Phạt nặng các doanh nghiệp buôn chất cấm, sản xuất phân bón giả

, Thị trường hạt tiêu, 15

phat-nangTrong 8 tháng đầu năm 2016, qua thanh tra đột xuất và kiểm tra chuyên ngành, Thanh tra Bộ NN&PTNT đã phát hiện nhiều hành vi vi phạm, lập biên bản vi phạm hành chính đối với 50 công ty, xử phạt số tiền là trên 3,8 tỷ đồng.

Nhiều doanh nghiệp bị xử phạt các hành vi vi phạm hành chính với số tiền lên đến hàng trăm triệu đồng. Ngoài ra, Thanh tra Bộ đã đề nghị Tổng cục Thủy sản, Cục Thú y rút giấy phép, đình chỉ hoạt động nhập khẩu, kinh doanh nguyên liệu kháng sinh đối với 7 công ty, đóng cửa 2 công ty sản xuất phân bón.

Như ngày 05/9/2016, Thanh tra Bộ NN&PTNT ban hành quyết định xử phạt hành chính đối với Công ty TNHH BaSa Vina (Địa chỉ: Số 74/13/10 Liên khu 2-5, Khu phố 5, phường Bình Trị Đông, quận Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh) 110.000.000 đồng vì có hành vi sản xuất các sản phẩm ngoài danh mục thuốc thú y thủy sản, thức ăn thủy sản bổ sung; chất xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản  được phép lưu hành tại Việt Nam.

Cùng ngày, Thanh tra Bộ cũng ban quyết định xử phạt hành chính đối với Đại lý thuốc thủy sản Quỳnh Tá (Địa chỉ: Số 13, đường Nguyễn Huệ, phường An Thạnh, Thị xã Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp) 119.000.000 đồng vì có hành vi kinh doanh 14 loại sản phẩm ngoài danh mục thuốc thú y thủy sản; chất xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam.

Ngày 30/8/2016,Thanh tra Bộ NN&PTNT ban hành quyết định xử phạt hành chính đối với Công ty TNHH MTV Dinh dưỡng Đất Quảng (Địa chỉ: H5, Tổ 9, Khu phố 2, phường Long Bình Tân, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) 175.000.000 đồng vì có hành vi sản xuất 07 loại sản phẩm thuốc thú y: Tiadoxy,  Lincodox, Doxycoli, Amoxcoli, Tilmi-Doxy, Flodoxy và Lincospec không có trong danh mục thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam.

Ngày 24/8/2016, Thanh tra Bộ NN&PTNT ban hành quyết định xử phạt hành chính đối với Công ty TNHH MTV Công nghệ đổi mới (Địa chỉ: Số 39, đường Trần Quốc Hoàn, Phường 4, quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh) 197.000.000 đồng vì có hành vi nhập khẩu 02 loại thức ăn chăn nuôi bổ sung MaxSure và Synergrow trong thành phần có chứa chất Cysteamine là chất không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép nhập khẩu và kinh doanh; Kinh doanh 02 loại sản phẩm Colistin 40%, Colistin 10% là các sản phẩm không có đủ nội dung bắt buộc phải ghi trên nhãn mác, bao bì.

Ngày 27/7/2016, Thanh tra Bộ NN&PTNT ban hành quyết định xử phạt hành chính đối với Công ty TNHH sản xuất TM và DV Xanh Đồng (Địa chỉ: Lô CN-14, KCN Tâm Thắng, huyện Cư Jut, tỉnh Đắk Nông)160.000.000 đồng vì có hành vi sản xuất, kinh doanh phân hữu cơ vi sinh Xanh Đồng 2  có chỉ tiêu không đạt mức sai số định lượng cho phép so với mức công bố tiêu chuẩn áp dụng, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng hoặc quy định trong danh mục phân bón.

Ngày 20/7/2016, Thanh tra Bộ NN&PTNT ban hành quyết định xử phạt hành chính đối với Doanh nghiệp tư nhân dịch vụ nông nghiệp EA K’MÁT (Địa chỉ: Thôn 10, xã Hòa Thắng, TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk) 160.000.000 đồng vì có hành vi sản xuất, kinh doanh phân bón: Phân bón hữu cơ sinh học Tam Nông Eakmat có chỉ tiêu không đạt mức sai số định lượng cho phép so với mức công bố tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng hoặc quy định trong Danh mục phân bón.

Ngày 19/7/2016, phạt hành chính đối với Công ty TNHH dinh dưỡng cây trồng EAKMAT (Địa chỉ: Thôn 10, xã Hòa Thắng, TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk) 160.000.000 đồng vì có hành vi sản xuất, kinh doanh phân bón: Phân bón hữu cơ sinh học EAKMAT có chỉ tiêu không đạt mức sai số định lượng cho phép so với mức Công bố tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng hoặc quy định trong danh mục phân bón.

Ngày 12/7/2016 xử phạt hành chính đối với Công ty Cổ phần phân bón thương mại Phú Thịnh (Địa chỉ: Cụm CN Tiểu thủ CN Thuận An, xã Thuận An, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông) 180.000.000 đồng vì có hành vi sản xuất, kinh doanh phân bón: Phân hữu cơ vi sinh LV-có chỉ tiêu không đạt mức chỉ tiêu định lượng bắt buộc so với mức công  bố tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng quy định trong danh mục phân bón.

Ngày 11/7/2016, xử phạt hành chính đối với Công ty Cổ phần Công nghệ sinh học Thiên Ân (Địa chỉ: Thôn 4, xã Hòa Vinh, huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên) 360.000.000 đồng vì có hành vi sản xuất, kinh doanh phân bón: phân hữu cơ vi sinh Super Tac và phân hữu cơ vi sinh Super – Tac bón thúc có chỉ tiêu không đạt mức chỉ tiêu định lượng bắt buộc so với mức quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng.

Ngày 08/7/2016, xử phạt hành chính đối với Công ty Cổ phần ứng dụng công nghệ sinh học An Thái (Địa chỉ: Lô B02-B03, KCN Hòa Phú, xã Hòa Phú, TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk) 160.000.000 đồng vì có hành vi sản xuất, kinh doanh phân bón, phân bón hữu cơ vi sinh Anmix-AT2 có chỉ tiêu không đạt mức sai số định lượng cho phép với mức công bố tiêu chuẩn áp dụng.

Ngày 07/7/2016, xử phạt hành chính đối với Công ty TNHH TMSX và XNK Duy Anh (Địa chỉ: Buôn Ja Wầm, xã Ea Kiết, huyện Cư M’gar, tỉnh Đăk Lăk) 180.000.000 đồng vì có hành vi sản xuất, kinh doanh phân bón: Phân bón hữu cơ đa vi lượng Hudavil có chỉ tiêu không đạt mức chỉ tiêu định lượng bắt buộc so với mức quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng.

Ngày 07/7/2016, xử phạt hành chính đối với Công ty Cổ phần sản xuất kinh doanh phân bón Vinacafe (Địa chỉ: Lô D9-D10, cụm công nghiệp Ea Đar, xã Ea Đar, huyện Ea Kar, tỉnh Đăk Lăk) 160.000.000 đồng vì có hành vi sản xuất, kinh doanh phân bón, phân Vinacafe-Fito NPK 1-3-1 có chỉ tiêu không đạt mức sai số định lượng cho phép với mức công bố tiêu chuẩn áp dụng.

Ngày 04/7/2016, xử phạt hành chính đối với Công ty cổ phần phân bón và dịch vụ tổng hợp Bình Định (Địa chỉ: Thị trấn Phù Mỹ, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định) 170.000.000 đồng vì có hành vi sản xuất phân bón có chỉ tiêu không đạt mức sai số định lượng cho phép với mức công bố tiêu chuẩn áp dụng.

15 Phản hồiGửi phản hồi mới
  1. Các doanh nghiệp buôn chất cấm, sản xuất phân bón giả được nêu tên như vậy là quá tốt cho nông dân. Cơ quan chức năng cần phạt nặng hơn nữa để người dân được nhờ.
    Xin hỏi ngoài lề một tí. Hiện giá tiêu xuống liên tục, ai biết thông tin gì xin chia sẻ để mọi người biết với ?

  2. Mùa vụ mới từ nước ngoài chăng ?
    Nhà tôi đang còn mà giờ ko biết nên bán luôn hay ko. Đầu giá giờ chỉ còn 160k/kg

  3. Phạt vậy chưa đủ để răn đe đâu. Nếu phát hiện 1 bao phân giả thì phải phạt bằng 1000 bao, cấm kinh doanh luôn. Nhu vậy các đại lý mới sợ. Chứ phạt nhẹ vậy thì lợi nhuận cao đại lý đâu sợ.

  4. Giá tiêu giao ngay tại sàn Kochi Ấn độ ở mức 72125 rupee/ tạ vào ngày 12/9/16 . (1Rupee =333,27 VND ) như vậy tại sao giá ở ta lại thấp như vậy ? có ai biết thông tin gì xin chia sẻ để bà con biết với ạ !

  5. Thị trường Ấn Độ là một thị trường đóng, “kín cổng cao tường” do hàng rào thuế nhập khẩu tiêu vào Ấn Độ 70%, cộng thêm các phí lên tới 78%.

    Chuyện xãy ra bên Ấn Độ chỉ liên quan đến người Ấn Độ (Ấn Độ bán, Ấn Độ mua), với giá cao như vậy thì có rất ít người mua tiêu Ấn Độ, với hàng rào thuế cao như vậy thì không ai có thể xuất khẩu tiêu vào Ấn Độ.

    Phần còn lại của thế giới, hiện nay ít ai quan tâm tiêu Ấn Độ giá bao nhiêu. Có thể trong quá khứ có nhiều người quan tâm vì Ấn là cái nôi của ngành gia vị, giờ thì xưa rồi diễm.

    • Bạn có biết Ấn Độ chiếm %? thị phần XK tiêu của VN ko? Bao nhiêu Cty FDI của Ấn Độ hiện ở VN ko? Vậy là có liên quan ko? Không ai nhập vào họ nhưng họ nhập về tiêu thụ thay cho số họ XK thì sao? Bà con rất cần biết thêm thông tin chứ sao lại mặc kệ họ !

  6. Từ tháng giêng đến tháng 8-2016, VN xuất đi Ấn Độ 8,068 tấn/136,535 tấn tổng xuất. Chiếm 5.92% sản lượng XK của Việt Nam. Với thị phần 5.92% đó thì không quan trọng bằng TQ đâu.

    Các công ty XNK Ấn Độ có mặt ở VN nhiều vì họ có nhiều kinh nghiệm, bạn hàng toàn cầu trong ngành kinh doanh gia vị, những doanh nghiệp Ấn Độ có mặt ở VN và vì ở Việt Nam có nhiều tiêu nhất thế giới.

    Việc họ nhập tiêu về là để thay thế tiêu trong nước của họ dùng để XK, họ dùng chiêu “Tạm nhập-tái xuất”, bản chất là ăn gian,

    + Khai hải quan: Nhập tiêu VN-Xuất tiêu VN
    + Thực chất: NHập tiêu VN-Xuất tiêu Ấn Độ

    Vì là ăn gian nên không thể làm nhiều được, nếu bị bắt thì họ sẽ gặp rắc rối với luật pháp Ấn Độ.

  7. Phạt gì chứ những thứ phá hoại nền kinh tế như vậy thì phải mạnh tay bỏ tù. Phạt được bao nhiêu rồi lại tái phạm thôi mấy anh.

  8. Làm phân giả phải phạt nặng vào. Các bác co biết không mua phải phân giả thiệt hại đến tiền bạc và ảnh hướng đến kinh tế của ngươi dân y như uống phải thuốc giả, phạt như thế là còn nhẹ quá chỉ mang tính chất răn đe thôi.

  9. Nó thu lợi bất chính tiền tỷ, phạt vậy thì ăn nhằm gì. Phải truy thêm tội phá hoại kinh tế nữa… Chưa đủ gãi ngứa, như vậy báo giờ mới hết hàng giả ?!

  10. Phạt vậy thì ăn thua gì nếu muốn cho chúng nó sợ thì phải truy tố. Mà bây giờ đa phần các ông lớn bảo kê, thanh tra còn đi chỉ đường cho doanh nghiệp làm gian dối lừa dân.

Gửi phản hồi mới

(?)