thể trông chờ vào Trichoderma. Vì nó không phải thần dược. Các loại nấm bất lợi đã tấn công và chiếm hết nơi cư trú của Trichoderma, thì Trichoderma cũng không phát triển được.
    Lúc này Boocdo hay thuốc gốc đồng khác mới mà phương pháp điều trị tốt nhất. Dùng xong thuốc đồng. khoảng 2 tuần thì bỏ lại cho cây đó 5-10kg phân chuồng hoai mục trộn Trichoderma. Để loại nấm này phát triển gây ức chế nấm có hại. Tạo điều kiện cho vi sinh vật có lợi phát triển, làm tơi xốp đất, thoáng khí. Đó là sự kết hợp sinh hóa.
    Dùng đúng cách thì mới tốt.
    Một vài chia sẻ với bà con.

    • Chào anh Vịnh! cho tôi hỏi năm ngoái nhà tôi có trồng 300 trụ tiêu, định cắt giống nhưng đầu mùa mưa năm nay tiêu nhà tôi không hiểu bị bệnh gì mà tháo đốt vàng lá, số còn lại bị đui đọt. Mà nói chung tiêu trồng mới của bà con ở đây đều bị như vậy cả. Ngoài ra còn bị bệnh xoắn lá nữa. (thăng hưng – chư prong – gia lai)

    • Chào Hungle!
      Bệnh đó vùng tôi người ta gọi nó là bệnh rụng lóng tháo khớp chết chậm. Tôi sẽ liệt kê một vài nguyên gây ra sau: Do nấm, ngập úng, thối rễ non rễ tơ, bón phân quá liều, đất bị chua, thiếu Ca, Zn, Mg, Bo và một số vi lượng khác.
      Cách điều trị và phòng ngừa: Đào mương tạo rãnh thoát nước tránh ngập úng. Xịt Agrifos400 lên lá. Sục gốc được càng tốt. Kiểm tra độ PH của đất nếu đất chua bỏ thêm vôi. Dùng phân Amino sinh học đổ cho cây hồi phục rễ non rễ tơ có thể kết hợp với thuốc ngừa tuyến trùng. Sau cùng dùng phân chuồng hoai mục có ủ nấm trichoderma bón cho cây để phòng ngừa tái phát. Nếu trường hợp bị quá nặng chữa không khỏi nên nhổ bỏ đem dốt tránh lây lan thành dịch.
      Thân!

    • Chào hungle… Bạn ở thôn mấy vậy, vườn tiêu ở khu vực nào? Có thể cho mình thăm đươc không ? Ở đây tình trạng tiêu giống như của bạn thì nhiều lắm. Bạn đến đại lý thuốc BVTV mua thuốc về mà phun sẽ khỏi thôi. Chúc bạn thành công.

    • Chào bạn tây nguyên tiêu!
      Nhà tôi ở thôn 3 – Thăng Hưng. Vườn tiêu nhà tôi ở sân banh thôn 4. Mời bạn có thể ghé thăm vườn tiêu nhà tôi và có bí quyêt, kinh nghiệm gì xin chia sẻ cho tôi cùng cộng đồng Giatieu.com với.

    • Chao bạn hungle
      Ở thôn 3 và (từ khu vưc sân bóng T 4 đến gốc da) tôi rất rõ nhưng bạn phải cho biết bạn tên gì? Và nhà ở gần nhà ai thì tôi mới biết và đến chứ – Mấy hôm nay ban đã phun thuốc gì rồi? Kết quả có khả quan không?
      Chao bạn găp lại sau

  28. Anh tieu phong. Em muốn dùng vi nấm 3 màu để phòng trừ sùng trắng rệp sáp gốc. Vi nấm em nói ở đây là metarhizium anisopliae, beauveria bassiana, entomophthora sp do Công ty Tam Nông sản xuất. Do lần đầu tiên sử dụng nên không biết dùng cách nào để vi nấm phát huy hiệu quả cao nhất. Mong anh giúp đỡ. Cảm ơn anh nhiều.

    Cảm ơn anh Minh Vịnh đã chia sẻ những hiểu biết về trichoderma cho bà con tham khảo.

  29. Chào Nguyễn Phước.
    Tiêu diệt rệp sáp là công việc khá đau đầu của những người trồng tiêu. Theo tôi với rệp sáp chúng ta có nhiều cách: tiêu diệt nó, xua đuổi nó và sống chung với nó (cũng như dân ở miền Tây sống chung với lũ vậy). Tôi từng có thời gian mất ăn, mất ngủ vì rệp sáp nên tôi quan sát và tìm hiểu về đời sống của nó. Rệp sáp cũng có nhu cầu ăn, uống, nơi trú ẩn như bao sinh vật khác, thức ăn của nó là đường, nước ở rễ nhiều loài cây, cỏ. Thay vì chúng ta “thỏa thuận” với nó tạo điều kiện cho nó ăn, ở chăm lo cuộc sống cho nó yên ổn ở nơi nào đó, thì chúng ta đã làm điều ngược lại phá hủy nơi trú ẩn và cắt đứt nguồn lương thực của nó, vô tình chúng ta cũng tiêu diệt luôn những loại thiên địch, bằng cách chúng ta đã tiêu diệt những cỏ dại trong vườn mà không trồng các loại cây cho nó trú ẩn như cây chuối, gừng, nghệ… (tôi có người bạn nơi những lô trồng tiêu có trồng xen gừng, nghệ mấy năm qua không thấy rệp sáp phá hoại). Tuy nhiên điều này cần có sự nghiên cứu của các nhà khoa học. Tôi đã “ngộ” ra nhiều điều này khi đọc bài “Quy trình chăm sóc và bảo vệ cây hồ tiêu” của tác giả Tuan Minh.
    Nguyễn Phước thân mến! Cám ơn bạn đã tin cậy tôi. Để phòng trừ, tiêu diệt rệp sáp có hiệu quả, phải bằng nhiều cách chứ không đơn giản đổ thuốc vào gốc là xong, bạn có thể alo cho tôi, hoặc nhờ anh Minh Quang ở Đắc Lắc giúp đỡ vì anh ta đã có kinh nghiệm về phòng trừ rệp sáp bằng biện pháp sinh học.
    Chúc bạn nhiều sức khỏe.

  30. Cảm ơn anh tiêu phong rất nhiều. Em mới trồng tiêu 3 năm nay, chưa có nhiều kinh nghiệm. Năm ngoái vườn nhà có gần 200 trụ mà bị chết mất gần 150, đổ bao nhiêu thuốc hoá học cũng không được. Từ khi biết đến trang giatieu.com em đã áp dụng phương pháp sinh học cho vườn tiêu nhà mình, đến thời điểm này xung quanh người ta chết rũ rượi mà nhà em vẫn chưa bị gì nên em thấy phương pháp sinh học rất hiệu quả (còn hơn 1 tháng mưa nhiều nữa không biết tình hình thế nào). Chỗ em ở từ trước đến giờ chưa bao giờ xảy ra dịch nên người ta rất chủ quan vậy nên năm ngoái tiêu gần như xoá sổ. Gần nhà em có người là kĩ sư nông nghiệp hẳn hoi dù đã phòng bằng thuốc hoá học nào là mexyz agrifos trepachbul rồi ridolmil mà 2000 trụ giờ chỉ còn lèo tèo vài trụ. Thế nên em nghĩ chỉ có áp dụng phương pháp phòng trừ tổng hợp kết hợp ưu tiên phương pháp sinh học thì mới có hiệu quả.
    Qua giatieu.com em thấy anh và nhiều người khác rất am hiểu về cây tiêu và áp dụng phương pháp trồng tiêu theo hướng hữu cơ sinh học và đã có những thành công. Em rất vui nếu được anh giúp đỡ, anh có thể cho em số điện thoại được không?

  31. Chào tất cả các anh em! Mình chưa biết cách nhận biết vườn tiêu bị rệp sáp có triệu chứng như thế nào? Ai biết xin chia sẻ cùng. Xin chân thành cảm ơn nhiều !

  32. Chào cả nhà! Thấy các bạn thảo luận hay quá, mình xin chia sẻ về nấm đối kháng trechoderma. Ta sử dụng nấm trechoderma trong nông nghiệp cũng như cho cây hồ tiêu giống như con người tiêm vac-xin phòng các bệnh: lao, ho gà, bạch hầu… Nhưng đến khi đại dịch tấn công thì ta cần có sự can thiệp của các loại kháng sinh cực mạnh, nên tôi hay nói với cả nhà “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Khi cây tiêu đã bị nhiễm bệnh thì tất cả các loại nấm hại, tuyến trùng, rệp sáp …tấn công cùng một lúc. Thời điểm này cây tiêu giống như con người bị nhiễm HIV vậy. Tâm lí bà con mình nóng lòng chạy đông chạy tây ai chỉ gì làm nấy, nhất là những lời quảng cáo, chào hàng cuồi cùng làm giàu cho mặt hàng siêu lợi nhuận của các công ty thuốc BVTV. Còn kinh nghiệm dùng thuốc BVTV tôi suy nghĩ như thế này: VD mua xe máy ta chọn hãng hon-da, máy bơm nước chọn hãng yanmar, hàng điện tử thì sony… tương tự khi chọn mua thuốc BVTV chúng ta cần chọn lọc những công ty có tên tuổi. Đừng để hàng ngàn loại làm mờ mắt chúng ta, cuối cùng “tiền mất tật mang”. Chúc cả nhà mạnh khỏe được mùa trúng giá. Chào đoàn kết.

  33. Chào doan tuan thân mến!
    Cảm ơn bạn đã nhắc mình, thực ra alite mình mới dùng kết hợp với agriphot 400 + ridomin chứ chưa dùng riêng một mình nó nên chưa biết hiệu quả của nó. Còn agriphot 400 + ridomin thì mình được một anh bạn làm bên ngành BVTV hướng dẫn cách đây đã 4 năm. Nói chung nó phòng và chữa bệnh chết nhanh, chết chậm cho tiêu đều tốt cả. Có điều bà con ta thường hay nóng vội nên mới dùng một hai lần thấy chưa có kết quả thì chuyển sang thuốc khác rồi bảo là không được. Thiết nghĩ cây cối cũng như con người vâỵ, bệnh tật thì phải dùng đúng thuốc và đủ liều thì mới khỏi bệnh được phải không bạn.
    Bạn có thể cho mình biết tên thật và số đt của bạn được không? Rất hân hạnh được làm quen. Thân chào bạn!

  34. Mình ở Phương Lâm, Đồng Nai. Mình cũng đang trồng 6 sào tiêu (khoảng 400 gốc) năm rồi thu hoạch được 900 ký rồi. Vườn nhà mình cây phát triển rất tốt nhưng mới tuần rồi tự dưng chết 2 trụ lớn, không biết có sao không xin các bác cho mình lời khuyên. Vì từ trước cho tới nay mình mới đỗ gốc AGRIFOS 400 có 1 lần vào tháng 05. Rất mong nhận được sự chỉ bảo của các bác. Xin cám ơn.

  35. Chào ha quoc viet, mình cũng ở TT Tân Phú đây. Tiêu một năm chết vài trụ là bình thường, bạn đừng lo quá cứ phòng bệnh đều đều là tốt rồi. Bạn lưu ý lúc này ở Tân Phú dịch đang lan rộng. Có dịp nào bạn đến mình uống cafe nói dóc thì alo :097 57 57 859. Hân hạnh được đón bạn. Chúc bạn cùng gia đình sức khỏe. Thân chào.

  36. Anh hợp. Em làm mô hình trên Gia Lai này anh ơi! Em làm bên thuốc sinh học (trichoderma + amino + đồng xanh) thấy trên địa bàn Gia Lai này trường hợp chết nhanh nhiều quá… mà thuốc sinh học chỉ phòng về lâu dài thôi chứ không trị được ngay… Em muốn tìm một công thức hóa học hiệu quả nhất để góp ý với bà con. Nên lên đây để tìm hiều và chia sẻ. Rất vui đc làm quen với anh và mọi người.

  37. Chào bạn Minh Vịnh!

    Bạn phân tích về nấm trichoderma rất hay, mình cũng lấy đó làm kinh nghiệm cho những người mới trồng tiêu học hỏi để thực hiện cho vườn tiêu nhà mình. Nhà tôi ở BRVT đã trồng tiêu cách đây 20 năm, nhưng chăm sóc không đúng cách nên được khoảng 5-6 năm là tiêu luôn, đầu tư nhiều nhưng thu lại nhiều lúc bị lổ nặng. Năm 2007 tôi trồng mới lại, học hỏi kinh nghiệm cách bón phân, phun thuốc xử lí bệnh nhưng năm nào cũng bị chết 5-10 trụ.

    Qua Giatieu.com tôi thấy bạn Minh Vịnh, bạn Tiêu Phong, bạn Chí Trung… đã tích lũy những kinh nghiệm và kiến thức về chăm sóc cho cây tiêu hay quá, mong các bạn hỗ trợ tích cực hơn nữa để những người chưa có kinh nghiệm về kiến thức trồng tiêu như tôi nha các bạn.

    Chúc các bạn và gia đình sức khỏe.

  38. Chào anh chí trung
    Mấy hôm nay em bận viêc quá nên không lên mạng được. Số điện thoại của em là 0985680001. Sao em ra cửa hàng Khánh Hiền ở Gia Lai hỏi mua dầu sáp thì họ bảo không có, chỉ bảo có dầu khoáng thôi. Anh mua dầu sáp ở đâu vậy chỉ em với.

    • Chào Hoàng Long, Rất mong gặp bạn trong một ngày không xa. Mình cách chổ bạn khoảng 20km. Vừa rồi bạn điện mình đang ăn cơm, không nói chuyện được nhiều, hy vọng anh em gặp gỡ trao đổi nhiều hơn, có dịp mời bạn đến vườn mình tham quan anh em thảo luận thêm về kỹ thuật trồng tiêu.
      Chúc bạn cùng gia đình nhiều điều tốt đẹp.

  39. Chào anh Nguyễn Minh Vịnh thân mến!
    Tiêu nhà em bị bệnh “sài đầu”, khi phát hiện ra thì lá đã ngả màu vàng. Thân, cành mọc đầy nấm màu trắng hồng, xuất hiện từ đỉnh trụ và lan dần xuống. Em xịt coc 85wg mà không đạt hiệu quả cho lắm. Xin anh cho biết đây là bệnh gì và cách phòng trị nó? Chúc anh và gia đình mạnh khoẻ và có nhiều kinh nghiệm hay chia sẻ cùng bà con!

    • Chào bạn!
      Thường thì chớm bệnh xịt ngừa thì chỉ xịt 2-3 lần là cây hồi lại ngay. Trường hợp để cho cây thân cành lá đầy loại nấm này rồi thì chữa hơi khó. Theo tôi, trong vườn có cây nào nặng thì nên nhổ đưa đi đốt bỏ để tránh lây lan cây khác. Làm hồ tiêu khác với cây trồng khác là đừng tiếc cái lợi nhỏ, cái lợi nhỏ làm hư cái lợi lớn.
      Coc85, Super Cook dùng trị nấm nhưng chỉ ở mức độ phòng ngừa. Còn điều trị thì bạn phải xịt thứ khác mạnh hơn như Đồng đỏ, Aliete, Ridomin, Boocdo…(ưu tiên xịt đồng đỏ). Hoặc xịt khi đã rụng sạch lá già lá bệnh. Dùng phân nước đổ gốc và phân khoáng đậm đặc để hồi phục cây, cho thêm 10 kg phân chuồng hoai mục nữa là cây mạnh lại như xưa và hết hẳn bệnh. Sau đó định kỳ xịt Aliete hoặc ridomin ngừa. Hoặc là tác động mạnh quá nó chết luôn.
      Để cây vàng vàng lá là bộ rễ đã suy yếu lắm rồi, rất khó chữa đấy. Ngoài hồi phục rễ, cần rắc vôi xung quanh cây đó để nâng độ pH lên (hạ phèn, giảm độ chua) và ngăn nấm lây lan qua cây khác. Ưu tiên tránh lây lan. Những cây xung quanh xịt Aliete hoặc Ridomin 2 lần cách nhau 7 ngày. Bạn dùng coc85 có khi không đúng cách đó. Coc85 cũng phải xịt 2 lần cách nhau 7 ngày. Sau đó xịt dịnh kỳ cho tới khi khỏi hẳn. Do cây bị suy yếu rễ hết sức nên dể bị nhiều loại tấn công cùng một lúc. Vì vậy việc đổ ngừa tuyến trùng và phân nước hồi phục rễ cây mới hồi phục hoàn toàn.
      Chữa bệnh tốn kém lắm bạn ạ. Nên tốt nhất đừng để cây bị bệnh.
      Hồ tiêu phát triển tốt nhất ở pH bằng 5 và phát triển được trong dải từ 5-7,5. Vì vậy việc bón nhiều vôi không ảnh hưởng gì đến cây tiêu lắm đâu. Rắc xa ra ngoài tán cây, trên đường đi để khi mình đi không mang mầm bệnh qua cây khác. Rắc đúng cách nhé. Có thể xịt thêm phân bón lá bổ sung vi lượng.
      Tiêu nhà tôi rất ít bệnh này vì tôi hay xịt phân bón là định kỳ lắm.
      Chúc sức khỏe.

    • Chào anh Nguyễn Minh Vịnh thân mến!
      Cảm ơn anh đã phản hồi cho em. Em xin nói thêm tiêu nhà em để anh dễ hình dung nó là bệnh gì?
      Ban đầu nấm bệnh xuất phát từ dỉnh đầu trụ (chỗ các thân ác bắt tay nhau) lan ra cành rồi vàng lá vùng chỏm đầu, chỉ lan từ trên xuống 50-70cm, có cây nặng thì 1m. Phần còn lại nó vẫn xanh tốt như các cây bình thường. Thường bệnh xuất hiện vào thời kỳ mưa nhiều và chết trụi khúc đầu trong vòng 10-15 ngày. Ở chỗ em người ta gọi nó là bệnh “sài đầu” và chỉ biết cắt dụt bỏ phần bệnh, rồi khi nắng lên nó lại phát triển binh thường.
      Kính mong anh và cộng đồng có cách nào thì chia sẻ cùng bà con. Cảm ơn anh nhiều!
      Chúc anh và gia đình mạnh khỏe. Chào thân ái!

    • Biểu hiện của nó giống như bị Virus, giống như bệnh tiêu điên. Bệnh chỉ xuất hiện ở cây giai đoạn năm 2-3. Nếu bạn cắt bỏ thì phải khử trùng con dao, kéo cắt đó bằng ngọn lửa sau đó mới sử dụng dao, kéo đó lại được. Bệnh này có lây đó. Rất khó chữa, bạn xem lại chế độ phân tro, bổ sung phân hữu cơ khoáng đậm đặc, nhiều khi cây thiếu vi lượng chủ yếu là Bo và Mg nên cây đề kháng yếu. Lật mặt sau của tán lá xem có những con nhện đỏ không nhé. Nếu bạn đã xịt thuốc gốc đồng “Mua đồng đỏ xịt cho mạnh” mà không khỏi. Cắt bỏ phần bệnh rồi mà không nức đọt mạnh khỏe thì nên nhổ gốc tiêu đó đi đốt tránh lây lan bụi khác.

    • Theo mình thì cây tiêu của bạn bị côn trùng chich hút, mình cũng gặp trường hợp tương tự, thấy trên nhánh bệnh thấy một vài vết chấm bị xì mủ ra. Bạn thử kiểm tra lại xem có giống trường hợp của mình không nhé. Thân chào

  40. Tiêu của bác dinh hop giống y như tiêu nhà em năm ngoái rồi.
    Cũng vào khoảng giữa tháng 8 năm ngoái, nhà em bị dính khoảng 5% số cây trong vườn. Lúc đó em rất hoang mang, không hiểu là bệnh gì. Chết nhanh thì không phải vì cây có chết đâu. Chết chậm càng không phải vì lá đâu có vàng mà rụng hẳn luôn. Nói chung nó có biểu hiện chết nhanh nhưng chỉ bị mỗi phần ngọn thôi. Dạo đó em vào giacaphe.com để hỏi cộng đồng, em thấy có câu trả lời của chú tieuphong và cô chuotdong là hợp lý nhất. Họ đoán là bị tuyến trùng và khuyên em nên đổ thuốc Nokaph nước là hợp lý nhất, nhưng em mới rải Nokaph bột được vài ngày thì lười xử lý tiếp. Sau đó em xịt Mexyl 1 lần, 1 tuần sau pha Mexyl với Trepachbul theo lời của bà chủ tiệm bán thuốc. Em thấy nó có vẻ ngưng không phát triển nữa. Đó là xử lý đại khái thôi chứ em có biết là bệnh gì đâu. Cứ nghĩ không phải tuyến trùng thì chắc là loại nấm gì đó mà chỉ phát triển mùa mưa thôi. Vậy mà năm nay lại không bị trụ nào mới hay chứ, em cứ sợ năm nay nó thành dịch.
    Mà lạ cái là bệnh này chỉ làm rụng lá ở ngọn thôi, mình cắt xuống chỗ nó chưa chết thì nó lại mọc chồi mới rất mạnh. Mới đây em đi hội thảo của trường Đại Học Nông Lâm Huế, họ nói đó là bệnh chết nhanh. Do dây lươn mình để bò xuống đất rồi bị nhiễm nấm phytopthora, rồi nó phát bênh khu gốc dây lươn trở lên. Vây nên mình làm chồi lươn sạch sẽ thì hạn chế bệnh đó hơn.

    • Bệnh này khác với bạn nói chỉ bị nấm trên đọt cây tiêu, chứ không bị trong gốc dây lươn. Và nó chết dần từ trên đọt chết xuống nếu không xử lý kịp thời. Tác dụng bệnh giống như bạn xịt thuốc cỏ lưu dẫn vậy. Cũng may là bạn xịt thuốc gốc đồng diệt nấm nên bệnh này nó khỏi. Chứ chuẩn bệnh tuyến trùng là toi rồi.

  41. Cảm ơn anh Nguyễn Minh Vịnh và anh trung_tin_727 đã phản hồi cho em. Dựa theo lời phân tích của hai anh thì theo em rất có thể nó là nấm hồng hay một loại nấm gì đó thôi. Nếu là vi rút thì lá nó phải xoắn lại. Nếu chết nhanh, chết chậm thì nó phải vang lá và lan dần cả cây và rụng khớp. Cũng không để dây lươn bò tận đất. Có thể dùng các thuốc gốc đồng để trị nó.
    Chào đoàn kết!

  42. Cảm ơn các anh: Nguyễn Minh Vịnh, trung_tin_727, nguyễn chí trung, doan tuan đã cho tôi nhiều lời khuyên bổ ích. Cảm ơn giatieu.com đã tạo ra diễn đàn này để bà con chúng tôi có cơ hội nắm được khoa học kỹ thuật cho cây hồ tiêu.
    Cảm ơn Chí Trung đã alo tư vấn cho mình.
    Chúc các anh và gia đình có nhiều sức khỏe và có nhiều bài viết hay cho bạn đọc.
    Chào đoàn kết!

  43. Tôi mới lần đầu trồng tiêu nên chưa biết rõ kỹ thuật trồng, vì vậy khi trồng mới cây tiêu chết khá nhiều, số còn sống cũng phát triển khá chậm và thường xuyên thối ngon non trên đầu búp. Tôi không biết do bệnh hay do cây chưa chăm đúng kỹ thuật mà bị vậy? Mong các bác trong diễn đàn chia sẻ cho ít kinh nghiệm với. Cảm ơn các bác trước.

    • Chào bạn!
      Bạn trồng quá sâu. Nên nước mưa làm thối rễ non và chết nhiều. Trồng cạn trên mặt thôi. Và xử lý phân chưa đúng cách. Tiêu con rất dễ trồng. Đôi khi cưng nó quá nó chết đấy. Hãy để lượng dinh dưỡng trong dây hom tiêu thụ hết rồi bón phân thì sẽ hiệu quả hơn.
      Bạn có thể tham khao thêm ở đây.
      http://www.giatieu.com/ky-thuat-nhan-giong-cayho-tieu/2573/

  44. Xin chào diễn đàn. Tôi cắt giống được 7 ngày nên giống đã có rể non. Tôi nghe nói xử lí hom giống tiêu bằng thuốc agri-fos400 thì ngăn ngừa được bệnh chết nhanh. Trong trường hợp của tôi trước khi cho vào bầu ngâm qua agri-fos 400 thi rể có làm sao không? Nếu không thì liều lượng như thế nào? Diễn đàn ai đã có trường hợp như tôi giúp tôi với. Tôi xin cảm ơn rất nhiều.

    • Chào bạn!
      Cây đã ra rễ non mà ngâm bất cứ dung dịch nào thì cháy rễ non là cái chắc.

    • Bác viet260978 thân .
      Tôi nghĩ bác không cần phải xử lý ngâm fos 400 làm gì nếu bác đã chọn giống sạch bệnh để khỏi phân vân về liều lượng. Thay vào đó bác tập trung cho việc xử lý đất trồng thật tốt và tập trung phòng ngừa sau khi trồng thì hay hơn vì bây giờ giống đâu đã bị bệnh mà phải xử lý. Còn nếu bác không chăm sóc đúng kỹ thuật, phòng ngừa không tốt ví dụ để ngập úng … thì khi đó bệnh mới phát sinh, phát triển mà.
      Đó là tôi chỉ lập luận theo lối suy diễn của bản thân thôi, nhờ diễn đàn đóng góp thêm ý kiến.

    • Chào bạn, về AGRI-FOS 400, đây là khuyến cáo của nhà SX : rất hiệu quả trong việc phòng trị các bệnh sau: Nấm mốc sương – Phytophthora liên quan đến bệnh về rễ – Pythium – Erwinia spp (vi khuẩn) – Xanthomonas spp (vi khuẩn) – Venturia (đốm sâu) – Bệnh về lá do nấm phytophthora – Colletotrichum gloeosporioides, …

      Còn đây là nghiên cứu của Viện BVTV : Trong 3 loại thuốc trị bệnh chết nhanh, AGRI-FOS 400 nồng độ 0.5 – 1.0% cho hiệu quả cao nhất, thực nghiệm trên vườn tiêu đã nhiễm bệnh 4%, sau 3 tháng tỷ lệ bệnh là dưới 6% (vẫn lây lan thêm 2%). 2 loại thuốc còn lại là : Aliettle WP (0.2%) – Fungal WP (0.25%) sau 3 tháng tỷ lệ bệnh là trên 10%, tiêu không xử lý thuốc là 23.5%

      Như bác Vịnh đã nói thì không nên nhúng vì nguy cơ cháy rễ non, thuốc này có tính lưu dẫn mạnh nên có thể phun qua lá hoặc tưới gốc, AGRI-FOS 400 chỉ hiệu lực cao trong 14 ngày, theo tôi cũng không nên, và bệnh rồi có trị cũng không hết hẳn, nên kết hợp các PP khác để phòng (Trico) và trị.

      Thân ái.

  45. Chào tất cả các bạn, mình ở Định Quán. Vườn tiêu nhà mình một loại bệnh lá khô dính trên cây, lá đó dính vào đâu thì chỗ đó cũng chết theo và cứ lan ra từ từ. Mình xịt các loại thuốc gốc đồng cũng không hết. Bạn nào biết xịt gì cho hết chỉ mình với?

    • Chào bạn!
      Cào lá khô đó đem đốt sau đó xử lý thuốc mới hiệu quả. Thử dùng đồng đỏ. Nếu không khỏi nữa nhổ hẳn gốc mà đốt biện pháp cuối cùng.
      Thân!

    • chào anh Minh Vịnh.
      Cho tôi hỏi tiêu nhà tôi đang ra chuỗi dài khoảng 6 – 7cm (đang thụ phấn). Khi nức lá non kèm theo một chuỗi, nhưng lá non đó bị cháy đen nữa lá, sau đó lá rụng. Như vậy tiêu đó có bình thường không ? hay là nó bệnh?
      Nếu bệnh anh có thể tư vấn giúp tôi được không?
      Tôi cảm ơn anh nhiều !

    • Chào hungle!
      Trước tiên phải xác định là tiêu bị cháy lá do bón phân phạm rễ hay thán thư. Nếu bón phân phạm rễ cây sẽ như thế. Bón phân vô cơ hay bị thế. Cây sẽ từ từ khôi phục. Tuy nhiên nên bỏ Trichoderma phòng ngừa thối rễ.
      Trường hợp không phải do phân bón thì nó là thán thư. Nên xịt các loại thuốc đồng phòng ngừa. Các thuốc ngừa nấm trên thị trường loại nào cũng hiệu quả. Tuy nhiên tôi hay dùng các loại sau: Aliete, Ridomin, đồng đỏ, metaxyl, coc85, … Nên duỗi gốc Agrifos 400 ngừa thối rễ.
      Về phần rụng đọt non anh hỏi bên dưới. Khi bộ rễ bị tổn thương cây sẽ có biểu hiện rụng đọt qua lá hoặc màu sắc lá thay đổi trắng bệch. Vì thế cần phải khơi mương rãnh. Khôi phục rễ tổn thương bằng các loại phân thuốc sinh học có chiết xuất trichoderma.
      Cuối cùng dùng nhiều phân chuồng hoai mục ủ trichoderma cây sẽ ít bị hiện tượng trên.
      Thân!

    • Anh Minh Vịnh thân! tiêu nhà tôi hiện đang ra chuỗi. Vậy phun các loại thuốc mà anh tư vấn có ảnh hưởng gì đến chuỗi tiêu không?.
      Chào anh, chúc anh sức khỏe.

    • Với thán thư sẽ không làm chết cây ngay. Nên đợi cây thụ phấn xong đậu hạt rồi mới xịt. Trường hợp bị rụng lóng tháo khớp có thể xịt Agrifos 400. Xịt lựa cây bị bệnh. Thành phần loại này như phân bón lá tuy nhiên có thêm chiết xuất từ Trichoderma. Xịt vào chiều mát.

  46. @Nguyễn Trung Thành thân!
    Bạn muốn thấy mô hình trồng tiêu ? Tôi có một vài chia sẻ + mô hình của vườn tiêu trên diễn đàn. Các bài đều có email và SĐT.
    Thân chào !

    • Kính gửi chú Phan Phát!
      Cháu xin lỗi vì chưa tìm hiểu kỹ trên diễn đàn đã hỏi chú. Cháu đang tìm đọc và nghiên cứu các bài viết của chú, cùng mọi người trên diễn đàn. Rất cảm ơn chú cùng mọi người đã có những đóng góp và chia sẻ quý báu, cháu sẽ cố gắng học hỏi và thực hành, có gì khó khăn hoặc vướng mắc mà cháu chưa biết cách giải quyết mong chú cùng mọi người giúp đỡ. Cháu xin chân thành cảm ơn!
      Kính chúc chú cùng toàn thể mọi người sức khỏe, thịnh vượng.

  47. Chào cả nhà. Cháu mới trồng tiêu chưa có kinh nghiệm lắm. Mong mấy bác chỉ giáo cho cháu với. Năm nay cháu mới trồng, tiêu cũng mọc chồi lên được một đoạn rồi. Giờ cháu dang tính mua phân vi sinh bón cho tiêu được không và có tốt không? Cháu mong dược mấy bác chỉ giáo. Cháu cảm ơn.

  48. Chào ng thanh son.
    Tiêu của bạn bị bịnh giống vườn tiêu của tôi, mấy năm nay rồi. Mới đầu tôi cứ nghĩ là bị nấm nhưng chữa các loại thuốc nấm không hết bịnh, bạn mô tả chưa kỹ vì mặt sau của lá còn có những vết nhựa trắng như vết chân chim. Vườn của tôi bị hư hại hết mấy chục cây mãi sau này nhờ người bạn giúp đỡ mới phát hiện ra đó là do loài nhện gây hại, nay đã có giải pháp chữa trị.

    • A. Ng Thanh Sơn, mấy năm trước tôi cũng bị như anh nói, theo một kỹ sư cho biết dó là nấm màng nhện và chỉ cho tôi đơn giản : xịt aliet kết quả rất tốt. 3 năm nay không thấy bệnh trở lại. Trước đó, đã dùng đủ mọi thứ thuốc, đều không hiệu quả. Còn A.Tiêu Phong không nói cách trị? Xin cho bà con biết cách trị của anh đối với bệnh này. Xin cám ơn. Thân chào.
      Lập Cây Gáo. ĐNai.

  49. Chào cả nhà. Cháu mới trồng tiêu nên chưa có kinh nghiệm, cả nhà cho cháu hỏi. Tiêu non mới trồng có nên xịt thuốc kích thích không ạh. Mong mấy bác chỉ dùm cháu với. Cháu cảm ơn nhiều.

  50. Chào các bác !
    Mong các bác chỉ giúp dùm em. Em mới mua đám đất để trồng tiêu mà đât ở nơi đó thì lúc trước người ta cũng trồng tiêu mà giờ chết hết rồi. Giờ em muốn trồng lại tiêu xen cà phê nhưng chưa biết trồng kích thước bao nhiêu và cách xử lí đất làm sao trước khi trồng tiêu xuống. Em mới tập tành trồng tiêu nên nhờ các bác giúp nhiều ạ. Em cảm ơn nhiều.

    • Một lóng hai mắt, đất vô bịch là đất tốt không bỏ phân gì cả, dây lương phải cứng đừng non sẽ chết nhiều. Tưới nước bầu đất hai ba ngày sau cắm dây lương vào thì ít chết hơn. Thân.

  51. Chào cả nhà!
    Tôi tên là Hữu Hứa, sống tại Krông Păk Đăk Lăk
    Là một kỹ sư xây dựng mới trồng tiêu nên chưa có kinh nghiệm gì nhiều. Nay xin được tham gia diễn đàn để được giao lưu và học hỏi kinh nghiệm trồng tiêu của các bậc anh chị, chú bác,…
    Là người mới bắt đầu nên tôi cần một số tài liệu, địa chỉ email của tôi là huuhuakt@gmail.com.
    Mong được sự giúp đỡ của các bậc anh chị, chú bác,…!
    Thân chào!

    • Chào bạn!
      Tài liệu tốt nhất chính là những phản hồi, thảo luận, những câu hỏi và trả lời trên diễn đàn đấy bạn.
      Thân!

    • Chào anh Vịnh.
      Mình tên Khanh, cách đây gần 20 năm, gia đình mình có trồng tiêu cũng rất nhiều. Nhưng giờ thì không còn trụ nào. Mình muốn khôi phục lại nhưng cảm thấy mạo hiểm quá. Vịnh cho mình một lời khuyên. Mình muốn làm trụ bê tông để trồng tiêu không biết đúc trụ như thế nào để tiết kiệm? Thép ở trong trụ 1 cây thép 12 được không? Mong hồi âm.

    • Chào Khanh!
      Nhà tôi chỉ dùng trụ sống nên cũng không hiểu rõ về qui trình đúc trụ. Nhưng hôm nay trên VTV2 có chiếu mô hình trồng tiêu trụ chết. Cũng rất đẹp. Nếu ngăn ngừa phòng trừ dịch bệnh trước thì không có vấn đề gì phải lo lắng. Còn cách phòng trừ thì trên diễn đàn có rất nhiều anh chị nhiệt huyết với cây hồ tiêu sẽ giúp đỡ tận tình. Không có gì phải quá lo lắng.
      Thân!

    • Cám ơn Minh Vịnh !
      Mấy ông Cụ ở nhà nghe mình trồng cây trụ sống để trồng tiêu liền ngăn cản quyết liệt, không biết làm sao ăn nói đây. Mấy ông Cụ nói trồng như vậy đến lúc cây trụ sống phát triển nó ăn rể qua bụi tiêu khác làm sao tiêu sống nổi… Vùng Hà Tiên của mình trồng tiêu rất sợ rể cây ăn vào trụ tiêu làm cho cây tiêu suy kiệt. Có đúng như vậy không anh Minh Vịnh? Cách đây 20 năm mình chỉ trồng trên cây trụ chết mua ở Miên về, bây giờ thì không thể mua được, mình phải làm sao? Đất trồng của mình trên triền núi. Nhờ anh Minh Vịnh chỉ giúp.
      Mong hồi âm.

    • Không như bạn nói đâu. Các cụ nói đúng nhưng… chưa trúng !
      Chắc chắn có cạnh tranh dinh dưỡng, nhưng không đáng kể. Vì cây trụ sống sẽ hút lấy dinh dưỡng ở tầng dưới còn rễ tiêu hút lấy dinh dưỡng ở tầng trên. Vấn đề còn lại là bạn chọn loại cây nào để làm trụ sống.
      Bạn tìm mấy tấm hình có tiêu leo trên cây trụ sống để đưa cho các cụ xem, rất nhiều mà !
      Admin.

    • Anh Vịnh ơi, làm sao nhân giống Cây lồng mức làm trụ tiêu với số lượng 700 trụ. ?

    • Nếu làm trụ bê tông thì tốt nhất lõi bên trong phải 3 cây sắt 6 đan rọ thì ok. Nhà tôi làm thuê cả người đúc 160 ngàn 1 trụ 4m.

  52. Cám ơn anh tieuphong đã chia sẻ kinh nghiệm đã có số điện thoại của anh, lúc nào rảnh sẽ alô và ghé thăm vườn anh học hỏi trao đổi kinh nghiệm thêm.
    Chúc anh và gia đình cùng toàn thể đại gia đình giatieu.com một năm mới thật nhiều sức khỏe hạnh phúc.

  53. Chào các bác! Các bác cho em hỏi, tiêu lươn của em hiện nay đã có 4,5 lá non, tháng 2 này đã trồng được không nhỉ. Xin cảm ơn các bác!

    • Cần gì phải vội vậy. Bây giờ thời tiết khắc nghiệt, chờ đổ mưa, độ ẩm không khí đủ. Cứ để trong vườn ươm chăm sóc nó đã. Tầm tháng 5 dương lịch xuống là vừa. Vừa mạnh giống, ra là nó lên ào ào thôi bác.

  54. Chào Các Anh Chị Em!
    Mình đang băn khoăn về đất trồng tiêu. Đất của mình là dạng cát pha, nằm ở Gia Huynh, giáp ranh Đồng Nai, thuộc xã Đông Hà, Huyện Đức Linh, Tỉnh Bình Thuận. Khu này trồng chủ yếu là cao su (đường Z30A, vào trại Z30 của Bộ Công an). Hệ thống thoát nước thì có thể cải tạo được, đất cao, không ngập nước, nhưng tg thổ nhưỡng thì không thể thay đổi. Mình muốn trồng tiêu trên vùng đất này nên xin ý kiến của mọi người chỉ bảo: về đất, cách cải tạo để hỗ trợ đất và những lưu ý về chăm sóc cây tiêu trên vùng đất nảy. Rất mong được sự hướng dẫn của mọi người. Mình chân cảm ơn!

  55. Tôi chưa trồng tiêu bao giờ nhưng trog thời gian tới tôi dự định sẽ trồng 1 ít thử nghiệm. Nhà tôi ở Bù Đăng – Bình Phước, tôi nghe nói đất trên tôi trồng tiêu rất khó. Vậy tôi nhờ các bác tư vấn giùm nên chọn loại cây nào trụ tiêu sống nào là tốt nhất và chọn giống tiêu nào thích hợp với thổ nhưỡng ở đây. Xin cảm ơn!

  56. Trước đây, trên tôi thường trồng cành ác vào tầm 15/6 âm lịch, chờ rễ khí sinh phát sinh lần thứ 2, phải đảm bảo 3 bộ rễ cuối cùng được buộc tốt xòe to như đồng xu. Nhưng cuối cùng thì có những vườn cũng không đạt.
    Vừa qua tôi đi tham quan 1 vườn. Bác chủ vườn chỉ cho tôi vườn cây trồng từ 2 mắt giống để so sánh vườn 3-4 mắt tôi cũng không phân biệt được. Bác khuyên tôi nên cắt giống ác tối đa chỉ 3 mắt, hướng dẫn cách trộn đất ươm bầu (trước đây chỉ trộn đất và tý phân), cách ươm bầu. Bác còn nói kỹ: Cơ bản là nuôi, giữ được các rễ ra từ vết cắt chứ không phải là rễ ra từ mắt rễ khí sinh. Từ chỗ đó, lý giải tại sao cắt 5 mắt cũng như cắt 2 mắt, tiêu trồng từ lươn mà đôn cũng như tiêu không đôn mà cắt tạo tán nhiều lần để tránh hiện tượng quần đùi.
    Một điều nữa : khi ươm 5 mắt, phần lớn mặt cắt của dây giống sẽ nằm gần sát đáy bầu ươm (đối với những người ít kinh nghiệm như tôi có khi chọc luôn mặt cắt xuống đáy bầu) làm cho mặt cắt bị úng, sát đáy quá nên rễ ở mặt cắt không phát triển được. Khi ươm bằng lươn từ giây giống đâu có rễ khí sinh nhưng cây phẫn phát triển tốt – Tại sao lại phải cầu kỳ chờ rễ khí sinh của giống ác phát triển hết mức vào mùa mưa rồi mới cắt ươm, cắt trồng ? Vấn đề ở đây là xử lý dây giống, chế độ chăm sóc vườm ươm và thời gian ươm giống trong vườn, thời gian cắt dây …
    Qua học hỏi, suy nghĩ thì tôi thấy như vậy, chắc chắn còn những sai sót, mong bác Phan Phát, bác Vịnh, bác Sơn và bà con cộng đồng góp ý chia sẻ, chân thành cảm ơn.

    • Chào Cua!
      Cách ươm 2 mắt đó rất lợi hom, mà cây phát triển rất mạnh. Với tiêu ác trồng 2-3 mắt là đẹp. Nếu mắt tay quá dày và ngắn thì buộc phải cắt 4- 5 mắt. Đó tùy vào chiều dài của mắt rễ. Khi cắt tiêu ác thì ngay vết cắt nó cũng ra rễ. Các mắt rễ khí sinh cũng ra rễ. Vì thế nói mắt rễ khí sinh không quan trọng cũng không hoàn toàn đúng. Với cách cắt ác như thế phải cắt tầm tháng giêng âm lịch. Hoặc sớm hơn cũng không sao. Khi ươm cắt hết tay ác và chừa tầm 2 lá phía trên cùng. Như vậy cây tiêu sẽ lên y hệt tiêu chiết.
      Thân!

  57. Cám ơn bài viết về cách trị bệnh nhện nấm trắng của chú Hoàng Văn Lập ,cuối mùa mưa năm rồi cháu cũng đã xịt aliet như chú nói đến nay không còn thấy bệnh đó xuất hiện nữa.

  58. Chào các chú, anh chị, các bạn!
    Nhà ba mình có 1 sào tiêu chủ yếu là tiêu Vĩnh Linh, ba mình vốn là nông dân nên trồng tiêu năm được năm mất, lại xen canh với cà phê, nhà mình ở Đaklak. Kể từ khi biết đến diễn đàn này, được tiếp nhận và học hỏi kinh nghiệm từ các anh, các bạn, mình mạnh dạn chia sẻ với ba và áp dụng vào thực tế, và kết quả rất tích cực, nhất là kỹ thuật hãm nước của anh Minh Vịnh cho kết quả trông thấy. Mình là sinh viên ngành Cơ Khí mới ra trường, nhưng tương lai lâu dài mình tính sẽ về nhà trồng cây công nghiệp. Vào diễn đàn, thấy mọi người giúp đỡ lẫn nhau tận tình, người biết nhiều chỉ người biết ít, san sẻ cho nhau kiến thức về trồng tiêu, thực thấy có gì đó vui vui, mong những người có nhiều kinh nghiệm như anh Minh Vịnh, chú Phan Phát… và nhiều cô chú bác nữa luôn vui khỏe và gắn bó với diễn đàn.
    Cám ơn mọi người, chào mọi người!

  59. Mình trồng tiêu theo cách của mình đang phát triển khả quan, lấy bài toán kinh tế đặt lên hàng đầu (trước bài toán ứng dụng khoa học kỹ thuật). Ngày tôi học, các giáo sư dạy tôi là vậy, càng quan sát thực tế hôm nay, mới thấm sâu lời thầy dạy, chứng minh cụ thể như nuôi vịt bằng cám con cò (đúng kỹ thuật dinh dưỡng), vịt đẻ nhiều, giá trứng hạ, cám cao, thua lỗ nặng, người xách nước cơm và thức ăn phế thải nuôi heo lại có tiền của để dành, còn góp phần bảo vệ môi trường. Vậy tại sao không lấy phế phẩm, thứ phẩm rẻ tiền làm ra chính phẩm cao giá, và chỉ sử dụng chính phẩm vật tư nông nghiệp khi có giá trị kinh tế cao… Việc trồng tiêu, mình đang ứng dụng ý tưởng này bằng cách giữ (tuần hoàn hữu cơ) có tại chỗ cho cây trồng, và lấy sinh vật để cải tạo đất. Mình vẫn tin đây là cách giải quyết kinh tế nhất…

    • Cho hỏi cây hông (ngô đồng) lớn nhanh, lá to, có làm trụ sống được không vậy ?

    • Chào bác cho hỏi điều này. Nếu cứ thực hiên theo quy trình sản xuất sinh học và bón phân hữu cơ không thì có đảm bảo dưỡng chất cho cây tiêu không vì chổ tôi cứ bón phân hóa học là tiêu đổ bệnh ngay.

    • Chỉ dùng thuần hữu cơ vẫn được nhưng tương đối khó nếu tiêu có năng suất cao, quan trọng là phải có phân hữu đạt chất lượng và đầy đủ dưỡng chất theo yêu cầu.
      Dùng kết hợp phân hóa học với tỷ lệ hợp lý vẫn hiệu quả, chỉ khi dùng không đúng cách mới gây ra vấn đề.
      Lỗi ở người dùng, đừng đổ tội cho phân.

  60. Mình đang sử dụng cây muồng vàng để che dất trống cho cà phê và tiêu mới trồng. Rế thì xới đuọc đất, cố định đạm. Tán thì tạo bóng râm, giảm cỏ mọc. Cây muồng vàng đi cùng tôi như hình với bóng, hai tấm ảnh trong bài viết, nếu là tôi thì đã có muồng vàng từ trước

    • Muồng vàng hay bị sâu đục thân. Cây keo tốt hơn

  61. Xin chào ! Tôi ở Lâm Đồng, sang năm tới tôi dự định trồng 200 trụ tiêu nhưng chỗ ở của tôi có rất ít người trồng tiêu nên tôi chưa biết nhiều về kĩ thuật và mua giống ở đâu. Vậy có bác nào biết xin hướng dẫn kĩ thuật và nơi bán tiêu giống uy tín hiện nay, tôi xin cảm ơn.
    ơn.

  62. Chào anh nguyen van cuong !
    Khi anh có phản hồi trên bài này thì tôi đoán anh đã đọc qua bài này rồi, bài này là kỹ thuật cơ bản khi trồng cây Hồ Tiêu, nếu anh muốn tìm hiểu nâng cao thì cần đọc nhiều hơn. Anh vào phần TRỒNG VÀ CHĂM SÓC TIÊU đọc rồi tự đúc kết cho riêng mình. Nếu anh muốn trồng mới thì ngay bây giờ anh nên đào hố ngay để phơi ải đất, để nhiệt độ và tia tử ngoại của mặt trời tiêu diệt bớt tuyến trùng. Anh nên chuẩn bị phân chuồng hay vỏ cà phê hoai mục dùng để bón lót cho tiêu tơ. Về phần chọn giống, nếu anh trồng bằng tiêu ác thì anh nên tìm vườn tiêu 1 năm tuổi, mà thấy trong vườn ít cây bị vàng, dưới 3 %, thì mua hom về làm giống. Nếu anh trồng bằng tiêu lươn thì nên đi mua tiêu lươn về tự ươm là tốt nhất, nếu phải mua tiêu lươn ươm trong bầu thì anh nên cẩn thận, phải xem vườn người ta trước, nếu vườn đẹp thì mua, còn không thì không nên mua, vì năm nay dịch bệnh khá nhiều, lấy hom giống từ vườn đã nhiễm bệnh thì rất nguy.
    Vài hàng gởi anh, chúc anh thành công.

    • Xin vui lòng cho Chiến hỏi (do chưa có kinh nghiêm, hỏi mong đừng cười mình)
      1. Năm rồi mình trồng tiêu, nay được 11 tháng, chuẩn bị cắt dây giống. Vậy mong bạn chia sẻ: sau khi cắt dây nên bón phân gì, bón như thế nào để cây ra mầm, phát triển tốt. Xịt thuốc gì để phòng, trị bệnh (mình rất sợ tiêu bệnh, vì hiện nay nhà mình có 7/200 nọc bị vàng lá, vàng đều toàn cây). Trân trọng!
      2. Năm nay mình chuẩn bị cắt dây và xuống giống. Cho mình hỏi nên xử lý đất như thế nào tốt nhất. Lúc cắt dây (cắt tiêu ác) để ươm thì nên lưu ý gì?
      Xin chân thành cảm ơn!

  63. Chào tất cả mọi người. Tôi có một băn khoăn là tiêu nhà tôi trồng hoàn toàn bằng dây ác. Tôi trồng cách khoảng 20-30cm, trồng sau một năm tôi lấp đất đoạn sát gốc hoặc quấn được nửa vòng đến một vòng (thêm từ 5-15 mắt rễ). Xin hỏi mọi người trên diễn đàn là tuổi thọ của tiêu có ngang bằng dây lươn không. Xin cảm ơn.

    • Để trả lời câu hỏi cùa bạn, và giải thích rõ hơn cho Trang BP, mình chưa có thời gian dài để có kinh nghiêm về cây tiêu, nhưng căn cứ một số quan sát của bản thân, đã thấy các lý thuyết về sinh học là đúng:
      1/. Về tế bào: sinh vật sinh sản hữu tính, có o- và 0+ là tế bào giảm nhiễm có 1n, khi thụ tinh tế bào có 2n nhiểm thể, (là noãn đã thụ tinh), khi có diều kiện tế bào nguyên thủy này phân liệt, theo cách gián phân đẳng nhiễm đề tạo thành phôi, là tế bào trẻ nhất.
      2/. Mô > cơ thể: hết giai đoạn phân liệt tế bào phôi sinh sản và phân hóa, vẫn có 2n nhiễm thể, nhưng tế bào chất đã bắt đầu khác nhau, để cấu tạo ra mô, cơ quan khác nhau (tiêu có rễ, thân, lương, ác, lá…) càng phân hóa để nhận nhiệm vụ chuyên biệt, tế bào chất của chúng càng chuyên biệt theo thời gian càng già đi.
      3/. Sinh sản vô tính như giâm hom, cấy mô. Tế bào của cơ thể vẫn là 2n nhiễm thể, nhưng tế bào chất chịu ành hưởng của mô, cơ quan thân thể cây mẹ. Và càng phân hóa càng khó quay về tế bào chất ở thời kỳ phân liệt, càng khó sinh sản, bù đắp, và tái tạo… nên chúng dễ chết…
      Từ những lý thuyết trên mình có nhận định gần đúng tuổi thọ của cây là (trừ trường hợp ngoại lệ thì có điều kiện ngoại lệ) lâu nhất trồng hạt, rồi đến ghép, chiết, cấy mô, giâm hom… Tuổi thọ ở thế hệ sau còn tùy thuộc tuổi tác, dạng cành ở cây mẹ.
      Trường hợp tiêu của bạn lấy trên cành ác (cành chuẩn bị sinh thực) thì tuổi thọ ngắn hơn dây lươn trong thời gian phát triển.

  64. Xin chào anh Đỗ Trường Sơn, cảm ơn anh đã tư vấn cho tôi. Tôi xin anh tư vấn thêm cho tôi nên trồng tiêu ác hay tiêu lươn và cách thức ươm dây. Xin cảm ơn !

  65. Chào anh Nguyễn Văn Chinh, anh nguyễn văn cường !
    Về tuổi thọ giữa trồng bằng tiêu lươn hay tiêu ác cái nào cao hơn thật là khó nói, vì nếu không phòng kỹ đến lúc dịch bệnh bùng phát thì loại nào cũng chết hết. Còn trồng mới bằng tiêu lươn thì tôi thấy lên nhanh hơn. Anh Cường xem bài này nha. http://www.giatieu.com/chia-se-kinh-nghiem-uom-tieu-luon/4362/
    Thân.

  66. Chào anh Đỗ Trường Sơn. Anh cho em hỏi là vườn tiêu bệnh nhiều mình chọn mấy cây xanh tốt làm giống thì có yên tâm không. Hay tuyệt đối không nên lấy. Thân

  67. Chào em Sáng_tiêutơ !
    Vườn tiêu bệnh nhiều thì hầu như cây nào cũng nhiễm bệnh rồi, tuy có vài cây còn xanh tốt là do những cây đó mật độ nấm bệnh chưa nhiều thôi. Trồng được một vườn tiêu thật khó vì thế khâu chọn giống luôn được đặt lên hàng đầu Nên chọn lấy giống ở những vườn sạch bệnh , vùng sạch bệnh . Thân.

  68. Cảm ơn anh Trường Sơn nhiều. Vậy là kiểm soát chặt đầu vào thì sản phẩm làm ra mới chất lượng hả anh. Chúc anh năm mới thắng lợi mới. Thân

  69. Năm hết tết đến chúc cả gia đình ta giatieu.com mạnh khoẻ, vui vẻ đón năm mới. Sang năm tiêu tốt, sâu bệnh giảm và vụ mùa sau bội thu.

  70. Xin chào đại gia đình giatieu.com. Năm cũ đã qua, năm mới đã về, xin chúc gia đình một năm mới an khang thịnh vượng,vạn sự như ý. Chúc mọi người năm mới trồng tiêu trúng mùa và thu thật nhiều tài lộc.
    Chúc mừng năm mới.

  71. Chào anh Minh Vịnh. Cho tôi hỏi tuyến trùng hại tiêu có giống tuyến trùng hại cà phê hay không? Rất mong sự tư vấn của anh. Xin cảm ơn. Thân chào

    • Vấn đề này tôi không nghiên cứu kỹ lắm vì nó có rất nhiều chủng loại. Nhưng tôi nhận thấy vườn tiêu xen cà thì cà bị tiêu cũng bị. Trước đây tôi trồng cà xen tiêu khi ngừa ngừa cả 2.
      Thân!

    • Chào bạn @Nguyễn Văn Cường!
      -Tuyến trùng hại Cà Phê hay hại Tiêu có nhiều dòng nhưng đều hại rễ cây như nhau. Hoạt chất diệt tuyến trùng nhà sản xuất đều nói áp dụng chung được.
      -Bạn lưu ý khi diệt tuyến trùng nên kết hợp phòng ngừa nấm bệnh hại rễ, bỏ sót khâu này nguy hiểm rất nhiều.
      Thân.

  72. Chào cháu NguyenTrong!
    Cây tiêu không kén đất nhiều đâu cháu. Cháu thấy giếng khu vực gần đất nhà cháu có mực nước giếng cách mặt đất từ 2m đến 3m trong mùa mưa là trồng được.

    • Chào bác. Cháu muốn trồng loại tiêu Ấn Độ, nhưng trước gjờ cháu chưa có tí kiến thức nào về tiêu hêt và tuổi còn rất nhỏ, năm nay chỉ mới 23t. Dù trước đây đã từng thanh công với mô hình trồng hoa cúc. Nhưng mấy năm nay khí hâu tai chỗ cháu khôg thuân lơi và hoa hay nở không đều, nên muốn chuyểu đổi cây trồng. Do vậy cháu muốn xin bác sđt có gì cháu nhờ bác giúp được không ạ. Cháu xin chân thành cảm ơn.

    • Chào bạn.
      Ở huyện Tân Phú, Đồng Nai trước đây bà con trồng rất nhiều giống tiêu Ấn Độ nhưng nay đã phá hết, chuyển qua trồng giống Vĩnh Linh hay Sẻ đất đỏ, do năng suất giống này thấp và bông ra rải rác, khó chăm sóc.
      Không rõ ở địa phương bạn trồng giống tiêu này có ưu điểm gì nổi trội không, bạn cần tham khảo thêm.
      Theo tôi, bạn trồng giống tiêu Trâu ở Tiên Phước, thường gọi là tiêu Quảng, hay giống tiêu Vĩnh Linh năng suất hơn.

  73. Cảm ơn anh Minh Vịnh anh Thành Xuân đã có phản hồi, xin chúc các anh và gia đình nhiều sức khỏe. Thân!

  74. Con chào bác Nguyễn Vịnh và anh Minh Vịnh cùng toàn thể ACE trong diễn đàn Giatieu.com! Mọi người có thể chỉ cho con cách chăm sóc vườn tiêu sau khi thu hoạch được không ạ. Cụ thể là nên bón phân gì, thời gian tưới cách nhau bao lâu và làm sao để phục hồi lại sức cho cây tiêu nhanh nứt những chồi mới với ạ, và có loại thuốc nào bơm làm sạch cây và làm chết các loại vi khuẩn, nấm bám trên các lá già không ạ. Con xin cảm ơn trước nhưng đóng Góp của các ACE và dặc biệt cảm ơn bác Nguyễn Vịnh đã có những bài viết hết sức có ich cho Người dân lao động chúng con bác cố giữ gìn sức khỏe và cống hiến hết mình vì người dân bác nhé.

  75. Xin chào các anh chị chú bác trên diễn đàn
    Năm ngoái cháu có trồng 300 trụ tiêu mà do trông hơi muộn với mùa mưa nên cây sinh trưởng ko đc tốt. Cháu xin được các anh các chú góp ý kiến để cháu khắc phục.
    Nhà cháu ở thị xã Buôn hồ Đak lak. Có chú, bác nào gần khu vực có thể cho chau địa chỉ để trao đổi kinh nghiệm được không ạ.

    • Chào bạn.
      Duy trì tốt độ ẩm cho đất, thường xuyên tưới nước, che bớt nắng, không để cho đất khô, phân tro đầy đủ thì tiêu con mùa này phát triển rất nhanh.
      Chú ý bón nhiều phân hữu cơ, phân chuồng ủ hoai và nhiều phân amino đổ gốc để bộ rễ phát triển mạnh thì tiêu mới nhanh được.

  76. Chào các bạn !
    Các bạn cho mình hỏi! Mình muốn trồng tiêu trực tiếp bằng dây lươn thì khi cắt dây nên chọn những dây như thế nào ? Và nên trồng vào khoảng thời gian nào là pt tốt nhất? Có cần xử lý dây qua các dd ngâm pt rễ không? Mình mới cbị trồng tiêu chưa có kinh nghiệm mong các bạn giúp đỡ! Chúc các bạn sk!

  77. Chào anh Đỗ Trường Sơn. Em ở Bình Phước, em muốn mua tiêu giống Ấn độ về trồng nhưng không biết mua giống ở đâu? Nếu anh biết ở đâu có bán giống tiêu Ấn độ chất lượng tốt giới thiệu giùm em, em xin cảm ơn!

    • Chào bạn.
      Mình khuyên bạn chỉ nên trồng tiêu Ấn Độ ở những vùng ít gió, vì giống tiêu này dễ gãy tay khi gặp gió mạnh. Hơn nữa, dung trọng của tiêu không cao, chín không đều, hay ra bông trái mùa… tuy năng suất cũng khá.

  78. Xin hỏi các bạn cây hông làm trụ tiêu được không? Mình có một it cây hông đã trồng được gần 1 năm, cao khoảng hơn 5 m. Xin cám ơn

    • Chào bạn.
      Đất trồng cà phê lâu ngày tồn dư nhiều hóa chất sâu bệnh…. bạn cần xử lý như sau:
      -Thu gom tàn dư gốc rễ cành lá cà phê để đốt sạch. Tiến hành cày đảo để phơi đất.
      -Bón 1 sào 2 tạ vôi để khử acid, nâng độ pH của đất lên.
      -Đầu mùa mưa, đào hố, bón lót 6-8 kg phân chuồng ủ hoai hoặc phân hữu cơ vi sinh + 1 kg lân Văn Điển, đảo trộn kỹ và lấp đất nhẹ.
      -Khi trồng cà phê con, đảo trộn hố thật kỹ, cho thêm thuốc diazan hay vifuran chống các loại côn trùng.
      Chúc bạn thành công

  79. Cám ơn anh Thăng Lợi nhiều a! Anh có nói đến thuốc trị tuyến trùng diazan hay vifuran có thể tìm mua ở đâu và sử dụng như thế nào ? Mong anh nói rõ hơn được không ạ! Em cám ơn và chúc anh sức khỏe a!

    • Chào bạn.
      Hầu hết các nhà thuốc BVTV đều có bán 2 loại thuốc này.
      Bạn chú ý sử dụng thuốc theo liều lượng và hướng dẫn trên bao bì.

  80. Chào anh Thắng Lợi! Em mua về thuốc diazan mà em muốn rãi vào hố trước khi trồng được không? Như vậy có hợp lý không anh? Xin anh từ vấn thêm ! Em cám ơn a!

    • Diazan là thuốc rải diệt côn trùng có tác dụng chậm, nên bạn có thể rải trước hoặc sau khi trồng đều được.

  81. Chào Anh Minh Vịnh.
    Em ở BRVT và cũng mới theo nghề trồng tiêu, em muốn nhờ anh tư vấn giúp em một vấn đề mà em đang lưỡng lự.
    Số là em có một đám đất trồng cao su nhưng năm nay em tính trồng tiêu trên đám đất đó nhưng chưa biết là nên phá cao su luôn hay tận dụng cây cao su rồi cưa ngang ngọn để làm cọc luôn cho tiện và giảm chi fí đầu tư. Mong nhận được sự giúp đỡ của anh. Em xin cảm ơn nhiều.

  82. Chào diễn đàn!
    Cháu muốn hỏi quá trình xử lý đất khi phá vườn cà phê lâu năm đi để trồng tiêu xử lý làm sao để đạt kết quả tốt nhất ạ!
    Chỗ cháu nhiều người nói khi phá cây cà phê đi thì chỉ nên cưa tận gốc rồi làm hố trồng tiêu chứ không nên xới tung hết đất lên vì làm thế đất sẽ chua tiêu lên không tốt. Nhưng cháu nghĩ không xới tung lên thì lượng rễ cà phê trong đất còn rất nhiều và cũng sẽ ảnh hưởng tới bộ rễ của cây tiêu sau này.
    Mong diễn đàn chỉ cho cháu phương án tốt nhất với ạ!

    • Chào cháu @nguyenhoang
      Chú khuyên thế hệ các cháu làm nông dân cần phải dựa trên nền tảng tri thức khoa học, chứ không làm theo “nghe nói”.
      Muốn trồng tiêu trên đất cà phê cũ, cần làm tốt 4 việc sau:
      1. Gom tàn dư của cây cafe đem ra khỏi vườn, tiêu hũy sạch sẽ.
      2. Cày ải đất cho thông thoáng và phơi nắng để giải phóng tồn dư hóa chất, sâu bệnh, độc tố…trong đất.
      3. Kiểm tra độ pH của đất, dùng vôi lân để điều chỉnh, nâng độ pH lên 5,5 – 6,5 tạo môi trường thích hợp với cây hồ tiêu.
      4. Xử lý diệt tuyến trùng bằng cách rải thuốc bột basudin, diazan hoặc Vifuran.
      Tất cả việc này phải làm xong trước mùa mưa.
      Sau đó, tiến hành đào hố, xử lý hố, bón lót đầy đủ, phải lấy hữu cơ làm căn bản…
      Thân

  83. “Trộn đều đất mặt với 10 – 15kg phân chuồng, 0,2-0,5kg phân lân, 0,2 – 0,3kg vôi bột và lấp xuống hố. Xử lý đất trong hố trước khi trồng bằng 1 trong các loại thuốc như Confidor 100 SL 0,1%, 0,5 lít/hố hoặc Basudin 10 H, 20 – 30 g/hố. Việc trộn phân lấp hố và xử lý đất trong hố được thực hiện trước khi trồng tiêu trồng tiêu ít nhất là 15 ngày.” Như vậy, trộn phân lấp hố, sau đó, ở nơi dự kiến trồng cây tiêu xuống thực hiện việc lót Basudin phải không ạ? Xin bác Vịnh vui lòng nói rõ hơn điểm này dùm con. Con xin cảm ơn.

    • Chào Bạn @Mai Thi.
      Bạn có thể xử lý thuốc cùng lúc với trộn phân, rải vôi và lấp hố. Tuy nhiên, nếu bạn rải thuốc lúc trồng thì diện tích phòng trừ sẽ hẹp hơn và hiệu quả cũng thấp hơn.

    • Cảm ơn bạn Trang BP!
      Hôm nay Thi ngồi đọc hết các bài viết và phản hồi trên giatieu.com và rút ra kết luận về việc xử lý hố trồng, theo cách Thi hiểu:
      Trộn lớp đất mặt cùng với phân chuồng hoai mục, vôi, lân nung chảy, Basudin, Trichorderma tự nhân sinh khối, Pseud, phân hữu cơ đảo đều, tưới phân cá tự ủ và để ít nhất 15 ngày mới xuống giống.
      Trang thấy cách làm như vậy có ổn không? Còn một điểm Thi thắc mắc là không biết phân cá mình dùng phân nguyên chất sau khi ủ hay pha loãng ra ha?
      Thi mới làm, hiểu biết còn chưa thấu đáo mong Trang không phiền!
      Chân thành cảm ơn!
      Mai Thi

    • Xin cảm ơn XX_YY và Cujut đã phản hồi.
      Chúc mọi người sức khỏe và thành công.
      Mai Thi

  84. Xin chào Mai Thi. Mai Thi cho mình hỏi cách ủ phân cá như thế nào? Mai Thi có thể chỉ cách ủ một cách cụ thể cho mình được không? Mình xin cảm ơn nhiều

  85. Chào bạn Viet!
    Thi gửi bạn đường link về cách ủ phân cá.
    http://www.giatieu.com/tu-san-xuat-phan-ca-gia-thanh-re/4846/
    Bạn đọc kỹ phần phản hồi phía dưới bài viết và chọn cho mình phương pháp ủ thích hợp nhất nhé.
    Thi vẫn đang trong quá trình làm theo kiểu mò mẫm (vì kiến thức và sự hiểu biết của mình về lĩnh vực này còn rất hạn chế), nên cũng không dám chỉ cho bạn cách nào cho cụ thể cả.
    Chúc bạn làm thành công!
    Mai Thi

  86. Em đang tính trồng tiêu trên cây trụ sống, có vài câu hỏi xin mọi người giải đáp giúp, em chân thành cảm ơn!..
    Trồng với quy cách 2.2 x 2.2 có đảm bảo không?
    Trồng cây trụ sống là cây keo: có thể trồng trực tiếp bằng hạt không? hay là phải trồng bằng cây ươm…
    Tiêu lươm với tiêu ác thì loại nào sẽ phát triển tốt hơn?

    • Trồng với quy cách 2.2 x 2.2 bằng trụ sống không đảm bảo vì quá dày.
      Trồng cây trụ sống là cây keo phải trồng bằng cây ươm…
      Tiêu lươn phát triển bền hơn tiêu ác nhưng cho trái chậm hơn 1 năm.

    • Trồng quá dày tốn nhiều công chăm sóc hơn mà năng suất cũng không thể cao.
      Với cây keo lai (keo Cuba), bạn nên trồng với mật độ 1.600 cây/ha là tối đa.

    • Tùy điều kiện, theo mình thì bạn trồng 2-3 dây là vừa đẹp.

  87. Cam ơn anh Thắng Lợi !
    Em tính mấy ngày tới nếu mưa là em xuống giống ạ. Nhưng kỹ thuật trồng như thế nào cho tỉ lệ sống cao. Xin anh nói thêm ạ.
    Thân

    • Chào bạn. Kỹ thuật trồng cũng không có gì phức tạp lắm. Bạn tham khảo cách trồng qua bài báo ở trên trang này. Theo tôi, nên đợi qua đầu tháng 6 để trồng vì mưa đã đều hơn.
      Chúc bạn mạnh dạn, tự tin

  88. Ba cái quy trình này, đưa đến kết quả hôm nay là tiêu chết hàng loạt, thì phải làm gì nữa ông VPA !? hay gây thêm những ổ dịch tương tự cho cây tiêu !? Mình qua vùng này, rồi về vườn tiêu phải khử trùng đủ thứ để tránh lây lan.
    Mình thì chủ trương, khách quan đem tri thức xử lý tình huống.

  89. Xin chào các bác các anh trong diễn đàn. Tôi năm nay đang trồng tiêu lươn nhưng chưa biết nhiều về kĩ thuật trồng tiêu lắm. Tôi nghe nói trồng tiêu lươn giờ không cần đôn mà khi dây lên khoảng 50 cm thì mình cắt ngọn thì nó tự ra nhánh ác giống như trồng tiêu ác vậy. Trong diễn đàn các bác, các anh đã làm rồi chỉ dùm kinh nghiệm cho tôi.
    Tôi xin chân thành cảm ơn!

  90. Chào các anh.
    Tôi có một việc xin được các anh tư vấn đây.
    Vừa rồi tôi qua Bù Đốp, Bình Phước mua dây tiêu giống ở một vườn tiêu rất đều và đẹp, lá xanh mướt không có biểu hiện bị nấm bệnh, các mắt tiêu đều có rễ sinh khí bám vào trụ.
    Tôi xử lý ngâm dây tiêu bằng thuốc trị nấm ridomil gold nồng độ 1 o/oo và thuốc kích thích ra rễ N3M sau đó đem dâm xuống vườn ươm. Hàng ngày có tưới nước và che nắng giữ ẩm. Sau 12 ngày kiểm tra thấy nhiều dây không có biêu hiện nhú rễ (khoảng 50%). Những dây này lá và cành tược vẫn xanh. Tôi không hiểu tại sao lại chỉ được 1/2 số dây tiêu bắn rễ non. Các anh em trên diễn đàn ai có kinh nghiệm ươm tiêu nhờ tư vấn cho tôi một chút. Cám ơn các anh nhiều.

    • Tôi mùa nào cũng ươm vài chục ngàn bịch để bán cho bà con nhưng không dùng thuốc kích thích như bạn. Tôi cũng chưa hề nghe dùng thuốc này để kích thích tiêu ra rễ, mà chỉ dùng để chiết cành các loại cây ăn trái thôi.

  91. Chào các anh các chị. Em tên Thắng, nhà ở Lộc Ninh, Bình Phước. Em mới học và trồng tiêu năm ngoái, tiêu năm nay của em được 1 năm đang có hiện tượng vàng lá đầu mùa mưa dưới gốc khoảng 1m trở xuống và chỉ bị ở gốc vàng ít và nhỏ lẻ thường thấy rõ ở các cây ven vườn. Em có đổ tuyến trùng rễ sau đó 10 ngày đổ nấm tiêu đã ko bị nặng thêm nhưng ko có hiện tượng hết bệnh. Vậy nhờ các anh chị cho em biết tiêu bị bệnh gì và cách đặc trị ra sao. Cảm ơn mọi người.

    • Chào bạn. Loại trừ tuyến trùng và nấm bệnh mà bạn đã xử lý, bạn có thể xét khả năng tiêu bị suy do rễ yếu, thiếu trung vi lượng, độ pH đất thấp… Theo đó để giải quyết cụ thể bạn nhé.

  92. Xin chào các anh chị. Mong các anh chị trả lời giúp tôi với.
    Cách đây nửa tháng tôi hiện ở Lâm đồng có về Bình Phước cắt dây tiêu của nhà bà con. Giống lấy là cành thân. Tôi về ươm ngay trên luống có che bằng lưới, tưới nước đầy đủ không bị ẩm quá. Không hiểu sao giờ thi thoảng mới có ít dây mọc rễ ở vài mắt. Khi mang dây về thì người nhà dặn chỉ ươm 1 tuần hoặc 10 ngày là rễ mọc lấm chấm hết và mang trồng ngay nếu để lâu rễ dài mang trồng sẽ ảnh hưởng. Vậy 15 ngày mà chưa có rễ mọc thì họ bảo tiêu bị chết hết rồi. Tôi lo quá nếu vậy thì tại nguyên nhân nào. Hiện thì dây vẫn còn xanh cứng cáp. Mà cả 2 gia đình cùng cắt và ươm cùng cũng tình trạng như vậy. Chúng tôi rất lo mong các anh chị trả lời giúp. Xin chân thành cám ơn.

  93. Chào diễn đàn, rất vui được biết đến diễn đàn giatieu.com này. Xin chúc tất cả mọi người sức khỏe và chúc cho một mùa bội thu tiêu ạ.

  94. Cho mình hỏi với: tiêu mình trồng đào hố sâu hơn mặt đất tự nhiên có bị sao không, vì mình làm vậy để kết hợp làm bồn tưới vào mùa nắng. Đất nhà mình là đất đồi cao.
    Tiêu mới trồng có cần tưới nhiều ko bà con

    • Bạn đang ở đâu. Mùa này mưa rãi rác thế này thì cần gì tưới, mà địa hình vườn tiêu nhà bạn thế nào, dốc lắm không? Mà bạn đào hố sâu bao nhiêu ? Đào hố sâu quá tiêu lâu lớn mà gặp đất không thoát nước đc là tiêu úng rễ, úng rễ thì phải trồng lại.

  95. Nhà mình ở Đức Linh – Bình Thuận. Mình đào hố sâu 40cm, trồng tiêu sâu 20cm. Còn lại bồn sâu 20cm được không bạn. Như ậy có bị lâu lớn hay úng ngập không.
    ah, cho hỏi bạn ở đâu?

  96. Chào chú và mọi người. Cháu đã trồng tiêu đc 1 tháng rồi cũng thấy phát triển đẹp. Giờ cháu muốn bỏ nấm tricho nhưng cháu ko biết bỏ cách nào, chú và mọi người chỉ giúp cháu với. Cháu cảm ơn.

    • Chào cháu @Trương văn sứ
      Cháu bỏ theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất có trên bao bì.
      -Chú thấy bỏ nấm tricho có 3 cách phổ biến:
      1.Trộn với phân bón hữu cơ hay phân hữu cơ sinh học để bón gốc.
      2.Pha với phân bón lá sinh học để xịt hoặc pha nước xịt trực tiếp lên lá.
      2.Bón rải trực tiếp ra đất như bón phân hóa học.
      -Và bỏ làm 3 lần: 2 lần chính vào đầu và cuối mùa mưa, 1 lần bổ sung giữa mùa mưa.
      Chú dùng loại nấm tricho rải trực tiếp ra đất thấy thuận tiện hơn
      Thân

  97. Cháu xin chào tất cả cô, chú, anh, chị. Gia đình cháu thường trồng tiêu lươn. Năm ngoái cháu có trồng thử khoảng chục cây tiêu ác. Cháu thấy cây tiêu bỏ mắt rất là nhiều. Bây giờ cháu muốn đôn phần dây bị bỏ mắt xuống giống như tiêu lươn có được ko ạ?

    • Chào @ nhật tài. Cháu muốn đôn phần dây bị bỏ mắt được quá đi chứ, nhưng hơi tốn công, thường trồng tiêu ác năm thứ nhất thấy bị bỏ mắt thì bạn bấm ngọn nó sẽ ra nhánh ác ngay.
      thân

    • Bỏ mắt ở đây có nghĩa là thưa tay phải không anh? Như vậy bấm ngay chổ thưa mắt là ổn hả anh? Nhưng có khi nó cũng ra 2 cành ác lên đó ạ, thế có bấm bớt hay để luôn. Nhiều người bảo em 1 trụ bê tông chỉ nên để 6-7 ác leo trụ thôi. Có đúng không anh. Chúc sức khỏe.

    • Chào @ Quóc Chương. Đúng như bạn hiểu rồi đó, chỉ bấm khi chưa ra cành ác hoặc còn ít thân thôi. Nếu tiêu đã ra cành ác và có khoảng 6-7 thân rồi thì tốt không cần bấm nữa, cứ thế mà chăm sóc.
      Chúc bạn thành công.

  98. Chào mọi người trong diễn đàn ! Cây hồ tiêu nhà cháu bị những đốm vàng nâu trên lá kiểu nấm địa y từ năm ngoái tới giờ vậy cho cháu hỏi bệnh gì và cách phòng tránh cũng như chữa trị giúp cây khỏi bệnh. Cháu xin cám ơn!

    • Chào bạn. Có lẽ do bạn chữa trị chưa tích cực và triệt để nên nấm bệnh vẫn còn dai dẳng. Hiện nay tiêu trong giai đoạn làm bông nên hạn chế sử dụng thuốc hóa học. Đợi làm bông xong, bạn dùng Metalaxyl + Mancozeb xịt cho tiêu sẽ hết.
      Vào mùa mưa, nên dùng tricho để phòng ngừa các loại bệnh cho vườn tiêu nhà mình bạn nhé.

    • Cảm ơn bạn Trang BP ! 1 tháng mình phun thuốc phân tán mầm hoa 1 lần. Và nghe nói phun ariphot +mancozeb . Có được không bạn . Và bạn tư vấn giúp mình có 1 số tiêu kinh doanh năm 3 không thấy ra mầm hay hoa gì cả . Mong mọi người giúp đỡ ạ xin cảm ơn !

    • Thuốc phân tán mầm hoa là thuốc gì vậy? mình chưa nghe nói bao giờ.
      Bạn không kể rõ đã xử lý phân thuốc gì rồi mà tiêu vẫn chưa ra hoa thì làm sao để giúp bạn?
      Diễn đàn hồi này có nhiều ý hỏi mà thấy lạ quá !

  99. Chào cộng đồng! Mình có ý định lấy cây trôm để làm trụ sống. Ở đây ai đã thành công với mô hình này rồi xin chia sẻ với mình cũng như cộng đồng được học hỏi với. Rất cám ơn ạ!
    Thân.

  100. Năm nay tới mùa mưa rồi, mình muốn trị tuyến trùng và rệp sáp trong mùa mưa thì có loại thuốc nào đặc trị mong các anh, chú, bác giúp cháu với.

    • Trị tuyến trùng và rệp sáp trong mùa mưa hiệu quả sẽ rất thấp vì nước mưa làm loãng thuốc.
      Nếu cần kíp thì bạn cũng phải đợi có nắng liên tục vài hôm để cho đất khô ráo rồi trị cũng không muộn.

    • Vâng em cám ơn!
      Ở trên Gia Lai chổ em vào đầu mùa mưa rồi, đêm mưa chiều thì nắng nên ko biết đổ gốc thế nào.
      Do em chưa sử lý tuyến trùng lần nào và mới đây em phun aliette 800wp + biosol biogel. Chưa đổ gốc lần nào để phòng trừ bệnh, chỉ có 1 số cây bị long khớp rụng lá, lá non quăn nhỏ em đổ Coc 85Wp

    • Bạn nên xử lý tuyến trùng khi trời nắng to và độ ẩm của đất giảm bớt mới hiệu quả hơn. Bạn đổ thuốc để phòng bệnh là không hợp lý.
      Theo mình, trị bệnh bằng hóa học và phòng bệnh bằng sinh học. Vì đổ thuốc khoảng 2-3 tuần là thuốc bay hơi hết tác dụng, nhưng phòng bằng tricho+pseud thì kéo dài vài tháng, thậm chí hàng năm vẫn còn tác dụng.
      Bạn cứ đổ thuốc hóa học quanh năm để phòng thì tiêu không bị bệnh mà người trồng tiêu bị bệnh là trông thấy.

  101. Mình đồng ý với bạn @Trung Anh.
    Phòng bệnh bằng thuốc hóa học vừa tốn kém vừa ô nhiễm môi trường, lâu ngày đất vườn sẽ tồn đọng dư lượng hóa chất mà chủ vườn là người bị tác hại đầu tiên do thường xuyên ra vườn chăm sóc cây cối nên hít phải, dư lượng thuốc sẽ tích lũy dần dần trong các cơ quan nội tạng như gan, mật… và là nguyên nhân gây ra mọi loại bệnh ung thư.
    Mình vừa lên Tây nguyên đi thực tế sản xuất, có ghé thăm một đội công nhân mà không thể ngồi trong nhà tới 5′, qua nhà khác cũng vậy. Bà con phun thuốc cho tiêu bay mùi nồng nặc không chịu nổi, trong khi các em bé ở đây lại luôn hít thở và chơi đùa dưới mùi thuốc sâu, mình thấy sợ và thương các bé quá. Mình còn nghe kể đáng sợ hơn nữa mà không dám viết ra. Mong các bạn trẻ phải nhanh chóng thay đổi nhận thức khi sử dụng phân, thuốc hóa chất.
    Vườn mình mỗi năm đổ tricho 2 lần để phòng bệnh, khi thật cần thiết mới dùng thuốc hóa học.

  102. Chào anh Nguyễn Vịnh và bà con trên giatieu.com
    Tôi đang có việc muốn được anh cùng bà con giúp đỡ. Tôi có trồng 200 trụ tiêu bằng dây ác được ba tháng, giờ đã lên được 20cm. Cách đây một tuần tôi có tưới phân humat kali + tricho, tôi hòa đúng như hướng dẫn trên bao bì. Sau 5 ngày tôi kiểm tra thì 5 cây chết, số còn lại đều bị héo nhưng không bị rụng lá tháo khớp. Tôi nhổ cây bị chết lên xem thì rễ thối đen. Vậy xin các anh cho biết tiêu nhà tôi bị bệnh gì, hay do ngộ độc phân và cách khắc phục? Rất mong được anh cùng bà con giúp đỡ! Tôi xin trân trọng cảm ơn.

    • Chào @ Nguyễn Văn Cường
      Theo Văn Dân thì tiêu bạn bị ngộ độc phân, bạn hòa đúng như bao bì hướng dẫn, nhưng vấn đề trên bao bì chỉ dẫn cho cây đã trưởng thành, chứ tiêu con bạn mới trồng bộ rễ đang còn yếu, đáng lẽ phải hòa loãng bằng 1/2 hoặc 1/3 chỉ dẫn. Bây giờ bạn nên đổ các loại phân amino, hay lân đỏ, để phục hồi bộ rễ cho tiêu, nên chú ý pha nhẹ hơn chỉ dẫn bao bì nhé. Chúc bạn thành công

    • Tiêu con của bạn bị ngộ độc hữu cơ do độ pH của humat kali quá cao, chỉ phù hợp với cây thân mộc, rễ cứng… Dùng cho cây thân thảo như tiêu phải hòa thật loãng như anh Nông Văn Dân chia sẻ để không bị cháy rễ.
      Humat kali bột màu đen óng ánh như than đá nhập của Trung Quốc chỉ nên dùng làm hóa chất công nghiệp !
      Khắc phục bằng cách dùng phân amino, phân sinh học để phục hồi rễ, không nên đổ lân đỏ nữa vì dễ làm mất cân đối dinh dưỡng, nảy sinh ra bệnh tiêu điên.

    • Chào anh Nông văn Dân và anh Tiêu lép đúng là tiêu nhà tôi bị ngộ độc phân. Tôi đã dùng phân aminô đổ gốc và xịt lá, hiện giờ cây đã hồi phục và phát triển. Một lần nữa xin chân thành cảm ơn các anh xin chúc sức khỏe các anh và gia đình. Thân

  103. Chào anh Nông Văn Dân anh Tiêu lép, đây là lần đầu tiên tôi trồng tiêu mà chỗ ở của tôi rất ít người trong tiêu nên không có nhiều kinh nghiệm. Tôi sẽ là theo các anh hướng dẫn khi nào có kết quả sẽ chia sẻ với các anh và thời gian tới nếu có gì khó khăn xin các anh tiếp tục tư vấn. Thân

  104. Em mới xuống 200 tru tiêu, em trồng trụ sống nhưng đi chiết về đem trồng nay đã sống. Cho em hỏi nếu trồng trụ chiết như vậy sau này có ảnh hưởng gi ko? (vì nó không có rể cọc) Em cảm ơn.

    • Chào @ Nguyễn Duy Tân. Nếu như khi trồng trụ chiết bạn đào hố sâu trên 50 cm thì bạn cứ yên tâm , Văn Dân trồng gần 2000 trụ chiết chưa thấy trụ nào bị đổ cả , có trụ hiện nay tiêu leo 6-7 m .

    • Bạn nên lấy tiêu lươn, cắt trước khi hái tiêu và ươm vào bịch bình thường để vào đầu mùa mưa trồng là hợp lý.

  105. Mấy anh chị cho em hỏi xíu, em trồng tiêu từ đầu mùa mưa thấy lúc đầu cây tiêu phát rất xung nhưng đến giai đoạn này thấy cây yếu hẳn đi, có anh chị nào biết lý do và cho em một số cách khắc phục được không ạ. Em là Trần Tiến ở Vũng Tàu, muốn vào đây học hỏi kinh nghiệm từ mấy anh chị đi trước.

  106. Mấy anh chị cho em hỏi, em mới trồng 300 trụ tiêu bằng dây thân, xuống hố cách đây cũng được 15 ngày mà sao em chã thấy nó có hiện tượng nào lú mầm cả (dây đã ươm và ra rể trắng nhiều rồi). Trong khi đó em sử lý đất khá kỷ, để khá lâu phân chuồng hoai trộn đều với đất cách lớp đất đỏ trồng cũng 10cm, mà chổ em thì từ khi trồng tới nay ngày nào cũng mưa phùn cả, có khi nào bị ngập úng không ạ? hay dây trồng quá nghiên (35 độ, cách mặt đất khoảng 12cm), nhưng chổ đất em trồng cũng có độ nghiên tương đối 5% đấy ạ.
    Mong anh chị chỉ giúp… mới trồng mà như thế này làm em buồn quá.
    Chân thành cảm ơn !

  107. Chào Quốc Chương. Bạn cứ yên tâm đi giảm mưa mới mới lên được, vì đã xử lý hố vậy là tốt rồi. Hom mới trồng 15 ngày mà trời lại mưa dầm thậm chí chẳng cây gì phát triển đẹp cả

  108. Chào bạn Quôc Chương
    Bạn chờ thêm 1 thời gian nữa đi, mới trồng 15 ngày chưa thấy gì là bình thường thôi. Còn việc có bị úng không thì bạn phải đi kiểm tra lúc mới mưa xong gốc tiêu có bị đọng lại 1 lượng nước và thấm hơi lâu thì đó là cây tiêu bị úng nước. Bị nhiều lần bộ rễ cây bị thiếu oxi nặng hơn thì thối rễ.
    Cố gắng đừng để nước mưa chảy thành dòng rồi chảy vào gốc tiêu nha bạn.

  109. Xinh kính chào Quý vị tiền bối trên diễn đàn, tôi định trồng vài sào tiêu và cà phê xen nhau nhưng không biết xen kiểu nào cho hợp lý vì đất chỉ có ít sào. Đất hiện tại cà phê đã già (khoảng 30 tuổi) nhưng thấy vẫn còn tốt, đất đỏ sỏi cơm ở Cưkuin, Đăk Lăk. Tôi định thu hoạch xong cà thì nhổ luôn, đến khoảng tháng 4 tây thì trồng lại cà và cây trụ sống 1 lần theo hình thức xen cây, trồng cà khoảng cách 3×3.5 rồi xen cây trụ sống (cây lúc lắc rừng) giữa các ngả tư, tức là số cây cà phe bằng số trụ tiêu+ 1 hàng, xung quanh trồng muồng chắn gió tận dụng làm trụ tiêu luôn không biết có ổn không các bạn, có người họ khuyên nên xen lô để dễ chăm và thu hoạch nhưng tôi thấy như vậy không tận dụng được không gian tốt như xen cây. Xin chân thành cảm ơn các bạn đã đọc đến đây và xin các bạn cho ý kiến đóng góp. Một lần nữa xin cám ơn.

    • Chào @Minh Trung!
      Nếu bạn muốn xen cafe+ Tiêu thì làm cách như bạn định làm là tốt nhất ( Xen Tiêu ở ngã 4 so với hàng cafe ). Tuy nhiên, 2 cây này thời gian thu hoạch và lấy bông khác nhau nên bạn có thể chỉ chăm Tiêu thôi, giữ lấy hàng cafe để thoát úng vào mùa mưa ( Cafe vẫn phát triển tốt nhờ dinh dưỡng hút từ Tiêu, hiển nhiên bạn phải đầu tư phân nhiều hơn là trồng đơn canh).
      Thân.

    • Chào Minh Trung, trước khi làm gì ta phải tính toán cho thật kĩ nhất là trồng tiêu. Trồng tiêu trong cafe bạn nên chú ý rệp sáp, còn cây choái bạn trồng cây lúc lác tôi e là giống tôi. Trồng tiêu lên rất tốt, khi tiêu phủ choai làm cây choái rât dễ chết và làm gẫy dổ lúc đó rất tiếc. Bạn nên xem lại đừng để giống tôi, thân chào. Chúc Minh Trung thành đạt trong cuộc sống.

    • Cám ơn các bạn. Cây lúc lắc tôi trồng dạng thân gỗ, họ đậu, còn gọi là cây chân gà, thân nó rất chắc chứ không phải cây lọc nước thân mềm dể đổ gãy đâu bạn ạ!

  110. Xin hỏi anh Vịnh. Hồ tiêu nhà em đang giai đoạn kinh doanh nhưng có hiện tượng như sau. Tiêu ra chuỗi nhiều nhưng năm nào cũng rụng chuỗi, em cũng đã dùng nhiều loại kích thích chống rụng nhưng không hiệu quả lắm. Có phải là do giống không anh, hay là do các nguyên nhân khác. Em xin cám ơn!

    • Chào @van hung. Tiêu rụng chuỗi có nhiều lý do như thiếu chất dinh dưỡng, thời tiết nắng gắt cần phải giữ ẩm cho tiêu. Bạn sử dụng nhiều loại phân thuốc mà vẫn rụng tôi khuyên bạn nên dùng biogel+ biosol sau 1 tuần hiện tượng rụng chuỗi sẽ dứt ngay.
      Thân

    • Chào@van hung- Tiêu rụng chuỗi: đầu tiên bạn nên xem vườn có rợp quá không? Tiếp đến là côn trùng chích hút ở cành hay rễ (biểu hiện trụ có trụ không). Tiếp theo nữa là có thiếu ẩm không? và sau cùng là dinh dưỡng nhất là vi lượng!

    • Xịt Bo sẽ ngăn cản sự hình thành tầng rời làm rụng chuỗi tiêu. Xịt phân bón lá sinh học biosol không chỉ có Bo mà có rất nhiều dưỡng chất đa-trung-vi lượng khác và các chất điều hòa sinh trưởng cho tiêu như auxin, cytokinin, GA3…, bạn không phải lo thiếu các chất dinh dưỡng, còn khỏi mất công mua và xịt nhiều thứ hóa chất cho tiêu.

    • Xu hướng hiện nay nên sử dụng các loại phân tổng hợp có nhiều chất cần cho cây trồng đã được nhà sản xuất tính toán và cân đối trong sản phẩm, hơn là sử dụng từng loại hóa chất có khi cây không hấp thụ hết được, để lại tồn dư có hại cho đất.

  111. @van hung, bạn dùng nhiều loại thuốc chống rụng (?) trong đó phải có Bo, tác dụng làm cho khoảng trống trong đốt rụng sát gần lại. Bạn cần lưu ý, sau khi hái sau thời gian cấm nước, bạn cần xịt BO và sau khi đậu trái : xịt nữa : tránh rụng sinh lý. Bạn cũng cần kiểm tra kỹ có bị rầy thánh giá và côn trùng chích hút, có thể nhìn thấy chúng vào sáng sớm . Nhặt chuỗi tiêu mới rung lên xem, có các nốt đen nhỏ : côn trùng chích hút : xịt thuốc. Còn không có : rụng sinh lý; xịt Bo.

  112. Xin chào các chú, các anh chị, cho em hỏi. Nhà em dùng Bo, Kẽm phun cho cà phê, tiêu hơn chục năm nay thấy cải thiện rõ rệt. Gần đây em lại đọc thấy thông tin cho rằng phun vi lượng như vậy cây không hấp thụ được (!) mà cây chỉ hấp thụ vi lượng dưới dạng chelate (?), còn các loại Bo, Kẽm… mình đã phun chỉ là hóa chất công nghiệp dưới dạng sulfat mua ở chợ Kim Biên về pha chế, cho vào chai rồi đưa ra thị trường…(?).
    (như vụ nổ hóa chất ở Q.12 tpHCM bên CA còn đang điều tra?>> http://laodong.com.vn/phap-luat/vu-no-lam-chet-3-nu-cong-nhan-se-xem-xet-trach-nhiem-cua-giam-doc-cty-268560.bld )
    Em không biết về phân bón lắm nên muốn tìm hiểu thêm, mong các chú, các anh chị giải thích giúp.
    Em xin cám ơn nhiều.

    • Đúng hay không đúng, kết quả nhà bạn đã xài hơn chục năm nay chính là câu trả lời !

  113. Tôi chỉ trình làng cái kinh nghiệm – chứ mình không phải là nhà khoa học – nhà nhiên cứu … ngay cái ngôn từ tầng rời cũng ấm ớ mà dùng khoảng trống trong … Thực ra khi rụng chuỗi non, mình xịt trung vi lượng mà vẫn rụng, mình đổi qua Bo – (cả kẽm – cả calci) đơn chất, thấy hiệu quả ngay. May mà cũng có người đã dùng như mình.

  114. Nếu bạn đã dùng phân bón NPK + TE cho các dợt bón, thì không cần phun xịt gì cả. Nếu phải phun xịt thêm các loại trung vi lượng thì bạn đã mua phải phân dởm ! Lưu ý

  115. Chào bác Vịnh.
    Em thấy hoang mang do nhiều ý kiến của các bác trái ngược nhau. Em không biết mình phải học theo kinh nghiệm của bác nào vì các bác đều đáng quý và em đều trân trọng cả.
    Em mong bác cho em và bà con thêm một số định hướng để chúng em áp dụng. Cám ơn bác.

  116. Chào bạn @Đạt Lý và cộng đồng.
    Có lẽ do góc nhìn của mỗi người khác nhau, riêng tôi thấy… bình thường !
    Ý kiến được bà con chia sẻ trên giatieu xuất phát từ kinh nghiệm thực tế trồng và chăm sóc tiêu của mỗi người. Tất nhiên không thể giống nhau hoàn toàn vì môi trường đất đai, điều kiện canh tác, cách chăm sóc, cây giống… của mỗi người cũng khác nhau. Vấn đề là bạn rút ra được gì cho mình qua sự chia sẻ của cộng đồng trên diễn đàn.
    Nếu có điều gì chưa rõ bạn có thể hỏi thêm, thậm chí có thể mạnh dạn tranh luận nhưng phải trên cơ sở chúng ta là người nông dân chia sẻ kinh nghiệm cho nhau, cố gắng giữ gìn bầu khí “thân ái như anh em một nhà”. Tôi cũng học được từ diễn đàn rất nhiều.
    (Tôi ví dụ, bác Lập phun bo thấy hiệu quả nên bác cho rằng chống rụng chuỗi tiêu bằng cách phun bo là đúng. Với người khác có thể không đúng, vì đất của họ không thiếu bo nên họ phun bo nhưng vẫn rụng ; hoặc có thể do đất thiếu mà bác bón phân cũng chưa đủ bo nên vẫn cứ rụng, cần phun bo bổ sung. Hay như bác đã phun trung vi lượng rồi mà vẫn rụng vì trong đó không có bo. Thậm chí trung vi lượng bác phun gặp phải loại hàng dỏm thì sao…? không loại trừ nhỉ !)
    Cho nên, không có gì để cho bạn phải lo lắng, hoang mang cả !
    Bạn cố gắng tham khảo nhiều ý kiến hơn nữa để rút ra cái hợp lý cho trường hợp riêng của mình.
    Thân

    • Tiêu rụng chuỗi non có rất nhiều nguyên nhân: Cách chăm sóc (phân, thuốc). Thời tiết. Tình trạng sức khỏe cây tiêu.
      Tiêu tơ thường cho trái ổn định ít rụng, nhưng sau vài năm cho trái tiêu không còn được như vậy. Tùy vào khía cạnh mọi người phân tích tìm ra đúng nguyên nhân để khắc phục, không ai giống ai và cũng không cây nào giống cây nào. Sử dụng các chất như bo cũng là giải pháp cung cấp cho tiêu trong giai đoạn này nhưng vẫn không hiệu quả là do còn nguyên nhân khác, yếu tố khác… Sử dụng chất kích thích ra bông hiệu quả nhưng khi cây tiêu không có sức nuôi nổi dàn trái, tự nhiên nó cũng rụng nếu không như vậy e là cây nó chết.

  117. Xin mọi người cho ý kiến, cây tiêu của tôi mới 2,5 năm mà ra dé ra hoa rất nhiều. Mỗi trụ nếu để thì khoảng 1 kg khô vậy tôi nên để hay là hái bỏ. Xin trân thành cảm ơn!

  118. Nhà cháu không có phân chuồng. Có thể thay thế bằng phân hữu cơ vi sinh được không ạ. Và cháu có nên trộn cùng với nấm tricho được không ạ. Mong mọi người cho cháu lời khuyên.

    • Thay thế bằng phân hữu cơ vi sinh cũng được. Mỗi gốc 2-4 kg tùy theo tiêu lớn nhỏ, bổ sung thêm vi nấm đối kháng tricho thì quá tốt rồi còn gì. Nhưng phải tưới giữ ẩm thường xuyên trong mùa khô để vi nấm tricho không bị tiêu hao.

    • Chào chu văn linh

      Được nhưng bạn cần tìm hiểu, nghiên cứu lại phân hữu cơ, hữu cơ vi sinh, vi sinh vật… để nắm rõ về nó. Bạn không có phân chuồng thì đi giẫy cỏ, quét lá cây để ủ với trico thì cũng có phân hữu cơ để dùng. Mình thiếu phân nên đi giẫy cỏ, quét lá tre để làm chất độn thêm ủ với phân bò đây.

  119. Chào bác Nguyễn Vịnh. Chào tất cả mọi người. Cháu chưa có kinh nghiệm nên muốn hỏi bác hiện tại cháu có 200 trụ tiêu đã gần 3 năm tuổi nhưng bị bệnh rất nặng. Rể tiêu bị sưng phình ra, bị nhiễm tuyến trùng chết nhanh, chậm… Hiện tại đã chết 3 trụ, khoảng 20 trụ bị vàng lá còi cọc. Số còn lại thấy cũng bình thường nhưng rể cây nào cũng bị sưng phình. Hiện tại là mùa nắng cháu muốn trị từ giờ thì phải trị cách nào? Và dùng loại thuốc nào để trị? Mong bác và moị người chỉ giúp cháu. Cháu đi bộ đội về ra ở riêng chỉ có 4 sào cà phê và 200 cây tiêu đang bị bệnh. Mong phản hồi. Cháu cảm ơn.

    • Chào cháu @tran van hieu
      Tiêu tơ mùa này vẫn phải chăm sóc và thường xuyên tưới nước giữ ẩm tốt cho cây.
      Theo cháu phản ánh thì tiêu đã bị nấm bệnh và tuyến trùng rất nặng. Cần xử lý như sau:
      Dùng thuốc Romil, Mexyl… hoặc thuốc bất kỳ miễn là có 2 hoạt chất macozeb, melataxyl, phun và đổ gốc 2 lần liên tiếp cách nhau 7-10 ngày để trị nấm.
      Dùng thuốc Amitage, Marshal…, hoặc thuốc bất kỳ có hoạt chất carbosulfan, đổ gốc 2 lần liên tiếp để diệt tuyến trùng.
      Có thể kết hợp chung cả hai loại thuốc này nhưng phải pha riêng rồi mới đổ chung để tránh phản ứng hóa học xảy ra làm mất chất.
      Đổ thuốc sau khi tưới, khi đất đủ ẩm. Không đổ khi đất khô, hiệu quả sẽ thấp.
      Tạm thời phun phân sinh học biosol để trợ sức cho tiêu trước và sau khi dùng thuốc vài ngày.
      Cần hỗ trợ thêm thì email về cho bác.
      Thân

  120. Muốn xử lý tuyến trùng hiệu quả thì bạn phải xử lý kép khi đất đủ ẩm, nghĩa là đổ thuốc 2-3 lần, mỗi lần cách nhau khoảng 10-12 ngày mới diệt được tuyến trùng và cả ấu trùng mới nở.

  121. Chào bác Nguyễn Vịnh chào bà con. Năm nay cháu mới trồng tiêu và hiện tại cháu đã mua phân bò-phân bò đã được đánh đồng 6 tháng và nay phân đã tơi ra rồi. Vậy trước khi trồng có phải ủ phân nữa không? Mỗi trụ cháu nên bón lót bao nhiêu phân bò? Phân bò có phải trộn lẫn với những loại phân gì nữa không? Mong bác và bà con tư vấn giúp cháu với.

    • Phân đã tơi ra rồi thì ủ làm gì nữa. Nhưng phân này bị mất hết dinh dưỡng nên phải bổ sung đầy đủ đa, trung, vi lượng mới đủ để nuôi cây. Bón 1 trụ khoảng 7-10 kg, trộn thêm khoảng 0,5 kg lân+vôi, đảo đều và lấp hố khoảng 2-3 tuần là trồng được. Cho tiêu con xuống hố, tưới thêm sinh học biogel kết hợp nấm tricho để rễ phát triển mạnh hơn và phòng bệnh cho tiêu luôn.

  122. Cho tôi hỏi, tôi đang trồng cà phê năm thứ nhất muốn trồng xen tiêu vào vườn cà phê bằng cây trụ sống, xin hỏi mọi người nên trồng cây trụ sống bằng cây gì là tốt nhất mà không ảnh hưởng nhiều đến vườn cà phê. Rất mong được sự giúp đỡ của mọi người. Xin chân thành cảm ơn!

    • Nên chọn những cây có tán thưa để không làm ngăn sự quang hợp của cây cà phê.
      Theo mình chọn trồng cây lồng mức, cây sản (keo dậu hoặc keo Cuba) là đạt yêu cầu.

  123. Chào các bác trên diễn đàn. Cháu chưa có kinh nghiệm. Năm nay cháu xuống 150 trụ tiêu. Nhà cháu có phân trâu ủ được 4 tháng. Khi ủ ko sử dụng nấm trichodecma và các chế phẩm sinh học khác. Nay cháu sử dụng để bón vào hố. Sau đó trộn với phân lân, nấm tricho và phủ đất lên. Để như vậy 20 đến 30 ngày cháu bắt đầu trồng tiêu có được không ạ. Các bác tư vấn giúp cháu với.

    • Cũng được, cứ tiến hành đi.
      Do ủ phân không đúng cách nên bổ sung thêm các chất dinh dưỡng sau.

  124. Xin chào các các anh trên diễn đàn.
    Nhà tôi có 20ha đất đang trồng keo lá tràm ở huyện Nam Giang Quảng Nam.
    Nay tôi muốn trồng tiêu thử để xem thế nào rồi mới nhân rộng.
    Vậy nên đang trong quá trình nghiên cứu và dự tính toán chi phí, về kiến thức trồng thì học hỏi qua mạng. Xin vui lòng giúp tôi các vần đề cơ bản trước khi trồng. Và cho tôi hỏi giá mua giống hiện tại là bao nhiêu tiền. Tôi muốn trồng thử 200 trụ.
    Tôi xin cảm ơn.

    • Có 2 vấn đề bạn cần quan tâm, nghiên cứu…
      -Mua giống tiêu ở Tiên Phước cho gần, đỡ công vận chuyển.
      -Keo lá tràm không làm nọc tiêu được vì dễ bị bong vỏ, gió lớn cũng dễ làm gãy đổ.

    • Chào anh Tranhd!
      Hoan nghênh anh đã tham gia diễn đàn để có thêm 1 người trao đổi và học hỏi. Vì không biết vườn của anh đất đai thổ nhưỡng ra sao. Trên diễn đàn có rất nhiều kinh nghiệm được trao đổi, anh chịu khó đọc và ứng dụng cho phù hợp với vườn của mình. Có gì thắc mắc tôi và mọi người biết gì sẵn sàng mở lòng để hỗ trợ. Chúc anh tìm được niềm vui nơi cây hồ tiêu. Ai nói tiêu cay chứ tôi thấy bây giờ trồng cây gì nó cũng “Cay” cả nếu mình không hiểu rõ nó.
      Thân!

  125. Chào bà con cộng đồng giá tiêu
    Hiện em vừa kiếm thêm được đám đất đang tính xử lý đất xuống giống nhưng có 1 việc hơi phân vân không biết làm vậy có được không?
    Dưới hố đã rải vôi + Diazan 10GR (30gr/hố) lấp nhẹ rồi giờ bón lót phân chuồng 1/2 bao + 100gr vôi + 20gr Diazan 10GR nữa thì lượng vôi và Diazan như thế có quá nhiều không? Có ảnh hưởng nhiều đến Tricho trong phân chuồng bón lót không?
    Cảm ơn ý kiến đóng góp của bà con cộng đồng.

    • Không có gì phải lo lắng cả.
      Nhưng lúc trồng bạn nhớ bổ sung tricho mới để phòng bệnh cho tiêu con.

  126. @ Dang Chau Duc!
    Kỹ thuật xử lý đất và trồng mới đã được mọi người chia sẻ rất nhiều,rất đầy đủ trên diễn đàn. Cháu chịu khó đọc và ứng dụng cho phù hợp. Vấn đề cũ nên cháu hỏi lại mọi người không muốn trả lời. Chú chỉ lưu ý với cháu là cần phải đo độ pH của đất tại vườn cháu để điều chỉnh cho phù hợp. Nhiều hay ít làm sao mọi người biết được. Riêng chú thì bổ sung thêm tricho và biogel sau khi trổng xong, trước đó 1 tháng đã xử lí hố, lót phân chuồng và tricho…
    Chúc cháu hoàn thành tốt công việc!
    Thân ái!

  127. Cảm ơn anh @Hoàng và chú Fusarium đã hồi âm. Phân chuồng thì cháu đã ủ với tricho rồi, lúc chuẩn bị đem ra bón lót 7 ngày cháu trộn thêm 1 lần tricho + Biogel nữa rồi. Vấn đề mà cháu sợ là với lượng Diazan như thế có giết hết tricho không?

    • Khoảng 10 ngày sau thuốc rải sẽ không còn hiệu lực.
      Mình cũng đang mong thuốc trừ sâu mà diệt được nấm thì hay biết mấy !

  128. Chào cả nhà, em vừa mới trong tiêu nên chưa biết kinh nghiệm, mong các anh chỉ giúp em.
    1/ Em vừa trồng tiêu lươn, nhưng ko biết bón phân như thế nào cho hiệu quả ?
    2/ Các anh cho em hỏi cách ủ phân chuồng và xác bả thực vật( xác bả thực vật như cành cây lá cây, mình có cần phải băm nhỏ ra ko vậy). Mong các anh chị chia sẻ kinh nghiệm. Thân chào.

    • -Nội dung hỏi khá dài dòng và đều có trong nhiều bài viết về chăm sóc, bón phân trên giatieu.com. Bạn cố gắng tự đọc để trang bị kiến thức trồng tiêu cho chính mình.
      -Cần băm nhỏ để quá trình ủ sẽ đảo trộn dễ dàng, thuận lợi hơn.

  129. Chào a/c diễn đàn. Xin cho em được thắc mắc chút ạ, tiêu trồng mới trên đất dốc thì trồng ngược dốc hay xuôi dốc tốt hơn ạ, vấn đề này giờ em mới nghe nên rất băn khoăn tìm tài liệu không ra. Xin cảm ơn ạ.

  130. Chào các bác!
    Cho tôi hỏi : trồng tiêu lươn ngoài biện pháp đôn dây còn có biện pháp nào hiệu quả không ?
    Ai biết giúp tôi với. Xin chân thành cảm ơn !

    • Chào cháu !
      Theo kinh nghiệm của bác ; khi trồng tiêu lươn – Đôn tiêu mất rất nhiều công ; thời gian bị kéo dài. Với bác – khi tiêu đang ở tầm thấp thì bẻ đọt non thì nó sẽ nhanh ra ác. Cho dù có đôn nhưng không bẻ đọt thì sẽ phải tiếp tục đôn lại. Tin bác đi đừng ngại ! chúc thành công !

  131. Chào bác Ba ! Không đôn thì tiêu lươn vẫn bị tình trạng mặc quần đùi phải không bác ? Có ý kiến phải bấm đoạn già nó mới chịu ra ác, còn bác lại nói bẻ đọt non là nó ra ác ? Cháu mới trồng tiêu lươn được 2 tháng nay nên còn bỡ ngỡ, mong bác giải thích thêm. Cám ơn bác !

    • Chào cháu !
      Nếu không bẻ đọt – nó không thèm mặc quần luôn ; giống như táo quân vậy !
      Bẻ non ; không hại đến sinh trưởng, sinh lý của cây tiêu non – nhớ “bẻ non” chứ không bấm. Cháu làm đi sẽ biết ; để ít trụ đối chứng !

  132. Chào @nguyễn hoàng ! Tiêu lươn nếu để tự nhiên thì tiêu leo 80 đến 1,5m sẽ tự ra ác. Còn bấm đọt là cho tiêu ra ác theo ý muốn… Bấm đọt non nó sẽ nứt ác, bấm đoạn già sẽ ra thêm dây ác. Bạn có ý định lấy thêm bộ rễ mới thì nên để tự nhiên rồi đôn, còn ko thì bấm đọt khi nó đang còn thấp để tránh tiêu mặc quần đùi.

  133. Chào mọi người, thời tiết mưa dầm liên tục người còn muốn bệnh huống chi tiêu. Tôi đợi hết mưa dầm bón phân để trợ sức cho tiêu, mà không biết bón phân gì và như thế nào sau mưa dầm. Mong cộng đồng giatieu giúp đỡ tư vấn. Cảm ơn.
    Thân

    • Mưa dầm làm tổn thương rễ tơ, nên sử dụng phân hữu cơ, sinh học đổ gốc là chính, hạn chế phân hóa… Nếu thật cần thiết thì pha loãng NPK tưới với liều thấp để không làm tổn thương thêm. Theo tôi, bạn có thể phun 1-2 lượt biosol chống suy tiêu rồi đổ gốc sau.

    • Cảm ơn anh hoàng, anh cho hỏi nếu pha NPK thì nên pha liều thấp như anh nói là bao nhiêu kg NPK cho 1 phuy tưới bao nhiêu gốc. Cảm ơn anh
      Thân

  134. Chào cộng đồng !
    không biết tôi đã làm sai chỗ nào mà khiến cho tiêu nhà tôi 4 ngày nay rụng bông có thể nói là rất rất nhiều.
    Quy trình chăm sóc 10 ngày trở lại đây cụ thể như sau : ngày mùng 9 tôi xịt phân bón lá canxi-bo+thuốc muỗi, 1 chai 4 phy theo đúng hướng dẫn… Ngày mùng 10 tôi xịt thuốc cỏ cháy.
    Trong thời gian ấy trời không mưa, tôi có tưới nước đầy đủ. Như vậy từ lúc tôi xịt thuốc được 7 ngày thì bông bắt đầu rụng nhiều. Xin hỏi cộng đồng tiêu tôi bị như vậy có phải do tác động của thuốc không. Xin cảm ơn !

    • Không loại trừ do bạn phối trộn phân thuốc không phù hợp (nhất là canxi với thuốc sâu, còn thêm cỏ cháy…), nên đã gây tác dụng không mong muốn hoặc các hóa chất phản ứng nhau gây hại, làm rụng bông…
      Không nên dùng thuốc cỏ cháy trong vườn trồng tiêu, sẽ gây tổn hại các loại vsv hữu ích.

    • Nghe bạn nói có (chăm) mấy ha tiêu kinh doanh dễ lắm mà sao lại sử dụng phân thuốc lung tung làm cho bông rụng te tua vậy? Nguy hiểm quá !

    • Còn một nguyên một nguyên nhân nữa, mấy ngày vừa rồi bão số 3 đi qua có những nơi gió rất mạnh. Nếu do nguyên nhân này thì đành chấp nhận thôi.

  135. Chào bạn! Thú thật cộng đồng cũng bó tay vấn đề của bạn. Nếu bạn nghi ngờ do phản ứng bạn hãy lấy mỗi loại thử nghiệm trong chiếc ly sẽ cho kết. Tôi thì ko nghĩ do phản ứng khi bạn phối trộn phân, thuốc. Nếu do nguyên nhân này chỉ sau vài ngày là tiêu rụng rồi chứ ko đợi đến bây giờ. Bạn nên kiểm tra lại xem còn nguyên nhân gì nũa ko

    • -Mùng 9, mùng 10… theo âm lịch là mới vài ngày trở lại đây chứ chưa lâu.
      -Muốn pt khoa học cần phải thực nghiệm. Bạn tự kiểm chứng lại bằng cách phun đối chứng không pha trộn và có pha trộn nhiều loại phân thuốc với nồng độ khác nhau…
      -Theo mình, còn có nguyên nhân sinh lý. Có thể tiêu nhiều bông nhưng cây thiếu hocmon sinh trưởng nên tự thãi loại bớt. Nếu đúng vậy, phun biosol sẽ hết rụng và tăng cường phân bón gốc để tiêu đủ sức nuôi bông.

      *Có trường hợp này mình xin trao đổi: Pha 1 chai phân bón lá với 1 chai thuốc sâu, phun bình thường. Phun hết, bữa sau mua lại 1 chai phân 1 chai thuốc cũng của NSX đó để phun tiếp. Nhưng lá rụng ồ ạt, ko hiểu tại sao ?

  136. Xin chào cộng đồng. Cháu sống ở Đắc Lắc, khu vực trồng rất nhiều cây hồ tiêu nhưng chỉ theo kinh nghiệm mà ít áp dụng KHKT. Vừa rồi cháu có mua 3,5 sào cà phê (năm thứ 5) và chuẩn bị trồng tiêu. Cháu muốn hỏi kỹ thuật canh tác sắp tới có phù hợp hay không…
    Sau khi nhổ bỏ cây cà phê, cháu sẽ cày đất và bón 200 kg/ 3,5 sào. Cháu bón ít vôi vì cảm thấy đất không phải đất chua. Sau đó cháu đào hố trồng tiêu và trồng cây gòn, trồng cây lạc dại và kết hợp làm dây tưới phun mưa cho vườn của mình. Sau khi ủ phân chuồng xong cháu sẽ trộn nấm Tricoderma và bón cho gốc tiêu. Sau 25 ngày cháu sẽ cắt tiêu ác và trồng trực tiếp, che nắng kĩ càng, tưới đều đặn để giữ ẩm cho đất. Sau một thời gian nếu tiêu lên đẹp cháu sẽ bón đạm (ít thôi) để cây phát triển. Cháu trồng mật độ 2,5 x 3 m. Việc xử lý đất và trồng tiêu vào khoảng tháng 12/2016 hoặc tháng 1/2017 như vậy đã được chưa.? Nấm Tricoderma có thể phòng được bệnh chết nhanh chết chậm hiệu quả không..? Cách bón phân, liều lượng ntn là hợp lý…?
    Cháu mong được sự phản hồi, tư vấn của cộng đồng…

    • Bạn nên cố gắng làm theo KHKT mà không nên làm theo những gì mình cảm thấy !
      Nếu chịu khó đọc trên trang giatieu.com nhiều hơn bạn sẽ tìm thấy có câu trả lời.
      Chúc bạn thành công !

  137. Rất thông cảm với cháu ! Bác có đôi lời cùng cháu :
    Tham khảo, đọc, học cách trồng và chăm sóc tiêu trước khi trồng – như cháu – vậy là tốt. Nhưng – tiêu điểm là : Làm tới đâu học tới đó – sẽ chuẩn và chắc, nhớ lâu, không bị “Tam sao thất bản”.
    Chúc cháu được như ý !

  138. Chào anh Trịnh Văn Ba và cộng đồng. Xin anh vui lòng cho biết thêm nếu tiêu lươn làm theo cách anh chỉ. Bẻ đọt liên tục cho nó ra lươn… Vậy sau này mình có cần thiết phải đốn nữa không anh? Rất mong phản hồi của anh. Chúc những gì tốt đẹp nhất đến với anh và cộng đồng.

  139. Chào chú Nguyễn Vịnh và các anh các chú trên cộng đồng giá tiêu.
    Cháu có vườn tiêu năm thứ 4, vừa rồi sau khi thu hoạch xong thì cháu có nhổ bỏ một số cây bị nấm và tuyến trùng mà cháu xử lý mãi mà không hết, sau đó cháu thuê xe múc, đào lỗ trồng tiêu lại, và sẵn đào mương thoát nước luôn. Cháu đang tính là dùng đất múc ở gốc tiêu chết để vun gốc cho những cây tiêu xung quanh để không bị ứ nước trong gốc, rồi dùng đất đào mương để đưa lại vào gốc tiêu đã đào trước đó. Xin cho cháu hỏi là cháu làm như vậy thì có lây lan bệnh từ gốc tiêu bị bệnh cho những cây được vun gốc không ạ.
    Ngoài ra xin được hỏi thêm là có người chỉ cho cháu về cách xử lý hố trồng là dùng vôi chưa tôi hoà với nước tỉ lệ 3% đổ xuống hố thì có được không ạ
    Cháu chân thành cám ơn

    • Chào @ Tuấn vũ. Cháu sai trầm trọng rồi !
      Xử lý mãi chưa hết là do xử lý thuốc không đúng cách, hoặc mua nhằm thuốc không chất lượng.
      Múc lổ trồng lại ngay khi chưa xử lý đất khác gì giúp mầm bệnh ẩn nấp sâu hơn để chờ cơ hội…
      Có thể dùng đất bất kỳ để đắp miễn là phải bảo đảm đất đó không ẩn chứa mầm bệnh.
      Hoà nước vôi 3% đổ xuống hố diệt được mầm bệnh chắc là các hiệu thuốc BVTV đóng cửa hết từ lâu.
      Mong cháu nghĩ kỹ những lời chú.
      Thân

  140. Cháu cám ơn chú nhiều lắm ạ !
    Mong chú có thể chỉ dùm cháu bây giờ nên xử lý hố trồng như thế nào thì được ạ, cám ơn chú nhiều

    • Bạn có thể dùng các loại thuốc diệt nấm xử lý qua một lượt, sau đó cày ải phơi đất và rải vôi phủ đều khoảng 2-3 tạ/sào rồi mới đào hố, xử lý tuyến trùng trước khi bón lót…
      Tham khảo các bài viết về quy trình trồng tiêu cơ bản để thực hiện.

  141. Xin hỏi anh chị trên diễn đàn.
    Chuẩn bị vào mùa mưa nên em muốn đổ tricho để phòng ngừa bệnh cho tiêu 10 tháng tuổi (tiêu lươn đã đôn gần 2 tháng), vậy có thể đổ trực tiếp xuống rạch phân ủ hoai em đã bón không ? Em kiểm tra phân bò dưới rạch đã mục và độ ẩm tương đối (em tưới thường xuyên trong giai đọan mùa khô 15ngày/lần).
    Trong giai đoan trồng vừa qua em có phun 2 lần biosol cho tiêu đã đôn với liều lượng trên sản phẩm hướng dẫn, cách nhau 25 ngày. Em tính kết hợp đổ Biogel với nấm tricho luôn nhưng không biết có được không hay phải đổ riêng. mà nếu đổ riêng tricho thì phải làm như thế nào ?
    Rất mong anh chị hướng dẫn chỉ giúp em với. Em cám ơn.

    • Thân đây bị phình to do bị dập khi đôn, tuyến trùng chỉ tạo nốt sần và làm tổ trên rễ. Đổ tricho để phòng bệnh càng sớm càng tốt, để nấm bệnh xâm nhập trước thì thua. Pha chung tricho với biogel thì quá tốt, vì tricho có nguồn dinh dưỡng để phát triển mạnh hơn. Phun biosol không nhất thiết theo ngày cố định. Tôi có cảm giác cây cần cho ăn thì phun, không thì thôi, nhưng bình quân cũng khoảng mỗi tháng/lần. Nên bổ sung tricho vào phân chuồng ủ hoai ngay khi đem ra bón cho tiêu sẽ tốt hơn.

  142. Xin chào diễn đàn !
    Em xin hỏi thêm 1 vấn đề khác: Cách đây mấy ngày em có làm mương thoát nước phòng mùa mưa sắp đến. Em có kiểm tra thử một vài bụi tiêu đã đôn thấy có hiện tượng dây tiêu (đoạn đôn xuống đất) có xuất hiện 1-2 chỗ phình to hơn. không biết có phải bị sâu hại làm tổ, dây bị gãy dập nên đó là vết thương lành lại hay tuyến trùng không? em kiểm tra rễ tiêu thì không có hiện tượng nổi sần cục của tuyến trùng. Anh chị biết lý do vì sao chỉ em với và xử lý thế nào là tốt nhất.
    Tiêu em trồng tháng 6/2016 dương lịch. tháng 1/2017 dương tiến hành đôn, hiện tại tiêu đã lên cao được 1-1,5m đều. cành ác cũng đã dài gần 40cm.
    Xin anh chị diễn đàn chỉ bảo giúp.

  143. Tiêu tôi mùa này ra hoa hơi ít. Cho hỏi nguyên nhân tại sao và cách xử lý để đạt hiệu quả đậu trái nhiều hơn?
    Cảm ơn các bạn!

Gửi phản hồi mới

(?)